Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hủy bản án sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tòa án nhân dân thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 80 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

ĐTV

: Điều tra viên

HĐTP

: Hội đồng Thẩm phán

HĐXX

: Hội đồng xét xử

KSV



: Kiểm sát viên

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TTHS

: Tố tụng hình sự

UBTP

: Ủy ban Thẩm phán

VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỦY
BẢN ÁN SƠ THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ .................................. 8
1.1. Lý luận về hủy bản án sơ thẩm vụ án hình sự........................................ 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hủy bản án sơ thẩm vụ án hình sự ................ 8
1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hủy bản án sơ thẩm vụ án hình sự
................................................................................................................. 19
1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của việc hủy bản án sơ thẩm vụ án hình sự ....... 21
1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về huỷ bản án sơ thẩm vụ án
hình sự ......................................................................................................... 24
1.2.1. Khái quát pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ 1945 đến khi Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành về hủy bản án........... 24
1.2.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về hủy bản án sơ
thẩm vụ án hình sự ................................................................................... 27
Chương 2: THỰC TIỄN HỦY BẢN ÁN SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM CỦA TOÀ ÁN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................... 30
2.1. Tình hình hủy bản án sơ thẩm vụ án hình sự tại Thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................................ 30
2.2. Kết quả hủy bản án sơ thẩm vụ án hình sự để điều tra lại hoặc xét xử
lại ................................................................................................................. 31
2.2.1. Huỷ bản án do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự ........ 31
2.2.2. Hủy bản án do sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng các quy
định của BLHS ......................................................................................... 38
2.2.3. Huỷ bản án do hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm hoặc
không đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự..................................... 45



2.3. Nguyên nhân của việc hủy bản án sơ thẩm vụ án hình sự để điều tra lại,
xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án ..................................................................... 46
2.3.1. Nguyên nhân do những bất cập, hạn chế của pháp luật và hướng
dẫn áp dụng pháp luật ............................................................................ 46
2.3.2. Nguyên nhân xuất phát từ chất lượng hoạt động tố tụng ............. 47
2.3.3. Các nguyên nhân khác .................................................................. 56
Chương 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG
HỦY BẢN ÁN SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TRONG XÉT XỬ PHÚC
THẨM ............................................................................................................ 60
3.1. Yêu cầu hạn chế tình trạng huỷ bản
thẩm.
Đối với Toà án, trước mắt cần nghiên cứu sửa đổi Quy định 120 về xử
lý trách nhiệm của các chức danh trong Toà án nhân dân để Thẩm phán, cán
bộ an tâm thực thi các hoạt động tư pháp khách quan, có chất lượng.
69


Tiểu kết Chương 3
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm như hiện nay
nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, trong đó có VKS đã có nhiều nỗ
lực, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Về cơ bản hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm
quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đã khắc phục được
nhiều tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; nhờ đó tình
hình oan, sai đã được hạn chế đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, so với yêu
cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì các cơ quan tiến
hành tố tụng còn nhiều hạn chế, vi phạm, dẫn đến việc bản án bị hủy để điều
tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án. Do vậy, việc đề ra biện pháp nhằm hạn chế

hơn nữa tình trạng này là yêu cầu cấp thiết phải được triển khai thực hiện
quyết liệt.
Ngoài nguyên nhân do trách nhiệm của Tòa án thì nguyên nhân chủ yếu
để xảy ra tình trạng hủy bản án có một phần trách nhiệm của Lãnh đạo VKS
các cấp do không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của tố
tụng hình sự và trách nhiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt
động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và KSV
không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm được quy định trong BLTTHS,
Thông tư hướng dẫn liên ngành và các Quy chế nghiệp vụ của ngành kiểm
sát.
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đúng
pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp hủy bản án để điều tra,
xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án thì ngành Tòa án và VKS cần thực hiện giải
pháp về yếu tố con người. Đặc biệt đối với VKS các cấp cần thực hiện tốt các
nhóm giải pháp cơ bản là: Thực hiện nghiêm túc các quy định của BLTTHS
70


năm 2015 và các chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC quy định, Quy chế
nghiệp vụ của ngành; đề cao trách nhiệm của Lãnh đạo và KSV; nâng cao
chất lượng quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo VKS các cấp trong công
tác giải quyết án hình sự; Tăng cường công tác phối hợp trong ngành và phối
hợp liên ngành; tăng cường kiểm tra nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm và chất
lượng trong thỉnh thị và trả lời thỉnh thị; tăng cường tổng kết thực tiễn, thông
báo rút kinh nghiệm, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân để xảy ra vi
phạm; về công tác cán bộ cần chú trọng công tác đánh giá, bố trí, điều động,
sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

71



KẾT LUẬN
Xuất phát từ mục đích của tố tụng hình sự và từ nhu cầu thực tiễn cần
thiết phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của bản án của Tòa án cấp
dưới, đồng thời khắc phục vi phạm trong việc áp dụng pháp luật nhằm góp
phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, đảm bảo công bằng xã hội, pháp luật tố tụng hình sự quy định Tòa án
cấp trên trong quá trình xem xét lại bản án bị kháng cáo, kháng nghị của Tòa
án cấp dưới, xét thấy có căn cứ theo quy định của pháp luật có quyền hủy bỏ
một phần hay toàn bộ bản án đó để điều tra hoặc xét xử lại hoặc đình chỉ vụ
án.
Trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam, quy định về hủy bản án không
ngừng được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng
yêu cầu đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, đáp ứng hội nhập quốc tế. Các quy định của BLTTHS
năm 2015 về hủy bản án là kết quả của công tác tổng kết thực tiễn, sửa đổi bổ
sung những bất cập, hạn chế trong thời gian qua và tiếp thu có chọn lọc những
quy định tiến bộ của các BLTTHS trước. Với những điểm mới tích cực được
quy định trong BLTTHS năm 2015 nói chung và các quy định về hủy bản án
nói riêng được kỳ vọng sẽ đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng các bản án bị hủy để điều tra
lại, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án, tác giả đề tài đã đưa ra những trường hợp
vi phạm nghiêm trọng pháp luật phổ biến nhất, thường hay xảy ra nhất trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án, đồng thời tìm một số nguyên nhân
vừa cả khách quan lẫn chủ quan để xảy ra tình trạng này.
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử của Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng được đúng
72



người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp
hủy bản án để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án, tác giả mạnh dạn đề ra
hai giải pháp, đó là: Giải pháp đối với cơ quan Tòa án và VKS về việc xây
dựng đội ngũ cán bộ Thẩm phán, Kiểm sát viên có trình độ chuyên môn vững
vàng và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp cao, ngoài ra, đề tài còn tập trung vào
giải pháp về kỹ năng quản lý, chỉ đạo điều hành của các cấp Lãnh đạo VKS,
nâng cao nghiệp vụ kiểm sát điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử của Kiểm sát viên.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do dữ liệu, số liệu cũng như việc nắm
tình hình xét xử tại các địa phương còn hạn chế nên việc tổng kết, phân tích,
đánh giá tình hình chưa đầy đủ. Việc xác định nguyên nhân và đề ra các giải
pháp có thể chưa toàn diện và sát với đặc điểm của từng địa phương. Học viên
nghiên cứu đề tài rất mong nhận được các ý kiến để hoàn thiện nội dung đề
tài, góp phần hạn chế tình trạng hủy bản án để điều tra lại, xét xử lại hoặc
đình chỉ vụ án trong thời gian tới./.

73


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hòa Bình (chủ biên) (2016) Những nội dung mới trong
BLTTHS năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.
2. Bộ chính trị (2002) Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, ban hành ngày 02/01/2002, Hà
Nội.
3. Bộ chính trị (2005) Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến
năm 2020, ban hành ngày 25/04/2005, Hà Nội.
4. Bộ chính trị (2005) Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách

tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 02/06/2005, Hà Nội.
5. Lê Văn Cảm (2009) Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây
dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Trần Văn Độ (2011) Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
7. Trần Văn Độ (2004) “Nguyên tắc hai cấp xét xử đến việc tổ chức Tòa
án các cấp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10, tr.46-50.
8. Phạm Hồng Hải (2003) Mô hình lý luận BLTTHS Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
9. Phạm Thanh Hải (2007) “Tòa án cấp phúc thẩm phải hủy bản án sơ
thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, tr.34-36.
10. Mai Thanh Hiếu (2014) “Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm theo
phạm vi kháng cáo, kháng nghị”, Tạp chí Luật học, số 8 (171), tr.18-25.
11. Bùi Ngọc Hòa (2007) Phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm quyền của
Tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.


12. Tô Văn Hòa (chủ biên) (2012) Những mô hình tố tụng điển hình trên
thế giới, Nxb Hà Nội.
13. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2013) Nghị quyết
01/2013/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
áp dụng Điều 60 BLHS về án treo, ban hành ngày 06/11/2013, Hà Nội.
14. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005) Nghị quyết số
05/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư
“Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, ban hành ngày
8/12/2005, Hà Nội.
15. Đỗ Đại Hữu (2006) “Xác định Tòa án xét xử lại, khi Tòa án nhân
dân tối cao hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 72, tr.57-59.

16. Vũ Gia Lâm (2012) “Về quyền hủy bản án hình sự sơ thẩm để điều
tra lại hoặc xét xử lại của tòa án cấp phúc thẩm, Tạp chí Luật học, số 11(150),
tr.12-18.
17. Ngô Đức Lập (2013) Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ
quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885, Luận án tiến sĩ lịch sử,
Trường Đại học Huế.
18. Hoàng Thị Liên (2005) “Xử lý thế nào trong trường họp tòa án cấp
phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại theo hướng nặng hơn đối với bị
cáo”, Tạp chí Dân chủ & pháp luật, số 6 (159), tr.41-43.
19. Vũ Thành Long (2007) “Cần xem xét lại thẩm quyền của Tòa án cấp
phúc thấm quy định tại khoản 3 điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự”, Tạp chí
Dân chủ & Pháp luật, số 9 (186), tr.42-44.
20. Vũ Thành Long (2007) “Về thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm
quy định tại khoản 3 điều 249 Bộ luật Tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số
20, tr.43-45.


21. Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2015) Những điểm mới cơ bản của
BLTTHS năm 2015, Nxb Hồng Đức.
22. Võ Thị Kim Oanh (chủ nhiệm) (2012) Quyền được suy đoán vô tội
và vấn đề sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
23. Đinh Văn Quế (2004) “Những trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy
bản án sơ thẩm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17, tr.2-8.
24. Đinh Văn Quế (2003) Thủ tục xét xử các vụ án hình sự: Xét xử sơ
thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
25. Đinh Văn Quế (2013) “Tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để xét
xử lại theo hướng có tội - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 8, tr.22-24.
26. Quốc hội (1999) Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Hà Nội.

27. Quốc hội (2015) Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, Hà Nội.
28. Quốc hội (1988) Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988, Hà
Nội.
29. Quốc hội (2003) Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, Hà
Nội.
30. Quốc hội (2015) Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015, Hà
Nội.
31. Quốc hội (2013) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.
32. Quốc hội (2014) Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Hà Nội.
33. Quốc hội (2014) Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Hà
Nội.


34. Nguyễn Ích Sáng (2013) “Thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm của hội
đồng xét xử phúc thẩm theo qui định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003
và một số kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7, tr.16-22.
35. Trọng Tài (2006) “Cần phải hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc
thẩm lại”, Tạp chí Kiểm sát, số 1, tr.18-20.
36. Tòa án nhân dân tối cao (1962) Luật lệ về Tư pháp, Hà Nội.
37. Tòa án nhân dân tối cao (2017) Quy định “Xử lý trách nhiệm người
giữ chức danh tư pháp trong Toà án nhân dân”, ban hành kèm theo Quyết
định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19-6-2017, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006) Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
39. Trần Văn Tuấn (2007) "Tòa án cấp phúc thẩm có quyền hủy án, tách
vụ án giao về cấp sơ thẩm giải quyết hay không?", Tạp chí Tòa án nhân dân,
số 12, tr.34-35.
40. Nguyễn Tất Viễn (2011) “Thủ tục xét xử phúc thẩm trong Tố tụng
hình sự Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Kỷ yếu Hội thảo

khoa học về “Hoàn thiện mô hình tố tụng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp Kinh nghiệp CHLB Đức, do VKSND tối cao và Quỹ hợp tác Quốc tế về pháp
luật CHLB Đức phối hợp tổ chức ngày 9-10/6/2011 tại Hà Nội.
41. Viện Khoa học pháp lý (2006) Từ điển Luật học, Nxb Tư
pháp,tr.404.
42. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2011-2016) Báo cáo tổng kết ngành
Kiểm sát từ năm 2011 đến 2016, Hà Nội.
43. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2007) Quy chế thực hành quyền
công tố kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày
17/9/2007.



×