Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận xét kết quả nội soi phế quản ống mềm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.46 KB, 7 trang )

phần nghiên cứu

NHẬN XÉT KẾT QUẢ NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG
Phạm Văn Dương**, Hoàng Thị Diễm Hương*,
Nguyễn Ngọc Sáng*, Vũ Trọng Tài**
*Trường Đại học Y Dược Hải Phòng; **Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả các hình thái tổn thương đường hô hấp qua nội soi phế quản (NSPQ) ống
mềm ở trẻ em; nhận xét kết quả của nội soi phế quản ống mềm trong chẩn đoán và điều trị
bệnh lý hô hấp ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Đối tượng: 77 bệnh nhi có bệnh lý
hô hấp được chỉ định nội soi phế quản ống mềm tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ 06/2016
đến 02/2017. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả một loạt các ca bệnh. Kết quả: Đa số bệnh nhi
có độ tuổi dưới 24 tháng; 89,6% bệnh nhi được nội soi phế quản ống mềm với mục đích chẩn
đoán. Hình thái tổn thương hay gặp nhất là viêm niêm mạc phế quản cấp chiếm 83,1%, trong
đó 100% các trường hợp có sung huyết và xuất tiết niêm mạc phế quản. Dị vật đường thở (n=7)
gặp nhiều nhất ở phế quản gốc phải và đa số có nguồn gốc hữu cơ như các loại hạt và thức ăn.
Nội soi phế quản ống mềm dẫn đến thay đổi chẩn đoán ở 19,5% số bệnh nhân, chủ yếu là các
trường hợp dị vật và dị dạng đường thở. Bơm rửa phế quản được thực hiện ở 83,1% các bệnh
nhi trong quá trình nội soi, dịch phế quản được nuôi cấy và phân lập được tác nhân gây bệnh
ở 41 trường hợp, trong đó S.pneumonia và H.influenzae chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 24,4%
và 16,4%. Tỷ lệ tai biến thấp và nhẹ. Kết luận: NSPQ ống mềm có vai trò quan trọng trong chẩn
đoán và điều trị bệnh lý hô hấp ở trẻ em với tính an toàn cao, có thể áp dụng rộng rãi.
Từ khóa: Nội soi phế quản ống mềm, trẻ em.

ABSTRACT
REMARK THE RESULTS OF FLEXIBLE BRONCHOSCOPY IN DIAGNOSIS AND TREATMENT
OF PEDIATRIC RESPIRATORY DISEASES IN HAIPHONG CHILDREN HOSPITAL
Pham Van Duong**, Hoang Thị Diem Huong*,
Nguyen Ngoc Sang*, Vu Trong Tai**


Objectives: Describe pediatric respiratory diseases observed via flexible bronchoscopy; remark
the results of flexible bronchoscopy in diagnosis and treatment of pediatric respiratory diseases in
Haiphong Children Hospital. Subjects: 77 patients were diagnosed respiratory diseases and underwent
flexible bronchoscopy in Haiphong Children Hospital from 06/2016 to 02/2017. Methods: Case series
study. Results: Almost patients are under 24 months old; 89.6% of children experienced flexible
bronchoscopy for diagnostic purpose. The most common lesion morphology is acute bronchitis with

Nhận bài: 19-7-2017; Thẩm định: 4-8-2017
Người chịu trách nhiệm chính: Phạm Văn Dương
Địa chỉ: Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

75


tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4
83.1%, in which bronchial congestion and secretion appeared in 100% of patients. Airway foreign
bodies (n=7) almost located in right main bronchus and had organic origin such as nuts and pieces of
food. After technique, diagnostic modification appears in 19.5% of patients. Bronchoalveolar lavage
was performed in 83.1% children during procedure then fluid return was used for microbiological
culturing; pathogenic factors were isolated in 41 cases which indicated that S.pneumoniae and
H.influenzae were the most common with 24.4% and 16.4% respectively. Complications were rare
and not severe.
Conclusion: Flexible bronchoscopy is a quite safe procedure that plays an important role in
diagnosis and treatment pediatric respiratory diseases, should be widely applied. Keyword: Flexible
bronchoscopy, children.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
NSPQ là thủ thuật thăm khám đường thở
ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết trong
thăm dò, chẩn đoán và can thiệp các bệnh lý hô
hấp. NSPQ có thể được thực hiện cả bằng ống

nội soi cứng và ống nội soi mềm, phụ thuộc vào
tình trạng của bệnh nhân, điều kiện cơ sở vật
chất và kỹ năng của người nội soi. Trên thực tế,
ống nội soi mềm được sử dụng rộng rãi hơn [1].
Ống nội soi mềm với ưu điểm về kích thước, có
thể đi xuống những nhánh phế quản nhỏ, cung
cấp hình ảnh trực tiếp của cây phế quản và phổi,
đồng thời cho phép can thiệp điều trị tức thì và
lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, mang lại lợi ích
rõ rệt trong chẩn đoán và can thiệp điều trị các
bệnh lý hô hấp [8]. Sự tiến bộ về phương tiện và
kỹ thuật nội soi cho phép đánh giá và can thiệp
trên những tổn thương đường thở ở đối tượng trẻ
nhỏ. Tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, NSPQ ống
mềm mới được đưa vào tiến hành thường quy từ
06/2016. Vì vậy chúng tôi đặt ra câu hỏi phương
pháp này hướng đến những đối tượng nào và
kết quả cụ thể ra sao? Do đó, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu với 2 mục tiêu:
1. Mô tả các hình thái tổn thương ở đường hô
hấp qua nội soi phế quản ống mềm ở trẻ em tại
Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.
2. Nhận xét kết quả nội soi phế quản ống
mềm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp
ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

76


Gồm 77 bệnh nhân có bệnh lý hô hấp được
chỉ định NSPQ ống mềm tại Bệnh viện Trẻ em Hải
Phòng từ 06/2016 đến 02/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh.
Mỗi bệnh nhân có một bệnh án theo mẫu
thiết kế, bao gồm các thông tin về tuổi, giới, nơi
sinh sống, tình trạng bệnh lý, đặc biệt các thông
tin về quá trình, kết quả cũng như tai biến của
NSPQ được chúng tôi thu thập và xử lý, như các
hình thái tổn thương quan sát được qua hình ảnh
nội soi, các biện pháp can thiệp được thực hiện,
sự khác biệt chẩn đoán trước và sau nội soi, kết
quả nuôi cấy dịch hút phế quản tìm tác nhân gây
bệnh, tai biến trong và sau nội soi.
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm
thống kê y học SPSS 20.0.
Nghiên cứu được cho phép bởi Hội đồng Đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Y
Dược Hải Phòng. Đối tượng tham gia nghiên cứu
là tình nguyện. Thông tin về bệnh nhân được giữ
kín và chỉ phục vụ nghiên cứu khoa học.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 77 trẻ từ 0 đến
16 tuổi, đa số trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi (n=66),
trong đó nhóm từ 1 tháng đến dưới 2 tuổi chiếm
51,9% (n=40). Số lượng nam là 55, nữ là 22, tỷ lệ
nam : nữ là 2,5, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,001. Tỷ lệ bệnh nhi đến từ thành thị là

23,4% (n=18), còn lại đến từ nông thôn (n=59), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.


phần nghiên cứu
3.2. Mô tả các hình thái tổn thương quan sát được qua nội soi phế quản ống mềm
Bảng 1. Các hình thái tổn thương quan sát được qua nội soi phế quản ống mềm
Hình thái tổn thương

Số bệnh nhân
(n)

Tỷ lệ
(%)

Dị dạng thanh quản

2

2,6

Dị dạng khí - phế quản

3

3,9

Dị vật

7


9,1

Viêm niêm mạc phế quản cấp

64

83,1

Chảy máu mũi

1

1,3

Tổng

77

100

Nhận xét: Viêm niêm mạc phế quản cấp là tổn thương hay gặp nhất trên hình ảnh nội soi phế quản
ống mềm (n=64), đứng thứ 2 là dị vật đường thở (n=7).
Bảng 2. Các mức độ tổn thương viêm niêm mạc phế quản cấp
Số bệnh nhân
(n = 64)

Tổn thương

Tỷ lệ

(%)

Sung huyết niêm mạc phế quản

64

100

Xuất tiết dịch lòng phế quản

64

100

Đờm quánh, nút đờm

23

35,9

Bít tắc nhánh phế quản

19

29,7

Giả mạc

2


3,1

Nhận xét: 100% các trường hợp viêm niêm mạc phế quản cấp có sung huyết và xuất tiết dịch lòng
phế quản. 29,9% có đờm quánh/nút đờm và 24,7% nhánh phế quản bị bít tắc.
Bảng 3. Dị vật đường thở phát hiện được qua nội soi
Dị vật

Vị trí

Loại

Số BN ( n=7)

Thanh môn

1

Phế quản gốc (T)

2

Phế quản gốc (P)

3

Vị trí khác

1

Hữu cơ


6

Vô cơ

1

Nhận xét: Dị vật gặp ở phế quản gốc phải gặp nhiều nhất (n=3). Chủ yếu là dị vật hữu cơ (n=6)
3.3. Nhận xét kết quả của nội soi phế quản ống mềm
3.3.1. Mục đích chỉ định NSPQ ống mềm
89,6% số bệnh nhân được chỉ định NSPQ ống mềm nhằm mục đích thăm dò chẩn đoán (n=69);
10,4% được chỉ định với mục đích can thiệp điều trị.
3.3.2. Can thiệp trong nội soi

77


tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4
Bảng 4. Các biện pháp can thiệp được thực hiện trong quá trình nội soi
Can thiệp

Số bệnh nhân

Tỷ lệ
(%)

(n)

Chuyển nội soi ống cứng gắp dị vật


6

7,8

Bơm rửa phế quản

64

83,1

Không can thiệp

7

9,1

Tổng

77

100

Nhận xét: Bơm rửa phế quản là biện pháp được thực hiện nhiều nhất với 83,1%. 6/7 trường hợp
phát hiện dị vật đường thở được chuyển qua nội soi ống cứng gắp dị vật.
3.3.3. Sự thay đổi chẩn đoán sau nội soi
Bảng 5. Chẩn đoán trước và sau nội soi phế quản ống mềm
Trước nội soi
Chẩn đoán

Sau nội soi


Số BN
(n)

Tỷ lệ
(%)

Số BN
(n)

Tỷ lệ
(%)

4

5,2

7

9,1

Dị vật
Dị dạng

0

0

5


6,5

VPQP kéo dài/tái diễn

65

84,4

58

75,3

Ho ra máu

1

1,3

0

0

Xẹp phổi

7

9,1

7


9,1

Tổng

77

100

77

100

Nhận xét: Viêm phế quản phổi kéo dài/tái diễn là chỉ định hay gặp nhất của nội soi phế quản ống
mềm. Có 3 ca dị vật và 5 ca dị dạng đường thở được phát hiện qua nội soi. Sự chênh lệch chẩn đoán
trước và sau nội soi là 19,5% chủ yếu là các trường hợp dị vật và dị dạng đường thở.
3.3.4. Kết quả nuôi cấy dịch hút phế quản
Bảng 6. Tỷ lệ các loại vi khuẩn phân lập được qua nuôi cấy dịch hút khí phế quản
Số bệnh nhân
(n = 41)

Tỷ lệ
(%)

S.pneumoniae

10

24,4

H.influenzae


6

14,6

Klebsiella

5

12,2

S.viridans

4

9,7

M.catarrhalis

4

9,7

E.coli

3

7,3

S.epidermidis


3

7,3

P.aeruginosa

2

4,9

Acinetobacter

1

2,4

Candida albicans

3

7,3

Tác nhân

Vi khuẩn

Nấm

Nhận xét: S.pneumoniae và H.influezae là vi khuẩn gặp nhiều nhất trong dịch hút phế quản, lần

lượt là 24,4% và 14,6%. Có 3 trường hợp nhiễm nấm Candida albicans chiếm 7,3%.

78


phần nghiên cứu
3.3.5. Tai biến của nội soi phế quản ống mềm
03 trường hợp xuất hiện co thắt khí phế quản
trong quá trình nội soi.
4. BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu
- Về tuổi: đa số bệnh nhi có tuổi nhỏ hơn 2 tuổi
(n=66), nhiều nhất là nhóm từ 1 tháng đến 2 tuổi
(n=40), chiếm 51,9%. Theo số liệu của WHO, viêm
phổi là bệnh xuất hiện phổ biến ở nhóm trẻ dưới
5 tuổi, và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
ở nhóm tuổi này với 16% [10]. Thống kê tại Mỹ,
có từ 74 - 92/1000 trẻ đến khám vì viêm phổi ở
độ tuổi nhỏ hơn 2 tuổi, trong khi tỷ lệ này là 35 –
52/1000 trẻ ở độ tuổi 3 – 6 tuổi [6]. Những số liệu
trên cho thấy tỷ lệ viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi là
cao, đặc biệt ở nhóm dưới 2 tuổi, điều này phù
hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi có
đến 80,5% số trẻ được chỉ định nội soi phế quản
ống mềm do viêm phổi là trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
- Về giới: Tỷ lệ bệnh nhi nữ là 28,6% (n=22);
tỷ lệ bệnh nhi nam là 71,4% (n=55). Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Sự khác biệt
này có thể lý giải 1 phần là do sự chênh lệch giới

tính khi sinh, số trẻ trai nhiều hơn số trẻ gái. Theo
nghiên cứu của Đào Minh Tuấn tại Bệnh viện Nhi
Trung ương năm 2008 trên đối tượng trẻ em dưới
2 tháng tuổi cũng cho tỷ lệ bệnh nhi nam là 64,9%
[1]. Nghiên cứu của Samia Hamouda cũng cho kết
quả tỷ lệ trẻ trai là 60% [5].
- Về địa dư: Số trẻ đến từ ngoại thành chiếm
76,6% (n=59), cao hơn số trẻ đến từ nội thành
53,2% và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống
kê p < 0,001. Hiện nay, có khoảng 68,3% dân số
sống ở ngoại thành, do đó tỷ lệ bệnh nhân đến từ
ngoại thành nhiều hơn nội thành là điều dễ hiểu.
Hơn nữa, ngày nay sự giao lưu giữa nội thành và
ngoại thành rất nhanh chóng và thuận tiện do
vậy bệnh nhân ngoại thành đến Bệnh viện Trẻ em
Hải Phòng để được chữa bệnh là lựa chọn số một.
4.2. Mô tả các hình thái tổn thương quan sát
được qua nội soi phế quản ống mềm

- Viêm niêm mạc phế quản cấp là hình thái tổn
thương hay gặp nhất chiếm 83,1% (n=63) tương
ứng với số bệnh nhân viêm phế quản phổi có chỉ
định nội soi phế quản ống mềm (n=65; 84,4%).
Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của
Samia Hamouda [5]. Trong các trường hợp trên
thì 100% có sung huyết và xuất tiết niêm mạc
phế quản ở các mức độ khác nhau; 35,9% có
đờm quánh, nút đờm và 29,7% gây bít tắc một
hoặc nhiều nhánh phế quản. Các tổn thương này
là một trong những nguyên nhân gây nên tình

trạng khó thở trên lâm sàng.
- Dị vật: tất cả 7 trường hợp có dị vật đường
thở đều thuộc độ tuổi từ 10 tháng đến 2,5 tuổi.
Nghiên cứu của Alaaddin M Salih cũng chỉ ra rằng
dị vật đường thở gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ hơn 3
tuổi [7]. Dị vật ở phế quản gốc phải là nhiều hơn
cả (3/7 trường hợp), có thể giải thích do cấu trúc
giải phẫu đường hô hấp khi phế quản gốc phải
ngắn, dốc và to hơn phế quản gốc trái. Đa số là
dị vật hữu cơ (6/7 trường hợp), trong đó chủ yếu
là các loại hạt và các mảnh thức ăn. Sự phát triển
chưa đầy đủ của bộ răng ở độ tuổi này làm giảm
khả năng nhai, nghiền nát thức ăn; đồng thời việc
cười, nói, chạy nhảy trong khi ăn làm tăng nguy
cơ xuất hiện dị vật đường thở.
- Dị dạng đường thở: qua nội soi phát hiện
được 5 trường hợp có dị dạng đường thở bao gồm
mềm sụn thanh quản (n=1), mềm sụn nắp thanh
môn (n=1), hẹp phế quản (n=3). Các trường hợp
này hầu hết đều dẫn đến thay đổi hướng điều trị
tiếp theo như can thiệp ngoại khoa chỉnh sửa bất
thường giải phẫu.
4.3. Chỉ định
- Chỉ định NSPQ nhằm mục đích chẩn đoán:
Hút dịch phế quản lấy bệnh phẩm, nghi ngờ dị
vật đường thở, nghi ngờ dị dạng đường thở, nghi
ngờ có u, chèn ép đường thở, tổn thương được
gợi ý trên hình ảnh Xquang.
- Chỉ định NSPQ nhằm mục đích điều trị:
Bơm rửa phế quản, gắp dị vật, đặt giá đỡ khí –

phế quản (Stent), can thiệp loại bỏ u nút nhầy bít
tắc đường thở.

79


tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4
- Chống chỉ định: Không có chống chỉ định
tuyệt đối, tuy nhiên cân nhắc NSPQ trong những
trường hợp sau: suy hô hấp nặng (thở máy áp lực
cao), suy tim nặng.
4.4. Nhận xét kết quả của nội soi phế quản
ống mềm
- Về mục đích chỉ định thủ thuật: NSPQ ống
mềm được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thăm
dò chẩn đoán khi chiếm đến 89,6% (n=69) số chỉ
định, đặc biệt như trong các trường hợp như viêm
phế quản phổi kéo dài/tái diễn đáp ứng kém với
điều trị hoặc có biểu hiện của hội chứng xâm
nhập trên lâm sàng cần phải tìm được nguyên
nhân cụ thể trước khi đề ra biện pháp can thiệp
phù hợp. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu
của Samia Hamouda [5].
- Các biện pháp can thiệp được thực hiện
trong nội soi: Bơm rửa phế quản được thực hiện
trong 83,1% các trường hợp. Với tình trạng thực
tế là phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán viêm
phế quản phổi, có sự ứ đọng đờm dãi và chất tiết
thì bơm rửa phế quản là biện pháp hữu hiệu. Qua
nội soi phát hiện nút đờm, giả mạc hay sự bít tắc

nhánh phế quản thì đều được giải quyết nhờ bơm
rửa phế quản.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 6/7 trường
hợp phát hiện dị vật qua nội soi phế quản ống
mềm đều được chuyển sang nội soi ống cứng để
gắp dị vật, ngoại trừ 1 trường hợp phát hiện dị
vật là mẩu bánh nhỏ đang có xu hướng tan dạng
quánh được xử lý nhờ bơm rửa phế quản; điều
này phù hợp với các khuyến cáo của hội Hô hấp
châu Âu (ERS, 2003) và Hội Lồng ngực Mỹ (AST,
2015) đều cho rằng nội soi gắp dị vật bằng ống
cứng có tỷ lệ thành công cao hơn và ít tai biến
hơn [3] [4]. Trên thực tế, tất cả các trường hợp
được nội soi phế quản ống mềm tại Bệnh viện
Trẻ em Hải Phòng đều sử dụng ống nội soi mềm
Olympus có đường kính ngoài 2,8mm, là loại ống
có kênh hút nhỏ, không phù hợp để gắp dị vật [8].
- Sự thay đổi chẩn đoán trước và sau nội soi:

80

Trước nội soi, phần lớn các trường hợp (84,4%) chỉ
định nội soi phế quản ống mềm là viêm phế quản
phổi. Đây cũng là chỉ định hay gặp nhất trong
nghiên cứu của Đào Minh Tuấn [1]. Xẹp phổi là
chỉ định đứng thứ hai sau viêm phế quản phổi,
nhằm mục đích tìm và giải quyết nguyên nhân
như sự ứ đọng đờm dãi, nút đờm hay dị vật hô
hấp. Theo Talamoni, nội soi phế quản ống mềm là
thủ thuật an toàn và hiệu quả trong điều trị xẹp

phổi kéo dài ở trẻ em khi nghiên cứu trên 32 bệnh
nhân được chẩn đoán xẹp phổi thì 28/32 trường
hợp cho kết quả tốt khi can thiệp điều trị qua nội
soi phế quản ống mềm (phổi giãn nở một phần
hoặc hoàn toàn) [9]. Đối với dị vật đường thở, trên
lâm sàng chỉ phát hiện được 4/7 ca, đó là những
trường hợp khai thác được tiền sử và có hội chứng
xâm nhập rõ. Có thể thấy, nếu không có sự trợ
giúp của NSPQ ống mềm thì nhiều trường hợp dị
vật đường thở bị bỏ sót. Với các trường hợp có dị
dạng đường thở không chẩn đoán được trên lâm
sàng và các xét nghiệm khác, chỉ có dấu hiệu gợi
ý về tiền sử viêm phế quản phổi kéo dài/tái diễn
nhiều lần thì đều phát hiện được qua nội soi phế
quản ống mềm. Tỷ lệ thay đổi chẩn đoán sau nội
soi là 19,5%, đa số ở các trường hợp có hình thái
đường thở bất thường và các trường hợp dị vât
đường thở không có triệu chứng rõ ràng trên lâm
sàng. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Đào Minh
Tuấn là 28% [1].
- Tỷ lệ các tác nhân gây bệnh có trong dịch
hút khí phế quản: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là
vi khuẩn, trong đó nhiều nhất là S.pneumoniae
và H.influenzae lần lượt chiếm tỷ lệ 24,4% và
14,6%. Điều này cho thấy 2 loại vi khuẩn trên vẫn
là những tác nhân gây viêm phổi chủ yếu ở trẻ em
tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Theo thống kê
của WHO năm 2016 cũng chỉ ra rằng S.pneuniae
và H.influenzae là 2 loại vi khuẩn gây viêm phổi
đứng hàng đầu ở trẻ em [10]. Nghiên cứu của

Nguyễn Thị Yến cũng cho kết quả tương tự [2].
- Tai biến trong quá trình nội soi: nhẹ và ít,
chỉ có 03 trường hợp có co thắt phế quản, được


phần nghiên cứu
xử lý ngay tức thì và không để lại hậu quả gì.
Điều này cho thấy NSPQ ống mềm là thủ thuật
có tính an toàn cao, ngay cả ở đối tượng trẻ nhỏ.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Đào Minh Tuấn [1].
5. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu ở 77 bệnh nhi và bàn
luận ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
5.1. Về hình thái tổn thương quan sát được
qua nội soi
Viêm niêm mạc phế quản cấp được quan sát
thấy ở 63 trường hợp (83,1%), dị vật ở 7 trường
hợp (9,1%), dị dạng thanh quản 2 trường hợp
(2,6%), dị dạng khí phế quản 3 trường hợp (3,9%),
tổn thương khác 1 trường hợp (1,3%).
Trong các trường hợp viêm niêm mạc phế quản
cấp thì 100% có sung huyết và xuất tiết niêm mạc
phế quản, trong khi đó 35,9% có đờm quánh/nút
đờm và 29,7% có bít tắc nhánh phế quản.
Trong các trường hợp dị vật thì dị vật ở phế
quản gốc phải gặp nhiều nhất (3/7 bệnh nhân) và
chủ yếu là dị vật hữu cơ (6/7 bệnh nhân) như các
loại hạt, thức ăn.
5.2. Kết quả của nội soi phế quản ống mềm

NSPQ ống mềm được chỉ định trong 69/77
trường hợp (89,6%) với mục đích thăm dò chẩn
đoán.
Về các biện pháp can thiệp được thực hiện
trong quá trình nội soi: bơm rửa phế quản được
thực hiện nhiều nhất ở 64/77 bệnh nhi (83,1%);
6/7 bệnh nhi phát hiện dị vật đường thở qua NSPQ
ống mềm được chuyển nội soi ống cứng gắp dị vật
(7,8%); không can thiệp gì ở 7/77 ca (9,1%).
Về tỷ lệ chẩn đoán trước và sau nội soi: viêm
phế quản phổi kéo dài/tái diễn dẫn đến chỉ định
thủ thuật ở 65/77 trường hợp; NSPQ ống mềm
dẫn đến thay đổi chẩn đoán ở trường hợp (19,5%).
Về tỷ lệ vi khuẩn phân lập được trong dịch hút
phế quản: S.pneumoniae và H.influenzae chiếm
đa số với 24,4% và 14,6%.
Tai biến nhẹ và ít.

Tài liệu tham khảo
1. Đào Minh Tuấn (2008), “Đánh giá kết quả
nội soi phế quản ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi tại
Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí Y học thực
hành, 2009.
2. Nguyễn Thị Yến, Phạm Thu Nga, Lê Văn Tráng
(2012), “Kháng kháng sinh của Haemophilus
influenza và Moraxella Catarrhalis gây viêm phổi
ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2012”,
Tạp chí nghiên cứu y học, 91(5), 52-56.
3. American Thoracic Society (2015), “Official
American Thoracic Society Techical Standards:

Flexible Aiway Endoscopy in Children”, American
Journal of Respiratory and Critical Care Medicine.
191(9), 1066-1080.
4. European Respiratory Society (2000),
“Bronchoalveolar lavage in children”, European
Respiratory Journal, 15, 217-231.
5. Hamouda S, Oueslati A, Belhadj I et al
(2016), “Flexible bronchoscopy contribution
in the approach of diagnosis and treatment of
children’s respiratory diseases: the experience of
a unique pediatric unit in Tunisia”, Afr Health Sci.
16(1), 51-60
6. John S Bradley, Carrie L Byington, Samir S
Shah et al (2011), “The Management of CommunityAcquired Pneumonia in Infants and Children Older
than 3 months of age: Clinical practice guidelines
by the Pediatric Infectious Diseases Society and the
Infectiuos Diseases Society of American”, Pediatrics
- Oficcal Journal of American Academy of Pediatrics,
128(6), e1677.
7. Salih A M, Alfaki M, Alam - Elhuda D M
(2016), “Airway foreign bodies: A critical review
for a common pediatric emergency”, World J
Emerg Med. 7(1), 5-12.
8. Soyer T (2016), “The role bronchoscopy in
the diagnosis of airway disease in children”, J
Thorac Dis. 8 (11), 3420-3426.
9. Talamoni HL, Pisapia N D, Buendia J A (2015),
“Flexible Fiberoptic Bronchoscopy in children
with persistent atelectasis: a case series report”,
Arch Argent Pediatr. 113(2), e106-8.

10. WHO (2016), “Pneumonia”, http://www.
who.int/mediacentre/factsheets/fs331/en/.

81



×