Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

phân tích lợi thế và đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 56 trang )

1. Khái quát chung về lý thuyết lợi thế cạnh tranh của M.Porter.
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia do Michael Porter đưa ra vào những năm 1990
trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Đây là công trình nghiên cứu của một tập
thể các nhà khoa học bắt đầu từ năm 1986 ở 12 nước như New Zealand, Bồ Đào Nha,
Canada, Thụy Điển, Anh, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Đức, …. Mục đích của lý thuyết này là
giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản
phẩm, hay nói khác đi tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản
phẩm. Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4
nhóm yếu tố, mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương. Các nhóm yếu
tố đó bao gồm: (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện về cầu, (3) các ngành công
nghiệp hỗ trợ và có liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành.
Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia.
Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội. Đây là 2 yếu tố có
thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên.

Mô hình kim cương của M. Porter

Porter khẳng định rằng mức độ thành công mà một nước có khả năng đạt được trên thị
trường thế giới về một ngành nhất định là một hàm số của sự kết hợp cả 4 yêu tố .Sự hiện
diện của tất cả bốn yếu tố là yêu cầu để hình thành nên mô hình kim cương nhằm thúc đẩy
năng lực cạnh tranh (mặc dù vẫn tồn tại những ngoại lệ) và ông cũng khẳng định rằng
chính phủ có thể can thiệp tới từng thuộc tính trong số bốn thuộc tính thành phần của mô
hình kim cương – một cách tích cực hoặc tiêu cực. Điều kiện về yếu tố sản xuất có thể bị
ảnh hưởng bởi các khoản trợ cấp, các chính sách đối với thị trường vốn, các chính sách
đối với giáo dục, v.v…. Chính phủ có thể xác lập nhu cầu nội địa thông qua các tiêu

1


chuẩn sản phẩm nội địa hoặc bằng các quy định bắt buộc hoặc ảnh hưởng tới nhu cầu của
người mua hàng. Chính sách của chính phủ có thể tác động tới các ngành hỗ trợ và liên


quan thông qua các quy định và ảnh hưởng tới đối thủ cạnh tranh thông qua các công cụ
như quy định trên thị trường vốn, chính sách thuế, và luật chống độc quyền.\

2. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam.
2.1. Lịch sử ngành dệt may Việt Nam.
Giai đoạn trước năm 1986
Năm 1954, sau khi hoà bình được lập lại, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và có điều
kiện phát triển kinh tế chi viện Miền Nam đấu tranh chống đế quốc, thống nhất đất nước.
Thời kỳ này, ngành dệt may Việt Nam đã được Đảng và Chính phủ quan tâm tạo điều kiện
đầu tư phát triển. Với sự giúp đỡ của các nước anh em, bè bạn, chúng ta đã cải tạo và xây
mới một loạt nhà máy có công suất lớn như: Dệt 8-3, Dệt Vĩnh Phú, Dệt kim Đông Xuân,
Dệt Nam Định, May 10, May Thăng Long… Đồng thời, hàng loạt các hợp tác xã, tổ sản
xuất thủ công được thành lập nhằm cung cấp thêm sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân. Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành dệt may lại có thêm
cơ hội phát triển khi được bổ sung đội ngũ thợ lành nghề của các làng nghề trải dài từ
miền Trung vào miền Nam. Hàng loạt nhà máy mới được đầu tư xây dựng như Sợi Hà
Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế, Sợi Nha Trang, May Việt Tiến, May Nhà Bè, May Hữu Nghị…
Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế do cơ chế chung của cả nền kinh
tế. Các doanh nghiệp chỉ sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, mà không có sự
linh động sáng tạo trong sản xuất, cũng như cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng. Sản
phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông
Âu.
Giai đoạn từ 1986 đến 1997
Trước năm 1990, do Việt Nam chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa nên phần lớn
sản phẩm dệt may được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Khi thị
trường xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu sụp đổ, cũng như việc Việt Nam chuyển
nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường đã khiến
cho các doanh nghiệp (phần lớn là doanh nghiệp nhà nước) gặp không ít khó khăn. Quen
với cơ chế làm ăn thời bao cấp, doanh nghiệp được cấp vốn, đầu vào có sẵn, sản xuất theo
chỉ tiêu kế hoạch được giao, đầu ra được bao tiêu toàn bộ. Các doanh nghiệp bắt đầu lộ ra

những nhược điểm: quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn hoạt động, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu,
kỹ năng tổ chức sản xuất thiếu khoa học...Thời kỳ này, nhiều doanh nghiệp do không
thích ứng được với tình hình mới, nên kinh doanh bị thua lỗ liên tục, đứng trên bờ vực
phá sản. Trong giai đoạn này, còn có những điểm đáng chú ý khác nữa là chính sách vĩ
mô của Nhà nước và Chính phủ đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành dệt may
Việt Nam nói riêng: - Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài
được ban hành là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Chính phủ đã có những chính
sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đã khiến cho ngành dệt may thu hút được một lượng

2


vốn lớn. Hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư trực tiếp (FDI), theo mô hình liên doanh. Yếu
tố trên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên
tiến, hiện đại, phương thức quản lý kinh doanh mới. Ngành dệt may được đổi mới về cả
chất và lượng. - Cùng với đà tăng trưởng nhanh chóng, ngành dệt may đã mở rộng thị
trường xuất khẩu. Với chủ trương chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, không chỉ
quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước Đông Âu, mà còn từng bước thiết lập
quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nước khác trên thế giới. Từ đó mở ra những
thị trường mới như EU, Nhật Bản, ASEAN… thông qua việc nộp đơn gia nhập WTO
(1994), ASEAN (1995), ASEM (1996)...Đây là nguồn gốc tạo nên sự phát triển vượt bậc
trong ngành dệt may Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1998 đến nay
Nếu như giai đoạn trước 1998 là quá trình hình thành và định hình ngành công nghiệp dệt
may Việt Nam thì giai đoạn này chính là giai đoạn phát triển. Việt Nam mở rộng phát
triển ra các thị trường trên thế giới. Tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào APEC,
Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001 và gia nhập
Hiệp định thành lập WTO (2006) đánh dấu mốc tăng trưởng vượt bậc của xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2001, toàn ngành có 1.031 doanh nghiệp
thì đến năm 2016, số lượng doanh nghiệp trong ngành khoảng 8.000 doanh nghiệp. Tốc

độ tăng trưởng trung bình đạt 17%/năm trong giai đoạn từ 1998 đến nay.
(Lê Hồng Thuận, Báo cáo ngành dệt may 12/2017, 2018)

2.2.

Vị thế ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

2.2.1. Ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước
Trong khoảng 5 năm gần đây, ngành dệt may liên tục có kinh ngạch xuất khẩu lớn thứ 2
trong cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp khoảng 15% vào GDP.

3


Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2018 so với năm 2017

4


Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.

2.2.2. Ngành dệt may là ngành có số lượng doanh nghiệp lớn và mức độ sử dụng
lao động cao
Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp
dệt may cả nước đạt 6,000 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp gia công hàng
may mặc là 5,101 doanh nghiệp (chiếm 85%); Số lượng doanh nghiệp sản xuất vải,
nhuộm là 780 doanh nghiệp (chiếm 13%); Số lượng sản xuất chế biến xơ, sợi là 119
doanh nghiệp (chiềm 2%).

Không chỉ là ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước, dệt may còn tạo ra nhiều công ăn
việc làm cho người lao động nhất hiện nay. Bà Phùng Thị Hạnh - Trưởng phòng đào tạo,
Đại học Dệt may Hà Nội cho biết, ngành Dệt may hiện có khoảng 2,5 triệu lao động,
trong đó 80% là nữ. Dự báo đến năm 2025, ngành Dệt may Việt Nam cần thêm hơn
130.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng. Con số này sẽ tăng lên trên 210.000 vào
năm 2030.

2.2.3. Ngành dệt may là ngành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2
Việt Nam, chỉ sau lĩnh vực điện tử

5


Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào
ngành dệt may Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2019 có 63 dự án với số vốn khoảng 700 triệu
USD, trong đó có 17 dự án từ Trung Quốc với vốn đăng ký 205 triệu USD; Hàn Quốc có
12 dự án, vốn đăng ký 22 triệu USD…
Lũy kế đến tháng 5/2019, tổng số vốn FDI đầu tư vào dệt may lên tới 18,6 tỷ USD. Trong
đó, Hàn Quốc có 429 dự án, vốn 4,73 tỷ USD; Đài Loan: 126 dự án và 1,97 tỷ USD;
Hong Kong: 134 dự án và 2,1 tỷ USD.

2.2.4. Chủ yếu kim ngạch xuất khẩu là từ các doanh nghiệp FDI.
Các doanh nghiệp FDI lĩnh vực sản xuất hàng may mặc tuy chỉ chiếm khoảng 25% về
lượng nhưng đóng góp tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu do các doanh nghiệp FDI không
chỉ có lợi thế về máy móc, công nghệ mà còn có đơn hàng ổn định từ công ty mẹ chuyển
về.
Về lĩnh vực xuất khẩu hàng xơ sợi, tính tới 31/12/2016, có 228 dự án dệt sợi có vốn đầu
tư FDI (chiếm khoảng 10% doanh nghiệp sản xuất xơ sợi), tuy nhiên tổng kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng xơ sợi của các doanh nghiệp FDI năm 2016 đạt 73% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Trong giai đoạn 2013 - 2017, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng xơ sợi của các

doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI liên tục tăng (từ 64% năm 2013 lên 73% năm 2016)
trong khi về lượng xuất khẩu hàng xơ sợi từ các doanh nghiệp Việt Nam gần như không
đổi ở mức 0,7 - 0,8 tỷ USD. Điều này cho thấy tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu hàng
xơ sợi đến từ các doanh nghiệp FDI chứ không phải từ các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngược lại tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc từ các doanh nghiệp FDI luôn duy
trì ở mức 60% (2009: 60%). Như vậy, sau gần 10 năm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may
mặc, kim ngạch xuất khẩu từ các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không có nhiều chuyển biến
rõ rệt.

2.3.

Vị thế ngành dệt may Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam nằm trong top 5 về giá trị xuất khẩu hàng dệt may nhờ lợi thế nhân công giá
rẻ. Tuy nhiên, Việt Nam đang dần mất lợi thế chi phí nhân công giá rẻ, theo đó, chi phí
nhân công tại các nhà máy tại Việt Nam chiếm trung bình 26 – 30%, trong khi tại
Bangladesh chỉ khoảng 20%. Trong năm 2019, dự kiến lương cơ bản sẽ tăng 5 – 8% cũng
sẽ góp phần tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.
(Bùi Thị Thùy Dương, CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 2018 Ngành: Dệt
may- 2019)

6


Top 5 quốc gia có giá trị xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới 2018.
(Nguồn: UNCTAD)

2.4.

Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam


Ngành sợi: Phát triển với gần 70% sản lượng xuất khẩu đi nước ngoài
Nguồn nguyên liệu đầu vào ngành sợi là bông và xơ hầu như đều đến từ nhập khẩu (nhập
khẩu 99% bông và 100% xơ. Trong đó, 2 loại sợi được sử dụng phổ biến là sợi polyester
filament (chiếm 45.2% tổng sản lượng tiêu thụ) và sợi cotton (chiếm 24.6%). Theo báo
cáo ngành dệt may của TCM(CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE:
TCM)), đối với sợi polyester, 60% đến từ nhập khẩu trong khi nguồn cung sợi cotton 85%
đến từ trong nước. Tuy nhiên, xu thế đang nghiêng về sợi polyester filament nhờ ưu thế
về giá cả và nguồn cung ổn định. Hiện tại, các công ty sản xuất xơ sợi đứng đầu tại Việt
Nam bao gồm CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM), CTCP Damsan (ADS) và
CTCP Sợi Thế Kỷ (STK). Trong đó, STK là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất
được sợi polyester filament (bên cạnh công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa và công ty
Hualon Vietnam).
Ngành vải: “Nút thắt cổ chai” của chuỗi cung ứng dệt may
Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, trong khi ngành sợi phát triển với 2/3 sản lượng
dùng để xuất khẩu, thì nguồn cung vải lại đến phần lớn từ nhập khẩu (chiếm 66% sản
lượng tiêu thụ). Khó khăn lớn nhất của ngành vải đến từ khâu nhuộm hoàn tất, do thiếu
máy móc, công nghệ và đòi hỏi chi phí cao trong việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước.
Ngành may: Chỉ đang dừng ở khâu giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi cung ứng

7


Ngành may Việt Nam vẫn còn khá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (nhập
khẩu nguyên phụ liệu dệt may chiếm 38% tổng giá trị xuất nhập khẩu, theo Tổng cục Hải
quan). Trong đó, nhập khẩu vải nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm gần 60% giá
trị nhập khẩu). Ngành sản xuất hàng may mặc của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị
hàng may mặc toàn cầu chủ yếu ở công đoạn gia công (CMT), chiếm 65% thị phần.

(Bùi Thị Thùy Dương, CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 2018 Ngành: Dệt

may- 2019)

2.5.

Tình hình xuất khẩu 2018.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2018 đạt
30.4 tỷ USD, tăng 16.6% so với năm 2017. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu đến từ khu vực
đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 59.9% tổng giá trị. Về thị trường xuất khẩu chủ lực
trong năm 2018, Mỹ và EU tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu trong năm lần lượt
tăng 13.7% và 10.5%. Trong khi đó, tại Nhật và Hàn Quốc, hàng dệt may Việt Nam đang
tiến tới vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường này với kim ngạch xuất khẩu 2018 lần lượt tăng
24.8% và 32.6%.
(Bùi Thị Thùy Dương, CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 2018 Ngành: Dệt
may- 2019)

8


3. Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia ngành hàng may mặc Việt Nam dựa
trên mô hình kim cương của M.Porter
3.1. Điều kiện các yếu tố sản xuất.
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc và trở thành một trong năm
nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới, phần lớn là do nước ta có điều kiện các yếu tố
sản xuất may mặc khá thuận lợi, trong đó các yếu tố sản xuất cơ bản giữ vai trò tiên quyết
tạo ra lợi thế này.

3.1.1. Yếu tố cơ bản.
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý

Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống biển là cửa ngõ
của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác. Do đó tạo điều kiện thuận lợi lớn cho xuất
khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng may mặc nói riêngViệt Nam. Thêm vào đó, nước
ta có một số cảng biển lớn, có giá trị kinh tế cao, lâu đời giúp giảm chi phí cho việc vận
chuyển đi các nước

Vị trí địa lý trung tâm thuận lợi là cơ hội để Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư quốc tế với
làn sóng chuyển dịch dệt may từ Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông,..

9


Đất đai, khí hậu
Việt Nam có nhiều vùng với đặc điểm thổ nhưỡng phù hợp với canh tác cây bông vải,
thuận lợi nhất là vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa
rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế Nguyên phụ liệu của ngành Dệt may phải nhập khẩu từ 70 - 80%,
trong đó nhập khẩu 90% bông nguyên liệu, 100% nhu cầu xơ sợi tổng hợp. Điều đó cho
thấy yếu tố đất đai, khí hậu chưa được tiếp cận 1 cách hiệu quả để có thể mang lại nhiều
lợi thế hơn cho ngành dệt may, và đây cũng là 1 điểm cần xem xét để tìm ra những giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam.

3.1.1.2. Lao động giản đơn.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, dân số Việt Nam ước tính là 96.963.958 người,
tăng 950.346 người so với dân số 96.019.879 người năm trước (Nguồn:
/>Số liệu dân số theo độ tuổi (ước lượng):
25,2% thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)
69,3% người từ 15 đến 64 tuổi (32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)
5,5% người trên 64 tuổi (2.016.513 nam / 3.245.236 nữ)
Có thể thấy với dân số tương đối đông cộng với tỉ lệ gia tăng tự nhiên khá cao, số người

trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế,
cung cấp nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Công đoạn sản xuất hàng may mặc là công đoạn thâm dụng lao động cao. Do đó chi phí
lao động và chất lượng lao động quyết định lớn tới việc lựa chọn bên sản xuất hàng dệt
may.

10


Chất lượng lao động ngành may được thể hiện rõ nhất qua thời gian sản xuất. Trong
ngành công nghiệp dệt may, với các xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng và sự bắt
chước về kiểu mẫu rất nhanh nhạy, việc chủ động quản lý thời gian sản xuất và kịp thời
giao các đơn hàng với thời gian càng ngắn là một tiêu chí rất rõ thể hiện chất lượng lao
động. Hiện tại Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ là các quốc gia sản xuất và
xuất khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới. Thời gian sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ
đều ngắn tương đối so với các quốc gia còn lại. Tiếp theo là Malaysia, Việt Nam,
Srilanka, Indonesia với thời gian sản xuất dài hơn (trung bình là 60 – 90 ngày với vải dệt
thoi và 60 – 70 ngày với vải dệt kim). Bangladesh và Campuchia không có lợi thế tương
đối về thời gian sản xuất so với các quốc gia còn lại.

3.1.1.3. Nguồn vốn tài chính.

11


Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, hiện nay, tỷ trọng vốn ngắn hạn
chiếm 70% tổng vốn cho vay trên thị trường vốn, quy mô thị trường trái phiếu doanh
nghiệp thấp, chỉ là 1,25%. Về kỳ hạn trái phiếu, trước đây chỉ kéo dài khoảng 3 năm, giờ
phát hành 10 năm, 20 năm, thậm chí 30 năm.
Số liệu được ông Fiachra MacCana, Giám đốc điều hành Khối Khách hàng tổ chức,

CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), đưa ra cũng thể hiện ngành ngân hàng Việt Nam
đang thiếu vốn.
Nhiều ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) năm 2017 theo chuẩn Basel I là từ 10-16%,
gây khó khăn trong việc áp dụng chuẩn Basel II. Vay thế chấp giai đoạn 2015-2017 tăng
từ 24,6 tỷ USD lên 43,8 tỷ USD, nhưng tỷ trọng so với GDP chỉ ở mức 19,6%. Đây là tỷ
lệ thấp nếu so với các nước lân cận như Malaysia (42,4%), Thái Lan (46,8%), Singapore
(54,2%).
Hiện nay, Việt Nam mới có khoảng 2.000 nhà đầu tư tổ chức - con số rất khiêm tốn nếu so
với các nước trong khu vực.
"Theo ước tính, vốn hóa thị trường chứng khoán năm 2017 tăng trưởng trên 70% và trở
thành kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế. Với thị trường tiền tệ, tính chung, tỷ
lệ tín dụng trên GDP đạt khoảng 130%", Theo Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng. Tích cực
là vậy, song đây đều là nguồn vốn ngắn hạn, nên nhu cầu vốn trung và dài hạn vẫn rất lớn,
tạo sức ép cho các tổ chức tín dụng.
Ông Alwaleed Fareed Alatabani, chuyên gia tài chính trưởng của Ngân hàng Thế giới
(WB) tại Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có nguồn nội lực lớn chưa được khai
thác, thể hiện ở con số 60 tỷ USD tích lũy tài sản trong dân.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phát triển các nhà đầu tư chuyên nghiệp, dù là cá nhân hay tổ
chức. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, các mô hình quỹ đầu tư...
song song với đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Cần phải có giải pháp để huy động được
nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, đồng thời, tạo ra môi trường tốt để có khoản đầu tư
dài hạn, tạo điều kiện cho thị trường cổ phiếu, trái phiếu của Việt Nam phát triển.
(Hiếu Minh, Tái cơ cấu thị trường tài chính, kéo vốn nhàn rỗi vào nền kinh tế, Báo đầu tư2018)

3.1.2. Yếu tố tiên tiến
3.1.2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực tại nhiều doanh nghiệp dệt may không đáp ứng được cả về số lượng và
chất lượng. Số lao động đã qua đào tạo trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mới
chiếm khoảng 25%, còn tới 75% trong lĩnh vực này chưa qua đào tạo hoặc chỉ được đào
tạo dưới ba tháng. “Nếu tính chất lượng nhân lực để có thể đáp ứng các vị trí, quy trình

sản xuất ngành dệt may theo yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 thì tỷ lệ không đáp ứng của lao

12


động dệt may còn cao hơn nữa” – bà Phùng Thị Hạnh - Trưởng phòng đào tạo, Đại học
Dệt may Hà Nội chia sẻ.
Nguồn nhân lực cho chuyên ngành thiết kế thời trang, thiết kế mẫu sản phẩm, thiết kế dây
chuyền sản xuất, công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm Dệt may chưa
thật được chú trọng khi chỉ có khoảng gần 4000 sinh viên theo học chiếm tỷ lệ chưa đến 5
% tổng số lượng tuyển sinh ( 93.000 sinh viên ) các hệ đào tạo trong giai đoạn 2010 –
2017.
(Thu Hoài, Hơn 75% nhân lực ngành dệt may đi về đâu trong cuộc cách mạng 4.0?- Báo
Diễn đàn donanh nghiệp-2018)

3.1.2.2. Công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách của Bộ Công Thương, thời
gian qua, tuy trình độ công nghệ trong lĩnh vực may đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên vẫn
còn ở mức thấp và chậm so với các nước khác trong khu vực và thế giới. Cụ thể, hiện tỷ
lệ sử dụng thiết bị công nghệ có trình độ cao, đặc biệt là sử dụng phần mềm trong thiết kế
sản phẩm, quản lý sản xuất chỉ chiếm khoảng 20%; 70% thiết bị có công nghệ trung bình,
10% là công nghệ thấp. Với ngành Dệt, hiện nay hầu hết các thiết bị dệt thoi có trình độ
trung bình khá nhưng công nghệ sử dụng trong dệt kim lại đang ở mức thấp.
Khảo sát cho thấy, đa số các máy móc của các doanh nghiệp thành viên thuộc Tập đoàn
Dệt may Việt Nam đã sử dụng trên 15 năm, chất lượng xuống cấp, tiêu thụ điện năng cao
và hiệu quả sử dụng rất thấp. Hơn nữa, tuy thiết bị dệt kim của các doanh nghiệp Việt
Nam chiếm gần 60% trong tổng số máy nhưng lại chủ yếu là máy dệt kim phẳng chỉ dùng
để dệt màn tuyn, tất; Số máy móc dệt kim tròn dùng cho dệt vải lại quá ít, chỉ chiếm chưa
đến 6% lại quá cũ kỹ, công nghệ lạc hậu nên chỉ có thể dệt vải cung cấp cho thị trường
trong nước chứ không thể xuất khẩu…


3.1.2.3. Các viện nghiên cứu, trường đại học.
Trong tổng số hơn 6.000 doanh nghiệp ngành dệt may ở Việt Nam, số doanh nghiệp ở lĩnh
vực dệt (bao gồm dệt, nhuộm, in, hoàn tất) chỉ chiếm hơn khoảng 30%, số còn lại chủ yếu
hoạt động ở lĩnh vực may gia công sản phẩm theo đơn của các thương hiệu thời trang
nước ngoài. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có thể đầu tư tạo ra sản phẩm dệt may
hoàn thiện, bao gồm cả sản xuất vải, thiết kế mẫu và cắt may. Trong đó, đối với các quy
trình nhuộm, hoàn thiện vải và thiết kế mẫu sản phẩm vẫn phải thuê chuyên gia, kỹ thuật
viên người nước ngoài với chi phí rất cao. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, giảm khả
năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp nước ngoài.
Việc thiếu hụt lao động chất lượng trong ngành dệt may xuất phát từ thực tế đào tạo nhân
lực. Cả nước hiện có 19 trường Cao đẳng, 19 trường Đại học và 3 Viện có chương trình
đào tạo liên quan chuyên ngành công nghệ dệt, may hoặc thiết kế thời trang. Trong đó,
ngoại trừ các trường chính quy thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam có số lượng tuyển sinh

13


khoảng 3.000 chỉ tiêu (bậc Cao đẳng), còn lại các cơ sở đào tạo khác chỉ tuyển 20 - 30 chỉ
tiêu/năm. Số lao động được đào tạo trong các cơ sở này chỉ mới đáp ứng được khoảng
15% nhu cầu nhân lực của toàn ngành. Trong khi đó, khuynh hướng hiện nay của các
doanh nghiệp là ưu tiên thu hút lao động có tay nghề chứ không đầu tư cho các hoạt động
đào tạo.
(Xuân Anh, Đầu tư thế nào cho nhân lực ngành dệt may? TTXVN- 2018)

Từ những phân tích các yếu tố điều kiện sản xuất, có thể thấy những lợi thế cạnh tranh
của ngành dệt may Việt Nam hiện nay phần lớn có được nhờ các yếu tố sản xuất cơ bản,
cụ thể hơn đó là lao động giản đơn và vị trí địa lý. Tuy nhiên, khi mà những yếu tố cơ
bản không thể mang lại lợi thế về lâu dài thì vấn đề đặt ra cho nhà nước và các doanh
nghiệp là phải tìm ra cách thức, giải pháp cải thiện, phát triển các yếu tố tiên tiến để có

thể duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trên trường quốc tế.

3.2.

Điều kiện về cầu.

Trong một ngành , yếu tố quyết định quan trọng thứ 2 về lợi thế cạnh tranh quốc gia là
những điều kiện về nhu cầu nội địa về sản phẩm hay dịch vụ của ngành đó. Điều kiện nhu
cầu nội địa đã ảnh hưởng phần nào đến mỗi ngành mà chúng ta nghiên cứu. Thông qua sự
ảnh hưởng của lợi ích về quy mô (economies of scale), trong khi nhu cầu nội địa tạo ra
tính hiệu quả tĩnh (static efficency) nhất định, nhưng quan trọng hơn là tính năng động
của nó. Nó hình thành nên tốc độ và tính chất của việc cải tiến và đổi mới của các doanh
nghiệp trong một quốc gia.

3.2.1. Sự cấu thành nhu cầu nội địa.
Cấu thành nhu cầu nội địa là nền tảng lợi thế trong nước.
Ảnh hưởng quan trọng nhất của nhu cầu nội địa lên những lợi thế cạnh tranh là thông qua
đặc điểm và tổng hợp nhu cầu của khách hàng trong nước. Các yếu tố nhu cầu nội địa
giúp các doanh nghiệp nắm bắt, hiểu và đáp ứng nhu cầu người mua. Nhu cầu nội địa
cung cấp cho các doanh nghiệp địa phương một phác họa rõ ràng và nhanh chóng hơn về
nhu cầu của người mua so với những gì các đối thủ nước ngoài có thể thấy, điều đó thúc
đẩy các doanh nghiệp địa phương đổi mới nhanh chóng hơn, tạo được lợi thế cạnh tranh
so với các đối thủ nước ngoài.

3.2.1.1. Cấu trúc phân đoạn nhu cầu
Cấu trúc phân đoạn của nhu cầu nội địa hay sự phân phối nhu cầu đối với nhiều hình thức
khác nhau. Trong hầu hết các ngành, người ta đều phân đoạn nhu cầu. Vài phân đoạn
mang tính chất toàn cầu hơn so với các phân đoạn khác.
Trong 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương
đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam


14


năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người,
chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8 điểm phần
trăm.
(Công bố kết quả Tổng điều tra dân số 2019 - Tổng cục thống kê-2019)
Dân số thành thị tăng lên cộng với việc thu nhập của người dân được cải thiện dẫn đến
nhu cầu hàng may mặc nội địa dịch chuyển dần sang phân khúc trung cao cấp, tuy nhiên
phân khúc thấp vẫn chiếm thị phần khá lớn điều này có lợi thế với các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam khi có thể gia tăng sản xuất những mặt hàng trung, cao cấp tương đồng với
nhu cầu thế giới mang lại giá trị cao hơn, bên cạnh đó nhu cầu nội địa đa dạng, các doanh
nghiệp sản xuất mặt hàng thấp cấp vẫn có thể đáp ứng,

3.2.1.2. Khách hàng yêu cầu đòi hỏi cao
Các doanh nghiệp trong một nước đạt được lợi thế cạnh tranh nếu như khách hàng nội địa
có nhu cầu và đòi hỏi cao đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng yêu cầu và đòi hỏi
cao thúc đẩy doanh ngiệp địa phương phải đáp ứng chuẩn mực cao nhất như chất lượng
sản phẩm, đặc tính, dịch vụ.
Như một vài phân tích đã có ở trên.
Thu nhâp của người dân Việt Nam ngày cảng nâng cao, bộ phận dân thành thị gia tăng.
Lối sống thay đổi sẽ tác động đến nhu cầu, khi đó khách hàng nội địa sẽ đòi hỏi cao hơn
buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã,
chất liệu bên cạnh giá cả cạnh tranh.

3.2.1.3. Dự đoán nhu cầu
Các doanh nghiệp trong một nước đạt được lợi thế nếu doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu
khách hàng trong nước sớm hơn các doanh nghiệp nước khác. Điều này có nghĩa nhu cầu
nội địa cung cấp một tín hiệu đáng lưu ý về nhu cầu khách hàng mà những nhu cầu này sẽ

lan rộng ra. Lợi ích rất quan trọng cho không chỉ sản phẩm mới mà còn những cơ sở đang
diễn tiến, bởi vì nó kích thích sản phẩm đổi mới không ngừng về lâu dài và khả năng cạnh
tranh trong những thị phần đang nổi lên. Lợi ích khác của đáp ứng nhu cầu nội địa thỉnh
thoảng đáp ứng được khách hàng thế giới.
Nếu nhu cầu nội địa có nét riêng trong nước, chúng sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp địa phương. Nếu nhu cầu nội địa không phản ánh nhu cầu mới kịp thời, đặc
biệt nhu cầu đòi hỏi cao, thì các doanh nghiệp của nước đó sẽ gặp bất lợi.

15


Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, Cùng trong năm nay, có 64 triệu
người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017.
Theo số liệu thống kê, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính
đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với năm 2018. Cùng với sự
phát triển của công nghê, các dòng điện thoại phân khúc tầm trung – thấp liên tục được ra
đời giúp cho nhiều người có thể dễ dàng sở hữu những chiếc điện thoại thông minh và
tiếp cận với Internet. Mặc dù dân số chỉ đạt 96.96 triệu người nhưng số thuê bao điện
thoại đã được đăng ký lên tới 143.3 triệu số . Điều này cho thấy phần đông người dân Việt
Nam đã tiếp cận với điện thoại di động thông minh và cũng không ít người sử dụng 2-3
chiếc điện thoại cùng một lúc để phục vụ cho cuộc sống.

16


Theo số liệu ở bức ảnh trên, người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi
ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet. Báo cáo cũng đề cập thêm,
người dùng Việt Nam dùng trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút
để xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc.
94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Và 6% là số

người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy,
người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet quá
một tuần.
Có thể thấy, trong thời đại internet và mạng xã hội là hoạt động thường ngày của con
người, thì người dân Việt Nam- với mức độ tiếp cận internet và sử dụng MXH lớn sẽ dễ
dàng tiếp cận những trào lưu, xu thế nói chung và xu hướng thời trang trên thế giới nói
riêng.
Nhu cầu may mặc nội địa bắt kịp nhu cầu thế giới, khi đó đa phần người dân Việt Nam sẽ
mong muốn mua hàng đẹp, rẻ, thân thiện môi trường,... Điều này đòi hỏi rất lớn ở các
doanh nghiệp nội địa phải nỗ lực hiện đại hóa dây chuyền, nâng cao năng lực sản xuất,
đồng thời phải đào tạo hoặc tuyển dụng nhân lực chất lượng cao cho những khâu tạo ra
giá trị lớn như thiết kế, marketing,… Và khi sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu nội địa
cũng sẽ tiến gần hơn chuẩn nhu cầu thế giới cộng với giá cả cạnh tranh thì doanh nghiệp
nội địa sẽ có lợi thế lớn.
(Hoàng Lâm, Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019: ” Có tới 64 triệu người dùng
Internet trên tổng số 97 triệu người Việt Nam”- Andrews University- 2019)

3.2.2. Quy mô của cầu và xu thế tăng trưởng
3.2.2.1. Quy mô cầu
17


Bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư thiết bị với quy mô lớn, phát
triển kĩ thuật và cải tiến dây chuyền sản xuất, kích cỡ thị trường nội địa lớn có thể dẫn đến
lợi thế cạnh tranh trong các ngành nơi có lợi thế quy mô hay nghiên cứu.
Kích cỡ nhu cầu nội địa là một lợi thế nếu nó khuyến khích đầu tư, tái đầu tư và tạo ra sự
năng động. Bởi vì cầu nội địa cao có thể cung cấp nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mà
trước đây họ thấy ít có nhu cầu để bán sản phẩm của mình ra thế giới.

Việt Nam với dân số gần 97 triệu người, nằm trong top 15 đông dân thế giới, tuy nhiên

nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy mức chi tiêu bình quân cho hàng may mặc bình quân
đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, dẫn đến kích cỡ cầu nội địa chưa tương xứng.

3.2.2.2. Xu thế tăng trưởng
Tăng trưởng của nhu cầu nội địa có thể quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh như kích cỡ
tuyệt đối của nó. Tỷ lệ đầu tư trong một ngành như là, hoặc hơn, một chức năng làm thế
nào để thị trường nội địa nhanh chóng phát triển như kích cỡ của nó. Tỷ lệ tăng trưởng
nội địa nhanh dẫn đến các doanh nghiệp của một nước nhanh chóng ứng dụng kỹ thuật
mới, ít e ngại họ sẽ đầu tư dư thừa, thúc đẩy xây dựng các thiết bị có hiệu quả với quy mô
rộng lớn và tự tin rằng chúng sẽ hiệu dụng. Ngược lại, ở những nước mà phát triển thị
trường nội địa chậm hơn thì các doanh nghiệp tư nhân có khuynh hướng chỉ mở rộng theo

18


số lượng và bền bỉ bám theo các kỹ thuật mới, điều này dẫn đến dư thừa thiết bị và nhân
lực.
Một sơ đồ hình tháp của Wazir Advisors về các khoản chi tiêu cá nhân bình quân của
người dân trên thế giới cho thấy, mua sắm thời trang hiện đứng thứ hai với 17,8% và sẽ
vươn lên thứ nhất với 29,5% vào năm 2025.
Ở thị trường nước ta, tốc độ mua sắm hàng may mặc phải mất 5 - 7 năm nữa mới đạt mức
bình quân trong khu vực, nhưng đã thể hiện rõ nét hướng tới hòa nhịp với xu hướng
chung của thế giới, tức trong tổng các khoản tiêu dùng cá nhân, tỷ lệ chi tiêu cho thực
phẩm sẽ giảm xuống, nhường ngôi cho sự đi lên của sản phẩm may may mặc.
Tóm lại, quy mô cầu nội địa về hàng may mặc của Việt Nam còn chưa lớn, tốc độ tăng
trưởng ở mức trung bình, điều này phụ thuộc nhiều vào quan niệm, lối sống tiết kiệm ở
đại bộ phận người dân Việt Nam. Tuy nhiên, thế hệ đang dần chuyển giao, bộ phận giới
trẻ hiện nay đã quan tâm nhiều hơn đến khám phá, trải nghiệm, thể hiện và tận hưởng
cuộc sống sẽ làm tăng kích cỡ và tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng may mặc- thứ góp phần
quan trọng trong việc thể hiện chất riêng của giới trẻ. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các

doanh nghiệp trong nước sẵn sàng cải tiến và đổi mới để đáp ứng nhu cầu vừa có lượng,
vừa có chất này.
(Ngọc Châu, Thị trường may mặc nội địa: Thời trang thắng thế, chất liệu lên ngôi , Tạp
chí Công Thương- 2016)

3.2.3. Toàn cầu hoá nhu cầu nội địa
3.2.3.1. Khách hàng địa phương lưu động và đa quốc gia:
Nếu khách hàng trong nước là các doanh nghiệp lưu động và đa quốc gia, thì các doanh
nghiệp trong nước có lợi thế bởi vì khách hàng nội địa cũng chính là khách hàng nước
ngoài. Quan trọng hơn, họ giúp củng cố vị trí ở nước ngoài của các doanh nghiệp trong
nước và tạo động lực duy trì vị trí đó bằng cách hạ thấp rủi ro.
Cũng tương tự như vậy, nếu khách hàng nội địa là doanh nghiệp đa quốc gia với nhiều chi
nhánh hoạt động trên nhiều nước. Các doanh nghiệp đa quốc gia thích hợp tác với nhà
cung cấp sản phẩm và dịch vụ dựa vào thị trường nội địa, đặc biệt khi mới kinh doanh ra
nước ngoài và sau khi họ tạo được vị trí trên thế giới. Điều này xuất phát từ mong muốn
dễ dàng giao lưu, giảm rủi ro, tạo hiệu quả chắc chắn khi đầu tư. Việc khách hàng ưa
chuộng nhà cung cấp phát triển ngay trong “sân nhà” hơn sẽ thúc đẩy các nhà cung cấp
này chuyển sang thị trường nước ngoài và tạo nền tảng cho nhu cầu ngoài nước.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp dệt may lưu động và đa quốc gia với
các chi nhánh tại nhiều quốc gia trên thế giới, mà nổi bật là các doanh nghiệp dệt may đến
từ Nhật Bản như Công ty TNHH Suminoe, Tập đoàn Masuoka, tập đoàn Itochu, …..
Itochu với danh tiếng của mình đang dần dần giúp đỡ Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Vinatex thâm nhập vào thị trường Trung Quốc và mới đây nhất Itochu và Vinatex đã dành

19


được một đơn hàng dệt may đến từ một công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc Citic. Có thể nói đây là những dấu hiệu đáng mừng báo hiệu sự tích cực trong quá trình
thâm nhập vào thị trường béo bở Trung Quốc của doanh nghiệp dệt may Việt Nam.


3.2.3.2. Ảnh hưởng đối với nhu cầu ngoài nước
Các điều kiện nhu cầu nội địa có thể điều chỉnh kinh doanh ở nước ngoài là khi nhu cầu
nội địa thuyết phục được khách hàng ngoài nước. Một phương pháp chắc chắn là khi một
người được đào tạo ở nước ngoài. Họ biết được sự phát triển và giá trị địa phương, từ đó
có khuynh hướng mang những giá trị đó về quê nhà. Kết quả là họ mong muốn dùng hàng
hóa và dịch vụ tương tự với những gì họ đã từng dùng ở nước ngoài.
Dự báo từ VietnamWorks (thuộc Navigos Group), nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài
của thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trên 20% trong mỗi năm.
Trong báo cáo khảo sát của đơn vị này, Việt Nam đang là quốc gia đứng đầu danh sách
nơi làm việc được người nước ngoài mong muốn đến nhất Đông Nam Á.
Cụ thể, có 30% ứng viên nước ngoài được hỏi chọn Việt Nam là quốc gia họ muốn tới
làm việc nhất, đứng đầu các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ này còn lớn hơn
những quốc gia phát triển trong khu vực như Singapore (24%) hay Thái Lan (17%)…

(Quang Thắng, Người nước ngoài thích đến Việt Nam làm việc, Zing.vn- 2019)

20


Bên cạnh đó, Báo cáo mới nhất từ Tổng cục Du lịch cho biết, trong năm 2018, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gần 20% so với năm 2017.
Châu Á vẫn là thị trường nguồn khách quan trọng nhất của Việt Nam năm 2018 với 12
triệu lượt khách, chiếm 77,9% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 23,7% so với
năm 2017. Tiếp theo là khách đến từ châu Âu với 2 triệu lượt khách, chiếm 13,1% tổng
lượng khách quốc tế, tăng 8,1% so với năm 2017. Khách đến từ châu Mỹ và châu Úc đạt
lần lượt 903.000 lượt khách, chiếm 5,8% và 437.819 lượt khách, chiếm 3,2%. Trong năm
2018, khách từ Trung Quốc đến Việt Nam nhiều nhất với gần 5 triệu lượt người, tăng
23,9% so với năm 2017. Đứng thứ hai là khách đến từ Hàn Quốc với 3,4 triệu lượt người,
tăng mạnh 44,3% so với năm 2017. Tiếp theo là khách đến từ Nhật Bản với 826.000 lượt,
tăng nhẹ 3,6% và khách đến từ Đài Loan đạt 714.000 lượt người, tăng gần 16% so với

năm 2017. Khách đến từ Mỹ đứng vị trí thứ năm với 687.000 lượt người, tăng gần 12% so
với năm 2017.
Riêng khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ đã chiếm đến
69% tổng khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, khách đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc
đóng góp 54,5% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam.
(Duyên Duyên, Tổng thu từ khách du lịch năm 2018 đạt hơn 620.000 tỷ đồng,
Vneconomy- 2019)
Thị trường nhân lực nước ngoài và lượng khách du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh đặt ra
yêu cầu cho nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành cần dành sự quan tâm nhiều hơn
đến thị trường này, mở rộng thu hút, quảng bá, đáp ứng nhu cầu đa dạng để tăng cơ hội
toàn cầu hóa nhu cầu nội địa.

3.3. Các ngành phụ trợ và có liên quan.
3.3.1. Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may.
Thực trạng
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang phải nhập khẩu 90% bông nguyên liệu, 100%
nhu cầu xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải khổ rộng, chủ yếu từ thị
trường Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các
loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): nhập khẩu trong tháng 5 đạt trị giá 2,48 tỷ USD,
tăng 12,3% so với tháng trước, qua đó đưa trị giá nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm đạt
10,17 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

21


(Nguồn:Báo Đầu Tư />Do phụ thuộc nguồn cung từ nước ngoài, nên kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng
gia tăng, với 11,39 tỷ USD tăng 5,66%. Trong đó, nhập khẩu bông đạt 1,52 tỷ USD, nhập
khẩu xơ sợi các loại đạt 1,23 tỷ USD, nhập khẩu vải đạt 6,75 tỷ USD, nhập khẩu phụ liệu
đạt 1,89 tỷ USD tăng 5%. Giá trị nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu đạt 9,56 tỷ USD tăng

7,04%.
Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may ở Việt Nam đã có những sự phát triển nhất định.
Bằng chứng là, trong năm 2018 xuất khẩu sợi đóng góp tới 3,987 tỷ USD, vải xuất khẩu
cũng đạt khoảng 1 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may vẫn chiếm
giá trị lớn, điều này có thể giải thích bởi nhiều lý do. Thứ nhất, sản xuất sợi khá phát triển
nhưng gặp khó khăn trong ngành vải do còn yếu trong khâu nhuộm hoàn tất, do thiếu máy
móc, công nghệ và đòi hỏi chi phí cao trong việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước. Thứ hai,
sự kết nối, liên kết giữa DN trong nước còn yếu kém nên mới có chuyện nơi thừa nơi
thiếu. Thứ ba, xuất khẩu sợi sang nước ngoài đem lại lợi nhuận cao hơn so với bán sợi
trong nước. Thứ tư, đặc thù ngành dệt may nước ta chủ yếu là gia công xuất khẩu, việc
chọn nguyên vật liệu là theo chỉ định của bên đặt hàng.

Cơ hội từ thách thức
Với những cơ hội đang có như việc Việt Nam đã ký CPTPP, EVFTA.., thị trường mở ra
rất lớn. Nhưng các hiệp định thương mại yêu cầu rất cao, nên cần làm thế nào để đáp ứng
yêu cầu xuất xứ, tận dụng cơ hội mà hiệp định thương mại đem lại.

22


Chẳng hạn, CPTPP tính xuất xứ hàng hóa từ sợi, Việt Nam đã đầu tư vào sợi để có lượng
sợi cung cấp cho ngành dệt may. Hay căn cứ vào Hiệp định thương mại tự do Việt NamEU có quy tắc xuất xứ tính từ vải, Việt Nam đã đầu tư vào vải và đến nay không những
chúng ta có thể cung cấp được đủ lượng vải theo nhu cầu mà còn có thể xuất khẩu.
Trong khi đó, triển khai theo yêu cầu của CPTPP về nguồn gốc xuất xứ là tính từ sợi, hiện
Việt Nam đang tiếp tục đầu tư vào công nghiệp sợi hoàn tất, nhuộm. Nhưng khó khăn là
sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương để triển khai công nghiệp sợi ở
một số địa phương chưa đồng bộ. Do vấp phải yêu cầu đảm bảo môi trường nên nhiều địa
phương hiện đang từ chối, không muốn nhận công nghiệp sợi hoàn tất.
Theo đó, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may còn có nhánh phụ trợ cho ngành may. Ở
nhánh này, có hàng nghìn sản phẩm khác nhau và tùy theo đơn hàng khác nhau mà có

những yêu cầu khác nhau. Khi doanh nghiệp Việt Nam triển khai khâu này thì vấp phải
vấn đề, đó là quy mô sản xuất không đủ lớn để hạ giá thành.
Do đó, bên cạnh việc phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may phải điều chỉnh lại quan hệ
nhập khẩu nguyên liệu cho ngành dệt may từ các nước có cùng ký các FTA với Việt Nam
để áp dụng quy chế cộng dồn, đem lại lợi ích cho đất nước.
Ở Việt Nam, các nhà sản xuất đang dần dần cải thiện công nghệ. Hơn nữa, chính CPTPP
đã tạo điều kiện cho các nhà máy liên kết với nhau, từng bước giảm được giá thành.
Theo TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội:
“Chúng ta đã có sức bật mạnh mẽ trong xuất khẩu dệt may giai đoạn 2011-2019: Kim
ngạch xuất khẩu dệt may từ 11 tỉ USD lên 36 tỉ USD. Năm 2018 xuất khẩu dệt may của
Việt Nam chỉ sau Trung Quốc, Banglades.
Từ thực tế trên, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng từ nay đến 2030, kim ngạch xuất khẩu
dệt may đạt khoảng 80 tỉ USD. Chúng ta khai thác được nguồn nhân lực nội địa, thương
hiệu thời trang có mặt trên thị trường quốc tế.”
Trong phát biểu tại một hội nghị về công nghiệp hỗ trợ tổ chức hồi cuối tháng 12/2018,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết, năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ trong nước đã có nhiều cải thiện, đáp ứng một bước tiến trình nội địa hóa của các
ngành sản xuất, trong đó riêng ngành dệt may, da giầy đã đáp ứng được 40-45%. Nếu
trước đây, ngành dệt may Việt Nam phải nhập tới hơn 80% nguyên, phụ liệu thì nay đã tự
túc được 30-40%.

3.3.2. Ngành CN có liên quan
Thành công của một quốc gia trong một ngành sẽ có cơ hội đạt được lớn hơn nếu nước đó
có lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành có liên quan. Điểm nổi bật nhất là những ngành
quan trọng giúp đổi mới ngành hoặc ngành tạo nhiều cơ hội để chia sẻ các hoạt động.

23


3.3.2.1. Ngành thời trang

Trong chuỗi giá trị toàn cầu khâu đem lại lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp
nguyên phụ liệu và thương mại. Để ngành dệt may VN trong mắt thế giới sẽ có tầm hơn,
đủ mạnh để có vị thế hợp tác ngang bằng nhằm mua được hàng hóa với giá hợp lý nhất thì
phải đặt đào tạo lên hàng đầu, đầu tư vào khâu thiết kế sản phẩm, và tạo ra thương hiệu
riêng cho dệt may VN trên thế giới.
Muốn phát triển được lĩnh vực này một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp Dệt may cần:
Có sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước
Tăng tỷ lệ xuất khẩu dưới hình thức FOB( tham gia vào khâu ý tưởng thiết kế)
Nghiên cứu các thiết kế sản phẩm mới mang những nét đặc trưng riêng. Sản xuất các sản
phẩm có sự khác biệt hóa cao, có tính độc đáo, hiện đại và đẳng cấp.
Nắm bắt được xu thế thời trang của thế giới.
Tuy nhiên, ngành thời trang Việt Nam hiện tại đã và đang có những thành tựu nhất định
trên thị trưởng thời trang thế giới với nhiều gương mặt nhà thiết kế: NTK Nguyễn Công
Trí, NTK Thủy Nguyễn, NTK Xuân Thu Nguyễn,…Trong tương lai không xa, khoảng
cách giữa ngành thời trang và ngành dệt may sẽ dần được thu hẹp, đưa ngành công nghiệp
may mặc của Việt Nam lên vị thế cao hơn cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.

3.3.2.2. Xây dựng mạng lưới phân phối
Để có thể triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp may Việt Nam
cần phải liên kết với nhau về nhân lực và tài chính, với trung tâm là Hiệp hội Dệt – May
Việt Nam. Mục tiêu trước mắt là tham gia các hội chợ thương mại quốc tế để giới thiệu
các thương hiệu doanh nghiệp có tiếng, như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… với các mẫu mã
chất lượng cao đã từng gia công cho khách nước ngoài, nhằm tìm kiếm các nhà buôn trực
tiếp mà không cần qua khâu môi giới. Khuyến khích các công ty lớn thiết lập mối quan hệ
lâu dài với các nhà nhập khẩu và bán lẻ nước ngoài, tăng thêm giá trị gia tăng cho các sản
phẩm bằng cách sử dụng công nghệ thời trang, chú trọng tới thị trường nội địa và cải
thiện đời sống của công nhân, xây dựng thương hiệu mạnh riêng cho ngành dệt may Việt
Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt.
Ngày nay, Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện cho
ngành dệt may trong nước tiếp cận nhiều hơn với thị trường thế giới, học hỏi và tiếp thu

kinh nghiệm.

3.3.2.3. Ngành công nghiệp truyền thông
Nếu nói ngành thời trang bổ trợ cho ngành dệt may trong những khâu đầu vào như design
mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm thì ngành công nghiệp truyền thông có vai trò rất quan trọng
trong khâu quảng bá, kêu gọi đầu tư, tiếp thị và dịch vụ.

24


Ngành Công nghiệp Dệt may là 1 trong những ngành công nghiệp trọng điểm của VN và
luôn là đề tài nóng hổi đối với giới truyền thông. Trong bối cảnh thời kì cách mạng công
nghệ 4.0, ngành truyền thông đã và đang nỗ lực không ngừng tạo lập các kênh thông tin
đáng tin cậy, giúp kết nối doanh nghiệp dệt may trong nước với những nguồn vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài. Đồng thời cũng là kênh tiếp thị, quảng bá doanh nghiệp và sản
phẩm của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng thương hiệu Việt Nam trong ngành dệt may
trên trường quốc tế.
Một vài kênh riêng cho ngành dệt may:
Tạp chí Dệt May & Thời trang Việt Nam
Trang web VCOSA Hiệp hội bông sợi Việt Nam
Website của VITAS Hiệp hội dệt may Việt Nam
Cổng thông tin điện tử của Công đoàn dệt may
Bên cạnh đó có rất nhiều tờ báo, trang điện tử cập nhật thông tin về ngành dệt may
Không chỉ là nhân tố thúc đẩy giúp ngành dệt may phát triển, ngành công nghiệp truyền
thông còn là chỗ dựa, lá chắn bảo vệ , luôn cập nhật những thông tin thời sự mới nhất,
hữu ích nhất, kết nối những cơ hội cho ngành dệt may

3.3.2.4. Ngành cơ khí
Theo thống kê, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí cũng đã đạt trên 13
tỷ USD, chủ yếu là các loại thiết bị gia dụng và phụ tùng linh kiện xe ô tô, xe máy. Nếu

tính cả sắt thép các loại thì kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam cả
năm 2016 đạt trên 16 tỷ USD. Những kết quả trên đã phần nào góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song công nghiệp cơ khí Việt Nam hiện nay
vẫn còn nhiều hạn chế, thể hiện qua các mặt cụ thể sau:
+Thứ nhất, về thị trường: Ngành Cơ khí đa dạng về sản phẩm nhưng cạnh tranh từ sản
phẩm nhập khẩu tương đối gay gắt. Việc mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do
thiếu thông tin thị trường và năng lực cạnh tranh của DN trong nước chưa đủ mạnh.
Ngay tại thị trường trong nước, các DN cơ khí cũng khó có thể tham gia được vào các dự
án đầu tư lắp đặt trang thiết bị trong các ngành thép, hóa chất, năng lượng, chủ yếu do
thiếu hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế; Các DN, sản phẩm
cơ khí trong nước cũng chưa xây dựng được thương hiệu và được nhiều khách hàng tiềm
năng biết đến. Hơn nữa, các cam kết tự do thương mại cũng tạo áp lực đối với DN trong
nước khi hàng rào thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước bị gỡ bỏ.
+Thứ hai, về trình độ khoa học công nghệ: Thực tiễn cho thấy, ngành Cơ khí Việt Nam có
rất ít các phát minh, sáng chế được đăng ký, trang thiết bị và trình độ công nghệ toàn

25


×