Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phân tích hoạt động xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.94 KB, 25 trang )

1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG HOA
KỲ
1. Tiềm năng sản xuất và chế biến cà phê của Việt Nam
1.1. Tiềm năng sản xuất
Cây cà phê đã được đưa vào Việt Nam từ rất lâu và được trồng đại trà từ năm 1888.
Do điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp nên cây được phát triển trên quy mô rộng và cho
hạt chất lượng tốt không kém sản phẩm của những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn
trên thị trường. Tuy nhiên phải đến sau giải phóng ngành cà phê Việt Nam mới đi vào thời
kỳ phát triển, sản lượng sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu. Theo số liệu của tổng cục thống
kê và ngành cà phê thì sản xuất cà phê của ta mỗi năm một tăng.
Cũng trong những năm qua, cà phê không chỉ được mở rộng diện tích ở Tây
Ngun, Đơng Nam Bộ vv.. là những vùng chủ yếu trồng cà phê Robusta ,mà còn phát
triển khá mạnh cà phê Arabicarơ các tỉnh biên miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu,
Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang vv... Nhằm nâng cao tỷ trọng xuất khẩu cà phê giống
ngon, giá cao.
1.2. Năng lực chế biến
Việc chế biến cà phê nhân xuất khẩu thực hiện tốt nhưng chế biến sâu, tạo ra cà phê bột,
cà phê hòa tan, các thực phẩm từ cà phê như bánh, kẹo, rượu, nước giải khát còn bỏ ngỏ.
Điều này đã làm cho giá trị và kim ngạch xuất khẩu cà phê không cao, chỉ mức 3,2-3,4 tỷ
USD/năm trong khi tiềm năng nâng cao giá trị xuất khẩu còn cho ngành hàng cà phê còn rất
lớn .
Những năm gần đây, công nghệ chế biến ướt đã được một số doanh nghiệp tại Đắk Lắk,
Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai áp dụng, đã và đang góp phần nâng cao chất lượng cà phê hạt
Việt Nam. Tuy nhiên, khâu chế biến sâu vẫn chưa được các doanh nghiệp trong nước chú
trọng, khiến sản lượng và thị phần cà phê chế biến sâu và các thực phẩm từ cà phê phần lớn
thuộc các doanh nghiệp nước ngồi.
Cũng giống như nhiều mặt hàng nơng sản khác của Việt Nam, mặc dù sản lượng xuất
khẩu nhất nhì thế giới nhưng cà phê Việt Nam vẫn trong tình trạng “áo gấm đi đêm” khi chủ



2
yếu là xuất khẩu dạng thơ, chưa có thương hiệu. Những năm gần đây, vấn đề xây dựng,
quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam thành sản phẩm quốc gia trên toàn cầu, xây dựng chỉ
dẫn địa lý cà phê Việt Nam và quản lý phát triển chỉ dẫn này đã được nhiều Bộ, ngành và
địa phương vào cuộc.
1.3. Các loại cà phê ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại cà phê chính: Arabica và Robusta
Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rơ) là cây quan trọng thứ hai trong
các lồi cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này.Nước
xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng
khác gồm: Uganda, Brasil, Ấn Độ. Ở Việt Nam, Các tỉnh Dakak, Gia Lai, Kom Tum là
những vùng chuyên canh cà phê Robusta. Robusta chứa hàm lượng caffein cao hơn và có
hương vị khơng tinh khiết bằng cà phê Arabica, do vậy mà được đánh giá thấp hơn.
Arabica :Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor. Loại cà phê
này được trồng chủ yếu ở vùng Cầu Đất (Đà Lạt) - là nơi trồng cà phê Arabica ngon nhất
Việt Nam.
1.3.1. Moka
Mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ. Moka là một loài cà phê thuộc chi Arabica,
được người Pháp di thực từ những năm 30 của thế kỷ trước, trồng ở Đà Lạt – Lâm Đồng.
Trong các họ, giống cà phê này khó trồng nhất, địi hỏi cơng chăm sóc rất kỹ. Cây cà phê
Moka chỉ sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 1500m nên rất ít nơi trồng được. Hằng
năm nước ta xuất khẩu trên một triệu tấn cà phê hâu như phần lớn là cà phê Robusta
trồng ở Daklak là một số tỉnh khác. Cho nên, ở Việt Nam Moka là cà phê q hiếm, ln
có giá cao hơn các loại cà phê khác.
1.3.2. Catimor
Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta. Đây là một giống
lai giữa Hybrid deoxyribonucleic axit Timor với giống Caturra cho sản phẩm có tên gọi là
Catomor.
Catimor là giống cà phê thuộc dạng thấp cây, cành đốt ngắn, có khả năng trồng dày.

Tính ưu việt nổi bật của giống này là kháng bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix), một loại bệnh


3
làm rụng lá cà phê dẫn tới năng suất thấp và bấp bênh. Các giống thương phẩm cũ như:
Typica, Bourbon, Caturra, Mundo Novo nếu khơng được phun thuốc hố học phịng trừ thì
bệnh này gây tác hại rất nghiêm trọng ở những nơi đã trồng cà phê ở Việt Nam và trên thế
giới.
2. Tầm quan trọng của xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ
2.1. Vị trí của cây cà phê
Trong nhiều năm gần đây, cà phê là một mặt hàng nơng nghiệp xuất khẩu quan trọng của
Việt Nam có kim ngạch hàng năm từ 400 đến 600 triệu Đôla Mỹ. Không chỉ đem về nhiều
ngoại tệ cho đất nước, cây cà phê đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của
nước ta.
- Cây cà phê có thể trồng thay thế cây thuốc phiện ở những khu vực trước kia trồng cây
thuốc phiện như khu vực các tỉnh miền núi phía bắc .
- Sản xuất và xuất khẩu cà phê làm cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các
nước được củng cố và phát triển .
Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất hiện trên khắp các châu lục từ Bắc Mỹ, Tây Âu,
Đông Âu đến Úc, Nam Á, Bắc Á.vv.. Chất lượng cà phê ở Việt Nam cũng được thị trường
quốc tế thừa nhận và ưa chuộng. Đảng và nhà nước ta luôn coi cà phê là một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nơng nghiệp nói riêng và của nước ta nói chung lên đã dành
cho cây cà phê sự quan tâm đặc biệt. Từ sau giải phóng, diện tích cà phê liên tục tăng từ vài
chục nghìn hecta nay đã lên tới gần 300 nghìn hecta cho năng suất cao tạo chỗ vững chắc
cho xuất khẩu cà phê tăng trưởng. Tiềm năng của cây cà phê Việt Nam rất lớn và phần lớn
còn đang chờ sự khai thác có hiệu quả cao, do vậy trong thời gian tới nghành cà phê cần có
những giải pháp cụ thể để phát huy tối đa tiềm năng này.

2.2. Tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ với cà phê Việt Nam
Nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường Mỹ tăng tương đối qua hàng năm, do đây là

một thức uống không thể thiếu trong đời sống của người dân Hoa Kỳ. Theo Hiệp Hội cà
phê Việt Nam, Thị trường Hoa Kì rất ưa chuộng loại cà phê Catimor thuộc họ Arabica


4
nhập từ Colombia, Brasil,… còn lại là Robusta nhập từ Việt Nam và Indonesia. Mỹ là
một thị trường lớn, với rất nhiều tiềm năng cho các nhà xuất khẩu cà phê ở Việt Nam .
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ HOA KỲ
1. Nhu cầu cà phê của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế đứng đầu thế giới, mà còn là một thị trường
rộng lớn với dân số lớn thứ ba thế giới, dân số trẻ chiếm cơ cấu lớn trong dân số. Phần lớn
người dân Hoa Kỳ có thói quen uống cà phê và xem cà phê là thức uống quan trọng đối với
họ.
Từ năm 2010 đến 2015, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Hoa Kỳ tăng trưởng không ổn
định (khoảng 1%/năm) ngoại trừ năm 2011 là năm kim ngạch nhập khẩu cao nhất cả giai
đoạn (tương ứng 7,65 tỷ USD), những năm sau đó kim ngạch có phần giảm nhẹ so với năm
2011. Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ đạt 5,88 tỷ USD, tăng 10,48% so
với năm 2013, với các thị trường nhập khẩu chính như Brazil, Colombia, Việt Nam, Canada,
Guatemala.
Trong năm 2017, Mỹ là quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới, với tổng kim
ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm là 3,3 tỷ USD, tăng 16,6% so với
cùng kì năm 2016. Bộ Nơng Nghiệp Mỹ (USDA) ước tính tỷ lệ tiêu thụ cà phê ở thị
trường Mỹ lên đến 16% trong niên vụ 2017-2018.
2. Những rào cản thương mại đối với mặt hàng cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ
2.1 Các thể chế và quy định của Hoa Kỳ đối với ngành cà phê nhập khẩu
* Các thể chế của Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu:
- Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm (FDA - Food, Drug Actor): Đây là một cơ quan của
bộ Y tế chuyên chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, đảm bảo các thực phẩm khi được
nhập khẩu vào Mỹ phải là các thực phẩm an tồn, khơng độc hại, đúng nhãn mác, đứng sản
phẩm.

- Cục Hải quan Mỹ: Cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá và thu thuế nhập khẩu, kiểm sốt
hàng hóa, con người và đối tượng nhập vào hoặc xuất ra nước Mỹ.
- Ban thị trường- Bộ nông nghiệp Mỹ: Chính phủ u cầu tất cả các nơng sản nhập khẩu
phải đạt phẩm chất, kích cỡ, chất lượng và độ chín theo yêu cầu do ban thị trường đưa ra.


5
Bộ Nơng nghiệp Mỹ có trách nhiệm giám sát thực thi các quy định về kiểm dịch đối với
việc nhập khẩu nông sản.
* Các quy định của Mỹ đối với ngành hàng cà phê nhập khẩu:
- Luật thực phẩm: Cà phê nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà
còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo an toàn.
- Luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm Mỹ (FDCA): tất cả các loại nông
sản – trong đó có cà phê đều phải do cục quản lí thực phẩm và dược phẩm FDA kiểm tra và
cấp phép theo đúng quy định.
- Luật về hiện đại hóa an tồn thực phẩm (FSMA) có hiệu lực từ đầu năm 2011 đã khiến cho
việc nhập khẩu, phân phối và tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường Mỹ gặp nhiều khó
khăn. Cụ thể, các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đảm bảo rằng các nhà cung ứng nước
ngoài đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phịng ngừa, đặc biệt thực phẩm nước ngồi phải an
tồn như trong nước. Vấn đề chính của FSMA là tăng số lần kiểm tra nhà máy, củng cố hệ
thống lưu trữ hồ sơ và truy xuất nguyên liệu, quá trình xay, chế biến, tạo hương liệu cũng
như đóng gói. Nếu như sản phẩm không đảm bảo chất lượng, bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ có
quyền thu hồi và tính phí.
- Quy định về giấy phép nhập khẩu
- Luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ: Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu sản
phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng kí tại Hoa Kỳ, hoặc tương tự gây ra
nhầm lẫn.
- Hệ thống đăng kí quốc gia Hoa Kỳ: Tất cả các sản phẩm về cà phê phải được kiểm tra
và dán nhãn đáp ứng các quy định và điều luật tương thích.
2.2 Hình thức hàng rào kĩ thuật của Hoa Kỳ đối với cà phê

- Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: Các quy định về nguyên liệu, hương vị, dư
lượng thuốc kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật không được vượt quá mức quy định
- Quy định về tiêu chuẩn cà phê: hàm lượng cafein trong cà phê bột không đươc vượt quá
1,5% hay về độ ẩm của cà phê nhân khong vượt quá 4,5%, độ to của cà phê tan ,…
- Quy định về phụ gia thực phẩm: Các phụ gia phải được kiểm duyệt trước khi đưa ra thị
trường
Ví dụ điển hình: Tháng 10 năm 2017, theo thơng cáo trên trang Web của FDA, cơng ty
Hong Lee Trading Inc., có trụ sở tại New York, đã ra thông báo thu hồi sản phẩm cà phê hòa
tan Wake-up của VinaCafe do có chứa các chất gây dị ứng từ sữa mà không ghi trong thành


6
phần in trên bao bì. Đã có khoảng 4300 thùng hàng đã bị thu hồi. Công ty VinaCafe đã phải
cho in số nhãn thiếu lên sản phẩm và chuyển sang Mỹ.
Từ ví dụ trên có thể thấy nếu như cà phê Việt Nam không đáp ứng được những yêu cầu
khắt khe của Mỹ thì sẽ rất khó thâm nhập sâu vào thị trường này. Việc ban hành nhiều bộ
luật nhằm điều chỉnh chất lượng cà phê nhập khẩu của Mỹ thể hiện rõ chính phủ nước
này khơng chỉ bảo vệ nền sản xuất mà còn bảo vệ cả người tiêu dùng nữa.
2.3 Rào cản về thuế quan của thị trường Hoa Kỳ với ngành hàng cà phê
Do tác động của thuế nhập khẩu sau khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)
được kí kết vào năm 2001 có hiệu lực nên các mặt hàng Việt Nam đã và sẽ thâm nhập thị
trường Hoa Kỳ có thể phân tạm thành hai nhóm: Nhóm có thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng 0
và nhóm có thuế nhập khẩu cao hơn. Cà phê hạt các loại là mặt hàng được hưởng mức thuế
suất bằng 0 (theo biểu thuế quan của Mỹ với cà phê) cho dù nước xuất khẩu được hay không
được hưởng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) là một trong những quy chế pháp lí quan trọng
trong thương mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc
nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của tổ chức thương mại thế giới WTO . Tuy
nhiên Việt Nam không nằm trong số những nước đực ưu tiên về thuế quan đối với các sản
phẩm về cà phê hòa tan.
Trong năm 2018, Mỹ đã thi hành chính sách giảm nhập siêu, bảo hộ hàng trong nước,

áp thuế chống bán phá giá cao đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Điều này khiến cho
khơng ít mặt hàng của Việt Nam bị ảnh hưởng, trong đó có cả mặt hàng cà phê. Cùng với
việc thị trường cà phê thế giới vẫn chịu sức ép giảm giá do áp lực dư cung, cầu thấp và
căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang khiến giá cà phê nhập khẩu vào
Mỹ cũng bị giảm.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG HOA
KỲ
1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ
1.1 Sản lượng và giá trị xuất khẩu


7
Những năm trước đây, xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ có đóng góp khá khiêm tốn trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây nó đã vươn
lên trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch lên tới 3,209 tỷ USD
năm 2017 (theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại của Bộ Cơng thương).
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2018
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018 ( 8 tháng đầu năm )

Số lượng (tấn)
Giá trị (nghìn USD)
138.601

341.093
203.516
459.616
142.091
302.015
165.238
361.826
157.117
313.338
237.195
449.915
182.712
406.546
130.230
247.653
(Thống kê từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn

2011-2018 có sự tăng giảm khơng đồng đều. Xét từ niên vụ 2014-2015, Việt Nam xuất khẩu
157.117 tấn cà phê sang thị trường Hoa Kỳ, trị giá 313.338 nghìn USD, giảm 4,91% về
lượng và giảm 13,4% về trị giá. Sự sụt giảm trong niên vụ này là do ngành cà phê bị tác
động bởi biến đổi khí hậu khiến năng suất, chất lượng cà phê giảm. Cùng với đó, giá cà phê
và lượng xuất khẩu đều giảm. Đây là niên vụ thứ 3 liên tiếp sản lượng cà phê sụt giảm.
Tổng sản lượng trên cả nước giảm trên 20% so với niên vụ trước. Nguyên nhân do thời tiết
thay đổi, hạn hán nghiêm trọng trong thời kỳ cà phê phát triển, mưa đến sớm khi thu hoạch,
cà phê ra hoa không tập trung. Mặc dù Việt Nam cũng đã có chương trình tái canh cho các
vườn cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi, tuy nhiên vì nhiều lý do khiến quá trình tái canh diễn
ra khá chậm. Niên vụ 2015-2016 là niên vụ có lượng xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn
này. Theo VIFOCA, niên vụ 2015-2016 (tính từ ngày 1/10/2015-30/9/2016), Việt Nam xuất
khẩu được gần 1,75 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch 3,16 tỷ USD, tăng 34,8% về lượng và

tăng 17,2% về kim ngạch. Về phía xuất khẩu sang Hoa Kỳ, sản lượng đã tăng hơn 50,9% và
giá trị xuất khẩu đạt mức cao nhất trong giai đoạn này. Song do tác động tiêu cực của hiện
tượng El-Nino mạnh nhất trong 2 thập niên qua; khô hạn, thiếu nước tưới làm cho năng suất
giảm mạnh, từ 30-70%, thậm chí hàng ngàn héc ta cà phê ở Tây Nguyên đã mất trắng, buộc


8
người nông dân phải “bấm bụng” chặt bỏ; sản lượng cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã có sự
sụt giảm tương đối trong niên vụ 2016-2017.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm
2018 cả nước xuất khẩu 1,33 triệu tấn cà phê, thu về trên 2,54 tỷ USD, tăng 29,5% về lượng
và tăng 8,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất khẩu giảm 16%, đạt
1.913,7 USD/tấn. Riêng thị trường Hoa Kỳ xuất khẩu sản lượng cà phê với 130.230 tấn, trị
giá 247,65 triệu USD, chiếm gần 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê
của cả nước, giảm 6,7% về lượng và giảm 21,8% về kim ngạch so với cũng kỳ năm ngối
(tính tốn từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan). Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là thị trường
tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam khi luôn đứng trong tốp 5 nước xuất khẩu cà phê lớn
nhất của Việt Nam.
Bên cạnh đó, niên vụ 2018/2019 USDA dự báo sản lượng cà phê sẽ tăng lên mức cao
kỷ lục 29,9 triệu bao, tăng 600,000 bao so với niên vụ trước nhờ tình hình thời tiết lạnh
hơn và mưa trái vụ tạo thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng. USDA nhận định mặc dù giá
cà phê trong niên vụ trước giảm, nhưng diện tích trồng tăng cao đã giúp bù đắp thiệt hại
tài chính cho người nơng dân Việt Nam, và giúp các hộ trồng cà phê chuẩn bị tốt cho niên
vụ 2018/2019. USDA cũng nhận định diện tích gieo trồng cà phê 2018/2019 của Việt
Nam sẽ tăng nhẹ so với niên vụ trước và 95% diện tích sẽ được dùng cho loại cà phê
Robusta. Xuất khẩu, tiêu thụ nội địa và tồn kho cà phê của Việt Nam trong niên vụ
2018/2019 được USDA nhận định sẽ tăng lên trong bối cảnh sản lượng tăng. (Theo Tạp
chí Công thương ngày 28/09/2018)
1.2 Giá cà phê xuất khẩu
Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhìn chung có nhiều biến động, giao động trong

khoảng từ dưới 1.500USD/tấn – 2.100USD/tấn (giai đoạn 2012-2017). Giá cà phê bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố thời tiết và cán cân nhu cầu, các ảnh hưởng về chính trị và những sự
kiện lớn trên thế giới, chất lượng cà phê,… (bảng 2)
Biểu đồ 1: Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam


9

( Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Cà
phê Ca cao Việt Nam, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, vietrade.gov.vn )
Bộ Công thương cho biết, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê tháng 9/2018 đạt
1.758 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2016, giảm 4,5% so với tháng 8/2018 và giảm
24,6% so với tháng 9/2017. Lũy kế 9 tháng năm 2018, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt
1.901 USD/tấn, giảm 16,2% so với 9 tháng năm 2017.
1.3 Thị phần
Bảng 2 :Thị phần cà phê của một số nước tại Mỹ năm 2017
Quốc gia
Colombia Brazil
Việt Nam Canada
Honduras Mexico
Thị phần (%) 18,8
17,7
10
8,4
6,4
3,8
( Nguồn : Tạp chí Cơng thương)
Bộ CT trích số liệu của Intracent cho biết, Việt Nam là nhà cung cấp cà phê lớn thứ 3 của
Mỹ , với kim ngạch tăng 29,8% so với cùng kì năm trước. Về phía Việt Nam, Mỹ cũng là
quốc gia nhập khẩu cà phê của nước ta nhiều thứ hai sau Đức với tổng trị giá xuất khẩu lên

tới 527 nghìn USD năm 2017; tăng 14,17% so với năm 2016.
USDA dự báo Hoa Kỳ - nước tiêu thụ cà phê lớn thứ hai thế giới sẽ nhập khẩu 27 triệu
bao trong niên vụ 2018/2019, tăng mạnh 2,4 triệu bao so với niên vụ trước. Các nước xuất
khẩu cà phê chính vào thị trường này trong niên vụ 2018/2019 được dự báo là: Brazil


10
(23%), Colombia (22%), Việt Nam (15%) và Honduras (6%). Lượng cà phê dự trữ đến cuối
niên vụ 2018/2019 của Hoa Kỳ được dự báo đạt 7,2 triệu bao, tăng 600.000 bao so với niên
vụ trước.
1.4 Các loại cà phê xuất khẩu
Sản phẩm cà phê xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là cà phê Robusta. Cà phê vối (danh
pháp hai phần: Coffea canephora hoặc Coffea robusta) là cây quan trọng thứ hai trong các
loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất
khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác
gồm Brasil, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Uganda, Côte d'Ivoire. quốc gia xuất khẩu cà phê
Robusta lớn nhất thế giới đó chính là Việt Nam.
Năm 2012, Việt Nam tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê số 1 trên thế giới, là năm thứ
5 liên tục vượt mốc diện tích 500.000 ha, lượng xuất khẩu ước tính đạt 1,6 triệu tấn với kim
ngạch đạt 3,4 tỉ USD. Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn là quốc gia số 1 về xuất khẩu cà
phê Robusta. Những quốc gia nhập khẩu cà phê Robusta của Việt Nam lớn nhất có thể kể
đến Đức (tỷ trọng 12,3% thị phần), Mỹ (12,2%). Ý và Tây Ban Nha - những quốc gia
thường uống cà phê espresso, loại cà phê mà mọi người thường lầm tưởng chỉ sử dụng hạt
cà phê Arabica nhưng trên thực tế được phối trộn giữa Arabica và Robusta theo tỷ lệ 60:40
hoặc 70:30, và đây cũng là những quốc gia nhập khẩu cà phê Robusta của Việt Nam lớn
nhất.
Biểu đồ 2: Xuất khẩu cà phê Robusta xanh trong giai đoạn tháng 6 – tháng 8


11


( Nguồn : Tổ chức Cà phê thế giới ICO )
Dựa vào biểu đồ về “Sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta xanh trong giai đoạn tháng
6 – tháng 8” ta có thể thấy cà phê Robusta đã mang về cho Việt Nam những tiềm lực xuất
khẩu cao về cả thị trường và giá cả của cà phê trên thế giới.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ
2.1 Yếu tố vĩ mô
2.1.1 Kinh tế
Tình hình kinh tế Mỹ trong giai đoạn hiện nay - Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn
nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm
thương mại, tài chính của thế giới. Mỹ là một nước có sức tiêu thụ hàng năm lớn và tham
gia buôn bán với hơn 200 nước trên thế giới.

Bảng 3: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ ( đơn vị: nghìn tỷ USD)
2011
2012
2013
GDP
14.99
15.68
16.69
Tốc độ
3.74%
4.6%
6.44%
( Nguồn: Ngân hàng thế giới )

2014
17.43
4.43%


2015
18.12
3.96%

2016
18.62
2.76%

2017
19.39
4.14%


12
Từ bảng số liệu ở trên ta có thể thấy được Hoa Kỳ ln có tổng sản phẩm quốc nội
tăng theo các năm và đây thực sự là một thị trường tiềm năng.
2.1.2 Chính trị - luật pháp
Hệ thống thương mại Hoa Kỳ được định chế bởi rất nhiều nguồn luật khác nhau, bao
gồm: Hiến pháp Hiệp ước quốc tế Pháp lệnh và pháp luật Nghị định và các văn bản dưới
luật của ngành hành pháp
Nhìn chung hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ rất phức tạp, gồm nhiều bang khác nhau,
trong mỗi bang lại có những luật riêng. Ngồi ra Luật pháp Hoa Kỳ còn nhiều các luật khác
được quy định dưới dạng Hiệp định, các quy định về thương mại. Vì mức độ phức tạp của
Luật đã có thể là những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm hiểu luật
pháp Hoa Kỳ khi xuất khẩu vào thị trường này
2.1.3 Văn hóa – xã hội
Một đặc điểm quan trọng trong phong cách tiêu dùng của người dân Mỹ là họ rất quan
tấm đến vấn đề thương hiệu, nhãn mác, xuất xứ của sản phẩm. Họ thường tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ của những sản phẩm, cơng ty có thương hiệu nổi tiếng mà họ đã quen dùng.

Vì vậy thật khó để có thể thay đổi được thói quen tiêu dùng này.
2.2 Yếu tố vi mơ
2.2.1 Khách hàng – Thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kì khơng những là một nền kinh tế đứng đầu thế giới mà còn là 1 thị trường
rộng lớn đối với dân số đông thứ ba thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, dân số trẻ chiếm
phần lớn trong cơ cấu dân số. Phần lớn người dân Hoa Kỳ có thói quen uống cà phế và
coi cà phế như 1 thức uống rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Hoa Kỳ là
nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Hoa Kì khơng trồng cà phế nên tất cả
cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên liệu đều từ nguồn nhập khẩu. Nhu cầu
nhập khẩu cà phê của nước này tương đối ổn định mỗi năm trên 7 triệu tấn. Tuy nhiên do
cà phê trên thế giới thường biến động nên giá trị nhập khẩu cũng thường biến động theo.
Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng tương đối cao
trong những năm vừa qua, đây là một thức uống không thể thiếu trong cuộc sống người Hoa
Kỳ.


13

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Theo hiệp hội Cà phê-Cacao Việt Nam (VICOFA). Thị trường Hoa Kỳ rất ưa chuộng
loại cà phê từ Catimor thuộc họ Arabica. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Hoa Kỳ là loại
Arabica nhập từ Colombia, Brazil, Mehico, số còn lại là Robusta nhập từ Việt Nam và
Indonesia.
Ở thị trường Hoa Kỳ, cà phê Việt Nam chiếm chưa đến 15% số lượng và 6% tổng giá trị
nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ. 90% cà phê Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng
nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% tách hạt và rang đóng hộp.
Cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là cà phê
Robusta, chính vì vậy cà phê Việt Nam khi vào thị trường Hoa Kỳ phải cạnh tranh với
các sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu cà phê Robusta khác như Ấn Độ,
Indonesia …Mặt khác, theo đánh giá của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ thì cà phê Robusta

của Việt Nam có chất lượng không bằng cà phê Robusta của Indonesia và một số nước
khác. Vì vậy, đây chính là sản phầm cạnh tranh chính của cà phê Việt Nam trên thị trường
Hoa Kỳ. . Từ đây có thể thấy được chúng ta gặp rất nhiều thách thức tới từ các nước xuất
khẩu cà phê hàng đầu thế giới vào Hoa Kỳ.
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN CỦA HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG HOA KỲ
1. Cơ hội
Mỹ hiện nay là một thị trường cà phê rộng lớn đối với các nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Đây cũng là thị trường chính của cà phê Việt Nam trong những năm qua và có
nhiều triển vọng cho việc đấy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới. Điều
này được chứng minh qua các nhân tố sau:
Thứ nhất, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kì từ năm 1995.
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ ngày 13/07/2000 và có hiệu lực vào ngày 11/12/2002 đã
tạo cơ hội thúc đẩy sự nghiệp mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kì trên
mọi mặt hàng trong xuất – nhập khẩu trong đó có cà phê. Thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt
Nam giảm từ 40-50% xuống cịn 3-4%, xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thuận lợi. Dưới sự


14
ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, hệ thống pháp luật điều tiết nền kinh tế và
thương mại của Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng: đầu đủ, minh bạch, tiếp cận với các chuẩn
mực chung của quốc tế để tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh
nghiệp thuộc các khu vực kinh tế phát triển.
Thứ hai, Mỹ là nước có nền kinh tế và thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2017, GDP
của Mỹ đã lên đến 19,4 nghìn tỷ và có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ năm 2008
đến 2017, điều đó được thể hiện rõ trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Biểu đồ GDP Hoa Kỳ 2008 - 2017
( Nguồn: Số liệu kinh tế)

cho nên ký hiệp định với mỹ mở ra thị trường thuận lợi có dung lượng lớn cho hoạt động

xuất khẩu của Việt Nam.
Thứ ba, Mỹ là thị trường tiêu thụ cafe lớn nhất thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của
hãng thị trường Euromonitor, trong số 80 nước được khảo sát, người Mỹ tiêu thụ cà phê lớn
nhất thông qua các cửa hàng bán lẻ. Năm 2017, người Mỹ mua 797.000 tấn cà phê sau đó
mới đến các nước như Brazil với gần 676.000 tấn cà phê… đồng thời Mỹ luôn nằm trong 5
quốc gia nhập khẩu nhiều nhất cà phê của Việt Nam mở ra cơ hội to lớn cho thị trường xuất
khẩu cà phê Việt Nam.

Bảng 4: Xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2018
Thị trường

8T/2018
Lượng (tấn)

Trị giá (USD)


15
Tổng cộng
Đức
Mỹ
Italia
Tây Ban Nha
Nhật Bản
Nga
Indonesia
Philippines
Algeria
Bỉ


1.326.498
177.049
130.230
97.960
84.645
74.776
61.919
59.613
57.176
50.350
49.869

2.538.551.620
319.305.902
247.652.776
180.322.324
154.393.725
149.320.065
130.688.030
117.392.781
107.783.431
92.382.833
89.131.576

(Theo báo các của Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Thứ tư, trong những năm qua, Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành đã kịp thời cung
cấp những chỉ đạo quan trọng giúp định hướng xuất khẩu cho cà phê Việt Nam. Cùng với đó
là việc ban hành liên tục những chính sách thích hợp để giải quyết các vấn đề tồn tại và hạn
chế của ngành cà phê Việt Nam, Chính phủ cũng thúc đẩy cacshoajt động xúc tiến thương
mại nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ

lực này. Hơn nữa , quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong những năm vừa qua rất tốt và trên đà
phát triển. Năm 2011, hai quốc gia đã ký kế hoạch hành động nhằm mở rộng cơ hội hợp tác
trong vấn đề giáo dục, thương mại, cũng như các vấn đề chung của tồn cầu. Chính những
yếu tố trên đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này và
mở rộng cơ hội thâm nhập thị trường của xuất khẩu cà phê Việt Nam.
2. Thách thức
2.1 Từ phía Việt Nam
2.1.1 Cải cách hành chính và hồn thiện luật pháp
Ngồi những kết quả cho thấy mặt tích cực của cải cách hành chính Việt Nam giai đoạn
2011-2020 thì những hạn chế yếu kém cũng bộc lộ khơng ít, thể hiện ở những điểm cụ thể
sau:
-

Chưa tạo lập được một hệ thống thể chế đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Chất lượng các văn bản luật còn
nhiều hạn chế, từ quy trình xây dựng, ban hành đến áp dụng. Văn bản hướng dẫn thi hành


16
luật ban hành chậm, nhiều văn bản mâu thuẫn với chính luật và các quy định của luật
khác(1)1. Việc tập hợp các nội dung biểu hiện đa dạng của sự phát triển kinh tế - xã hội
trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường vào các chính sách, trong các cơ chế quản lý
chậm, làm nảy sinh thêm nhiều lỗ hổng về mặt pháp lý, tạo ra tâm lý bất an trong người dân,
doanh nghiệp.
- Thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ, rút ngắn quy trình, thời gian cho người dân và
doanh nghiệp, nhưng nhìn chung vẫn phức tạp, rườm rà, so với nhiều nước trong khu vực
cịn có khoảng cách lớn. Tình trạng “giấy phép con” không giảm và xuất hiện nhiều biến
tướng của “giấy phép con” ngoài các quy định của pháp luật(2)2.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính cịn nhiều điểm chưa phù hợp với thơng lệ quốc

tế. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm. Chủ trương xã hội hóa dịch vụ
cơng triển khai chưa đồng bộ, có nhiều điểm thực hiện chưa đúng tinh thần, ý nghĩa của xã
hội hóa, phát sinh nhiều lệch lạc. Việc chia tách đơn vị hành chính cấp huyện và cơ sở vẫn
chưa chấm dứt; biên chế chưa giảm.
- Chất lượng cán bộ, cơng chức, viên chức cịn bất cập, thiếu tính chun nghiệp; một
bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vô cảm, thiếu trách nhiệm
trước yêu cầu chính đáng của người dân. Cơng tác quản lý quy hoạch, bổ nhiệm, tổ chức,
giao nhiệm vụ, đánh giá, thanh tra, kiểm tra thiếu đổi mới, không tạo ra động lực phát triển
cho bản thân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bộ máy không thu hút và giữ được
người tài, chưa khắc phục được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực.
- Hiện đại hóa hành chính được thực hiện chưa đồng bộ, phụ thuộc vào điều kiện của
từng bộ, ngành, địa phương. Các quy định về tiêu chuẩn và tạo kết nối trên môi trường điện
tử của các cơ quan hành chính nhà nước phục vụ điều hành, xử lý văn bản hành chính, cung
cấp dịch vụ cơng cịn thiếu. Mơ hình và lộ trình xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam
cũng chưa rõ.
Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp tại Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2014 và triển khai
nhiệm vụ năm 2015, trong năm 2014 số lượng văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp
luật vẫn gia tăng. Bộ Tư pháp cũng đã phát hiện 885 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện
về tính hợp hiến, hợp pháp
2 Theo một kết quả rà sốt của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được cơng bố hồi tháng 8-2014, có 895
điều kiện kinh doanh “cấp 1” (giấy phép “cha”) nhưng có tới 2.129 điều kiện “cấp 2” (giấy phép
“con”) và 1.745 điều kiện “cấp 3” (giấy phép “cháu”)
1


17
2.1.2 Vấn đề về chất lượng, thương hiệu của cà phê Việt Nam
- Chất lượng cà phê thấp:
Thứ nhất, chất lượng cà phê không đồng đều. Mặc dù Việt Nam đứng trong hàng ngũ
những quốc gia có sản lượng cà phê cao nhất thế giới liên tục trong những năm qua, nhưng

chất lượng cà phê Việt Nam vẫn chưa được thế giới cơng nhận như thương hiệu cà phê
Colombia. Tính trên lượng cà phê nhân bị thải loại trong thời gian qua, hơn 80% là cà phê
của Việt Nam. Lý do chất lượng cà phê Việt Nam chưa đạt yêu cầu là do kỹ thuật canh tác
thấp. Hơn nữa các hộ nông dân chủ yếu canh tác theo quy mô nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy
hoạch rõ ràng, cụ thể, đồng thơi chưa có khả năng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật
vào canh tác cà phê, dẫn đến chất lượng cà phê chưa đồng bộ. Một vấn đề khác là đất trồng
cũ bắt đầu già cỗi, trong khi diện tích đất trồng mới khai thác lại không phù hợp với việc
canh tác cà phê. Nhằm cải thiện đất trồng nơng dân thường sử dụng phân bón hóa học
nhưng do khơng nắm bắt được kỹ thuật canh tác nên gây ảnh hưởng đến chất lượng cà phê
và giảm giá trị xuất khẩu.
Thứ hai, kỹ thuật chế biến cà phê vẫn phụ thuộc nhiều vào thủ công, do các hộ hạn chế
về nguồn vốn để trang bị các thiết bị hiện đại, cũng như ít tiếp cận những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật. Nguồn nhân lự hiện thời cũng chưa đáp ứng được năng lự chuyên môn để vận
hành các máy móc và trang thiết bị mới. Do đó, phương pháp chế biến khơ và nửa ướt là hai
phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù các phương pháp chế biến cũ có ưu điểm là
đơn giản và tiết kiệm chi phí, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào điều kiết thuận lợi, lại gặp
nhiều rủi ro như cà phê bị đen hay nấm mốc, đồng thời chiếm diện tích lơn và thời gian chế
biến dài.
- Về thương hiệu: hoạt động quảng bá xúc tiến xuất khẩu chưa được chú trọng
Tần suất diễn ra các hoạt động hội chợ triển lãm cà phê nội địa còn thấp, và viêc tham
gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại thị trường Hoa Kỳ còn hạn chế. Mặc dù các cơ quan
ban ngành trong thời gian qua đã bắt đầu chú trọng đến việc tổ chức và tham gia hội chợ
chuyên ngành như một kênh xúc tiến thương mại hiệu quả, nhưng trên thực tế, tần suất tổ
chức vẫn còn khá ít. Trong khi đó, do cản trở về mặt địa lý, nắm bắt thơng tin cịn kém và
chứ giải quyết được vấn đề pháp lý khi tham gia các hội chợ, triển lãm trên thị trường Hoa


18
Kỳ, nên việc các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng hiệu quả của kênh quảng bá này. Trên
thực tế, các doanh nghiệp đã ý thức được tiềm năng tiêu thụ của cà phê Việt Nam trên thị

trường này và tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất
khẩu như trên nhằm mở rộng cơ hội hợp tác và giao kết với đối tác cũng như những doanh
nghiệp trong ngành nhưng cơ hội tiếp cận với các hoạt động này thực sự khan hiếm.
- Công tác xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam chưa được đầu tư đúng
mức.
Việc xây dựng và phát triển thương hiệu cịn gặp nhiều khó khan và chưa được đầu tư
đúng mức. Với một thị trường có yêu cầu cao và khắt khe về chất lượng và uy tín sản
lượng như Hoa Kỳ thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu là vô cùng cần thiết. Tuy
nhiên, hiện nay mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu vẫn là cà
phê thô, lại ít tập trung vào các sản phẩm chế biến nên ít tiếp cận với khách hàng tiêu
dùng. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gián tiếp thông qua các đại lý
do chưa nắm bắt được thông tin thị trường, sản xuất đầu ra lại chưa là thành phẩm cuối
cùng nên việc xây dựng thương hiệu là hết sức khó khăn trên thị trường mà mặt hàng cà
phê chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Ngồi ra cịn hạn chế về nguồn vốn đã
gây thêm nhiều khó khăn cho Việt Nam trong việc duy trì và phát triển thương hiệu.
2.2 Từ phía Hoa Kỳ
2.2.1. Yêu cầu về nhãn hiệu, thương hiệu và bản quyền
Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu
đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hoặc nước ngoài, sẽ bị cấm nhập
khẩu vào Mỹ. Một bản sao đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ sẽ phảii nộp cho Uỷ ban Hải quan và
được lưu giữ theo quy định. Cục Hải quan Mỹ cũng có những quy định tương tự đối với các
chuyến hàng mang các tên thương mại trái phép. Các thương hiệu phải được đăng ký tại Hải
quan theo quy định. Việc nhập khẩu hàng hố có nhãn hiệu thương mại gốc thuộc sở hữu
của một công dân hoặc một công ty Mỹ bị coi là trái phép nếu không được sự đồng ý của
người chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Hoặc khơng phải là cơng ty chính hay chi nhánh của cơng
ty đó, hoặc có chung quyền sở hữu nhãn hiệu đó, tuy nhiên nhãn hiệu này, phải được đăng
ký với Hải quan. "Nhãn hiệu giả" là một nhãn hiệu giống hệt hoặc gần giống hệt với


19

một nhãn hiệu đã đăng ký. Hàng nhập khẩu có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công quỹ
liên bang hoặc chính quyền địa phương, hoặc chuyển cho các cơ quan từ thiện, hoặc bán
đấu giá nếu trong vòng một năm khơng có cơ quan nào cần sử dụng. Tuy nhiên, luật pháp
cũng châm chước cho một số mặt hàng nhất định đi theo người vào Mỹ là hàng cá nhân sử
dụng, không phải hàng để bán.
2.2.2. Cạnh tranh gay gắt
Do người tiêu dùng Hoa Kỳ có nhu cầu cao về cà phê Arabica trong khi mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của cà phê Việt Nam lại là cà phê Robusta nên cà phê Việt Nam muốn
thâm nhập thị trường Hoa Kỳ sữ phải cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm từ các
nước xuất khẩu cà phê Arabica lớn như Brazil, Colobia và Mexico. Các nước này không
chỉ xuất khẩu một lượng lớn cà phê Arabica và Hoa Kỳ mà cịn có lợi thế về địa lý gần
với Hoa Kỳ hơn, do đó thời gian, chi phí và các rủi ro trong vận chuyển cà phê như mối
mọt, nhấm nước mưa,.. thấp hơn so với Việt Nam. Thực tế qua khảo sát cho thấy cà phê
Việt Nam cịn ít được biết đến tại thì trường tiêu dùng Hoa Kỳ. Theo một cuộc khảo sát
mới đây của Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia (FNC), Việt Nam xếp thứ sáu
về thương hiệu cà phê quốc gia tại Hoa Kỳ. Colombia tiếp tục là quốc gia sản xuất cà phê
được người tiêu dùng Hoa Kỳ thừa nhận rộng rãi nhất, với 85%, tiếp theo là Brazil 67%,
Costa Rica 59%, Kenya 33% và Việt Nam 16%. Mặt khác, các sản phẩm cà phê Việt
Nam hồn tồn vắng bóng tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị tại Hoa Kỳ. Đồng thời, khi
phỏng vấn một số người tiêu dùng Hoa Kỳ thì thương hiệu cà phê Việt Nam ít được
người tiêu dùng này biết đến và ưa thích.
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG HOA KỲ
1. Về phía Nhà nước và Các hiệp hội
1.1 Hoàn thiện tổ chức và quản lý xuất khẩu
Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận Hải quan và các doanh nghiệp xuất khẩu để
hoạt động xuất khẩu được diễn ra thơng suốt, khơng có tình trạng ứ đọng.


20

Cơ quan Hải quan cần kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu về kí hiệu, nhãn hiệu, chất lượng,…
đồng thời cải tiến việc quản lý hoạt động xuất khẩu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm
bớt chi phí đặc biệt là giảm bớt các thủ tục rườm rà không cần thiết.
1.2 Nâng cao vai trò của Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam ( VICOFA )
Với những thành tựu đã đạt được Hiệp hội cần tiếp tục phát huy vai trị của mình.
Hiệp hội phải là cầu nối giữa doanh nghiệp, các hội viên và Nhà nước. Hiệp hội phải tiếp
tục nghiên cứu, cung cấp đúng, đủ thông tin về thị trường, giá cả, cạnh tranh,… xây dựng
các tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tích cực tham gia các hoạt động đối nội
đối ngoại, liên kết với các hiệp hội cùng chuyên ngành trên thế giới và nhiều hoạt động
khác nhằm thúc đẩy xuất khẩu Cà phê Việt Nam.
1.3 Sự tham gia và hỗ trợ từ phía Nhà nước
Nhà nước hỗ trợ cho nơng dân bằng nhiều cách như:
 Hỗ trợ vay vốn sản xuất, nâng cấp sửa chữa và xây dựng các phương tiện bảo
quản cà phê
 Hướng dẫn chỉ đạo cho nông dân quy trình trồng, chăm sóc, thu hái, phơi sấy…
theo đúng quy trình
 Bù giá cho nơng dân khi giá cà phê quá thấp do ảnh hưởng của thế giới
 Mở rộng, thúc đẩy mối quan hệ bền vững, song phương và đa phương. Kí kết có
chọn lọc các điều ước quốc tế giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận thị
trường
 Nhà nước và Hiệp hội Cà phê Việt Nam cần quy định mặt hàng cà phê phải
được ghi vào danh mục bắt buộc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi thông
quan và cà phê xuất khẩu phải có chứng nhận kiểm tra chất lượng theo Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2014
1.4 Nâng cao hiệu quả của các chính sách xuất khẩu
Các cơng cụ khuyến khích xuất khẩu như:







Giảm thuế, trợ cấp xuất khẩu
Minh bạch hóa chính sách thuế
Hiện đại hóa các thủ tục hải quan
Cấp tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Thưởng xuất khẩu


21
2. Về phía Doanh nghiệp xuất khẩu
2.1 Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu
Trong thời gian tới trước mắt để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thì
phải cần thực hiện một số vấn đề sau:
 Phải chú trọng toàn diện từ khâu giống, chăm bón, thu hái, phơi sấy cho đến chế
biến, bảo quản theo đúng quy trình khoa học.
 Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến để sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao
2.2 Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê bằng nhãn hiệu và thương hiệu sản
phẩm
Đây là biện pháp để phát triển lâu dài đối với cà phê xuất khẩu Việt Nam nhưng với tình
hình tài chính hiện tại của các cơng ty xuất khẩu hiện nay thì điều đó quả là khó khan vì hầu
hết các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đều là vừa và nhỏ. Tuy là khó khan nhưng doanh
nghiệp cũng khơng thể bỏ qua hình thức tang cường quảng cáo sản phẩm, thương hiệu mà
doanh nghiệp có thể áp dụng để thúc đẩy việc mua hàng của nước bạn:





Tham gia hội chợ triển lãm tổng hợp

Tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành
Triển lãm mang tính khu vực, địa phương và quốc tế
Quảng cáo qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

2.3 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ
Tập trung vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ thông qua việc cử
các đoàn cán bộ sang Hoa Kỳ khảo sát và nghiên cứu thị trường này. Đồng thời cũng
nghiên cứu cách thức mua bán cà phê của thị trường Hoa Kỳ cũng như tìm hiểu về hệ
thống luật pháp và các quy định liên quan đến buôn bán cà phê trên thị trường này. Cũng
có thể th các cơng ty của Hoa Kỳ hay các công ty khác chuyên làm công tác nghiên
cứu thị trường.
2.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả như lập hệ thống các trung tâm
thương mại tại một số thành phố lớn như New York, Los Angeles, San Francisco,… nhằm


22
khuếch trương, quảng bá sản phẩm và kích thích tiêu dùng. Để làm được điều này thì cần
phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước hoặc liên kết với các công ty ở Mỹ.
2.5 Nâng cao đội ngũ nhân sự
Nâng cao đội ngũ tham gia hoạt động xuất khẩu, quản lý hoạt động xuất khẩu nhằm bảo
đảm hàng hóa đúng, đủ, đồng bộ khi xuất khẩu và tránh tình trạng mất mát, thiếu hụt hàng
hóa.
Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, có chính sách thu hút các lao
động có trình độ hiểu biết về kinh doanh và xuất khẩu cà phê.


23

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập ngày nay, ngành cà phê là một trong những ngành giữa
vai trò chủ lực của nước ta, luôn là một trong những ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu
cao. Vì thế có thể coi đây là ngành hàng mũi nhọn cần tập trung phát triển xuất khẩu
trong thời gian tới. Đặc biệt ở thị trường Hoa Kỳ là một thị trường trọng yếu nhưng chưa
được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở Việt Nam khai thác hết. Lượng cà phê xuất
khẩu sang Hoa Kỳ vẫn còn thấp, lượng ngoại tệ thu về chưa tương xứng. Nguyên nhân là
do Việt Nam không chỉ phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh bên ngoài mà bản thân
ngành cà phê nước ta còn nhiều hạn chế về : chất lượng, chủng loại,… nên cần có những
giải pháp đồng bộ liên quan đến các khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng, củng cố và phát
huy hiệu quả các trung tâm giao dịch,… để khắc phục những hạn chế, khó khăn và đẩy
mạnh xuất khẩu cà phê trong thời gian tới.
Nhà nước và các đối tượng có liên quan cần coi cà phê là cây trồng mũi nhọn, có
nhiều tiềm năng khai thác và cần xác định rõ đây là mặt hàng chủ lực trong chiến lược
phát triển nông nghiệp – cây công nghiệp – nông sản xuất khẩu để có chính sách đầu tư
và phát triển hợp lý.
Người trồng cà phê nên hợp tác với nhau để xây dựng hợp tác xã hay các trang trại
có quy mơ lớn để có thể tận dụng nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm của từng
thành viên để sản xuất đồng bộ, đầu tư công nghệ mới cho đơn vị mình để có thể nâng
cao năng suất và chất lượng cà phê.


24

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình, tạp chí:
 GS.TS. Bùi Xn Lưu – PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải, Giáo trình Kinh tế Ngoại
Thương, NXB Thơng tin và Truyền thơng, 2009
 Tạp chí Cộng sản, Cải cách hành chính Nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Luận văn tốt nghiệp:
 Hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ : Thực trạng và giải pháp phát

triển trong bối cảnh TPP được ký kết, Phạm Thị Thùy_Đại học Ngoại Thương
 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu cà phê Việt Nam, Nguyễn Trung Thành_Đại
học Ngoại Thương
Internet :

 Vũ Thắng, 10/10/2017, Mỹ tăng tiêu thụ cà phê Việt Nam, Nhật Bản tìm nguồn
cung thay thế, /> Ngọc Anh, 06/05/2018, Xuất khẩu cà phê mang về 1.3 tỷ USD trong 4 tháng đầu
năm, /> Thế Hải, 02/01/2018, Giá xuất khẩu bình quân đạt 2257 USD/tấn, cà phê thu về
hơn 3.2 tỷ USD năm qua, /> Tạp chí Cơng thương, 29/08/2018, USDA: Việt Nam chiếm 15% thị phần cà phê
nhập

khẩu

của

Hoa

Kỳ

trong

niên

vụ

2018/2019,

/> Báo mới, 03/05/2018, Quý I-2018: Xuất khẩu cà phê tăng về lượng, giảm về kim
ngạch, />cáo
thị


 Báo

trường



phê

quý

II-2018,

/>ng_ca_phe_quy_II_2018.pdf


25
Các thông tin và số liệu trên các trang web:

 Tổng cục Thống kê,
 Tổng cục Hải quan,


×