Tải bản đầy đủ (.pdf) (327 trang)

Ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng hán (liên hệ với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 327 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======  ======

LÊ THỊ KIM DUNG

NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ CHỈ HOA
TRONG TIẾNG HÁN (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======  ======

LÊ THỊ KIM DUNG

NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ CHỈ HOA
TRONG TIẾNG HÁN (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
Mã số: 62 22 02 41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm


Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực. Những kết luận trong luận án chưa được công bố trong
bất cứ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Thị Kim Dung


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận án, tôi luôn nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy cô, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn PGS.TS Phạm
Ngọc Hàm, người Thầy đã luôn dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho việc học tập và nghiên cứu của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tới Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Đại
học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn bên cạnh động viên, giúp
đỡ tôi.
Tác giả luận án

Lê Thị Kim Dung



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................7
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................8
5. Ngữ liệu nghiên cứu của luận án .............................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................10
7. Đóng góp của luận án ............................................................................................10
8. Bố cục của luận án ................................................................................................11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ....12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................12
1.1.1. Những nghiên cứu hữu quan ở Trung Quốc về trường từ vựng thực vật và hoa........12
1.1.2. Những nghiên cứu hữu quan ở Việt Nam về trường từ vựng thực vật và hoa .......20
1.2. Cơ sở lý luận có liên quan đến luận án ..........................................................23
1.2.1. Nghĩa và nghĩa của từ .....................................................................................23
1.2.2. Cấu trúc nghĩa của từ .....................................................................................30
1.2.3. Phương pháp phân tích nghĩa của từ ..............................................................32
1.2.4. Quá trình chuyển nghĩa của từ........................................................................34
1.2.5. Phương thức chuyển nghĩa của từ ..................................................................38
1.2.6. Vấn đề văn hóa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ...........................43
1.2.7. Nghĩa biểu trưng .............................................................................................47
1.2.8. Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ Hán - Việt ............................43
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................55
CHƢƠNG 2. NGHĨA CỦA TỪ

(HOA) TRONG TIẾNG HÁN (LIÊN HỆ


VỚI NGHĨA CỦA TỪ HOA TRONG TIẾNG VIỆT) .........................................56
2.1. Cấu trúc nghĩa của từ

(hoa) trong tiếng Hán (liên hệ với cấu trúc nghĩa

của từ hoa trong tiếng Việt)....................................................................................56
2.1.1. Cấu trúc nghĩa của từ

(hoa) trong tiếng Hán ............................................56

2.1.2. Cấu trúc nghĩa của từ hoa trong tiếng Việt ....................................................61
2.1.3. So sánh cấu trúc nghĩa của từ

(hoa) trong tiếng Hán và từ hoa trong tiếng Việt ...62

1


2.2. Từ

(hoa) trong cấu tạo ngữ cố định tiếng Hán (liên hệ với từ hoa trong

cấu tạo ngữ cố định tiếng Việt) ..............................................................................65
2.2.1. Khái niệm ngữ cố định ....................................................................................65
2.2.2. Từ

(hoa) trong cấu tạo ngữ cố định tiếng Hán ..........................................67

2.2.3. Từ hoa trong cấu tạo ngữ cố định tiếng Việt ..................................................75
2.2.4. So sánh từ


(hoa) trong cấu tạo ngữ cố định tiếng Hán và từ hoa trong

cấu tạo ngữ cố định tiếng Việt ..................................................................................79
2.3. Sự chuyển nghĩa của từ

(hoa) trong tiếng Hán (liên hệ với sự chuyển

nghĩa của từ hoa trong tiếng Việt) .........................................................................82
2.3.1. Sự chuyển nghĩa của từ

(hoa) trong tiếng Hán ..........................................82

2.3.2. Sự chuyển nghĩa của từ hoa trong tiếng Việt .................................................96
2.3.3. So sánh sự chuyển nghĩa từ

(hoa) trong tiếng Hán và từ hoa trong

tiếng Việt ................................................................................................................101
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................104
CHƢƠNG 3. NGHĨA CỦA MỘT SỐ TỪ CHỈ HOA ĐIỂN HÌNH TRONG
TIẾNG HÁN (LIÊN HỆ VỚI NGHĨA CỦA CÁC TỪ TƢƠNG ĐƢƠNG
TRONG TIẾNG VIỆT) ........................................................................................107
3.1. Lý do chọn các từ chỉ hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt ...........................107
3.2. Nghĩa của năm từ - tên năm loài hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt .........110
3.2.1. Nghĩa của từ đào trong tiếng Hán( liên hệ với tiếng Việt) ...........................112
3.2.2. Nghĩa của từ sen trong tiếng Hán (liên hệ với tiếng Việt) ............................127
3.2.3. Nghĩa của từ mai trong tiếng Hán( liên hệ với tiếng Việt) ...........................146
3.2.4. Nghĩa của từ lan trong tiếng Hán( liên hệ với tiếng Việt) ............................156
3.2.5. Nghĩa của từ cúc trong tiếng Hán (liên hệ với tiếng Việt) ............................162

Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................172
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................178
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................179
TỪ ĐIỂN TRA CỨU.............................................................................................187
NGUỒN TÀI LIỆU TRÍCH DẪN .......................................................................188
PHỤ LỤC ...............................................................................................................189

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng đối chiếu nghĩa của từ

(hoa) trong tiếng Hán và từ hoa trong

tiếng Việt ...................................................................................................................63
Bảng 2.2. Bảng thống kê từ

(hoa) trong cấu tạo ngữ cố định tiếng Hán .............72

Bảng 2.3. Bảng thống kê từ hoa trong cấu tạo ngữ cố định tiếng Việt ....................78
Bảng 2.4. Bảng so sánh ngữ cố định có hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt ............79
Bảng 2.5. Bảng đối chiếu phạm vi chuyển nghĩa của từ hoa trong tiếng Hán và
tiếng Việt .................................................................................................................102
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lần xuất hiện mục từ tên năm loài hoa trong
(Từ điển tiếng Hán hiện đại) ..........................................................................107
Bảng 3.2. Bảng thống kê số lần xuất hiện mục từ của tên năm loài hoa trong Từ điển
tiếng Việt .................................................................................................................108
Bảng 3.3. Tần số xuất hiện tên gọi năm loài hoa trong ngữ liệu tiếng Hán ............110

Bảng 3.4. Tần số xuất hiện tên gọi năm loài hoa trong ngữ liệu tiếng Việt .........110
Bảng 3.5. Bảng so sánh nghĩa biểu trưng của đào trong tiếng Hán và tiếng Việt.......126
Bảng 3.6. Bảng so sánh nghĩa biểu trưng của từ sen trong tiếng Hán và tiếng Việt ...144
Bảng 3.7. Bảng so sánh nghĩa biểu trưng của mai trong tiếng Hán và tiếng Việt .........155
Bảng 3.8. Bảng so sánh nghĩa biểu trưng của từ lan trong tiếng Hán và tiếng Việt ......161
Bảng 3.9. Bảng so sánh nghĩa biểu trưng của từ cúc trong tiếng Hán và tiếng Việt........171
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ về quan hệ các nghĩa của từ

(hoa) trong tiếng Hán ..................60

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ về quan hệ nghĩa của từ hoa trong tiếng Việt ................................62
Sơ đồ 2.3. Mô tả phạm vi chuyển nghĩa của từ hoa trong tiếng Hán ........................95
Sơ đồ 2.4. Mô tả phạm vi chuyển nghĩa của từ hoa trong tiếng Việt .....................100
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tương quan sự xuất hiện mục từ của tên gọi năm loài hoa
trong

(Từ điển tiếng Hán hiện đại) ................................................108

3


Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tương quan sự xuất hiện mục từ của tên gọi năm loài hoa trong
Từ điển tiếng Việt ....................................................................................................109

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
1. Cái biểu đạt: CBĐ
2. Cái được biều đạt: CĐBĐ
3. Nxb: Nhà xuất bản
4. [48, tr.46]: Tài liệu số 48 trên thư mục, trang 46.


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới xung quanh ta rộng lớn vô cùng. Với vai trò là trung tâm của vũ trụ,
con người không ngừng khám phá vạn vật xung quanh, nhằm mục đích phục vụ
ngày càng tốt hơn cho cuộc sống vật chất và tinh thần của mình. Trong quá trình
khám phá đó, động vật và thực vật với muôn ngàn loài, mỗi loài có một đặc tính
riêng, từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của con người. Nghiên cứu về mọi
phương diện đời sống, trong đó có nghiên cứu về ngôn ngữ thì không thể bỏ qua
mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên mà động thực vật có thể nói là gắn kết
nhất. Mối liên hệ đó được phản ánh sinh động trong ngôn ngữ, thể hiện đặc điểm tri
nhận của mỗi dân tộc về động, thực vật. Vì vậy, thông qua ngôn ngữ để tìm hiểu
văn hóa là hướng nghiên được giới ngôn ngữ đặc biệt quan tâm. Trong đó, nghiên
cứu về lớp từ ngữ thực vật từ trước tới nay chủ yếu nghiêng về trường thực vật nói
chung, nhưng hoa với tư cách là một bình diện ngôn ngữ và từ góc độ biểu trưng
hoa vừa gắn liền với ngôn ngữ, vừa gắn với văn hóa, mang tính đặc thù của từng
dân tộc, thì cho đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng với tầm giá
trị của nó. Mối quan hệ giữa thế giới thực vật và con người là mối quan hệ trên cả
hai phương diện vật chất và tinh thần, nó có tác động qua lại với nhau. Mỗi dân tộc
trên thế giới không chỉ coi thực vật là cơ sở vật chất sinh tồn, mà còn căn cứ vào các
đặc trưng của thực vật để biểu đạt tư duy, bày tỏ quan điểm, gửi gắm tình cảm và lý
tưởng của mình, hình thành nên trường từ vựng ngữ nghĩa thực vật mang đậm tính
dân tộc. Quan sát quá trình sinh trưởng của phần lớn các loài thực vật, có thể thấy,
hoa là sự kết tinh nhựa sống của cây, tỏa hương khoe sắc, để lại ấn tượng đặc biệt
cho con người và trở thành hình ảnh biểu trưng của cái đẹp.
Ở Trung Quốc và Việt Nam, đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về trường
từ vựng ngữ- nghĩa thực vật. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về tiểu trường từ

vựng- ngữ nghĩa hoa nói chung và biểu hiện của chúng trong các tác phẩm văn học
của các tác giả nói riêng, nhất là nghiên cứu dưới góc độ so sánh ngôn ngữ - văn

5


hóa thì còn hạn chế và phân tán. Vì vậy từ góc độ ngôn ngữ và ngôn ngữ học, ngôn
ngữ- văn hóa, vấn đề ngữ nghĩa của từ hoa- nghĩa biểu trưng của từ hoa cần được
phân tích tập trung hơn trên nền tảng ngôn ngữ học, cụ thể là ngữ nghĩa học. Tất cả
những lý do trên thôi thúc chúng tôi tập trung nghiên cứu về trường từ vựng – ngữ
nghĩa của ―hoa‖ trong tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ- ngôn ngữ
học- văn hóa, từ đó có thể thấy được nghĩa của từ hoa được tổ chức, hình thành và
phát triển như thế nào. Hoa không chỉ dùng để gọi tên sự vật mà nó có quá trình
chuyển nghĩa để gọi tên nhiều thứ khác, điều này sẽ tạo nên những điểm khác biệt
giữa các ngôn ngữ khác nhau. Từ hoa và bản thân sự vật hoa được sử dụng như
những hình ảnh biểu trưng, thể hiện kinh nghiệm, sự nhận thức của con người về
những sự vật tồn tại trong thế giới mà con người đang sống trong đó.
Việt Nam và Trung Quốc núi sông liền một dải, điều kiện khí hậu nhiệt đới
và cận nhiệt đới đã tạo nên một thế giới thực vật vô cùng phong phú đa dạng với
bốn mùa hoa lá tốt tươi. Trong quá trình tiếp xúc với hoa, con người phát hiện ra
đặc tính của thế giới các loài hoa, dần dần không chỉ coi hoa là một phạm trù của
giới tự nhiên, mà còn tìm thấy mối liên hệ giữa hoa và con người. Điều đó được
phản ánh rõ nét trong tiếng Hán và tiếng Việt mà cụ thể là lớp từ chỉ thực vật trong
mỗi ngôn ngữ này đều hết sức đa dạng về số lượng và cấu trúc, phong phú về nghĩa.
Lớp từ chỉ các loài hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt theo đó cũng vô cùng đa dạng
và phong phú, được thể hiện rất rõ trong các cuốn từ điển tiếng Hán và tiếng Việt
cũng như trong tác phẩm văn học với những tương đồng và khác biệt trong văn hóa,
nhất là đặc trưng tư duy liên tưởng của hai dân tộc, trở thành vấn đề ngôn ngữ văn
hóa có sức cuốn hút rất lớn đối với giới nghiên cứu. Trong bối cảnh đó, việc nghiên
cứu toàn diện về ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa tiếng Hán trong mối liên hệ với tiếng

Việt là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa lý luận cũng như giá trị thực tiễn rõ nét.
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, cho đến nay, ở Trung Quốc cũng như Việt Nam,
các nghiên cứu liên quan được thực hiện dưới quy mô luận văn thạc sỹ, luận án tiến
sỹ hoặc chuyên khảo khoa học, phần lớn tập trung vào cả trường từ vựng thực vật.
Các bài báo khoa học thường tập trung làm rõ một hoặc một vài điểm có liên quan
đến trường từ vựng thực vật thuộc bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa.

6


Tuy nhiên, với việc lựa chọn nghĩa của các từ chỉ hoa làm đối tượng nghiên cứu đối
chiếu Hán Việt trên cả góc độ đồng đại và lịch đại, có thể nói đây là nghiên cứu đầu
tiên, không trùng lặp với các công trình trước đây và có giá trị tham khảo cho công
tác nghiên cứu đối chiếu Hán -Việt cũng như dạy học tiếng Hán cho người Việt
Nam và dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc hiện nay.
Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa
trong tiếng Hán (liên hệ với tiếng Việt) làm đề tài Luận án Tiến sỹ chuyên ngành
Ngôn ngữ học so sánh- đối chiếu của mình. Trong khuôn khổ của một luận án tiến
sỹ, chúng tôi chọn từ hoa nói chung và tên gọi một số loài hoa tiêu biểu gồm đào,
sen, mai, lan, cúc tương ứng với 5 từ cụ thể đào, sen, mai, lan, cúc trong hai ngôn
ngữ làm đối tượng nghiên cứu, qua đó làm sáng tỏ người Trung Quốc và người Việt
Nam nhận thức về hoa như thế nào và sử dụng nó để biểu trưng cho cái gì. Điều này
được phản ánh vào trong ngôn ngữ, cụ thể là phản ánh vào nghĩa của từ hoa đã phái
sinh như thế nào. Luận án này nghiên cứu trên nền tảng phân tích của ngôn ngữ học
và văn hóa học để thấy được nhận thức của con người về thế giới và sự trải nghiệm
của con người đối với đời sống. Luận án không chỉ góp phần làm giàu cho thành
quả nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa, mà còn có giá trị thiết thực cho công tác dạy học ngôn ngữ trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm rõ đặc điểm cấu trúc nghĩa và phương thức

chuyển nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán, so sánh với tiếng Việt, từ đó chỉ ra
những điểm tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng
Hán và tiếng Việt, qua đó làm nổi rõ hàm ý văn hóa của người Trung Quốc và
người Việt Nam thể hiện qua ý nghĩa của nhóm từ này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ
như sau:
- Hệ thống hóa những nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam về từ chỉ thực
vật nói chung và từ chỉ hoa nói riêng.

7


- Xác lập cơ sở lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu đề tài, bao gồm: (1) lý
thuyết về nghĩa của từ, cấu trúc nghĩa, nét nghĩa, phương thức chuyển nghĩa, các
phương thức chuyển nghĩa; (2) Phương pháp phân tích nghĩa và cấu trúc nghĩa của
từ nói chung, cũng như nghĩa và cấu trúc nghĩa, các phương thức chuyển nghĩa của
những từ chỉ hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng.
- Phân tích ngữ nghĩa của từ hoa cũng như từ chỉ một số loài hoa điển hình
trong tiếng Hán và tiếng Việt.
- Chỉ ra đặc điểm phương thức chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ hoa trong hai
ngôn ngữ Hán và Việt.
- Đối chiếu nghĩa của những từ này trong tiếng Hán và tiếng Việt, tìm ra
điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Biểu hiện cụ thể về cấu trúc nghĩa cũng như cơ chế chuyển nghĩa của các
từ chỉ hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt tương ứng như thế nào?
(2) Những tương đồng và khác biệt về nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng
Hán và tiếng Việt cũng như sự tiếp biến Hán văn trong ngôn ngữ - văn hóa Việt

Nam như thế nào? Nguyên nhân của nó là gì?
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là từ hoa và từ chỉ một số loài hoa tiêu biểu
trong tiếng Hán và tiếng Việt, chủ yếu trên bình diện ngữ nghĩa. Phạm vi nghiên
cứu sẽ được thu hẹp hơn so với trường từ vựng thực vật nói chung. Trên nền ý
nghĩa của từ

trong tiếng Hán và từ hoa trong tiếng Việt, chúng tôi lựa chọn đào,

sen, mai, lan, cúc là tên năm loài hoa tiêu biểu trong cả tiếng Hán và tiếng Việt để
đi sâu phân tích quá trình phát triển nghĩa của từ chỉ năm loài hoa này. Hy vọng
rằng, từ điểm đến diện, qua nghiên cứu trường hợp hoa và một số từ chỉ hoa điển
hình có thể giúp người đọc hình dung ra bức tranh chung về ngữ nghĩa của các từ
chỉ hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt.

8


Phạm vi nghiên cứu của luận án là bình diện ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ các
loài hoa đã nêu (cấu trúc nghĩa, các phương thức chuyển nghĩa).
5. Ngữ liệu nghiên cứu của luận án
Các từ chỉ hoa trong tiếng Hán và tiếng Việt chiếm một tỷ lệ lớn trong kho
tàng từ vựng, chúng đều là các từ cơ bản, khả năng làm từ tố cấu tạo từ cũng khá
cao, được sử dụng phổ biến trong các phương diện của đời sống xã hội.
Để có nguồn ngữ liệu đáng tin cậy phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án,
chúng tôi chọn thu thập từ các bộ từ điển và các tác phẩm văn chương cổ điển có uy
tín và đáng tin cậy của Trung Quốc và Việt Nam như sau:
(1) Ngữ liệu tiếng Hán gồm:
(Từ điển từ thường dùng trong tiếng Hán cổ),


2012

[Bắc Kinh, 2012, Thương vụ ấn thư quán]
(Đại từ điển tiếng Hán),

-

2002, [Bắc

Kinh, 2002, Thương vụ ấn thư quán]
-

(Từ nguyên),

, 1983, [Bắc Kinh, 1983, Thương vụ

:

ấn thư quán]
-

(Từ hải),

, 1979, [Thượng Hải, 1979, Nhà xuất

:

bản Từ thư Thượng Hải]
-


(Toàn Đường thi),

:

, 1999, [Bắc Kinh, 1999,

Thư cục Trung Hoa xuất bản]
-

(Toàn Tống từ),

, 1965, [Bắc Kinh, 1965, Thư

:

cục Trung Hoa xuất bản]
-

(Thi kinh toàn dịch),

, 1990, [Nhà xuất bản

Nhân dân Quý Châu, 1990]
-

(Đại từ điển Thành ngữ),

, 2004, [Thương vụ ấn

thư quán, 2004]

- (Kho ngữ liệu Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh)
(2) Ngữ liệu tiếng Việt gồm:
- Đại Nam Quấc Âm tự vị, [Sài Gòn, 1896, Imprimerie rey, curiol & C]
- Việt Nam tự điển, [Hội khai trí Tiến Đức, 1954]
- Từ điển Việt Nam phổ thông, [Sài Gòn, 1951, Đào Văn Tập]

9


- Việt Nam tân tự điển, [Sài Gòn, 1952, Thanh Nghị]
- Từ điển tiếng Việt. [Viện Ngôn ngữ học, 2001, Nhà xuất bản Đà Nẵng]
- Kho tàng ca dao người Việt (do Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ
biên), NXB Khoa học Xã hội năm 1998.
- />
- Truyện Kiều, Nguyễn Du [2016, Nhà xuất bản Trẻ]
- />
tam-hon.html
- (Kho ngữ liệu trung tâm từ điển học)

Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập ngữ liệu từ trong lời nói sinh hoạt hàng ngày
trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm thu được những ngữ liệu sống, tăng cường tính
thuyết phục và độ tin cậy của luận án.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, chúng tôi áp dụng các phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất là phương pháp phân tích ngữ nghĩa, cụ thể là phương pháp phân
tích thành tố nghĩa, để phát hiện đặc điểm cấu trúc nghĩa và tìm ra các quy luật
chuyển nghĩa.
Thứ hai là phương pháp đối chiếu, được vận dụng để đối chiếu từ với từ, đối
chiếu ngữ nghĩa cũng như phương thức chuyển nghĩa của từ


(hoa) trong tiếng Hán

và từ hoa trong tiếng Việt và từ chỉ một số loài hoa cụ thể như đào, sen, mai, lan, cúc
trong hai ngôn ngữ nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.
Thứ ba là thủ pháp thống kê được sử dụng để khảo sát vị trí của từ

(hoa) và

từ hoa trong các ngữ cố định của tiếng Hán và tiếng Việt, tần số xuất hiện của từ chỉ
tên gọi các loài hoa tiêu biểu như đào, sen, mai, lan, cúc trong các bộ từ điển cũng
như trong văn chương cổ của tiếng Hán và tiếng Việt, cụ thể trong 5 bộ từ điển tiếng
Hán và tiếng Việt, 4 tác phẩm văn học cổ của Trung Quốc và Việt Nam. Chúng tôi
đưa ra số lượng cụ thể, sau đó tiến hành phân loại chúng và trình bày trong những
biểu bảng tương ứng, coi đó là một trong những cơ sở để phân tích sự chuyển nghĩa
của các từ này.
7. Đóng góp của luận án
7.1. Về lý luận

10


Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm tiếp
biến văn hóa qua sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán; đặc điểm dân
tộc của văn hóa và tư duy của người bản ngữ được thể hiện qua ngôn ngữ. Từ đó có
thể thấy được vai trò của các nhân tố văn hóa và tư duy trong việc làm cơ sở cho sự
đối chiếu ngôn ngữ.
7.2. Về thực tiễn:
Luận án là công trình vận dụng lý thuyết ngữ nghĩa học vào nghiên cứu tiếng
Hán và tiếng Việt để phân tích, đánh giá ngữ liệu văn bản học và ngôn ngữ trong

sinh hoạt thực tế. Trên cơ sở phân tích nghĩa, luận án cố gắng làm sáng tỏ con
đường nhận thức của người Trung Quốc cũng như người Việt Nam về từ hoa và từ
chỉ một số loài hoa điển hình. Thông qua nghiên cứu trường hợp, luận án nhằm làm
sáng tỏ mệnh đề tiếp xúc Hán - Việt về mặt ngôn ngữ và văn hóa thể hiện tính kế
thừa và phát triển. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng phục vụ cho
việc dạy học tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là những ngoại ngữ; hỗ trợ cho
việc phân tích và bình giảng, cảm thụ các tác phẩm văn chương trong nhà trường
cũng như của công chúng và có thể giúp ích hoạt động dịch thuật.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chương
này, chúng tôi tổng kết lại thành quả nghiên cứu có liên quan đến luận án. Đồng
thời, chúng tôi cũng tiến hành khái quát hóa, xác lập các vấn đề lý luận có liên quan
để làm cơ sở lý thuyết cho đề tài luận án.
Chƣơng 2: Nghĩa của từ

(hoa) trong tiếng Hán (có liên hệ với nghĩa của từ

hoa trong tiếng Việt). Trong chương này, chúng tôi tập trung phân tích cấu trúc nghĩa
của từ

(hoa) trong tiếng Hán, phân tích nghĩa của ngữ cố định có chứa từ

cũng như phương thức chuyển nghĩa của từ

(hoa)

(hoa) trong tiếng Hán, trên cơ sở đó,


liên hệ với tiếng Việt, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.
Chƣơng 3: Nghĩa của một số từ chỉ hoa điển hình trong tiếng Hán (có liên
hệ với nghĩa của các từ tương đương trong tiếng Việt). Trong chương này, chúng
tôi lựa chọn đào, sen, mai, lan, cúc để khảo sát, phân tích nghĩa gốc và nghĩa biểu

11


trưng của chúng trong tiếng Hán và tiếng Việt, chỉ ra những điểm giống và khác
nhau về nghĩa biểu trưng của các từ chỉ hoa này.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 . Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu hữu quan ở Trung Quốc về trường từ vựng thực vật
và hoa
Trường từ vựng thực vật là một trong những trường quan trọng trong trường từ
vựng của mỗi ngôn ngữ. Giới ngôn ngữ học đã và đang nghiên cứu về trường từ vựng
ở những góc độ khác nhau và phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau. Đối với trường từ
vựng thực vật, có những nghiên cứu mang tính khái quát, song cũng có những nghiên
cứu chỉ chọn một số vấn đề, thậm chí là nghiên cứu tên một loài thực vật và đi sâu
phân tích về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa, nhất là nghĩa ẩn dụ của tên gọi đó. Theo tìm hiểu
của chúng tôi, đa số các nghiên cứu hữu quan không chỉ dừng lại ở cấu trúc nghĩa của
từ chỉ thực vật, mà trên cơ sở các nghiên cứu đó, người ta rất chú trọng việc phân tích
các nghĩa phái sinh, nhất là nghĩa ẩn dụ, trên cơ sở của nghĩa học, chỉ ra đặc trưng văn
hóa dân tộc qua ngôn ngữ và tư duy.
1.1.1.1. Hướng nghiên cứu ngôn ngữ - nghĩa, văn hóa và những nghiên cứu đối
chiếu các bình diện có liên quan
Ngôn ngữ được tạo sinh để làm công cụ giao tiếp. Để có thể đảm trách vai
trò là công cụ giao tiếp, ngôn ngữ phải thực hiện được chức năng của công cụ phản
ánh. Nó phản ánh thế giới mà con người đang sống trong đó; nhưng phản ánh bằng

nghĩa, bằng các ý niệm, chứ không phải bằng những tấm ảnh chụp rời rạc về từng
(nhân) vật, sự kiện trong thế giới. Bên cạnh đó, điều quan trọng không kém là: loài
người tổ chức thành những cộng đồng có ngôn ngữ và văn hóa (văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần) riêng; ngôn ngữ cũng phản ánh văn hóa của mỗi cộng đồng, với
tất cả những điểm tương đồng mang tính toàn nhân loại và những nét riêng biệt cụ
thể của mỗi cộng đồng đó.
Trường từ vựng thực vật trong tiếng Hán là một trong những trường mang
đậm sắc màu văn hóa dân tộc, với những đặc điểm nhận thức thể hiện qua tư duy

12


liên tưởng của dân tộc Hán. Chính vì vậy, đa số các nghiên cứu về lĩnh vực này đều
chú ý tới các nhân tố văn hóa dân tộc. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù trường
nghĩa thực vật nói chung và tiểu trường nghĩa về hoa nói riêng có vị trí quan trọng
trong hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Hán, nhưng cho đến nay, nghiên cứu về
cấu trúc, ngữ nghĩa và ẩn dụ của từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Hán, nhất là nghiên
cứu so sánh giữa các ngôn ngữ trong lĩnh vực này chưa nhiều, chủ yếu mới chỉ là so
sánh Hán - Anh và Hán - Nga. Ngoài những thành quả nghiên cứu được biên soạn
thành sách, luận văn, luận án quy mô lớn ra, còn có rất nhiều bài viết được đăng tải
trên các Tạp chí chuyên ngành và Tập san trong Nhà trường. Các tác giả Trung
Quốc phải kể đến trong lĩnh vực nghiên cứu này là Dương Trạch Dân (
(1994); Hứa Tái Phúc (

) (1996); Ngô Châu (

) (2002); Đường Yến Bình (

(


(2002); Nhậm Thục Ninh (

)

) (1998); Trần Tưởng Minh

) (2002); Liêu Quang Dung (

) (2006); Cát Tuấn Lệ (

)

) (2010)...

Các nghiên cứu của họ về trường nghĩa thực vật đều tập trung vào ba phương
diện nổi trội, có thể tóm tắt như sau:
a) Nghiên cứu nghĩa và cấu trúc nghĩa trường từ vựng chỉ thực vật nói chung
và chỉ hoa nói riêng.
Theo hướng nghiên cứu này, cấu trúc của trường từ vựng chỉ thực vật trong
đó có chỉ hoa, cấu trúc nghĩa của trường từ vựng này và cấu trúc nghĩa của từng từ
ngữ chỉ cây, chỉ hoa được đặc biệt coi trọng. Điều này là tất yếu, bởi đây là những
vấn đề chìa khóa trong hướng tiếp cận nghiên cứu theo trường từ vựng - ngữ nghĩa.
Những nghiên cứu có phân tích, đề cập vấn đề vừa nêu, có thể kể đến như Doãn
Hồng (

: 2004), Từ Tiểu Đình (

Lệ (

: 2010) ...

Doãn Hồng (

: 2006), Đỗ Sảnh (

: 2007), Cát Tuấn

: 2004) đã nhìn nhận hoa cỏ dưới nhiều góc độ, như thực vật

học, văn học, văn hóa học, chỉ ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và giữa
con người với nhau; qua đó tác giả còn đề cập đến những vấn đề thuộc văn hóa tinh
thần có liên quan đến quan niệm về hoa cỏ của người Trung Quốc như tín ngưỡng
dân gian, tư tưởng, tình cảm, phong tục tập quán cũng như đặc điểm thẩm mỹ…
Từ Tiểu Đình (

: 2007) với bài viết ―Phân tích nghĩa ẩn dụ và hoán dụ

của từ „hoa‟ và từ tộc „hoa‟ trong tiếng Hán‖ (

13










) đã khảo sát sơ bộ về mặt cấu trúc và loại hình ngữ nghĩa của nhóm từ này

trong tiếng Hán. Trong khuôn khổ một bài báo khoa học, vấn đề lại được nhìn nhận
từ hai bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa nên nghiên cứu mới chỉ dừng ở những phân
tích bước đầu, chưa đạt đến độ sâu cần thiết.
Đỗ Sảnh (

: 2007) đã tiến hành so sánh đối chiếu và phân tích khá chi

tiết những điểm khác nhau về phương diện ngữ nghĩa của trường từ vựng thực vật
giữa tiếng Hán và tiếng Anh. Từ nền tảng ngôn ngữ, tác giả làm nổi rõ thế giới quan,
nhân sinh quan, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo cũng như đặc điểm tư duy
liên tưởng… của hai dân tộc trong bối cảnh lịch sử, xã hội khác nhau.
b) Nghiên cứu các từ và nghĩa của từ dưới góc độ văn hóa và các góc độ
khác như thực vật học, văn học...
Theo hướng nghiên cứu này, nghĩa của từ hoa bằng các phép ẩn dụ, hoán dụ,
gắn liền với đời sống văn hóa, văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, thẩm mỹ đều được coi
trọng, vừa với tư cách là đối tượng nghiên cứu, vừa với tư cách là những cơ sở tồn
tại của nhau, giải thích cho nhau và vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Đây là một phức hệ gồm những hệ hình (paradigm) khác biệt nhưng lại có thể quy
chiếu lẫn nhau, thậm chí chế định giá trị (giá trị thẩm mỹ, văn chương, tín ngưỡng,
tôn giáo ... giá trị đời sống vật chất ...) lẫn nhau. Trong số những nghiên cứu mà
chúng tôi đã được tiếp cận, tham khảo, có thể kể đến Chu Vũ Trung (
Trần Trùng Minh (

: 2008),

: 2004)...

Chu Vũ Trung (

: 2008) tập trung nghiên cứu về văn hóa hoa của


Trung Quốc mà không tập trung vào góc độ ngôn ngữ. Qua khảo sát, tác giả cố
gắng làm rõ nét văn hóa tín ngưỡng cũng như văn hóa giao tiếp có liên quan đến các
loài hoa của người Trung Quốc và khẳng định về một nét văn hóa hoa trong tổng
thể văn hóa dân tộc Trung Hoa.
Nghiên cứu chỉ xét riêng về góc độ văn hóa của hệ thống thực vật là nghiên
cứu của Trần Trùng Minh (
tộc‖ (

: 2004) với chuyên luận ―Thực vật và văn hóa dân

). Tác giả đã khảo sát tới 14 loài thực vật có hàm chứa ý nghĩa

văn hóa cao, làm nổi rõ tập tục văn hóa và sự sùng bái thế giới thực vật của các dân
tộc thiểu số Trung Quốc. Tuy đây là công trình nghiên cứu chuyên về văn hóa, nhưng
với tính chất và quy mô của nó, cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị gợi mở cho
những nghiên cứu liên quan đến trường thực vật dưới góc độ ngôn ngữ học.

14


c) Nghiên cứu so sánh, đối chiếu tiếng Hán với ngôn ngữ khác hoặc ngôn
ngữ khác với tiếng Hán về từ ngữ chỉ thực vật, chỉ hoa.
Đây chính là hướng nghiên cứu so sánh đối chiếu (với mức độ chính danh ít
nhiều có khác nhau) trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ thực vật, chỉ hoa giữa tiếng Hán
với một ngôn ngữ nào đó (chủ yếu là tiếng Anh). Trong hướng nghiên cứu này, các
tác giả chủ yếu tập trung phân tích cấu trúc của trường từ ngữ chỉ thực vật đặc biệt
là chỉ hoa, cấu trúc nghĩa của trường từ vựng thực vật, cấu trúc nghĩa của từ chỉ
hoa..., lấy xuất phát điểm là tiếng Hán, hoặc là tiếng Anh, để so sánh, đối chiếu, chỉ
ra những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời làm nổi rõ hàm ý

văn hóa của trường từ vựng này và chỉ ra nguyên nhân dẫn tới những tương đồng và
khác biệt đó. Chung Đậu Mai (
Đức (

: 2003), Trương Vi (

,

Tú Anh (

: 2009), Dương Nguyên Cương, Trương An
: 2008), Lý Xuyến (

: 2004), Nhậm Tuyền Thanh (

: 2004), Tất

: 2007)… là những tác giả đã

có những nghiên cứu theo hướng này.
Chung Đậu Mai (

: 2009) với bài viết ―Phân tích sự khác nhau của từ

ngữ chỉ hoa và cây trong tiếng Hán và tiếng Anh‖ (
). Tác giả đã bàn về vấn đề giao tiếp giao văn hóa có liên quan. Bài viết đã chỉ ra
mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, từ đó bước đầu chỉ ra ý nghĩa của hoa trong
văn hóa giao tiếp.
Dương Nguyên Cương, Trương An Đức (


,

: 2003) trong

―Nghiên cứu so sánh từ ngữ chỉ màu sắc và từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Anh và
tiếng Hán” (

), đã so sánh đặc

trưng văn hóa của từ ngữ chỉ màu sắc và từ ngữ chỉ thực vật trong hai ngôn ngữ này.
Trong khuôn khổ một cuốn sách mười chương, tác giả phân tích từ bình diện ngôn
ngữ đến bình diện văn hóa được thể hiện qua ngôn ngữ, chủ yếu ở nhóm từ chỉ màu
sắc và từ ngữ thực vật trong ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau.
Trương Vi (

: 2008) xuất phát từ việc phân tích ý nghĩa tượng trưng của

từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Hán và tiếng Anh đã chỉ ra rằng chính những khác
biệt về bối cảnh văn hóa, xã hội, tâm lý dân tộc, quan niệm thẩm mỹ của hai dân tộc
dẫn tới sự khác nhau về ý nghĩa tượng trưng này. Góc nhìn của Tất Tú Anh (

:

2004) cũng cơ bản giống như Trương Vi, tác giả nghiên cứu về ý nghĩa văn hóa của
từ ngữ chỉ hoa cỏ cây cối trong tiếng Hán và tiếng Anh trên cơ sở văn hóa truyền

15


thống, phương thức tư duy, đặc điểm thẩm mỹ và môi trường tự nhiên. Điểm khác

biệt giữa nghiên cứu của Tất Tú Anh và Trương Vi ở chỗ, Tất Tú Anh đã gắn vấn
đề nghiên cứu với môi trường tự nhiên, đồng thời sử dụng cả những thành quả
nghiên cứu của thực vật học để xem xét vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, tính liên
ngành đã làm cho nghiên cứu của tác giả càng có tính thuyết phục. Tác giả Nhậm
Tuyền Thanh (

: 2007) lại đi sâu phân tích nguyên nhân của sự khác biệt

trong nội hàm văn hóa của từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Hán và tiếng Anh. Qua
nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng, sự lệch pha cũng như khuyết thiếu trong không gian
thực vật và sự khác nhau trong phương thức tư duy liên tưởng đã tạo nên điểm khác
biệt trong nội hàm văn hóa của lớp từ này trong hai ngôn ngữ Hán và Anh.
Lý Xuyến (

: 2004) lại dựa trên cơ sở so sánh văn hóa Trung Quốc với

văn hóa các nước phương tây, với xuất phát điểm là tiếng Anh, đi sâu tìm hiểu hàm
ý văn hóa của từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Anh và tiếng Hán. Từ đó tác giả khẳng
định ảnh hưởng của chúng đến giao tiếp giao văn hóa.
Từ trường từ vựng thực vật, nhiều tác giả đã tách hoa thành một mảng
nghiên cứu riêng. Một số bài viết đã phân tích ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa nói
chung và mai, lan, trúc, cúc nói riêng; qua đó bàn về hàm ý văn hóa của chúng. Ví
dụ, Trì Hiệu Nam (

: 2014) tiến hành so sánh về từ ngữ chỉ hoa trong tiếng

Hán và tiếng Anh trong bài viết ―Nghiên cứu so sánh các từ ngữ chỉ hoa trong tiếng
Hán và tiếng Anh‖ (

), Dương Hải Yến (


: 2013)

trong bài viết ―So sánh phương thức cấu tạo từ ngữ hoa cỏ trong tiếng Hán và tiếng
Anh‖ (

), so sánh hoa trong tiếng Hán và tiếng Anh

nhưng không đề cập đến ngữ nghĩa mà chỉ dừng lại ở cấu tạo từ ngữ.
Như vậy, các nghiên cứu về cấu trúc trường từ vựng chỉ thực vật trong đó có
tiểu trường chỉ hoa, và cấu trúc nghĩa của các trường này, nghiên cứu về từ ngữ chỉ
thực vật, chỉ hoa cùng với nghĩa của chúng và bình diện văn hóa hữu quan trong
tiếng Hán, nghiên cứu so sánh, đối chiếu tiếng Hán với ngôn ngữ khác hoặc ngôn
ngữ khác với tiếng Hán về từ ngữ chỉ thực vật, chỉ hoa... khá đa dạng. Thậm chí có
nhưng nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn, chỉ tập trung phân tích miêu tả từ ―hoa‖
trong một tác phẩm văn học cụ thể như: ―Giá trị ẩn dụ và mỹ học của hoa trong
Hồng lâu mộng‖ (
Cừu Viên Viên (

) của Vương Yến (

) ,

: 2015), hoặc ―Nghiên cứu định lượng về hoa trong Từ điển

16


tiếng Hán hiện đại‖ (
Thúy (


(

5

) của Dương

)

: 2011)

1.1.1.2. Nghiên cứu về ẩn dụ và nội hàm văn hóa trong các từ chỉ hoa
Đa số các công trình nghiên cứu về trường từ vựng thực vật trong đó có tiểu
trường chỉ hoa đều đề cập và xem xét vấn đề dưới góc độ ẩn dụ.
Ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong các
ngôn ngữ. Nghiên cứu của các học giả Trung Quốc về ẩn dụ của từ ngữ thực vật chủ
yếu thuộc lĩnh vực nghiên cứu so sánh, đối chiếu Hán - Anh, dưới ánh sáng của lý
luận ẩn dụ ý niệm của tri nhận luận. Có thể kể đến một số tác giả nghiên cứu thuộc
hướng này gần đây như: Hạ Kiến Vinh (
2008), Quách Cạnh (
(

: 2003), Hồ Tuệ Linh (

: 2009), Mạnh Lệnh Chất (

: 2007), Trần Ánh Nhung (

:


: 2009), Vương Phác

: 2012).

: 2003), với bài viết ―Hàm nghĩa văn hóa và chuyển dịch

Hạ Kiến Vinh (

từ ngữ chỉ động thực vật trong tiếng Anh và tiếng Hán‖ (
). Trên cơ sở lý luận về ngôn ngữ học văn hóa và ngôn ngữ học tri nhận,
đã so sánh, chỉ ra điểm giống và khác nhau về hàm ý văn hóa của từ ngữ chỉ động
vật và thực vật trong tiếng Anh và tiếng Hán, từ đó đề cập đến phương pháp đối
dịch Hán Anh của lớp từ ngữ này. Hồ Tuệ Linh (

: 2008) với bài ―Kỹ xảo xử

lý chuyển dịch Anh Hán nghĩa ẩn dụ của từ thực vật‖ (
) cũng nghiên cứu đối chiếu ý nghĩa ẩn dụ của từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng
Anh và tiếng Hán trong mối quan hệ với bối cảnh văn hóa - xã hội và quan niệm
thẩm mỹ của hai dân tộc. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, hai tác giả này đều vận
dụng vào việc đối dịch Anh – Hán, đề xuất những kiến nghị về dịch thuật có giá trị
tham khảo cao, trong đó đáng lưu ý nhất là việc tác giả khẳng định phải căn cứ vào
ngữ cảnh và bối cảnh văn hóa của mỗi dân tộc để có cách chuyển dịch đúng với ý
nghĩa biểu trưng của từ ngữ, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn tín, đạt, nhã trong lí luận về
dịch thuật.
Mạnh Lệnh Chất (

: 2009) bài viết: ―So sánh và chuyển dịch nội hàm

văn hóa Trung Quốc và phương Tây về ba người bạn mùa đông‖ (

). Nghiên cứu mai, tùng, trúc để chỉ ra nét độc đáo của văn
hóa truyền thống Trung Quốc trong quan hệ với văn hóa phương tây qua nhóm từ
chỉ thực vật đặc biệt này. Qua nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra khuyến nghị, cần tận

17


dụng cao độ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc để phiên dịch nhóm từ
này, nhằm giữ được phong cách và ý nghĩa tượng trưng của văn bản nguồn.
Cũng đi theo hướng này, nhưng Vương Phác (

: 2007), Trần Ánh Nhung

: 2012) có sự lựa chọn khác. Cả hai tác giả này đều chú ý đến việc làm sáng

(

tỏ từ các thuộc tính về chủng loại, đặc trưng, chức năng của các loại thực vật (thế
giới thực hữu) sang (các miền tương ứng trong ngôn ngữ), từ đó chỉ ra nguyên nhân
của những khác biệt về nghĩa ẩn dụ của từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Anh và tiếng
Hán. Tác giả cho rằng cơ sở ẩn dụ chủ yếu là các phương diện hoàn cảnh địa lý,
phương thức tư duy, quan niệm thẩm mỹ, loại hình ngôn ngữ, phong tục tập quán và
truyền thống văn hóa. Nhìn chung, công trình nghiên cứu này khá toàn diện. Tuy
nhiên, ví dụ đưa ra phân tích chủ yếu lấy từ kho ngữ liệu có sẵn. Đồng thời tác giả
chưa thực sự phân tích sâu được cơ chế chuyển nghĩa trong quá trình tạo nghĩa ẩn
dụ của lớp từ ngữ này.
Trần Ánh Nhung đã chỉ ra một cách khá cụ thể các nguyên nhân chính dẫn
đến những khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Hán là ở đặc điểm loại hình ngôn ngữ
và cội nguồn văn hóa ẩm thực, văn hóa kiến trúc cũng như tư tưởng triết học… giữa
hai dân tộc.

Gần đây nhất, năm 2012, nghiên cứu so sánh Việt - Hán trên lĩnh vực có liên
quan đến vấn đề này phải nói đến một luận án tiến sỹ ngôn ngữ học của Võ Thị Mai
Hoa nhan đề ―

‖(Nghiên cứu so sánh ẩn dụ của từ

chỉ thực vật trong tiếng Việt và tiếng Hán) đã được thực hiện tại Trung Quốc. Xuất
phát điểm của luận án này là tiếng Việt, tiến tới so sánh ngữ nghĩa Việt - Hán của
lớp từ này. Nguồn ngữ liệu để phân tích và so sánh đối chiếu của luận án này khá
tốt nhưng nội dung phân tích có nhiều chỗ vẫn cần được bổ sung thêm.
Trong các nghiên cứu ẩn dụ bản thể kết hợp với lý thuyết tri nhận luận về từ
ngữ chỉ thực vật và chỉ hoa, Chu Đức Diễm, Trương Thuần (
2009), Lý Vi Vi (
,

,

:

: 2007), Bành Viên, Lý Hưng Khuê, Lý Thuận Cầm (
: 2015), Ân Huề (

: 2013), Vương Vân (

: 2003) ... là

những tác giả đã công bố các kết quả đáng chú ý của họ. Ở đây, các nhân tố văn hóa,
xã hội đã được gắn với ngôn ngữ, dùng làm cơ sở để lý giải các hiện tượng ngôn

18



ngữ. Khung lý thuyết của các tác giả này tuy không đa dạng mà hầu như đều dựa
trên tri nhận luận, nhưng kết quả đạt được khá đa dạng.
Chu Đức Diễm, Trương Thuần (
cứu ý nghĩa ẩn dụ của „hoa‟” (―

: 2009) trong bài ―Nghiên

,



), từ góc độ tri nhận luận, dưới ánh

sáng của lí luận về ẩn dụ, đã khảo sát và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt
giữa ý nghĩa ẩn dụ của ―hoa‖ trong tiếng Hán hiện đại, tiếng Hán cổ đại với tiếng
Anh. Bài viết khẳng định, các tầng nghĩa ẩn dụ của ―hoa‖ trong tiếng Hán hiện đại
đã tăng lên đáng kể so với tiếng Hán cổ đại, đồng thời cũng có những thay đổi nhất
định, liên quan đến văn hóa dân tộc và tư duy.
Lý Vi Vi (

: 2007) với bài ―Phân tích ý nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của

hệ thống đa nghĩa hoa (―



), đã chứng minh rằng,


ẩn dụ không chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ mà còn là công cụ quan trọng để con
người nhận biết thế giới và hình thành khái niệm.
Nhóm tác giả Bành Viên, Lý Hưng Khuê, Lý Thuận Cầm (

,

: 2015) nghiên cứu mối liên hệ giữa hoa và người trong bài ―Nghiên cứu ẩn
dụ giữa hoa và người trong tiếng Hán‖ (―







), chỉ ra

đặc điểm tư duy liên tưởng của người Trung Quốc trên cơ sở quan niệm truyền
thống ―thiên địa nhân nhất thể‖.
Ngoài ra, các tác giả như: Ân Huề (

: 2013) với bài ―Hiện tượng đa

nghĩa của từ nhìn từ góc độ tri nhận trong phép ẩn dụ và ẩn dụ - trên ngữ liệu phân
tích các tầng nghĩa của từ đa nghĩa hoa” (
), Chu Phượng Mai (

: 2010) với bài ―Phân tích so sánh sự

chuyển di phạm trù ngữ nghĩa ẩn dụ của “hoa” trong tiếng Hán và “flower” trong

tiếng Anh”(
Vân (





―flower‖

), Vương

: 2003) với bài ―Ý nghĩa ẩn dụ của “hoa” trong văn hóa Trung Quốc và

văn hóa phương tây‖ (

), đã gắn ngôn ngữ với văn hóa

để xem xét vấn đề, qua đó chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong nhận thức và
tư duy liên tưởng về hoa thể hiện trên góc độ từ vựng văn hóa giữa tiếng Hán và các
ngôn ngữ phương tây.
Điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan trên đây, có thể nói, các
nghiên cứu về trường từ vựng thực vật nói chung và tiểu loại hoa nói riêng trong

19


tiếng Hán khá đa dạng. Có những tác giả thiên về nghiên cứu cấu tạo từ, có tác giả
nghiêng về nghiên cứu ngữ nghĩa, hàm ý văn hóa, đặc biệt là nghiên cứu cơ chế
chuyển nghĩa và nghĩa ẩn dụ gắn với văn hóa dân tộc ..., nhưng tất cả đều có những
đóng góp đáng kể cho lĩnh vực nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa thực vật

nói riêng và nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc trong tương quan với các
ngôn ngữ khác nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình nghiên cứu về
lĩnh vực này chưa thể nói là đủ, mà vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu tiếp theo để
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đời sống ngôn ngữ- văn hóa - xã hội.
1.1.2. Những nghiên cứu hữu quan ở Việt Nam về trường từ vựng thực vật và hoa
Ở Việt Nam, tuy nghiên cứu về trường từ vựng- ngữ nghĩa thực vật nói
chung và hoa nói riêng không đa dạng như ở Trung Quốc, nhưng những năm gần
đây, lĩnh vực này cũng đã được giới nghiên cứu quan tâm.
1.1.2.1. Những nghiên cứu từ ngữ chỉ hoa từ góc độ nghĩa, nghĩa biểu trưng và văn hóa
Thực tế cho thấy, nghiên cứu về trường từ vựng chỉ thực vật nói chung và
trường từ vựng chỉ hoa nói riêng, ở Việt Nam chưa có nhiều.
Về nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của hoa trong sáng tác thơ ca, tác giả Phạm
Ngọc Hàm (2013) công bố bài viết nhan đề ―Góp lời bàn về hoa và điểu song hành
trong thơ luật Đường‖. Dưới góc nhìn ngôn ngữ văn học, tác giả đã phân tích vai trò
ý nghĩa biểu trưng của từ hoa trong thơ luật Đường và đặc biệt quan tâm đến đặc tính
―hoa bắt rễ từ lòng đất, tượng âm, hoa muôn hương ngàn sắc, hoa nở rộ mỗi độ xuân
về‖. Hoa song hành với điểu làm nên linh hồn của mùa xuân có thanh có sắc.
Tác giả Nguyễn Hữu Cầu (2004) đã công bố công trình ―Nghiên cứu đối
chiếu ngữ nghĩa của từ ngữ đất nước học chứa tên gọi động vật, thực vật trong hai
ngôn ngữ Hán và Việt với việc dạy học tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngữ Việt
Nam‖. Với quy mô của một Đề tài khoa học cấp cơ sở, tác giả đã dành một nội dung
đáng kể cho việc đối chiếu lớp từ chỉ thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt dưới
góc độ văn hóa. Tác giả dùng thuật ngữ ―từ ngữ đất nước học‖ để phân tích ngữ
nghĩa của những từ ngữ là tên gọi thực vật, chẳng hạn như quế hòe, trúc mai, liên
hoa,... trong tiếng Hán và tiếng Việt, chỉ ra những đặc trưng văn hóa, tư duy dân tộc
ảnh hưởng đến việc hình thành ý nghĩa liên tưởng của lớp từ ngữ này.

20



Về nghiên cứu từ hoa trong tác phẩm văn chương cụ thể, có thể kể đến
những bài viết như Khả năng liên tưởng nghĩa của từ hoa trong Truyện Kiều của
Phan Thị Huyền Trang (2007), Giá trị biểu trưng của các loài hoa trong Quốc âm
thi tập và truyện Kiều của Hà Thị Quế Hương (2003), Ý nghĩa biểu trưng của một số
loài hoa điển hình trong ca dao Việt Nam của Nguyễn Thùy Vân (2013), Biểu tượng
hoa đào trong ca dao người Việt của Trần Hạnh Nguyên (2012).
Tác giả Vũ Thị Tuyết (2018), trong chương 2 luận án tiến sỹ của mình với
nhan đề ―Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt‖ cũng chỉ
ra đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thực vật trong ca dao tình yêu người Việt, đã
chỉ ra sự chuyển nghĩa của từ chỉ thực vật trong đó có từ chỉ hoa cũng như ý nghĩa
biểu trưng của hoa trong ca dao tình yêu người Việt.
Bài viết về hoa ở nước ta không phải là ít, nhưng viết từ cách tiếp cận và phân
tích ngôn ngữ học thì rõ ràng là chưa nhiều. Trong những bài viết vừa nêu trên đây,
bên cạnh các phân tích về nghĩa, những vấn đề có liên quan đến nghĩa biểu trưng, văn
hóa, tôn giáo, tín ngưỡng và tâm thức bản địa, đời sống con người..., cũng đã được đề
cập ít nhiều, với những mức độ khác nhau.
1.1.2.2. Nghiên cứu từ ngữ chỉ hoa từ góc độ ẩn dụ và văn hóa
So với Trung Quốc, các học giả Việt Nam nghiên cứu về trường từ vựng -ngữ
nghĩa thực vật nói chung và trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ hoa dưới góc nhìn ẩn dụ
nói riêng, có muộn hơn và các công trình nghiên cứu cũng ít hơn, mặc dù gần đây số
nghiên cứu về những vấn đề này đã tăng lên so với trước. Đáng chú ý là nghiên cứu
của tác giả Trần Thị Phương Lý (2008) với bài viết “Ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn
ngữ học tri nhận trên ngữ liệu phạm trù thực vật trong tiếng Việt‖, và Trần Thị
Phương Lý và Nguyễn Thị Bạch Nhạn (2007) với ―Ẩn dụ phạm trù thực vật về con
người dưới góc nhìn tri nhận”...
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh (2014) trong luận án tiến sỹ ―Ẩn dụ tri nhận
trong ca từ Trịnh Công Sơn” đã khẳng định cơ chế của ẩn dụ tạo ra sự chuyển đổi
nghĩa phổ biến nhất trong tất cả các ngôn ngữ, đồng thời đi sâu phân tích, làm nổi rõ
ẩn dụ ý niệm con người là cây cỏ. Ngoài ra còn có, Trần Thị Phương Lý, Lê Thị Cẩm
Vân (2011), Ẩn dụ từ góc nhìn tri nhận trên ngữ liệu chỉ người và động vật


21


×