Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm thân tàu tại tổng công ty bảo hiểm việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.68 KB, 34 trang )

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU
1.1 Sự ra đời cần thiết của bảo hiểm thân tàu
1.1.1 Đặc điểm chung của phương thức vận chuyển đường biển
Sự ra đời và phát triển của phương thức vận chuyển đường bi ển là bước
ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại. Nhờ có phương thức này, vi ệc giao lưu và
gắn kết giữa các quốc gia, các dân tộc, các châu l ục trên th ế gi ới tr ở nên d ễ
dàng hơn. Phương thức vận chuyển đường biển mang những đặc đi ểm đặc
trưng như sau:
Ưu điểm:
-

Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu và bảo quản trong quá trình s ử d ụng
không đòi hỏi quá cao: Ngoài các công trình xây dựng nh ư: b ến c ảng, kho
bãi, kênh đào,… thì các tuyến đường trên biển đều là các tuy ến đường tự
nhiên. Chính vì thế chi phí đầu tư xây dựng và bảo quản công trình giao
thông đường biển nhỏ hơn so với các phương thức vận chuyển khác, nh ờ
đó chi phí vận chuyển trở nên rẻ một cách tương đối .

-

Khối lượng vận chuyển lớn và không ngừng gia tăng theo công nghệ.

Nhược điểm:
-

Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực ti ếp
đến hành trình đi trên biển. Các rủi ro (bão, sóng th ần, cướp bi ển,…) x ảy
ra gây ra nhiều thiệt hại rất lớn về người, phương tiện và hàng hóa .

-


Thời gian vận chuyển hàng hóa dài, có khi kéo dài hàng tháng, bên c ạnh
đó khả năng tăng tốc độ của tàu rất hạn chế nên không đáp ửng được
nhu cầu vận chuyển nhanh của một số loại hàng hóa có tính th ời vụ.

-

Công tác cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn: hầu hết các vụ tai nạn
đều xảy ra ở ngoài khơi xa, việc cứu nạn tại chỗ hầu như là đi ều không
thể. Chính vì thế tàu phải tự trang bị cho mình các phương ti ện cần thi ết
để ứng phó với rủi ro.

1.1.2 Sự ra đời cần thiết của bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm hàng hải xuất hiện tương đối sớm trên thế gi ới, nó manh nha
xuất hiện từ thế kỷ 14 tại Genois, Folorens,… Các hợp đồng bảo hi ểm th ời kì
1


này chỉ bảo hiểm cho các tài sản bị thiệt hại trong hành trình đi bi ển. S ự ra
đời và phát triển của bảo hiểm thân tàu nói riêng và hàng hải nói chung là một
đòi hỏi khách quan xuất phát từ:
-

Vận chuyển đường biển tiềm ẩn rủi ro cao và tổng thất rất lớn. Theo
thống kê của các hãng sản xuất và sửa chữa, hàng năm trên th ế gi ới có
7.000 vụ tai nạn tàu biển làm thiệt hại hàng tỷ đô la. Những v ụ tai n ạn
gây ra tổn thất nặng nề như hai tàu đâm va nhau, tàu bị mắc cạn, h ỏng
máy,…

-


Vận chuyển bằng đường biển chiếm một vị trí quan trọng, góp phần to
lớn vào sự phát triển kinh tế quốc gia và thế giới. Mỗi năm, 80% lượng
hàng hóa trong buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường bi ển.
Đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước giáp biển, vận chuy ển
đường biển ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến ngoại thương mà còn đe
dọa đến sự thịnh vượng của nền kinh tế. Bảo hiểm thân tàu đã gián ti ếp
giúp cho nền kinh tế ổn định và thịnh vượng.
Đối với Việt Nam, bảo hiểm thân tàu càng có ý nghĩa quan tr ọng. Nó tr ở

thành đòi hỏi khách quan trong công cuộc xây dựng và đổi mới n ước ta hiện
nay. Bởi lẽ, về số lượng, đội tàu thủy của Việt Nam không l ớn. Về ch ất l ượng,
tàu nước ta có trọng tải nhỏ, lạc hậu về kỹ thuật… khả năng gặp tai n ạn
nhiều, tổn thất khi tai nạn xảy ra lớn. Vì vậy bảo hi ểm thân tàu càng là nhu
cầu khách quan không thể thiếu.
Hơn nữa, bảo hiểm thân tàu đem lại ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa xã h ội to
lớn, cụ thể:
-

Bảo hiểm thân tàu giúp chủ tàu ổn định tài chính, duy trì ho ạt đ ộng kinh
doanh liên tục không bị gián đoạn khi có tổn thất x ảy ra. B ảo hi ểm thân
tàu là giải pháp cho những khó khăn khổng l ồ v ề tài chính do nh ững t ổn
thất gây ra bởi các tai nạn trên biển.

-

Bảo hiểm thân tàu giúp tối thiểu hóa chi phí xã hội, nâng cao hi ệu qu ả
kinh tế toàn xã hội: Với trách nhiệm của mình, các nhà bảo hi ểm luôn tìm
cách hạn chế rủi ro, đề phòng tổn thất. Họ đưa ra các yêu cầu về tình
trạng hoạt động của tàu, trang thiết bị trên tàu, các nguyên t ắc ch ất x ếp
2



hàng lên tàu và bốc dỡ hàng xuống tàu… Nhờ đó mà các chuyến đi bi ển có
xu hướng an toàn hơn, khi đó lợi ích của từng cá nhân vô hình chung g ắn
với lợi ích chung của xã hội.
-

Quỹ bảo hiểm thân tàu là một quỹ có quy mô lớn. Quỹ này, ngoài mục
đích bồi thường cho người tham gia bảo hiểm khi rủi ro được bảo hi ểm
xảy ra mà còn được dùng để trở thành nguồn đầu tư phát tri ển kinh tế.
Ngày nay với sự phát triển của các phương ti ện vận tải và s ự phát tri ển

của khoa học kỹ thuật hiện đại, sự phát tri ển kinh tế đã kéo theo s ự phát
triển về kỹ thuật bảo hiểm nói chung và bảo hi ểm thân tàu và trách nhi ệm
chủ tàu nói riêng.
1.

Nội dung của bảo hiểm thân tàu

1.2.1 Đối tượng bảo hiểm, số tiền, phí bảo hiểm
1.2.1.1 Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu là toàn bộ
con tàu và máy móc trang thiết bị, cước phí hoạt động và một ph ần trách
nhiệm trong tai nạn hai tàu đâm va nhau (thông thường là ¾ trách nhi ệm đâm
va) của con tàu đó.
Do đặc điểm hoạt động của tàu biển nên đối tượng bảo hi ểm cần được
kê khai chi tiết các mục sau:
-

Tên tàu: Mỗi một con tàu khi đưa vào hoạt đ ộng đ ều mang m ột tên riêng

biệt và bắt buộc phải ghi vào phía sau đuôi tàu. Luật hàng h ải không cho
phép đặt trùng tên chiếc tàu biển; muốn thay đổi tên tàu phải khai báo
và phải được chính quyền cho phép. Trong thực tế, cũng có khi gặp tàu
trùng tên, muốn phân biệt người ta phải xét đến quốc tịch của tàu.

-

Tên cảng đăng ký trụ sở của chủ tàu hay người thuê tàu định hạn.

-

Quốc tịch của con tàu

-

Năm và nơi đóng tàu: Người tham gia bảo hiểm phải ghi đầy đ ủ năm và
nơi đóng con tàu được bảo hiểm để người bảo hiểm theo dõi tàu và ch ất
lượng tàu khi đóng.

-

Cấp của con tàu: Căn cứ vào cấp do đăng kiểm xếp hạng. Trong th ời gian
hiệu lực của bảo hiểm cấp tàu phải không thay đổi. Nếu gặp tổn th ất
3


được bảo hiểm ảnh hưởng đến cấp tàu thì người bảo hiểm chỉ chịu trách
nhiệm cho đến khi tàu về đến cảng kế tiếp hoặc cảng lánh nạn và c ả
thời gian tàu neo đậu an toàn tại cảng.
-


Trọng tải và sức kéo của con tàu:Người bảo hiểm cần bi ết được thông
tin này để theo dõi hoạt động của con tàu, xét xem con tàu v ận chuy ển có
đúng mức trọng tải và sức kéo đã đăng ký, khai báo hay không.

1.2.1.2 Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của tàu là tổng giá trị của tàu lúc bắt đ ầu b ảo hi ểm k ể
cả máy móc trang thiết bị dụng cụ, đồ đạc, phụ tùng, dự trữ, lương thực cho
thủy thủ và lương ứng trước cùng với các chi phí cần thi ết chuẩn bị cho
chuyến đi, cộng với phí bảo hiểm cho toàn bộ tàu. Ngoài ra giá trị bảo hi ểm
của cước phí là tổng tiền cước vận chuyển cộng với phí bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hi ểm do người
được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm ghi trong h ợp
đồng nếu vượt quá giá trị bảo hiểm thì phần tiền quá giá tr ị b ảo hi ểm không
được thừa nhận.
1.2.1.3 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm thân tàu được tính toán trên cơ sở tỉ lệ phí bảo hi ểm do
công ty bảo hiểm đề ra, trên cơ sở thống kê tổn thất của tàu hàng năm. T ỷ l ệ
phí bảo hiểm thân tàu phụ thuộc vào loại tàu, tuổi tàu, c ỡ tàu, m ục đích s ử
dụng, vùng biển kinh doanh, giá trị bảo hiểm, điều kiện bảo hi ểm, trang thi ết
bị và thuyền bộ, mức miễn thường, lạm phát,…
Việc thanh toán phí báo hiểm có thể tiến hành m ột l ần khi kí h ợp đ ồng
bảo hiểm hoặc nhiều lần. Đối với hình thức bảo hiểm chuyến phí bảo hi ểm
thường nộp một lần, trong vòng 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo
hiểm (Bảo Việt). Nếu bảo hiểm theo thời hạn có th ể nộp 4 lần/năm hoặc 2
lần/6 tháng thì nộp 1 lần như bảo hiểm chuyến.
Với Bảo Việt thì việc hoàn phí đc tiến hành như sau:
-

Hủy bỏ hợp đồng hoàn lại 80%

4


-

Ngừng hoạt động từ 30 ngày liên tục trở lên mà tàu vẫn an toàn thì được
hoàn 50% số phí của thời gian ngừng hoạt động.

1.2.2 Phạm vi bảo hiểm
Những rủi ro được bảo hiểm thường là 4 rủi ro chính, 3 rủi ro thông
thường và rủi ro riêng về chiến tranh. Ngoài ra, theo đặc thù của ho ạt đ ộng
kinh doanh, khai thác tàu biển người bảo hiểm còn đề ra các rủi ro có th ể
được bảo hiểm. Đó là những rủi ro nếu không khai báo kịp thời đ ể mua bảo
hiểm thì chúng là rủi ro loại trừ.

1.2.2.1 Rủi ro chính
Nhóm rủi ro chính là những rủi ro được bảo hiểm ngay từ những ngày s ơ
khai của bảo hiểm hàng hải. Những rủi ro đó thường gây nên tổn th ất l ớn
gồm có:
- Mắc cạn: Là hiện tượng đáy tàu sát liền với đáy bi ển hoặc nằm trên m ột
chướng ngại vật khác làm cho tàu không chạy được và thường ph ải nh ờ
đến ngoại lực tàu mới nổi lên hoặc thoát khỏi mắc cạn được. Mắc cạn
phải thoả mãn điều kiện là hiện tượng bất bình thường.
- Chìm đắm: Là hiện tượng tàu chìm hẳn xuống nước, đáy tàu chạm v ới
đáy biển, không chạy được và hành trình bị chấm dứt.
- Cháy: Là phản ứng có tỏa nhiệt, phát ra ánh sáng do một nguyên nhân
khách quan như sét đánh hay sơ suất của con người. Lửa ph ải đ ến m ức
làm cho hành trình của tàu bị gián đoạn chứ chỉ làm h ỏng m ột ph ần c ơ
cấu của tàu thì không gọi là cháy
- Đâm va: Đâm va tức là các công cụ vận chuyển va chạm v ới các v ật th ể

chuyển động hay cố định khác.
1.2.2.2 Nhóm rủi ro thông thường được bảo hiểm
Thực ra đây là nhóm rủi ro mở rộng thêm sau th ời kỳ s ơ khai của b ảo
hiểm hàng hải và người ta quen gọi là rủi ro thông thường được bảo hi ểm.
Nhóm rủi ro này bao gồm các rủi ro sau:
5


-

Hành vi phi pháp của thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn là những người
không đồng sở hữu với chủ tàu đối với con tàu.

-

Hành vi phi pháp bao hàm hành vi xảo trá hay lường gạt của thuy ền
trưởng hoặc thuỷ thủ gây ra đối với tàu có hại cho chủ tàu hoặc người
thuê tàu. Vì thế, giữa người bảo hiểm và người được bảo hi ểm nên có
thoả thuận bồi thường những tổn thất vì hành động phi pháp hay lỗi lầm
của chủ tàu và đại lý của họ gây ra.

-

Mất tích: Khi một chiếc tàu không đến cảng đã quy định và sau m ột th ời
gian hợp lý không nhận được tin tức gì về tàu đó thì người ta coi là con
tàu đã bị mất tích. Thế nào là một thời gian hợp lý thì còn ph ải tuỳ thu ộc
vào loại tàu, loại hàng, tính chất hành trình và con đường dài ng ắn khác
nhau. Hơn nữa thời gian này còn phải tuỳ thuộc vào luật l ệ cụ th ể c ủa
từng nước


-

Rủi ro cướp biển: Trước đây rủi ro cướp biển được coi là một phần của
rủi ro chiến tranh và được xếp vào loại rủi ro riêng. Ngày nay người ta
coi tổn thất do hành động cướp biển là sự mở rộng của quy mô mất cắp.

1.2.2.3 Rủi ro riêng
Là rủi ro không được bảo hiểm với điều kiện bảo hi ểm thông thường
trừ khi người bảo hiểm chấp nhận tham gia thêm rủi ro này. Phí bảo hi ểm cho
rủi ro này thường rất cao. Tách ra thành rủi ro riêng còn tăng thêm ý nghĩa
thương mại để người bảo hiểm thu hút khách hàng (vì không ph ải tất c ả các
tuyến đường chuyên chở đều bị rủi ro này để đe doạ).
Rủi ro riêng trong bảo hiểm thân tàu là rủi ro chi ến tranh, đình công, các
hành động ác ý, rủi ro phóng xạ hạt nhân do bom nguyên tử.
1.2.2.4 Nhóm rủi ro có thể được bảo hiểm
Ngoài ra theo đặc thù của hoạt động kinh doanh, khai thác tàu bi ển
người bảo hiểm còn đề ra các rủi ro có thể được bảo hi ểm. Đó là nh ững rủi ro
nếu không khai báo kịp thời để mua bảo hiểm thì chúng là r ủi ro lo ại tr ừ. Bao
gồm các rủi ro sau đây:
-

Vi phạm về phạm vi hoạt động hoặc hành trình của con tàu b ảo hi ểm
nếu không vì một số trường hợp loại trừ cụ thể.
6


Vi phạm về kinh doanh và khai thác tàu: Chở quá tải, xếp hàng trên

-


boong không theo tập quán thương mại, vi phạm thủ tục hải quan xu ất
nhập cảnh, kiểm dịch.
-

Vi phạm về lai dắt: Tàu chạy bình thường trên sông hồ bi ển không c ần
lai dắt. Nhưng nếu tàu chạy trên đoạn đường đó hay ra vào cảng bi ển
phải có lai dắt bắt buộc theo luật lệ, tập quán hoặc lai dắt trong c ứu
nạn là những lai dắt hợp pháp được bảo hiểm.

-

Vi phạm về hàng hoá chuyên chở: Đó là những hàng hoá cấm chuyên
chở (vũ khí, chất độc hại, chất dễ cháy, hàng lậu, hàng phá bao vây...)

1.2.2.5 Rủi ro loại trừ
Trong bảo hiểm thân tàu còn có những trủi ro mà người bảo hi ểm không
nhận bảo hiểm, gọi là những rủi ro loại trừ. Bao gồm:
-

Hành vi sơ suất, lỗi lầm, cố ý của người được bảo hiểm. Đây là vấn đ ề
có tính nguyên tắc vì người bảo hiểm và người được bảo hiểm cũng có
chung một quyền lợi là giá trị tàu được bảo hiểm.

-

Chậm trễ hành trình: Là sự kéo dài thời gian hành trình so v ới hành
trình bình thường không phải vì lý do cứu nạn, bị tai nạn dẫn đến tổn
thất cho con tàu.

-


Tàu không đủ khả năng đi biển: Là tàu không đủ máy móc trang thi ết b ị,
đội ngũ sĩ quan thuỷ thủ thuyền viên, nhiên liệu thực phẩm dự trữ cho
hành trình đã quy định.

-

Tàu đi chệch hướng: Là tàu đi sai trình tự hoặc đi ra ngoài trình tự được
quy định không vì nguyên nhân cứu nạn, lánh nạn hay tránh gặp rủi ro.

1.2.3 Hợp đồng bảo hiểm thân tàu
Hợp đồng bảo hiểm thân tàu là hợp đồng được ký kết gi ữa người bảo
hiểm và người được bảo hiểm mà theo đó, người bảo hi ểm thu bảo hi ểm phí
do người được bảo hiểm trả và người được bảo hiểm được người bảo hiểm
bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các hiểm hoạ hàng hải gây ra
theo mức độ và điều kiện đã thoả thuận với người bảo hiểm.
1.2.3.1 Hình thức
7


Hợp đồng phải được trình bày trên một bản viết đó là đơn bảo hi ểm,
dùng từ thông dụng. Các đơn bảo hiểm đều được in sẵn, mỗi nước có cách
trình bày riêng về hình thức, sáng sủa, đẹp đẽ làm tăng thêm giá trị của m ột
văn bản pháp lý. nhưng về cơ cấu, nội dung thì căn bản giống nhau.
1.2.3.2 Nội dung
Nội dung đơn bảo hiểm bao giờ cũng chặt chẽ, đầy đủ. Đ ơn bảo hi ểm
thân tàu có nội dung cơ bản sau:
-

Tên người được bảo hiểm hoặc người có quyền lợi được bảo hiểm


-

Đối tượng bảo hiểm

-

Các hiểm hoạ, rủi ro được bảo hiểm

-

Số lượng chuyến đi hoặc thời hạn thực hiện hợp đồng bảo hi ểm, tuỳ
theo hợp đồng đó là hợp đồng bảo hiểm chuyến hặc h ợp đ ồng b ảo hi ểm
thời hạn

-

Số tiền bảo hiểm

-

Nơi, ngày tháng và giờ cấp đơn bảo hiểm

-

Chữ ký và xác nhận của người bảo hiểm

Có hai loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu:
-


Hợp đồng bảo hiểm chuyến : Là hợp đồng bảo hiểm thân tàu từ địa
điểm này đến địa điểm khác trong một cuộc hành trình.

-

Hợp đồng bảo hiểm thời hạn: Là hợp đồng bảo hiểm cho một con tàu
trong một thời gian nhất định có thể là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…

1.2.3.3 Trách nhiệm các bên trong bảo hiểm thân tàu
Trách nhiệm của người được bảo hiểm
-

Người được bảo hiểm có thể là người chủ tàu hoặc người kinh doanh
khai thác con tàu dưới dạng thuê tàu định hạn. Mặc dù không cam k ết
trong hợp đồng nhưng theo tập quán quốc tế người được bảo hi ểm phải
có trách nhiệm đảm bảo cho con tàu được bảo hiểm đạt các ngụ ý đảm
bảo sau:
8


 Tàu đủ khả năng đi biển trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng
bảo hiểm
 Quốc tịch tàu không đổi trong suốt thời gian bảo hi ểm: Qu ốc tịch
tàu không đổi có nghĩa là rủi ro về thù địch, đối địch hoặc hành
động có tính chất chiến tranh cũng không thay đổi.
 Hành trình của con tàu phải hợp pháp. Trong th ời gian hiệu l ực
của hợp đồng bảo hiểm có thể phát sinh những lệnh bao vây,
cấm vận, phong toả, bắt giữ kiềm chế hàng hoá hoặc con tàu
đang chuyên chở hàng hoá đó. Nếu chủ tàu không từ bỏ hành
trình vi phạm một trong những lệnh trên thì được coi là hành

trình bất hợp pháp.
-

Ngoài những trách nhiệm trên theo hợp đồng bảo hi ểm người được b ảo
hiểm còn có những nghĩa vụ sau đây:
 Phải khai báo đầy đủ các các điều kiện cần thi ết khi lập h ợp
đồng bảo hiểm. Nếu khi lập hợp đồng bảo hiểm mà lại chưa có
đủ điều kiện khai báo tất thì sau khi hợp đồng đã xác l ập ph ải
khai báo cho người bảo hiểm biết ngay nếu nắm được tình hình
mới nhất là những yếu tố làm tăng giảm mức độ rủi ro.
 Khi đã ký xong hợp đồng bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp
nhằm phòng ngừa hoặc hạn chế tổn thất phát triển. Người bảo
hiểm có quyền từ chối bồi thường phần thiệt hại do người được
bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ đó gây ra.
 Khi xảy ra tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng b ảo
hiểm làm cho tài sản được bảo hiểm bị hư hại mất mát ph ải k ịp
thời báo ngay cho người bảo hiểm hoặc giám định viên đã được
chỉ định tại nơi xảy ra tai nạn để yêu cầu giám định tổn thất và
cấp biên bản giám định tổn thất. Biên bản giám định không do
giám định viên bảo hiểm hoặc người đại lý giám định được ch ỉ
định lập, sẽ không có giá trị để làm cơ sở yêu cầu gi ải quy ết bồi
thường bảo hiểm. Mọi hành động do người được bảo hiểm hoặc
9


người bảo hiểm đã thực hiện để cứu vớt, phòng ngừa tổn thất
phát triển, hoàn toàn không phải là biểu hiện của sự từ bỏ hoặc
chấp nhận từ bỏ tài sản được bảo hiểm.
Trách nhiệm của người bảo hiểm
-


Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm với số tiền bảo hi ểm tối đa
bằng giá trị con tàu tại thời điểm tham gia bảo hi ểm. Ngoài ra đ ể đ ảm
bảo kinh doanh cho chủ tàu hoặc người khai thác tàu, người bảo hi ểm có
thể nhận thêm:
 Bảo hiểm cước phí chuyên chở có thể thu được.
 Phí tổn điều hành, lời lãi thặng dư của con tàu trong phạm vi
khống chế (không quá 25% số tiền bảo hiểm thân tàu).
Hai khoản nhận bảo hiểm thêm không vượt quá 80% giá trị của bản thân
con tàu.

-

Trách nhiệm của người bảo hiểm về không gian và th ời gian được ghi rõ
trong hợp đồng bảo hiểm
 Về thời gian bắt đầu từ 24 giờ ngày ký kết hợp đồng và kết thúc
vào 24 giờ ngày kết thúc hợp đồng. Nếu tàu còn ở ngoài kh ơi thì
được gia hạn cho đến khi tàu về cảng cuối cùng.
 Về không gian với hợp đồng chỉ rõ "tại và từ cảng quy định" thì
hiệu lực bắt đầu khi tàu vào cảng đó mặc dù lúc ký kết h ợp đ ồng
tàu chưa về tới cảng này. Khi tàu về đến cảng phải là đoàn tàu
trong trạng thái an toàn về thể chất và khoảng thời gian từ khi ký
kết hợp đồng đến khi tàu về cảng phải là thời gian hợp lý, n ếu vi
phạm người bảo hiểm có quyền từ bỏ hợp đồng với hợp đồng
chỉ rõ "từ một cảng quy định" thì trách nhiệm của bảo hi ểm phát
sinh chỉ khi tàu khởi hành đi từ cảng đó đến một n ơi khác theo
quy định của hành trình. Nếu thay đổi hành trình không được
chấp thuận của người bảo hiểm thì họ có quyền trút bỏ trách
nhiệm của mình.


10


1.2.4 Giám định tổn thất, khiếu nại và bồi thường trong bảo hiểm thân
tàu
Giám định tổn thất
Việc giám định tổn thất trong bảo hiểm thân tàu phải do người giám
định hoặc công ty giám định của người bảo hiểm hoặc do người b ảo hi ểm ủy
quyền thực hiện. Việc giám định có thể có thuyền trưởng và những nhân
chứng khác chứng kiến. Phí giám định do người yêu cầu giám định tr ả và đ ược
bồi thường nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hi ểm. Giá cả và n ơi s ửa ch ữa
tàu phải thông báo cho người bảo hiểm biết. Người bảo hi ểm có quy ền tham
gia ý kiến và quyết định về nơi sửa chữa, giá cả cà giám sát vi ệc sửa chữa.
Khiếu nại đòi bồi thường
Bộ hồ sơ khiếu nại
Bộ hồ sơ khiếu nại gồm:
-

Thư khiếu nại

-

Báo cáo hàng hải, báo cáo tai nạn hoặc tổn thất có xác nhận của chính
quyền nơi xảy ra tai nạn hoặc bến đến đầu tiên

-

Biên bản giám định của người bảo hiểm hoặc người được người bảo
hiểm ủy quyền


-

Hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí bồi thường

-

Văn bản, thư từ liên quan đến việc đòi người thứ ba bồi thường

-

Những giấy tờ khác như: trích sao nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký
thời tiết, …

Thời hiệu khiếu nại: Hai năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, thời hạn khiếu nại
người thứ 3 là một năm
Bồi thường tổn thất
Giá trị tiền bồi thường:
Trong trường hợp tổn thất toàn bộ thực tế, công ty bảo hiểm sẽ bồi
thường theo giá trị thực tế nếu giá trị này nhỏ hơn giá trị bảo hi ểm và bồi
thường theo giá trị bảo hiểm nếu giá trị thực tế lớn hơn giá trị bảo hiểm.
Trong trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính, công ty bảo hiểm sẽ bồi
thường toàn bộ nếu có yêu cầu từ bỏ tàu và được chấp nhận. Nếu từ b ỏ tàu
11


không được chấp nhận thì người bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất bộ phận.
Khi đã được bồi thường toàn bộ, người bảo hiểm được quyền s ở hữu, thu h ồi
và xử lý tàu thuyền đó.
Trong trường hợp tổn thất bộ phận, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường chi
phí sửa chữa hoặc thay thế.

Thời hạn thanh toán tiền bồi thường:
Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại. Nếu
người bảo hiểm từ chối thì người được bảo hiểm phải có ý kiến trong vòng
60 ngày kể từ ngày gửi giấy báo từ chối, nếu không coi như chấp nhận.

12


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM THÂN
TÀU TẠI BẢO VIỆT
2.1 Vài nét giới thiệu về thị trường bảo hiểm Việt Nam
2.1.1 Cơ cấu tổ chức
Tính đến 31/12/2016, thị trường bảo hiểm có 62 doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm bao gồm:
-

29 Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

-

18 Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

-

02 Doanh nghiệp tái bảo hiểm

-

13 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm


-

01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài

2.1.2 Tình hình hoạt động bảo hiểm
Thị trường bảo hiểm nói chung
Ngành bảo hiểm đã phát triển trên nhiều mặt như quy mô th ị trường, s ố
lượng doanh nghiệp bảo hiểm, số lao động, sự đa dạng về sản phẩm và sự
hoàn thiện dần cơ chế chính sách. Các doanh nghiệp bảo hi ểm Việt Nam cũng
đã nhanh chóng phát triển và thích ứng với môi trường cạnh tranh mới.
Trong những năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, song thị trường vẫn đạt mức tăng tr ưởng kh ả
quan. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành Bảo hi ểm trong nh ững năm
gần đây luôn đạt mức trên 20%. Đặc biệt, năm 2016 thị tr ường bảo hi ểm đã
có một năm tăng trưởng ấn tượng, trong đó thị trường bảo hiểm nhân thọ
tăng mạnh nhất trong 10 năm gần đây.
So với thời điểm năm 2012, thị trường bảo hiểm năm 2016 đã có bước
phát triển vượt bậc cả về số lượng DNBH và doanh thu phí bảo hi ểm. Cụ th ể,
số lượng các DNBH đã tăng thêm 5 DNBH (trong đó có 4 DNBH nhân th ọ và 1
DN môi giới bảo hiểm); doanh thu phí bảo hiểm đã tăng gấp hơn 2 l ần (từ
41.246 tỷ đồng năm 2012 lên 86.049 tỷ đồng năm 2016).
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng

13


Năm 2016, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hi ểm
phi nhân thọ ước đạt 36.372 tỷ đồng, tăng 14,04% so với cùng kỳ năm 2015.
Thị phần của các công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân th ọ l ần l ượt nh ư
sau:

-

Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) chiếm 18,65% thị phần.

-

Bảo Việt chiếm 17,41% thị phần

-

Bảo Minh chiếm 8,34% thị phần

-

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (PTI) chiếm 8,30% thị phần

-

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) chiếm 6,78% thị
phần.

-

Biểu đồ 2.1: Thị phần các công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
PVI

B ảo Việ t

B ảo Minh


PTI

PJICO

Khác

PVI; 18.65%

Khác ; 40.52%
Bả o Việt;
17.41%

Bả o Minh;
8.34%

PJICO; 6.78%
PTI; 8.30%

14 công ty còn lại chiếm 40,52% thị phần
Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng l ớn nh ất trong
tổng doanh thu (11.754 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,3%), tiếp theo là bảo hi ểm
sức khỏe (9.472 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,0%), bảo hiểm tài sản và bảo
14


hiểm thiệt hại (5.409 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,9%), bảo hi ểm cháy nổ
(3.307 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,1%), bảo hiểm hàng hóa v ận chuy ển (2.211
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,1%).
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng doanh thu các
nghiệp vụ

Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thi ệt hại
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm cháy nổ

6.90%
10.29%
36.54%
16.86%

29.41%

Số tiền bồi thường bảo hiểm gốc trên thị trường bảo hiểm phi nhân th ọ
năm 2016 ước đạt khoảng 12.571 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hi ểm
gốc là 34,56%; thấp hơn tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm
2015 (43,31%).
Những kết quả trên cho thấy, thị trường bảo hiểm phát tri ển ổn định,
tính an toàn, bền vững và hiệu quả của thị trường được nâng cao, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân.
2.2 Thực tế triển khai nghiệp vụ thân tàu tại Tổng Công ty Bảo hiểm
Việt Nam (Bảo Việt)
2.2.1 Một vài nét giới thiệu về Bảo Việt
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam tiền thân ban đầu là công ty b ảo hi ểm
Việt Nam (Bảo Việt) được thành lập theo quyết định s ố 179/CP ngày
17/12/1964 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 02/TCQĐ-TCCP ngày
04/01/1965 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

15



Về mặt tổ chức, có thể coi Bảo Việt là một tập đoàn bảo hiểm,việc chỉ
đạo được tiến hành tập trung, hạch toán thống nhất toàn ngành.V ới s ố v ốn
ban đầu được giao là 776 tỷ đồng, đến năm 2016 là 62,667 tỷ đ ồng, B ảo Vi ệt
hoàn toàn tự chủ về tài chính, có quỹ dự trữ l ớn đ ể bồi th ường cho khách
hàng.
Nhằm đảm bảo khả năng bồi thường, Bảo Việt có quan hệ tái bảo hi ểm
với hàng trăm công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thế giới. Bảo Vi ệt đang là
đại lý giám định và xét giải quyết bồi thường cho các công ty b ảo hi ểm qu ốc
tế như đại lý Lloyds Commerial Union, Tokyo Marine & Fire, Yasuda,…
Với 35 năm hoạt động và phát triển, Bảo Vi ệt đã tr ở thành t ập đoàn b ảo
hiểm lớn nhất Việt nam gồm 62 công ty và một chi nhánh bảo hi ểm tr ực
thuộc, gần 200 phòng bảo hiểm khu vực, một trung tâm đào tạo và h ệ th ống
đại lý, cộng tác viên trong và ngoài nước. Bảo Việt đã đáp ứng yêu cầu b ảo
hiểm của các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư cũng như m ọi thành ph ần kinh
tế và các cá nhân bằng việc tiến hành khoảng 50 nghi ệp v ụ bảo hi ểm đ ược
chia thành 02 lĩnh vực: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
Với đội ngũ chuyên viên lành nghề, khả năng tài chính v ững ch ắc và các
mối quan hệ quốc tế rộng rãi, Bảo Việt luôn tự điều chỉnh đ ể hoàn thi ện và
coi “phục vụ khách hàng là một cách tốt nhất để phát tri ển” là phương châm
hành động. Bảo Việt luôn xem nhân tố con người là quan tr ọng nhất trong
việc đảm bảo uy tín, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cu ả doanh
nghiệp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, mặc dù kinh doanh trong cơ
chế thị trường với sự ra đời của nhiều công ty bảo hiểm như: PJICO, PVIC, Bảo
Minh, Bảo Long...đã chấm dứt sự độc quyền bảo hiểm trên th ị trường Việt
nam, Bảo Việt vẫn liên tục tăng trưởng cao và luôn khẳng định là doanh
nghiệp nhà nước hàng đầu của Việt nam về bảo hiểm.
2.2.2 Thực tế triển khai nghiệp vụ tại Bảo Việt
Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu là một nghiệp vụ truyền thống của Bảo

Việt ngay từ khi mới ra đời. Thực tế trong th ời gian v ừa qua, nghi ệp v ụ này
đã gặp phải sự cạnh tranh khá quyết liệt từ các công ty bảo hi ểm khác.
16


Thêm vào đó là những biến động về kinh tế khủng hoảng tài chính trong khu
vực và trên thế giới đã làm cho hoạt động của các đ ội tàu gi ảm sút đáng k ể
ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ này tại Bảo Việt, đồng th ời làm tăng
thêm tính quyết liệt trong cạnh tranh. Song với những l ợi thế sẵn có nh ư
mạng lưới rộng lớn, kinh nghiệm lâu năm, quỹ bảo hiểm lớn, quan hệ r ộng
rãi với các công ty trên thế giới...và vai trò tích cực của các bi ện pháp qu ản lý
năng động, Tổng công ty đã và đang vượt qua những khó khăn, xây dựng
được lòng tin với khách hàng nên doanh thu của nghi ệp v ụ này đang từng
bước tăng lên đáng kể.

2.2.2.1 Công tác khai thác
Khâu đầu tiên của một quy trình khai thác luôn là công tác khai thác. Công
tác khai thác bảo hiểm thân tàu được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng
Thông tin khách hàng là căn cứ quan trọng cho việc phân tích đánh giá rủi
ro và đưa ra quyết định bảo hiểm sau này. Chính vì thế, doanh nghi ệp ph ải thu
thập càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt. Các ngu ồn thông tin khách
hàng gồm:
-

Các cơ quan liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước v ề tàu
biển, ngân hàng, quỹ hỗ trợ đầu tư, các nhà máy đóng tàu...Ti ếp xúc v ới
các cơ quan này, doanh nghiệp sẽ có được nhiều thông tin hữu ích về vi ệc
mua mới, đóng mới tàu hoặc các tàu chưa tham gia bảo hi ểm...


-

Đại lý, cộng tác viên, nhà môi giới: Đây là những người gàn gũi nhất v ới
khách hàng, họ có thể nắm bắt nhiều thông tin bổ ích và chính xác v ề
đặc điểm khách hàng, nhu càu khách hàng...

-

Khách hàng: Khách hàng chính là đối tượng mà doanh nghi ệp đang
hướng tới. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ thu thập được nhiều thông tin
phản hổi từ phía họ như: nhu cầu, thị hiếu, thắc mắc về s ản phẩm, yêu
càu đối với công ty, đối với sản phẩm...

Bước 2: Phân tích, đánh giá rủi ro
17


Ở bước này, doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau:
-

Tiến hành phân tích thông tin đã thu thập được và đưa ra các ki ến ngh ị
cho lãnh đạo về chính sách khách hàng, v ề công tác qu ản lý r ủi ro. T ừ đó
sẽ đưa ra một mức chào phí hợp lý cho đối tượng bảo hiểm.

-

Khai thác viên tiếp xúc trực tiếp với đối tượng bảo hiểm ( nếu cần ) đ ể
đưa ra đánh giá chính xác về rủi ro.

Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm

Trong bước này, phải đưa ra mức phí và thông bảo mức phí này c ộng v ới
điều kiện bảo hiểm cho khách hàng. Mức phí và điều kiện bảo hi ểm được đưa
ra trên cơ sở cân nhắc chính sách khách hàng, báo cáo đánh giá r ủi ro.

Khi đưa ra mức phí cần lưu ý một số vấn đề sau:
-

Trong nhiều trường hợp, khi đưa ra mức phí phải tham khảo mức phí tái
bảo hiểm. Việc tham khảo phí tái bảo hiểm đặc biệt có ý nghĩa với các
hợp đồng có giá trị bảo hiểm quá lớn vượt quá khả năng quản lý của
doanh nghiệp.

-

Với các tàu, trước đây tham gia bảo hiểm ở công ty bảo hi ểm khác (n ằm
ngoài hệ thống của BVVN) thì cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình
tài chính chủ tàu, tình hình tổn thất, thanh toán phí bảo hi ểm...

Bước 4: Ra quyết định bảo hiểm
Đây là một việc khó đòi hỏi phải được xem xét kỹ lưỡng dựa trên các
thông tin đã thu thập và phân tích được ở trên. Để đi đến quyết định bảo hi ểm
thông thường đôi bên phải tiến hành đàm phán. Việc đàm phán được ti ến
hành khi khách hàng không chấp nhận mức phí, các đi ều kiện b ảo hi ểm mà
BVVN đưa ra ở bước trên. Trong quá trình đàm phán phải chú ý đến các y ếu tố
liên quan như quy tắc bảo hiểm, biểu phí, hồ sơ khách hàng, chính sách khách
hàng, phí của nhà tái bảo hiểm đầu tiên,… để đưa ra mức chào phí phù h ợp.
Bước 5: Cấp đơn bảo hiểm

18



Sau khi cả hai bên đã thống nhất về mức phí và các đi ều ki ện b ảo hi ểm
thỏa thuận trong bước trên, Bảo Việt sẽ yêu cầu khách hàng gửi “Gi ấy yêu c ầu
bảo hiểm” chính thức có ký tên đóng dấu rõ ràng.
Sau khi nhận được “Giấy yêu cầu bảo hiểm” đạt yêu cầu, Bảo Vi ệt sẽ
tiến hành cấp đơn bảo hiểm thân tàu cho khách hàng. M ột quy trình c ấp đ ơn
bảo hiểm đầy đủ gồm ba bước sau:
-

Bước 1: Kiểm tra giấy tờ, kiểm tra tàu.

-

Bước 2: cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.

-

Bước 3: Thông báo thu phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm.

2.2.2.2 Công tác giám định
Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu có số tiền bảo hiểm rất lớn, rủi ro cao, tổn
thất lớn bởi vậy công tác giám định có vị trí rất quan tr ọng trong quy trình
khai thác của nghiệp vụ. Việc giám định được tiến hành qua một quy trình
gồm các bước sau:

Bước l: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
Khi tổn thất xảy ra, khách hàng phải nhanh chóng thông báo v ề t ổn th ất
bằng văn bản cho công ty (ban quản lý rủi ro và b ồi thường). Khi đã nhận
được thông tin từ khách hàng, công ty sẽ thông báo cho các bên có liên quan đ ể
phối hợp xử lý kịp thời đảm bảo lợi ích khách hàng. Nếu từ chối gi ấm định,

nhân viên giám định hoặc người tiếp nhận giấy yêu càu giám đ ịnh ph ải có
thông báo về lý do cụ thể cho khách hàng.
Bước 2: Hướng dẫn xử lý ban đầu
Dựa trên các thông tin ban đầu do khách hàng cung cấp về tổn th ất, công
ty sẽ có những chỉ dẫn xử lý ban đầu theo đúng quy tắc b ảo hi ểm và h ợp đ ồng
bảo hiểm mà khách hàng tham gia. Bên cạnh đó trong bước này công ty còn
tiến hành các công việc sau:
-

Thông báo cho các bên có liên quan tới việc xử lý tổn thất

-

Kiểm tra các giấy tờ, tài liệu liên quan đến con tàu bị tổn thất
19


-

Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những giấy tớ pháp lý lý liên quan đ ến
khiếu nại, tranh chấp với bên thứ ba

-

Chuẩn bị hiện trường: Thời gian, địa điểm, các bên có mặt...

-

Nếu tổn thất quá phức tạp và nằm ngoài khả năng giám định của công ty
thì có thể thuê giám định ngoài


Bước 3: Tiến hành giám định
Việc tiến hành giám định nhằm xác định mức độ tổn thất và nguyên nhân
tổn thất. Việc xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất có vai trò rất l ớn giúp
doanh nghiệp ước tính chính xác chi phí sửa chữa tạm thời và chính th ức, đ ề
xuất hướng xử lý giải quyết tổn thất vừa đảm lợi ích khách hàng v ừa ti ết
kiệm chi phí.
Bước 4: Lập biên bản giám định tổn thất
Biên bản giám định tổn thất phải đảm bảo tính trung th ực và có đ ầy đủ
các nội dung sau:
-

Ngày, giời giám định, các thành viên ban giám định

-

Đặc điểm tàu, thuyền bị tai nạn

-

Diễn biến trước, trong và sau tai nạn

-

Mức độ tổn thất

-

Nguyên nhân tổn thất


-

Kiến nghị và ý kiến đề xuất của giám định viên về việc xử lý tai nạn

Bước 5: Cấp biên bản giám định và thu phí giám định
Bước 6: Lưu trữ hồ sơ
2.2.2.3 Công tác bồi thường
Việc giải quyết bồi thường đối với các tổn thất xảy ra v ới tàu tham b ảo
hiểm được thống nhất thực hiện thông qua quy trình gồm các bước dưới đây
nhằm đảm bảo lợi ích tài chính của người tham gia bảo hiểm:
Bước 1: Nhận hồ sơ khiếu nại
Hồ sơ khiếu nại là căn cứ giải quyết bồi thường tổn thất cho khách hàng.
Hồ sơ khiếu nại do khách hàng lập có sự hướng dẫn của công ty. H ồ s ơ bao
gồm một số giấy tờ sau: Đơn bản hiểm hoặc giấy chứng nhận b ảo hi ểm;
20


kháng nghị hàng hải; Trích sao nhật ký hàng hải, nhật ký máy; Hồ s ơ đăng
kiểm; Biên bản giám định; Giấy yêu của bồi thường của khách hàng...
Bước 2: Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ khiếu nại từ phía khách hàng, công ty sẽ ti ến hành
kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ.
Bước 3: Tính toán số tiền bồi thường
Số tiền bồi thường được tính toán dựa trên cơ sở các hạng mục sửa chữa,
phụ tùng thay thế, chi phí giải quyết tai nạn thuộc phạm vi b ảo hi ểm. Vì th ế
muốn tính toán số tiền bồi thường chính xác công ty phải tiến hành ki ểm tra
chi phí các khoản trên.
Bước 4: Xin ý kiến lãnh đạo công ty và thông bảo bồi thường
Khi hồ sơ khiếu nại đã hoàn tất, ban quản lý rủi ro và b ồi thường phải
làm tờ trình lãnh đạo công ty.

Thông báo bồi thường sẽ được công ty gửi đến các đối tượng sau: khách
hàng; phòng Tài chính kế toán để làm thủ tục chuy ển ti ền; phòng tái b ảo hi ểm
nếu đây là tổn thất đã được tái đi; phòng nghiệp vụ đ ể phục vụ công tác khai
thác mới; các công ty đồng bảo hiểm nếu Bảo Việt là nhà bảo hi ểm chính.

Bước 5: Đòi người thứ ba bồi thường, xử lý tài sản bị hư hỏng
Trước khi bồi thường cho khách hàng, công ty sẽ yêu cầu khách hàng làm
giấy thế quyền đòi người thứ ba và giấy từ bỏ tài sản (tàu, thuyền, máy móc bị
hỏng). Sau đó công ty sẽ lập hồ sơ theo dõi việc đòi người thứ ba bồi thường và
xử lý tài sản bị hỏng hóc theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
Bước 6: Lưu trữ hồ sơ
Hồ sơ bồi thường cũng phải được lưu trữ một cách khoa học. Thứ nhất:
hồ sơ phải được phân loại theo dạng tổn thất, rủi ro được bảo hi ểm, theo đ ơn
vị chủ tàu...để có số liệu tính phí sau này hoặc hướng đề phòng hạn ch ế tổn
thất. Thứ hai: Hồ sơ phải sắp xếp theo thứ tự thời gian, đơn vị chủ tàu.. .Th ứ
ba: Hồ sơ phải được lưu trữ trong thời gian tối thiểu là 5 năm.
21


2.2.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Bảo
Viêt giai đoạn 2012-2016.
Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh được thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và l ợi
nhuận. Bảng dưới đây thống kê tổng hợp các chỉ tiêu đó trong năm năm qua tại
BVVN.
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu
tại Bảo Việt giai đoạn 2012-2016
Chi phí (tỷ đồng)

Doanh

thu

Hoa

Bồi
(tỷ
th
ường
Năm đồng)

hồng

2012 8.37

2.79

2013 9.68
2014 21.78

Lợi
nhuận
(tỷ
ĐP&HC
tổn thất đồng)

Quản lý

Giám
định


1.674

0.335

0.125

0.242

3.204

3.249

1.936

0.420

0.120

0.251

3.704

4.875

4.356

0.908

0.1765


0.502

10.96

2015 26.25 11.975

5.25

1.141

0.168

0.612

7.104

2016 36.35

7.27

1.580

0.157

0.823

17.8

8.721


Ngụồn: Báo cáo kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu giai đoạn
2012-2016 của Ban bảo hiểm hàng hải Bảo Việt
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như th ời gian
qua, Bảo Việt đã khẳng định là một trong những doanh nghi ệp bảo hi ểm hàng
đầu. Trong giai đoạn 2012 - 2016, BVVN luôn đạt lợi nhuận dương. Tức là công
ty kinh doanh có lãi trong nghiệp vụ bảo hiểm này. Đây là một kết qu ả r ất khó
đạt được bởi lẽ bảo hiểm thân tàu là nghiệp vụ bảo hi ểm có xác suất r ủi ro
cao, tổn thất lớn.

22


Hơn thế nữa, Lợi nhuận của công ty luôn có xu hướng tăng đều và ổn
định. Điều này càng khẳng định bảo hiểm thân tàu là một s ản ph ẩm chi ến
lược trong cơ cấu sản phẩm của BVVN.
Chính kết quả kinh doanh của BVVN, một doanh nghiệp lớn trên th ị
trường đã minh chứng cho điều đó. Mặc dù có lợi nhuận giảm so v ới các năm
trước, nhưng nếu đem xét trong bối cảnh toàn nền kinh tế (khủng ho ảng tài
chính thế giới) kéo theo là sự trầm lắng trên thị trường bảo hi ểm Vi ệt Nam
thì kết quả kinh doanh mà BVVN đạt được vẫn là cả m ột sự cố gắng c ủa tập
thể lãnh đạo và cán bộ công ty.
Như vậy, trong năm năm qua kết quả BVVN đạt được là r ất đáng tự hào.
BVVN cần nhiều nỗ lực hơn nữa để duy trì cũng như phát tri ển h ơn nữa
nghiệp vụ này trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh thị trường l ắm thăng
tràm như hiện nay.
Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh được tính thông qua hai chỉ tiêu là:
-

Hiệu quả theo doanh thu: H1 = Doanh thu / Chi phí


Chỉ tiêu này cho ta biết, trong một năm, cứ một đồng chi phí b ỏ ra thì doanh
nghiệp thu về được bao nhiêu đồng doanh thu.
-

Hiệu quả theo lợi nhuận: H2 = Lợi nhuận / Chi phí

Chỉ tiêu này cho biết, trong một năm, cứ một đồng chi phí b ỏ ra thì doanh
nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

23


Bảng 2.2 : Bảng hiệu quả kỉnh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu
tại Bảo Việt giai đoạn 2012 - 2016
STT

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

1


Doanh thu

8.37

9.68

21.78

26.25

36.35

2

Chi phí

5.166

5.976

10.82

19.146

18.55

3

Lợi nhuận


3.204

3.704

10.96

7.104

17.8

4

DT/CP

1,62

1.62

2.013

1.371

1.959

5

LN/CP

0,62


0,62

1.013

0.371

0,959

Ngụồn: Báo cáo kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu
giai đoạn 2012-2016 của Ban bảo hiểm hàng hải Bảo Việt
Từ bảng trên, ta có thể thấy hiệu quả kinh doanh liên tục tăng qua các
năm. Trong ba năm đầu giai đoạn, hiệu quả kinh doanh theo cả hai ch ỉ tiêu
của BVHN liên tục tăng đều đặn. Năm 2014, nền kinh tế n ước ta phục h ồi do
đó hoạt động vận tải biển trở nên nhộn nhịp theo theo nghiệp v ụ bảo hi ểm
cũng phát triển. Tuy nhiên từ cuối năm 2015 đến hết năm 2016, thị tr ường
vận tải hàng hải trên thế giới gặp phải khủng hoảng nghiêm trọng kéo theo
nhiều công ty tàu biển lớn trên thế giới phá sản hoặc thua lỗ. Trong khi đó các
doanh nghiệp vận tải Việt Nam quy mô vừa và nhỏ nên sức ch ống ch ọi v ới
cuộc khủng hoảng khá kém kéo theo sự ảm đạm của th ị tr ường b ảo hi ểm
trong nước.
Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua những kết quả mà BVHN đã đ ạt
được trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu là r ất đang khích l ệ.
Điều cần chú ý là trong thời gian tới, với nhiều khó khăn hơn nữa khi mà s ự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì BVVN phải giữ vững bản lĩnh c ủa mình,
24


ngày một phấn đấu, nỗ lực để có thể duy trì và phát huy những vi ệc đã làm
được và giải quyết những thiếu sót còn tồn tại để thúc đẩy hơn n ữa s ự phát

triển vào sự thành công của Tập đoàn Bảo Hiểm Bảo Việt.

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP
VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU Ở BẢO VIỆT
3.1 Đánh giá thực trạng và phương hướng hoạt động của nghiệp vụ
bảo hiểm thân tàu ở Bảo Việt
3.1.1 Thuận lợi và khó khăn
3.1.1.1 Thuận lợi
Nhân tố chủ quan:
-

Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất, uy tín và lâu đời nh ất ở
Việt Nam
Với 53 năm hình thành và phát tri ển Bảo Việt đã khẳng định đ ược v ị trí

của mình trên thị trường bảo hiểm. Người được bảo hiểm yên tâm hơn khi
tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt. Bảo Vi ệt luôn chi ếm lĩnh được m ột m ảng th ị
trường rộng lớn với thị phần là 25,7% trong năm 2016. Uy tín của Bảo Vi ệt
tạo ra một niềm tin lớn trong công chúng, đây là đi ều ki ện thu ận l ợi cho Công
ty trong công tác khai thác thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hi ểm thân tàu.
-

Bảo Việt có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, được đào tạo tốt
Qua nhiều năm công tác, cán bộ của Bảo Vi ệt đã có khá nhi ều kinh

nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm. Cán bộ trong công ty có nhiều người đã có
bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ, phó tiến sỹ và phần lớn được đào tạo qua đại học.
-


Tổ chức bộ máy của Bảo Việt rộng khắp cả nước do đó khả năng cung

ứng dịch vụ nhanh, dễ tiếp xúc với khách hàng
Bảo Việt có mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước với 67 công ty bảo hi ểm
thành viên và 300 phòng quản lý chăm sóc khách hàng trên c ả n ước. V ới đi ều
kiện này, các công ty bảo hiểm thành viên có thể h ỗ tr ợ nhau đảm b ảo s ự
nhanh nhạy, kịp thời.

25


×