Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Chính sách nhập khẩu của hoa kỳ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.72 KB, 29 trang )

I. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ
1. Tổng kim ngạch nhập khẩu và các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Theo Hội đồng phi lợi nhuận về Cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm
2005, nước Mỹ đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh
tế toàn cầu, Trong giai đoạn từ 1983 đến 2004, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và
chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới, Trong Báo cáo của Cơ
quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS) đã nêu rõ: “Các nước đang phát triển chiếm
34,5% nhập khẩu của Mỹ vào năm 1985 và 54,7% vào năm 2006”.
Trong năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ là 2.744 tỷ USD, là nước
nhập khẩu đứng thứ hai thế giới, sau EU.
Đến năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đã tăng lên 2.849 tỷ USD,
trong đó nhập khẩu hàng hóa chiếm đến 86% (2.410 tỷ USD).
Hiện nay, vào năm 2015, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong tháng 1 là 231,916 tỷ
USD, đến tháng 2 giảm xuống còn 222,085 tỷ USD (giảm 4,24% so với tháng 1) và
đến tháng 3 lại tăng lên 239,205 tỷ USD ( tăng 7,71% so với tháng 2).
Biến động nhập khẩu của Mỹ qua các tháng từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2015
được thể hiện rõ ở biểu đồ sau:

Hình 2: Biến động nhập khẩu của Mỹ qua các tháng từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2015
(Nguồn: www,tradingeconomics,com/united-states/imports)
Xét riêng trong năm 2014, các mặt hàng Mỹ nhập khẩu nhiều nhất gồm: dầu thô
356,3 tỷ USD; máy móc thiết bị 330,9 tỷ USD; các thiết bị điện tử 319,9 tỷ USD; ô tô
256,4 tỷ USD; dụng cụ, thiết bị khoa học và y tế 76,3 tỷ USD; đá quý, đồ trang sức
73,2 tỷ USD.


Hình 1: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2014
(Nguồn: US, Department of Commerce, Census Bureau, Economic Indicators Division)

2. Các nước xuất khẩu vào Mỹ nhiều nhất
Từ năm 2004 đến nay, năm quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ bao gồm: Trung


Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản và Đức. Mỹ hầu hết nhập khẩu các mặt hàng từ
Canada cho đến năm 2007, khi Trung Quốc dần dần thay thế. Trong năm 2013, nhập
khẩu của Mỹ từ năm nước này đã chiếm đến 57,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Nhìn chung, từ năm 2004 đến năm 2013, trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
Mỹ thì Trung Quốc chiếm 19%, Canada 14,5%, Mexico 12%, Nhật Bản 6% và Đức
5%.
Riêng trong năm 2014, Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc 466,656 tỷ USD; Canada
346,063 tỷ USD; Mexico 294,157 tỷ USD; Nhật Bản 133,939 tỷ USD; Đức 123,181 tỷ
USD.

Hình 3: Tỷ trọng các quốc gia xuất khẩu vào Hoa Kỳ năm 2014
(Nguồn: US, Department of Commerce, Census Bureau, Economic Indicators Division)


3. Nhu cầu một số mặt hàng Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt nam
Vào năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam là 19 tỷ USD và
con số này đã tăng lên đến 23,9 tỷ USD vào năm 2013.
Trong nhiều năm qua, hàng dệt may vẫn là ngành hàng dẫn đầu về xuất khẩu của
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu trong năm 2013 là 8,6 tỷ USD.
Đáng chú ý hơn, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện của
Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2013 tăng trưởng khá mạnh mẽ, cao gấp 5 lần so
với năm 2012. Ngoài ra, các mặt hàng như gỗ và sản phẩm của gỗ, hàng thủy sản, giày
dép các loại cũng là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Ta có thể theo dõi cụ thể cơ cấu của 10 mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kỳ trong năm 2012 và 2013 ở biểu đồ sau:

Hình 4: Cơ cấu 10 mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Hiện nay, trong 4 tháng đầu năm 2015, Hoa Kỳ đã nhập khẩu từ Việt Nam 9,93 tỷ
USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2014 và hiện đang là đối tác lớn nhất của Việt

Nam.


II. CÁC CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ
1. Chính sách thuế quan
1.1. Danh bạ thuế quan thống nhất (The Harmonised Tariff Schedule - HTS)
Danh bạ thuế quan thống nhất của Hoa Kỳ chia hàng hoá thành khoảng 5000
mục (Heading) và tiểu mục (Subheading) theo trình tự: từ những loại hàng hoá đơn
giản, sản phẩm nông nghiệp tới các loại hàng hoá chế tạo tinh vi. Danh bạ này còn
chia thành 22 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực thông thường bao quát một ngành công
nghiệp. 22 lĩnh vực lại được chia thành các chương nhỏ, mỗi chương lại bao gồm
một loại hàng hoá, nguyên vật liệu hay sản phẩm của ngành công nghiệp đó. Mỗi
mục được biểu thị bằng 8 ký tự. Mức thuế trong HTS được chia làm hai cột:
 Cột một chia làm hai cột nhỏ. Cột thứ nhất là phần chung gồm các mức thuế
đánh vào hàng hoá từ những quốc gia được hưởng chế độ ưu đãi Tối huệ quốc (Chế độ
ưu đãi thuế quan thương mại bình thường). Cột thứ hai là phần đặc biệt gồm các mức
thuế đặc biệt áp dụng trong những chương trình ưu đãi về thuế, ví dụ ưu đãi về thuế
trong chế độ GSP.
 Cột hai là mức áp dụng cho các nước không được hưởng chế độ ưu đãi về thuế.
Mọi hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải chịu thuế hoặc được miễn trừ thuế
theo các qui định trong HTS của Hoa Kỳ. Khi hàng hoá phải chịu thuế, người ta áp
dụng tỷ lệ trên giá trị, tỷ lệ trên số lượng hoặc tỷ lệ hỗn hợp.
 Tỷ lệ trên giá trị (ad valorem rate): là mức thuế được xác định bằng một tỷ lệ
phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu. Thuế ở Hoa Kỳ chủ yếu đánh theo
phương pháp tỷ lệ trên giá trị.
 Tỷ lệ trên số lượng (specific rate): là một loại thuế ấn định đối với số lượng
nhất định.
 Tỷ lệ hỗn hợp (compourd rate): là một loại thuế kết hợp thuế theo tỷ lệ trên giá
trị và thuế theo tỷ lệ trên số lượng.
1.2. Định giá hải quan (Custom value)

Năm 1970, Luật về các hiệp định thương mại (Trade of Agreement Act 1979) của
Hoa Kỳ đưa ra phương pháp “Giá trị giao dịch” (Transaction Value) làm cơ sở chính
để xác định giá hàng nhập khẩu để tính thuế.
Nói chung, trị giá hải quan của tất cả hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ là trị giá
giao dịch của những hàng hoá đó. Nếu không thể sử dụng trị giá giao dịch, thì các cơ


sở tính toán khác có thể được xem xét sử dụng. Các cơ sở phụ để tính trị giá sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên sử dụng gồm:


Giá trị giao dịch (Transaction value)



Giá của hàng hoá giống hệt nhau (Identical merchandise),



Giá của hàng hoá tương tự (Similar merchandise)



Giá trị khấu trừ (Deductive value)



Giá trị tính toán cơ bản (Computed value)

1.3. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalised System of Preferences)

Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập là một chương trình miễn thuế nhập khẩu cho
những hàng hoá từ các nước hưởng lợi là các quốc gia độc lập hoặc các quốc gia và
lãnh thổ phụ thuộc đang phát triển để khuyến khích tăng trưởng kinh tế ở những nước
này. Chương trình này được Mỹ ban hành trong Luật Thương mại năm 1974 (Trade of
Act 1974), có hiệu lực từ ngày 1/1/1976, và được gia hạn thêm trong từng kỳ.
Điều kiện hưởng ưu đãi
Để được hưởng GSP của Mỹ phải đảm bảo hai điều kiện là điều kiện về quốc gia
được hưởng và điều kiện về hàng hoá được hưởng.
Thứ nhất, quốc gia được hưởng GSP thường là nước đang phát triển, có mức thu
nhập bình quân trên đầu người thấp hơn 8.500 USD. Lý do là các nước này chưa đủ
“khả năng cạnh tranh”. Tuy nhiên Mỹ sẽ từ chối áp dụng Chế độ ưu đãi phổ cập cho
những nước sau:
 Là một quốc gia Cộng sản, trừ phi: các sản phẩm của quốc gia này được nhận
đối xử Tối huệ quốc; quốc gia này là thành viên của WTO và IMF; và quốc gia này
không bị kiểm soát bởi chủ nghĩa Cộng sản quốc tế.
 Là thành viên OPEC hoặc các tổ chức khác nắm giữ nguồn cung cấp các nguồn
hàng hóa quan trọng và nâng giá lên một cách vô lý tạo nên sự suy sụp trầm trọng của
kinh tế thế giới.
 Áp dụng “các ưu đãi ngược” với các nước phát triển, có thể có tác động ngược
lại đối với thương mại Mỹ.


 Đã quốc hữu hóa, sung công tài sản của Mỹ, kể cả bằng sáng chế, nhãn hiệu
hàng hóa hoặc bản quyền, trừ phi Tổng thống Mỹ quyết định và thông báo với
Quốc hội là có sự đền bù nhanh chóng, đầy đủ và hữu hiệu; hoặc đang có các cuộc
đàm phán về đền bù; hoặc việc tranh chấp về đền bù đang được phán xét.
 Không công nhận hoặc không thực thi các quyết định của trọng tài thương mại
quốc tế có lợi cho các bên của Mỹ.
 Hỗ trợ và bao che cho các cá nhân hay nhóm người tham gia các hoạt động

khủng bố quốc tế.
Thứ hai, đối với hàng hoá thương mại yêu cầu nhập khẩu chính thức, cần làm thủ
tục yêu cầu hưởng ưu đãi GSP. Hàng hoá sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế nếu đáp ứng
các điều kiện sau:
 Hàng đó phải đi thẳng từ nước hưởng GSP vào lãnh thổ Hải quan của Mỹ
(nghĩa là không bốc dỡ, thay đổi, chế biến ở dọc đường).
 Hàng đó phải được sản xuất (trồng trọt, đánh bắt, chế tạo) tại nước được hưởng
GSP và giá trị nguyên liệu do nước đó làm ra, cộng chi phí trực tiếp để gia công, chế
tạo thành phẩm tại nước được hưởng GSP không được thấp hơn 35% giá trị sản phẩm
Êy khi vào lãnh thổ hải quan Mỹ.
 Hàng được sản xuất ở hai hoặc trên hai nước mà những nước Êy là thành viên
của một liên minh thuế quan, khu mậu dịch tự do thì được coi như là được sản xuất tại
một nước, trị giá nguyên liệu chi phí được gộp lại để xác định điều kiện 35% nguyên
liệu trong nước đã hưởng GSP.
 Khi nguyên liệu nhập khẩu vào nước được hưởng GSP và được chế biến thành
một loại sản phẩm hay nguyên liệu thì vẫn được tính là giá trị tăng trong nước để đưa
vào sản phẩm khi xét điều kiện 35% nguyên liệu nguyên liệu trong nước bao hàm
trong sản phẩm GSP.
2. Chính sách phi thuế quan
2.1. Các biện pháp hạn chế định lượng
2.1.1. Hạn ngạch nhập khẩu (Import quota)
Hạn ngạch nhập khẩu là việc quản lý số lượng hàng hoá nhập khẩu trong một thời
hạn nhất định. Hạn ngạch được quy định bằng luật, hướng dẫn và các tuyên bố theo
tinh thần nội dung của một số luật cụ thể về vấn đề này. Đa phần hạn ngạch nhập khẩu


do Tổng cục Hải quan Mỹ quản lý. Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ có thể chia thành 2
loại như sau:
 Hạn ngạch thuế quan (Tariff-rate quota): quy định số lượng hàng được nhập vào
với mức thuế thấp trong một thời gian nhất định. Không có giới hạn về lượng sản

phẩm có thể được đưa vào trong thời gian ghi trên hạn ngạch, nhưng số lượng nhiều
hơn mức hạn ngạch cho thời gian đó không bị từ chối nhập khẩu mà sẽ bị đánh thuế
nhập khẩu cao hơn.
 Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota): là hạn ngạch về số lượng cho một chủng
loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt
quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời của hạn ngạch. Hàng
nhập khẩu quá số lượng theo hạn ngạch có thể được tái xuất hoặc hoặc lưu kho cho tới
thời hạn áp dụng hạn ngạch tiếp theo.
a) Hạn ngạch đối với hàng dệt may
Mỹ duy trì một hệ thống hạn ngạch rất phức tạp đối với hàng dệt may dưới 3 loại:
hạn ngạch đạt được trên cơ sở hiệp định hàng dệt may trong khuôn khổ WTO; hạn
ngạch đạt được trên cơ sở hiệp định song phương và hạn ngạch do Mỹ áp đặt với các
nước còn lại.
Hầu hết các hạn ngạch đối với hàng dệt may vào Mỹ là trên cơ sở Hiệp định hàng
dệt may trong khuôn khổ WTO. Hiệp định này có hiệu lực từ tháng 1/1994 và cho
phép các nước thành viên ký kết GATT đàm phán Hiệp định song phương nhằm thiết
lập các hạn chế về số lượng đối với hàng dệt may. Còng theo Hiệp định này, các hạn
ngạch và hạn chế đối với thương mại hàng dệt may được dỡ bỏ dần sau 3 giai đoạn và
hết hạn vào ngày 1/1/2015.
Việc đàm phán các Hiệp định song phương giữa Mỹ và các nước được căn cứ vào
các quy định của Hiệp định đa sợi trong khuôn khổ của GATT. Theo quy định cụ thể
của Mỹ thì Hiệp định có hiệu lực từ 3 - 6 năm, gồm các điều khoản cơ bản sau:
 Hạn ngạch được xuất sang Mỹ: quy định theo chủng loại, khối lượng tính theo
một vuông hoặc tương đương
 Hạn ngạch chia ra thành các loại: loại hạn ngạch tổng hợp, loại hạn ngạch cụ
thể, loại hạn ngạch điều chỉnh linh hoạt.


 Với từng điều kiện cụ thể, Hiệp định cho phép chuyển hạn ngạch sang năm sau
hoặc sử dụng trước hạn ngạch của năm sau (cùng chủng loại), hoặc chuyển hạn ngạch

từ loại sản phẩm này sang loại sản phẩm khác (trong cùng một năm) trong mức hạn
ngạch cho phép.
 Hiệp định này quy định cơ chế tham khảo ý kiến giữa Mỹ và nước ký kết. Nếu
nước ký kết không tuân thủ, Mỹ giành quyền đơn phương cắt bỏ hạn ngạch, cấm nhập
khẩu.
b) Hạn ngạch đối với hàng nông sản
Theo đạo luật “Điều chỉnh Nông nghiệp” 1993, Tổng thống được phép áp dụng
phí và hạn ngạch với hàng nông sản nhập khẩu gây tổn hại tới chương trình nông sản
trong nước của Bộ nông nghiệp. Tuy nhiên, mức phí không được quá 50% giá trị sản
phẩm. Hạn ngạch cũng không được vượt quá 50% số lượng đã nhập khẩu trong giai
đoạn bị ảnh hưởng. Hiện nay, Mỹ áp dụng cách khống chế này cho các mặt hàng nh:
Bông, sản phẩm sữa, lạc đường tinh chế, sản phẩm có đường. Phí hạn ngạch loại này
được Mỹ công bố trong phần XXII của danh bạ thuế quan HTS.


Phomat, sữa và các sản phẩm sữa: Phomat và các sản phẩm phomat phải tuân

thủ các quy định của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm và Bộ Nông nghiệp.
Phần lớn việc nhập khẩu phomat phải có giấy phép nhập khẩu và xin hạn ngạch của
Bộ Nông nghiệp, Cục nông sản nước ngoài.
 Nhập khẩu thịt: Mỹ sẽ áp dụng hạn ngạch khống chế việc nhập khẩu thịt bò,
cừu, bê, dê khi lượng nhập khẩu đã vượt quá lượng quy định cơ bản cho nhập khẩu
hàng năm ở mức 10% hoặc trên 10%. Mức hạn ngạch nhập khẩu bao giê cũng được
quy định dưới mức 1,193 tỷ pounds mỗi năm.
 Hạn ngạch nhập khẩu đường: Đối với hạn ngạch nhập khẩu đường, hiện nay
Mỹ thực hiện theo quy chế mới (1990), quy định một lượng nhất định cho phép nhập
đường vào Mỹ chịu mức thuế thấp. Lượng hạn ngạch này xác định trên cơ sở mức sản
xuất trong nước hiện tại và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Số lượng đường nhập thuế
thấp này được phân cho các nước bạn hàng tuỳ theo khối lượng truyền thống họ vẫn
cung cấp cho Mỹ.

 Cấm nhập khẩu một số loại hàng nông sản: Mỹ quy định cấm nhập khẩu một số
hàng nông sản nếu như các mặt hàng nông sản này không đáp ứng được yêu cầu về


cấp loại kích cỡ, chất lượng và độ già hay các loại sản phẩm như cà chua, nho khô, hạt
tiêu còn xanh, cam, quả đào tiên, v.v...
2.1.2. Hạn chế nhập khẩu
 Hạn chế nhập khẩu theo các luật môi trường:
Hoa Kỳ cấm nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cá ngừ vây vàng đánh bắt ở
vùng đông Thái Bình Dương, đồng thời cho phép Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ được nhập một
số loài hoặc họ động vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe doạ. Luật cũng cho phép
Tổng thống có quyền cấm nhập khẩu bắt kỳ sản phẩm nào của bất kỳ quốc gia nào nếu
quốc gia đó tham gia đánh bắt, buôn bán hải sản vi phạm các công ước quốc tế về bảo
tồn hải sản hoặc các chương trình quốc tế về bảo vệ các loài động vật có nguy cơ bị đe
doạ. Hoa Kỳ cũng quy định cấm nhập khẩu các loại sản phẩm hải sản vi phạm lệnh
cấm của Liên Hợp Quốc về đánh bắt cá bằng lưới nổi và cấm nhập khẩu các loài chim
quý hiếm đã được đưa vào danh mục của Công ước quốc tế về buôn bán động vật quý
hiếm.
 Hạn chế nhập khẩu vì mục tiêu an ninh chính trị và kinh tế:
Luật quyền hạn kinh tế trong tình trạng khẩn cấp được thông qua năm 1977 cho
phép Tổng thống được quyền phong toả tài sản nước ngoài ở Hoa Kỳ, cấm vận thương
mại và tiến hành các biện pháp cần thiết khác để đối phó với các mối đe doạ bất
thường đối với nền an ninh quốc gia, các chính sách đối ngoại hoặc các lợi ích kinh tế
của Hoa Kỳ.
Luật an ninh quốc tế năm 1985 cũng quy định tổng thống có quyền hạn chế hoặc
cấm nhập khẩu hàng hoá từ bất kỳ quốc gia nào mà Hoa Kỳ cho rằng nước đó đã tổ
chức hoặc tiếp tay cho các hoạt động khủng bố.
Hoa Kỳ còn đưa ra luật Exxon-Flio nhằm ngăn chặn đầu tư nước ngoài vào các
ngành có liên quan đến quốc phòng. Theo luật này, Tổng thống có quyền đình chỉ hoặc
cấm bất cứ vụ mua lại, sáp nhập hoặc thôn tính các công ty của Hoa Kỳ của người

nước ngoài nếu xét thấy việc đó có thể đe doạ đến an ninh quốc gia.
 Quyền hạn chế nhập khẩu các mặt hàng nông sản và hàng dệt:
Hoa Kỳ thường áp dụng các quy định của luật pháp để giữ thị trường trong nước
ổn định, hạn chế tình trạng giá cả tăng vọt... Luật pháp Hoa Kỳ cho phép hỗ trợ giá
nông sản trong nước, đảm bảo thu nhập cho nông dân, đảm bảo nguồn lương thực


trong nước. Quốc hội Hoa Kỳ còn quy định chế độ trợ giá tối thiểu cho một số nông
sản chủ yếu, kể cả nông sản dễ hư hao.
Khi xét thấy việc nhập khẩu nông sản gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp trong
nước, Bộ trưởng nông nghiệp sẽ báo cáo Tổng thống để cho điều tra. Nếu thấy báo cáo
là đúng, Tổng thống sẽ quyết định áp dụng biện pháp thu phí nhập khẩu hoặc quy định
hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên mức phí không được quá 50% giá trị sản phẩm, hạn
ngạch không vượt quá 50% số lượng đã nhập trong giai đoạn bị ảnh hưởng. Hiện tại,
Hoa Kỳ vẫn áp dụng cách khống chế này đối với bông, sản phẩm sữa, lạc và sản phẩm
lạc, đường tinh chế, sản phẩm có đường.
Đối với hàng dệt may, hiện nay, theo các hiệp định tại vòng đàm phán Urugoay,
Hoa Kỳ cam kết loại bỏ dần các hạn chế đối với hàng dệt may. Hải quan Hoa Kỳ kiểm
soát việc nhập khẩu bông, len, sợi dệt tơ và các mặt hàng làm từ các sợi lấy từ cây
hoặc được sản xuất từ một số nước. Việc kiểm soát quota hàng dệt, may dựa trên
những văn bản hướng dẫn của chủ tịch Uỷ ban Hải quan trong quá trình thực hiện các
Hiệp định hàng dệt (Textile Agreements). Việc kinh doanh các sản phẩm dệt may tiếp
tục bị tác động bởi hạn ngạch nhập khẩu áp dụng đối với một số sản phẩm dệt may
nhất định nhập khẩu từ khoảng hơn 40 nước.
2.1.3. Giấy phép nhập khẩu
Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ được thực hiện thông qua một hệ
thống giấy phép. Giấy phép nhập khẩu hàng hoá là một biện pháp quản lý nhập
khẩu dưới dạng hạn chế số lượng nhưng giấy phép nhập khẩu khác với hạn ngạch, vì
không quy định số lượng cụ thể mà chỉ yêu cầu khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải
xuất trình cơ quan Hải quan kiểm tra.

Hệ thống giấy phép nhập khẩu của Hoa Kỳ được chia làm 2 loại:
-

Giấy phép tự động: Là loại giấy phép cho phép thực hiện ngay lập tức không

có điều kiện đối với người làm đơn xin giấy phép
-

Giấy phép không tự động: Là loại giấy phép cho phép được thực hiện khi

người nhập khẩu đáp ứng được một số điều kiện nhất định
Báo cáo mới nhất của Hoa Kỳ với WTO về việc cấp giấy phép mô tả quá trình
phải tuân theo để có thể nhập khẩu những sản phẩm sau: thực vật, động vật và các
sản phẩm của chúng, hơi đốt tự nhiên, cá và sinh vật hoang dại, các loại thuốc ngủ,
thuốc mê, thuốc gây nghiện, rượu, thuốc lá, súng cầm tay, và vũ khí hạt nhân.


Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hoặc khí đốt hoá lỏng chỉ được phép nếu việc nhập
khẩu đó gắn liền với lợi ích của dân chúng, ngoại trừ việc nhập khẩu từ các
nước mà Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại tự do.
Hệ thống cấp phép nhập khẩu của Hoa Kỳ quản lý đối với các mặt hàng cụ thể
như sau:
-

Vũ khí đạn dược: bị kiểm soát chặt bởi Cơ quan quản lý rượu, thuốc lá và vũ

khí (Bureau of Alcohol, Tobacco and Firearms – BATF). Cơ quan này cấp phép và
quản lý việc nhập khẩu mặt hàng này.
-


Rượu và thức uống có cồn: cũng do BATF kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan này

đòi hỏi việc nhập phải tuân thủ các yêu cầu về nhãn hàng, cách đựng và tiêu
chuẩn. Ngoài ra mặt hàng này lại còn phải chịu nhiều quy định của liên bang và tiểu
bang. Khi nhập phải đóng thuế doanh thu.
-

Sản phẩm từ sữa: do Cơ quan thực phẩm và y dược (FDA) và Bộ Nông

nghiệp (USDA) quản lý. Có nhiều thủ tục về nhập khẩu và thông báo được áp dụng,
bên cạnh hạn ngạch, giấy phép và kiểm dịch, tuỳ theo từng loại sản phẩm và nơi
xuất phát.
-

Thuốc, vật liệu sinh học và côn trùng: do FDA, USDA và các Trung tâm

dịch vụ y tế kiểm soát dịch bệnh – CDC quản lý. Các yêu cầu đặt ra thay đổi tuỳ theo
sản phẩm, nhưng nói chung việc nhập đòi hỏi giấy phép, báo cáo nhập, các văn
kiện ghi chi tiết, nhà sản xuất nước ngoài và đăng ký sản phẩm. Cơ quan FDA còn
đặt ra thêm nhiều đòi hỏi về chất lượng thuốc và về các cơ sở sản xuất thuốc.
-

Các loại giống gây nguy hiểm hay có tính đe doạ: do các hiệp ước quốc tế

quản lý và theo các luật lệ khác nhau của Hoa Kỳ về các chất gây nguy hiểm đem
từ nước ngoài vào. Việc quản lý do Cơ quan kiểm soát cá và thú vật hoang dã (US
Fish and Wildlife Service – FWS) phụ trách và bao gồm việc giới hạn cửa khẩu
được đưa vào, giấy phép, các văn bản xuất nhập khẩu chi tiết, thông báo trước cho
Hải quan, kiểm tra tại cửa khẩu và các yêu cầu về lưu trữ hồ sơ.
-


Các chất thải độc hại: do Cơ quan bảo vệ môi trường (Environment

Protection Agency – EPA) quản lý. Các mặt hàng này chỉ được nhập cho những
mục đích giới hạn và theo các thoả thuận riêng rẽ giữa EPA và cơ quan tương
đương của quốc gia xuất hàng.
-

Côn trùng: do ba cơ quan là USDA, CDC và FWS quản lý. Việc nhập khẩu


đòi hỏi phải có giấy phép và đóng bao bì theo tiêu chuẩn yêu cầu.
-

Thịt và sản phẩm từ thịt: do USDA quản lý và chịu các quy định về giới

hạn cửa khẩu, chủng ngừa, kiểm tra tại bến và giấy phép.
-

Máy móc động cơ: do Bộ giao thông (US Department of Transportation –

DOT) quản lý, hàng nhập phải đạt các tiêu chuẩn về an toàn, mức xả khói.
-

Các chất phóng xạ và phản ứng hạt nhân: do Cơ quan quản lý hạt nhân

(Nuclear Regulatory Commission – NRC) quản lý. Việc nhập các chất này phải
được phép của NRC.
-


Gia súc, gia cầm và động vật sau đây nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải xin giấy

phép của Cục Bảo vệ động vật và thực vật Hoa Kỳ (thuộc USDA), ngoài ra còn
phải xuất trình cả giấy chứng nhận sức khoẻ của động vật:
 Tất cả những động vật có móng guốc (loài nhai lại) như trâu, bò, cừu, hươu,
nai, linh dương, lạc đà, hươu cao cổ.
 Lợn, bao gồm cả lợn rừng và thịt của những loại động vật như vậy.
 Ngựa, la, lừa, ngựa vằn.
 Các phụ phẩm từ động vật như da sống chưa thuộc len, bột xay từ xương, bột
máu, thú nhồi, nội tạng, cao hoặc các chất tiết ra (nước bọt, mật…) của động vật
nhai lại và lợn.


Phôi, huyết tương động vật.

 Cỏ khô và rơm.
2.2. Quy định về quyền sỡ hữu trí tuệ
Điều 373 Luật thương mại Mỹ quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chủ yếu
được sử dụng để ngăn chặn việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá nhập khẩu.
Điều luật này xác định những hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bất hợp pháp
như bằng sáng chế, thương hiệu đã đăng ký, bản quyền, nguyên tắc hoạt động của sản
phẩm vi mạch bán dẫn. Ngoài ra điều này còn cấm các hình thức cạnh tranh không
lành mạnh và gian lận trong nhập khẩu và bán sản phẩm ở Mỹ gây thiệt hại nghiêm
trọng ngành công nghiệp trong nước.
Bằng sáng chế: Bằng sáng chế được bảo hộ trong vòng 17 năm, ngăn chặn bất cứ
ai làm, sử dụng hoặc bán các sáng chế hoặc quy trình đã được cấp bằng. Toà án Mỹ
cùng với những quy định pháp luật nghiêm ngặt, thường đưa ra các mức phạt bồi


thường rất nặng nề cho việc vi phạm bằng sáng chế này, đặc biệt là đối các vụ nhập

khẩu có vi phạm.
Nhãn hiệu: Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu
đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hoặc nước ngoài, sẽ bị cấm nhập khẩu vào
Mỹ, một bản sao đăng ký ở Mỹ sẽ phải nép cho Uỷ ban Hải quan và được lưu giữ theo
quy định.
Việc nhập khẩu hàng hoá có nhãn hiệu thương mại có nguồn gốc thuộc sở hữu của
công dân hay thuộc một công ty Mỹ sẽ được coi là trái phép nếu không được phép của
chủ sở hữu của nhãn hiệu đó, hoặc không phải công ty chính hay chi nhánh của công
ty đó, hoặc có chung quyền sở hữu nhãn hiệu đó, tuy nhiên nhãn hiệu này phải đăng
ký với Hải quan.
Bản quyền: Điều 602 (a) Luật bản quyền sửa đổi 1976 (Copy right Revision Act
1976) quy định: việc nhập khẩu vào Mỹ các văn bản sao chép từ nước ngoài mà không
được phép của người có bản quyền là vi phạm Luật bản quyền và sẽ bị giữ và tịch thu,
các bản sao sẽ bị huỷ. Tuy nhiên các mặt hàng này có thể bị trả lại nước xuất khẩu nếu
chứng minh hợp lý cho cơ quan Hải quan là hàng không cố tình vi phạm
2.3. Các tiêu chuẩn về an toàn lao động
Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn lao động trong hoạt động sản xuất.
Điều đó được thể hiện qua Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội SA 8000 và Chương trình
trách nhiệm sản xuất toàn cầu (WRAP).
Nội dung chính của SA 8000 gồm nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt lưuý đến việc
không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động vị thành niên; không sử dụng lao
động cưỡng bức; phải đảm bảo các điều kiện về sức khoẻ và an toàn cho người lao
động; tuận thủ quy định về số giờ làm việc; trả lượng cho Người lao động không
thấp hơn quy định của pháp luật hoặc quy định của ngành. WRAP được Hiệp
hội Dệt may và Da giày Hoa Kỳ (AAFA) thiết kế và thông qua năm 1998 với mục
tiêu đảm bảo hàng may mặc sản xuất trong điều kiện hợp pháp, đạo đức và nhân
quyền. Nội dung cơ bản của WRAP gồm 12 nguyên tắc: tuân thủ luật và các nội
quy lao động, cấm lao động cưỡng bức, cấm lao động trẻ em, cấm quấy nhiễu và lạm
dụng, thu nhập và phúc lợi, tự do hội đoàn và thương lượng tập thể, môi trường,
tuân thủ Luật Hải quan, ngăn ngừa ma tuý.



Khác biệt lớn nhất và căn bản nhất của SA 8000 với WRAP là về phạm vi
áp dụng. Trong khi WRAP chỉ áp dụng cho khu vực có sản phẩm may (giày, may
mặc, sản phẩm thể thao, thời trang ...) thì SA 8000 áp dụng cho tất cả các ngành
công nghiệp có đông lao động.
2.4. Quy định về xuất xứ và ký mã hiệu hàng hoá
Khi nhập khẩu hàng hoá vào nước Hoa Kỳ, cần lưu ý những quy định sau đây
của Hải quan Hoa Kỳ:
 Mác, mã phải ghi rõ nước xuất xứ: Luật pháp của Hoa Kỳ quy định mọi hàng
hoá nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc, phải ghi rõ ràng, không tẩy xoá được, ở chỗ
dễ nhìn thấy trên bao bì xuất nhập khẩu tên nước xuất xứ hàng hoá đó phải ghi bằng
tiếng Anh
 Hàng tới tay người mua cuối cùng thì trên các bao bì, vật dùng chứa đựng
bao bì tiêu dùng ,của hàng hoá đó cũng phải ghi rõ nước xuất xứ của hàng hoá bên
trong.
Theo thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, bắt đầu từ ngày 16/09/2005, Hoa Kỳ sẽ
thay đổi quy định về bao bì đóng gói bằng gỗ, và cấm nhập khẩu loại bao bì gỗ phổ
biến mà doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn sử dụng. Theo đó sự thay đổi này
sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lô hàng có bao bì là: kệ (pallet), thùng thưa (crate), thùng
kín (box), lót (dunnage), khối (block), vật liệu chèn (skid)...nhập khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ.
Theo quy định mới, bao bì phải được xử lý nhiệt hoặc hun trùng và có ký mã
hiệu quốc tế xác nhận đã xử lý . Cụ thể, nếu bao bì sử dụng gỗ làm bao bì phải xử
lý nhiệt tối thiểu là 56 độ C trong khoảng thời gian tối thiểu là 30 phút. Ngòai ra, bao
bì bằng gỗ phải có ký hiệu logo của Công ước Bảo vệ cây trồng quốc tế (IPPC) và
mã 2 chữ cái theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đối với nước đã
xử ly bao bì gỗ
Các quy định nhãn mác có thể được ban hành ở cấp tiểu bang. Chẳng hạn như, ở
bang Ihado, các thực phẩm sử dụng trứng nhập khẩu phải in lên bao bì thực phẩm sử

dụng dòng chữ “Trứng ngoại được sử dụng trong sản phẩm này”. Các quy định kỹ
thuật của tiểu bang cũng phổ biến ở một số ngành dịch vụ kể cả ngành kế toán và
bảo hiểm.


Đối với các mặt hàng thực phẩm, kể từ ngày 01/01/2006, Cục An toàn thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ quy định trên nhãn hàng thực phẩm phải ghi rõ các
thành phần có chứa protein chiết xuất từ tám loại thực phẩm gây dị ứng chính bao
gồm: sữa, trứng, cá, thuỷ sản giáp xác, hạt cây, lạc, lúa mỳ và đỗ tương. Quy định
này được ban hành dựa trên Luật bảo vệ người tiêu dùng và Dãn nhãn chất thực
phẩm gây dị ứng (FALCPA). Theo đó, trong danh sách các thành phần ghi trên
nhãn hàng thực phẩm, các nhà sản xuất phải ghi rõ bằng tiếng Anh các thành phần
có chứa protein chiết xuất từ bất kỳ loại thực phẩm nào trong số 8 loại thực phẩm
nêu trên hoặc ghi chữ “có chứa” đằng trước tên nguồn của chất thực phẩm gây
dị ứng. Cũng từ 01/01/2006, trên nhãn cung cấp các thông tin về dinh dưỡng thực
phẩm phải ghi thêm hàm lượng axit béo chuyển hoá (TFA) ngay sau dòng về hàm
lượng axit béo no (saturated) và Cholesteron. Yêu cầu này trên nhãn đối với rau
quả và cá tươi là tự nguyện. Các sản phẩm không tuân thủ các quy định trên sẽ không
được nhập khẩu hoặc lưu thông trên thị trường Hoa Kỳ.
Hàng nhập vào Hoa Kỳ không tuân thủ theo các quy định trên sẽ bị phạt theo
mức phần trăm giá trị của lô hàng
Hàng nhập không đáp ứng đúng yêu cầu về ghi mác sẽ bị giữ lại ở khu vực Hải
quan của Hoa Kỳ cho tới khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, phá huỷ đi
hoặc tới khi hàng được xem là bỏ để Chính phủ định đoạt toàn bộ hoặc từng phần.
Phần 304 (h) Luật thuế của Hoa Kỳ quy định ai cố tình vi phạm, cố tình che dấu sẽ
bị phạt tiền 5000USD hoặc bỏ tù dưới 1 năm.
Trường hợp có sự phối hợp với nước ngoài để thay đổi tẩy xoá mác mã về xuất xứ
hàng hoá thì cũng bị phạt. Hoa Kỳ áp dụng nguyên tắc “biến đổi cơ bản” như là
nguyên tắc cơ sở trong việc xác định xuất xứ của sản phẩm. Biến đổi cơ bản
(substantial transformation) là thuật ngữ sử dụng trong việc thực hiện quy chế xuất

xứ và áp dụng thuế hải quan. Quy định của Hoa Kỳ định nghĩa “chuyển đổi cơ bản”
được hiểu là một sản phẩm mới và khác với công dụng, đặc tính và tên gọi khác biệt
được tạo ra.
Riêng đối với mặt hàng dệt may, tháng 10 năm 1995 Hoa Kỳ đã sửa đổi quy tắc
xuất xứ đối với mặt hàng này (Điều 334 của Luật về việc thực hiện hiệp định
WTO). Những sửa đổi chính là:
-

Với hàng dệt, trước kia, nước xuất xứ là nước tiến hành cắt, nay là nước tiến


hành may. Các sản phẩm dệt nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải ghi rõ tem, mác theo quy
định các thành phần sợi được sử dụng có tỷ trọng trên 5% sản phẩm phải ghi rõ
tên, các loại nhỏ hơn 5% phải ghi là: “các loại sợi khác”, phải ghi tên hãng sản
xuất, số đăng ký do Hội đồng thương mại Liên bang (Federal Trade Commission –
FTC) của Hoa Kỳ cấp.
-

Với hàng dệt kim (đan), trước kia nước xuất xứ là nước tiến hành nhuộm, in

và hai công đoạn khác (quy tắc “2+2”) nay là nước tiến hành dệt bất chấp các công
đoạn khác.
2.5. Các quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh dịch tễ
2.5.1. Các quy định về an toàn thực phẩm
Bất cứ sản phẩm nông nghiệp nào nhập vào Mỹ cũng đều phải đáp ứng những
yêu cầu nhập khẩu liên quan đến loại hình, kích cỡ, độ chín cây của sản phẩm. Những
sản phẩm này sẽ được kiểm tra và giấy chứng nhận kiểm tra phải do Cục kiểm định
cấp để chứng nhận là hàng đã tuân thủ các quy định về hàng nhập khẩu
Có thể dẫn chứng dưới đây tiêu chuẩn kỹ thuật của một số mặt hàng nông sản để thấy
mức chi tiết của các quy định về tiêu chuẩn hàng nhập khẩu ngay cả đối với các loại

rau quả thông thường nhất như táo, mơ, đậu, cần tây:
-

Đối với táo: quả phải chín nhưng không được nẫu, được lựa chọn cẩn thận,

không méo, không thối, không biến màu và hỏng bên ngoài, không bị sâu, thâm, sây
sát…
-

Đối với mơ: quả phải chín nhưng không mềm, không nẫu, không nhăn heo,

không thối, nứt hay có vết sâu bọ, phải sạch và không bị thâm hay sâu bệnh.
-

Đối với đậu: đậu xanh hay đậu vàng đều phải sạch, quả mọng có cuống và

được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đậu có thể để cả quả hay cắt khúc không dài hơn
70mm và không ngắn hơn 19mm.
-

Đối với cần tây: cần tây phải sạch, được bó tỉa gọn, thân cây mềm màu xanh,

không được gãy ngang, không được héo, úa vàng hay sâu bệnh.
-

Đối với hàng thực phẩm: Thực phẩm làm giả, kém phẩm chất được coi là bất

hợp pháp và không đựợc phép tiêu thụ và nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mặt hàng thực
phẩm bị coi là hàng giả kém phẩm chất trong các trường hợp sau: (1) Có tạp chất độc
hoặc có khả năng gây hại lẫn vào trong qúa trình sản xuất hoặc chế biến hoặc tự

nhiên phát sinh; (2) Có chứa chất phụ gia mà trước khi đưa vào sử dụng FDA đã xác


định là không an toàn; (3) Có dư lượng thuốc trừ sâu không được phép sử dụng, hoặc
vượt quá mức theo quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA); (4) Dùng các
chất phẩm mầu không được FDA chứng nhận; (5) Có thành phần bị coi là bẩn, ôi
thiu, bị phân huỷ; (6) Sản phẩm từ động vật có bệnh hay chết không phải do giết mổ;
(7) Sản phẩm được chế biến, đóng gói, hoặc lưu giữ trong điều kiện không vệ sinh
mà có thể bị ô nhiễm do bẩn hoặc gây hại cho sức khoẻ; (8) Hàng đựng trong vật liệu
bao bì có chứa chất độc hoặc chất có hại. Một số vật liệu bao bì được coi là chất phụ
gia và phải tuân theo các quy định về chất phụ gia.
-

Đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ:

Theo bộ luật liên bang Mỹ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã
thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị
trường Mỹ. Đây là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm
đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích những
mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn.
HACCP nhấn mạnh tính nhất thiết phải kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất để
đảm bảo an toàn, vệ sinh cho cho sản phẩm thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng.
Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch,
chương trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA xem
xét kế hoạch, chương trình HACCP, khi cần thì kiểm tra. Nếu FDA kết luận là đạt
yêu cầu thì cấp phép cho doanh nghiệp đó.
FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo
an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập
khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu, đồng
thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “cảnh báo nhanh”

(Detension), 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập
để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bảo an toàn, vệ
sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp khỏi danh
sách “cảnh báo nhanh”. Nếu nước xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đã ký được biên bản
ghi nhớ (MOU) với FDA, cơ quan thẩm quyền cao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn
thực phẩm của nước xuất khẩu thì sẽ đưa hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ mà
không cần trình kế hoạch, chương trình HACCP. Tuy nhiên, FDA mới chỉ ký MOU
cho mặt hàng thuỷ sản với Canada, Hàn Quốc và vài nước Nam Mỹ.


2.5.2. Các quy định về vệ sinh dịch tễ
Để bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh, sức khoẻ người tiêu dùng và bảo tồn động thực
vật trong nước, Chính phủ và Hải quan Hoa Kỳ đưa ra những đạo luật quy định về vệ
sinh dịch tễ hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc cấm một số loại hàng hoá
nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
-

Các mặt hàng nông sản :

 Phomat, sữa và các sản phẩm sữa: phải tuân theo các yêu cầu của Cơ quan
quản lý thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và hầu hết
phải xin giấy phép nhập khẩu và quản lý bằng hạn ngạch của Vụ Quản lý đối ngoại
(FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
 Nhập khẩu sữa và kem phải tuân theo các điều luật về nhập khẩu sữa.
Các sản phẩm này chỉ được nhập khẩu bởi những người có giấy phép nhập khẩu do
các cơ quan : Bộ Y tế, FDA, Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, Văn phòng
nhãn hiệu thực phẩm và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp.
 Hoa quả, rau và hạt các loại: phải qua giám định và được cấp Giấy chứng nhận
của Cơ quan giám định và an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các
điều kiện hạn chế khác có thể được áp đặt bởi Cơ quan giám định thực vật và động vật

thuộc Bộ Nông nghiệp theo Luật Kiểm dịch thực vật (Plan Quarantine Act) và cơ quan
FDA theo Luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm Liên bang (Federal Food, Drug
and Cosmetic Act).
-

Động vật sống, thịt và các sản phẩm thịt: phải đáp ứng các điều kiện về giám

định và kiểm dịch của Cơ quan giám định động và thực vật (APHIS), Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ.
Các loại trên phải có giấy phép nhập khẩu của APHIS trước khi giao hàng từ
nước xuất xứ. Nhập khẩu các động vật phải kèm theo chứng chỉ sức khoẻ của chúng
và chỉ được đưa vào qua một số cảng nhất định nơi có các cơ sở kiểm dịch.
Cục kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS) liệt kê danh sách những nước đủ điều
kiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt vào Hoa Kỳ. FSIS đã xây dựng và đưa ra
một quy trình để đánh giá liệu hệ thống các quy định về thịt và các sản phẩm từ thịt
và các phương pháp vệ sinh dịch tễ có tương đương với hệ thống và các biện pháp
của Hoa Kỳ không. Theo các cơ quan này thì hiện có 33 nước được Hoa Kỳ công


nhận là có hệ thống kiểm định thịt và thịt gia cầm ngang bằng với hệ thống của Hoa
Kỳ.
Trong suốt giai đoạn từ tháng 2/1999, Hoa Kỳ thi hành các biện pháp cấm nhập
khẩu các sản phẩm này từ các nước mà động vật có nguy cơ bị bệnh lở mồm long
móng như Argentina, Nhật, Bắc Phi và Urugoay. Ngoài ra, một lệnh cấm tạm thời đối
với thịt nhập khẩu từ các nước thuộc liên minh châu âu EU cũng được ban hành vào
tháng 3/2001, sau đó đã được dỡ bỏ vào tháng 5/2001. Các sản phẩm bị cấm từ các
nước chịu ảnh hưởng của bệnh lở mồm long móng bao gồm động vật nhai lại và lợn
còn sống cũng như thịt và các sản phẩm có nguồn gốc từ các loài này. Thêm vào đó,
kể từ tháng 3 năm 2001, mọi phương tiện nông nghiệp đã sử dụng từ các nước bị ảnh
hưởng của bệnh lở mồm long móng đều bị từ chối đưa vào Hoa Kỳ. Thịt và các sản

phẩm từ thịt đóng hộp có thể được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo một số điều kiện
nhất định.
Vào tháng 12 năm 2000, tất cả các sản phẩm động vật đã tinh chế nhập khẩu từ
hầu hết các nước ở châu Âu đều bị cấm, không tính tới đó là loài nào. Lệnh cấm
được đưa ra sau khi đã có các lệnh cấm nhập khẩu động vật nhai lại và các sản phẩm
có nguồn gốc từ động vật nhai lại cũng như lệnh cấm đối với thức ăn gia súc có chứa
sản phẩm có nguồn gốc động vật nhai lại từ hầu hết các nước bị ảnh hưởng của bệnh
bò điên. Tháng 2/2001, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã thông báo là sẽ tạm
ngừng nhập khẩu thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò từ Brazil vì mối quan ngại về
bệnh bò điên, sau đó một lệnh tương tự đã áp dụng với Canada, các lệnh này đã được
dỡ bỏ một vài tháng sau đó.
Động thực vật hoang dã và vật nuôi cảnh (thú làm trò, chim, cây) hoặc bất kỳ bộ
phận hay sản phẩm của chúng kể cả trứng chim phải xin phép Cơ quan kiểm soát cá
và động thực vật hoang dã (US Fish and Wildlife Service), Trung tâm kiểm dịch
thuộc Bộ Y tế và cơ quan thú y của APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
-

Cây và các sản phẩm từ cây: phải tuân theo các quy định của Bộ Nông

nghiệp, có thể bị hạn chế hoặc cấm hoặc đòi hỏi có giấy phép nhập khẩu. Việc
nhập khẩu hạt rau và các hạt giống nông sản phải tuân theo quy định của Luật hạt thực
vật Liên bang năm 1939 (Federal Seed Act) và các quy định của Cục tiêu thụ nông sản
(Agricultural Markerting Service) thuộc Bộ Nông nghiệp.


-

Hàng tiêu dùng như đồ điện gia dụng, hàng điện tử ... phải tuân theo quy định

của Bộ Năng lượng, Hội đồng thương mại liên bang, Điều luật: "The Energy Policy

and Convention Act", Luật Quản lý bức xạ cho sức khoẻ và an toàn năm 1968
(Radiation Control for health and Safety Act).
-

Thực phẩm, thuốc bệnh, mỹ phẩm và trang bị y tế: phải tuân theo các quy định

của Luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm liên bang (Federal, Food, Drug and
Consmetic Act - FDCA) do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FAS) của Bộ
Y tế quản lý.
FDCA quy định thực phẩm phải được chế biến tại các cơ sở đảm bảo vệ sinh,
không nhiễm bẩn (ví dụ: lông chuột, phân, xác và phân côn trùng, ký sinh trùng).
Thực phẩm bị bẩn được coi là hàng kém phẩm chất, bất kể nó có hại cho sức khỏe
hay không và các phòng thí nghiệm giám định có phát hiện ra các chất bẩn này hay
không. Luật pháp không cho phép lưu thông các loại hàng bất hợp pháp bất kể nguồn
gốc từ đâu. Người nhập khẩu phải đảm bảo các sản phẩm của mình phải được đóng
gói và vận chuyển sao cho không bị giảm phẩm chất do bị hư hỏng hoặc bị ô nhiễm
trên đường vận chuyển. Nếu bị phát hiện nhiễm bẩn khi đến cảng lô hàng sẽ bị thu
giữ. Nếu hàng bị nhiễm bẩn sau khi đã làm thủ tục hải quan và dỡ hàng, lô hàng đó
cũng sẽ bị tịch thu hoặc thu hồi như đối với các lô hàng sản xuất trong nước
-

Hải sản: phải tuân theo các quy định của Cơ quan ngư nghiệp quốc gia

(National Marinie Fisheries Service) thuộc Cục Quản lý môi trường và biển thuộc Bộ
Thương mại.
-

Hàng dệt, len, sản phẩm lông thú: phải tuân theo quy định trong Luật xác định

sản phẩm may mặc (Textile Fiber Products Identification Act); luật Nhãn hiệu hàng

len năm 1939 (Wool Products Labeling Act 1939); luật Nhãn hiệu hàng lông thú (Fur
Products Label Act).
-

Rượu cồn, bia: phải xin phép Văn phòng Rượu, Thuốc lá và Vũ khí thuộc Bộ

Tài chính. Ngoài ra, còn phải tuân theo Luật về Quản lý Rượu của Liên bang (Federal
Alcohol Administration Act) và cấm nhập rượu, bia qua đường bưu điện.
Các nhãn hiệu dán trên chai rượu cồn, rượu vang và bia phải xin chứng chỉ phê
duyệt nhãn hiệu của Văn phòng Rượu, Thuốc lá và Vũ khí. Chứng chỉ này xin hoặc
ảnh chụp nhãn hiệu phải gửi cho Hải quan trước khi nhận hàng.


Ngoài ra, nhập khẩu rượu và bia còn phải tuân theo các quy định của cơ quan
FDA thuộc Bộ Y tế. Nếu nhập khẩu rượu kèm giỏ đựng chai làm từ vật liệu là cây thì
phải theo các quy định thực vật của cơ quan APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp. Trên
nhãn hiệu phải ghi chú rõ phụ nữ không uống rượu khi có thai; không uống rượu khi
lái xe hoặc vận hành máy; uống rượu có hại cho sức khoẻ ….
2.6. Các biện pháp thương mại tạm thời (biện pháp khẩn cấp)
Hoa Kỳ là nước áp dụng các biện pháp khẩn cấp để hạn chế nhập khẩu nhiều
nhất trên thế giới. Hai loại biện pháp chính mà Hoa Kỳ thường áp dụng là tự vệ
và chống phá giá.

2.6.1. Các biện pháp tự vệ
Theo luật pháp Hoa Kỳ, trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được báo cáo của
USITC, trong đó có khẳng định có “tác hại nghiêm trọng” (serious injury) do hàng
nhập khẩu gây ra đối với sản xuất trong nước của Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ có
quyền quyết định hình thức tự vệ (safeguard) áp dụng đối với hàng nhập khẩu đó.
Hình thức tự vệ có thể là giới hạn số lượng, tăng thuế quan hoặc hạn ngạch thuế
quan.

Trong thời gian qua, chỉ có rất ít trường hợp Hoa Kỳ áp dụng quy định này để bảo vệ
sản xuất trong nước. Từ năm 1996 đến 1998 Hoa Kỳ chỉ áp dụng 3 lần.
2.6.2. Luật thuế chống trợ giá (countervailing duties - CVD)
Mục đích của luật thuế chống trợ giá là triệt tiêu lợi thế cạnh tranh không
bình đẳng của những sản phẩm nước ngoài được nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào
Hoa Kỳ. Do vậy, mức thuế chống trợ giá được áp đặt bằng với mức trợ giá. Luật của
Hoa Kỳ cũng như quy định của WTO cho phép một số loại trợ cấp được miễn trừ áp
dụng luật chống trợ giá như một số trợ cấp nghiên cứu và phát triển, một số trợ cấp
cho những vùng khó khăn, một số trợ cấp bảo vệ môi trường...WTO gọi những loại
trợ cấp được phép này là những “trợ cấp đèn xanh”.
Thuế chống trợ giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) Bộ thương mại Hoa
Kỳ (DOC) phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ giá
trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu ở nước hoặc lãnh
thổ xuất xứ. Trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất các yếu tố đầu vào của sản


phẩm cũng là đối tượng điều tra theo luật này và (2) Uỷ ban thương mại quốc tế
Hoa Kỳ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật
chất, hoặc đe doạ gây thiệt hại vật chất, hoặc ngăn cản hình thành ngành công
nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ. “Thiệt hại vật chất” được định nghĩa trong luật không
phải là những thiệt hại vụn vặt, vô hình, hoặc không quan trọng.
Việc điều tra theo luật chống trợ giá thường được tiến hành khi có đơn khiếu kiện
của ngành công nghiệp trong nước trình lên DOC và USITC. Tuy nhiên, DOC có thể
tự khởi xướng và tiến hành điều tra theo luật chống trợ giá, không cần phải có đơn
kiện của ngành công nghiệp trong nước nếu DOC thấy có l do chính đáng.
2.6.3. Luật thuế chống phá giá (Antidumping duties-Ads)
Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá. Thuế
chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng
nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá
“thấp hơn giá trị thông thường” . Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất

khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hoá đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ
3 thay thế thích hợp.
Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) DOC phải xác
định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị
trường Hoa Kỳ, và (2) USITC phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá
đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe doạ gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản sự hình
thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ.
Cũng giống như trường hợp luật thuế chống trợ giá, các thủ tục điều tra về bán
phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một ngành công nghiệp doặc do
DOC tự khởi xướng.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Hơn bao giờ hết quan hệ Việt - Mỹ phát triển mạnh mẽ vào thời điểm hiện nay.
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường
Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam đang chờ đón,
còn rất nhiều vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường
Mỹ.


Chúng ta biết rằng thị trường Mỹ là một thị trường khó tính và mức độ cạnh tranh
rất cao do đó để xâm nhập vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm
hiểu rất nhiều luật và quy định về thương mại của Mỹ. Vấn đề đặt ra cho các doanh
nghiệp là phải nắm được những quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán giữa
mình và các thương nhân Mỹ trong Luật Thương mại của Mỹ cùng những điểm khác
biệt so với Luật Thương mại Việt Nam. Mặt khác, luật và các quy định về thuế và hải
quan của Mỹ như Danh bạ thuế thống nhất, Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, cơ sở tính
thuế hải quan hay những quy định về xuất xứ hàng hóa có tác động trực tiếp đến quyền
lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Mỹ. Đây là những vấn đề cấp bách
đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể thành

công trên thị trường Mỹ nếu không nghiên cứu hệ thống hàng rào phi thuế quan với
những quy định chi tiết về danh mục hàng hóa hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu,
những quy định về vệ sinh dịch tễ đối với hàng hóa nhập khẩu hay Luật chống phá giá,
Luật thuế bù trừ của Mỹ.
Một vấn đề quan trọng quan trọng khác đối với Việt Nam vào thời điểm hiện nay
là việc chỉnh sửa, hoàn thiện pháp luật Việt Nam để đảm bảo thực thi Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ. Pháp luật Việt Nam cần được rà soát một cách tổng thể cả ở
cấp trung ương lẫn cấp địa phương (trước mắt là cấp trung ương), nhất là những rào
cản mà Hiệp định quy định cần phải tháo gỡ, cụ thể là các rào cản về thuế quan, phi
thuế quan, trị giá đánh thuế hải quan, hạn chế tiến tới xoá bỏ sự trợ cấp cho các doanh
nghiệp nhà nước, thiết lập sự bình đăng giữa tất cả các loại hình doanh nghiệp, các cản
trở quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, dịch vụ, hội nhập kinh tế, tạo thuận lợi cho kinh
doanh, quyền tham gia xây dựng pháp luật và quyền khiếu nại, khiếu kiện, v.v...
Mặc dù khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được quốc hội hai nước thông qua,
hàng hoá Việt Nam vào Mỹ sẽ được hưởng MFN, nhưng vẫn phải cạnh tranh quyết liệt
với hàng hoá của Trung Quốc, của các nước ASEAN và nhiều nước khác đang được
hưởng MFN trên thị trường Mỹ, trong cuộc chiến này chất lượng và giá cả là quyết
định. Hàng hoá của Việt Nam với chủng loại tương tự nhưng một số mặt hàng có chất
lượng thấp hơn và giá thành cao hơn, khó có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các
nước nói trên vốn đã có mặt tại thị trường Mỹ trước hàng hoá của Việt Nam hàng chục
năm.


Khi thực hiện MFN, các doanh nghiệp Mỹ sẽ thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt
Nam, đồng thời lại được hưởng những ưu đãi về nhập khẩu nguyên liệu để chế biến
hàng hoá xuất khẩu. Những vấn đề trên sẽ tác động không tốt đến việc tổ chức
nguồn hàng cho việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của
Việt Nam sang thị trường Mỹ. Do được ưu đãi về nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá
mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Mỹ với công nghệ cao sẽ cạnh
tranh với chính các doanh nghiệp trong nước.

Vấn đề gian lận thương mại giữa các nước cũng được coi nh là một thách thức
đối với Việt Nam khi được hưởng MFN. Khi đó nếu được Mỹ áp dụng Hệ thống ưu
đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì
sẽ xảy ra tình trạng hàng hoá một số nước mạo danh là hàng của Việt Nam để được
hưởng ưu đãi. Trong khi giá thành sản xuất của các nước này thấp hơn nhiều so với
hàng của Việt Nam, thậm chí chỉ bằng một nửa giá thành của Việt Nam, lại được
hưởng thuế suất ưu đãi (thông thường dưới 5%), thì hàng hoá của các nước này chắc
chắn sẽ cạnh tranh và đánh bật hàng của Việt Nam và chiếm được thị phần ở thị trường
Mỹ.
Những quy định ngặt nghèo của Mỹ về hàng nhập khẩu cụ thể là những trở ngại
phi thuế quan mà hàng hoá của Việt Nam không dễ vượt qua. Nếu Việt Nam được
hưởng MFN và GSP mà chất lượng hàng hoá không tăng và giá cả không hạ hoặc phía
Mỹ vẫn áp dụng các quy định nhập khẩu truyền thống thì việc tăng kim ngạch và cơ
cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ là nan giải. Cụ thể là các quy
định về hạn ngạch của Mỹ đối với hàng nông sản và hàng dệt. Với những quy định về
hạn ngạch đối với hàng nông sản và hàng dệt sẽ gây trở ngại rất lớn cho các nhà xuất
khẩu trong việc tăng cường khả năng thâm nhập vào thị trường này. Đối với Việt Nam,
nông sản và hàng dệt là hai loại hàng mà chúng ta có tiềm năng xuất khẩu lớn và là
những mặt hàng chủ lực trong những năm qua.
Bên cạnh đó, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ gồm 50 tiểu bang, với những phong cách
kinh doanh và cơ chế luật pháp khác nhau. Xây dựng quan hệ thương mại với Mỹ đòi
hỏi nhiều hiểu biết và kinh nghiệm. Từ trước đến nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt
Nam chưa từng giao thiệp xuất khẩu qua thị trường Mỹ. Để thâm nhập vào một thị
trường đa dạng và rộng lớn nh thị trường Mỹ không phải là một việc đơn giản.


Vấn đề thông tin cũng là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các
trang Web của Việt Nam còn đơn sơ lạc hậu, hình ảnh không sống động vì chưa áp
dụng tốt kỹ thuật số. Phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu được tầm quan trọng của
việc ứng dụng công nghệ truyền số liệu qua hệ thống Internet toàn cầu để chuyển

thông tin về sản phẩm đến các chuyên gia có trách nhiệm mua hàng trên khắp thế giới.
Việc giao dịch thương thảo với các công ty Mỹ đòi hỏi một trình độ ngoại ngữ cao
và chuẩn xác, thông hiểu các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
luật pháp Mỹ... và đã trải qua nhiều năm cọ xát trên thương trường Mỹ. Vấn đề đặt ra
là các cán bộ, nhà kinh doanh phải đáp ứng được những yêu cầu trên.
Có thể thấy rằng vào thời điểm hiện nay Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm nếu
muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Sự phức tạp trong hệ thống luật cũng
như chính sách xuất nhập khẩu của Mỹ, các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế
quan, những đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ, những yếu kém trong việc truyền
phát cũng như thu thập thông tin, vấn đề về thiếu cán bộ, chuyên gia trong việc thương
thảo ký kết hợp đồng với các đối tác thương mại Mỹ, v.v... là những vấn đề đặt ra cho
Việt Nam vào lúc này.
2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ
2.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô


Đàm phán để được hưởng GSP của Mỹ.



Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến về thị trường Mỹ, về chính sách

xuất nhập khẩu của Mỹ và Hiệp định Thương mại Việt Nam -Mỹ.


Tiếp tục có chính sách hỗ trợ thương mại mạnh mẽ hơn nữa đối với việc xuất

khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ.



Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đạt hiệu quả cao hơn.



Tích cực hỗ trợ hơn nữa về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến

thương mại cho các doanh nghiệp.


Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra sự phù hợp với những

quy định của luật pháp Mỹ và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.
2.2. Giải pháp ở tầm vi mô


Tích cực hơn, chủ động hơn, sáng tạo hơn trong việc nâng cao khả năng cạnh

tranh của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp của nước khác ở thị trường
Mỹ.


×