Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.18 KB, 5 trang )

phần nghiên cứu

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA
TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG
Trần Minh Cảnh**, Phạm Văn Duyệt*,
Vũ Thanh Minh**, Nguyễn Mạnh Toàn**
* Đại học Y Dược Hải Phòng; ** Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều
trị viêm phúc mạc ruột thừa (VPMRT) ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng (BVTEHP). Đối tượng
và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu 89 bệnh nhân dưới
15 tuổi, được chẩn đoán VPMRT và đã được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại BVTEHP. Kết quả:
Tuổi trung bình là 8,63 ± 3,15 tuổi ( 1,5 - 15 tuổi); Trẻ trai/trẻ gái là 1,87; Thời gian từ khi vào viện
đến khi phẫu thuật là 6,8 ± 3,6 giờ (2,5 -36,2 giờ); Triệu chứng thường là đau bụng, nôn/buồn nôn,
tiêu chảy, sốt, nhiễm độc, phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc; 89,9% bệnh nhân có bạch
cầu tăng trên 10 G/l; 88,8% có BCĐNTT trên 70%; 92,1% bệnh nhân siêu âm thấy hình ảnh ruột
thừa viêm to, vỡ, hoại tử. Bơm hơi khoang PM phương pháp mở, dùng 3 troca; Cầm máu mạc treo
bằng dao điện 93,3%, kẹp clip động mạch mạc treo 6,7%. Xử lý gốc RT bằng kẹp Clip ở 89,9% bệnh
nhân, dẫn lưu ổ bụng 62,9% trường hợp; Thời gian phẫu thuật trung bình là: 59,8± 15,8 phút;
Phẫu thuật thành công là 100%; Thời gian nằm viện là 5,9 ±2,5 ngày (4-15 ngày); Kết quả khám
lại sau mổ: tốt 91,9%, trung bình 6,8%, xấu 1,3%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi VPMRT ở trẻ em là
an toàn, hiệu quả, thẩm mỹ và ít có biến chứng sau phẫu thuật.

ABSTRACT
DESCRIBE THE CLINICS AND LABORATORY FINDINGS FEATURES AND EVALUATE THE
LAPAROSCOPIC SURGERY RESULTS OF PERFORATED APPENDICITIS IN CHILDREN
AT HAI PHONG CHILDREN HOSPITAL
Tran Minh Canh**, Pham Van Duyet*,
Vu Thanh Minh**, Nguyen Manh Toan**


Objective. To describe the clinics and laboratory findings features and evaluate the laparoscopic
surgery results of perforated appendicitis in children at Haiphong Children Hospital. Subjects and
Method. It was a descriptive and cross-sectional study including prospective and retrospective
parts. The subjects included 89 children less than 15 years old with perorated appendicitis operated
by laparoscopic surgery at Haiphong Children Hospital. Results. The average age was 8.63 ± 3.15
years old ( range: 1.5 – 15 years old); male/female 1.87; time on admission to being opertated one
6.8 ± 3,6 hrs ( range; 2.5 -36.2 hrs). Common signs were abdominal pain, nausea/vomiting, diarrhea,
Nhận bài: 17-7-2017; Thẩm định: 4-8-2017
Người chịu trách nhiệm chính: Trần Minh Cảnh
Địa chỉ: Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

87


tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4
fever, toxics, abdominal reaction, and peritoneal reaction; 89.9% patients had hyperleucocytes 10
G/l; 88.8% had neutrophiles more than 70%; 92.1% patients showed huge appendicitis, perforated,
necrotized. Air pump into peritoneal cavity, 3 trocart use, bleeding stopping by electric knife were
performed in 93.3% of cases, mesenteric artery clip in 6.7%. Appendic root treatment by clip was
done in 89.9% patients, abdominal cavity drainage in 62.9% patients. Average operation time was
59.8± 15.8 minutes; successful operation in 100%; hospitalization time 5.9 ±2.5 days (range 4-15
days). Reevaluated result was fairly good (91.9%), good (6.8%), pretty good (1.3%). Conclussion:
Laparoscopic surgery in case of perforated appendicitis in children was really safe, effective and
highly aesthetic, and having less complications.
Keywords: Laparoscopic surgery, perforated appendicitis, highly aesthetic.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa
thường gặp nhất, ở mọi lứa tuổi và có bệnh cảnh
đa dạng [1],[2].[4]. Chẩn đoán muộn và không
điều trị kịp thời viêm ruột thừa là nguyên nhân

chính dẫn đến viêm phúc mạc ruột thừa.
Trẻ càng nhỏ thì việc chẩn đoán càng khó
khăn và tỷ lệ viêm phúc mạc càng lớn[2],[3],[4].
Những năm gần đây, phẫu thuật nội soi điều
trị VPMRTngười lớn kết quả tốt [4],[6], điều trị nội
soi VPMRT ở trẻ em đã được nhiều tác giả trên
thế giới thực hiện và đều nhận thấy ưu điểm và
hiệu quả hơn so với mổ mở[2], [4], [5], [6], [9],
[12], [13].
Tại BVTEHP, phẫu thuật nội soi điều trị viêm
ruột thừa được thực hiện từ năm 2011, phẫu thuật
nội soi điều trị VPMRT được thực hiện từ tháng 11
năm 2014. Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm
góp phần nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi
điều trị VFMRT ở trẻ em.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến
cứu 89 bệnh nhân dưới 15 tuổi, được chẩn đoán
VPMRT và đã được điều trị bằng phẫu thuật nội
soi tại BVTEHP, từ 11/2014 đến 10/2016; Nghiên
cứu hồi cứu 50 bệnh nhân, tiến cứu 39 bệnh nhân.

khi được phẫu thuật; Các biểu hiện lâm sàng; Các
biểu hiện cận lâm sàng; Kỹ thuật phẫu thuật nội
soi; Kết quả điều trị.
Xử lý số liệu: Nhập và phân tích phần mềm thống
kê y xã hội học SPSS 16.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tuổi và giới
Tuổi trung bình là 8,63 ± 3,15 tuổi, trẻ nhỏ

nhất là 1,5 tuổi, trẻ lớn nhất là 15 tuổi. VPMRT ở
trẻ <5 tuổi thấp nhất, chiếm 13,4%.
Tỷ lệ trai / gái là 1,87.
3.2. Đặc điểm lâm sàng
Thời gian từ khi bị bệnh đến khi vào viện trung
bình là 26 ± 6,2 giờ, số bệnh nhân đến viện trong
24 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,3%.
Thời gian từ khi vào viện đến khi được phẫu
thuật 6,8 ± 3,6 giờ, số bệnh nhân được phẫu
thuật trong 12 giờ vào viện chiếm tỷ lệ cao nhất
là 83,1%.
Triệu chứng toàn thân có 89,9% bệnh nhân có
sốt, 10,1% bệnh nhân không sốt; có 10,1% bệnh
nhân có biểu hiện nhiễm độc.

Các chỉ số và biến số theo nội dung nghiên cứu

Triệu chứng cơ năng (n =89): 100% bệnh nhân
có đau bụng, đau hố chậu phải chiếm tỷ lệ cao
nhất là 65,2%; 50,6% bệnh nhân có nôn và buồn
nôn; rối loạn tiêu hóa (táo, ỉa lỏng) gặp ở 11,3%
bệnh nhân.

Các đặc điểm lâm sàng: Tuổi, giới, thời gian,
xuất hiện triệu chứng cho tới khi đến viện- đến

Triệu chứng thực thể: Bụng chướng gặp ở
39/89, chiếm 43,8 % tổng số bệnh nhân; Tất cả 89

88



phần nghiên cứu
bệnh nhân đều có dấu hiệu phản ứng HCP (39
bệnh nhân), phản ứng vùng hạ vị (30 bệnh nhân)
hoặc cảm ứng phúc mạc (17 bệnh nhân).
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng
Kết quả xét nghiệm bạch cầu máu(n=89): Số
bệnh nhân có số lượng bạch cầu tăng trên 11 G/L
là 89,9%; số bệnh nhân có tỷ lệ Bạch cầu đa nhân
trung tính trên 70% là 88,8%.
Kết quả siêu âm ổ bụng (n = 89): 89,9% bệnh
nhân có dịch ổ bụng; 92,1% bệnh nhân thấy hình
ảnh ruột thừa viêm, 7,9% bệnh nhân không thấy
ruột thừa.
Kết quả chụp Xquang ổ bụng không chuẩn bị
(n=89): Có 05 bệnh nhân thấy hình ành bệnh lý.
Trong đó, 03 bệnh nhân có hình ảnh mức nước/
hơi HCP và 02 bệnh nhân có hình ảnh cản quang
ở HCP.

3.4. Kết quả trong phẫu thuật
Tình trạng ổ bụng (n =89 ): 100% bệnh nhân
có dịch mủ và viêm phù nề mạc nối lớn, hồi, hỗng
tràng, manh tràng; giả mạc dính hố chậu phải
hoặc ruột là 76,4%.
Bệnh phối hợp: 02 bệnh nhân có bệnh phối
hợp là túi thừa Meckel, được cắt ngay sau cắt ruột
thừa, khâu ruột 2 lớp chỉ Vicryl, kết quả tốt.
Kỹ thuật mổ nội soi: Tất cả các trường hợp

phẫu thuật đều sử dụng 3 trocar, vị trí đặt trocar
là ở rốn, hố chậu trái và hạ vị, áp lực bơm hơi ổ
bụng 6-10 mmHg tùy theo tuổi.
Các kỹ thuật thao tác trong mổ (n=89): 93,3%
bệnh nhân được xử lý mạc treo ruột thừa bằng
đốt cắt bằng dao điện, 6,7% bệnh nhân được xử
lý mạc treo ruột thừa bằng kẹp Clip và cắt mạc
treo bằng dao điện; Xử lý gốc ruột thừa 89,9 kẹp
gốc ruột thừa bằng Clip, 9,0% buộc chỉ gốc ruột
thừa, 1,1% chỉ dẫn lưu manh tràng.

Bảng 1. Phương pháp xử lý khoang phúc mạc (n =89)
Phương pháp xử lý ổ bụng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Tưới rửa + hút + dẫn lưu

75

84,3

Tưới rửa + hút + không dẫn lưu

5

5,6


Lau ổ bụng + dẫn lưu

3

3,4

Lau ổ bụng + không dẫn lưu

6

6,7

Tổng

89

100,0

78/89 bệnh nhân đặt dẫn lưu ổ bụng, 43/78
bệnh nhân đặt 1 dẫn lưu, 35/78 bệnh nhân đặt 2
dẫn lưu.
Thời gian phẫu thuật trung bình là: 59,8± 15,8
phút, 81/89 bệnh nhân thời gian tiến hành phẫu
thuật dưới 90 phút.
3.5. Kết quả sau phẫu thuật nội soi
Thời gian liệt ruột sau phẫu thuật trung bình
là 31 ± 12,8 giờ, từ 1- 3 ngày.
Thời gian đau sau phẫu thuật trung bình là 33
± 11,9 giờ, từ 1 đến 4 ngày.


Thời gian rút ống dẫn lưu sau phẫu thuật
trung bình là 2,4 ± 1,3 ngày từ ≤2 đến ≤ 4.
Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân
là 5,9 ±2,5 ngày, số bệnh nhân ra viện trong 8
ngày sau mổ là 73/89 bệnh nhân.
09 bệnh nhân (10%) có biến chứng sớm sau
phẫu thuật, trong đó 07 bệnh nhân nhiễm trùng
lỗ trocar và 02 bệnh nhân có ổ dịch mủ tồn dư
sau mổ.
Không có trường hợp nào tử vong.

89


tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4
Bảng 2. Kết quả khám lại sau phẫu thuật (n=74)
1-12
tháng

>12-24
tháng

Tổng cộng

Tỷ lệ
(%)

Tốt

48


20

68

91,9

Trung bình

4

1

5

6,8

Xấu

0

1

1

1,3

Tổng cộng

52


22

74

100.0

Kết quả

Thời gian

4. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu về độ tuổi và tỷ lệ theo giới,
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của chúng tôi
phù hợp với nghiên cứu VPMRT trẻ em của Vũ
Thanh Minh [2] và Zachary IW [14]. Nhưng có đôi
chút khác biệt với nghiên cứu VPMRT ở người lớn
của Nguyễn Hải Dương [1], Lumda.W[6] là giai
đoạn chuyển từ VRT cấp sang VPMRT ở trẻ em là
nhanh và gặp ở tỷ lệ cao hơn so với ở người lớn
[2],[4]; Trẻ em có đi ngoài phân lỏng rất dễ nhầm
với bệnh lý viêm ruột, những trường hợp này khi
mổ chúng tôi thấy dịch mủ nằm trong tiểu khung
là nguyên nhân gây lên kích thích mót rặn như lỵ
và đi ngoài phân lỏng); tình trạng toàn thân ở trẻ
em VPMRT thường biểu hiện trầm trọng hơn so
với VPMRT ở người lớn[2], [4], [5], [10].
Siêu âm ổ bụng rất hữu ích trong chẩn đoán
viêm ruột thừa. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi phù hợp với Nguyễn Hải Dương [1] và nhiều

tác giả khác. Siêu âm trong chẩn đoán VPMRT có
độ nhạy cao, độ đặc hiệu 95%. X quang ổ bụng
ít giúp cho chẩn đoán VPMRT mà chỉ giúp đánh
giá tình trạng ổ bụng, giúp loại trừ các bệnh khác
[3], [13].
Kỹ thuật mổ mà chúng tôi áp dụng gần giống
với những kỹ thuật mà 2 tác giả Nguyễn Hải
Dương [1] và Mancini GJ[7]; nhưng chúng tôi
dùng nút chỉ buộc ngoài thay chỉ endoloop để
buộc gốc RT với kết rất tốt, hạ giá thành. Có 2
trường hợp có túi thừa Meckel kèm theo. Cả 2 túi
thừa này đều được đưa ra ngoài qua vết mổ rốn
để cắt túi thừa hình chêm, khâu phục hồi ruột 2
lớp bằng chỉ PDS 5-0, kết quả sau mổ tốt.
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi có cùng
nhận định với các tác giả khác là điều trị VPMRT ở

90

trẻ em bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng là một kỹ
thuật an toàn, cho kết quả tốt, ít có biến chứng
sau phẫu thuật[5],[8], [11]. Ưu điểm của PTNS
trong điều trị VPMRT là nhìn được toàn bộ ổ
bụng, đánh giá và xử lý được các tổn thương, lau
rửa được mọi vị trí của ổ bụng, ít đau và chóng hồi
phục sau mổ[1], [8], [11].
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 89 bệnh nhân VPMRT được
điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại BVTEHP
chúng tôi rút ra kết luận như sau:

5.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng VPMRT
ở trẻ em
- VPMRT ở trẻ em ít gặp ở lứa tuổi <5 tuổi;
Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ bằng 1,87;
Các triệu chứng lâm sàng gồm: đau bụng, sốt,
chướng bụng, phản ứng thành bụng và cảm ứng
phúc mạc.
- Các triệu chứng cận lâm sàng gồm: BC
tăng>10G/L và tỷ lệ BC đa nhân trung tính >70%,
siêu âm bụng: giúp chẩn đoán xác định VPMRT.
5.2. Đánh giá kết quả PTNS điều trị VPMRT
- Phẫu thuật nội soi điều trị VPMRT là an toàn,
hiệu quả, với tỷ lệ thành công là 100%, biến
chứng sớm sau mổ thấp.
- Kết quả khám lại sau mổ: tốt 91,9%, trung
bình 6,8%, xấu 1,3%.
6. KIẾN NGHỊ
Áp dụng phẫu thuật nội soi điều trị VPMRT trẻ
em tại các bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến tỉnh,
nơi có trang bị phòng mổ nội soi và có bác sĩ gây
mê, phẫu thuật, hồi sức nhi khoa.


phần nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Dương, Phạm Văn Duyệt, Phan
Thị Tuyết Lan (2016), ”Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật
nội soi VFMRT tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng”,
Luận văn tốt nghiêp bác sĩ chuyên khoa 2, Đại

học Y- Dược Hải Phòng.
2. Vũ Thanh Minh (2003), ”Nghiên cứu ứng
dụng cắt ruột thừa nội soi trẻ em tại Bệnh viện
Nhi Trung ương”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ
chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Phùng Đức Toàn (2011), ”Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị
nội soi VFMRTở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung
ương”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa
cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Thụ (1991), Bệnh lý ngoại
khoa sau đại học, Học viện Quân Y, pp. 293 - 297.
5. Leily M., Mohsen R., et al. (2013),
“Laparoscopic appendectomy in complicated
appendicitis of Children”, Annals of Colorectal
Research, Epub.

8. Mohammad GK, Nagi EE. (2016),
“Laparoscopic versus open Appendectomy
In Children with Complicated Appendicitis”,
crescopublications.org.
9. Mohammad SM, Aayed AQ, Abdulrahman
AB. (2006), “Laparoscopic Appendectomy
Is A Favorable Alternative For Complicated
Appendicitis In Children”, getaway.ovid.com.
10. Olga LM., Yves B., et al. (2013), “Early
discharge after Laparoscopic Appendectomy for
complicated appendicitis: Is it safe?”, Http://www.
sages.org. Surg.
11. Rambha Rai, Chan-Hon Chui, Sai Prasad

TR. (2007), “Perforated Appendicitis in Children:
Benefits of Early Laparoscopic Surgery”, Am.
Surg, 36pp. 277-80.
12. Sun GL., Eun JA., et al. (2011), “A Clinical
Comparison of Laparoscopic versus Open
Appendectomy for Complicated Appendicitis”, J
Korea Soc Coloprotol, 27(6), pp. 293-297.

6. Lumda W.S, Bombil I. et al. (2015),
“Laparoscopic appendicectomy for complicated
appendicitis at Sebokeng Hospital”, Iosrjournals.
org, 14, pp. 65-69.

13. Thambidorai CR, Aman Fuad Y. (2008),
“Laparoscopic appendicectomy for complicated
appendicitis in children”, Singapore Med J, 49(12),
pp. 994.

7. Mancini GJ. (2005), “Efficacy of laparoscopic
Appendectomy in appendicitis with peritonitis”,
Am Surg J, 1-6.

14. Zachary IW., Eleen MD., et al. (2008), “Effect
of a clinical practice guideline for pediatric
Complicated Appendicitis”, Published online.

91




×