Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tiểu luận tín dụng ngân hàng tìm hiểu sản phẩm và quy trình tín dụng tại ngân hàng bảo việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.59 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG .......................................................... 3
1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................. 3
1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn .......................................................................................... 4
1.3 Những sản phẩm dịch vụ cốt lõi ......................................................................... 4
1.4 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 5
1.5 Tình hình góp vốn, đầu tư .................................................................................. 7
CHƯƠNG 2: CÁC SẢN PHẨM TÍN DỤNG .............................................................. 8
2.1 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân ....................................... 8
2.1.1

Sản phẩm cho vay có TSĐB ........................................................................ 8

2.1.2

Nhóm sản phẩm cho vay tín chấp .............................................................. 18

2.2

Quy trình tín dụng............................................................................................. 20

2.3

Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp ............................................................... 25

2.3.1

Tài trợ vốn lưu động .................................................................................. 25

2.3.2


Tài trợ dự án ............................................................................................... 26

2.3.3

Tài trợ vốn kinh doanh linh hoạt ............................................................... 27

2.3.4

Tài trợ vốn lưu động linh hoạt dành cho doanh nghiệp ............................. 27

2.3.5

Tài trợ mua xe ô tô ..................................................................................... 28

2.3.6

Cho vay vốn lưu động trả góp dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ .......... 29

2.3.7

Thấu chi tài khoản thanh toán .................................................................... 30

2.3.8

Cho vay ngoại tệ ........................................................................................ 30

2.3.9

Cho vay hợp vốn ........................................................................................ 31


2.3.10 Cam kết cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp ............................... 32
2.4

Quy trình tín dụng doanh nghiệp ...................................................................... 32
1


2.4.1

Lập hồ sơ tín dụng.................................................................................... 32

2.4.2

Phân tích tín dụng..................................................................................... 33

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG BẢO VIỆT...................................................................................................... 39
3.1

Một số sản phẩm tín dụng đặc biệt của Ngân hàng Bảo Việt........................... 39

3.2

Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Bảo Việt .. 39

2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG
1.1 Giới thiệu chung

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (“Ngân hàng”) là công ty con do Tập
đoàn Bảo Việt sở hữu 52% vốn. Tập đoàn Bảo Việt là một doanh nghiệp nhà nước
được cổ phần hóa (tên trước khi cổ phần hóa là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam) và
chuyển đổi thành công ty cổ phần vào ngày 15 tháng 10 năm 2007.
Ngân hàng được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 2008 theo Giấy phép số 328/GPNHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) với mức vốn điều lệ ban đầu là
1500 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) là thành viên trẻ nhất của
tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng là một ngân hàng thương mại trẻ trong hệ
thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Sự ra đời của BAOVIET Bank góp phần hình
thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên
sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống
Bảo Việt.
Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Công ty CP sữa Việt Nam
(Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC cùng một số cổ đông là các
tổ chức có uy tín khác trong nước, BAOVIET Bank có nhiều điều kiện thuận lợi trong
việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng
công nghệ ngân hàng tiến tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho
ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
Ngày 14/01/2009 Ngân hàng chính thức khai trương hoạt động trụ sở chính đặt tại
số 08 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngày 27 tháng 12 năm 2012, Ngân hàng đã chính thức nâng tổng mức vốn điều lệ
lên thành 3000 tỷ đồng. Vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2013, Ngân hàng có một Hội
sở chính và hai mươi chin chi nhánh chính tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.

3


1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn
-

Sứ mệnh: Xây dựng một ngân hàng hiện đại, đề cao tính chuẩn mực trong quản trị

điều hành và hoạt động, đảm bảo mức độ cao nhất về chất lượng dịch vụ và sự hài
lòng của khách hàng thông qua đó tạo giá trị gia tăng bền vững cho cổ đông, lợi ích
dài hạn cho nhân viên và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

-

Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng hàng đầu về chất lượng dịch vụ và giải pháp tài
chính toàn diện ngân hàng – bảo hiểm – đầu tư.

1.3 Những sản phẩm dịch vụ cốt lõi
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như huy động, cho vay,…, khối Ngân hàng
bán lẻ còn phát triển các sản phẩm tích hợp những tính năng hiện đại và đa tiện ích, đặc
biệt là ácc sản phẩm ngân hàng điện tử. Ngân hàng đã kết nối hệ thống ATM, POS với
liên minh thẻ Smartlink, VNBC và Banknetvn.
Hiện tại, các sản phẩm thẻ BVLink, BVIP có thể thực hiện giao dịch trên hệ thống
khoảng 50000 POS của 29 ngân hàng thuộc ba tổ chức chuyển mạch thẻ Smartlink,
BanknetVN và VNBC. ATM của Bảo Việt không chỉ chấp nhận thẻ nội địa của tất cả
các ngân hàng trong nước mà còn cho phép ứng tiền mặt cho nhiều loại thẻ quốc tế
(VISA, MasterCard, JCB, CUP,…).
Các sản phẩm thẻ ghi nợ BVLink, BVIP có các tính năng như EZ-Billing, EZ-Topup,
EZ-Saving cho phép khách hàng thực hiện nhiều giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn,
gửi tiết kiệm,…) thông qua các phương tiện khác nhau (Internet Banking, Mobile Wap,
SMS Banking). Ngoài ra, khối Ngân hàng bán lẻ đã triển khai gói sản phẩm BVIP là sự kết
hợp các dịch vụ Tài chính – Đầu tư – Bảo hiểm, mang lại lợii ích tối đa cho khách hàng,
góp phần đa dạng hóa hệ thống sản phẩm bán lẻ tại ngân hàng Bảo Việt.

-

Các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm:


-

Các sản phẩm truyền thống như Tín dụng, Bảo lãnh, Tiền gửi, Thanh toán, và Tài trợ

Thương mại;

4


-

Các sản phẩm tín dụng đặc thù theo ngành, lĩnh vực, vùng miền phù hợp với từng
đối tượg khách hàng như Tín dụng ngành Gạo, Cà phê, Sữa; Tín dụng coh các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu…;

-

Các sản phẩm bổ trợ để tăng tiện ích cho khách hàng như Trả lương, Thu hộ ngân
sách…;

-

Các sản phẩm có thể ứng dụng được trên nền tảng Internet Banking như chuyển
tiền, thanh toán hóa đơn,…
Tuy nhiên, những sản phẩm dịch vụ hiện tại của Ngân hàng chỉ đáp ứng được đa

phần các nhu cầu của khách hàng, vẫn còn nhiều sản phẩm dịch vụ thiết yếu khác mà
Bảo Việt chưa phát triển được như thẻ tín dụng (Visa, Master,…) của riêng Ngân hàng,
thẻ đồng thương hiệu, dịch vụ chuyển tiền đi nước ngoài,…
1.4 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững của một ngân
hàng thương mại, bảo đảm các điều kiện thích hợp cho tăng trưởng và quản lý rủi ro.
Vì vậy, ngay từ đầu BAOVIET BANK đã được tổ chức với một cấu trúc tiền tiến theo
những nguyên tắc cơ bản sau:
-

Tách bạch chức năng "tạo doanh thu", "quản lý rủi ro" và tác nghiệp trong cơ cấu tổ
chức;

-

Quản lý tập trung cao về Hội sở chính, theo đó chi nhánh thực sự được coi là điểm
bán hàng;

-

Hội sở chính phải thực sự mạnh với bộ máy nhân sự đủ năng lực và cơ chế vận
hành hiệu quả để phát huy được vai trò quản lý tập trung toàn hệ thống;

5


6


1.5 Tình hình góp vốn, đầu tư

Tình hình góp vốn đầu tư

31.96%


50.2%

7.65%
8.4%

Bảo Việt

Vinamilk

CMC

CĐ khác

Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty sữa Việt Nam
(Vinamilk) và Công ty CP tập đoàn Công nghệ CMC cùng một số cổ đông là các tổ
chức có uy tín khác trong nước, Ngân hàng Bảo Việt có nhiều điều kiện thuân lợi
trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Từ
khi mới được thành lập vào cuối năm 2008 với mức vốn 1.500 tỷ đồng, Ngân hàng
được các cổ đông góp vốn với tỷ lệ như sau:
Tập đoàn Bảo Việt: 52%, Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk): 8,4%, Công ty CP

tập đoàn Công nghệ CMC: 7,65% và các cổ đông khác 31,96%.
Đến ngày 27 tháng 12 năm 2012, Ngân hàng nâng tổng mức vốn điều lệ lên thành
3000 tỷ đồng và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn vẫn không tay đổi.

7


CHƯƠNG 2: CÁC SẢN PHẨM TÍN DỤNG

2.1 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân
Phân loại

Sản phẩm cho vay có TSĐB

Cho vay tín
chấp

Giới thiệu sản
phẩm

Nhóm sản phẩm

Nhóm sản phẩm tiêu

phục vụ SXKD

dùng

- Cho vay thấu chi hộ kinh doanh
- Cho vay hộ kinh

-

doanh

Cho vay thấu chi có
TSĐB

chi tài khoản


Cho vay chứng minh

lương

năng lực tài chính
-

- Cho vay thấu

Cho vay oto

- Cho vay tín
chấp

- Cho vay mua nhà dự án
- Cho vay du học
-

Cho vay mua, xây
dựng, sửa chữa nhà

2.1.1 Sản phẩm cho vay có TSĐB
2.1.1.1 Nhóm sản phẩm cho vay phục vụ SXKD
Nhóm sản phẩm này được phân ra thành 2 sản phẩm dành cho các hộ kinh doanh, bao
gồm:
-

Cho vay hộ kinh doanh


-

Cho vay thấu chi hộ kinh doanh

a. Cho vay thấu hộ kinh doanh
Cho vay Hộ kinh doanh là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn, giúp Khách hàng bổ
sung nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển
mua máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở
rộng nhà xưởng…
8


Đặc điểm sản phẩm:
-

Đối tượng vay vốn: Là các hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ đầu tư và phát triển.

-

Phương thức trả nợ: Phương thức trả nợ linh hoạt, tùy theo khả năng của Khách hàng:

 Niên kim cố định (định kỳ trả số tiền cố định, bao gồm cả gốc và lãi);
 Hoặc định kỳ trả nợ gốc, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế;
 Hoặc trả gốc cuối kỳ, lãi trả hàng tháng.
-

Mục đích vay vốn:
 Cho vay vốn lưu động;
 Cho vay vốn kinh doanh trả góp.


-

Thời hạn và quy mô khoản vay:
 Cho vay vốn lưu động tối đa 12 tháng;
 Cho vay vốn kinh doanh trả góp tối đa 60 tháng
 Mức cho vay tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng, tối đa
lên tới 85% tổng vốn

-

Điều kiện vay vốn:
 Đại diện Hộ kinh doanh Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy
đủ; Giới hạn nằm trong độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi;
 Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các Giấy phép khác:
o Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh;
o Giấy phép khác về điều kiện hoạt động kinh doanh: Chứng chỉ hành
nghề, Giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ…;
o Có tài liệu, sổ sách ghi chép, theo dõi về hoạt động sản xuất kinh doanh;
o Có địa điểm đăng ký kinh doanh và địa điểm thực hiện dự án, phương án
sản xuất kinh doanh cùng địa bàn hành chính cấp Tỉnh với Đơn vị kinh
doanh của BAOVIET Bank;
9


o Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, liên tục từ 12 tháng trở lên.
Hoặc: Hoạt động liên tục dưới 12 tháng nhưng đáp ứng đủ 2 điều kiện:
 Có nguồn trả nợ ổn định, độc lập với nguồn tiền từ dự án đầu tư,
phương án sản xuất kinh doanh;
 Có kinh nghiệm kinh doanh tối thiểu 2 năm trong ngành nghề có

liên quan trực tiếp
o Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu

quả và phù hợp với quy định của pháp luật;
o Mục đích vay vốn, sử dụng vốn vay hợp pháp phù hợp với Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép đăng ký kinh doanh có điều kiện,
chứng chỉ hành nghề;
o Hộ kinh doanh không có nợ xấu hoặc không phát sinh nợ xấu trong vòng
12 tháng kể từ ngày đề nghị vay vốn.
-

Tài sản đảm bảo: Có TSBĐ cho khoản vay đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định
của BAOVIET Bank về Bảo đảm tiền vay

-

Hồ sơ:
 Hồ sơ pháp lý:
o CMND, Hộ khẩu thường trú hoặc KT3 của Chủ hộ kinh doanh và vợ/ chồng (nếu

có);
o Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh…;
 Hồ sơ vay vốn:
o Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của BAOVIET Bank);
o Phương án vay vốn và trả nợ (theo mẫu của BAOVIET Bank);
o Giấy tờ hoặc biên lai nộp thuế đối với Nhà nước;
o Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ;
o Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay;
10



o Các giấy tờ khác (nếu có).
 Hồ sơ tài sản bảo đảm: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài
sản; Các giấy tờ khác có liên quan về nhận tài sản bảo đảm.
b. Cho vay thấu chi hộ kinh doanh
Là sản phẩm tín dụng cung cấp cho các hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng dịch vụ
thấu chi để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
 Phương thức trả nợ:
o Khi có tiền về tài khoản thanh toán, số tiền đã thấu chi sẽ tự động được thu;
o Lãi tính theo từng ngày, Khách hàng chỉ phải trả lãi cho số ngày thực tế vay thấu
chi;
o Tiền lãi thu vào ngày cuối tháng, tiền gốc thu khi đến hạn khoản vay.
 Điều kiện vay vốn:
o Chủ Hộ kinh doanh có độ tuổi từ 20 tới 65;
o Chủ Hộ kinh doanh có hộ khẩu thường trú, hoặc KT3 tại địa bàn cấp tỉnh nơi
BAOVIET Bank có trụ sở;
o Hộ kinh doanh có địa điểm thực hiện phương án sản xuất kinh doanh cùng địa
bàn với Chi nhánh của BAOVIET Bank;
o Hộ kinh doanh có giao dịch qua tài khoản ngân hang tối thiểu 06 tháng và cam
kết chuyển giao dịch tài khoản qua BAOVIET Bank;
o

Có Tài sản bảo đảm hợp pháp được BAOVIET Bank chấp nhận.

 Thời hạn khoản vay tối đa lên tới 12 tháng và hạn mức thấu chi lên tới 1 tỷ đồng
 Tài sản đảm bảo:
o

Bất động sản;


o

Giấy tờ có giá: Trái phiếu, thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, Trái phiếu
chính phủ, Công trái;

o

Động sản: các loại ô tô con 2-7 chỗ đáp ứng điều kiện của BAOVIET Bank;
11


 Hồ sơ:
 Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi Hộ kinh doanh theo mẫu
 Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn, CMND hoặc Hộ chiếu của chủ Hộ kinh doanh;

 Giấy Chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh, đăng ký hành nghề (nếu có);
 Tài liệu chứng minh tình hình hoạt động và khả năng tài chính của Khách hàng
(sổ sách ghi chép kinh doanh, biên lai nộp thuế, hóa đơn, hợp đồng…);
 Giấy tờ tài sản bảo đảm.

2.1.1.2 Nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng
Nhóm sản phẩm này được phân ra thành 6 sản phẩm, bao gồm:
+ Cho vay chứng minh năng lực tài chính
+ Cho vay mua ô tô
+ Cho vay mua nhà dự án
+ Cho vay du học
+ Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà
a. Cho vay thấu chi có TSĐB
Sản phẩm cho vay Thấu chi có Tài sản bảo đảm là khoản vay linh hoạt dành cho
khách hàng có nhu cầu chi tiêu vượt số tiền trên tài khoản cá nhân mở tại BAOVIET

Bank. Khách hàng chỉ trả lãi trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng.
 Đối tượng: Là các Khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ Thấu chi để tiêu
dùng.
 Phương thức trả nợ:
o
o

Khi có tiền về tài khoản thanh toán, số tiền đã thấu chi sẽ tự động được thu;
Lãi tính theo từng ngày, Khách hàng chỉ phải trả lãi cho số ngày thực tế vay thấu
chi;
12


o Tiền lãi thu vào ngày cuối tháng, tiền gốc thu khi đến hạn khoản vay
 Điều kiện vay vốn:
o Khách hàng có độ tuổi từ 18 tới 70;
o Khách hàng có hộ khẩu thường trú, KT3 tại địa bàn của BAOVIET Bank;
o

Có Tài sản bảo đảm hợp pháp được BAOVIET Bank chấp nhận.

 Hạn mức thấu chi tối đa lên đến 1 tỷ đồng và Thời hạn hạn mức có thể lên tới 12
tháng
 Tài sản đảm bảo: Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của chính khách hàng (gồm
có: Bất động sản, ô tô, Giấy tờ có giá).
 Hồ sơ:
Giấy

đềnghịcấp hạn mức thấu chi có TSBĐ theo mẫu


Hộkhẩu

hoặc giấy tạm trú dài hạn, CMND hoặc

Hộchiếu;Tài liệu chứng minh khả năng tài chính của Khách
hàng;Giấy tờtài sản bảo đảm.

b. Cho vay chứng minh năng lực tài chính
o

Đối tượng cho vay: Cá nhân có nhu cầu chứng minh năng lực tài chính hoặc
thân nhân của cá nhân có nhu cầu chứng minh năng lực tài chính.

o

Mục đích cho vay: BAOVIET Bank cho khách hàng vay vốn để chứng minh
năng lực tài chính phục vụ mục đích:

-

Đi du học ở nước ngoài.

-

Đi du lịch ở nước ngoài.

-

Xuất khẩu lao động.


-

Khám chữa bệnh ở nước ngoài.
o

Đặc điểm:

o

Cho vay tối đa 100% nhu cầu chứng minh tài chính
13


o Tài sản đảm bảo là chính Sổ tiết kiệm hình thành từ vốn vay.
c. Cho vay mua ô tô
 Đối tượng vay vốn: Là các Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn mua xe ô tô
phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
 Phương thức trả nợ:
o

Trả gốc định kỳ, tối đa 3 tháng/lần

o

Trả lãi định kỳ.

 Điều kiện vay vốn
o
o


Đối với Khách hàng:
Khách hàng có hộ khẩu thường trú, KT3 tại địa bàn của BAOVIET Bank hoặc tại
tỉnh/thành phố giáp ranh với địa bàn của BAOVIET Bank;

o
o

Có khả năng tài chính và phương án trả nợ khả thi;
Có tài sản bảo đảm hợp pháp để bảo đảm cho khoản vay.

o

Đối với xe ô tô dự định mua:
o

Có nguồn gốc hợp pháp;

o

Đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Pháp luật.

 Tài sản đảm bảo: Là chính chiếc xe mua hoặc tài sản khác (Bất động sản, giấy tờ có
giá..)
 Thời hạn và hạn mức:
o
o

Mức cho vay tối đa lên tới 90% giá trị xe ;
Trường hợp thế chấp bằng chính chiếc xe dự định mua, mức cho vay tối đa 80%
giá trị xe;


o

Thời hạn vay tối đa 120 tháng;

 Hồ sơ:
o

Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo mẫu

o

Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn, CMND hoặc Hộ chiếu;
14


o Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ của Khách hàng;
o Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn (Hợp đồng mua bán xe, chứng từ nộp
tiền…);
o Hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu TSBĐ không phải là chiếc xe mua).
d. Cho vay mua nhà dự án
 Đối tượng vay vốn: Là các Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn mua căn hộ,
nhà liền kề, biệt thự thuộc các dự án bất động sản;
 Phương thức trả nợ: Phương thức trả nợ linh hoạt, tùy thuộc khả năng của Khách
hàng:
o Niên kim cố định (định kỳ trả số tiền cố định, bao gồm cả gốc và lãi);
o Hoặc định kỳ trả nợ gốc, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế.
 Điều kiện vay vốn
o
o


Khách hàng có hộ khẩu thường trú, KT3 tại địa bàn của BAOVIET Bank;
Khách hàng có vốn tự có và khả năng tài chính bảo đảm trả nợ gốc lãi trong thời
hạn cam kết;

o

Có tài sản bảo đảm hợp pháp để bảo đảm cho khoản vay.

 Tài sản đảm bảo: Là chính ngôi nhà mua hoặc tài sản bảo đảm khác.
 Thời hạn và hạn mức
o

Khách hàng có thể thế chấp chính ngôi nhà mua (mức cho vay tới 70% giá trị nhà)
hoặc dùng tài sản khác để bảo đảm cho khoản vay mua nhà (mức cho vay tới 80%
giá trị căn nhà);

o

Thời hạn vay vốn tối đa tới 15 năm.

 Hồ sơ:
o

Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo mẫu

o

Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn, CMND hoặc Hộ chiếu;
15



o Tài liệu chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ của Khách hàng;
o Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn (Hợp đồng mua bán nhà, chứng từ nộp

tiền…);
o Hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu TSBĐ không phải là ngôi nhà mua).
e. Cho vay du học
Là sản phẩm tín dụng Hỗ trợ tài chính để chi trả học phí và sinh hoạt phí cho
các Du học sinh hoặc học viên du học tại chỗ.
 Đối tượng vay vốn:
o Học viên mới trúng tuyển, đang học Cao đẳng/ Đại học/ Cao học tại các Đơn vị
đào tạo ở nước ngoài hoặc Đơn vị đào tạo trong nước có yếu tố nước ngoài;
o Nhân thân của học viên: Bố, mẹ đẻ; Bố, mẹ nuôi; Anh, chị, em ruột; Vợ,
chồng. Trường hợp không có cha, mẹ, vợ, chồng, người vay có thể là ông, bà,
cô, dì, chú, bác ruột.
 Loại tiền: VND.
 Phương thức trả nợ: Linh hoạt theo khả năng trả nợ của Khách hàng.
 Điều kiện vay vốn:
o Khách hàng hoặc thân nhân khách hàng trúng tuyển hoặc đang theo học các
khóa học Cao đẳng, Đại học, Cao học của Đơn vị đào tạo.
o Khách hàng có Hộ khẩu thường trú, KT3 tại địa bàn của BAOVIET Bank.
o Có vốn tự có tối thiểu 20% tổng nhu cầu vốn.
o Có khả năng tài chính để trả nợ vay.
o Có tài sản bảo đảm hợp pháp được BAOVIET Bank chấp nhận.
 Hồ sơ:
o
o

Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của BAOVIET Bank;

CMND/ Hộ chiếu và Hộ khẩu/ Sổ tạm trú (KT3) của người vay và vợ/ chồng, học
viên (nếu người vay là thân nhân của học viên);
16


o Giấy tờ chứng minh việc trúng tuyển hoặc đang theo học của học viên;
o Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ vay;
o Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
f. Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà
-

Đối tượng vay vốn: Là các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn mua bất động
sản, xây dựng/sửa chữa nhà ở.

-

Đặc điểm:
 Cho vay để mua bất động sản, xây dựng/sửa chữa nhà ở cho cá nhân hoặc cho
người thân.
 Chấp nhận cho vay bù đắp số tiền đã vay của người thân để mua bất động sản,
xây dựng/sửa chữa nhà.
 Chấp nhận nguồn trả nợ từ người thân của khách hàng vay vốn.

-

Mức cho vay cao, tới 85% tổng nhu cầu vốn;

-

Thời hạn vay vốn dài, lên đến 20 năm;


-

Phương thức giải ngân linh hoạt.

-

Chấp nhận bất động sản hình thành từ vốn vay là tài sản đảm bảo cho khoản vay.

-

Phương thức trả nợ:
 Trả gốc định kỳ, tối đa 3 tháng/lần.
 Trả lãi định kỳ hàng tháng.

-

Điều kiện vay vốn:
 Có khả năng tài chính và phương án trả nợ khả thi;
 Có tài sản bảo đảm hợp pháp để bảo đảm cho khoản vay.

-

Tài sản đảm bảo: Bất động sản, ô tô, giấy tờ có giá.

-

Hồ sơ:
 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo mẫu tại đây;
 Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn, CMND hoặc Hộ chiếu;

 Tài liệu chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ của Khách hàng;

17


 Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn (Hợp đồng mua bán nhà, chứng từ nộp
tiền, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của căn nhà dự định xây, sửa
chữa, giấy phép xây dựng…);
 Hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu TSBĐ không phải là nhà, đất mua).
2.1.2 Nhóm sản phẩm cho vay tín chấp
Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy
tín của cá nhân và công ty đang công tác để phục vụ cho các mục đích cá nhân
Nhóm sản phẩm cho vay tín chấp dành cho KHCN của BVB gồm có 2 sản phẩm:
-

Cho vay thấu chi tài khoản lương

-

Cho vay tín chấp

2.1.2.1 Cho vay thấu chi tài khoản lương
 Đối tượng vay vốn: Cán bộ nhân viên của các Cơ quan nhà nước, Đơn vị hành chính
sự nghiệp, các Doanh nghiệp có trả lương qua tài khoản tại BAOVIET Bank.

 Loại tiền vay: VND
 Phương thức trả nợ:
1. Khi có tiền về tài khoản, số tiền đã Thấu chi sẽ tự động được thu;
2. Lãi tính theo từng ngày, Khách hàng chỉ phải trả lãi cho số ngày thực tế
vay thấu chi;

3. Tiền lãi thu vào ngày cuối tháng, tiền gốc thu khi đến hạn khoản vay.
 Điều kiện vay vốn:
1. Khách hàng có hộ khẩu thường trú, KT3 tại địa bàn của BAOVIET Bank;
2. Nhận lương qua tài khoản mở tại BAOVIET Bank;
3. Tài sản đảm bảo: Không có tài sản bảo đảm.
 Hạn mức và thời hạn:
o Giá trị hạn mức có thể lên tới 100 triệu đồng;
18


o Thời hạn duy trì hạn mức thấu chi dài tối đa 12 tháng;
 Hồ sơ:
o Giấy yêu cầu mở Tài khoản (nếu chưa có tài khoản tại BVB);
o Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi theo mẫu;
o Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn, CMND hoặc Hộ chiếu;
o Tài liệu chứng minh thu nhập (Hợp đồng lao động, QĐ lương, QĐ bổ nhiệm,
Sao kê tài khoản lương 03 tháng gần nhất …);
o Hóa đơn điện thoại nhà riêng (bản photo).
2.1.2.2

Cho vay tín chấp

 Đối tượng vay vốn: Là cán bộ quản lý, nhân viên của các Đơn vị có thực hiện trả

lương qua tài khoản mở tại BAOVIET Bank;
 Phương thức trả nợ: Khách hàng có thể trả nợ theo các hình thức:
o

Trả Gốc theo định kỳ, lãi trả theo dư nợ giảm dần;


o

Niêm kim cố định (định kỳ trả số tiền cố định, bao gồm cả gốc và lãi);

o

Trả gốc theo định kỳ, lãi theo số tiền vay ban đầu (add-on).

 Điều kiện vay vốn:
o

Khách hàng có hộ khẩu thường trú, KT3 tại địa bàn của BAOVIET Bank;

o

Có độ tuổi từ 22 tới 55 đối với Nữ và tới 60 đối với Nam;
o

Thu nhập hàng tháng tối thiểu 3.000.000đ (chuyên viên, nhân viên) và 6.000.000đ

(quản lý);
o

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 12 tháng trở lên và
thời gian đã làm việc tại Đơn vị quản lý tối thiểu 12 tháng;

o

Có xác nhận thông tin của Đơn vị quản lý.


 Mức cho vay: Hạn mức có thể lên tới 200 triệu đồng đối với nhân viên, chuyên viên

và 500 triệu đồng đối với cấp quản lý. Thời hạn tối đa 48 tháng
 Hồ sơ:
19


o Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo mẫu;
o Giấy đề nghị xác nhận vay vốn theo mẫu;
o Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn, CMND hoặc Hộ chiếu;
o Bản sao Hợp đồng lao động , QĐ lương, QĐ bổ nhiệm…
o Sao kê tài khoản lương có xác nhận của BAOVIET Bank hoặc Ngân hàng khác
trong 03 tháng gần nhất.
2.2 Quy trình tín dụng

Bước
1

Ngườithực

Nội dung công việc

hiện
Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng
- CB QHKH thông qua các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm
CB QHKH

theo định hướng từng thời của KBL, tiếp cận và tiếp nhận
nhu cầu tín dụng của KH


2

Hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
- Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, đối chiếu và kiểm tra sự
đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
CB QHKH

- Tra cứu thông tin CIC của KH, vấn tin trên hệ thống
INCAS để đánh giá và đề xuất cấp tín dụng theo từng trường
hợp
- Bàn giao hồ sơ và đề xuất cấp TD cho cán bộ thẩm định

3

Thẩm định tín dụng
Căn cứ vào đề xuất cấp TD, hồ sơ khách hàng được CB
CB
Thẩm định

QHKH bàn giao cùng với hồ sơ tự thu thập được, CB TĐ
thực hiện các công việc sau:
- Thẩm định khách hàng
20


- Thẩm định phương án đề nghị cấp TD
- Thẩm định biện pháp bảo đảm
- Chấm điểm và xếp hàng tín dụng của KH
- Khai báo đầy đủ nội dung thẩm định, scan đính kèm hồ sơ
vào CRLOS và kết luận, đề xuất

- Chuyển hồ sơ trình LĐ PBL trên CRLOS
4

Kiểm soát thẩm định và quyết định tín dụng
- Tiếp nhận hồ sơ đề xuất cấp TD của CB TĐ trên CRLOS,
kiểm soát sự đầy đủ, tính nhất quán, chính xác hay sự phù
hợp… của bộ hồ sơ KH cũng như đề xuất cấp tín dụng của
CB TĐ. Ngoài ra phải có ý kiến rõ ràng về việc đồng ý hay
LĐ PBL

không đồng ý với đề xuất của CB TĐ
- Kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng theo quy
trình và quy định hiện hành
- Chuyển hồ sơ trình lên LĐ CN nếu vượt thẩm quyền của
PBL. Quyết định cấp TD nếu thuộc thẩm quyền của PBL,
cần ghi rõ đồng ý hay từ chối cấp TD.
- Tiếp nhận bộ hồ sơ, xem xét, quyết định hạng tín dụng của
KH theo đề xuất của PBL theo quy trình và quy định hiện
hành

LĐ CN

- Kiểm soát nội dung thẩm định và quyết định cấp tín dụng
trên CRLOS. Nội dụng quyết định cần ghi rõ đồng ý hay
từ chối cấp tín dụng
- Trong một vài trường hợp cần trình lên cấp trên để phê
duyệt tín dụng

5


Thông báo cho khách hàng

21


- Sau khi quyết định tín dụng hoặc nhận được thông báo
phê duyệt tín dụng:


CB TĐ,

CN thông báo quyết định tín dụng cho khách hàng. Trong
đó thông báo từ chối cấp tín dụng phải nêu rõ lý do từ chối.


LĐ PBL,
Cấp có thẩm
quyền QĐTD

Nếu khách hàng không đồng ý với các điều kiện tín dụng
đã được thông báo: PBL có thể rà soát, đánh giá lại lợi ích
sẽ thu được cũng như mức độ rủi ro có thể chấp nhận được
trong mối quan hệ tín dụng với KH để tái đề xuất, sửa đổi
điều kiện tín dụng hoặc từ chối việc thay đổi điều kiện tín
dụng

6

Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và Soạn thảo, ký kết HĐCTD
Soạn thảo, ký kết HĐCTD

- CB TĐ soạn thảo HĐCTD cho khách hàng theo mẫu hiện
hành, đảm bảo nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có
CB TĐ,

thẩm quyền

LĐ PBL

- CB TĐ in HĐCTD và chuyển cho CB QHKH để CB
QHKH trình LĐ PBL ký kiểm soát từng trang và trình người
có thẩm quyền ký kết hợp đồng
- Kiểm tra nội dung HĐCTD và các văn bản sửa đổi, bổ

Người có thẩm

sung (nếu có), đảm bảo thẩm quyền của người ký và nội

quyền ký kết

dung hợp đồng phù hợp với nội dung đã được phê duyệt.



- Ký HĐCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)
- HĐCTD phải được đóng dấu giáp lai

CB QHKH
CB TĐ

- Chuyển hợp đồng CTD đã được cấp có thẩm quyền ký kết

cho khách hàng ký
- Thực hiện chuyển hồ sơ từ CRLOS sang CLIMS sau khi
KH đã ký HĐCTD
22


7

Bàn giao hồ sơ tín dụng; Rà soát và chuyển thông tin từ CLIMS sang
CORE
CB TĐ,
CB HTTD

- CB TĐ chuyển hồ sơ tín dụng (bản giấy) và các tài liệu
liên quan cho CB HTTD và lập Biên bản giao hồ sơ theo
quy định
- Tiếp nhận hồ sơ từ PBL, kiểm soát hồ sơ theo các điều

CB HTTD,
LĐ PHTTD

kiện phê duyệt tín dụng
- Rà soát, hoàn thiện thông tin trên CLIMS
- Scan đính kèm đầy đủ hồ sơ thu thập sau phê duyệt lên
CLIMS sau đó chuyển thông tin từ CLIMS sang CORE

8

Giải ngân theo HĐCTD đã ký kết, Phát hành bảo lãnh, L/C, Chiết khấu,
Bao thanh toán


8.1

Giải ngân theo HĐCTD đã ký kết

8.1.1

Đề xuất giải ngân
CB QHKH

- Hướng dẫn KH cung cấp hồ sơ giải ngân theo quy định
- Xem xét đề nghị giải ngân của KH. Nếu chấp nhận giải

CB TĐ,

ngân, CB TĐ ký GNN, trình LĐ PBL kiểm soát và ký kiểm

LĐ PBL

soát GNN, Lập phiếu đề xuất và rà soát hồ sơ giải ngân trên
hệ thống VCOMS và chuyển hồ sơ giải ngân sang PHTTD

8.1.2

Kiểm soát và phê duyệt giải ngân
- CB HTTD rà soát hồ sơ giải ngân qua hệ thống VCOMS
Phòng

và hồ sơ giải ngân trực tiếp từ CB TĐ


HTTD

- Khi đủ cơ sở giải ngân, CB HTTD nhập thông tin vào hệ
thống VCOMS, in, ký phiếu đề xuất và rà soát hồ sơ giải

23


ngân, chuyển LĐ PHTTD kiểm soát, ký phiếu và tiếp tục rà
soát hồ sơ giải ngân.
- Trường hợp thuộc thẩm quyền PBL, CB HTTD trình hồ
sơ cho LĐ PBL
- Kiểm tra lại hồ sơ giải ngân, điều kiện giải ngân và đưa ra
Cấp có

thẩm quyết định giải ngân cho KH:


quyền

Không đồng ý: Yêu cầu bổ sung, hoàn thiện



Đồng ý: Quyết định giải ngân, ký GNN
- CB HTTD tạo tài khoản tiền vay trên CORE, chuyển LĐ
PHTTD phê duyệt tài khoản trên CORE
PHTTD

- CB HTTD thông báo số tài khoản giải ngân trên GNN,

chuyển chứng từ giải ngân sang KTGD và chuyển liên
GNN đã ký cho CB TĐ
- Đóng dấu “ĐÃ CHO VAY”, ghi rõ số tiền giải ngân vào
các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và hoàn trả

CB TĐ

bản gốc chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn cho
KH
- Chuyển trả 1 liên GNN gốc đã ký cho KH

8.2

Phát hành cam kết bảo lãnh, L/C, chiết khấu, Bao thanh toán
Các cấp có thẩm quyền đưa ra đề xuất, phê duyệt phát hành cam kết bảo lãnh,
L/C, chiếu khấu hoặc bao thanh toán

9

Kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý, thu hồi nợ
CB

QHKH,

Các cá
đơn
quan

vị


nhân,
liên

- Thực hiện theo quy định hiện hành về kiểm tra và giám
sát tín dụng
- Theo dõi, đôn đốc KH trả nợ

24


KTGD
10

- Hạch toán thu nợ theo thỏa thuận trong HĐCTD

Xử lý các phát sinh
Các cá
đơn

vị

nhân,
liên

quan
11

khoản tín dụng, quản lý, xử lý nợ, TTTM hay TSBĐ,…

Thanh lý HĐCTD, giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh

Các cá
đơn

vị

nhân,
liên

quan
12

- Xử lý các trường hợp phát sinh liên quan đến điều chỉnh

- Soạn thảo, kiểm soát, ký và bàn giao biên bản thanh lý
HĐ/ giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh

Lưu hồ sơ
Các cá
đơn

vị

quan

nhân,
liên

- Thực hiện quản lý và lưu giữ hồ sơ thao quy định của
NHBV


2.3 Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp
2.3.1 Tài trợ vốn lưu động
2.3.1.1 Các phương thức tài trợ:
 Vay vốn lưu động theo món: Đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn phát sinh ngoài kế
hoạch hoặc bổ sung vốn lưu động không thường xuyên của doanh nghiệp; giúp
doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh với lãi suất hợp lý, đơn giản, linh hoạt.
 Vay vốn lưu động theo hạn mức: Đáp ứng nhu cầu vay vốn lưu động thường xuyên của
doanh nghiệp; giúp ổn định tài chính, chủ động nguồn vốn phát triển kinh doanh.

 Vay theo hạn mức thấu chi: Đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời một cách
nhanh chóng, giảm tối đa lãi vay thông qua hệ thống thu gốc tự động ngay khi tài
khoản ghi Có.

25


×