Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kết quả bước đầu thay khớp háng toàn phần do hoại tử chỏm xương đùi độ III-IV trên nhóm thợ lặn ở đảo Phú Quý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.33 KB, 11 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN DO
HOẠI TỬ CHỎM XƯƠNG ĐÙI ĐỘ III-IV TRÊN NHÓM THỢ LẶN
Ở ĐẢO PHÚ QUÝ
Trần Lê Đồng1, Mỵ Duy Tiến1, Lê Tuấn Dũng1, Lê Phước Cường1

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh tổn thương khớp háng trên
phim X- quang. Đánh giá kết quả bước đầu thay khớp háng toàn phần trên bệnh nhân thợ
lặn bị hoại tử chỏm xương đùi ở đảo Phú Quý.
Đối tượng: 36 thợ lặn, tuổi từ 24 đến 76. Được chẩn đoán hoại tử chỏm xương
đùi và thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện Quân y 175 từ 05/2017 đến 06/2019.
Phương pháp: Tiến cứu, không nhóm chứng, mô tả cắt ngang kết hợp theo dõi dọc.
Kết quả: 100% bệnh nhân hoại tử chỏm xương đùi độ III-IV theo Ficat.
Điểm VAS cải thiện rõ rệt từ trước mổ (7,18 ± 0,14) đến sau mổ (0,03 ± 0,02).
Kết quả theo thang điểm Harris Score: rất tốt và tốt chiếm 97.2%.
Kết luận: Lặn sâu trong thời gian dài, thiếu trang bị bảo hộ là yếu tố nguy cơ
gây ra hoại tử chỏm xương đùi trên nhóm thợ lặn ở đảo Phú Quý.
Thay khớp háng toàn phần cho nhóm bệnh nhân thợ lặn bị hoại tử chỏm xương
đùi giúp giảm triệu chứng đau và cải thiện biên độ vận động khớp háng.
Từ khóa: Hoại tử chỏm xương đùi do giảm áp, thay khớp toàn phần.
EARLY OUTCOMES OF TOTAL HIP ARTHROPLASTY FOR
FEMORAL HEAD AVASCULAR NECROSIS GRADE III-IV IN DIVERS ON
PHU QUY ISLAND
SUMMARY
Objectives: To assess clinical characteristics and x-ray of hip lesion . Evaluation
Học viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Trần Lê Đồng ()
Ngày nhận bài: 28/4/2020, ngày phản biện: 6/5/2020
Ngày bài báo được đăng: 30/6/2020


1

5


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 22 - 6/2020

of initial outcomes of total hip arthroplasty for undergoing femoral head avascular
necrosis divers on Phu Quy island.
Subjects: 36 divers, aged 24 to 76, diagnosed with avascular necrosis of femoral
head, and treated with total hip arthroplasty at Military hospital 175 from May-2017 to
Jun.-2019.
Methods: Prospective study, no controlled group, cross-sectional analysis of
longitudinal data
Result: Ficat classification with 100% grade III – IV lesion.
VAS scores decreased gradually from pre-op (7.18 ± 0.14) to post-op (0.03 ±
0.02) Postoperative Harris’s score: 97.2% very good and good..
Conclusion: This study has shown that, the experimental years of deep diving
and lack of protective equipment are the risk factors for avascular necrosis of femoral
head.
Total hip arthroplasty for avascular necrosis of femoral head in divers help
reduce pain symptoms and increase range of motion of hip joint.
Keyword: dysbaric femoral head avascular necrosis, total hip arthroplasty.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoại tử chỏm xương đùi do giảm
áp là một dạng hoại tử chỏm xương đùi
thường gặp ở thợ lặn biển sử dụng khí nén
hay khí gas [8]. Việc chịu đựng áp suất
cao trong thời gian dài và giảm áp đột
ngột được cho là nguyên nhân chính gây

ra hoại tử xương. Tác giả Jones J.P (1996)
cho rằng chính sự xuất hiện đột ngột của
bọt khí Nitơ trong mạch máu gây ra tổn
thương đối với các tế bào nội mạc mạch
máu, dẫn đến biến chứng toàn thân, chứ
không chỉ giới hạn ở xương [2]. Tỉ lệ hoại
tử tiêu xương chiếm 2-5% ở lính lặn Hải
Quân Mỹ, 25-35% ở các công nhân làm
việc trong hầm, 50-65% ở ngư dân đánh
6

cá [3, 4, 7]. Các tổn thương này nếu không
được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến
thoái hóa khớp háng. Tỷ lệ các bệnh nhân
phải thay khớp liên quan đến bệnh lý thoái
hóa khớp thứ phát sau hoại tử chỏm xương
đùi thường gặp trong những năm gần đây.
Phú Quý là huyện đảo thuộc tỉnh
Bình Thuận, miền trung Việt Nam. Người
dân ở đây chủ yếu sống dựa vào đánh bắt
hải sản, chủ yếu là lặn tự do, không hiểu
nhiều về tác hại của lặn sâu, không được
trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, không
được tập huấn các kỹ năng lặn nên rất dễ
xảy ra bệnh lý giảm áp.
Từ năm 2017, Bệnh viện Quân


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


y 175 đã tiến hành phẫu thuật thay khớp
háng cho nhóm bệnh nhân thợ lặn bị thoái
hóa khớp háng thứ phát do hoại tử chỏm
xương đùi ở đảo Phú Quý. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục
tiêu:

chuẩn trên.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và
hình ảnh tổn thương khớp háng trên phim
x-quang.

Tiến cứu, không nhóm chứng, mô
tả cắt ngang kết hợp theo dõi dọc.

Đánh giá kết quả bước đầu thay
khớp háng toàn phần trên bệnh nhân thợ
lặn bị hoại tử chỏm xương đùi ở đảo Phú
Quý.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng:
36 bệnh nhân làm nghề thợ lặn
tại đảo Phú Quý, được chấn đoán hoại
tử chỏm xương đùi và được phẫu thuật
thay khớp háng toàn phần từ 05/2017 đến
06/2019.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Bệnh nhân được chẩn đoán hoại

tử chỏm xương đùi trên phim X-quang
Là thợ lặn ở đảo Phú Quý.
Có đầy đủ hồ sơ bệnh án, phim
Xquang trước và sau mổ.
BN đồng ý tham gia nghiên cứu
và tái khám theo hẹn.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Các BN không có đầy đủ các tiêu

BN không tuân thủ chế độ khám
định kỳ, không tái khám hoặc không liên
lạc được.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Phân loại hoại tử chỏm xương đùi
trên X-quang theo Ficat.
Hẹn tái khám, đánh giá kết quả
cho bệnh nhân sau phẫu thuật theo thang
điểm Harris, đánh giá mức độ đau theo
thang điểm VAS.
Phân tích và xử lý số liệu thu thập
được bằng phần mềm SPSS 22.0
3. KẾT QUẢ, BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Tuổi
Độ tuổi trung bình: 45,41 ± 1,25,
thấp nhất là 24, cao nhất là 76. Gặp nhiều
nhất ở lứa tuổi 40 - 59 tuổi (61,1%), 24 39 tuổi (30,6%).
Nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ
yếu lứa tuổi lao động. Đây là lứa tuổi mà

các phẫu thuật viên phải đặc biệt quan tâm
vì phẫu thuật thay khớp háng ở độ tuổi này
đối diện với khả năng thay lại khớp háng
lần 2 rất cao. Kết quả của chúng tôi cũng
tương đương với các tác giả khác như K.
Miyanishi (2006) báo cáo về tổn thương
hoại tử xương trên 31 thợ lăn tự do với độ
7


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 22 - 6/2020

tuổi trung bình là 44,9 ± 8,9 [5]. Gemmp
E. (2009) nghiên cứu về bệnh lý giảm áp
trên 288 thợ lặn với độ tuổi trung bình 38
± 8,4. [4].
3.1.2. Giới tính:
100% là nam giới. Thợ lặn là một
nghề đặc thù đòi hỏi phải có sức khỏe và độ
nguy hiểm cao nên hầu như chỉ có nam giới
làm nghề này, tương tự nghiên cứu của K.
Miyanishi ( 2006) và Gemmp E. ( 009) cũng
tiến hành trên 100% thợ lăn nam. [4, 5].
3.1.3. Phương pháp lặn và dụng
cụ bảo hộ:

100% thợ lặn trong nghiên cứu
của chúng tôi là các thợ lặn tự do, làm
nghề đánh bắt hải sản, không sử dụng quần
áo bảo hộ trong quá trình lặn. Quá trình lặn

được cung cấp khí thông qua bình khí nén
đặt trên tàu.
Trong nghiên cứu của K.
Miyanishi, Gemmp E., các thợ lặn đều
được trang bị quần áo bảo hộ và mang theo
bình khí khi lặn [4, 5]. Nghiên cứu của
Uzun 2008 được tiến hành trên thợ lặn hải
quân Thổ Nhĩ Kỳ, cũng được trang bị đầy
đủ quần áo bảo hộ.[7]

3.2. Phân loại theo khớp tổn thương
Bảng 3.2. Phân loại theo bên tổn thương
Khớp tổn thương
Bên phải
Bên trái
Cả 2 bên
Cộng

Số lượng
11
2
23
36

Tỉ lệ (%)
30,6
5,5
63,9
100


Khi có sự hình thành bọt khí Nitơ trong lòng mạch gây ra tổn thương các tế bào
nội mạc mạch máu thì có thể gây ra các biến chứng toàn thân nặng nề, vì vậy tỷ lệ các
bệnh nhân bị tổn thương nhiều vị trí chiếm tỷ lệ lên tới 63,9%. Trong nghiên cứu của K.
Miyanishi thì số lượng khớp tổn thương trung bình là 1,5± 1,8. [5]
3.3. Phân loại theo thời gian làm nghề:
Bảng 3.3. Phân loại theo thời gian làm nghề (năm)
Thời gian làm nghề (năm)
<5
5 - 10
>10
Tổng
8

Số lượng
19
13
4
36

Tỷ lệ (%)
52,8
36,1
11,1
100


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhóm có thời gian làm nghề dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (52,8%). Trong đó
người lặn ít nhất 2,5 năm, cao nhất 14 năm.

Nguy cơ của tổn thương xương do giảm áp tăng dần theo thời gian làm nghề.
Trong nghiên cứu của K. Miyanishi, nhóm bệnh nhân có tổn thương do giảm áp có thời
gian làm nghề trung bình tại thời điểm nghiên cứu là 24,9 ± 10,5 năm [5]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi thời gian hành nghề của nhóm bệnh nhân ngắn hơn, tuy nhiên điều
này có thể giải thích được do thiếu trang bị bảo hộ, dẫn đến bệnh nhân bị tổn thương
khớp sớm hơn.
3.4. Phân loại theo thời gian trung bình mỗi lần lặn
Bảng 3.4. Phân loại theo thời trung bình mỗi lần lặn (giờ)
Thời gian (giờ)
<1
1-2
>2
Tổng

Số lượng
21
12
3
36

Tỷ lệ (%)
58,4
33,3
8,3
100

Thời gian lặn dưới 1 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất (58,4%). Trong đó người có lần
lặn ít nhất khoảng 45 phút, cao nhất 2,5 giờ.
Thời gian lặn trung bình trong ngày của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của
K. Miyanishi là 5,9 ± 1,9 giờ, với số lần lặn trung bình là 3,4 ± 2,3 [5]. Trong nghiên cứu

của Gemmp thời gian lặn trung bình mỗi lần là 40 ±19 phút. [4]
3.5. Phân loại theo độ sâu lặn
Bảng 3.5. Phân loại theo độ sâu thường lặn (mét)
Độ sâu (m)
<10
10 - 20
>20
Tổng

Số lượng
8
23
5
36

Độ sâu mỗi lần lặn phụ thuộc vào
mục đích khai thác hải sản, sức khỏe của
thợ lặn và việc cung cấp khí nén từ máy
phát trên tàu.
Ở nghiên cứu của K. Miyanishi

Tỷ lệ (%)
22,2
63,9
13,9
100

nhóm thợ lặn có trang bị đầy đủ thiết bị
bảo hộ có độ sâu lặn trung bình là 14,5
± 7,6 m. [5], trong khi độ sâu trung bình

của nhóm thợ lặn trong nghiên cứu của
Gemmp E. là 45 ± 18 m. [4]
9


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 22 - 6/2020

3.6. Thời gian bị bệnh đến lúc phẫu thuật
Bảng 3.6: Thời gian bị bệnh đến lúc phẫu thuật
Thời gian (năm)
<2
2–5
6 – 10
>10
Cộng
Thời gian BN chịu đau do hoại
tử chỏm xương đùi nhiều nhất ở nhóm
thời gian từ 2 - 5 năm (41,7%), sau đó đến
nhóm 6 - 10 năm (25%), trong đó người đi
mổ sớm nhất 17 tháng, muộn nhất 23 năm.
Thời gian chờ mổ kéo dài chủ yếu do BN
chưa có kiến thức về bệnh giảm áp do lặn
và tâm lý sợ mổ. Thêm vào đó là trình độ
y tế tại đảo còn hạn chế nên chưa phát hiện
về bệnh sớm. Đồng thời đời sống người
bệnh còn khó khăn nên chưa có điều kiện
đi khám bệnh thường xuyên. Một yếu tố
khác là do khoảng cách, đi lại khó khăn.
Chỉ đến khi triệu chứng lâm sàng rõ ràng
mới đi khám và điều trị.


Số lượng
7
15
9
5
36

Tỷ lệ (%)
19,4
41,7
25,0
13,9
100
3.7. Triệu chứng lâm sàng

100% bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu bị đau vùng khớp háng khi đi
lại và vận động, trong đó có 6 bệnh nhân
phải đi lại bằng nạng. 72% số bệnh nhân bị
biến dạng cột sống thắt lưng, khi bị thoái
hóa khớp, bệnh nhân không còn giữ được
dáng đi sinh lý, sau thời gian dài sẽ dẫn
đến biến dạng cột sống thắt lưng.
Trong nghiên cứu của Reddy trên
30 bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi,
có 90% có các triệu chứng đau, hạn chế
vận động khớp háng [6]

3.8. Mức độ hoại tử chỏm xương đùi trên X-quang theo Ficat

Bảng 3.8. Mức độ hoại tử chỏm xương đùi theo Ficat
Ficat
Độ 3
Độ 4
Tổng
100% bệnh nhân thợ lặn bị hoại tử
chỏm xương đùi mức độ nặng theo phân
loại của Ficat. Trong đó độ IV chiếm hơn
10

Số lượng
4
32
36

Tỷ lệ (%)
11,1
88,9
100

(88,9%).
Ngoài ra trên 8/36 bệnh nhân có
chụp cắt lớp vi tính khớp háng, chúng tôi


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nhận thấy rằng có sự hình thành các hốc
xương ở vùng ổ cối, đây có thể là hậu quả
của việc phá hủy tổ chức xương do tắc

mạch. Tuy nhiên vì số lượng khảo sát ít nên
chúng tôi không đưa vào kết quả nghiên
cứu. Theo nghiên cứu của Uzun và cộng

sự tỉ lệ nang xương ở vùng ổ cối chiếm đến
33% ở các thợ lặn hải quân. [7]
Các bệnh nhân cư trú trên đảo
nhỏ, không có điều kiện chăm sóc sức
khỏe thường xuyên nên khi phát hiện bệnh
đã ở giai đoạn muộn.

Hình ảnh X-quang trước và sau mổ của BN trong nhóm nghiên cứu
3.9. Liên quan giữa lặn với mức độ hoại tử chỏm xương đùi
3.9.1. Liên quan giữa độ lặn sâu với mức độ hoại tử chỏm xương đùi
Bảng 3.9: Liên quan giữa độ lặn sâu với mức độ hoại tử chỏm xương đùi
Phân độ Độ
lặn sâu

< 10 m
10 - 20 m
>20 m
p

Số lượng
3
1
0

Độ 3


Ficat
Tỷ lệ (%)

Số lượng

8,3
2,8

5
22
5

Độ sâu lặn có liên quan với mức
độ hoại tử chỏm xương đùi. Lặn càng sâu

< 0,0032

Độ 4

Tỷ lệ (%)
13,9
61,1
13,9

thì mức độ hoại tử chỏm xương đùi càng
nặng. Mối liên quan này có ý nghĩa thống
11


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 22 - 6/2020


kê (p= 0,0032, t- test)
Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương đương với tác giả K. Miyanishi,
nhóm bệnh nhân có tổn thương xương do
bệnh lý giảm áp có độ sâu lặn trung bình
(14,5±7,6 m) cao hơn so với nhóm không

bị tổn thương (11,0±3,9 m) với p = 0,0653.
[5]
3.9.2. Liên quan giữa thời gian lặn
mỗi lần với mức độ hoại tử chỏm xương
đùi

Bảng 3.10: Liên quan giữa thời gian lặn mỗi lần với mức độ hoại tử chỏm
xương đùi
Phân độ
Thời gian mỗi lần lặn

Số lượng

< 1 giờ
1 - 2 giờ
>2 giờ
p

2
1
1


Độ 3

Ficat
Tỷ lệ (%)

Số lượng

5,6
2,8
2,8

19
11
2

Thời gian mỗi lần lặn không có
liên quan với mức độ hoại tử chỏm xương
đùi, và mối liên quan này có ý nghĩa thống
kê (p = 0,048, t-test). Trong nghiên cứu

0.048

Độ 4

Tỷ lệ (%)
52,7
30,5
5,6

của K. Miyanishi thời gian lặn trung bình

trong ngày ở nhóm tổn thương do giảm
áp là (5.9 ±1.9 h) so với nhóm không tổn
thương là (6.2± 2.3 h), với p=0.8836 [5]

3.10. Mức độ đau (VAS)
Bảng 3.11. Đánh giá mức độ đau theo thời gian (VAS)
Điểm
VAS
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình

Trước PT

Sau PT

2
9
7.18
± 0.14

1
8
4.58
± 0.21

Phép kiểm t test bắt cặp: p<0.001
Điểm VAS trung bình trước mổ
là 7.18 ± 0.14 và giảm dần đến sau mổ là
4.58 ± 0.21, ở thời điểm lần tái khám 1 là

12

Tái khám
lần 1
0
4
0.27
± 0.11

Tái khám
lần 2
0
2
0.12
± 0.07

Tái khám
lần 3
0
1
0.03
± 0.02

0.27 ± 0.11, ở thời điểm lần tái khám 2 là
0.12 ± 0.07, ở thời điểm lần tái khám 3 là
0.03 ± 0.02. Mức độ giảm điểm đau VAS
theo thời gian có ý nghĩa thống kê (p<
0.001, t-test)



CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Kết quả của chúng tôi cũng tương
đồng với nghiên cứu của Reddy khi tiến
hành thay khớp háng cho 30 bệnh nhân bị

hoại tử chỏm xương đùi, với điểm số đánh
giá mức độ đau cải thiện rõ rệt sau phẫu
thuật. [6]

3.11. Biên độ vận động khớp háng
Bảng 3.12. Biên độ vận động khớp háng
Danh mục
Gấp
Duỗi
Dạng
Khép
Xoay trong
Xoay ngoài

TM
72 ± 15
5±2
24 ± 12
12 ± 6
22 ± 13
7 ± 11

Biên độ trung bình(độ)
SM

TK1
90 ± 12
110 ± 13
6±3
8±3
26 ± 14
34 ± 13
21 ± 7
26 ± 6
27 ± 14
28 ± 13
12 ± 14
19 ± 13

Nhận xét: Biên độ vận động khớp
háng tăng dần từ trước mổ đến sau mổ và
các lần tái khám sau mổ. Sự cải thiện biên
độ này có ý nghĩa thống kê (p = 0,0039,
t-test).
Đạt được kết quả này do chúng
tôi đã ý thức được tầm quan trọng của vị
trí đặt ổ cối, chuôi, cân bằng phần mềm

TK2
114 ± 12
8±2
38 ± 12
26 ± 7
29 ± 11
23 ± 14


p

p = 0,0039

quanh khớp nhân tạo và tập phục hồi
chức năng sau thay khớp. Trong nghiên
cứu của Reddy (2018) các bệnh nhân
sau thay khớp háng cũng có sự cải thiện
rõ rệt về biên độ vận động khớp háng
với điểm số đánh giá mức độ vận động
tăng từ 3,07 ± 1,01 trước mổ lên 4,7 ±
0,47sau phẫu thuật 24 tuần ( p=0,001
Mann Whitney test)

3.12. Đánh giá kết quả theo thang điểm Harris
Bảng 3.13: Kết quả theo thang điểm Harris
Harris Score
Rất tốt: 90 - 100 điểm
Tốt: 80 - 89 điểm
Trung bình: 70 - 79 điểm
Xấu: ≤ 70 điểm
Tổng

Số lượng
14
21
1
0


Tỷ lệ (%)
38,9
58,3
2,8
0

Kết quả điều trị phẫu thuật rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ cao (97,2%), trung bình
chiếm tỷ lệ thấp (2,8%).
13


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 22 - 6/2020

Hình ảnh X-quang trước và sau mổ của BN trong nhóm nghiên cứu
Mai Đắc Việt năm 2015 thay khớp
háng toàn phần cho 42 bệnh nhân với
68 khớp háng, điểm Harris tăng từ 45,8
trước phẫu thuật lên 98,4 sau phẫu thuật
(p<0,001, t-test) [1]. Reddy năm 2018
thay khớp háng cho 30 bệnh nhân hoại
tử tiêu chỏm với điểm Harris trước phẫu
thuật là 47,27 ± 9,9 và sau phẫu thuật 24
tháng là 96,37 ± 3,65, kết quả rất tốt và tốt
là 93,33%. [6]
KẾT LUẬN
Đặc điểm của nhóm bệnh nhân
thợ lặn ở Huyện đảo Phú Qúy:
Gặp 100% là nam giới, ở những
người lặn sâu, lặn lâu năm và không được
tập huấn các kiến thức về lặn, cũng như

không được trang bị bảo hộ khi lặn sâu.
Điều kiện kinh tế khó khăn, chăm sóc sức
khỏe ban đầu còn chưa được đầy đủ.
14

Chủ yếu gặp ở lứa tuổi lao động.
Trong đó 40 - 59 tuổi (61,1%), 24 - 39 tuổi
(30,6%).
Hình ảnh XQ theo phân loại Ficat
chỉ gặp độ III-IV. Trong độ IV (88,9%), độ
III (11,1%), có hình ảnh biến dạng nặng
chỏm, ổ cối, nhiều nang xương, gai xương
ở chỏm và ổ cối.
Kết quả bước đầu thay khớp háng
toàn phần ở nhóm bệnh nhân thợ lặn:
100% bệnh nhân liền sẹo vết mổ
kỳ đầu, sẹo không co kéo.
Có sự cải thiện tăng lên rõ rệt về
biên độ vận động của khớp háng từ trước,
sau phẫu thuật và các lần tái khám, biên độ
gấp/ duỗi trước mổ là 72 ±150/ 5±20, sau tái
khám lần 2 là 114±120/ 8±20 (p = 0,039).
Mức độ đau giảm dần từ trước


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

phẫu thuật 7,18 ± 0,14, sau tái khám lần 2
là 0.12 ± 0.07 (p<0,001).
Đánh giá kết quả theo Harris

Score: 97,2% tốt và rất tốt.
KIẾN NGHỊ
Đối với các thợ lặn, cần phải được
trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cũng
như các kiến thức cần thiết về lặn.
Có chương trình khám sức khỏe
định kỳ cho nhóm người làm nghề thợ lặn
để sớm phát hiện các tổn thương liên quan
đến bệnh lý giảm áp.
Cần có nghiên cứu dịch tễ học về
tổn thương các khớp liên quan đến giảm
áp ở nhóm thợ lặn ở các quần đảo khác
trong hệ thống đảo của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Đắc Việt, Nguyễn Tiến
Bình (2015), “Đánh giá kết quả thay khớp
háng toàn phần không xi măng gốm trên
gốm ở bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm
xương đùi”, Tạp chí Y dược học quân sự,
Số 8, tr. 119-127.
2. J. P. Jones, S. Ramirez, et al.
(1993), “The pathophysiologic role of
fat in dysbaric osteonecrosis”, Clinical
orthopaedics and related research, 256264.

3. H. Bolte, Andreas Koch,
et al. (2005), “Detection of dysbaric
osteonecrosis in military divers using
magnetic resonance imaging”, European
radiology, 15, 368-375.

4. Gempp E., Olivier Blatteau Je
Fau - Simon, et al. (2009), “Musculoskeletal
decompression sickness and risk of
dysbaric osteonecrosis in recreational
divers”, Diving and Hyperbaric Medicine,
39 (4), 200-204.
5. K. Miyanishi, Y. Kamo, et
al. (2006), “Risk factors for dysbaric
osteonecrosis”, Rheumatology, 45, 855858.
6.
Rama
Subba
Reddy,
Shivakumar MS, et al. (2018), “Study of
clinical and functional outcome of total
hip replacement in avascular necrosis of
femoral head”, International Journal of
Orthopaedics Sciences, 4, 252-258.
7. Gunalp Uzun, Akin Toklu, et al.
(2008), “Dysbaric Osteonecrosis Screening
in Turkish Navy Divers”, Aviation, space,
and environmental medicine, 79, 44-46.
8. Tyler C. White, Jeffrey S.
Cooper (2019), “Dysbaric Osteonecrosis”,
StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL).

15




×