Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng và phân tích báo cáo tài chính của hdbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 53 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Một quốc gia có nền kinh tế phát triển thường đặt nền tảng trên một hệ thống tài
chính lành mạnh. Thị trường tài chính được xem như nguồn oxy cung cấp dưỡng khí
cho một nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống các NHTM. Ngân hàng thương mại là một
kênh phân phối vốn, giúp lưu chuyển dòng vốn từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể có
nhu cầu sử dụng vốn. Trong các hoạt động của NHTM thì hoạt động tín dụng là hoạt
động chính mang lại nguồn thu chủ yếu và củng cố sự tồn tại của các ngân hàng. Tín
dụng Ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng với nền kinh tế, có tác động trực tiếp
đến sự phát triển của hầu hết các ngành nghề lĩnh vực trong xã hội. Tuy nhiên, hoạt
động này luôn tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ tổn thất lớn cho ngân hàng cũng như
khách hàng vay vốn. Câu hỏi được đặt ra cho các sinh viên chuyên ngành ngân hàng là:
Quy trình tín dụng của ngân hàng thực sự như thể nào và các sản phẩm liên quan?
Nhận thức được tầm quan trọng đó, qua quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiểu
nhóm đã chọn đề tài: “HDBank – Tín dụng cá nhân” làm báo cáo giữa kì. Nhóm
chọn phân tích quy trình và các sản phẩm tín dụng cá nhân do quy mô cũng như mục
đích của HDBank hướng đến nhóm khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình với khoản
vay ngắn hạn và nhỏ lẻ.

4


PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HDBANK
I. Tổng quan:

- Tên tiếng Anh: HO CHI MINH CITY DEVELOPMENT JOINT STOCK
COMMERCIAL BANK
- GCN đăng ký doanh nghiệp: Số 0300608092 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành
phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 11/08/1992 và thay đổi lần thứ 26 ngày
11/12/2017
- Vốn Đầu tư của Chủ sở hữu: 16.828 tỷ đồng


- Fax: (84-28) 6291 5901
- Giấy phép hoạt động: Số 00019/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cấp ngày 06/06/1992
- Ngành nghề kinh doanh: Ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Quyết
định số 47/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng

2 năm 1989 và Giấy phép số 00019/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cấp ngày 06 tháng 06 năm 1992.
Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy

động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân;
cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở
nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại

5


tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và
các giấy tờ có giá khác, phát hành Thẻ tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán và
các dịch vụ tài chính ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho
phép.
II. Cơ cấu tổ chức, phòng ban của HDBank
1. Những Ủy ban trực thuộc Hội đồng Quản trị
- Ủy ban Quản lý rủi ro
- Ủy ban Tín dụng
- Ủy ban Nhân sự
- Ủy ban Công nghệ
- Ủy ban ALCO
- Hội đồng Đầu tư
- Hội đồng Sản phẩm

- Ban Quan hệ Nhà đầu tư
- Văn phòng Lãnh đạo
2. Khối ngành/phòng ban dưới sự kiểm soát của Tổng Giám đốc:
Tên khối

Phòng ban trực thuộc

Khối nguồn vốn

Phòng Kinh doanh ngoại tệ

và kinh doanh

Phòng Kinh doanh Tiền tệ và Trái phiếu

tiền tệ

Phòng Quản lý và Điều hòa vốn Ngân hàng đầu tư
Phòng Ngân hàng đầu tư

Khối Khách hàng Trung tâm KHDN lớn tại Hà Nội
doanh nghiệp lớn Trung tâm KHDN lớn tại TP.HCM
và định chế tài

Phòng Định chế Tài chính

chính

Phòng Phát triển Kinh doanh và Hỗ trợ
Phòng Quản lý bán hàng


6


Khối khách hàng

Phòng Chính sách & Phát triển sản phẩm doanh nghiệp

doanh nghiệp

Phòng Quản lý tiền mặt & Tài trợ thương mại
Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp
Trung tâm Hỗ trợ & Phát triển khách hàng doanh nghiệp

Khối khách hàng

Phòng Phát triển kinh doanh bán lẻ

cá nhân

Phòng Phát triển Sản hpaarm bán lẻ
Phòng Tái thẩm định bán lẻ
Phòng Chấm điểm tín dụng cá nhân
Phòng Ngân hàng điện tử

Trung tâm thẻ

Phòng Hỗ trợ kinh doanh
Phòng Vận hành


Phòng Marketing Bộ phận Thương hiệu và Thiết kế
và PR

Bộ phận PR, Sự kiện & Truyền thông
Bộ phận Nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển

Khối vận hành

Trung tâm Thanh toán
Phòng Quản lý Dịch vụ khách hàng và Ngân quỹ
Phòng Thẩm định giá
Trung tâm dịch vụ khách hàng
Phòng Quản lý chất lượng
Phòng Hành chính Quản trị
Bộ phận Quản lý tài sản
Bộ phận mua sắm
Phòng Phát triển mạng lưới & Xây dựng cơ bản

Trung tâm Quản

Phòng Pháp lý chứng từ & Quản lý tài sản

lý & Hỗ trợ tín

Phòng Quản lý tín dụng

dụng

Phòng Chính sách và Giám sát Nghiệp vụ Quản lý & Hỗ
trợ tín dụng

7


Khối Công nghệ

Trung tâm Quản lý hạ tầng công nghệ

thông tin & Ngân Phòng Quản lý chất lượng, bảo mật và tuân thủ
hàng điện tử

Trung tâm Vận hành & Giám sát hoạt động CNTT
Trung tâm phát triển Corebanking & Ngân hàng điện tử

Khối Quản trị

Phòng Quản lý rủi ro Tín dụng

rủi ro

Phòng Quản lý rủi ro Thị trường & Chính sách
Phòng Quản lý rủi ro Vận hành
Trung tâm xử lý nợ (Khu vực miền Bắc/miền Nam)

Ban Pháp chế &

Phòng Pháp chế

Kiểm soát tuân

Phòng Kiểm soát tuân thủ


thủ
Khối Tài chính

Phòng Kế toán tài chính, thuế

Kế hoạch

Phòng Kế toán quản trị, kế hoạch & Phân tích tài chính
Phòng Chính sách Giám sát kế toán

Khối Nhân sự

Phòng Lương & Chính sách đãi ngộ
Phòng Tuyển dụng
Phòng Dịch vụ & Quan hệ lao động
Trung tâm đào tạo

8


PHẦN 2: QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG

9


Bước 1: Tư vấn, tiếp nhận, lập HSTD
- Bộ phận đảm nhiệm: QHKH
- Khi nào: Hàng ngày
- Bao lâu: Trong vòng 4h

- Cách làm:
+ Tìm hiểu, tư vấn khách hàng
+ Gặp gỡ, tiếp xúc KH thực tế (trừ chương trình/ sản phẩm có quy định riêng)
+ Phỏng vấn KH, thu thập và ghi chú thông tin liên quan để phân tích, đánh giá

khoản CTD
+ Cập nhật & báo cáo về thông tin liên hệ KH trong hệ thống “Nhật ký bán
hàng”
+ Hướng dẫn và tiếp nhận HSTD của khách hàng: nếu chưa đầy đủ hồ sơ của
danh mục theo quy định thì chủ động theo dõi, đôn đốc KH bổ sung hồ sơ.
+ Ghi nhận ngày/ giờ tiếp nhận hồ sơ theo quy định trên Phiếu tư vấn vay vốn
kiêm Biên nhận hồ sơ KH theo mẫu biểu 01.QĐ-MB.01/TTĐBL.
+ Ký xác nhận đã đối chiếu bản chính trên HSTD
+ Tạo thông tin KH trên các chương trình tin học( Symbols, LO…)
+ Chuyển thẩm định giá TSBĐ theo quy định (nếu có).
- Bằng chứng:
+ Giấy xác lập quan hệ khách hàng theo quy định từng thời kỳ đã được ký.
+ Phiếu tư vấn vay vốn kiêm Biên nhận hồ sơ KH(mẫu biểu 01.QĐ+ Phiếu đề nghị Thẩm định giá theo mẫu quy định đã được chức danh TĐG ký
tiếp nhận.
+ Hồ sơ vay KH theo quy định.
Bước 2: Định giá TSBĐ
- Bộ phận đảm nhiệm: CVĐG
10


- Khi nào: Sau khi nhận hồ sơ TSBĐ của KH
- Bao lâu: Theo quy định về thẩm định giá TSBĐ
- Cách làm: Thực hiện theo quy trình/nghiệp vụ thẩm định giá TSBĐ của HDBank
trong từng thời kỳ.
- Bằng chứng: Báo cáo kết quả định giá, Thông báo cung cấp thông tin giá tham khảo,

Báo cáo kiểm tra kết quả định giá của công ty định giá ngoài được HDBank chấp nhận.
Bước 3: Lập Tờ trình cấp tín dụng
- Bộ phận đảm nhiệm: QHKH
- Khi nào: Sau khi nhận HSTD (B1)
- Bao lâu: Trong vòng 6h
- Cách làm:
a. Truy xuất thông tin: tra soát lịch sử giao dịch tiền gửi/tín dụng, thông tin
người có liên quan trên CIC, Symbols, LO…
Lưu ý: Tra soát thông tin trên LO xem có ĐVKD nào khác đang cùng xử lý
HSTD, KH có dư nợ tại HDBank không. Nếu có, xử lí theo hướng dẫn của
HDBank trong từng thời kỳ.
b. Kiểm tra thông tin HSTD:
+ Đọc và tìm hiểu HSTD, đối chiếu với các thông tin đã thu thập.
+ Định giá TSBĐ( nếu kiêm nhiệm).
+ Đảm bảo tính xác thực của HSTD.
+ Phân tích, đánh giá khoản cấp tín dụng.
c. Nhập liệu và hoàn tất Tờ trình cấp TD:
+ Nhận, tổng hợp thông tin TSBĐ(nếu có), thông tin lịch sử giao dịch…
+ Nhập liệu thông tin tín dụng(gồm cả thông tin để xếp hạng TD)
+ Đính kèm HSTD tối thiểu ĐẦY ĐỦ theo quy định trên hệ thống(LO).

11


+ Hoàn chỉnh TTCTD mẫu 01.QĐ-MB.03/TTĐBL và phụ lục đính kèm theo quy
định hoặc mẫu biểu khác theo quy định/ sản phẩm/ chương trình khác trong
từng thời kỳ, đảm bảo tính xác thực của thông tin HSTD.
+ Kiến nghị đồng ý/ từ chối cấp TD trên TTCTD. Chịu trách nhiệm đầu tiên
đối với khoản đề xuất CTD.
+ In ấn, ký tên và sắp xếp các chứng từ, tờ trình vào bìa đựng HSTD.

+ Chuyển TTCTD và HSTD cho NSTĐ theo quy định.
Lưu ý: Danh sách phân loại HSTD và thời gian hoàn tất TTCTD theo quy định tại Phụ
lục 1 và Phụ lục 2.
- Bằng chứng:
+ Phiếu thông tin CIC
+ Bảng kết quả Xếp hạng tín dụng theo quy định
+ TTCTD theo mẫu biểu của HDBank theo quy định đã được QHKH ký tên trên
từng tờ.
Thông tin, HSTD lưu trữ và trên hệ thống (LO).
Bước 4: Thẩm định tín dụng
- Bộ phận đảm nhiệm: NSTĐ
- Khi nào: Sau khi QHKH hoàn tất TTCTD
- Bao lâu: Trong vòng 4h
- Cách làm:
a. Đối với ĐVKD có NSTĐ (VD: Chức danh thẩm định, Cấp quản lý trung
gian): thực hiện thẩm định TD theo quy định.
b. Đối với ĐVKD không có NSTĐ thì thực hiện như sau:
i.

TH1: HSTD thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội sở thì NSTĐ là

Trưởng/phó ĐVKD cho vay( ký tại vị trí “Cấp kiểm soát” hoặc “Đơn vị quản
lý” trên TTCTD; hoặc theo Mẫu biểu L.O đã điều chỉnh), đồng thời thực hiện
thẩm định tín dụng theo quy định.
12


ii.

TH2: HSTD không thuộc thẩm quyền phê duyệt của ĐVKD thì chuyển


NSTĐ tại TTTĐ, thực hiện thảm định đục lỗ/tự động chuyển tiếp HSTD đến
CPD tại ĐVKD.
+ CVTĐ tại TTTĐ dựa trên mẫu biểu Phiếu thẩm định tín dụng tự động/ đục
lỗ (mẫu biểu 01.QĐ-MB.02/TTĐBL), kiểm tra thông tin “Giá trị” tự động hiển
thị trên Phiếu và trên chứng từ đúng( đối với thông tin có chứng từ để đối
chiếu), ký xác nhận .
+ Hệ thống tự hiển thị kết quả “đạt”/ “không đạt” CVTĐ trả về ĐVKD ngay
nếu có tiêu chí “không đạt”.
+ TTTĐ xử lí theo 3 phiên như sau: 8h xử lý đối với HSTD trình từ 16h hôm
trước; 11h đối với HSTD trình từ 8h-11h; 16h đối với HSTD trình từ 11h-16h.
c. Kết quả thẩm định
i. TH1 – nếu “Đạt”: Ký xác nhận thẩm định trên TTCTD và Đăng ký trình
CPD hoặc Chuyển TTTĐ đối với HSTD thuộc thẩm quyền HO phê duyệt.
NSTĐ tại ĐVKD chịu trách nhiệm thẩm định theo quy định của HDBank trong
từng thời kỳ.
Đối với TH2 ở mục b.ii ở trên:
+ Chuyên viên tại TTTĐ ký xác nhận trên Phiếu thẩm định tự động/đục lỗ.
+ Phiếu đã có chữ ký phải được ĐVKD, HTTD lưu hồ sơ, đồng thời lưu tại
ii. TH2 – nếu “Chưa đạt” : Yêu cầu bổ sung/ làm rõ thông tin, chứng từ,
chỉnh sửa TTCTD => về Bước 3.
d. Đối với chương trình, sản phẩm cấp tín dụng áp dụng phương pháp phê duyệt
tự động/ phê duyệt trước… và thuộc thẩm quyền phê duyệt của ĐVKD thì thông
tin thẩm định là: ĐVKD xác thực KH, đối chiếu thông tin, chứng từ KH cung cấp
(nếu có quy định cung cấp) khớp đúng theo quy định chương trình, sản phẩm.

Lưu ý: Đối với HSTD tại PGD quy định phải trình thông qua Chi nhánh quản
lý( trước khi trình phê duyệt tại HO) thì cách trình như sau:
13



i. Khi PGD gửi TTTĐ theo quy định thì: đồng thời (Cc) gửi để trình cho
Chi nhánh qua email HDBank.
ii. Giám đốc Chi nhánh/ Nhân sự được ủy quyền phải có ý kiến và phản hổi
trong 4 giờ làm việc (có thể bằng email HDBank), nếu quá thời gian xử lí nêu
trên (trong mọi trường hợp) thì xem như đồng ý.
iii. Sau khi hồ sơ được CPD HO phê duyệt, giám đốc Chi nhánh ký bổ sung ý
kiến (trước khi thực hiện thủ tục giải ngân).
Ngoại trừ trường hợp: HSTD áp dụng theo quyết định số 1335/2016/QĐ-TGĐ vào
ngày 09/06/2016 v/v ban hành Bộ “Sản phẩm chuẩn” cho vay đối với KHCN; Sản
phẩm cho vay mua xe ô tô đối với KHCN và các quy định khác có nêu rõ Không phải
trình thông qua Chi nhánh quản lý (trước khi trình cấp phê duyệt tại HO).
- Bằng chứng: TTCTD đã có chữ ký của NSTĐ tại ĐVKD hoặc Phiếu thẩm định tín
dụng tự động đã được ký tại TTTĐ 01.QĐ-MB.02/TTĐBL
Bước 5: Tái thẩm định HSTD (nếu có)
- Bộ phận đảm nhiệm: CVTĐ
- Khi nào: Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ ĐVKD
- Bao lâu: Theo quy định về Tái thẩm định HSTD
- Cách làm: Thực hiện theo quy trình Tái thẩm định
+ Tiếp nhận hồ sơ Tái thẩm định
+ Phân công HSTTĐ
+ Thực hiện Tái thẩm định và lập báo cáo Tái thẩm định
+ Kiểm soát KQTTĐ (nếu có)
+ Đăng ký trình HSTD
- Bằng chứng: Theo quy định của HDBank trong từng thời kỳ(hiện tại theo quyết định
số 11/2017/QT-TGĐ ngày 02/01/2017)
Bước 6: Phê duyệt HSTD
14



- Bộ phận đảm nhiệm: CPD CV Hỗ trợ phê duyệt
- Khi nào: Sau khi nhận hồ sơ trình duyệt
- Bao lâu: Trong vòng 04h
- Cách làm:
a. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký trình.
b. Tổ chức họp phê duyệt HSTD:
+ Danh mục thông tin làm cơ sở để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng
bao gồm: tờ trình cung cấp tín dụng, phiếu thẩm định tự động/ đục lỗ (nếu có), ý kiến
tái thẩm định (nếu có), báo cáo kết quả định giá TSBĐ, HSTD khác theo yêu cầu.
+ TH1 – Nếu “Duyệt” đồng ý/ từ chối cấp tín dụng, chuyển Bước 7.
+ TH2 – Nếu “Chưa” duyệt: yêu cầu bổ sung/ làm rõ thông tin, chứng từ để
trình lại -> về Bước 4.
c. CPD tại ĐVKD kiểm tra hồ sơ có phiếu thẩm định tự động/đục lỗ có chữ ký
đối với trường hợp ĐVKD không có NSTD khi phê duyệt đối với sản phẩm,
chương trình áp dụng theo quy định; đồng thời kiểm tra tính xác thực của chứng
từ, thông tin đề xuất CTD trước khi phê duyệt
d. Chuyển KQPD và chứng từ liên quan cho ĐVKD khi QHKH.
- Bằng chứng: Kết quả phê duyệt TTCTD đã có chữ ký CPD; hoặc quyết định cấp TD,
biên bản họp của cấp phê duyệt đã có chữ ký của CPD
Bước 7: Thông báo khách hàng KQPD
- Bộ phận đảm nhiệm: QHKH
- Khi nào: Sau khi có KQPD
- Bao lâu: Trong vòng 02h
- Cách làm:
a. Nhận KQPD và lập “Thông báo tín dụng” và chuyển KCS ký duyệt
b. Gửi thông báo đến KH:


TH1 – Nếu KH “đồng ý” KQPD
15



+ KQPD là đồng ý cấp TD: chuyển Bước 8
+ KQTD là từ chối cấp TD: kết thúc quy trình tại bước này và lưu HSTD.
− TH2 – Nếu KH “chưa đồng ý” KQPD -> về Bước 6
c. Đồng thời, hệ thống sẽ thực hiện độc lập các hình thức thông báo đến KH
như qua trung tâm GVKH, tin nhắn, email,… theo chính sách CSKH từng
thời kỳ.
- Bằng chứng: Thông báo TD theo mẫu quy định đã có chữ ký 01.QĐ-MB.04/TTĐBL
Bước 8:
Bước 8.1: Thực hiện các thủ tục pháp lý trước giải ngân
- Bộ phận đảm nhiệm: HTTD
- Khi nào: Sau nghi thông báo KQPD đến KH
- Bao lâu: Theo quy định
- Cách làm:
+ Thực hiện điều kiện thủ tục pháp lý trước giải ngân.
Lưu ý:
+ Đối với hồ sơ tín dụng HSTD ĐVKD phê duyệt: TT QL&HTTD chịu trách
nhiệm kiểm tra thẩm quyền phê duyệt CTD đúng quy định.
+ Trong trường hợp áp dụng thẩm định tự động/ đục lỗ (Nhận diện: TTCTD chỉ
có 2 cấp gồm QHKH - Người đề xuất CTD và Cấp phê duyệt tại ĐVKD),
HSTD có “Phiếu thẩm định tự động/ đục lỗ” đã ký đối với sản phẩm, chương
trình áp dụng theo quy định từng thời kỳ.
+ Đối với HSTD do HO phê duyệt: TTTĐ chịu trách nhiệm trình đúng cấp thẩm
quyền phê duyệt cấp TD.
- Bằng chứng: Theo quy định của HDBank trong từng thời kỳ.
Bước 8.2: Cấp tín dụng (giải ngân, bảo lãnh,…)
- Bộ phận đảm nhiệm: HTTD

16



- Khi nào: Khi phát sinh nhu cầu từ KH
- Bao lâu: Theo quy định
- Cách làm: Giải ngân, quản lý HSTD
- Bằng chứng: Theo quy định của HDBank trong từng thời kỳ
Bước 8.3: Quản lý sau khi cấp TD
- Bộ phận đảm nhiệm: QHKH
- Khi nào: Sau khi cấp TD
- Bao lâu: Theo quy định
- Cách làm:
+ Kiểm tra sau khi cấp tín dụng theo quy định: QHKH và/hoặc chức danh khác
(nếu có quy định) thực hiện (kiểm tra KH, mục đích sử dụng vốn vay, giám sát
vốn vay…) theo quy định sản phẩm hoặc quy định khác trong từng thời kỳ.
+ Tiếp nhận và xử lý yêu cầu hỗ trợ từ KH (trong suốt thời gian vay)
- Bằng chứng: Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay/ giám sát sau cho vay theo

quy định.
--- Bộ phận đảm nhiệm: QHKH, Nhân sự P.QLRRTD
- Khi nào: Sau khi giải ngân
- Bao lâu: Theo quy định
- Cách làm: Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: P.QLRRTD thực
hiện,ĐVKD phối hợp theo quy định.
- Bằng chứng: Theo quy định của HDBank trong từng thời kỳ.
--- Bộ phận đảm nhiệm: CVĐG, HTTD
- Khi nào: Sau khi giải ngân
- Bao lâu: Theo quy định
- Cách làm: Định giá lại TSBĐ/ kiểm tra TSBĐ định kỳ; TT QL&HTTD quản lý
TSBĐ theo quy định.
17



- Bằng chứng: Theo quy định của HDBank trong từng thời kỳ.
Bước 8.4: Thu nợ
- Bộ phận đảm nhiệm: QHKH, HTTD, Nhân sự TTXLN
- Khi nào: Sau khi giải ngân
- Bao lâu: Theo quy định
- Cách làm: Thu nợ, nhắc nợ, thúc nợ, xử lý nợ (nếu có) theo quy định trong từng thời
kỳ.
- Bằng chứng: Theo quy định của HDBank trong từng thời kỳ.
Bước 8.5: Giải chấp, thanh lý, lưu hồ sơ
- Bộ phận đảm nhiệm: QHKH HTTD
- Khi nào: Khi phát sinh/ đến hạn
- Bao lâu: Theo quy định
- Cách làm: Thanh lý HSTD, giải chấp TSBĐ & lưu hồ sơ theo quy định
- Bằng chứng: Hồ sơ giải chấp TSBĐ và chứng từ liên quan theo quy định.

18


19


PHẦN 3: MỘT SỐ SẢN PHẨM TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA
HDBANK VÀ SO SÁNH VỚI NGÂN HÀNG KHÁC
I. Tiền gửi tiết kiệm
1. Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
Tiện ích sản phẩm
- Gửi tiền và/hoặc rút tiền linh hoạt bất cứ khi nào có nhu cầu tại tất cả
các điểm giao dịch HDBank trên toàn quốc.

- Hưởng lãi suất không kỳ hạn theo số dư cuối mỗi ngày
- Được cấp Thẻ tiết kiệm không kỳ hạn để cập nhật số dư phát sinh.
- Cầm cố sổ tiết kiệm để: Vay vốn, đảm bảo mở thẻ tín dụng hay bảo
lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HDBank
- Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho quý khách hoặc thân nhân
đi du lịch, học tập, … ở nước ngoài.
- Được bảo hiểm tiền gửi VNĐ
Đặc tính sản phẩm
- Là tài khoản tiền gửi tiết kiệm
- Loại tiền gửi: VND, USD, EUR, AUD, GBP
- Số tiền tối thiểu khi mở tài khoản: VND: 100.000 VND/ Ngoại tệ:
10USD/EUR hoặc ngoại tệ khác tương đương.
- Cách thức trả lãi: Lãi được tính cộng dồn hàng ngày, nhập gốc vào ngày
cuối tháng.
Hồ sơ đăng ký
Công dân Việt Nam
- Giấy đăng ký mở tài khoản
- CMND còn hiệu lực (không được quá 15 năm).
- Giấy đăng ký mở tài khoản.

20


- Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Visa còn hiệu lực.

2. Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
Phân loại
Đặc điểm


Tiết kiệm lĩnh lãi
trao ngay

Tiết kiệm lĩnh lãi
định kỳ

Tiết kiệm lĩnh lãi
cuối kỳ

Hưởng lãi suất cao và được bảo hiểm tiền gửi đối với VND.
Có thể gửi và rút vốn tại bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào
của HDBank trên toàn quốc.
Lợi ích sản phẩm

Cầm cố để vay vốn hoặc bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại
HDBank.
Xác nhận số dư để chứng minh năng lực tài chính cá nhân.

Đặc
tính
sản
phẩm

Kỳ hạn

Ủy quyền sử dụng thẻ tiết kiệm (1 lần hoặc thường xuyên cho
người khác).
1 ngày, 1 tuần đến Trả lãi hàng 1M: 1 ngày, 1 tuần đến
3 tuần, 1 tháng đến 3-36M
3 tuần, 1 tháng

36 tháng.
đến 36 tháng.
Trả lãi hàng 3M:
6-36M
Trả lãi hàng 6M:
12-36M

21


Loại tiền
gửi
Số dư tối
thiểu khi
mở tài
khoản

VND, USD, EUR,
GBP, AUD
5.000.000 VND.

Lãi suất được trả
ngay khi khách
hàng đến gửi tiền .
Cách thức
trả lãi

- Gửi tiền: Quý
khách có thể nộp
tiền

mặt
hoặc
chuyển khoản từ tài
khoản tiền gửi thanh
toán và không được
nộp thêm tiền vào
thẻ tiết kiệm khi
chưa đến hạn thanh
toán.
- Rút tiền: Được rút
1 phần vốn trước
Sử dụng tài
hạn
khoản
-Tất toán trước hạn:
Khách hàng có thể
tất toán trước hạn tại
bất kỳ thời điểm nào
trong kỳ hạn gửi tiền
và được hưởng lãi
suất không kỳ hạn
theo số ngày thực
gửi tại HDBank.
Đồng thời khách
hàng phải hoàn trả
lại số tiền chênh lệch
22

Trả lãi hàng 12M:
24-36M

VND
VND, USD,
EUR, GBP, AUD
500.000 VND.
500.000 VND
hoặc 50 đơn vị
tiền tệ ngoại tệ
Lãi có thể được trả
theo thỏa thuận: trả
hàng tháng,
trả
hàng năm
(lãi
không được nhập
vốn gốc, HDBank
sẽ giữ hộ lãi chờ trả
cho khách hàng)
- Gửi tiền: Quý
khách có thể nộp
tiền mặt
hoặc
chuyển khoản từ
tài khoản tiền gửi
thanh toán

không được nộp
thêm tiền vào thẻ
tiết kiệm khi chưa
đến hạn
thanh

toán.
- Rút tiền: Khi có
nhu cầu rút tiền
(trước hạn hoặc
đúng hạn), Quý
khách phải rút một
lần toàn bộ số dư
trên tài khoản (có
thể bằng tiền mặt
hoặc chuyển khoản
về tài khoản tiền
gửi thanh toán).
-Tất toán trước
hạn: Khách hàng
có thể tất toán

Lãi trả khi đáo
hạn, lãi được nhập
vốn vào ngày đáo
hạn


của tiền lãi khách
hàng đã nhận trước
đó trừ đi số tiền lãi
được hưởng thực tế

trước hạn tại bất kỳ

thời điểm nào

trong kỳ hạn gửi
tiền và được hưởng

trong một kỳ hạn gửi lãi suất không kỳ

tiền

hạn theo số ngày
thực
gửi
tại
HDBank. Đồng
thời khách hàng
phải hoàn trả lại số
tiền chênh lệch của
tiền lãi khách hàng

đã nhận trước đó
trừ đi số tiền lãi
được hưởng thực
tế trong một kỳ hạn

gửi tiền.
3. So sánh sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của HDBank với 3 ngân hàng ACB, VIB và TPBank
Ngân hàng HDBank
ACBBank
VIBBank
TPBank
Các loại
tiết kiệm

Tiết kiệm
không kỳ
hạn

Loại tiền gửi VND, USD,
EUR, AUD,
GBP

VND, USD

Số tiền tối
thiểu

1.000.000
đồng/ 100
USD.

Lãi suất
Cách thức
trả lãi

100.000
VND/ 10
USD/EUR
hoặc ngoại
tệ khác
tương
đương.
0.7%/năm
Lãi được

tính cộng
dồn hàng
ngày, nhập
gốc vào

1%/năm
Tiền lãi
được tự
động trả
hàng tháng
căn cứ vào
23

VND, USD, VND, USD,
AUD, EUR EUR, AUD,
GBP, SG,
CAD, JPY
10.000.000 1.000.000
VND hoặc đồng/ 100
ngoại tệ
USD.
khác tương
đương
0.8%/năm
Tiền lãi
được tự
động trả
hàng tháng
căn cứ vào


0.6%/năm
Tiền lãi
được tự
động trả
hàng tháng
căn cứ vào


Tiết kiệm
có kỳ hạn

ngày cuối
tháng.
Loại tiền gửi VND, USD,
EUR, GBP,
AUD
Số tiền tối
thiểu

500.000
VND/50
đơn vị
ngoại tệ
7.3%/ năm

Lãi suất (
nhận lãi cuối
kỳ)
Cách thức
Lãi trả

trả lãi
trước, định
kỳ, cuối kỳ

ngày mở thẻ
tiết kiệm
VND, USD,
EUR, AUD,
GBP, JPY,
SGD
1.000.000
VND/ 100
đơn vị
ngoại tệ
7%/ năm

ngày mở thẻ
tiết kiệm
VND, USD,
EUR

ngày mở thẻ
tiết kiệm
VND, USD,
EUR, AUD,
GBP, SG,
CAD, JPY
10.000.000
1.000.000
VND/ 500

VND/ 100
đơn vị
đơn vị
ngoại tệ
ngoại tệ
7.99%/ năm 8.2%/ năm

Lãi trả
trước, định
kỳ, cuối kỳ

Lãi trả hàng Lãi trả
tháng/hàng trước, định
quý /cuối kỳ kỳ, cuối kỳ

Nhận➢xét:

Ưu điểm:



HDBank chấp nhận mở sổ tiết kiệm cho khách hàng mới số tiền tối thiểu
khá là thấp và thấp nhất so với 3 ngân hàng còn lại
HDBank chấp nhận nhiều loại tiền tệ để gửi tiết kiệm

Nhược điểm:
- HDBank áp dụng mức lãi suất cho cả tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không
kỳ hạn ở mức trung bình và thấp hơn hẳn so với 3 ngân hàng còn lại

II. Cho vay kinh doanh

1. Vay hỗ trợ vốn phát triển kinh tế trung và dài hạn:
- Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của Khách hàng từ 12 tháng trở xuống.
- Được tư vấn kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh.
- Lãi suất ưu đãi đi kèm nhiều dịch vụ tiện ích.
- Thủ tục đơn giản, thời gian xét duyệt nhanh chóng.
Đặc tính sản phẩm
- Số tiền vay lên đến 75% giá trị Tài sản bảo đảm.
- Thời hạn vay tối đa 20 năm.
- Phương thức trả nợ linh hoạt.
24


Hồ sơ
- Giấy đề nghị xác lập quan hệ khách hàng.
- Hồ sơ pháp lý của cá nhân/ hộ kinh doanh/ doanh nghiệp tư nhân.
- Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn (hợp đồng mua bán, hóa đơn thanh
toán một phần giá trị hợp đồng…).
- Hồ sơ chứng minh thu nhập (từ hoạt động SXKD, từ lương…).
- Hồ sơ tài sản bảo đảm.
2. Vay bổ sung vốn lưu động:
Tiện ích
- Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của Khách hàng từ 12 tháng trở xuống.
- Được tư vấn kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh.
- Lãi suất ưu đãi đi kèm nhiều dịch vụ tiện ích.
- Thủ tục đơn giản, thời gian xét duyệt nhanh chóng.
Đặc tính
- Số tiền vay lên đến 75% giá trị Tài sản bảo đảm.
- Phương thức trả nợ linh hoạt.
- Giấy đề nghị xác lập quan hệ khách hàng.
- Hồ sơ pháp lý của cá nhân/ hộ kinh doanh/ doanh nghiệp tư nhân.

- Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn (hợp đồng mua bán, bảng kê chi
lương, hóa đơn bán hàng…).
- Hồ sơ chứng minh thu nhập (từ hoạt động SXKD, từ lương…).
- Hồ sơ tài sản bảo đảm.
3. So sánh
Nhóm thực hiện việc so sánh, đối chiếu các khoản mục nhất định của “Cho vay
kinh doanh” của HDBank với các ngân hàng có tương đồng vốn điều lệ ( ~
10.000 tỷ đồng): ACB, VIB và TPBank.

25


Bảng 2: Sự khác nhau giữa các ngân hàng gói “Cho vay kinh doanh”

Ngân
hàng

HDBank

ACB

VIB

TPBank

70-80% nhu cầu
vốn của khách
hàng
8.39%


85% nhu cầu vay
vốn của khách
hàng

Cho
Vay
Kinh doanh
Hạn mức cho
vay tối đa
Lãi suất trong
thời gian đầu
Lãi suất trong
thời gian sau
Thời hạn cho
vay
Đối tượng cho
vay

Điều kiện vay

75% nhu cầu
vốn của khách
hàng

5 tỷ
9%

10.7%
1 năm


5 năm

1 năm

1 năm

Cá nhân trong
độ tuổi từ 1870

Khách hàng là
cá nhân người
Việt Nam, hộ
gia đình.
Độ tuổi từ 18
trở lên
Sản xuất kinh
doanh hợp
pháp/hợp lệ.
Có phương án
SXKD khả thi
và nguồn thu
nhập từ hoạt
động SXKD đủ
để trả nợ vay.
Tài sản thế
chấp: bất động
sản (nhà/đất),
động sản, giấy
tờ có giá của
người vay hoặc

của người thân
trong gia đình

Cá nhân trong
độ tuổi từ 18-70

Nữ không quá 65
Nam không quá
60

26

Chủ sở hữu tài
sản thế chấp là
chính khách
hàng, ông bà, bố
mẹ, vợ chồng,
anh chị em ruột,
con dâu, con rể,
cô dì, chú bác
của khách hàng
hoặc vợ/ chồng
khách hàng
Khách hàng có
đăng ký kinh
doanh theo qui
định của pháp
luật và có hoạt
động sản xuất



kinh doanh
trong cùng lĩnh
vực ngành nghề
tối thiểu 12
tháng tính đến
thời điểm vay
vốn tại VIB.
Khách hàng phải
có vốn tự có
tham gia vào
phương án kinh
doanh tối thiểu
là 30%.
Không có nợ
xấu tại VIB và
các ngân hàng
khác trong 2
năm gần nhất.
Bảng 3: Sự giống nhau giữa các ngân hàng gói “Cho vay kinh
doanh” Ngân hàng
HDBank
ACB
VIB
Cho vay
kinh doanh
Mục đích sử
Vay kinh doanh
dụng vốn
Phương thức

Tính theo dư nợ giảm dần
tính lãi
Phương thức
Trả lãi hàng tháng, hàng quý, hoặc 6 tháng/lần
trả nợ
Loại tiền
VNĐ
Hồ sơ vay vốn Giấy đề nghị xác lập quan hệ khách hàng.

TPBank

Hồ sơ pháp lý của cá nhân/ hộ kinh doanh/ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn (hợp đồng mua bán, bảng
kê chi lương, hóa đơn bán hàng…).
Hồ sơ chứng minh thu nhập (từ hoạt động SXKD, từ lương…).

27


Lãi suất mặc
định khi trễ
hạn

Hồ sơ tài sản bảo đảm.
150% lãi suất đang áp dụng trong hợp đồng vay

Qua đó, bảng 2 và bảng 3 cho thấy các ưu và nhược điểm của sản phẩm “Cho vay
kinh doanh” của HDBank.
Khi sử dụng dịch vụ vay vốn tại HDBank khách hàng không chỉ được trải nghiệm
dịch vụ cực hiện đại với phong cách phục vụ của nhân viên số 1 mà còn được

hưởng lợi ích từ dịch vụ cho vay ưu đãi như sau:
Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sử dụng vốn, bất kể mục đích của khách hàng là gì, chỉ
cần khách hàng chứng minh được nhu cầu là chính đáng.
Khách hàng không cần phải răm rắp tuân thủ các nguyên tắc như khi nào phải trả nợ?
Khi nào có thể đáo hạn?
Mỗi một đối tượng khác nhau sẽ được tư vấn và đưa ra một kế hoạch vay vốn sao cho
phù hợp với thu nhập và nguồn tài chính của khách hàng nhất.
Không phải lo lắng về lãi suất cao hay thấp? HDBank đảm bảo sẽ đưa ra cho khách
hàng một mức lãi suất công bằng nhất.
Đi vay mà vẫn được hưởng những chương trình khuyến mãi cực hấp dẫn.
Không lo hồ sơ, thủ tục vì đã có đội ngũ nhân viên giúp bạn tận tâm tận lực.
Hạn mức và phương thức vay, trả phụ thuộc vào chính khách hàng.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn đọng một số lỗ hổng trong việc xếp hạng tín dụng của
khách hàng: không cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên, tại một thời điểm,
có thể khách hàng được xếp hạng tín dụng loại A, nhưng chỉ sau đó một thời gian
ngắn do không đánh giá khách hàng thường xuyên theo định kỳ nên tình hình tài
chính của khách hàng đã thay đổi dòng tiền bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng trả nợ
của khách hàng không đáp ứng được.
III. Thẻ tín dụng

28


×