Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận xét đặc điểm huyết động lâm sàng và yếu tố nguy cơ tử vong trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.37 KB, 7 trang )

phần nghiên cứu

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HUYẾT ĐỘNG LÂM SÀNG
VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ TỬ VONG TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN
Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hà Tùng Lâm¹, Trần Minh Điển², Lê Thị Hà²
1

Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Nhi Trung ương

Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả tình trạng huyết động và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ tử vong trong sốc
nhiễm khuẩn (SNK) ở trẻ sơ sinh tại khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu trên 45 bệnh nhi (BN) khoa Hồi
sức sơ sinh được chẩn đoán là SNK lúc nhập khoa hoặc đang điều trị tại khoa trong thời gian
01/07/2018 - 30/08/2019. Mô tả huyết động của bệnh nhân dựa vào huyết áp, mạch, tình trạng
tưới máu ngoại vi. Các yếu tố nguy cơ tử vong bao gồm: chỉ số lactate, HCO3- máu và tình trạng
suy chức năng đa cơ quan (Multiple Organ Dysfunction Syndrome - MODS). Kết quả: Nghiên cứu
45 bệnh nhi SNK, đặc điểm huyết động của bệnh nhi gồm các biểu hiện: 35,6% số bệnh nhân có
huyết áp trung bình (HATB) thấp so với tuổi, 33,3% số bệnh nhân có nhịp tim tăng >160 lần/
phút, 26,7% số bệnh nhân có vân tím/da tái, 8,9% số bệnh nhân có thiểu niệu (<1 ml/kg/giờ).
Khí máu: 42,2% số bệnh nhân có pH máu < 7,2, 46,7% có HCO3- < 18 mmol/L, 75,6% có chỉ số
kiềm thiếu hụt > 5 mmol/L. Nồng độ lactate máu tại thời điểm chẩn đoán là 6,72±4,89 mmol/L.
Tỷ lệ sống sót sau 28 ngày điều trị là 49%. Nguy cơ tử vong xuất hiện ở nhóm có lactate máu
> 6,7 mmol/L, nồng độ HCO3- < 16,9 mmol/L, có suy từ 3 tạng trở lên tại thời điểm chẩn đoán.
Kết luận: Hình thái huyết động trong SNK ở trẻ sơ sinh tương đối đa dạng. Nồng độ lactate máu,
HCO3- máu và tình trạng suy đa tạng tại thời điểm chẩn đoán có giá trị tiên lượng kết quả điều trị.
Từ khoá: Huyết động lâm sàng, yếu tố nguy cơ, sốc nhiễm khuẩn, trẻ sơ sinh.

Abtract
Clinical hemodynamic feature and risk factors of neonatal septic shock


at Vietnam National Children’s Hospital
Study Objective: Describe hemodynamic conditions and find out some risk factors of death
in neonatal septic shock in newborns at Neonatal Intensive Care Unit (NICU) - Vietnam National
Childrean’s Hospital. Methods: Prospective, observational study of 45 patients in NICU diagnosed
with septic shock at admission or undergoing treatment in the department between July 1, 2018
and August 30, 2019. Describing hemodynamics of patients based on blood pressure, pulse,
peripheral perfusion status. Risk factors for death include: serum lactate, bicarbonate and organs
failure condition. Results: The hemodynamic characteristics of all patients included the following
manifestations: 35.6% of patients had lower mean arterial  pressure with age, 33.3% of patients
had increased heart rate > 160 bpm, 26.7% of patients have purple/pale skin, 8.9% of patients have
Nhận bài: 5-6-2019; Thẩm định: 15-7-2019; Chấp nhận: 15-8-2019
Người chịu trách nhiệm chính: Hà Tùng Lâm
Địa chỉ: Email:

39


tạp chí nhi khoa 2019, 12, 4
oliguria (<1 ml/kg/hour). Blood gas characteristics shown that: 42.2% of patients have blood pH <7.2,
46.7% of patients have serum HCO3- <18 mmol/L, 75.6% of patients have bicarbonate deficit index
> 5 mmol/L. The mean blood lactate concentration at the time of diagnosis of patients was 6.72 ± 4.89
mmol/L. The 28-day survival of septic shock was 49%. Risk of death appeared in the group with serum
lactate > 6.7 mmol/L, serum HCO3- <16.9 mmol/L, with failing at least 3 organs at the time of diagnosis.
Conclusion: Hemodynamic conditions in neonatal septic shock in infants is variable. Serum lactate,
HCO3- and organs failure condition at the time of diagnosis have pridictive value for mortality.
Key words: Clinical hemodymamic features, risk factors of death, septic shock, newborn.
1. Đặt vấn đề
Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock) là tình trạng
suy tuần hoàn cấp gây giảm tưới máu các tạng,
thúc đẩy phản ứng viêm hệ thống và rối loạn

chuyển hoá kéo dài, đưa đến tình trạng suy đa
tạng và tử vong [2]. Ở trẻ sơ sinh với những đặc
điểm về giải phẫu và sinh lý khác biệt so với trẻ lớn
như còn ống động mạch, tuần hoàn phổi trội hơn so
tuần hoàn hệ thống,… dẫn đến các biến đổi phức
tạp về hô hấp và huyết động trong SNK. Các biến
đổi về huyết động là đặc trưng của SNK trên nền
một tình trạng nhiễm khuẩn từ trước được đánh
giá thông qua chỉ số mạch, huyết áp, thời gian
làm đầy mao mạch (Refill), lượng nước tiểu hay
nồng độ lactate máu,… Những chỉ số này không
chỉ góp phần trong việc lượng giá ban đầu tình
trạng SNK mà còn là cơ sở để khảo sát hiệu quả
của quá trình hồi sức cấp cứu và tiên lượng bệnh
[3]. Tại khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung
ương, nhóm trẻ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS)
và SNK khi nhập viện và trong quá trình nằm viện
chiếm tỷ lệ cao, diễn biến phức tạp. Nhằm mục
đích nhận định sớm tình trạng suy tuần hoàn
giúp cho can thiệp sớm và kịp thời SNK trẻ sơ
sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục
tiêu: Nhận xét huyết động lâm sàng và một số yếu
tố nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh mắc SNK tại khoa
Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ sơ sinh được
chẩn đoán SNK khi vào viện hoặc đang điều trị tại
khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nhóm tuổi từ 0-28 ngày. Tiêu chuẩn chẩn đoán


40

SNK theo Hội nghị quốc tế thống nhất về nhiễm
khuẩn trẻ em năm 2002 và được tác giả J.L. Wynn
điều chỉnh cho lứa tuổi sơ sinh [9].
Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện trong thời gian
nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: 01/07/2018 – 30/08/2019.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu.
Nội dung nghiên cứu: Các bệnh nhi được ghi
nhận SNK bới các bác sĩ lâm sàng tại khoa sơ sinh.
Được làm bệnh án nghiên cứu. Các biến số lâm
sàng và xét nghiệm được ghi chép đầy đủ tại thời
điểm phát hiện sốc và các thời điểm sau đó 24
giờ. Ghi nhận kết quả điều trị đến lúc ra viện hoặc
tử vong ở bất kỳ thời điểm nào. So sánh các biến
về huyết động để tìm hiểu nguy cơ tử vong giữa
hai nhóm sống/tử vong.
Các biến nghiên cứu:
- Đặc điểm bệnh nhân: tuổi, giới, tiền sử sản
khoa của mẹ - con.
- Biến huyết động: mạch (lần/phút), huyết áp
xâm nhập nếu có (mmHg), refill (s), da tái, tri giác,
nước tiểu (ml/kg/giờ).
- Các biến yếu tố nguy cơ: chỉ số lactate máu,
HCO3- máu, số tạng suy chức năng
Thu thập và xử lý số liệu: theo phần mềm
SPSS 20.0.
3. Kết quả nghiên cứu
Trong thời gian từ 01/07/2018 đến 30/08/2019,

nghiên cứu thu thập được 45 bệnh nhi chẩn đoán
SNK. Trẻ trai chiếm 66,7%. Tuổi trung bình là 8,11
ngày. Nhóm tuổi ≤ 3 ngày chiếm tỷ lệ 53,3%. Số
trẻ non tháng dưới 37 tuần là 24 trẻ (53,3%). Cân
nặng thấp dưới 2500 g là 22 trẻ, chiếm 48,9%.


phần nghiên cứu
Một số đặc điểm huyết động ghi nhận được như sau:
Bảng 1. Đặc điểm huyết động lâm sàng khi chẩn đoán SNK
Đặc điểm
Mạch
(lần/phút)
HATB
(mmHg)
Refill
(s)

Da tím/tái

Bài niệu
(ml/kg/giờ)

Số lượng

Tỷ lệ %

<110

5


11,1

110 - 160

25

55,6

>160

15

33,3

Bình thường

11

24,4

Thấp

16

35,6

Không có số liệu

18


40

<2

18

40,0

2-5

27

60,0

>5

0

0

Không

33

73,3

Ít

8


17,8



4

8,9

<1

4

8,9

≥1

15

33,3

Không có số liệu

26

57,8

TB±SD
152,02±19,41


32±9,08

Nhận xét: Có 44,4% số BN có mạch không phù hợp sinh lý theo tuổi, trong đó số BN có mạch < 110
lần/phút chiếm 11,1% và số BN có mạch > 160 lần/phút chiếm 33,3%. Có 35,6% số BN có huyết áp
trung bình thấp theo tuổi. Đa số BN có refill kéo dài từ 2 - 5’, chiếm 60%. Có 26,7% số BN xuất hiện da
tái/vân tím. Có 8,9% số BN thiểu niệu (<1 ml/kg/giờ).
Bảng 2. Đặc điểm khí máu và nồng độ lactate máu khi chẩn đoán SNK
Khí máu
pH

PaCO2 (mmHg)

Số lượng

Tỷ lệ %

≥7,2

26

57,8

<7,2

19

42,2

< 35


18

40

35-45

9

20

>45

18

40

≥70

21

46,7

<70

24

53,3

≥18


24

53,3

<18

21

46,7

Kiềm thiếu hụt
(mmol/L)

≤5

11

24,4

>5

34

75,6

Lactate
(mmol/L)

<2


5

11,1

≥2

40

88,9

PaO2 (mmHg)
HCO3 – (mmol/L)

TB±SD
7,20±0,21

46,4±26,00

83,11±62,07
16,95±6,36
9,69±8,02
6,72±4,89

Nhận xét: Nghiên cứu có 19 BN (42,2%) có pH máu < 7,2; 36 BN (80%) có tăng/giảm PaCO2; 24 BN
(53,3%) có giảm PaO2 ngưỡng suy hô hấp; 21 BN (46,7%) có chỉ số HCO3- < 18 mmol/L; 34 BN (75,6%)
có chỉ số kiềm thiếu hụt > 5 mmol/L. Nồng độ lactate máu trung bình là 6,72±4,89 mmol/L, có 40 BN
(88,9%) có nồng độ lactate máu ≥2 mmol/L.

41



tạp chí nhi khoa 2019, 12, 4
Bảng 3. Suy chức năng các cơ quan tại thời điểm chẩn đoán SNK
Cơ quan

Số lượng

Tỷ lệ %

Suy hô hấp

40

88,9

Suy tuần hoàn

45

100,0

Suy TKTƯ

26

57,8

Suy gan

9


20,0

Suy thận

4

8,9

RLĐM

21

46,7

Suy từ 3 tạng trở lên

33

73,3

Tăng áp phổi

2

4,4

Tỷ lệ sống sót

Nhận xét: Tình trạng chủ yếu của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán SNK là suy hô hấp (88,9%), suy

TKTƯ (57,8%), RLĐM (46,7%). Có 73,3% số BN có suy từ 3 tạng trở lên.
0,8
0,7
0,6
0,5
0,4
0,3
0,2
0,1
0
Thời gian (ngày tuổi)

Biểu đồ 1. Đường biểu diễn Kaplan Meier về tỷ lệ sống sót của BN theo thời gian
Nhận xét: Tỷ lệ sống sót sau 24 giờ, 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày và sau 28 ngày điều trị lần lượt là 71%,
62%, 58%, 55% và 49%.

42


phần nghiên cứu
Bảng 4. Một số yếu tố nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh SNK
Sống

Chết

χ2 test

Giá trị dự báo

Lactate

(mmol/L)
HCO3(mmol/L)
Suy từ 3 tạng
trở lên

n

%

n

%

>6,7

5

22,7

17

≤6,7

17

73,9

6

26,1


<16,9

4

20,0

16

80,0

≥16,9

18

72,0

7

28,0



12

36,4

21

63,6


Không

10

83,3

2

16,7

77,3

p=0,001
OR=9,63
95%CI=2,46-37,68
p=0,001
OR=10,29
95%CI=2,53-41,75
p=0,005
OR=8,75
95%CI=1,64-46,75

Nhận xét: Nguy cơ tử vong ở nhóm có lactate tại thời điểm chẩn đoán > 6,7 mmol/L cao gấp 9,63
lần nhóm còn lại (p<0,01). Nguy cơ tử vong ở nhóm có nồng độ HCO3- tại thời điểm chẩn đoán < 16,9
mmol/L cao gấp 10,29 lần nhóm còn lại (p<0,01). Nguy cơ tử vong ở nhóm có suy từ 3 tạng trở lên tại
thời điểm chẩn đoán cao gấp 8,75 lần nhóm còn lại (p<0,01).
4. Bàn luận
4.1. Đặc điểm về huyết động
Đặc điểm về lâm sàng về huyết động: HATB

của BN nghiên cứu là 32±9,08 mmHg trong đó
40% số BN không được đo huyết áp/đặt huyết áp
xâm nhập trước khi dùng vận mạch, 35,6% số BN
có HATB thấp so với tuổi và 24,4% số BN có HATB
nằm trong giới hạn bình thường. Các biểu hiện
giảm tưới máu tổ chức như refill ≥2 s gặp ở 60%,
da tím tái gặp ở 26,7%, giảm bài niệu gặp ở 8,9%,
giảm tri giác (khi không có an thần) gặp ở 60%
số BN.
Thay đổi huyết động trong NKH ít được nhận
thấy rõ rệt ở trẻ sơ sinh non tháng và đủ tháng
so với trẻ lớn và người lớn và các thay đổi này
thì rất đa dạng. Các yếu tố tạo nên sự khác biệt
này bao gồm thay đổi cấu trúc và chức năng của
tế bào cơ tim, hạn chế trong việc tăng thể tích
tuần hoàn và thay đổi giải phẫu sinh lý từ tuần
hoàn bào thai sang tuần hoàn độc lập. Ống động
mạch và sự xuất hiện của tăng áp phổi cố định là
các yếu tố thay đổi đáng kể trong việc đáp ứng
với tình trạng hạ huyết áp và thiếu oxy. Ở trẻ
em thay đổi huyết động chủ yếu trong SNK là do

giảm cung lượng tim và tăng sức cản mạch máu
hệ thống. Biểu hiện huyết động ở trẻ sơ sinh có
nhiều thay đổi và phức tạp bởi sự liên quan không
chặt chẽ giữa huyết áp và tưới máu. Trong SNK ở
trẻ sơ sinh, giãn mạch ngoại biên bất thường có
thể hoặc không đi kèm với rối loạn chức năng cơ
tim [3].
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng

Biểu hiện trong khí máu của BN SNK là tình
trạng toan chuyển hóa nặng. pH máu động mạch
trung bình là 7,20±0,21, có 19 bệnh nhân (42,2%)
có pH < 7,2. Chỉ số bicarbonate trung bình là
16,95±6,36 mmol/L, có 21 bệnh nhân (46,7%) có
HCO3 - <18 mmol/L. Chỉ số kiềm thiếu hụt nặng,
>5 mmol/L chiếm 75,6% ở 34 BN.
Lactate máu động mạch là chỉ số chỉ thị cho
tình trạng suy tuần hoàn cấp. Chỉ số này tăng
cao trong nghiên cứu của chúng tôi. Cụ thể, chỉ
số lactate máu trung bình là 6,72±4,89 mmol/L
trong có có 40 BN (88,9%) có lactate máu ≥2
mmol/L. Nồng độ lactate máu tăng có tương
quan với nguy cơ tử vong tăng cao và xu hướng
giảm lactate theo thời gian tương quan với sự
hồi phục [3].

43


tạp chí nhi khoa 2019, 12, 4
4.3. Tỷ lệ tử vong và một số yếu tố về huyết
động liên quan đến tử vong
Tại thời điểm chẩn đoán, BN có suy 2 tạng,
3 tạng, 4 tạng, 5 tạng, 6 tạng lần lượt chiếm
24,4%, 35,6%, 26,7%, 8,9% và 2,2%. Số BN có
suy từ 3 tạng trở lên chiếm 73,3% bao gồm suy
hô hấp (88,9%), suy thần kinh trung ương (TKTƯ)
(57,8%), rối loạn đông máu (RLĐM) (46,7%), suy
gan (20%) và suy thận (8,9%). Nghiên cứu do

T.M.Điển và cộng sự [6] thực hiện về SNK ở trẻ lớn
chỉ ra MODS chiếm tỷ lệ cao ở 97,1%, tỷ lệ BN suy
2 tạng là 18,6%, 3 tạng là 17,6%, 4 tạng là 33,3%,
5 tạng là 15,7%, 6 tạng là 11,8% trong đó tỷ lệ suy
TKTƯ là 64,7%, suy hô hấp: 61,6%, RLĐM: 55,9%,
suy thận: 44,1%, suy gan: 41,2%. Tỷ lệ MODS giữa
hai nghiên cứu có sự tương đồng trong đó chủ
yếu là suy hô hấp, TKTƯ và RLĐM. Cung lượng tim
kém và suy vi tuần hoàn đôi khi kết hợp với sự
hình thành vi huyết khối và đông máu nội mạch
rải rác (DIC), có thể dẫn đến giảm tưới máu thận,
gan và TKTƯ [9]
Tỷ lệ sống sau 24 giờ, 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày
và sau 28 ngày điều trị lần lượt là 71%, 62%, 58%,
55% và 49%. Nghiên cứu của Paiva và cộng sự [5]
trên 1156 BN NKH tại bệnh viện tại 162 đơn vị hồi
sức sơ sinh tại 24 quốc gia cho thấy NKH do nấm
dễ dẫn đến SNK hơn các căn nguyên khác, và tỷ
lệ tử vong chung sau 28 ngày điều trị là 40,6%.
Kết quả này có sự tương đồng với kết quả trong
nghiên cứu của chúng tôi.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy
nguy cơ tử vong ở nhóm có lactate tại thời điểm
chẩn đoán > 6,7 mmol/L cao gấp 9,63 lần nhóm
còn lại (p<0,01); nguy cơ tử vong ở nhóm có nồng
độ HCO3- tại thời điểm chẩn đoán < 16,9 mmol/L
cao gấp 10,29 lần nhóm còn lại (p<0,01); nguy cơ
tử vong ở nhóm có suy từ 3 tạng trở lên tại thời
điểm chẩn đoán cao gấp 8,75 lần nhóm còn lại
(p<0,01) trong đó điểm cut-off của những giá trị

trên là chỉ số trung bình của tất cả BN nghiên cứu
tại thời điểm chẩn đoán, trước khi dùng thuốc
vận mạch.
Trong nghiên cứu về mối liên quan giữa
rối loạn nồng độ oxy máu và thay đổi nồng độ

44

lactate máu [4], Duke đã đưa ra giá trị dự báo của
lactate trong NKH ở trẻ sơ sinh như sau: ở những
BN có nồng độ lactate máu > 2,5 mmol/L, giảm
dần nồng độ lactate theo thời gian đem lại tiên
lượng tốt, cơ hội sống sót của BN tăng lên đáng
kể. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng không có sự
liên quan giữa pH máu động mạch, kiềm thiếu
hụt với nồng độ lactate máu và nồng độ lactate
máu có giá trị tiên lượng tốt hơn những chỉ số
thể hiện thăng bằng kiềm - toan. Điều này đúng
cả với trẻ lớn trong các đơn vị hồi sức tích cực và
hồi sức tim mạch. Một nghiên cứu khác trên 4997
trẻ đủ tháng tại Bệnh viện Đại học Y Washington
từ năm 2009 đến 2012 về pH và nồng độ lactate
máu động mạch rốn liên quan đến tình trạng
bệnh nặng [7] đưa ra kết luận giá trị lactate máu
có giá trị dự báo tốt hơn pH máu (với diện tích
dưới đường cong ROC lần lượt là 0,84 và 0,78,
p=0,03); giá trị pH là <7,25 và lactate máu là >3,9
mmol/L có liên quan đến tình trạng bệnh nặng,
trong đó độ nhạy và độ đặc hiệu của từng chỉ số
lần lượt là 75%-70,6% và 83,9%-71,4%. Như vậy

các nghiên cứu cho thấy nồng độ lactate máu tại
thời điểm chẩn đoán và sự biến đổi của chỉ số này
theo thời gian đều là cơ sở để tiên lượng kết quả
điều trị.
Giá trị bicarbonate máu cũng là một giá trị
dự báo đối với tình trạng tưới máu tổ chức kém.
Trong một nghiên cứu trên 165 bệnh nhân sốc
tim nhập ICU về mối tương quan giữa nồng độ
bicarbonate huyết thanh với nguy cơ tử vong [8]
cho kết quả nồng độ bicarbonate huyết thanh
thấp lúc nhập viện làm tăng nguy cơ tử vong
trong 28 ngày (p<0,0001).
SNK dẫn đến MODS là một tiên lượng xấu
cho BN. Bestati và cộng sự [1] đánh giá tỷ lệ suy
tạng và tiên lượng tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn
cho thấy tỷ lệ mắc MODS và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ
sinh cao hơn ở trẻ lớn (lần lượt là 14,6% so với
5,5%, p<10-7; 75,4%, so với 50,9%, p<10-4); suy
TKTƯ, suy tuần hoàn và suy gan là những yếu tố
dự đoán độc lập về nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh
trong khi tất cả các suy chức năng tạng khác đều
góp phần đáng kể vào nguy cơ tử vong ở trẻ lớn.


phần nghiên cứu
5. Kết luận
Nghiên cứu 45 bệnh nhi so sinh sốc nhiễm
khuẩn, chúng tôi thấy hình thái huyết động trong
SNK ở trẻ sơ sinh tương đối đa dạng. Nồng độ
lactate máu, HCO3- máu và tình trạng suy đa tạng

tại thời điểm chẩn đoán có giá trị tiên lượng kết
quả điều trị.
Tài liệu tham khảo
1. Bestati N., Leteurtre S., Duhamel A., et
al. (2010). Differences in organ dysfunctions
between neonates and older children: a
prospective, observational, multicenter study.
Crit Care, 14(6), R202.
2. Carcillo J.A. (2003). Pediatric septic shock
and multiple organ failure. Crit Care Clin, 19(3),
413-440, viii.
3. Davis A.L., Carcillo J.A., Aneja R.K., et al.
(2017). American College of Critical Care Medicine
Clinical Practice Parameters for Hemodynamic
Support of Pediatric and Neonatal Septic Shock.
Crit Care Med, 45(6), 1061-1093.
4. Duke T. (1999). Dysoxia and lactate. Arch Dis
Child, 81(4), 343-350.

5. Paiva J.-A., Pereira J.M., Tabah A., et al.
(2016). Characteristics and risk factors for 28-day
mortality of hospital acquired fungemias in ICUs:
data from the EUROBACT study. Critical Care,
20(1), 53.
6. Trần Minh Điển (2010). Nghiên cứu kết quả
điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong trong
sốc nhiễm khuẩn trẻ em. Luận án Tiến sĩ Y học.
Trường đại học Y Hà Nội.
7. Tuuli M.G., Stout M.J., Shanks A., et al.
(2014). Umbilical Cord Arterial Lactate Compared

With pH for Predicting Neonatal Morbidity at
Term. Obstet Gynecol, 124(4), 756-761.
8. Wigger O., Bloechlinger S., Berger D., et
al. (2018). Baseline serum bicarbonate levels
independently predict short-term mortality in
critically ill patients with ischaemic cardiogenic
shock. European Heart Journal: Acute
Cardiovascular Care, 7(1), 45-52.
9. Wynn J.L. and Wong H.R. (2010).
Pathophysiology and Treatment of Septic Shock
in Neonates. Clin Perinatol, 37(2), 439-479.

45



×