1
MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2
II. GIỚI THIỆU 3
III.PHƯƠNG PHÁP 4
1. Khách thể nghiên cứu 4
2. Thiết kế nghiên cứu 4
3. Quy trình nghiên cứu 5
4. Đo lường và thu nhập dữ liệu 5
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 6
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 7
1. Kết luận 7
2. Khuyến nghị 8
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
VII. PHỤ LỤC 8
2
TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN THÔNG QUA
VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
“ Văn học là nhân học ” câu nói khẳng định vai trò và tầm quan trọng của văn học :
rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới
Chân-Thiện-Mĩ . Nhưng hiện nay , môn Ngữ Văn trong nhà trường lại ít được HS quan tâm,
chú trọng đến vì nhiều nguyên nhân. Như ta đã biết môn Ngữ Văn là môn học vốn kết tinh
đầy đủ nguyên lí kết hợp học với hành. Đây là môn học bộc lộ rõ nét hơn cả nhân cách của
học sinh, là môn học xứng đáng được coi là có truyền thống lâu đời nhất, tạo được nhiều
hứng thú cho học sinh nhất thì hiện nay kết quả ngược lại.
Trong thực tế dạy phân môn làm văn: người dạy đã cố gắng hướng dẫn cho học sinh sử
dụng thành thạo kiểu bài làm văn trong nhà trường phổ thông đó là làm văn nghị luận (Nghị
luận xã hội và Nghị luận văn học). Các thầy cô giáo đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng
công nghệ thông tin, nghiên cứu tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp dạy học… nhưng
kết quả của môn Ngữ Văn rất thấp.
Có một thực trạng là khi viết văn nghị luận thì học sinh chưa chú ý đến kĩ năng vận dụng
kết hợp các thao tác lập luận, nên bài viết không lôgic, lập luận không chặt chẽ, luận điểm
không thuyết phục,…Nếu có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thì cũng chưa rõ ràng , vì
HS chưa biết chọn thao tác nào chủ yêú, thao tác nào phụ để bài văn chặt chẽ, thống nhất và
thuyết phục.
Giải pháp của tôi là rèn thêm cho học sinh “ kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập
luận trong bài văn nghị luận” để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn. Nhằm giúp
cho học sinh hiểu rõ hơn về chức năng của việc vận dụng các thao tác lập luận trong văn nghị
luận, có kĩ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiểu thao tác lập luận thông dụng như :
giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ. Học sinh biết tự sửa và
biết tránh các lỗi đã mắc khi vận dụng các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Nhằm tránh
tình trạng học sinh viết lan man, không lôgic trong lập luận, hoặc nếu có viết thì cũng rời
rạc, không có hiệu quả.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: lớp 12A7 và lớp 12A11 trường
THPT Phan Bội Châu. Lớp 12A11 là lớp thực nghiệm và lớp 12A7 là lớp đối chứng. Lớp
thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi được giáo viên hướng dẫn cụ thể cho các
cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. Kết quả đã cho thấy tác
động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học môn Ngữ Văn của học sinh: lớp thực nghiệm
12A11 đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng12A7 . Điểm bài kiểm tra của lớp
thực nghiệm là 6,8; điểm bài kiểm tra của lớp đối chứng là 6,0. Kết quả kiểm chứng t – test
cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kết
hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận sẽ nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ Văn
của học sinh.
3
II.GIỚI THIỆU:
Nhiều năm nay, nhà truờng phổ thông chúng ta rất coi trọng việc nâng cao trình độ viết
văn cho học sinh. Cố gắng thì nhiều nhưng hình như kết quả vẫn chưa đuợc như ý. Sau mỗi
kì tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT hay kì thi đại học, qua phuơng tiện truyền thông
chúng ta đều biết có một số bài văn gây sốc cho toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này như: học sinh thiếu hụt kiến thức, học sinh không yêu thích môn Ngữ Văn,
học sinh không có kĩ năng làm bài… Về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong
văn nghị luận thì học sinh đã đuợc tìm hiểu và rèn luyện trong chưong trình Ngữ Văn THCS
và thuờng xuyên đuợc củng cố trong quá trình viết bài văn nhưng chỉ dừng ở một vài thao tác
nhỏ mà chưa kết hợp các thao tác ăn ý và vẫn còn nhiều học sinh chưa chú ý đến việc này.
Trong giáo khoa Ngữ văn 12 (tập 1) cũng có bài ” Luyện tập vận dụng kết hợp các thao
tác lập luận trong văn nghị luận ” nhưng thời gian chỉ có 45 phút, các em hoc sinh chỉ mới
dừng lại ở việc làm các bài tập ở sách giáo khoa mà chưa có điều kiện thực hành thêm.
Giải pháp thay thế: để thay đổi hiện trạng trên, trong đề tài nguyên cứu này tôi đã
tập trung huớng dẫn cho học sinh thêm kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận :
giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ trong bài văn nghị luận .
Về vấn đề rèn luyện kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để nâng cao kết
quả học tập môn Ngữ văn, đăt biệt là làm văn đã có bài viết trình bày. Ví dụ:
- “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” (SGK Ngữ văn 12, tập 1,
trang 174- NXB giáo dục 2012).
- “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” (SGV Ngữ văn 12, tập 1,
trang 175- NXB giáo dục 2012).
- Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 ( Nguyễn Văn Đường – NXB Hà Nội 2008 ).
- Muốn viết bài văn hay ( Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh - NXB giáo dục 2001 ).
- Dàn bài làm văn 12, NXB giáo dục 2009.
Tài liệu trên chủ yếu trình bày những suy nghĩ, những kinh nghiệm của tác giả để làm thế
nào viết đuợc bài văn hay có lập luận chặt chẽ , hoặc sách giáo khoa chỉ đưa ra các bài tập
mà chưa đi sâu rèn luyện kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị
luận. Qua việc huớng dẫn của giáo viên, học sinh tự mình khám phá kiến thức môn học, từ
đó các em có niềm tin vàn bản thân, có hứng thú với môn Ngữ Văn hơn, đặc biệt là làm văn.
Vấn đề nghiên cứu: Việc huớng dẫn cho học sinh vận dụng kết hợp các thao tác
lập luận trong văn nghị luận có nâng cao kết quả học môn Văn của học sinh THPT hay
không?
Giả thuyết nguyên cứu : Việc huớng dẫn cho học sinh vận dụng kết hợp các thao
tác lập luận trong văn nghị luận sẽ nâng cao kết quả học môn Văn của học sinh THPT.
4
III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu:
Để có số liệu khách quan chính xác, tôi chọn 2 lớp là 12A7 và 12A11 truờng
THPT Phan Bội Châu để khảo sát. Lớp thực nghiệm (TN) là lớp 12A11 và lớp đối
chứng (ĐC) là lớp 12A7. Hai lớp đuợc chọn tưong đồng với nhau về mặt:
- Số lượng học sinh, độ tuổi, nam, nữ.
- Chất lượng học tập nói chung và môn Văn nói riêng ở 2 lớp có điểm số
các môn tương đương nhau.
- Các em có ý thức học tập.
Bảng 1: Giới tính của học sinh 2 lớp .
Số HS các nhóm
Lớp Tổng số Nam Nữ
12A7 41 17 24
12A11 44 17 27
2. Thiết kế nghiên cứu :
Chọn lớp 12A11 là nhóm thực nghiệm và 12A7 là nhóm đối chứng và tiến hành kiểm
tra các kiến thức để đánh giá và so sánh mức độ 2 lớp. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung
bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng t – test để kiểm
chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm truớc khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6,0 6,8
p = 0,105
p = 0,105 > 0,05 từ đó kết luận sự chệnh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm đuợc coi là tương đương.
Tôi chọn thiết kế thứ hai là thiết kế nghiên cứu cho đề tài : Thiết kế kiểm tra truớc tác
động và sau tác động đối với các nhóm tương đương
5
Bảng 3 : thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra
truớc TĐ
Tác động Kiểm tra sau
TĐ
Thực nghiệm
O1 Huớng dẫn vận dụng kết hợp
các thao tác lập luận trong bài
văn nghị luận
O3
Đối chứng
O2 Không tác động O4
Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng t – test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng.
Chuẩn bị bài của giáo viên: Trong các tiết dạy phân môn làm văn trên lớp, tiết luyện
tập hoặc các buổi học tăng tiết ôn thi tốt nghiệp, khi huớng dẫn cho học sinh vận dụng kết
hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận, tôi tiến hành thực nghiệm cùng một dạng
đề nhưng theo hai cách:
- Ở lớp thực nghiệm : Thiết kế bài học cho học sinh những cách vận dụng kết hợp
các thao tác lập luận thông dụng nhưng có sự linh hoạt và sáng tạo ( tác động
bằng hình thức bài tập chạy ).
- Ở lớp đối chứng : Thiết kế bài học cho học sinh cách vận dụng kết hợp các thao
tác lập luận bình thường ( không tác động ).
Tiến hành thực nghiệm: Thời gian tiến hành theo kế hoạch dạy học chung của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Bảng 4: Thời gian dạy thực nghiệm
4. Đo luờng và thu nhập dữ liệu:
Để xác định hiệu quả, việc kiểm tra và đánh giá chất lượng nắm bắt kiến thức của học sinh ở
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đuợc tiến hành bằng các bài kiểm tra, kết quả tổng quát
của một trong các bài kiểm tra đó ( đề kiểm tra và điểm số cụ thể ở phần phụ lục).
Bài kiểm tra trước tác động là bài viết ở HK1. Bài kiểm tra sau tác động là bài viết ở HK2,
sau khi HS đã được học các tiết thực nghiệm.
Đánh giá HS sau tác động bằng phép kiểm chứng T- test độc lập và tính mức độ ảnh hưởng
đối với nhóm thực nghiệm.
Thứ
ngày
Môn
Lớp
Tiết
theo
PPCT
Tên bài dạy
Thứ năm,
ngày
4/11/2012
12A11
42
Luyện tập vận dụng kết hợp
các thao tác lập luận trong
văn nghị luận
6
IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
Từ kết quả cho thấy:
- Khi không huớng dẫn cho học sinh cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong
bài văn nghị luận thì số học sinh viết bài văn có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đạt
đuợc kĩ năng và kiến thức rất ít.
- Khi huớng dẫn cho học sinh cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn
nghị luận thì số học sinh viết bài văn có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đạt đuợc kĩ
năng và kiếm thức cao.
Bảng 5: So sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiẽm
ĐTB
6,0 6,8
Độ lệch chuẩn
0,931 1,035
Giá tri P của t – test
0,000026
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
0,86
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm truớc tác động là tương đưong. Sau tác động
kiểm chứng chênh lệng ĐTB bằng t – test cho kết quả P = 0,000026 , cho thấy sự chênh lệch
giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả.
ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả
của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = ( 6.8 – 6.0) / 0,93 = 0,86. Theo bảng tiêu chí
Cohen, chênh lệch kết quả điểm trung bình chuẩn SMD = 0,86. Điều đó cho thấy mức độ ảnh
huởng của việc hướng dẫn cho học sinh kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong
bài văn nghị luận đến việc học tập môn Ngữ Văn của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài: ” Nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn thông qua việc rèn luyện
kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận” đã đuợc kiểm
chứng.
7
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Truớc TĐ Sau TĐ
Thực Nghiem
Đối Chứng
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB truớc tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng.
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 6,8 , kết quả bài
kiểm tra tuơng ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,0. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm
là 0,78; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt
rõ rệt lớp đuợc tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của các bài kiểm tra là SMD = 0,86. Điều này có
nghĩa mức độ ảnh huởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng t – test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0,000026 < 0,05. Kết
quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do
tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
* Hạn chế:
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc huớng dẫn cho học sinh nâng cao kĩ
năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận nên đòi hỏi nguời giáo
viên phải có nhiều sáng tạo, linh động trong việc ra đề, đáp án, chấm bài cũng như trong quá
trình dạy và học môn Ngữ văn.
V.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1.Kết luận:
Việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận
đã nâng cao hiệu quả làm bài của học sinh, giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong các
đợt kiểm tra và thi, giúp các em hứng thú hơn với việc học môn Ngữ Văn .
8
2.Khuyến nghị:
Đối với cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy
chiếu Projector hoặc màn hình ti-vi rộng có bộ kết nối …cho nhà trường .Cần quan tâm hơn
nữa đến các bộ môn xã hội, không nên chú trọng các môn tự nhiên.Tạo mọi điều kiện để giáo
viên nâng cao trình độ chuyên môn bằng việc tự học và rèn luyện.
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, đổi mới cách ra
đề và đáp án, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các
trang thiết bị dạy học hiện đại .
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và
đặc biệt đối với giáo viên dạy Ngữ Văn. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 1), NXB giáo dục năm 2012
2. Sách Giáo viên Ngữ Văn 12 (tập 1), NXB giáo dục năm 2012
3. Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 (tập 1), NXB Hà Nội năm 2012
4. Huớng dẫn giải các dạng đề thi quốc gia môn Ngữ Văn 12, NXB Hà Nội năm 2009
5. Tự Học Làm Văn (NXBGD , năm 2009)
6. Muốn viết bài văn hay (NXBGD 2001)
7. Dàn bài làm văn 12, NXBGD năm 2009
8. Tuyển tập đề bài và bài văn NLXH,NXBGD năm 2012
9. Tuyển tập tạp chí văn học và tuổi trẻ , NXBGD năm 2012.
VII. PHỤ LỤC
1.Phụ lục : Kế hoạch bài học:
Tiết 42 Làm văn LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
Tại sao cần phải vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận ?
Những kiến thức học sinh đã biết
có liên quan đến bài học Những kiến thức mới cần hình thành
Các thao tác lập luận đã học như :
- Giải thích
- Phân tích
- Chứng minh
- So sánh
- Bình luận
- Bác bỏ
Kết hợp các thao tác lập luận trong bài
văn nghị luận thật linh hoạt, chặt chẽ,
thuyết phục, đúng và hay.
9
Mục tiêu:
- HS biết kết hợp các thao tác lập luận, chọn thao tác nào chính và thao tác nào phụ.
- Khi viết rõ vấn đề, nêu được chính kiến của mình, thuyết phục người đọc.
- Kỹ năng lập luận tốt hơn, viết văn lưu loát hơn.
- Làm văn NL dễ dàng, hay hơn.
- Điểm bài viết cao hơn, HS thích học Văn hơn.
Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- GV : Nếu dạy máy thì sưu tầm những đoạn, bài văn mẫu hay có vận dụng kết hợp
các thao tác lập luận để chiếu cho HS tham khảo. Nếu dạy bảng thì phải có bảng
phụ, các loại sách tham khảo để giới thiệu cho HS. Ra đề , hướng dẫn dàn ý và
yêu cầu HS viết.
- HS : Ôn lại các thao tác lập luận đã học để vận dụng kết hợp một cách linh hoạt.
Mỗi HS phải có sách, vở, giấy nháp, bảng con.
Các hoạt động dạy học
Thời
gian Nội dung
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Phương tiện
đồ dùng
3’
12’
Kiểm tra
Giới thiệu bài
mới
Luyện tập trên
lớp
N hắc lại kiến
thức.bt1( SGK
tr 174 )
Nhận diện.bt2
( SGK tr 174 )
Hỏi: Ở lớp dưới các em
đã tìm hiểu các thao
tác lập luận nào ?
GV giới thiệu bài mới.
GV yêu cầu HS đọc kĩ
đề, suy nghĩ và thảo
luận xong trình bày .
HS trả lời, lớp nhận
xét.
HS thực hiện các
yêu cầu của 2 bài
tập trong SGK.
Bảng phụ ghi các
thao tác lập luận.
Sách, vở, giấy
nháp hoặc bảng
phụ.
17’ Trọng tâm là
bt3 ( SGK tr
175 ). Theo gợi
ý của SGK,
GV ra đề cụ
thể cho HS làm
Đề: Nữ sinh đến
trường nên mặc áo dài
truyền thống hay đồng
phục hiện đại.
Hình thức bt chạy.
HS dựa vào gợi ý
gồm 3 bước của
SGK để viết.
Sách, vở, giấy
nháp hoặc bảng
phụ.
3’ Hướng dẫn
làm bt về nhà
SGK tr 176
GV yêu cầu HS làm 2
bt trong SGK
HS làm 2 bt vào vở
soạn văn.
Sách, vở.
10
10’ Tập viết đoạn
văn NL có vận
dụng kết hợp
các thao tác lập
luận.
Hình thức là
làm bài tập
chạy, có cộng
điểm.
GV cho một số đề như:
-Học tập
-Môi trường
-Giao thông
-Những phẩm chất của
HS, con người,…
-Những tệ nạn hiện nay
đang diễn ra trong đời
sống….
HS làm vào vở soạn
văn hay phiếu học
tập.
Vở, giấy nháp.
2.Phụ Lục : Đáp án và đề kiểm tra
Truờng THPT Phan Bội Châu BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Tổ Văn MÔN VĂN
Thời gian: 45 phút
Đề bài: Sống giản dị - sự lựa chọn của mỗi chúng ta .
Đáp án:
A.Yêu cầu :
1.Về kĩ năng : HS biết cách làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Đặc biệt cần có ý
kiến riêng của bản thân. Bài văn cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách
linh hoạt, chặt chẽ , thuyết phục.
2.Về kiến thức : HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý
sau:
2.1. Từ thực tế đời sống mà đặt vấn đề và dẫn dắt vào bài.
2.2. Giải thích : Thế nào là sống giản dị, biểu hiện của lối sống giản dị.
2.3. Ý nghĩa của lối sống giản dị.
2.4. Phân tích, chứng minh : Sống giản dị sự lựa chọn đúng đắn của mỗi chúng ta .
2.5. Bình luận : Làm thế nào để sống giản dị, nêu những liên hệ ( bác bỏ ), suy nghĩ
bản thân.
2.6. Khẳng định lại vấn đềi, rút ra bài học nhận thức và hành động.
B. Biểu điểm:
Ý 2.1 : 1đ , Ý 2.2: 2đ , Ý 2.3: 2đ, Ý 2.4: 2đ, Ý 2.5:2đ, Ý 2.6: 1đ
Lưu ý:
Trong từng ý chỉ cho điểm tối đa khi HS trình bày toát ý, diễn đạt trôi chảy và có vận
dụng kết hợp các thao tác lập luận.
11
Truờng THPT Phan Bội Châu BÀI KIỂM TRA SỐ 2
Tổ Văn MÔN VĂN
Thời gian: 45 phút
Đề bài : Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật không thể thiếu của con
người.Song đa số học sinh ngày nay lại ngại học Ngữ Văn, nhất là làm văn. Anh (chị) hãy
bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng trên .
Đáp án:
A. Yêu cầu:
1.Về kĩ năng : HS biết cách làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Kết
cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Đặc biệt cần có ý
kiến riêng của bản thân. Bài văn cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách
linh hoạt, chặt chẽ, thuyết phục.
2.Về kiến thức : HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý
sau:
2.1. Từ thực tế đời sống mà đặt vấn đề và dẫn dắt vào bài.
2.2. Giải thích : Vì sao văn học là một trong những loại hình không thể thiếu của con
người. Nhưng tại sao HS lại ngại học Văn .
2.3. Phân tích : nguyên nhân khi đặt ra vấn đề học Văn : ( vì khó, SGK chưa hay, nhà
trường gò bó – mất tự do, ngại suy nghĩ , mệt óc, không cần thiết,….).
2.4. Chứng minh : thực trạng phổ biến trong nhà trường hiện nay ntn. Tác hại của
việc ngại học Ngữ Văn ntn . Suy nghĩ như vậy là sai lầm ( bác bỏ ).
2.5. Bình luận : tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học Văn ntn. Nên nhìn nhận đúng
hơn việc học Văn, đề ra giải pháp cụ thể .
2.6. Suy nghĩ của bản thân về việc học Văn . Rút ra bài học .
B. Biểu điễm:
Ý 2.1 : 1đ , Ý 2.2: 2đ , Ý 2.3: 2đ, Ý 2.4: 2đ, Ý 2.5:2đ, Ý 2.6: 1đ
Lưu ý :
Trong từng ý chỉ cho điểm tối đa khi HS trình bày toát ý , diễn đạt trôi chảy và có vận
dụng kết hợp các thao tác lập luận.
Truờng THPT Phan Bội Châu BÀI KIỂM TRA SỐ 3
Tổ Văn MÔN VĂN
Thời gian: 90 phút
Đề bài:
Vẻ đẹp bi tráng của hình tuợng người lính trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng.
ĐÁP ÁN
A.Yêu cầu:
1. Về kỹ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. HS có thể tự do lựa chọn
phuơng thức biểu đạt, trong đó chủ yếu là phưong thức nghị luận với sự kết hợp các thao
tác lập luận một cách linh hoạt, chặt chẽ, thuyết phục . Hành văn cần chặt chẽ, có dẫn
12
chứng, có sức thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Đặc biệt cần có ý kiến riêng của mình.
2. Về kiến thức: HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần nêu đuợc các ý
chính sau:
2.1. Từ những hiểu biết về tg và tác phẩm để dẫn dắt vào bài.
2.2.Giải thích : Vẻ đẹp bi tráng của một hình tuợng ngệ thuật: vừa bi ai, vừa hùng tráng.
2.3.Phân tích và chứng minh : Biểu hiện vẻ đẹp bi tráng của nguời lính Tây Tiến:
2.3.1.Đuợc bộc lộ khi họ đối mặt với những thử thách đầy gian khổ của thiên nhiên hiểm
trở, thời tiết khắc nghiệt, thú dữ rình rập, bệnh tật hành hạ.
2.3.2.Đuợc tỏa sáng khi họ đối mặt với cái chết- thử thách nghiệt ngã nhất.
2.4.Bình luận : Đánh giá chung về nguời lính Tây Tiến và bút pháp nghệ thuật của
Quang Dũng .( So sánh ) với Chính Hữu .
2.5.Ấn tuợng của bản thân về vẻ đẹp bi tráng của nguời lính trong bài thơ.
B. Biểu điểm:
Ý 2.1: 1đ. Ý 2.2: 2đ. Ý 2.3: 4đ. Ý 2.4: 2đ. Ý 2.5: 1đ.
Lưu ý :Trong từng ý chỉ cho điểm tối đa khi HS trình bày toát ý, diễn đạt trôi chảy và có
vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
3.Phụ lục : BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ SAU TÁC ĐỘNG
LỚP THỰC NGHIỆM 12A11
STT
Họ và Tên
Giới tính Điểm KT trước
tác động
Điểm KT sau
tác động
1 Trương Quang DŨNG Nam 5,5 8,0
2 Trần Quang DUY Nam 6,0 7,0
3 Lê Phi ĐẠI Nam 4,5 6,0
4 Phạm Quốc ĐẠT Nam 4,5 7,0
5 Huỳnh Thị Vân HÀ Nữ 5,0 6,0
6 Phạm Thị Hoa HẠ Nữ 6,0 7,5
7 Đặng Hoàng Thanh HẰNG Nữ 6,5 8,5
8 Võ Thị Mỹ HIỀN Nữ 5,5 8,0
9 Nguyễn Thị HIỆP Nữ 5,5 7,0
13
10 Nguyễn Trương Thúy HÙNG Nữ 5,0 6,5
11 Ngô Thanh HUYỀN Nữ 7,0 8,5
12 Nguyễn Thị Diệu HUYỀN Nữ 5,0 6,5
13 Trần Thị Mỹ HUYỀN Nữ 5,5 7,5
14 Lê Thị KHẮP Nữ 6,0 7,0
15 Phan Thanh KIỆT Nam 4,5 6,0
16 Nguyễn Trần LÂM Nam 5,5 6,5
17 Huỳnh Lê Đức Thanh LIÊM Nam 5,0 5,5
18 Nguyễn Thị Thanh LOAN Nữ 6,0 6,5
19 Trương Thành LỘC Nam 5,5 7,0
20 Nguyễn Đăng LONG Nam 6,0 8,0
21 Lê Thị Bích NGỌC Nữ 5,5 6,5
22 Nguyễn Thị Phương NHI Nữ 7,0 8,5
23 Trần Huỳnh Ý NHI Nữ 6,0 7,0
24 Xíu Tố NHƯ Nữ 7,0 8,5
25 Trần Đình PHÁP Nam 5,0 5,5
26 Võ Hoàng Thái PHONG Nam 4,5 4,5
27 Lê Lý Lâm QUYỀN Nam 5,5 6,5
28 Lê Thị Phương QUỲNH Nữ 7,0 8,0
29 Nguyễn Anh SON Nam 5,5 7,0
14
30 Nguyễn Đức TÂM Nam 5,0 6,5
31 Diệp Tý THÙY Nữ 6,0 7,0
32 Đoàn Trúc THỦY Nữ 7,0 8,0
33 Hoàng Thị Lệ THỦY Nữ 5,0 4,5
34 Nguyễn Thị Thu THỦY Nữ 4,5 6,0
35 Phạm Thị Thu THỦY Nữ 5,0 6,5
36 Đặng Đức TRÍ Nam 6,0 5,5
37 Đặng Thị Thanh TRÚC Nữ 5,5 6,5
38 Phan Thị Thanh TRÚC Nữ 4,5 6,0
39 Phan Duy TRUNG Nam 5,0 5,5
40 Nguyễn Trương Nh. TRƯỜNG Nam 6,5 6,0
41 Nguyễn Nhật Kiều TUYÊN Nữ 5,5 5,5
42 Lương Mai VY Nữ 6,0 7,5
43 Nguyễn Thị Tường VY Nữ 5,0 4,5
44 Mai Phi YẾN Nữ 7,0 7,5
15
LỚP ĐỐI CHỨNG 12A7
STT
Họ và Tên
Giới tính Điểm KT trước
tác động
Điểm KT sau
tác động
1 Lê Thị Ngọc ANH Nữ 5,0 6,0
2 Võ Huỳnh Thị Như ÁNH Nữ 5,5 5,0
3 Nguyễn Thị Kim CHI Nữ 5,0 7,0
4 Nguyễn Thị CHI Nữ 5,0 5,5
5 Nguyễn Thanh CƯỜNG Nam 4,5 5,5
6 Bùi Thị Thùy DUNG Nữ 5,5 6,5
7 Huỳnh Thị Thanh DUNG Nữ 5,5 7,5
8 Nguyễn Thị Đông ĐÔNG Nữ 4,5 6,0
9 Nguyễn Chí HÀO Nam 4,5 5,5
10 Nguyễn Quang HÀO Nam 5,5 5,0
11 Trần Quốc HUY Nam 4,5 5,0
12 Lê Hồ Hải KHÁNH Nữ 6,0 5,5
13 Nguyễn Quốc KHÁNH Nam 4,5 6,0
14 Lê Trung KIÊN Nam 5,0 6,0
15 Phạm KÍNH Nam 4,5 5,0
16 Nguyễn Thị Minh LƯƠNG Nữ 5,0 5,5
17 Hoàng Hà MY Nữ 5,0 6,5
18 Nguyễn Trường NAM Nam 5,0 5,5
19 Trần Hải NAM Nam 5,5 7,0
16
20 Trần Hồ Hữu PHÁT Nam 5,0 5,0
21 Trần Hữu PHƯỚC Nam 5,0 6,0
22 Phạm Ng. Trường SƠN Nam 7,0 7,0
23 Trần Thị Thanh TÂM Nữ 5,0 7,5
24 Nguyễn Công THÀNH Nam 5,5 6,0
25 Hồ Hưng THỊNH Nam 4,5 5,0
26 Ngô Thị Thanh THỦY Nữ 5,0 5,5
27 Hồ Thị Kiều TIÊN Nữ 5,5 7,5
28 Nguyễn Bảo Quỳnh TRANG Nữ 4,5 5,0
29 Trần Minh TRÍ Nam 5,0 7,5
30 Nguyễn Thị Mỹ TRỌNG Nữ 5,0 5,5
31 Nguyễn Thị Như TRÚC Nữ 4,5 4,5
32 Võ TRUNG Nam 4,5 7,5
33 Nguyễn Bá TUỆ Nam 5,0 4,5
34 Trần Quang TUYẾN Nam 5,5 6,0
35 Nguyễn Thị ÚT Nữ 4,5 5,5
36 Nguyễn Thị VÂN Nữ 5,0 7,5
37 Trần Thị Phong VÂN Nữ 5,0 5,5
38 Đặng Hoàng VINH Nam 4,5 7,0
17
39 Võ Thị Đoan VY Nữ 4,5 5,5
40 Nguyễn Ngọc Tường VY Nữ 5,5 7,5
41 Nguyễn Thị Bảo YẾN Nữ 5,0 5,5
4.Phụ lục : sưu tầm và giới thiệu một số bài, đoạn văn hay, trong đó tác giả đã vận dụng
kết hợp các thao tác lập luận khác nhau trong bài văn nghi luận.
Những dòng sông đang chết không phải ngẫu nhiên mà chúng chết. Chúng đang bị
giết chết…bởi sự tàn phá của con người.
Rừng đầu nguồn bị đốn trụi, chất thải công nghiệp và sinh hoạt độc hại được đổ
xuống dòng chảy không ngừng, nguồn nước bị khai thác vô hạn độ…là những gì đang
xảy ra hằng ngày hằng giờ trên đất nước ta. Và chết không chỉ có sông …Cùng chung số
phận với sông là rừng, là biển, là không khí…., là môi trường sống của chính con người
chúng ta.
[…] Sức ép tăng trưởng có thể buộc chúng ta phải đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên, đồng thời cắt giảm hoặc trì hoãn những khoản đầu tư không thể thiếu cho
môi trường.
Mà như vậy, những vấn đề về môi trường, như những căn bệnh, đang bị tích tụ lại và
ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nếu những vấn đề về môi trường không được giải quyết
kịp thời, những chi phí bỏ ra để khắc phục chúng sẽ đắt đỏ gấp hàng chục, hàng trăm lần.
Chưa kể đến việc có nhiều vấn đề sẽ không bao giờ khắc phục được nữa.
Những hệ động thực vật bị tuyệt diệt là không thể tái sinh, những làng bản bị lũ cuốn
mất là không thể xuất hiện trở lại, những thế hệ người Việt bị sinh ra dị dạng là khó có
thể chữa lành,…
Thật đáng tiếc, GDP chỉ đo được sự tăng trưởng về giá trị sản phẩm, không đo được sự
cải thiện môi trường. Quan tâm đến GDP là đúng đắn, nhưng vì nó mà sao nhãng việc
đầu tư cho môi trường thì thật rủi ro. Suy cho cùng, mọi sự giàu có đều trở nên vô nghĩa
nếu như chúng ta không còn môi trường trong lành để sống, không còn sức khỏe để tận
hưởng sự sung túc của mình.
Phát triển thì phải có tăng trưởng, nhưng tăng trưởng không đồng nghĩa với phát triển.
Một tư duy mới là rất quan trọng cho thời kì hội nhập. Với tư duy này, mọi sự tăng
trưởng nhờ vào việc gây nên tổn hại cho môi trường không thể được coi là phát triển.
Với tư duy này, chúng ta phải rất cẩn trọng khi phát triển những ngành nghề mà vì ô
nhiễm môi trường, các nước phát triển tìm cách chuyển sang cho các nước đang phát
triển như nước ta. […] Với tư duy này, chúng ta cần học cách tôn trọng thiên nhiên, cách
sống hài hòa với thiên nhiên.
( Theo Nguyễn Sĩ Dũng, Không còn môi trường trong lành, giàu có là vô nghĩa,
báo Tuổi trẻ, ngày 15 – 5 – 2007 ) .
18
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( trích )
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan
trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân
loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ
biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi
lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tang quí báu cất giữ di sản
tinh thần nhân loại. cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học
thuật của nhân loại. Nếu chúng t among tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này,
thì nhất định phải lấy thành quả của nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất
phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết
chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm
trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.
Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh
nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi,
là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ
công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới
có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế
giới mới.
Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy
càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đáng quí, nhưng
cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trớ ngại cho nghiên cứu học vấn. Ít nhất có
hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả
Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển
kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền
ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả
đời dùng mãi không cạn. Giờ đây sách dễ kiếm, một học trẻ đã có thể khoe khoang từng
đọc hàng vạn cuốn sách. “ Liếc qua ” tuy rất nhiều, nhưng “ đọng lại ” thì rất ít, giống
như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau
dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra
cả.Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày
nay đều đã có sách vỡ chất đầy thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất
thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người
mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những
cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách
quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì
kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều,
che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “ tự tiêu
hao lực lượng ” .
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu
đọc 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy
mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua,
không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “ Sách cũ trăm lần xem chẳng chán /
Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay ” , hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc
sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít
19
cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm
ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất, đọc nhiều mà không
chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý
loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như
kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quí. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa
mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp
kém.
Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà
mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn
chuyên môn. Muốn có kiến thức phổ thông, hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu
đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Nếu chăm chỉ học tập mà chỉ đọc thuộc
giáo trình thì chẳng có ích lợi gì, mỗi môn phải chọn lấy từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ.
Môn học kiến thức phổ thông tổng số không quá mười mấy môn, mỗi môn chọn từ 3 đến
5 quyển, tổng cộng số sách cần đọc chẳng qua cũng chỉ trên dưới 50 quyển. Đây không
thể xem là đòi hỏi quá đáng. Nói chung số sách mà một người đã đọc, phần lớn không chỉ
có thế, nếu họ không thu được lợi ích thực sự là do họ thiếu lựa chọn, khi đọc lẽ ra đọc
kĩ thì họ lại đọc qua loa.
Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả
chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, những
người chỉ chuyên một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của mình, lấy cớ là
chuyên môn, không muốn biết đến các học vấn lien quan. Điều này đối với việc phân
công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một
sự hy sinh. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các qui luật bên trong vốn lien quan mật thiết
với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn
nghiên cứu qui luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà thực tế thì không thể tách rời. Trên đời
không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên
quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm tí học, cho đến ngoại giao, quân
sự…Nếu một người đối với các học vấn lien quan này mà không biết đến, chỉ có học một
mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui
vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát. Các học vấn khác đại khái
cũng như vậy, không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm
gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học
vấn nào. Trong lịch sử học thuật, phàm là người có thành tựu lớn trong bất kì một lĩnh
vực nào, đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác.
( Chu Quang Tiềm, trong “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi
buồn của việc đọc sách ”. Bắc Kinh, 1995. Trần Đình Sử dịch )
GIÁO DỤC
Người dốt nát không phải là người không được dạy dỗ, mà họ là những người không
hiểu biết về chính bản thân mình. Còn người được dạy dỗ là người là những người xuẩn
ngốc khi họ luôn phải dựa vào sách vở, dựa vào kiến thức và dựa vào những người đã
truyền đạt kiến thức cho mình. Những hiểu biết chỉ xuất hiện thực sự qua sự tự biết mình.
Sự tự biết mình là một ý thức về toàn bộ quá trình diễn biến tâm lí của chính bản thân
20
mình. Do đó giáo dục chính là sự am hiểu về chính bản thân mình, bởi vì trong mỗi
chúng ta luôn tụ hợp toàn bộ quá trình tồn tại.
Giáo dục ngày nay có lẽ đã thất bại khi nó đã cường điệu quá mức vai trò và chức năng
của kĩ thuật. Một khi chúng ta cường điệu quá mức như thế tức là chúng ta đã hủy hoại
con người. Việc trau dồi khả năng và hiệu quả mà không cần đến sự hiểu biết về cuộc
sống, không cần đến những kiến thức phổ thông về quá trình hình thành của những suy
nghĩ và những ước mơ, tất yếu sẽ chỉ làm cho con người ngày càng trở nên tàn nhẫn và
độc ác, đây chính là nguồn gốc của tội ác và chiến tranh, hai hiểm họa đáng sợ nhất của
con người. Việc trau dồi những kĩ năng kĩ thuật riêng biệt đã sản sinh ra những nhà khoa
học, những nhà toán học, những kĩ sư xây dựng, những nhà chinh phục vũ trụ, nhưng
liệu những người này có am hiểu về cuộc sống hay không ?
Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật vẫn không thể giải quyết được những rắc rối đối với
con người, thậm chí còn phát sinh thêm nhiều rắc rối xem ra còn phức tạp hơn. Việc sinh
tồn mà không thèm đếm xỉa gì đến tính đa dạng và phức tạp của cuộc sống chính là lời
mời gọi những khổ đau và hủy diệt đối với chính con người. Nhu cầu lớn nhất và cũng là
vấn đề nan giải nhất đối với mọi cá nhân chính là việc nhận thức về cuộc sống để từ đó
có thể hiểu đúng đắn về bản thân mình. Chính điều này sẽ giúp con người có khả năng
đối mặt và vượt qua mọi khó khăn, phức tạp bất tận ở đời.
Hệ thống giáo dục hiện đại của chúng ta đã hoàn toàn thất bại. Bạn không tin như vậy
sao? Khi bạn bước ra đường phố, bạn trông thấy những kẻ giàu và người nghèo, bạn
chứng kiến những người được gọi là có giáo dục đan cãi vã, đang đánh nhau…mà điển
hình là những cuộc chiến tranh liên miên trên khắp hành tinh này. Ngày nay, sự phát triển
của khoa học kĩ thuật giúp chúng ta có thể sản xuất đủ thức ăn, đủ quần áo mặc, đủ nơi
trú ngụ cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn thấy đấy, tại sao vẫn còn đó những người
chết đói, những kẻ lang thang không nhà cửa ? Các chính trị gia và các nhà lãnh đạo trên
toàn thế giới đều là những đều là những người có giáo dục, có học hàm học vị, những nhà
khoa học, nhưng họ vẫn không tạo ra được một thế giới mà tất cả mọi sinh linh đều có thể
được sống một cách hạnh phúc. Vậy thì nền giáo dục hiện đại đã làm được gì, nếu không
nói là hoàn toàn thất bại ? Mục tiêu nhân văn cao cả của giáo dục là gì? Là giúp cho con
người tự nhận thức về bản thân, để chung sống hòa hợp với nhau.
( Theo J. Kríhnamurt “ Bạn làm gì với đời mình ?” NXB TH TP Hồ Chí Minh, 2005)
HẠNH PHÚC LÀ GÌ ?
Một sớm mùa xuân, khi nhìn nụ hoa đỏ hồng vươn lên từ thân xương rồng xù xì gai
nhọn bên cửa sổ, tôi nghe lòng mình xốn xang một cảm xúc khó tả. Lần đầu tiên cầm trên tay
tập sách Hạnh phúc là gì ? tập hợp những bức thư của Nguyễn Văn Thạc và Phạm Thị Như
Anh tôi tự hỏi lòng mình: Phải chăng khi Như Anh hỏi Thạc: “Hạnh phúc là gì ?” thì cả hai
cùng mơ về một ngày xa xôi phía trước - 30/4 - ngày hạnh phúc? Và phải chăng cảm giác
khi tôi nhìn thấy mầm hoa ấy chính là cảm giác hạnh phúc ?
Học giả Trung Quốc – Lâm Ngữ Đường khi bàn về sống đẹp có nói: “Hạnh phúc của ta
thuộc về cảm giác”. Mỗi người có một cảm giác về hạnh phúc khác nhau nhưng xét cho cùng
đó là niềm hân hoan, vui sướng của tâm hồn. Ta thấy hạnh phúc ánh lên trong đôi mắt của
người cha khi đứa con xa về thăm nhà. Hạnh phúc hiện hình trong nụ cười móm mém của
21
người bà khi thấy đứa cháu chơi đùa vui vẻ. Hạnh phúc tuôn trào cùng giọt nước mắt của mẹ
lần đầu tiên nghe con bập bẹ tiếng “mẹ” thiêng liêng. Một tiếng nói ríu rít của trẻ thơ, một
tiếng nước reo sôi trong căn phòng ấm áp, ánh đèn vàng dịu dàng hắt qua khe cửa một chiều
đông buốt giá cũng là những ngân vang nhẹ nhàng của bản nhạc hạnh phúc trong khúc giao
hưởng cuộc đời…
Tôi nhớ có lần đã nghe thấy tiếng reo vui sướng và nét mặt rạng rỡ của cậu bé khi ngắn
bình minh trên biển. Niềm vui được nhìn thấy vẻ đẹp của hừng đông. Hạnh phúc đơn sơ của
cậu bé gợi tôi nghĩ đến cảm giác hạnh phúc khi biết lắng nghe, cảm nhận những âm thanh, vẻ
đẹp của cuộc sống…Có hạnh phúc lớn lao, kì vĩ mang tầm nhân loại. Có hạnh phúc lại giản
dị, nhỏ nhoi như nốt nhạc trong veo, êm ái giữa ngàn vạn thanh âm của cuộc sống muôn
màu.
Có thể với ai đó hạnh phúc là đạt được điều mình ao ước, với người khác là mọi chuyện
suôn sẻ, dễ dàng. Nhưng dường như khi có được những điều ấy, con người ta vẫn không cảm
thấy hạnh phúc trọn vẹn mà chỉ là phút thoáng qua, chợt đến, chợt đi. Hạnh phúc đâu phải là
những gì hữu hình mà cân, đo, đong, đếm, hạnh phúc cũng không phải là thứ cảm giác được
thỏa mãn nhu cầu, càng không thể là sự chiếm đoạt, sở hữu. Hạnh phúc ở bên ta, trong ta,
nếu ta biết bằng lòng với những gì mình có, những điều hiển hiện trong cuộc sống hằng ngày.
Hạnh phúc là quyền đáng được hưởng của con người, nó thuộc về nhân quyền. Đó là tại
sao trên quốc hiệu Việt Nam, bên cạnh Độc lập, Tự do là hạnh phúc. Đó cũng là lí do để một
đất nước nhỏ bé mà văn minh như Bhutan từ ba thập kỉ qua đã đo chỉ số phát triển quốc gia
bằng tổng số hạnh phúc của người dân nước mình ( chỉ số 6NH ). Hạnh phúc là một tiêu chí
cho sự phát triển và cũng là cứu cánh của con người ở mỗi nấc thang đời sống.
Hạnh phúc được tìm thấy trong sự bình an nội tâm, và cũng được tìm thấy trong sự cảm
thông chia sẻ cộng đồng. Đó là cảm giác của người nhiễm HIV/AIDS khi được mọi người
chấp nhận, là cảm giác nhận được sự chăm sóc tận tình trong những viện dưỡng lão hay trại
trẻ mồ côi…
Tục ngữ Ân Độ có câu: “ Hạnh phúc là kết quả của hành vi đạo đức”, ngạn ngữ Nhật Bản
lại cho rằng: “ Đau khổ là cây cầu đưa đến hạnh phúc ”. Với những hành vi đúng đắn, chuẩn
mực, hạnh phúc là sự thanh thản của tâm hồn nhưng phải trải qua khổ đau ta mới biết trân
trọng hạnh phúc mình đang có. Dường như càng trong nỗi cay cực, người ta càng hiểu sâu
sắc hạnh phúc giản dị vốn có của mình. Hay đôi khi, sự mất mát cũng dạy ta quý trọng hơn
những gì không còn nữa và càng nâng niu những gì đang gắng bó với mình…
Có người ví hạnh phúc là một thứ nước hoa mà khi vảy lên người khác sẽ vương lại ít
nhiều trên ta. Câu nói ẩn chứa một kinh nghiệm cuộc đời của người từng trải. Hạnh phúc
không khó tìm, nó đến khi ta biết đọc niềm vui của mình trong niềm hân hoan của người
khác. Nó là cảm giác mỗi khi ta làm cho người khác vui.
Nếu cuộc sống chỉ biết đến riêng bản thân mình, ích kỉ và nhỏ nhen thì con người cũng như
biển chết, vĩnh viễn cô độc và không thể hòa mình cho sự sống sinh sôi. Biết hòa nhập cùng
nhịp đời sôi động quanh mình, mỗi người thấy ở đó niềm an ủi cho những vết thương. Hạnh
phúc cá nhân tìm thấy trong hạnh phúc cao cả của cộng đồng. Đóng góp sức mình cho cuộc
đời không phải là mất mát, thiệt thòi mà là phút ấm lòng và đủ đầy khi cho đi không vụ lợi.
Có lẽ vì thế mà M.Gorki từng nói: “ Cảm thấy mọi người thân thiết với mình, cần đến mình
là điều thú vị nhất, sung sướng nhất ”.
22
Người mẹ nào cũng là người hạnh phúc nhưng mẹ Tê-rê-sa là người hạnh phúc hơn tất thảy
vì mẹ trao tặng yêu thương cho bao cuộc đời bất hạnh, gieo niềm tin vào những số phận đắng
cay. Đức Phật dạy “ cứ cho đi rồi sẽ nhận ”. Khi ta gửi thông điệp nhân ái, nhận về sẽ là niềm
vui, khi gửi đi một nụ cười, một ánh nhìn ấm áp nhận về sẽ là hạnh phúc chứa chan. Một lời
nói đúng lúc, cái siết tay ân tình là cầu nối hạnh phúc giữa những tâm hồn. Hạnh phúc cho ta
phút nghỉ ngơi sau một hành trình dài rộng, hạnh phúc mỉm cười tiếp nghị lực đến vinh
quang.
Càng học hỏi them nhiều điều hay ta càng hiểu được biên giới không cùng của hạnh
phúc. Địa hạt ấy không giới hạn bất kì ai nhưng không phải ai cũng khám phá ra con đường
đến đó. Phải chăng vì không có một con đường mòn nào dẫn đến hạnh phúc? Đôi khi ta cố
gắng thật nhiều chỉ để mong có được một điều giản dị - nụ cười trên môi người mình thương
yêu. Hạnh phúc lúc ấy là một phần thưởng trong giỏ quà cuộc sống. Đó là một nụ cười thật
hiền của mẹ, là tiếng cười vang hồ hởi của cha…Với ai đó, hạnh phúc gắng liền với điều này,
điều kia, riêng tôi, mỗi ngày được nghe tiếng nói ấm áp và vui vẻ của những người thân và
bạn bè là những niềm hân hoan không gì sánh nổi…
Vũ Thị Thương Thương
Lớp 12 Văn THPT chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa
CÓ NHỮNG CON NGƯỜI NHƯ THẾ
“ Vấn đề không phải là ở tuổi tác, ở khả năng hay ở sức mạnh – vấn đề là ở ý chí ”.
Chúng ta đã từng nghe nói về sức mạnh của ý chí và niềm tin. Chúng ta đã từng ngạc nhiên
với những con người có nghị lực.và ý chí phi thường – những người đã thực hiện và vượt qua
những điều tưởng chừng không thể.
Chúng ta đã từng biết câu chuyện về một người phải đơn độc chống chọi với đói khát, giá
lạnh và hiểm nguy suốt mấy mươi ngày trong tác phẩm nổi tiếng “ Tình yêu cuộc sống ” của
Giắc Luân – đơn. Bằng niềm tin mãnh liệt và một ý chí không khuất phục trước nghịch cảnh
và tổn thương, anh đã có sức mạnh để tìm ra con đường sống cho mình trong một hoàn cảnh
vô cùng khắc nghiệt.
Chúng ta cũng từng biết câu chuyện về một người phi công trẻ tuổi dũng cảm trong Thế
chiến thứ hai qua tác phẩm “ Truyện một người chân chính ” của nhà văn Xô Viết B. Pô-lê-
vôi. Anh bị thương nặng ở chân trong một trận không chiến một mất một còn với kẻ thù. Sau
mười tám ngày bò lê trong bão tuyết để trở về, hai chân anh đã bị hoại tử. Các bác sĩ quyết
định cứu lấy mạng sống của chàng trai trẻ bằng cách cắt bỏ đến đầu gối đôi chân anh. Tình
trạng đó khiến anh tưởng chừng mãi mãi tàn phế và từ giã đồng đội…Nhưng ước mơ được
trở lại lái máy bay chiến đấu luôn cháy bỏng trong anh. Khi rời bệnh viện anh quyết tâm
luyện tập với một ý chí sắt đá - cho dù bác sĩ, cho dù cấp trên và mọi người khẳng định chắc
chắn rằng điều anh muốn làm là không thể nào thực hiện được, khuyên anh đừng cố gắng vô
ích nữa.
Nhưng sau cùng – với một quyết tâm không gì lay chuyển được – anh đã làm được điều
chưa từng có trong lực lượng không quân Xô viết và cả trong lịch sử ngành hàng không thế
giới : Người mất cả hai chân vẫn lái được máy bay tiêm kích hiện đại nhất. Chàng trai trẻ bản
lĩnh với đôi chân giả lại tung hoành trên bầu trời và đã bắn hạ được hàng chục máy bay chiến
đấu của kẻ thù trong những cuộc đối đầu trên không.
23
Tên của anh được lan truyền vượt ra ngoài biên giới và là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các
phi công Đức quốc xã lúc bấy giờ. Anh đã được quân đội Xô viết phong tặng huân chương
Anh hùng vì lòng dũng cảm vô song của mình. Sự phi thường của anh bắt nguồn từ một ý chí
kiên định theo đuổi đến cùng khát vọng của mình.
Và những câu chuyện trong tập sách này một lần nữa khẳng định một cách mạnh mẽ : Nơi
nào có ý chí – nơi đó có con đường .
( http :// vietbao.vn/van-hoa )
LỐI SỐNG GIẢN DỊ
Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự
cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có
quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sống. Với những gì tự rút ra từ bản thân và
học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị.
Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, giữ gìn. Có thể giờ
đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của
người Á Đông.
Trước hết, giản dị được thể hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi
người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời
thường bạn ạ. Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch đẹp, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng
tốt đẹp ban đầu. Tôi biết ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không
biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ để bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao
chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nếu bạn diện quần áo quá
sành điệu, lại không đúng chủ đề, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân
thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điểm chung nhất là tôi và
bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam. Vậy nên, đừng bao giờ
để đức tính đẹp đó bị phai mờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh – tấn gương vĩ đại của dân tộc, Người
không chỉ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một
lối sống giản dị văn minh. Liệu trên thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần
áo ka ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn…
Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thể hiện trong cách ứng xử hằng ngày. Mẹ tôi
đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn
từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân
thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng cũng
không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất
đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi
người càng yêu quí, trân trọng bạn biết bao. Lối sống hằng ngày cũng vậy, chẳng cầu kì, bạn
vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến.
Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện
ngắn Làng của Kim Lân? Đó là ông Hai – một nhân vật văn học đã để lại bao ấn tượng sâu
sắc trong lòng người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước
nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn
thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm.
Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị
của người nông dân Việt Nam như thế…
24
Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một
vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hóa mọi
chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao bạn không
chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ của mình?
Theo tôi, giản dị còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về
hạnh phúc, đối với tôi, đó chỉ là những niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, đáng quí. Mỗi sáng
thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo,
mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được
thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc…
Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghĩ nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cũng rất bình dị,
đơn sơ. Đơn giản là vậy nhưng tôi hy vọng, nó sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc.
Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét
đẹp đáng quí mà mỗi người cần phải gìn giữ, nâng niu.
Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay,
dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan
man, tôi đã thẳng thắn trình bày ý khiến cá nhân và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự
vụng về, nghèo nàn trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.
Tạ Thị Yến Chi
Lớp 11 văn THPT Thanh thủy – phú thọ
Trong tiểu thuyết thời cổ, thường người ta chỉ kể lại các việc làm, lời nói của nhân
vật. Tiểu thuyết ngày nay thì lấy cách miêu tả nhân vật từ bên trong làm chính. Nhà văn
như nhập vào trong nhân vật mà nhìn, nghe, xúc cảm, suy nghĩ, nói bằng lời nói của nhân
vật. Ví dụ khi miêu tả Kiều ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du không phải chỉ kể lại “ lúc đó
nàng buồn lắm và ngơ ngẩm nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ người yêu ”. Nguyễn Du đã nhập vào
trong hồn Kiều mà nói lên những điều Kiều đang trông thấy, cảm thấy và suy nghĩ, thành
đoạn thơ bất hủ : “ buồn trông cửa bể chiều hôm…”. Khi miêu tả một quang cảnh của đời
sống, nếu nhà văn chỉ đứng ngoài mà ghi lại như một người chụp ảnh, thì dù ngòi bút
miêu tả thật giỏi, cảnh ấy vẫn mới là một bức ảnh chết. Trong cảnh phải có tình thì cảnh
mới sống lên, vì vậy nhà văn phải miêu tả những quang cảnh qua tâm trạng của nhân vật
trong truyện, hoặc nếu không có nhân vật thì qua tâm trạng của chính người viết. Khi
Nguyễn Du viết “ Một vùng cỏ áy bóng tà – Gió hiu hiu thổi một và bông lau “ thì không
phải chỉ có cảnh chiều, mà trong cảnh đó man mác những ý và tình […].
Hoạt động của tâm hồn con người có lẽ là cái gì phức tạp nhất trên thế giới. Theo tôi,
các nhà tiểu thuyết lớn đều chú trọng miêu tả sự vận động rất biện chứng của tâm hồn
con người ta. […] Trong Truyện Kiều, đoạn Thúy Kiều đau khổ quằn quại vì nỗi ngang
trái của đời mình, từ lúc “ Một mình nàng ngọn đèn khuya ” cho tới lúc Kiều nói với
Thúy Vân “ Cậy em, em có chịu lời, - Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa ”, mới đầu còn là
lời dặn dò nghẹn ngào với em, rồi sau Kiều nói chuyện một mình với số phận của mình
cho đến lúc nỗi đau đớn càng tăng mãi, bật lên thành một tiếng kêu tuyệt vọng với người
yêu ở phương xa, tất cả đoạn văn ấy miêu tả sự diễn biến của những ý nghĩ tình cảm, thật
đã đến chỗ tuyệt diệu.
( Nguyễn Đình Thi, Mấy nhận xét nhỏ về nghệ thuật viết tiểu thuyết, trong Nguyễn
Đình Thi, Tiểu luận – Bút kí ).