Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị trượt đốt sống thắt lưng tại Bệnh viện Quân y 175

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.96 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT
SỐNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Trần Đức Linh1, Phạm Thanh Hải1, Đặng Hoài Minh1

Tóm tắt
Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả phẫu thuật
(PT) điều trị bệnh trượt đốt sống (TĐS).
Đối tượng, phương pháp: mô tả tiến cứu trên 33 bệnh nhân (BN) TĐS được
PT giải ép, hàn xương, cố định nẹp vít lối sau tại khoa PTTK bệnh viện 175 từ
01/2014 đến 01/2015.
Kết quả: 33 BN, tuổi trung bình 50.73 ± 12.36, nam/ nữ: 1/ 2.3, tuổi 40 - 60
chiếm 60,61 %. Biểu hiện lâm sàng có đau kiểu rễ 93.1 %, dấu hiệu bậc thang
45.5 %. Trượt do thoái hóa (51.5%), gặp nhiều ở L4, không gặp ở L5, thường kèm
theo hẹp ống sống và hẹp lỗ ghép, trượt hở eo (48.5%) vị trí chủ yếu ở L4, L5.
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 11.42 ± 1.12 ngày. Sau PT 6 tháng chỉ còn
có 1 BN (3%) có kết quả kém, kết quả tốt chiếm 72.7 %.
Kết luận: Phẫu thuật giải ép, hàn xương, cố định nẹp vít lối sau là phương
pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh lý TĐS.
Từ khóa: trượt đốt sống do thoái hóa, trượt đốt sống do hở eo
THE OUTCOME OF SURGICAL TREATMENT FOR LUMBAR
SPONDYLOLISTHESIS PATIENTS IN MILITARY HOSPITAL 175
Abstract:
Objective: to evaluate some of clinical, imaging features and the outcome of
(1)

Bệnh viện Quân y 175

Người phản hồi (Corresponding): Trần Đức Linh ()
Ngày nhận bài: 09/11/2016. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/11/2016.


Ngày bài báo được đăng: 30/12/2016

74


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

surgical treatment for spondylolisthesis patients.
Method: prospective cohort study on 33 spondylolisthesis patients operated by
posterior decompression, interbody fusion, screw fixtional method in Neurosurgery
Department 175 Hospital from 01/2014 to 01/2015.
Results: 33 patients, mean age 50.73 ± 12.36, male/ female: 1/ 2.3, 60.61 %
was 40-60 years old. For clinical symtoms: 93.1 % has radicular pain, stair sign:
45.5% . Degenerative spondylolisthesis was 51.5 %, dominate at L4, associate
with lumbar spinal stenosis and transforalminal stenosis frequently. Isthmic
spondylolisthesis was 48.5 % , dominate at L4, L5. The average post-op time in
hospital was 11.42 ± 1.12 day, after 6 months, 1 patient (3%) was bad result, good
result was 72.7 %.
Conclusion:posterior decompression, interbody fusion, screw fixtional surgery
is a safety and effective method to treat spondylolisthesis.
Keywords: degenerative spondylolisthesis, isthmic spondylolisthesis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trượt đốt sống (TĐS) là sự di
chuyển bất thường của đốt sống trên so
với đốt sống dưới. Đây là nhóm bệnh
không đồng nhất do nhiều nguyên nhân
gây ra, trong đó hở eo và thoái hóa là
hai nguyên nhân thường gặp nhất.
Chỉ định điều trị ngoại khoa được
đặt ra khi các phương pháp điều trị nội

khoa bảo tồn không có kết quả. Có
nhiều kỹ thuật mổ có thể được áp dụng
như phẫu thuật cắt cung sau đơn thuần

(PT Gill), cắt cung sau kết hợp với ghép
xương sau bên và ghép xương thân đốt,
cắt cung sau kết hợp ghép xương và sử
dụng các phương tiện kết xương.
Tại Việt Nam, trong khoảng hơn
1 thập kỷ trở lại đây PT bệnh TĐS đã
có nhiều tiến bộ vượt bậc. Hiện nay sử
dụng phương tiện kết xương nẹp vít qua
cuống, hàn xương liên thân đốt, đặt Peak
Cage đã và đang được áp dụng rộng rãi
tại nhiều bệnh viện lớn trong nước. Tại
khoa PTTK Bệnh viện 175 PT này đã
được tiến hành thường quy, tuy nhiên

75


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016

chưa có nghiên cứu nào tổng kết đánh
giá kết quả. Chính vì vậy chúng tôi tiến
hành đề tài này nhằm mục đích: đánh
giá kết quả của PT kết xương nẹp vít
qua cuống, hàn xương liên thân đốt, đặt
Peak Cage điều trị bệnh TĐS.
ĐỐI TƯƠNG, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Gồm 33 BN TĐS được phẫu thuật
tại khoa PTTK Bệnh viện 175 từ tháng
1/2015 đến 1/2016.
Tiêu chuẩn chọn BN:
+ Được chẩn đoán xác định trượt
đốt sống vùng thắt lưng.
+ Được mổ theo phương pháp giải
phóng chèn ép thần kinh, nắn chỉnh, cố
định cột sống qua cuống, hàn xương
liên thân đốt, đặt Cage.
+ Được theo dõi ít nhất 6 tháng sau
mổ.
Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Các bệnh nhân có các bệnh lý chi
dưới kêt hợp gây ảnh hưởng đến đánh
giá kết quả điều trị (giãn tĩnh mạch,
thoái hóa khớp háng, khớp gối...)
+ Có bệnh lý khác toàn thân gây

76

ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
+ Không có đầy đủ hồ sơ bệnh án.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt
ngang.
Các chỉ tiêu nghiên cứu
Các đặc điểm chung về giới, tuổi,

đặc điểm lâm sàng: thời gian bị bệnh,
hội chứng cột sống, hội chứng chèn ép
rễ thần kinh. Các đặc điểm hình ảnh
( XQ, MRI) như: vị trí trượt, số đốt
trượt, độ trượt, hình ảnh hẹp ống sống,
hẹp lỗ ghép, thoái hóa thoát vị đĩa đệm.
Độ trượt được đánh giá theo
Mayerding:
Độ I: di lệch không quá 1/4 chiều
rộng của thân ĐS dưới.
Độ II: di lệch từ 1/4 đến 1/2 chiều
rộng của thân ĐS dưới.
Độ III: di lệch từ 1/2 đến 3/4
chiều rộng của thân ĐS dưới.
Độ IV: di lệch lớn hơn 3/4 chiều
rộng của thân ĐS dưới.
Kết quả phẫu thuật: tai biến, biến
chứng, ngày nằm viện
Đánh giá mức độ đau và vận động
theo thang điểm Prolo trước và sau mổ
[10]:


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Điểm

Mức độ đau

Mức độ vận động


1

Đau không chịu đựng được.

Không vận động được.

2

Đau hàng ngày mức độ trung
bình đến mức độ nặng.
Đau hàng ngày mức độ nhẹ
hơn.
Đau thành cơn hoặc thỉnh
thoảng đau.
Không đau.

Không làm việc được bao gồm cả
công việc nội trợ.
Làm việc/Hoạt động được nhưng
không bằng trước khi bị bệnh.
Làm việc/Hoạt động được như trước
khi bị bệnh, có hạn chế.
Bình thường (hoặc sau điều trị hồi
phục hoàn toàn).

3
4
5


Kết quả chung được xếp loại theo 3 mức:
Kết quả

Chỉ tiêu đánh giá

Tốt

Prolo ≥ 8

Trung bình

Prolo 6-7
Prolo ≤ 5 hoặc

Kém

Prolo sau mổ không thay đổi

KẾT QUẢ
1. Tuổi và giới
Tuổi: trung bình 50.73 ± 12.36, thấp nhất 21 và cao nhất 74 tuổi
Bảng 3.1: phân bố nhóm tuổi mắc bệnh
Tuổi
<30
30-39
40-49
N
3 (9.1%)
1
13

(3%)

(39.4%)

50-60
7

>60
9

(21.2%)

(27.3%)

Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40 - 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 60,61 %.
Giới: Nam/ Nữ = 1/2.3

77


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016

2. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian bị bệnh trung bình: 48.42 tháng, 63.63 % bệnh nhân có thời gian bị
bệnh trên 2 năm
Các bệnh nhân biểu hiện lâm sàng chủ yếu với 2 hội chứng: cột sống và hội
chứng chèn ép rễ thần kinh.
Bảng 3.2: Hội chứng cột sống
Hội chứng cột sống
Đau cột sống

Dấu hiệu bậc thang
Cong vẹo cột sống
Shoberg

N
33
15
7

%
100
45.5
21.2

Âm tính

4

12.1

Nhẹ

11

33.3

Vừa

14


42.4

Nặng

4

12.1

Bảng 3.3: Hội chứng chèn ép thần kinh
Hội chứng chèn ép rễ thần
N
kinh
Đau kiểu rễ
31
Lasegue (+)
29
Rối loạn cảm giác
19
Liệt cơ
3
Rối loạn cơ tròn
1

%
93.9
87.9
57.6
9.1
3


3. Chẩn đoán hình ảnh
Bảng 3.4 : Độ trượt
Độ trượt
Độ I
22
N (%)
(66.7%)

78

Độ II
10

Độ III
1

(30.3%)

(3%)

Độ IV
0


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 3.5. Một số đặc điểm trên chẩn đoán hình ảnh
Đặc điểm
Thoái hóa
Hở eo

17
16
Loại trượt
(51.5%)
(48.5%)
Số lượng đốt trượt
Trượt 1 đốt

14 (42.4%)

Trượt 2 đốt
Vị trí đốt trượt

3

L2,4

(9.1%)

15 (45.5%)
1 (3 %)

1 (3%)

0

L3

3 (9.1%)


1 (3%)

L3,4

2 (6.1%)

0

10 (30.3%)

7 (21.2%)

1 (3 %)

1 (3%)

L5
Hẹp ống sống

0
11 (33.3%)

7 (21.2%)
3 (9.1%)

Hẹp lỗ ghép

13 (39.4%)

8 (24.2%)


L4
L4,5

4. Kết quả điều trị
Thời gian nằm viện sau mổ trung
bình 11.42 ± 1.12 ngày. Không có tai
biến biến chứng đáng kể nào xảy ra
như tổn thương rễ, rách màng cứng,
hay nhiễm khuẩn vết mổ. Có 3 bệnh
nhân (9.1 %) biểu hiện đau kiểu rễ quá
mức sau mổ do phù nề rễ .

95 % số bệnh nhân bị rối loạn cảm
giác sau mổ khỏi và giảm. 3 BN yếu
liệt cơ trước PT chỉ có 1 BN sức cơ
phục hồi hoàn toàn.
Kết quả nắn chỉnh: đa số BN được
nắn chỉnh hoàn toàn, chỉ còn lại 6 BN
(18 %) còn trượt độ I.

Bảng 3.6: độ trượt sau phẫu thuật
Độ trượt
Không trượt
Độ I
Trước PT
0
22 (66.7%)
Sau PT
19 (57.6%)

14 (42.4%)

Độ II
10 (30.3%)
0

Độ III
1 (3%)
0

79


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016

80
70
60
50
40
30
20
10
0

kem
trung binh
tốt

truoc ra viện sau 6

PT
tháng
\s
Biểu đồ 1: kết quả điều trị

BÀN LUẬN
Độ tuổi gặp nhiều nhất trong
nghiên cứu từ 40-60 tuổi ( 60.1 %).
Các tác giả khác cũng cho thấy rằng
TĐS gặp nhiều ở độ tuổi trung niên,
bởi vì đây là nhóm tuổi đã trải qua quá
trình lao động kéo dài nhều năm thúc
đẩy quá trình thoái hóa làm mất vững
cột sống [1] [3][6][11].
Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ giới,
trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ
nữ/nam là 2.3/1 .
1. Triệu chứng lâm sàng
100 % bệnh nhân biểu hiện lâm
sàng hội chứng cột sống, 93.9 % có
đau kiểu rễ, các nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước cho số liệu
80

tương tự. [3] [6] [11]. có 2 bệnh nhân
chỉ biểu hiện hội chứng cột sống đơn
thuần, tuy nhiên bệnh nhân đau liên tục
và đã được điều trị nội khoa nhiều năm
nhưng hiệu quả điều trị không cao, ảnh
hưởng đến chất lượng cột sống. Các tác

giả nước ngoài cũng cho rằng nên chỉ
định PT cho bệnh nhân đau nhiều mà
điều trị nội khoa không kết quả, hoặc
qua theo dõi mà thấy trượt tiến triển [6]
[9].
Dấu hiệu bậc thang chỉ gặp 45.5%
số BN, đây là một triệu chứng đặc
trưng có ý nghĩa để chẩn đoán trượt
đốt sống trên lâm sàng, tuy nhiên ở các
bệnh nhân độ trượt nhỏ, hoặc thể trạng
béo dấu hiệu này không rõ ràng. 57.6
% (19 BN) có rối loạn cảm giác trước


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

mổ, chứng tỏ bệnh nhân đã bị bệnh và
điều trị nội khoa trong thời gian dài
trước khi quyết định phẫu thuật.
2. Vị trí và số lượng đốt sống
trượt
Vị trí hay gặp nhất là tầng L4, L5,
trong nghiên cứu của chúng tôi TĐS
tầng này chiếm tới 87.9 %, kết quả này
cũng tương đồng vơí các nghiên cứu
trong và ngoài nước[2][8][9]. Có sự
khác biệt về vị trí đốt sống trượt theo
nguyên nhân, trượt do hở eo hầu như
chỉ xảy ra ở 1 tầng và gặp chủ yếu ở L4,
L5 và rất hiếm gặp ở các đốt sống thắt

lưng cao. Do đặc điểm đây là vùng cột
sống chịu lực và có biên độ vận động
lớn nhât trong các đốt sống thắt lưng.
Trong khi đó trượt do thoái hóa có tỷ
lệ nhất định gặp ở L2, L3 (6BN chiếm
18.2 %), và có thể gặp ở nhiều tầng
(4BN). TDS do thoái hóa gặp chủ yếu
ở tầng L4 ít gặp ở tầng L5. Quá trinh
thoái hóa và viêm kéo dài làm cho bề
mặt khới bị mòn dần, và có định hướng
theo chiều trước sau, làm lỏng lẻo sự
liên kết giữa các đốt sống gây ra hiện
tượng di lệch bất thường, đốt sống biên
độ vận động càng lớn, chịu lực nhiều
thì bị trượt càng sớm. Tuy nhiên, đốt
sống L5 có gai ngang to khỏe, là điểm
bám của nhiều dây chằng thắt lưng
chậu và các cơ làm tằng cường sự liên
kết chặt chẽ của nó với xương cùng, do
đó ít gặp trượt đốt sống L5 do thoái hóa

hơn so với L4 [8][11].
Hình ảnh hẹp lỗ ghép gặp 21 BN,
hẹp ống sống 14 BN, chủ yếu là ở các
bệnh nhân trượt do thoái hóa. Tỷ lệ này
của chúng tôi không có sự khác biệt so
với các tác giả khác, Nguyễn Hùng
Minh 62.5 %, Lian XF 53.4 % TĐS do
thoái hóa có hẹp ống sống [2][6]. Hẹp
lỗ ghép là nguyên nhân chủ yếu gây

đau rễ, do đó xác định tình trạng hẹp lỗ
ghép có ý nghĩa định hướng cho giải ép
thần kinh trong mổ.
3. Phương pháp PT và kết quả
điều trị
Tất cả cac BN trong nghiên cứu
đều được mổ theo phương pháp, giải
ép nắn chỉnh, hàn xương liên thân đốt,
cố định nẹp vít qua cuống bằng đường
vào phía sau ( PLIF- Posterior Lumbar
Interbody Fusion), đây là phương pháp
phẫu PT phổ biến cho bệnh lý mất
vững cột sống. Một số tác giả cho rằng
đây là phương pháp có nhiều hạn chế
như vén rễ và bao màng cứng nhiều, do
dó dễ gây rách màng cứng, tổn thương
rễ thần kinh, cũng như hình thành mô
xơ gây co kéo màng cứng sau mổ. Tuy
nhiên, trong bệnh lý TĐS, đường vào
phía sau cho phép bộc lộ rộng rãi, do
đó giải phóng chèn ép rẽ thần kinh
được triệt để hơn, cũng như thuận lợi
hơn khi hàn xương và cố định đốt sống
trượt, là những mục tiêu quan trọng
của phẫu thuật TĐS. Do đó nếu thực
81


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016


hiện tốt phương pháp này sẽ cho hiệu
quả điều trị cao, trong nghiên cứu của
chúng tôi không có trường hợp nào bị
tai biến rách màng cứng hay tổn thương
rễ thần kinh trong mổ, có 3 bệnh nhân
(9.1 %) biểu hiện đau kiểu rễ quá
mức sau mổ do phù nề rễ , tuy nhiên
đã được điều trị tích cực bằng corticoid
, BN hoàn toàn hết đau khi ra viện.
Tại thời điểm ra viện, đau kiểu rễ
phục hồi đáng kể 97 % bệnh nhân giảm
và hết đau. Vận động của bệnh nhân đã
được cải thiện, biểu hiện liệt cơ không
thể phục hồi ngay sau mổ mà cần có
thời gian, đôi khi không thể phục hồi
do rễ thần kinh chi phối bị tổn thương
hoàn toàn.
Sau 6 tháng kết quả điều trị tốt 72.7
% và trung bình đạt 24.3 %, 1 trường
hợp trượt độ 3 cho kết quả kém, điểm
Prolo không thay đổi so với trước mổ.
Các nghiên cứu của các tác giả khác
cũng cho thấy PT là phương pháp
điều trị hiệu quảnhư Turner (75% kết
quả tốt), Phan Trọng Hậu (75.7 % kết
quả tốt), hay Nguyễn Vũ (58.5 % tốt,
41.5% trung bình) [1][3][5].
Việc nắn chỉnh trong mổ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: mức độ trượt,
mức độ thoái hoá, loãng xương, thời

gian tiến triển của trượt, đôi khi là mức
độ chèn ép thần kinh. Trong nghiên
cứu: 42.4 % số trường hợp được nắn
chỉnh hoàn toàn, không còn bệnh nhân
82

trượt độ II-III, kết quả này tương đối
cao hơn so với các tác giả khác bởi
vì số lương bệnh nhân trượt độ I trong
nghiên cứu của chúng tôi nhiều, mặt
khác chúng tôi thường bắt vít vào 3
tầng, do đó sẽ dễ dàng hơn trong việc
nắn chỉnh so với chỉ bắt vít 2 tầng, hơn
nữa cột sống sẽ được cố định tốt hơn
sau mổ. Một trường hợp trượt độ III
được nắn chỉnh về độ I tuy nhiên kết
quả điều trị chung không tốt, bệnh nhân
vẫn đau rễ như trước PT, khi phân tích
trường hợp này chúng tôi thấy rằng khe
đĩa đệm của bệnh nhân rất hẹp, do đó
khi tách ra để nắn chỉnh và hàn xương
có thể làm căng rễ thần kinh. Do đó
không nên nắn chỉnh quá mức với độ
thích nghi của cột sống sẽ làm căng rễ,
có khi gây tổn thương thần kinh thứ
phát, quan điểm này được nhiều tác giả
đồng tình ủng hộ [1] [2][3][6][7].
KẾT LUẬN
TĐS thường gặp ở lứa tuổi trung
niên, nữ nhiều hơn nam. Lâm sàng biểu

hiện chủ yếu là đau cột sống thắt lưng,
đau lan kiểu rễ thần kinh, dấu hiệu bậc
thang là triệu chứng có ý nghĩa chẩn
đoán trên lâm sàng. MRI và XQ là 2
phương tiện chẩn đoán chính. Phẫu
thuật giải ép, cố định cột sống nẹp vít,
hàn xương liên thân đốt là phương
pháp điều trị an toàn hiệu quả cho bệnh
lý này.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Hậu (2006), “
Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu
thuật bệnh trượt đốt sống thắt lưng do
hở eo ở người trưởng thành”, Luận văn
tiến sỹ y học- bệnh viện 108.
2.
Nguyễn
Hùng
Minh
(2010),“Nghiên cứu chẩn đoán vành
giá bước đầu kết quả điều trị trượt thân
đốt sống thắt lưng bệnh lý tại bệnh viện
103”, tạp chí Y học thực hành.
3. Nguyễn Vũ (2008),” Đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu
thuật trượt đốt sống thắt lưng do hở

eo”, luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y
Hà Nội.
4. Đào Văn Thủy (2013),“ Nhận
xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
kết quả phẫu thuật trượt đốt sống thắt
lưng do hở eo”.
5. Turner J.A(1993), “ Metaanalysis of Lumbar Spinal Fusion”,
Acta Othop Scand 64: 120-122.
6. Lian XF, Hou TS (2013),
“Posterior lumbar interbody fusion
for aged patients with degenerative
spondylolisthesis:
is
intentional

surgical reduction essential “, The
spine Journal Volume 13, Issue 10, p:
1183-1189.
7. Bradford D.S , Boachie
A.O (1990) , “ Treatment of severe
Spondylolisthesis by Anterior and
Posterior Reduction and Stabilization”,
J.B.J.S 72 A, p: 1060 1066.
8. Zdebblick T.A (1997), “
Spinal Instrumentation”, Othopaedic
Knowledge Update: Spine, Ameriacan
Academy Othopaedic surgeons, p: 5561.
9. Miao J, Wang S., Wan Z. (2012),
“ Motion characteristics of the vertebral
segments with lumbar degenerative

spondylolisthesis in elderly patients”,
European spine Journal, pp: 12-14.
10. Steven M.T (2001), “ Isthmic
spondylolisthesis and spondylolysis’’,
Journal of the Southren Orthopaedic
Association 10 () pp: 164-172.
11. Morita T., Ikata T. (1995), “
Lumbar Spondylolysis in Children and
Adolescents’’, J.B.J.S 77A pp: 620625.

83



×