Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG ĐẾN NỀN THƯƠNG MẠI VÀ TÀI CHÍNH TOÀN CẦU – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.17 KB, 12 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG ĐẾN NỀN THƯƠNG
MẠI VÀ TÀI CHÍNH TOÀN CẦU – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Đặt vấn đề
Hội nhập kinh tế tài chính toàn cầu khiến cho các quốc gia dân tộc xích lại gần nhau hơn
bao giờ hết nên khoảng cách phát triển vì vậy có xu hướng cũng ngày càng được thu hẹp đáng
kể, nhưng cũng từ đây, nhiều bất cập cũng tiềm ẩn và bùng phát khó kiểm soát gắn với đó là các
cuộc chiến cục bộ hay lan rộng trên một hay một số cấu thành nền kinh tế tài chính toàn cầu do
kỳ vọng về lợi ích về hội nhập giữa các quốc gia dân tộc không giống nhau, thậm chí là rất khác
biệt trong lúc các thể chế đa phương nhằm dàn xếp để hướng tới mục tiêu chung giữa các quốc
gia lại có sự phát triển chậm, thậm chí “dậm chân tại chỗ” do các yếu tố lợi ích chi phối thâm
chí làm mất hiệu lực từng phần. Với một thế giới “phẳng” như hiện nay, bất cứ một dư chấn
khủng hoảng nào, nhất là lại bắt nguồn từ những nước lớn, có sức lan tỏa nhanh và mạnh, sẽ
gây ra các hệ lụy to lớn và cực kỳ nguy hiểm tới nền kinh tế tài chính toàn cầu và các nước chậm
phát triển với các phương thức và công cụ nhận diện và kiểm soát khủng hoảng yếu thì các hậu
quả có thể nói là vô cùng tai hại, tiêu tan mọi nỗ lực trong quá khứ.
Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu những nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung hiện nay và những hệ lụy với nền kinh tế tài chính toàn cầu, từ đó đưa ra một số
khuyến nghị chính sách.
1. Những kỳ vọng hội nhập kinh tế tài chính
Các nguyên lý kinh tế chính trị được các học thuyết kinh điển đề cập từ lâu đã khẳng định
rằng do các nước có lợi thế hoàn toàn khác nhau về tài nguyên thiện nhiên, vị trí địa kinh tế và
địa chính trị, nguồn lực lao động và nguồn lực tài chính nên để thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu
ngày càng gia tăng về hàng hóa và dịch vụ của dân chúng các nước thì các nước phải quan hệ
chặt chẽ với nhau trên cơ sở khai thác các lợi thế của mình và tiến hành trao đổi với nhau thì
nước nào cũng có lợi. Nếu như A. Smith cho rằng mỗi nước nên tập trung sản xuất hàng hóa nào
có lợi thế tuyệt đối và tiến hành trao đổi với các nước khác thì D. Ricardo lại luận giải và khuyến
cáo các nước nên tập trung vào sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có lợi thế so sánh. Còn
Heckscher – Ohlin thì lại đưa ra khuyến cáo: Trong nền kinh tế mở, mỗi nước sẽ có lợi nếu
hướng đến chuyên môn hóa và xuất khẩu các sản phẩm mà việc sản xuất chúng sử dụng nhiều
yếu tố có lợi thế; đồng thời nhập khẩu các sản phẩm mà việc sản chúng cần nhiều yéu tố có giá



đắt hơn và tương đối khan hiếm. Cụ thể: (i) Nước nào có thuận lợi về vốn thì nên chuyên môn
hóa những mặt hàng có hàm lượng vốn lớn; (ii) Nước nào có lao động rẻ thì nên chuyên môn hóa
các ngành có hàm lượng sức lao động cao; (iii) Nước nào có đất đại, tài nguyên phong phú thì
nên chuyên môn hóa các ngành sử dụng nhiều tài nguyên. Để biết một nước nên chuyên môn hóa
sản xuất loại sản phẩm nào thì các nhà kinh tế này đề xuất mô hình tính toán chỉ số lợi thế so
sánh hiển thị (RCA - Coefficient Of Revealed Comparatage) như sau:
Ax/Xx
RCA =
WA/W
Trong đó: Ax: Xuất khẩu sản phẩm của nước X; Xx: Tổng xuất khẩu của nước X;
WA: Xuất khẩu sản phẩm A của thế giới; W: Tổng xuất khẩu của thế giới (Nguyễn Thanh Tuyền,
2006)
Tóm lại, các học thuyết về thương mại quốc tế đều khẳng định rằng: các nước đều có lợi
nếu tham gia vào thương mại quốc tế, nhưng điều này chỉ có được nếu như các nước phải xác
định đúng lợi thế của mình và tập trung chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng đó, sau đó
tiến hành trao đổi với các nước khác. Lợi thế đó có thể là lợi thế tuyệt đối (trong nền kinh tế giản
đơn), lợi thế so sánh (trong nền kinh tế phức tạp hơn) hoặc trên cơ sở tính toán và cân đối các
yếu tố sản xuất (nền kinh tế mở hiện nay). Tuy nhiên, khi tham gia vào thương mại toàn cầu, mỗi
quốc gia, khu vực đều có các kỳ vọng không đồng nhất, thậm chí là rất khác biệt tùy vào bối
cảnh kinh tế xã hội của từng nước trong từng giai đoạn. Thậm chí các lợi ích kỳ vọng trong hội
nhập còn bị chi phối bởi các lợi ích chính trị. Khi các lợi ích kỳ vọng không đạt được ở mức giới
hạn thì cói nguy cơ các cuộc chiến thương mại bùng phát – nó có thể diễn ra song phương, cũng
có thể diễn ra trong từng khu vực mà cũng có thể diễn ra tổng thể trên qui mô rất lớn một khi các
lợi ích giữa các quốc gia không được dung hòa trên cơ sở các dàn xếp song phương hoặc thông
qua các thể chế đa phương. Nhiều khi, các hoạt động thương mại quốc tế vô tình lại trở thành các
công cụ (vũ khí) để các nước lớn truyền đi các thông điệp để khẳng định vị thế của các cường
quyền, khiến vị thế của các thể chế đa phương bị thu hẹp đáng kể và khi đó, tiếng nói của các
nước nhỏ trở nên ngày càng yếu thậm chí không thể nói lên tiếng nói của mình trong các quan hệ
kinh tế quốc tế. Nói cách khác, trong các cuộc chiến thương mại quốc tế, nhìn từ logic hình thức

rất dễ nhần lẫn giữa các loại lợi ích kỳ vọng khi các quốc gia tham gia vào nền tài chính –
thương mại toàn cầu. Về nguyên tắc, quan hệ kinh tế thương mại luôn đi trước và mở đường cho
các quan hệ khác, trong đó có quan hệ tài chính tiền tệ quốc tế, và vì vậy, khi các quan hệ
thương mại quốc tế bị de dọa nghiêm trọng thì tất yếu các quan hệ tài chính tiền tệ quốc tế bị mất


phương hướng. Kể từ sau Thế chiến II các qui định có tính chất song phương hoặc đa phương
đều đưa các điều khoản cấm bán phá giá hàng hóa trong thương mại quốc tế (Dumping) song
IMF lại không có bất cứ qui định nào ràng buộc chế độ tỷ giá các đồng tiền, dẫn tới không ít
quốc gia đã lạm dụng phá giá tiền tệ nhằm trục lợi trong thương mại quốc tế mà một số chuyên
gia của IMF gọi là “trút gánh nặng cho hàng xóm” (Học viện Ngân hàng, 2001)– rõ ràng là các
quan hệ thương mại và tài chính toàn cầu thiếu sự gắn kết ràng buộc chặt chẽ và đã là nguyên
nhân của nhiều biến cố tài chính khu vực hay toàn cầu.
Có nghĩa là, các quốc gia tham gia vào thương mại toàn cầu đều hướng tới các mục tiêu
riêng với những kỳ vọng về lợi ích của mình. Các lợi ích kỳ vọng này có thể được dàn xếp ổn
thỏa nếu như các thể chế đa phương có đủ tiếng nói có trọng lượng khi đưa ra thông điệp của họ,
còn ngược lại, các tiếng nói của các thể chế đa phương bị suy yếu và giữa các tổ chức này không
tạo ra được cơ chế và phương thức nhằm ràng buộc chặt các quan hệ thương mại và tài chính thì
từng nước lớn sẽ đưa ra các thông điệp riêng để bảo vệ lợi ích theo kỳ vọng và khi đó, nền
thương mại và tài chính toàn cầu sẽ bị chi phối và tổn thương.
2. Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung – nguyên nhân sâu xa và diện biến hiện nay
2.1.
Cuộc chạy đua tăng trưởng kinh tế Mỹ - Trung
Trước những năm 1980s kinh tế Trung Quốc vẫn nằm trong ngưỡng của một nước kém
phát triển với GDP chỉ đạt 92,6 tỷ USD vào năm 1970 trong khi đó GDP cùng năm này của Mỹ
lwn tới 1,076 nghìn tỷ USD. Nhưng nhờ thực thi chiến lược phát triển kinh tế đúng hướng, với
việc chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung cao độ sang mô hình xây dựng nền kinh tế thị
trường mang màu sắc Trung Quốc theo tư duy của nhà chiến lược gia lãnh đạo Trung Quốc là
Đặc Tiểu Bình với quan điểm phải đẩy mạnh việc mở cửa và hội nhập quốc tế trên cơ sở thúc
đẩy mạnh mẽ các hoạt động thương mại quốc tế, nên kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh. Cụ

thể: năm 1980 GDP nước này đạt 191,2 tỷ USD (của Mỹ đạt 2,863 nghìn tỷ USD); năm 1990
GDP đạt 360,9 tỷ USD (của Mỹ đạt 5,98 nghìn tỷ USD); năm 2000 GDP của Trung Quốc đã đạt
tới 1,211 nghìn tỷ USD (trong khi của Mỹ đạt 10,28 nghìn tỷ USD); năm 2010 GDP của Trung
Quốc tiếp tục tăng rất mạnh, đạt tới 6,101 nghìn tỷ USD (trong khi của Mỹ đạt 14,96 nghìn tỷ
USD) và gần đây nhất, năm 2016 thì GDP của Trung Quốc đã lên tới 11,2 nghìn tỷ USD (trong
khi đó GDP của Mỹ đạt 18,57 nghìn tỷ USD) (Nguồn: WB). Các tư liệu thống kê trên đây cho
thấy cuộc đua tăng GDP giữa 2 nước Mỹ và Trung Quốc là khá nóng, trong đó hình như “phần
thắng” thuộc về Trung Quốc với mức độ tăng GDP trong khoảng 46 năm lên tới 120,95 lần,
trong khi đó của Mỹ cùng khoảng thời gian so sánh này chỉ tăng lên khoảng 17,43 lần – chính vì


vậy khoảng cách so sánh qui mô GDP giữa 2 nước bị thu hẹp đáng kể trong 46 năm qua. Nếu
như không có bất cứ biến cố bất lợi nào đối với nền kinh tế Trung Quốc thì chỉ sau một thời gian
không xa nữa, GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành nước lớn nhất thế giới. Nghiên cứu
của CEBR (Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh của Anh) cho rằng, đến năm 2029 thì
GDP của Trung Quốc sẽ đạt mức 34 nghìn tỷ USD, vượt GDP của Mỹ với mức chỉ là 33 nghìn tỷ
USD của Mỹ (Thăng Điệp, 2016).
2.2.
“Cuộc chiến” về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
Xét về nguyên lý thì thương mại quốc tế là cuộc cạnh tranh giữa các nước nhằm chiếm
lĩnh thị trường bên ngoài, từ đó giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi nước trên cơ sở khai
thác và phát huy các lợi thế về phát triển. Về nguyên lý, để chiến thắng trên thương trường, các
nhà xuất khẩu của mỗi nước có thể sử dụng nhiều công cụ cạnh tranh khác nhau căn cứ theo ưu
thế của mình, đó là: Cạnh tranh bằng uy tín thương hiệu sản phẩm, cạnh tranh bằng giá, cạnh
tranh thông qua hệ thống phân phối, thông qua chính sách hậu mãi sản phẩm (Dương Ngọc
Dũng, 2009) Đối với Mỹ, do có uy tín và thương hiệu cao ở hầu hết các sản phẩm dịch vụ cung
ứng nên sức cạnh tranh là nổi trội so với Trung Quốc bởi dẫu sao Mỹ cũng là nước phát triển
hàng đầu thế giới trong khi Trung Quốc nhìn một cách tổng thể vẫn ở vị thế một nước đang phát
triển – cho dù GDP của nước này đứng thứ 2 thế giới. Để chiến thắng trong thương mại quốc tế,
thường Trung Quốc sử dụng công cụ giá cả và để thực hiện được điều này trong điều kiện các

chính sách thương mại song phương và đa phương đều ngăn ngừa các hành vi thao túng giá cả
(Dumping) thì nước này thông qua biện pháp phá giá hối đoái. Có thể thấy điều này qua diên
biến tỷ giá USD/CNY (đồng nội tệ của Trung Quốc) qua các năm kể từ khi nước này thực thi
chiến lược mở cửa năm 1978 như sau: Năm 1978: 1,683; Năm 1980: 1,498; Năm 1982: 1,892;
Năm 1984: 2,320; Năm 1986: 3,453; Năm 1988: 3,722; Năm 1990: 4,783; Năm 1991: 5,323;
Năm 1992: 5,515; Năm 1993: 5,762. Năm 1994: 8,700 (IMF 2001). Các con số trên cho thấy: để
thực thi chiến lược phát triển thương mại quốc tế nhằm đạt được lợi ích tối đa trong phát triển
kinh tế thì Trung Quốc đã tiến hành phá giá CNY một cách có hệ thống, đặc biệt, năm 1994 nước
này đã tiến hành phá giá “sốc” tới khoảng 47% và điều này thực sự đã tạo một cú sốc rất lớn cho
các nước khác, đặc biệt là với các nước láng giềng của Trung Quốc (trong đó có Việt Nam) bị
ảnh hưởng rất nặng nề do không có khả năng cạnh tranh với hầu hết các hàng hóa của Trung
Quốc sản xuất với giá cả rẻ mạt (hầu hết cán hàng hóa của Trung Quốc sản xuất ra trong giai
đoạn những năm 1990s là do các xí nghiệp hương trấn sản xuất ra và đây đều là các hàng hóa
phổ thông phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của các thị trường đang phát triển). Không chỉ thị


trường các nước khu vực châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
mà hầu hết các nước khác, trong đó có Mỹ, cũng bị tác động từ sự cạnh tranh bằng phá giá tiền tệ
này. Chính vì vậy, vấn đề “thao túng tiền tệ” đã được các nhà lập pháp Mỹ quan tâm sâu sắc, đặc
biệt vào những năm 2010s khi các Nghị sỹ nước này liên tục hối thúc của các nhà lãnh đạo nước
Mỹ đòi hỏi Trung Quốc phải tạo lập sự cân bằng trong cán cân thương mại Mỹ - Trung, mà một
trong các biện pháp là buộc Trung Quốc phải thả nổi tỷ giá CNY (đồng nội tệ của Trung Quốc) –
vốn được giới chính trị và học thuật Mỹ cho rằng đã được Trung Quốc sử dụng để gây phương
hại cho các quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nhiều năm qua, mà thể hiện rõ nhất là ở
tình trạng cán cân thương mại Mỹ liên tục bị thâm hụt với Trung Quốc, gần đây nhất các con số
thâm hụt đã lên tới 260,8 tỷ USD vào năm 2016 và khoảng 288 tỷ USD năm 2017 (Vân Anh,
2018). Cụ thể: ngày 3/10/2011, Thượng viện Mỹ đã từng biểu quyết Kế hoạch hành động cải tổ
giám sát tỷ giá ngoại hối với tỷ lệ phiếu thuận áp đảo (79 phiếu so với 19 phiếu chống), qua đó,
cho phép Chính phủ Mỹ đánh thuế đối kháng các sản phẩm từ những quốc gia được cho là bảo
hộ xuất khẩu bằng cách định giá thấp CNY. Bản kế hoạch hành động này với tâm điểm chính là

tập trung vào quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đã được các Nghị sỹ đề xuất các
biện pháp tương tự trước đó 6 năm, nhưng không được Chính phủ Mỹ thông qua. Bản Dự luật
này kêu gọi trừng phạt Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh nhiều nghị sỹ Mỹ bất bình trước
việc chính quyền của Tổng thống B. Obama cũng như George W. Bush trước đây đã từ chối
chính thức chỉ rõ Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ trong các bản báo cáo tài chính hàng năm,
vì vậy gây thiệt hại về kinh tế và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ.
Thực tế, tranh cãi về tỷ giá USD với CNY (đồng nội tệ của Trung Quốc) giữa Mỹ và
Trung Quốc đã kéo dài trong nhiều năm khi giá trị nhập siêu từ Trung Quốc vào Mỹ năm sau
luôn cao hơn năm trước. Mỹ cho rằng, Trung Quốc duy trì CNY ở mức thấp để hưởng lợi về xuất
khẩu. Căng thẳng này tạm lắng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và sau đó
được “gối đầu” bởi cuộc khủng hoảng nợ công ở EU khi mà các quốc gia ưu tiên vấn đề hồi phục
kinh tế toàn cầu hơn là vấn đề thao túng tiền tệ - khi mà nhận thức của hầu hết các nước ddeuf
cho răng để giúp nền kinh tế toàn cầu không bị “lao dốc” thì phải có đầu tàu dẫn dắt. Trong điều
kiện các nước EU bị chìm sâu trong khủng hoảng nợ công, Mỹ mới tạm thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng tài chính, Nhật Bản thì kéo dài sự trì trệ suốt một thời gian dài từ những năm 1980 thì rõ
ràng vai trò “đầu tàu” giúp kéo cỗ máy kinh tế thế giới tiếp tục tiến lên phải tùy thuộc vào sự
tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và thực sự Trung Quốc trong những năm sau khủng hoảng


“gối đầu” này đã làm tròn vai khi mà liên tục đưa ra các gói cứu trợ các nước có nợ công diễn
biến phức tạp tại EU cũng như tăng cường mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Nhưng cùng với đà
khôi phục trở lại của nền kinh tế toàn cầu, thì vấn đề “thao túng tiền tệ” tiếp tục được đặt ra, nhất
là kể từ sau khi ông D. Trump đắc cử Tổng Thống Mỹ cùng với đó là quan điểm “nước Mỹ trên
hết” được đưa ra. Với quan điểm này, hàng loạt các vấn đề về quan hệ kinh tế - thương mại quốc
tế được chính quyền Mỹ xem xét lại, đặc biệt các quan hệ kinh tế thương mại giữa Mỹ với các
nước lớn, kể cả các nước vốn là đồng minh lâu năm của Mỹ cũng được đưa ra xem xét. Trong
bối cảnh như vậy, các quan hệ thương mại với Trung Quốc bị đẩy lên cao trào – điều này đem lại
“lợi kép” cho chính ông D. Trump trong con mắt các cử trị Mỹ khi mà bầu cử giữa nhiệm kỳ
Tổng thống Mỹ sắp diễn ra trong năm 2018 cũng như đem lại lợi thế cho các nhà kinh doanh
Mỹ.

Các bên trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Nước Mỹ:
Vào ngày 14/08/2017, Tổng thống D. Trump chỉ thị cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
(USTR) tiến hành điều tra hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Bằng việc tham
chiếu Khoản 301 Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ 1974, chính quyền Mỹ muốn thiết lập hàng rào
thuế quan cao và rộng khắp đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngày 29/5/2018, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ triển khai các biện pháp trừng phạt thương
mại với Trung Quốc, Cụ thể: Mỹ sẽ công bố danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bị áp
mức thuế 25% vào ngày 15/6/2018. Lượng hàng hóa nhập khẩu này có giá trị khoảng 50 tỷ USD.
Cuối tháng 6/2018, Mỹ sẽ đưa ra giới hạn đầu tư vào các ngành công nghệ cao và các biện pháp
"kiểm soát xuất khẩu tăng cường" đối với các cá nhân, tổ chức Trung Quốc "liên quan tới hoạt
động thâu tóm công nghệ công nghiệp quan trọng". Chính phủ Mỹ cũng cho biết sẽ tiếp tục vụ
kiện chống Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại thế giới WTO (Duy Anh, 2018)
Các nỗ lực đàm phán giữa 2 nước sau đó đã diễn ra nhưng các bất cập xung đột lợi ích
giữa các nước không được dàn xếp, Chính phủ Mỹ thông báo bắt đầu từ ngày 24/9/2018 nước
này sẽ chính thức áp mức thuế suất 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đến 1/1/2019, mức thuế này sẽ được tăng lên 25%. Trong danh sách đề xuất, có một số hàng hóa
thuộc các lĩnh vực trọng tâm trong “Made in China 2025” (Kế hoạch chiến lược giúp biến Trung
Quốc thành cường quốc công nghiệp toàn cầu, nổi bật là công nghệ).(Thu Hương, 2018)
Nếu xảy ra chiến tranh thương mại toàn diện, Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu lên
thêm 267 tỷ USD hàng hóa, gồm gần như toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.


Một số cách nhìn nhận trái chiều xung quanh cuộc chiến thương mại mà Mỹ tạo ra với
Trung Quốc:
Quan điểm thứ nhất, Một số ý kiến cho rằng việc giải quyết tình trạng mất cân bằng cán
cân thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc phải cần đến nhiều động thái hơn là chỉ can thiệp tiền tệ,
với thực tế là vào những năm 2005-2008, khi CNY tệ tăng khoảng 21% so với USD, thâm hụt
thương mại của Mỹ với Trung Quốc vẫn tăng lên (Hồng Ngọc, 2011) bởi Trung Quốc sản xuất
quá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu mà người Mỹ cần

Quan điểm thứ hai, Mỹ chịu thâm hụt thương mại không chỉ với Trung Quốc mà là với
nhiều nước khác (năm 2016 Mỹ thâm hụt thương mại với 101 quốc gia), do vậy, đây là vấn đề có
tính “đa phương” và nguồn gốc của vấn đề là ở chỗ nước Mỹ thiếu tiết kiệm nội địa kinh niên và
để bù đắp thiếu hụt này (một nhân tố đầu vào quan trọng cho tăng trưởng kinh tế theo mô hình
Harrod-Domar). Do vậy, với các chính sách được Chính phủ Mỹ triển khai có thể dẫn đến thâm
hụt ngân sách của nước này lớn hơn, khiến tiết kiệm quốc gia chịu thêm áp lực giảm sút, hệ quả
tất yếu sẽ là: nhu cầu nhận vốn từ Trung Quốc và các nước khác thực sự sẽ tăng mạnh và bẫy
phụ thuộc lẫn nhau sẽ chỉ càng thắt chặt hơn.
Như vậy, suy cho cùng, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với nước Mỹ gần như là
hậu quả của việc tiết kiệm nội địa thấp ở Hoa Kỳ. Thiếu tiết kiệm nhưng muốn tiêu dùng và tăng
trưởng, Hoa Kỳ phải nhập khẩu thặng dư tiết kiệm từ nước ngoài để san bằng sự chênh lệch,
buộc Mỹ phải chịu thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt thương mại khổng lồ với các quốc
gia như Trung Quốc nhằm thu hút vốn nước ngoài. (Nguyễn Lương Sỹ, 2017)
Về phía Trung Quốc
Đối phó với các đòn trừng phạt của Chính phủ Mỹ áp thuế cao với qui mô lớn và có xu
hướng ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã kiện Mỹ lên tổ chức WTO và Bộ Ngoại giao Trung
Quốc ngày 6/7/2018 đã khẳng định điều này (An Nhiên, 2018)
Trong quá khứ, Trung Quốc cũng đã từng thông qua WTO để giành lợi thế trong các cuộc
chiến pháp lý trong thương mại với Mỹ, cụ thể: Năm 2013, Trung Quốc kiện Mỹ sự áp đặt các
các loại thuế bán phá giá lên nhiều loại hàng hóa như máy móc, thiết bị điện tử, kim loại, khoáng
sản và các sản phẩm trong ngành công nghiệp ánh sáng, với giá trị xuất khẩu hàng năm lên
đến 8,4 tỷ USD của Trung Quốc, trong đó, Trung Quốc cho rằng với việc Mỹ áp dụng thuế
chống bán phá giá khiến hàng năm Trung Quốc bị thiệt hại khoảng 7 tỷ USD và vì vậy, Chính
phủ Trung Quốc đề nghị WTO cho phép được nâng hàng rào thương mại đối với hàng hóa Mỹ
với giá trị tương tự, theo như quy định của WTO. Năm 2016, WTO tuyên bố Trung Quốc thắng


kiện. Tuy vậy, trong vụ kiện này, Mỹ không thực thi phán quyết mà WTO đưa ra. (Thăng Điệp,
2018).
Một số ý kiến cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể được dàn xếp sau khi

cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ kết thúc và sự căng thẳng sẽ được “tháo ngòi” bởi có lẽ sự việc
đã đẩy lên cao trào bởi mục tiêu chính trị chi phối, vì cả 2 nước đều hiểu rằng nếu cuộc chiến
thực sự bị đẩy lên đến tận cùng như Tổng thống D. Trump tuyên bố là sẽ áp đặt thuế 25% cho tất
cả các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ khiến cả 2 nước đều chị thiệt. Theo IMF
thì nếu Tổng thống Donald Trump giữ lời hứa áp đặt mức thuế mới lên toàn bộ các mặt hàng
nhập khẩu từ Trung Quốc, tác động lên tiêu dùng và niềm tin của doanh nghiệp kết hợp với phản
ứng tiêu cực từ thị trường tài chính sẽ khiến tăng trưởng GDP của Mỹ vào năm 2019 giảm gần
0,9% so với dự báo hồi tháng 7/2018 (chỉ còn khoảng 2,5%) Trong khi đó, Trung Quốc sẽ chịu
tổn thất nặng hơn với tăng trưởng GDP giảm 1,6% so với kịch bản không bị áp thuế (chỉ còn
khoảng 6,5% vào năm 2019). Bên cạnh đó, IMF cũng cảnh báo về những tác động tiêu cực đối
với nền kinh tế toàn cầu. Dựa trên những lệnh áp thuế đã có hiệu lực, tổ chức đưa ra dự báo mới
về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 và 2019, giảm 0,2% so với dự báo ban đầu xuống còn
3,7%. (Thanh Danh, 2018)
3. Những hệ lụy từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và một số khuyến
nghị chính sách
3.1.
Những hệ lụy
Những hệ lụy đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu chúng tôi đã đưa ra các dự báo của IMF
và chúng tôi hoàn toàn đồng tình với những dự báo này. Ở đây, chúng tôi xin đè cập các hệ lụy
với thương mại và tài chính toàn cầu
Với nền thương mại toàn cầu:
Do Mỹ và Trung Quốc là 2 nước lớn nhất thế giới, nên khi cuộc chiến thương mại nổ ra thì
những hệ lụy nhìn chung là tiêu cực bởi nó làm tỏn thương nền thương mại toàn cầu vốn rất cần
sự ổn định để mở rộng và phát triển. Cuộc chiến này có lẽ không dừng ở phạm vi 2 nước mà nó
còn lan sang các nước khác do Mỹ có các động thái rất quyết liệt nhằm lôi kéo bằng được các
đồng minh hoặc đói tác của mình phải đi theo đọng thái của Mỹ nhằm cô lập và kìm hãm Trung
Quốc. Cuộc chiến này cũng ít nhiều làm suy giảm hiệu lực của các định chế kinh tế toàn cầu là
WTO khi Mỹ đe dọa từ bỏ tổ chức này, động thái này khiến WTO hiện nay hoạt động rất mờ
nhạt.
Một số ý kiến cho rằng với cuộc chiến này thì sẽ đem lại lợi ích cho một số nước khác nếu

như biết nhận ra các cơ hội nhằm mở rộng hoạt động thương mại hướng vào các “lỗ hổng” do


cuộc chiến này tạo ra. Điều này đúng, nhưng chưa toàn diện, bởi bối cảnh và điều kiện của từng
quốc gia là không giống nhau, nên các cơ hội mặc dù là có thực, song làm thế nào để tận dụng cơ
hội lại là câu chuyện hoàn toàn khác do điều kiện thực tế không cho phép (cả về kinh tế lẫn
chính trị). Nên nhớ rằng những câu chuyện “đục nước béo cò” ít có chỗ đứng vững chắc trong
các quan hệ kinh tế - chính trị thế giới!.
Với nền tài chính toàn cầu:
Như chúng tôi đã đề cập trên đây thì trong chiến lược thương mại quốc tế của Trung Quốc,
công cụ được sử dụng phổ biến và rất hiệu quả là công cụ phá giá CNY (nên nhớ rằng công cụ
phá giá tiền tệ này không phải nước nào áp dụng cũng thành công, thậm chí là có thể gây ra các
hệ quả không mong đợi đối với nền kinh tế xã hội). Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 1994
đến tháng 7/2005, USD/CNY được giữ cố định ở mức 8,28 thông qua việc PBOC trực tiếp
mua/bán USD trên thị trường hối đoái. Đồng tiền này sau đó đã được phép tăng giá1 nhưng sự
can thiệp của PBOC đã giữ sự tăng giá này diễn ra rất chậm để tỷ giá hối đoái vẫn hỗ trợ tích cực
cho các ngành công nghiệp xuất khẩu (Di Dongsheng, 2013). Trong cuộc chiến thương mại với
Mỹ, do sự áp đặt thuế cao đối với các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc nên để vượt qua rào
cản thuế và tiếp tục chiến thắng trong cạnh tranh thì có lẽ xu hướng sẽ là Trung Quốc tiếp tục sử
dụng công cụ phá giá CNY – côi đây vẫn là công cụ “vạn năng” để duy trì lợi thế trong thương
mại quốc tế.
Trong vòng 6 tháng gần đây nhất, CNY đã giảm giá 9% so với USD, trở thành một trong những
đồng tiền giảm giá mạnh nhất ở khu vực châu Á (Diệp Vũ, 2018). Nếu cuộc chiến thương mại nổ
ra một cách toàn diện giữa 2 nước thì sự mất giá của CNY sẽ còn tiếp tục để bù đắp đúng khoảng
cách gia tăng chi phí do thuế tạo ra cho các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường
Mỹ. Khi Trung Quốc tiến hành phá giá mạnh CNY thì nền tài chính toàn cầu sẽ bị đe dọa bởi
CNY đã trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi với trên 60 ngân hàng trung ương và quỹ trên thế giới
đã đầu tư vào tài sản được định giá bằng CNY, với tổng giá trị tài sản nắm giữ đạt 120 tỷ USD. Xét về tỷ
lệ nắm giữ chính thức, CNY đứng thứ 7 sau 4 đồng tiền dự trữ chủ chốt (SDR, USD, GBP, EUR, JPY),
AUD và CAD. Tỷ lệ sở hữu tài sản bằng CNY hiện đạt 1,1%, trong khi đó con số này của USD là 63,7%.

(Thu An, 2015).
3.2. Một số khuyến nghị chính sách
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, sự bảo hộ đóng cửa chỉ diễn ra ở
từng quốc gia riêng lẻ phụ thuộc vào ý đồ chính trị hay lợi ích cục bộ từng giai đoạn ngắn, mặt khác, do
1 Sự tăng giá CNY cũng là nằm ngoài mong đợi của các nhà chức trách tiền tệ của Trung Quốc do dưới sức ép của
Thượng viện và Hạ viện Mỹ nên trên các thị trường hối đoái toàn cầu, đồng CNY có xu hướng tăng giá so USD – do
thị trường hối đoái rất nhạy cảm với chính sách tiền tệ của các nước phát triển, đặc biệt là của Mỹ


lợi ích kỳ vọng của mỗi quốc gia khi tham gia họi nhập vào sân chơi chung là hoàn toàn khác biệt, cho
nên các nguy cơ khủng hoảng trong các mối quan hệ toàn cầu là luôn hiện hữu, đòi hỏi từng quốc gia phải
nhận thức đúng bản thân và tham gia một cách chủ động vào một sẩn chơi chung để hướng tới một lợi ích
kỳ vọng hợp lý. Từ nghiên cứu thực tiễn về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, một số vấn đề sau đây
chúng ta cần hết sức lưu ý trong những năm tới:
Thứ nhất, Hội nhập là một xu thế tất yếu và tham gia vào hội nhập luôn đem lại lợi ích lớn, vấn
đề là chúng ta phải chủ động có chiến lược đúng trên cơ sở tạo ra và khai thác tốt các lợi thế so sánh
nhằm tham gia vào sân chơi chung luôn có sự chủ động và đạt được những mục tiêu kỳ vọng ngày càng
lớn hơn. Mặt khác, do các nguy cơ tiềm ẩn rất lớn, nên đe dọa sự an toàn vĩ mô thị trường trong nước, đòi
hỏi chúng ta phải có các kịch bản đúng trên cơ swor dự báo được tình hình và lường trước những hệ lụy
để có các giải pháp phòng vẹ chính đáng.
Thứ hai, Các thị trường luôn có mói quan hệ chi phói lẫn nhau, đặc biệt là các chính sách thương
mại luôn ảnh hưởng chi phối đến các chính sách tài chính – tiền tệ, đòi hỏi từng nước phải có các giải
pháp đúng nhằm bảo vệ an toàn thị trường trong nước một cách đồng bộ. Trong bối cảnh các quốc gia vẫn
thường xuyên vận dụng chính sách phá giá hối đoái nhằm hõ trợ cho hoạt động thương mại và đầu tư
quốc tế có nghĩa là có nguy cơ đe dọa sự ổn định bền vững thị trường tài chính toàn cầu do tác động từ
thương mại và đầu tư quốc tế, thì các quốc gia phải chú trọng bảo vệ thị trường tài chính, tránh các cú sốc
ngoại lai không mong đợi. Những nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay càng phải chú trọng đề ra
các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ thị trường tài chính, bảo đảm rằng sự phát triển hoạt động thương mại và
đàu tư quốc tế không đe dọa sự ổn định của thị trường tài chính, bởi một khi nó xảy ra thì các hệ quả luôn
rất lớn với các tâm lý kỳ vọng về lạm phát hay phá giá VND sẽ luôn cao, từ đó làm mất hiệu lực của

chính sách tiền tệ cũng như các nguy cơ tháo chạy của dòng vốn nước ngoài, cán cân thanh toán quóc tế
sẽ bị tác động tiêu cực.
Thứ ba, Các cú sốc về kinh tế, tài chính luôn tiềm ẩn khó lường cùng với tiến trình hội nhập sâu
của các nền kinh tế thì cũng đồng thời luôn tạo ra các cơ hội cho các nước, nhất là các nước đi sau, phát
triển muộn bởi vì nó sẽ có sự “sắp xếp lại” trật tự thị trường, vấn đề là các nước có nhận diện được cowe
hội và sẵn sàng đón nhận các cơ hội hay không? Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực nội tại của
từng nước. Nếu không đón nhận được cơ hội không có nghĩa là các nước sẽ hoàn toàn “miễn dịch” trước
các cú sốc, mà trái lại, sẽ chịu những tác động tiêu cực. Nghĩa là trước mỗi cú sốc kinh tế, tài chính thì
luôn có các cơ hội cũng như các hệ lụy, vấn đề là từng nước tiếp nhận chúng thế nào và kết quả sẽ là gì…
Vì vậy, tiến trình hội nhập không có nghĩa là chúng ta mở toang cánh cửa để dạo chơi trong sân chơi toàn
cầu, mà là chúng ta đang đi vào san chơi này để đón nhận các cơ hôi “đổi đời”, nhưng cũng phải sy thức
được các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn và chuẩn bị sãn các phương án để phòng vệ hữu hiệu. Những bài học của
các nước đi trước luôn có giá trị, nhưng chỉ là giá trị tham khảo, trong khi các cú sốc về kinh tế tài chính


luôn phát sinh từ muôn vàn lý do cho nên nếu cứ bám theo các nguyên lý xử lý khủng hoảng trogn quas
khứ thì sẽ bị động và trả giá./.
Tài liệu tham khảo

1. Thu An (2015): Trung Quốc mở cửa thị trường ngoại hối. Truy cập ngày
10/9/2015

2. Di Dongsheng (2013). The renminbi’s rise and Chinese politics. Adelphi Series,
53:439, pp. 115-126).

3. Duy Anh (2018): Mỹ thông báo đòn trừng phạt 50 tỷ USD với Trung Quốc.
Truy cập 29/5/2018

4. Vân Anh (2018): Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ tăng trên 10% năm
2017. Truy cập 12/1/2018


5. Thanh Danh (2018): IMF: Leo thang chiến tranh thương mại, TQ sẽ tổn thất nhiều
hơn Mỹ. Truy cập ngày 09/10/2018

6. Dương Ngọc Dũng (2009): Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E. Porter.
NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)

7. Thăng Điệp (2016): Trung Quốc “đuối” trong cuộc đua GDP với Mỹ.
Truy cập ngày 31/1/2016

8. Thăng Điệp (2018): Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO, đòi bồi thường 7 tỷ USD mỗi
năm. Truy cập ngày 12/9/2018.

9. Học viện Ngân hàng (2001): Giáo trình Tài chính quốc tế. NXB Thống kê
10. Thu Hương (2018): Đàm phán kết thúc mà không có đột phá, cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung sẽ leo thang mạnh trong thời gian tới. Truy cập ngày 24/8/2018

11.

IMF (2001: International Financial Statistic Yearbook


12.

Hồng Ngọc (2011): Cuộc chiến tỷ giá Mỹ - Trung lại bị kéo căng.

Truy cập 04/10/2011

13.


An Nhiên (2018): Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO: Washington không ngại?

. Truy cập ngày 7/7/2018

14.

Nguyễn Lương Sỹ (2017): Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung

Quốc. Truy cập 6/11/2017

15.
16.

Nguyễn Thanh Tuyền (2006): Giáo trình Kinh tế đối ngoại. NXB Thống kê
Diệp Vũ (2018): Đồng Nhân dân tệ giảm giá đang khiến Mỹ lo lắng.

Truy cập 09/10/2018



×