Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tác động của chiến tranh thương mại mỹ trung đến tình hình xuất nhập khẩu của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.39 KB, 11 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

Tóm tắt: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã trở thành một vấn đề vô cùng nóng
bỏng trong hai năm gần đây. Cuộc chiến giữa hai cường quốc này có tác động không
hề nhỏ tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy nên, trước
những biến động liên tục của cuộc chiến, nhóm nghiên cứu đã phân tích những tác
động tích cực và tiêu cực mà cuộc chiến này mang lại đến hoạt động thương mại của
nước ta, cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp các
nhà hoạch định chính sách đối ứng với tình hình cũng như ổn định nền kinh tế Việt
Nam, và đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà.
Từ khoá: chiến tranh thương mại, Mỹ - Trung, Việt Nam.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử kinh tế của loài người, chiến tranh mậu dịch hay còn gọi là chiến
tranh thương mại luôn là một cú đánh cực kỳ đau đến không chỉ nền kinh tế mà còn ảnh
hưởng đến nhiều lĩnh vục khác như chính trị và quân sự của các nước tham gia hay
thậm chí là các nước có quan hệ đối với những nước tham chiến này. Bài học lịch sử
vẫn còn về Đạo luật áp thuế xuất nhập khẩu Smoot-Hawley (Smoot-Hawley ACt) được
tổng thống Mỹ bấy giờ là Herbert Hoover áp dụng, điều này cho phép Mỹ được tăng
thuế đối với hơn 20.000 mặt hàng từ nước ngoài nhập khẩu vào trong nước để trả đũa
các đối tác thương mại của Mỹ. Đạo luật này đã khiến cuộc chiến tranh tiền tệ gia tăng
căng thẳng và làm xấu hơn nữa tình hình của cuộc Đại Khủng Hoảng (The Great
Depression). Hậu quả này đã lan ra toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế trên thế
giới. Trong khi tất cả chương trình kinh tế của mọi đại học trên thế giới vẫn đang giảng
dạy về chiến tranh thương mại luôn đem lại rất nhiều tổn thất thì dường như Mỹ và
Trung Quốc – hai cường quốc lớn nhất về kinh tế trên thế giới, lại đang


đứng ở hai bên chiến tuyến trong một cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo
thang. Trong vòng xoáy này, không chỉ hai bên tham chiến mà tất cả các nước trên
thế giới nói chung đều sẽ chịu ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Và nếu tình hình


càng gay gắt hơn thì đi kèm với nó sẽ là cuộc chiến tranh tiền tệ - chiến tranh tỷ giá,
cạnh tranh công nghệ chứ không còn đơn thuần chỉ là hàng hóa. Vậy nên, bài báo
phân tích một cách tổng quan về tình hình cuộc chiến cũng như những tác động của
cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới hoạt động thương mại của Việt Nam –
cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu. Từ đó, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất một số
biện pháp giúp nước ta có thể tận dụng những cơ hội do tác động tích cực mang lại
cũng như giảm tiêu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến của hai nền kinh tế hàng đầu
thế giới này.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Toàn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 2.1.1.
Bối cảnh cuộc chiến và các dấu mốc quan trọng

Chiến tranh thương mại là cuộc chiến giữa hai hay nhiều nước, trong đó các
nước cố gắng tấn công thương mại của nhau bằng các rào cản thương mại như thuế
quan, hạn ngạch… Điều này không những ảnh hưởng đến hai nước tham chiến về cả
kinh tế lẫn chính trị mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác trên thế giới. Công cụ
thường được sử dụng trong chiến tranh thương mại là các chính sách về thuế nhập
khẩu nhằm bảo vệ các sản phẩm nội địa. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng
bắt nguồn như vậy.
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu vào ngày 22 tháng 3 năm
2018 khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mới thuế 50 tỷ USD cho
hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo Luật Thương Mại năm 1974, để ngăn
chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng khiến thâm hụt thương
mại của Mỹ với Trung Quốc ngày một lớn và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Danh sách
thuế quan trọng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch Made in China
2025, bao gồm các sản phẩm liên quan đến CNTT và robot. Sự kiên mở đầu cho cuộc
trả đũa về công nghệ mà Mỹ dành cho Trung Quốc bắt đầu từ sự việc bắt


giữ CFO của Tập đoàn Huawei, tập đoàn công nghệ lớn được chính phủ Trung Quốc

hậu thuẫn. Tiếp sau đó là hàng loạt các động thái tẩy chay từ các hãng công nghệ lớn
của Mỹ đối với các công ty nội địa của Trung Quốc. Điều này khiến nền công nghệ
toàn cầu chịu rất nhiều ảnh hưởng khi các sản phẩm của Trung Quốc đang tạo nên
độ phủ sóng rất rộng, đặc biệt là khu vực các nước đang phát triển như Ấn Độ, Đông
Nam Á và một số nước khác.

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc/Lĩnh vực trọng yếu của Made in
China 2025
Cho đến tháng 9/2019 tình hình cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn
đang tiếp tục leo thang khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang thao túng tiền tệ, phá giá
đồng nhân dân tệ để có lợi trong việc xuất khẩu. Tổng thống Donald Trump đe dọa
sẽ tăng thuế lên 30% cho một số mặt hàng đang chịu thuế 25% với tổng giá trị 250
tỷ USD. Một khi tất cả các dự thảo của tổng thống Donald Trump được áp dụng, đến
trước tháng 12/2019, tất cả 540 tỷ hàng hóa của Trung Quốc đến Mỹ sẽ đều bị đánh
thuế từ 5-30%. Trong khi đó, Trung Quốc phủ nhận tất cả các cáo buộc từ Mỹ và
thông báo sẽ quyết tâm đáp trả mọi hành động chiến tranh về mặt kinh tế.
2.1.2. Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Qua nghiên cứu về cuộc chiến, nhóm nghiên cứu nhận thấy cuộc chiến này còn
nhiều nguyên nhân sâu xa bên cạnh lí do mà tổng thống Trump đề cập.
Thứ nhất, là nhằm cân bằng cán cân bằng thương mại như Donald Trump đã
nhắc đến khi Mỹ gặp tình trạng thâm hụt thương mại nặng nề với Mỹ.


Thứ hai, Trung Quốc những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng nhanh, nền
kinh tế trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành một mối nguy đối với nước Mỹ - nước vốn luôn
được coi là nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Thứ ba, Trung Quốc dựa vào việc thâu tóm các doanh nghiệp Mỹ để chuyển giao
công nghệ đã phát triển nhanh chóng ở mảng này. Mà công nghệ ngày nay được coi là
một thứ vũ khí mạnh mẽ bên cạnh kinh tế, chính trị, quốc phòng. Vậy nên, nhằm ngăn
cản tốc độ phát triển khoa học công nghệ của Trung Quốc, đây là nguyên nhân quan

trọng nhất nhằm ngăn cản tốc độ phát triển dài hạn của Trung Quốc.

Thứ tư, cuộc chiến này thể hiện thay đổi lập trường về Trung Quốc của Tổng
thống Mỹ. Mỹ đã mất kiên nhẫn với Trung Quốc bởi Trung Quốc chưa thực sự tự do
và mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài, thể hiện sự trỗi dậy lấn át tầm ảnh
hưởng của Mỹ trong khu vực và thế giới.
2.2. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến tình hình xuất
nhập khẩu của Việt Nam
Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đến hai bên tham chiến là điều không
thể phủ nhận. Thậm chí ảnh hưởng của nó còn lan toả đến toàn cầu, đặc biệt là
những nước có mối quan hệ chặt chẽ với hai nước này.
Các tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ
chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều hạ dự báo tăng trưởng của năm
2019. Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu đều có nguy cơ suy giảm tăng trưởng. Một
số nước có nền kinh tế mở khác như Đài Loan, Singapore, Malaysia cũng được dự
báo sẽ chịu nhiều rủi ro từ cuộc chiến này.
Và Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt khi Mỹ và Trung Quốc là hai bạn
hàng lớn nhất của nước ta.
Với Mỹ, Việt Nam luôn là nước xuất siêu với giá trị ngày càng lớn. Năm 2018,
thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam với Mỹ là 34.8 tỷ USD, bằng 73.2% giá
trị xuất khẩu. Tốc độ tăng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
giai đoạn 2010-2018 bình quân là 16.3%/năm, từ 14.24 tỷ USD năm 2010 lên 47.53


tỷ USD năm 2018. Nhập khẩu từ Mỹ cũng tăng với tốc độ bình quân 16.5%/năm, từ
3.77 tỷ USD trong năm 2010 lên 12.75 tỷ trong năm 2018.
Theo Bộ Công Thương, Trung Quốc giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất
và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị
trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Hiện nay, Việt Nam là đối tác
thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN, là thị trường xuất

khẩu lớn thứ 6 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Trung Quốc.
Mỹ - Trung là hai đất nước có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam
như vậy, nên việc theo sát tình hình biến động của cuộc chiến và phân tích những tác
động của nó đến nền kinh tế nước nhà nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói
riêng là điều hết sức cần thiết, giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra
những biện pháp kịp thời ứng phó. Vòng xoáy thương mại giữa 2 cường quốc được
dự báo sẽ tác động tới xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo cả 2 chiều hướng
tiêu cực và tích cực.
2.2.1. Tác động tích cực
Rất nhiều nhà nghiên cứu, trang tin tức đều nhận định Việt Nam sẽ là một nước
có lợi trước cuộc chiến tranh của hai nước có nền kinh tế mạnh hàng đầu thế giới
này. Dưới đây là một số tác động tích cực mà cuộc chiến đem lại cho Việt Nam.
Chuyển dịch vốn đầu tư và dây chuyền sản xuất
Mỹ và Trung Quốc đều chịu tác động lớn do các chính sách thuế từ nước còn
lại, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp của hai nước này tìm đến một trung gian để
đầu tư, hợp tác, giảm thiểu tác động của chính sách thuế mà vẫn đảm bảo đơn hàng
với các đối tác. Việt Nam dễ trở thành lựa chọn của họ với tình hình chính trị và tăng
trưởng kinh tế ổn định và từ đó có thể nhận được nhiều cơ hội mới từ dòng chuyển
dịch vốn đầu tư này.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong vòng 6 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng
ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 18.47 tỷ
USD, tuy chỉ bằng 90.8% so với cùng kỳ năm 2018, nhưng trong đó thấy rõ sự tăng
trưởng của vốn đầu tư từ Hong Kong và Trung Quốc. Cụ thể, tổng vốn đầu tư của


Hong Kong là 5.3 tỷ USD, chiếm 28.7% tổng số; Trung Quốc đứng thứ ba với 2.29
tỷ USD, chiếm 12.4%.
Bên cạnh sự chuyển dịch về dòng vốn đầu tư, Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự
chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu khi các doanh nghiệp đa quốc gia nhận thấy sự
gia tăng chi phí ở Trung Quốc và muốn đa dạng hoá các hoạt động đầu tư để giảm

thiểu rủi ro. Đây cũng là ví dụ điển hình của chiến lược “Trung Quốc cộng một”.
Một số doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Trung Quốc đang có xu hướng chuyển dịch
sang Việt Nam như Procon Pacific đã phân bổ sản xuất 5-10% sang nước ta. Việc ký
kết các hiệp định FTA cũng là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
Tăng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng
Cho đến nay, Mỹ đã áp các mức thuế 10-25% trên các đơn hàng với quy mô lên
đến hơn 500 tỷ USD. Các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ có nhiều tương
đồng với Việt Nam, từ đó tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam thay thế Trung
Quốc, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở nhiều mặt hàng, mở rộng thị trường tại Mỹ. Số
liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Mỹ

Trong đó, đơn hàng 200 tỷ mà gần đây Mỹ tăng thuế từ 10 lên 25% gồm có
5800 dòng sản phẩm khác nhau. Theo danh sách cơ quan Đại diện Thương mại Hoa
Kỳ Mỹ (USTR) công bố, ở đơn hàng 200 tỷ này chiếm tỷ trọng lớn nhất là máy móc
thiết bị điện tử (24.6%), máy móc thiết bị cơ khí (19.7%). Một số mặt hàng khác
cũng có mặt trong danh sách như là đồ nội thất (16.7%), hoá chất (5.1%), cao su
(5%), nông sản thuỷ sản (2.7%). Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm
2019, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là 27.5 tỷ USD, tăng 27.3% so với cùng kỳ năm
ngoái, trong đó xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại có trị giá 4.18 tỷ USD,
tăng đến 81.9%; hàng dệt may có giá trị 7.03 tỷ USD, tăng 10.1%; máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch 2.3 tỷ USD, tăng mạnh 77.1%; máy móc
thiết bị dụng cụ và phụ tùng có giá trị 2.07 tỷ, tăng 52%; gỗ và các sản phẩm gỗ (đồ
nội thất) đạt 2.25 tỷ USD, tăng 32.2%, vân vân. Có thể nói, các doanh nghiệp Việt
Nam đang tận dụng đúng đắn cơ hội từ cuộc chiến thương mại này.
Nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn


Đồng Nhân dân tệ rớt giá khiến cho hàng Trung Quốc trở nên rẻ hơn, doanh
nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc sẽ được giảm chi
phí khi với một lượng USD nhất định có thể mua được một lượng hàng lớn hơn.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện từ Trung Quốc là 5.84 tỷ USD, tăng 69.8% so với cùng kỳ năm
ngoái; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng có giá trị 6.75 tỷ USD, tăng 26.1%;
nguyên phụ liệu dệt may, da giày có trị giá 5.64 tỷ USD, tăng 10.6%...
2.2.2. Tác động tiêu cực
Tình trạng nhập siêu với Trung Quốc càng trở nên nghiêm trọng, xuất khẩu
sang Trung Quốc khó khăn hơn, cạnh tranh cao với hàng nội địa Trung.
Đi kèm với lợi thế về chi phí các nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc khi
đồng nhân dân tệ rớt giá là áp lực cạnh tranh giữa hàng xuất khẩu của Việt Nam và
Trung Quốc ở các thị trường ngoài Mỹ trở nên gay gắt hơn cũng như xuất khẩu vào
Trung Quốc trở nên khó khăn hơn khi giá hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên đắt hơn
so với hàng nội địa. Mặt khác, khi Mỹ đánh thuế vào hầu hết các mặt hàng của Trung
Quốc, Trung Quốc có thể chuyển hướng một phần chiến lược xuất khẩu vào phục vụ thị
trường nội địa, tạo thêm áp lực với hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đồng thời, Trung
Quốc không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ chuyển hướng sang các nước khác, trong đó có
Việt Nam với vị trí địa lý và nền văn hoá gần gũi. Điều này sẽ không chỉ gây sức ép đối
với các doanh nghiệp trong nước mà còn dẫn tới tình trạng nhập siêu Việt Nam với
Trung Quốc vốn đã diễn ra nhiều năm nay càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt khi
hàng hoá chịu thuế trừng phạt mạnh nhất là các sản phẩm công nghiệp, với sản phẩm có
tỷ trọng lớn nhất là máy móc, thiết bị cơ khí, điện

– điện tử mà thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc lại chủ yếu là các
sản phẩm công nghiệp. Điều này càng chứng tỏ khả năng nguy cơ thâm hụt thương
mại ngày càng gia tăng.
Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy kim ngạch xuất khẩu sang Trung
Quốc là 16.7 tỷ USD (chỉ tăng 0.3% so với cùng kỳ năm ngoái) trong khi nhập khẩu
là 35.7 tỷ USD (tăng 18.2%)


Tình trạng xuất khẩu một số mặt hàng quen thuộc với thị trường Trung Quốc

giảm rõ rệt như mặt hàng nông sản với kim ngạch xuất khẩu là 2.91 tỷ USD (giảm
10.4%), các mặt hàng gỗ và thuỷ sản cũng giảm nhẹ.
Gian lận xuất xứ hàng hoá
Tình trạng gian lận xuất xứ hàng hoá có lẽ là tác động tiêu cực nhất của cuộc
chiến tranh thương mại đối với Việt Nam. Việc hàng hoá Trung Quốc bị Mỹ áp thuế
nhập khẩu cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ các doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách tránh chịu
thuế. Điển hình là hành vi chuyển hàng hoá sang nước trung gian, trong đó Việt
Nam có khả năng cao, rồi giả làm hàng hoá được sản xuất tại nước đó. Nhiều ngành
hàng dệt may, giày dép, gỗ, sắt thép,… đều đang bày tỏ những mối lo lắng về vấn đề
này. Chính vì vậy, nếu Việt Nam không có các biện pháp quản lý xuất xứ hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam thì khả năng Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương
mại, chống lẩn tránh xuất xứ sẽ xảy ra, đặc biệt khi Mỹ đang tăng cường điều tra
chống lẩn tránh thuế.
Xét dài hạn
Căng thẳng thương mại giữa hai đất nước có nền kinh tế lớn mạnh hàng đầu sẽ
gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các nước trên thế giới, về lâu về dài sẽ gây ra tình
trạng giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nếu như tăng trưởng kinh tế thé giới
chậm lại, các nước thắt chặt chi tiêu sẽ gây nhiều khó khăn cho Việt Nam khi mà nước
ta còn đang phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt tại một số nước lớn cũng như vốn
đầu tư nước ngoài. Điều này khó có thể xem là một tác động giả thuyết khi mà ngay
quý I năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dù đạt mức khả quan là 6.79%
nhưng lại có tốc độ chậm hơn so với cùng kỳ năm 2018, dẫn tới dự báo về tăng trưởng
kinh tế Việt Nam năm 2019 sẽ giảm từ 7.1% (2018) xuống còn 6.6% và năm 2020 sẽ là
6.7% (Phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN – AMRO).

2.3. Một số đề xuất giảm thiểu tác động tiêu cực và tranh thủ những tác động
tích cực
Thứ nhất, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, đặc biệt đối với Bộ Công thương,
Bộ Tài chính và các hiệp hội ngành nghề... nhằm xây dựng hàng rào kỹ thuật, kiểm



soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là hàng hóa có xuất xứ
từ Trung Quốc. Chủ động các biện pháp đối phó với nguy cơ biến động tỷ giá giữa
đồng nhân dân tệ và USD tác động tới thương mại Việt Nam.
Chủ động đưa ra các biện pháp để bảo vệ hàng hóa trong nước cũng như ngăn
chặn hàng hóa nhập lậu từ nước ngoài. Các đơn vị chức năng cũng cần sớm áp dụng
các biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực, cần sử dụng các biện pháp giải
quyết và kiểm soát chất lượng hàng hóa, nhằm ngăn chặn ngay tại các cửa khẩu, hải
quan. Sát sao phòng chống buôn, nhập lậu hàng hóa và các đội quản lý thị trường
cần theo dõi kĩ hơn địa bàn. Nghiên cứu kỹ các hàng hóa của Trung Quốc có thể
nhập vào Việt Nam để đề phòng trường hợp do xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ
bị hạn chế, nước này sẽ chuyển hàng sang Việt Nam, từ đó xuất khẩu sang Mỹ với
nhãn mác là hàng từ Việt Nam.
Thứ hai, tăng cường chất lượng hàng Việt, đa dạng về hình thức, mẫu mã với
giá cả phù hợp để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Chúng ta cần định hướng nâng cao cao chiến
lược xuất nhập khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu. Cần cập nhật danh mục hàng hóa
bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái tỉ giá của đồng USD và Nhân
dân tệ để doanh nghiệp có phản ứng kịp thời và có thể tìm kiếm cơ hội xuất khẩu
thêm sang Mỹ những mặt hàng trước đây Việt Nam không cạnh tranh được với
Trung Quốc. Tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, tranh thủ thời cơ
thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam cũng là việc
cần làm. Doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tiềm lực tài
chính, kỹ thuật để có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh
cao. Đặc biệt, cần tập trung vào những mặt hàng đang có lợi thế, những mặt hàng
không nằm trong danh sách cấm vận của cả hai bên.
Thứ ba, cần đặt ra vai trò trọng tâm của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giải
quyết và kiểm soát trong vấn đề này với việc ngăn chặn ở các cửa khẩu, hải quan, sát
sao phòng chống buôn, nhập lậu hàng hóa và các đội quản lý cần theo dõi kĩ hơn địa
bàn. Các đơn vị chức năng cũng cần áp dụng các biện pháp phòng vệ để ngăn chặn



việc thép Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam. Bằng việc sớm hình thành đầy đủ các
nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực sẽ là công cụ quan trọng
để bảo vệ nhành sản xuất trong nước trước tình trạng hàng nhập khẩu ồ ạt vào thị
trường nội địa.
Ngoài ra, để tận dụng được lợi thế, Việt Nam cần khuyến cáo doanh nghiệp
FDI và doanh nghiệp Việt Nam khẩn trương tìm hiểu thị trường Mỹ, đặc biệt là đối
với các loại hàng hóa trong danh mục bị áp thuế, để tìm cơ hội đa dạng hóa danh
mục xuất khẩu vào Mỹ. Ngoài ra, tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư FDI lớn tại
Trung Quốc để có thể xúc tiến đầu tư vào Việt Nam khi thị trường Trung Quốc và
Mỹ đều bị ảnh hưởng. Đồng thời, cần nghiên cứu sâu hơn danh mục một số hàng
hóa của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam trong trường hợp xuất khẩu của
Trung Quốc sang Mỹ bị hạn chế để có cách thức đói phó và kiểm soát phù hợp.
Song song đó cần chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với
Mỹ trong trường hợp chiến tranh thương mại lan rộng.
Bên cạnh đó, để ổn định tâm lý thị trường, Chính phủ cần thông tin rộng rãi
các vấn đề liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bao gồm các động thái
giữa các bên và danh mục hàng hóa bị trừng phạt. Doanh nghiệp bám sát và công bố
các thông tin này của Chính phủ sẽ giúp chủ động điều chỉnh sản xuất, tìm hiểu thị
trường, đối tác hay cân nhắc sử dụng hoặc đối phó với các biện pháp phòng vệ
thương mại trong, ngoài nước.
3. KẾT LUẬN
Tổng kết lại, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tác động đến toàn nền kinh tế Việt
Nam theo hai mặt, cả tích cực lẫn tiêu cực và hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng nông
sản Việt Nam cũng không ngoại lệ. Về mặt tích cực, Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Quốc có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp Việt chớp lấy thời cơ xuất khẩu những
mặt hàng mà Trung Quốc bị đánh thuế cao, tuy nhiên để doanh nghiệp Việt tham gia
vào những chuỗi cung ứng chuyển dịch từ Trung Quốc sang cũng sẽ đòi hỏi những
chuẩn mực khắt khe hơn rất nhiều. Với xuất khẩu đã không dễ, theo các chuyên gia cả

thị trường nội địa Việt Nam cũng sẽ chịu áp lực của sự dịch chuyển


các nhà máy sản xuất Trung Quốc sang Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục theo
dõi chặt chẽ tình hình đặc biệt là thông báo cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế
của cả Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái tỷ giá của đồng đô la Mỹ và đồng
Nhân dân tệ để doanh nghiệp có phản ứng kịp thời tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư
FDI lớn tại Trung Quốc để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam khi thị trường Trung Quốc
và Mỹ đều bị ảnh hưởng. Đồng thời cần nghiên cứu sâu hơn một số danh mục hàng
hóa của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam trong trường hợp xuất khẩu sang Mỹ
của Trung Quốc bị hạn chế để có cách thức đối phó và kiểm soát phù hợp song sau
đó cần chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với Mỹ trong
trường hợp chiến tranh thương mại lan rộng. Không ai có thể đoán chắc được cuộc
chiến thương mại sẽ kéo dài bao lâu, dù cho đến nay Mỹ và Trung đang có một vài
động thái “đình chiến” nhưng tác động của nó đến các nước trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng sẽ vẫn còn đó và tiếp tục ảnh hưởng về sau.
Tài liệu tham khảo



×