Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SOẠN - GIẢNG MÔN NGỮ VĂN THÔNG QUA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.54 KB, 21 trang )

Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
Phòng giáo dục Đông Sơn
sáng kiến Kinh nghiệm
kinh nghiệm Thiết kế bài học môn ngữ văn
theo phơng pháp đổi mới
Họ và tên: Lê thị vân
Chức vụ : Phó hiệu trởng.
Đơn vị: Trờng THCS Đông Phú
Năm học 2006 - 2007
Kinh nghiệm thiết kế bài học môn Ngữ Văn -
Lê Thị Vân - THCS Đông Phú.
Phần thứ nhất: mở đầu
Dạy học Văn để làm gì? Câu hỏi tởng nh đơn giản ấy đã dày vò bao thế hệ thầy
cô giáo. Phải thừa nhận rằng nhiều ngời rất yêu văn học nhng không phải ai trong số
đó cũng làm nghề dạy Văn bởi ở ngời thầy dạy Văn thiên chức lớn hơn nghề nghiệp.
Văn học là nhân học, học văn chính là học cách làm ngời. Văn học hớng con ngời
tới cái đẹp, cái đẹp về nhân cách. Từ ngàn đời nay văn học luôn là chìa khoá tâm hồn,
văn học là nơi cho ta những khát vọng đích thực của con ngời
Vậy mà hiện nay, nhiều học sinh lại rất ngại học văn, điều đó có nghĩa rằng nhân
học đang bị mai một dần. Tâm hồn các em không đợc nuôi dỡng, khô khốc dần theo
năm tháng thời gian, điều gì xảy ra? Các em sống vô cảm thờ ơ, lạnh lùng với thế giới
xung quanh, mất đi những xúc cảm, những rung động và những khát khao tốt đẹp ở
đời Phải chăng có một phần thầy cô giáo dạy văn học ch a phát huy hết các chức
năng, sức mạnh tiềm tàng của nó?
Công việc dạy văn phải định hớng đợc những rung động thẩm mĩ của học sinh vì
không phải đối tợng học sinh nào cũng yêu thích môn học này. Nhng về phơng diện
nào đó lại cần kích thích những điểm ỳ, điểm trơ và thậm chí cả những điểm
chết trong tâm linh những công dân trẻ để hình thành một cái vốn nào đó, để bùng
cháy một cái gì đó mà chỉ có đặc trng bộ môn này mới làm đợc đó là: Hình ảnh dân
tộc, đất nớc, tiếng mẹ đẻ, lòng nhân ái bao dung, trí tuệ, cái đẹp, ...
Để thiết kế đợc một giáo án Ngữ Văn mà đảm bảo đợc những chức năng thông


tin nh vậy thật không đơn giản một chút nào. Nhng nói nh vậy không có nghĩa là
không làm đợc mà phải làm đợc theo yêu cầu hiện nay. Với lí do đó, với kinh nghiệm
một giáo viên dạy Văn, một nhà quản lí giáo dục tôi xin mạnh dạn giới thiệu với đồng
2
Kinh nghiệm thiết kế bài học môn Ngữ Văn -
Lê Thị Vân - THCS Đông Phú.
nghiệp một số kinh nghiệm về Phơng pháp dạy và Thiết kế bài học môn Ngữ Văn
theo phơng pháp mới mà tôi từng trải nghiệm và đã tạo đợc sự lôi cuốn, say mê của
học sinh đối môn học mang tính nghệ thuật và hình tợng này.
Mong muốn đạt đợc thì nhiều, nhng vì thời gian và trong khuôn khổ có hạn của
một sáng kiến kinh nghiệm, trong đề tài này, tôi chỉ xin trình bày một số nội dung
chính sau đây:
- Các bớc cần thiết thực hiện lập Kế hoạch bài học (KHBH) môn Ngữ Văn.
- Cấu trúc một KHBH theo phơng pháp đổi mới.
- Trình bày một KHBH thực hiện soạn theo cấu trúc đã nêu.
phần thứ hai: Nội dung
Lập kế hoạch bài học hay còn gọi là soạn giáo án, soạn bài lên lớp là công việc
bắt buộc cho tất cả giáo viên trớc khi lên lớp phải thực hiện.
Đến nay, việc soạn giáo án nhiều giáo viên có quan niệm, hiểu và thực hiện rất
khác nhau: Có giáo viên cho rằng soạn giáo án phải nhất thiết theo một mẫu cố định,
có giáo viên lại cho rằng đó là sự tóm tắt lại nội dung sách giáo khoa, thậm chí
chép lại sách giáo giáo khoa cũng đợc, một số giáo viên khác lại photo hoặc chép lại
bài soạn đã có sẵn để lên lớp. Nhng chúng ta đều biết rằng giáo án chính là một trong
những sản phẩm tri thức của ngời thầy đợc chắt lọc qua nhiều công đoạn mà sản
phẩm tri thức ấy nó đánh giá tay nghề, trình độ cũng nh năng lực s phạm của ngời
thầy.
Làm thế nào để nâng cao đợc chất lợng thiết kế bài học theo yêu cầu đổi mới đó
là câu hỏi trăn trở đối với nghề làm thầy. Soạn một bài giảng có chất lợng không phải
là dễ đặc biệt là đối với bộ môn Ngữ Văn, một môn học đợc coi là khó soạn, khó
3

Kinh nghiệm thiết kế bài học môn Ngữ Văn -
Lê Thị Vân - THCS Đông Phú.
dạy. Bởi chúng ta hiểu rằng thiết kế giờ dạy không chỉ đơn giản là thay đổi hình thức
giờ dạy. Về bản chất nó là sự thay đổi làm nên hiệu quả của giờ dạy.
Nh vậy muốn soạn đợc một tiết dạy ng ý cũng phải trải qua những qui trình nhất
định. Vậy qui trình gồm những khâu nào?
Cá nhân tôi cũng nh tất cả các đồng nghiệp của tôi đều thống nhất cao quan
điểm đó là giáo án không phải là một khuôn mẫu bất biến nhng nó cũng có một cấu
trúc, những khâu, những qui trình nhất định.
1. Khâu chuẩn bị
Bớc chuẩn bị 1: Bản thân ngời soạn phải tự đặt cho mình một số câu hỏi: Hôm
nay mình soạn môn gì ? Tiết bao nhiêu? Ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên thì cần
có thêm những tài liệu gì để phục vụ cho tiết soạn ấy.
Bớc chẩn bị 2: Bản thân ngời soạn bài phải chuẩn bị một tâm thế thật tốt, một
tâm trạng thoải mái trớc khi tiến hành.
2. Khâu Tiến hành thiết kế bài học.
Bớc 1: Nắm đợc cấu trúc một giáo án.
Bớc 2: Công việc tiếp theo là ngời soạn phải đọc kĩ tiết cần thiết kế (Đọc trong
sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, )
ở bớc này ngời soạn cần chú ý trong việc sử dụng sách giáo khoa, sách giáo
viên, cũng nh các sách tham khảo.
- Về việc sử dụng sách giáo khoa: Sách giáo khoa đợc coi là tài liệu chuẩn
nhằm thực hiện mục tiêu chơng trình qui định. Những kiến thức ở sách giáo khoa là hệ
thống các kiến thức cơ bản, tạo điều kiênh cho ngời học, ngời dạy thống nhất nội dung
giảng dạy, học tập. Ngời giáo viên cần nắm bắt chắc các kiến thức, kĩ năng và bài tập
cơ bản của môn học, từ đó từ đó mà thiết kế giáo án của mình một cách phù hợp, lựa
chọn các phơng pháp tối u, phù hợp với điều kiện giảng dạy (cơ sở vật chất, trình độ
học sinh). Không nên lặp lại y nguyên các kiến thức từ sách giáo khoa và bắt buộc học
4
Kinh nghiệm thiết kế bài học môn Ngữ Văn -

Lê Thị Vân - THCS Đông Phú.
sinh phải ghi nhớ. Giáo viên cần nắm đợc kiến thức trọng tâm của tiết học, của từng
phần và giúp học sinh hiểu và vận kiến thức cơ bản theo yêu cầu của chơng trình Ngữ
văn THCS là đặt trọng tâm vào yêu cầu thực hành bài tập. Vì thế, hệ thống bài tập
trong sách giáo khoa phải đợc tận dụng trong giảng dạy, luyện tập.
- Về việc sử dụng Sách giáo viên: Xét về mặt phơng tiện giảng dạy với ngời
giáo viên, sách giáo viên đợc xem nh một phơng tiện giảng dạy quan trọng nhất. Bởi
lẽ, nó là tài liệu căn bản, cung cấp những định hớng về nội dung kiến thức, kỹ năng
giảng dạy cũng nh cách giáo dục t tởng của môn học đó. Nó là một tài liệu tham khảo
quan trọng trong giảng dạy. Thế nhng, điều này không có nghĩa là mọi kiến, thức kỹ
năng trong sách giáo viên đều đợc cung cấp một cách đầy đủ cho học sinh. Căn cứ
vào mục đích, yêu cầu giảng dạy, vào điều kiện thực tế giảng dạy, ngời giáo viên cần
chọn lọc những thông tin cần và đủ cho ngời học, tuyệt đối không sơ lợc hoá kiến thức
và cũng không phức tạp hoá kiến thức bài học.
- Về việc sử dụng Sách tham khảo: Giáo viên dạy văn là phải có nhiều đầu sách
tham khảo ở nhiều lĩnh vực có liên quan đến nội dung bài soạn. Nhng đây không phải
là tài liệu chính thống chỉ đạo việc dạy và học. Giáo viên sử dụng các loại sách này để
bổ sung kiến thức cho mình để từ đó có vốn kiến thức phong phú thuộc lĩnh vực bộ
môn Ngữ văn.
Bớc 3: Tiến hành soạn
Qua tham khảo kinh nghiệm của nhiều Giáo viên và các tài liệu liên quan đến
đổi mới PPDH, theo kinh nghiệm tích lũy bản thân thì KHBH nên soạn theo cấu trúc:
(Tiết chơng trình) Tên bài học
(Ngày soạn bài, ngày dạy)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
2. Kĩ năng.
5
Kinh nghiệm thiết kế bài học môn Ngữ Văn -
Lê Thị Vân - THCS Đông Phú.

3. Thái độ.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV.
2. Chuẩn bị của HS.
C. Tiến trình bài dạy.
Trong mục này GV phải tạo dựng, thiết kế, viết ra đ ợc các hoạt động nhằm thể
hiện đợc các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới.
2. Dạy học bài mới.
3. Củng cố và luyện tập bài học.
4. Hớng dẫn HS học ở nhà.
(D. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy)
Những công việc cần thực hiện trong tiến trình soạn bài theo cấu trúc đã nêu:
A: Mục tiêu bài học:
1: Kiến thức :
Ngời soạn phải xác định đợc kiến thức trọng tâm của tiết dạy, kiến thức trọng
tâm của từng phần mà mình sẽ cung cấp cho học sinh. Nghĩa là giáo viên phải hình
dung rõ sau khi học xong bài đó, học sinh phải có đợc những kiến thức gì?
2: Kĩ năng:
Qua nội dung kiến thức ấy hình thành cho học sinh kĩ năng gì? ứng dụng vào
thực tế ra sao?
3: Thái độ:
Hớng cho học sinh có thái độ nh thế nào qua tiết học: Tán thành, phản đối, hởng
ứng, chấp nhận...
(Việc xác định mục tiêu bài học càng cụ thể, càng sát hợp với yêu cầu của ch-
ơng trình, với hoàn cảnh điều kiện dạy và học thì càng tốt. Mục tiêu đợc xác định
6
Kinh nghiệm thiết kế bài học môn Ngữ Văn -
Lê Thị Vân - THCS Đông Phú.
nh vậy sẽ là căn cứ đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động dạy, để trò tự đánh giá

kết quả và điều chỉnh hoạt động học, từng bớc thực hiện các nhiệm vụ để đạt đợc
mục đích dạy học một cách vững chắc. Phần mục tiêu bài học vô cùng quan trọng
vì nếu ngời soạn không xác định đợc mục tiêu bài học thì tiết dạy không thành công.)
B: Chuẩn bị
1: Chuẩn bị của thầy:
Thầy phải chuẩn bị những gì về PTDH và đồ dùng dạy học để đảm bảo yêu cầu của
tiết dạy.
2: Chuẩn bị của trò:
Trò phải chuẩn bị đồ dùng học tập theo yêu cầu bài học (đồ dùng này đã đợc giáo viên
dặn từ tiết trớc)
(Lu ý: Đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập phải đợc chuẩn bị và thực hiện thử
nghiệm đầy đủ trớc khi thực hiện tiết dạy, chu đáo về mọi mặt, tránh sai sót, sự cố
không đáng có Một tiết dạy sinh động, theo ph ơng pháp mới là tiết dạy có sử dụng
đồ dùng dạy học thích hợp và biểu diễn đồ dùng dạy học thành thạo).
C: Lên lớp
1. ổ n định lớp Kiểm tra bài cũ: ( 3 - 5 phút)- Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
học sinh.
- Kiểm tra bài cũ: Có thể kiểm tra bài cũ hoặc việc chuẩn bị bài của học sinh hay việc
chuẩn bị đồ dùng học tập của các em.
(Kiểm tra bài cũ , giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi - bao gồm cả câu hỏi chính
và câu hỏi phụ, đồng thời phải có các phơng án trả lời - Sau khi học sinh trả lời,
giáo viên phải nhận xét, tổng kết, cho điểm)
2. Đặt vấn đề vào bài :
Một bài soạn chu đáo là một bài soạn có nội dung đặt vấn đề và lời giới thiệu
vào bài. Lời giới thiệu cần ngắn gọn và phải tạo đợc tâm thế cho tiết học nhằm gây
7
Kinh nghiệm thiết kế bài học môn Ngữ Văn -
Lê Thị Vân - THCS Đông Phú.
hứng thú học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Giáo viên
có thể tiến hành hoạt động này bằng nhiều cách khác nhau nh kể một câu chuyện,

trình bày sinh động một trích đoạn của bài học mới, đa ra một thông tin hấp dẫn, một
số tranh ảnh, giáo cụ trực quan, đặt một số câu hỏi có tình huống cần giải quyết dựa
trên vốn kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến một phần nội dung nào đó của bài
học mới nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh với bài học.
3. Bài mới: ( khoảng 25 phút)
Có nhiều cách, nhng theo tôi ngời soạn có thể chia giáo án thành 2 cột (Một cột
là hoạt động của thầy và trò cột còn là nội dung cần đạt.)
Phần này có các đề mục lớn nhỏ tơng ứng với từng đơn vị kiến thức sẽ tìm hiểu.
-Trớc khi hớng dẫn học sinh khai thác kiến thức, chiếm lĩnh các đơn vị kiến
thức thì ngời soạn phải xác đinh đợc kiến thức trọng tâm của mục ấy là gì?
- Bớc tiếp theo là lựa chọn phơng pháp giảng dạy.
Có nhiều phơng pháp dạy học chung cho tất cả các môn học nhng đối với môn
Ngữ văn thờng có bốn phơng pháp chính:
* Phơng pháp đọc sáng tạo
Đây là phơng pháp đặc biệt đợc sinh ra do chính đặc trng bộ môn:
Có nhiều cách đọc sáng tạo: Đọc hớng dẫn, đọc có phân tích kể chuyện hoặc đọc
thuộc lòng, phát biểu cảm nghĩ, ... hay hoạt động liên môn với hội hoạ, âm nhạc, biểu
diễn nghệ thuật, ... Nhng tất cả đều phải diễn ra trên văn bản nghệ thuật. Mức thấp
nhất là đọc đúng (đọc chữ) tròn vành rõ chữ đúng chính âm, chính tả. Mức cao hơn là
đọc diễn cảm (đọc văn) đọc diễn tả sự cảm thụ chứ không chỉ dừng lại ở mức thể hiện
cảm xúc mà có cả sự hiểu biết của ngời đọc, sự tri âm với tác giả, ...
Trong phơng pháp đọc sáng tạo cả thầy và trò cùng tham gia đọc diễn cảm, có
diễn ra sự phân tích bằng diễn xuất đọc. Thông qua việc đọc còn biết trình độ học
sinh .Việc đọc phải tuân theo tám yêu cầu sau:
- Giản dị và tự nhiên.
8

×