Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN mang dân ca đến gần hơn với trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non nga trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.45 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯA DÂN CA ĐẾN
GẦN HƠN VỚI TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON NGA TRUNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang
Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Trung
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2018
1


MỤC LỤC
Danh mục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
2.2Thực trạng vấn đề
2.3Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1Giáo viên tự học và bồi dưỡng phương pháp dạy hát dân ca
2.3.2Lựa chọn các bài hát dân ca giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ


2.3.3Tạo môi trường khi trẻ tham gia hoạt động dân ca
2.3.4Nâng cao chất lượng dạy hát dân ca cho trẻ
2.3.5:Rèn kĩ năng hát, biểu diễn các bài hát dân ca cho trẻ
2.3.6: Tổ chức “Tuần lễ dân ca cho bé”
2.3.7: Tổ chức hát dân ca trong các ngày hội, ngày lễ, hát dân ca các
vùng miền đất nước
2.3.8: Tích hợp các hoạt động hát dân ca vào các hoạt động khác
2.4Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
4
4
5
5
7
11
14
15
17

18
19
19
19

2


1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mĩ cho
trẻ.Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu
thương con người.Không chỉ vậy giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao
khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố
kiến thức qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như
học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc…sẽ hình thành ở
trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, là sự phát triển
về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ
mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. [2]
Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ, là khả năng tốt
nhất để phát triển tai nghe, tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản
ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim, tuần hoàn máu. Vận động theo nhạc tạo cho
trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp và duyên dáng. Tư thế hát đúng sẽ tạo
điều kiện điều hòa hoạt động hô hấp, thở sâu hơn, tạo cho trẻ có dáng dấp uyển
chuyển và phong thái đẹp.Cảm thụ âm nhạc cũng gắn bó chặt chẽ với sự phát
triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát, nhạy bén, trẻ tập trung nghe
nhạc, so sánh âm thanh, ghi nhớ đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc.
Thông qua các bài học giáo dục âm nhạc ngày một khó dần, phức tạp dần đòi
hỏi trẻ phải tích cực tư duy, tưởng tượng và sáng tạo. Khi nghe nhạc trẻ cảm thụ
và hiểu cái đẹp, phân biệt cái hay, cái chưa hay, hoạt động độc lập và sáng tạo.

Còn khi trẻ tập hát trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca mà còn phát
triển ngôn ngữ (phát âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn từ). Đặc biệt âm
nhạc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ: Âm nhạc
gắn liền với con người từ lúc chào đời cho tới khi từ giã cuộc sống. Âm nhạc có
sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế nội tâm con người.
Nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực tình cảm con người và có khả năng thống
nhất con người trong cùng một nỗi xúc động, trở thành phương tiện giao tiếp hết
sức nhạy cảm. [1]
Dân ca cũng vậy, dân ca là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung
quanh, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp,trao đổi tình cảm. Bài hát dân ca đã nuôi
dưỡng tâm hồn trẻ thơ hun đúc cho trẻ tâm hồn dân tộc, hãy tạo mọi điều kiện
để những làn điệu dân ca luôn có mặt trong đời sống của trẻ, cho trẻ nghe những
bài hát dân ca.[2 ]
Trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng rất thích được múa hát,
được thể hiện năng khiếu của mình qua các bài hát. Tuy nhiên năng lực của giáo
viên trong việc dạy hát dân ca còn hạn chế, phương pháp dạy học rập khuôn, hát
dân ca sai nhạc, sử dụng dụng cụ âm nhạc chưa thành thạo, trong kế hoạch chủ
đề của chương trình giáo dục của giáo viên những bài hát dân ca dành cho trẻ
còn rất ít nếu có cũng chỉ là dàn dựng trong những ngày lễ hội. Trẻ được tiếp
xúc với dân ca chủ yếu là nghe cô hát, những bài nghe cô hát lại không gần gũi
1


nên trẻ không hứng thú dẫn đến hoạt động dạy hát dân ca đạt kết quả không cao.
Điều đó gây cản trở hoạt động của bản thân, ảnh hưởng không tốt đến chất
lượng giáo dục học sinh.
Mục tiêu của giáo dục hiện nay đặt ra là giáo dục nhân cách học sinh một
cách toàn diện. Để làm được điều đó cần có nhiều biện pháp, với hoạt động dân
ca chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp, nhà
trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết khắc phục.

Bản thân thấy được tính cấp thiết của vấn đề nên đã chọn cho mình đề tài:
“Một số biện pháp đưa dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại
trường mầm non Nga Trung” với mong muốn đưa dân ca đến gần hơnhình
thành ở trẻ sự tự hào và lòng yêu quê hương, đất nước.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động hát dân ca và nghe hát dân ca của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi tại trường mầm non Nga Trung, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao kĩ năng
hát dân ca, biết các làn điêu dân ca, thích hát dân ca cho trẻ 5-6 tuổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, lớp Hoa Sen trường mầm non Nga Trung – Nga
Sơn – Thanh Hóa
1.4: Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi chọn lọc tài liệu cần tham khảo
phải do bộ giáo dục và các nhà xuất bản nhà nước ban hành, tìm phần tài liệu
liên quan đến nội dung cần nghiên cứu, đánh dấu, viết ra sổ tay theo từng nội
dung.
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Dựa trên
đối tượng trẻ tại nhóm lớp mình nghiên cứu, hàng ngày quan sát các hoạt động
của trẻ với hoạt động hát dân ca ghi chép lại theo từng nội dung cụ thể.Lập bảng
và lưu thông tin.
* Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi nắm rõ số liệu tiến hành
phân tích nội dung kiến thức nào trẻ chưa hứng thú, chưa nắm rõ với tỷ lệ bao
nhiêu hoặc nội dung nào nhiều trẻ hứng thú nhất.
* Phương pháp quan sát, thực hành: Cho trẻ được theo dõi các hoạt
động dân ca của cô, phương tiện nghe nhìn, thực hành kĩ năng đã được học.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1: Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dân ca mang tính đặc thù hơn so với việcgiáo dục âm nhạc đơn thuần vì nó
mang tính chất vùng miền, bản sắc của từng làn điệu dân ca trẻ thấy được hình
ảnh quê hương mình ở trong đó. Khi hát dân ca cần sự luyến láy, độ rung, trầm

bổng đặc biệt là thần thái khi thể hiện chính là sự vui tươi, nhí nhảnh, hóm hỉnh
trong những trang phục phù hợp với từng bài hát dân ca. Đây cũng là điểm khác
biệt thú vị giữa dân ca với những tác phẩm âm nhạc khác viết cho trẻ mầm non.
Giai đoạn trẻ 5- 6 tuổi đây chính là giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào trường
tiểu học.Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc, trẻ có sự chú ý
cao hơn và kéo dài hơn. Trẻ biết tập trung nghe nhạc, có khả năng cảm nhận
2


được trạng thái chung của âm nhạc, theo dõi sự phát triển của hình tượng âm
nhạc. Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng tích lũy được
nhiều hơn. Trẻ có thể phân biệt được độ cao thấp của âm thanh, giai điệu đi lên
hay đi xuống, độ to - nhỏ, thậm chí cả sự thay đổi cường độ âm thanh (Mạnh
hay yếu) và âm sắc của một số nhạc cụ, giọng hát. [1]
Giọng hát trẻ vang hơn, âm sắc ổn định hơn và tầm cữ giọng cũng mở rộng
hơn trong quãng 8 (Từ Đô 1 đến Đô 2). Sự phối hợp của tai nghe và giọng hát
cũng tốt hơn. Các vận động của trẻ ở độ tuổi này cơ bản đã hoàn thiện hơn lứa
tuổi trước đặc biệt là khả năng vận động của các cơ lớn. Trẻ biết phối hợp động
tác tay, chân, thân mình, biết múa cùng bạn, múa với các đội hình đơn giản, các
động tác trở nên phong phú hơn. Trẻ có thể vận động theo nhạc một cách nhịp
nhàng, uyển chuyển, đôi khi có sự sáng tạo ở một mức độ nhất định. Điều này
cho thấy trong quá trình giáo dục âm nhạc cần phải nắm được đặc điểm lứa tuổi
chung và chú ý đặc điểm cá biệt của từng cá nhân từ đó mới nâng cao được chất
lượng giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.[1]
2.2: Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017-2018 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5-6 tuổi, Hoa
Sen với tổng số trẻ trong lớp là 44 cháu.
* Thuận lợi:
- Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện về tài liệu tham khảo giáo dục.
- Bản thân tham gia nhiều các buổi thao giảng, dự giờ và cũng được Ban

Giám hiệu nhà đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Được phụ huynh quan tâm đến các hoạt động phát triển toàn diện trẻ .
* Khó khăn:
+ Về cơ sở vật chất: Phòng âm nhạc của nhà trường được sử dụng thêm
làm lớp học, thiếu đĩa nhạc dân ca, đồ chơi âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình
dạy trẻ và giảm hứng thú của trẻ với dân ca.
+ Về phía giáo viên: Việc nhớ tên các bài hát dân ca, xuất sứ của bài hát
dân ca còn hạn chế. Việc hát đúng nhạc và hát hay các bài hát dân ca lại càng
khó khăn.
+ Về phía trẻ:Trẻ chưa biết hát dân ca, không biết tên bài hát dân ca cho
dùlà bài dân ca phổ biến của nơi mình sống.Không thường xuyên được nghe
nhiều làn điệu dân ca của địa phương và dân ca các vùng miền.
Một số trẻ còn nhút nhát, tự ti, sức khỏe hạn chế,ngại biểu diễn dân ca
trước đám đông. Khả năng hát và biểu diễn dân ca không đồng đều. Đa số
không nhớ tên bài hát dân ca, không biết vùng miền dân ca, không có sự ham
thích và biểu diễn các bài hát dân ca, việc sử dụng các nhạc cụ và trang phục
phù hợp với bài hát dân ca lại càng không biết rõ.
Kết quả thực trạng: (Ở phần phụ lục 1: Bảng khảo sát 1)
Từ bảng khảo sát ta nhận thấy tỷ lệ trẻ đạt 27/44 = 61%, còn tỷ lệ trẻ chưa
đạt những 17/44 = 39%. Vậy để nâng cao chất lượng dạy hát dân ca, đưa dân ca
đến thật gần với tâm hồn trẻ thơ đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi, tôi đã tìm ra và vận dụng
các giải pháp sau đây:
3


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Giáo viên tự học và bồi dưỡng phương pháp dạy hát dân ca Muốn
chuyển tải nội dung khúc hát dân ca đến với trẻ, đầu tiên giáo viên
phải thuộc bài hát, biết được nhịp điệu của bài hát, cao độ, trường độ…phong
cách biểu diễn bài hát dân ca đó, thấy được tình cảm thật trong ca khúc và cái

hay, cái đẹp mà tác giả muốn gửi gắm vào ca khúc đó. Sau đó, truyền thụ, rèn
luyện các thể loại âm nhạc đó với trẻ bằng các hình thức hát, vỗ theo tiết tấu,
biểu diễn phù hợp. Như vậy giáo viên mới thu hút được sự chú ý của trẻ. Từ đó
trẻ có ngẫu hứng, thích hát và biểu diễn các bài hát dân ca giống như cô giáo.
Quá trình giáo viên thể hiện, trẻ tiếp thu ca khúc một cách trọn vẹn, hiểu nội
dung bài hát, tích lũy thêm kiến thức, năng khiếu nghệ thuật, trẻ tiếp thu quá
trình giáo dục của cô để biến thành kinh nghiệm của mình và vận dụng vào hoạt
động tái tạo ca khúc.
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài hát: “Lý ngựa ô”- Dân ca Nam Bộ (Chủ đề thế giới
động vật). Cô hát với nhịp điệu vui vẻ, dí dỏm, bắt chước động tác ngựa phi để
thu hút trẻ. Hoặc khi hát cho trẻ nghe bài “Hoa thơm bướm lượn” – Dân ca
Quan họ Bắc Ninh cô hát với nhịp điệu mượt mà, uyển chuyển, trầm bổng, nét
mặt cô tươi cười, gần gũi để gây hứng thú cho trẻ.
Để xây dựng kế hoạch hoạt động âm nhạc theo đề tài trong hoạt động học,
tôi đã kiên trì rèn luyện bằng nhiều hình thức: Trước hết nghiên cứu tài liệu,
tham gia học tập chuyên môn, dự giờ đồng nghiệp và học tập qua truyền thanh,
truyền hình, qua ti vi, băng đài…Nắm chắc phương pháp, hình thức tổ chức cho
trẻ, mỗi ca khúc chuẩn bị dạy cho trẻ tôi phải học thuộc, hát đúng nhạc thể hiện
được tình cảm và hòa mình vào với ca khúc từ đó đã thực sự gây hứng thú, ngẫu
hứng tham gia vào các hoạt động dân ca cho trẻ và trẻ muốn bắt chước, thể hiện
ca khúc bằng khả năng của mình.
Bản thân tôi xây dựng kế hoạch giảng dạy phân loại theo khả năng cảm thụ
âm nhạc của trẻ, triển khai thực hiện nhiệm vụ từ dễ đến khó.Tôi phải xem kĩ đề
tài dạy và chọn hình thức nào, bài hát gì, nội dung trọng tâm dạy trong hoạt
động là gì, đối tượng trẻ đa số đã biết hay chưa biết, đối tượng nào khả năng âm
nhạc tốt, đối tượng nào nhút nhát, trong hoạt động này cần nhấn mạnh điểm nào,
xác định điểm nào khó, điểm nào dễ để chuẩn bị chu đáo, lựa chọn cách dạy phù
hợp khi lên lớp.Ngoài ra, tôi đề xuất với Ban giám hiệu:
-Mở lớp học đàn, hát dân ca vào chiều thứ 3 và thứ 6 hàng tuần.
- Tổ chức chuyên đề về dân ca, dự giờ góp ý các giờ dạy hát dân ca.

- Xem các chương trình dạy hát dân ca do các nghệ sĩ nổi tiếng dạy, hoặc
các hội thi “Đậm đà khúc hát dân ca” trên kênh truyền hình BTV – Đài truyền
hình Bắc Ninh.
Phụ lục 3: (Hình ảnh 1)
- Trao đổi kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp về phong cách
sư phạm, nhẹ nhàng, mặc trang phục dân ca phù hợp.

4


Kết quả: Qua kiến thức đã học tập và phương pháp dạy hát dân ca bản thân
tôi đã có được vốn kinh nghiệm phong phú về các loại hình dân ca dành cho trẻ
mầm non.
2.3.2: Lựa chọn các bài hát dân ca giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ
Dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú về thể loại và cho từng lứa tuổi.
Có những bài hát dân ca do người lớn hát đa số ca ngợi về quê hương, đất nước.
Bài hát dân ca dành cho trẻ mầm non rất giản dị của từng bông hoa, con vật hay
những hoạt động ngộ nghĩnh trong những trò chơi của trẻ. Có rất nhiều bài khác
nhau song để chọn được các bài hát phù hợp từng độ tuổi của trẻ, dễ nhớ, dễ
thuộc thì tôi cần tìm hiểu, nghe rất nhiều các bài hát dân ca, từ đó chọn ra các
bài dân ca thích hợp nhất với trẻ trong độ tuổitrẻ 5-6 tuổi đang giảng dạy. Chính
vì khả năng dễ nhớ, dễ tiếp thu, dân ca đi vào đời sống của trẻ thơ một cách tự
nhiên và trong mọi hoàn cảnh.
Ví dụ: Bài: Bắc kim thang, Trống cơm, Gà gáy, Inh là ơi….
Đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, trẻ 5-6 tuổi cũng
vậy kế hoạch giáo dục của giáo viên được lên theo các chủ đề. Các bài hát dân
ca được khéo léo lồng ghép vào từng chủ đề không hề ngượng ngùng mà phát
huy tính tích cực, sự ham mê với dân ca, phát huy được tính giáo dục trong từng
bài học đó chính là tình cảm trìu mến giữa con người với con người, tình yêu
quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên tươi đẹp.

Ví dụ:- Chủ đề trường mầm non có bài dân ca: Lý dĩa bánh bò, Lý làm
quen(Dân ca Nam Bộ)
- Chủ đề bản thân có bài dân ca: Trống cơm- Dân ca đồng bằng Bắc Bộ
- Chủ đề Nghề nghiệp có bài dân ca: Đi cấy(Dân ca thanh Hóa), Lý kéo
chài, Lý rẫy lý vườn(Dân ca Nam Bộ)
- Chủ đề: Động vật có các bài dân ca: Gà gáy le te (Dân ca Cống khao), Lý
ngựa ô(Dân ca Nam Bộ), Lý con Sáo Huế(Dân ca Miền Trung), Bắc kim
thang,Lý con cua, Lý quạ kêu(Dân ca Nam Bộ),Hoa thơm bướm lượn(Dân ca
quan họ Bắc Ninh)
- Chủ đề thực vật có các bài dân ca: Bắc kim thang, Úp lá khoai, Lý rẫy lý
vườn(Dân ca Nam Bộ), Lý cây khế(Dân ca Trung Bộ), Lý cây Đa, Cây trúc
xinh, hoa thơm bướm lượn(Dân Ca quan họ Bắc Ninh)
- Chủ đề Quê hương- Đất nước – Bác Hồ có bài dân ca: Inh lả ơi(Dân ca
Thái), Lý kéo chài, Lý rẫy lý vườn(Dân Ca Nam Bộ), Đi cấy(Dân Ca Thanh
Hóa), Trẩy hội xuân(Dân Ca quan họ Bắc Ninh).
Có những bài dân ca được cô hát, trẻ hát vào 2-3 chủ đề khác nhau đều
thích hợp làm cho trẻ khắc sâu hơn thuộc bài hát nhanh và nhớ tên bài hát lâu
hơn.
Phần nhạc các bài hát dân ca đều có tính chất vui tươi, nhanh, hài hước, dí
dỏm trẻ rất dễ cảm nhận.
Kết quả: Sau thời gian thực hiện 98 % học sinh lớp tôi đã nhớ được tên các
bài hát dân ca, thuộc lời bài hát và hát rất say mê, thích thú.
5


2.3.3: Tạo môi trường khi trẻ tham gia hoạt động dân ca
Môi trường giáo dục có dân ca khiến trẻ hàng ngày đều được thấy, được
biểu diễn, đồng hành với dân ca chính vì vậy giáo viên cần tạo môi trường
hátdân ca phong phú, đa dạng, thẩm mĩ.
* Môi trường trong lớp:

- Giáo viên cùng trẻ vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ họa báo, lịch…..có nội
dung về các bài hát dân ca để trang trí hoặc làm đồ dùng giảng dạy.
- Trang trí góc âm nhạc thật sinh động và thay đổi chủ đề để thu hút với trẻ.
Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để trẻ thể hiện khả năng âm nhạc của mình.
Trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng, phát triển những kĩ năng
âm nhạc qua các trò chơi, hoạt động phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại
đây trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc các bài dân ca, biểu diễn một mình hay
theo nhóm một cách thích thú và sáng tạo.
Phụ lục 4: (Hình ảnh 2)
- Tận dụng diện tích phòng học, phòng âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các
học liệu, dụng cụ hợp lý đẹp mắt để tạo môi trường hứng thú, thoải mái cho việc
trẻ học.
- Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc dân ca trọng tâm là vận động minh
họa theo lời bài hát dân ca thì phòng âm nhạc thường có các thiết bị như: Đàn
ooc gan, song loan, quạt múa, gương soi….để trẻ hứng thú hoạt động. Đồng thời
trong quá trình thực hiện trẻ có thể nhìn vào gương điều chỉnh động tác của
mình.
Phụ lục 5: (Hình ảnh 3)
Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài dân ca: “Trống cơm”- Dân ca Đồng bằng Bắc
Bộ Chủ đề: Bản thân
+ Giáo viên trang trí xung quanh lớp bằng các loại trống, hình ảnh trống
cơm trên máy vi tính, nhạc bài: Trống cơm
+ Ở góc chơi giáo viên chuẩn bị các loại trống tự làm. Khi kết thúc bài trẻ
về góc chơi vừa nghe hát vừa trang trí trống cơm từ đó trẻ được củng cố tai
nghe, hát theo bạn giúp trẻ thuộc lời nhanh hơn, hứng thú hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động bài: Lý ngựa ô- Dân ca Nam Bộ. Chủ đề Thế
giới Động vật.Tôitrang trí lớp theo chủ đề thế giới động vật, sưu tầm tranh ảnh
về loài ngựa,mô hình con ngựa từ bìa caton cho mỗi trẻ.
* Môi trường ngoài lớp:
Hoạt động ngoài trời tiếp xúc với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

là rất quan trọng. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trường
mầm non tôi đang dạy có nhiều những hình ảnh nghộ ngĩnh về các con vật như
con chim, con cá, con cua, con ngựa hay những bông hoa, cây khế, cây trúc
trong vườn cổ tích được bài trí phù hợp với trẻ mầm non.
Hàng ngày trẻ dạo chơicô có thể gợi ý cho trẻ hát các bài hát có liên quan
đến những hình ảnh trẻ quan sát thấy như:
Hình ảnh con ếch– Hát bài Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ).
6


Hình ảnh hoa và bướm– Hát bài:Hoa thơm bướm lượn (Dân ca quan họ
Bắc Ninh)Hoặc hình ảnh cây trúc – Hát Cây trúc xinh (Dân ca Quan Họ Bắc
Ninh)
Phụ lục 6: (Hình ảnh 4)
Hay còn nhiều các hình ảnh khác mà nội dung gắn liền với các bài hát dân
ca thật hay và vui nhộn đều được trẻ thể hiện một cách hoàn toàn tự nhiên và
xuất phát từ những cảm xúc thật của bé đầy thú vị.
* Sử dụng đồ dùng trực quan dạy trẻ hát, vận động theo bài hát dân
ca:
- Để gây sự hứng thú trong hoạt động dạy hát dân ca tôi đã đề xuất với Ban
giám hiệu nhà trường đầu tư cho phòng âm nhạc 1 chiếc đàn giúp giáo viên có
thể đệm đàn trực tiếp cho trẻ múa hát và bồi dưỡng kiến thức cho bản thân và
đồng nghiệp; Mua một số dụng cụ âm nhạc dân tộc như: Đàn bầu, sáo……
- Bên cạnh đó tôi cùng giáo viên ở lớp tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
ý tưởng dạy hát dân ca từ các nguyên vật liệu có sẵn trong cuộc sống hàng ngày.
Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu: Len, vải vụn, vỏ
chai nước ngọt, tre, gỗ… để giáo viên làm đồ dùng.
Phụ lục 7: (Hình ảnh 5)
- Với đôi bàn tay khéo léo, tôi đã làm “Nhà thiết kế” tận dụng các loại giấy
nilon, giấy bọc quà, ống hút để tạo ra những trang phục ngộ nghĩnh cho trẻ phù

hợp với nội dung bài hát dân ca.
Ví dụ: Với bài hát: Hoa thơm bướm lượn- Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Tôi cắt và khâu hai cánh bướm mỏng, dán kim sa nhiều màu sắc, làm mô
hình vườn hoa để bướm bay lượn. Hoặc làm mũ con cò, cánh trắng để múa minh
họa cho bài hát dân ca quan họ “ Cò lả”.
- Nhằm gây hứng thú cho trẻ và muốn giờ học hát dân ca giống như
chương trình biểu diễn văn nghệ tôi đã cắt, dán phông trang trí với những họa
tiết minh họa.
- Làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho trò chơi âm nhạc như: Dùng giấy bìa
uốn thành mũ chóp kín và trang trí các họa tiết ngộ nghĩnh để chơi trò chơi: Tai
ai tinh. Làm bông hoa, sản phẩm đặc trưng của quê hương, các con vật bằng vải
vụn nhồi bông để làm “Quà tặng âm nhạc”.
- Mỗi tuần tôi đều dành một buổi chiều để làm đồ dùng âm nhạc, sưu tầm
đồ chơi qua sách báo, tạp chí. Tôi thường xuyên truy cập thông tin cách làm một
số đồ dùng, đồ chơi âm nhạc mầm non trên mạng internet.
Kết quả: Với môi trường âm nhạc, đồ dùng đồ chơi đầy tính dân ca 95 %
học sinh lớp tôi ngày càng thích thú và tích cực hơn khi hát bài hát dân ca.
2.3.4: Nâng cao chất lượng dạy hát dân ca cho trẻ:
Để tránh sự nhàm chán và gó bó trong khuôn mẫu, công thức nhất định của
các hoạt động tôi đã tìm tòi các hình thức sáng tạo khác nhau nhằm cuốn hút trẻ
vào với hoạt động dân ca:
* Trong hoạt động học âm nhạc:
7


Hoạt động học âm nhạc là hoạt động trong việc tổ chức dạy âm nhạc cho
trẻ. Tại đây trẻ có khoảng thời gian tương đối thải mái để cảm thụ, trải nghiệm,
thể thiện giai điệu các bài hát dân ca. Chính vì vậy,để giờ học thoải mái không
gò bó, vào bài một cách sinh động tạo hứng thú giúp trẻ nhanh làm quen với bài
hát và đem lại hiệu quả cao:

Ví dụ: Giờ dạy hát dân ca tại lớp 5- 6 tuổi chủ đề Quê hương- Đất nướcBác Hồ. Hình thức tổ chức: Chương trình giao lưu văn nghệ: “Đậm đà khúc hát
dân ca” - Dân ca quan họ Bắc Ninh.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Cô mở nhạc bài: “Khách đến chơi nhà”- Dân ca quan họ Bắc
Ninh. (Trẻ đi từng đôi vào sân khấu ngồi theo làng) -Cô giới thiệu
chương trình bằng bài thơ:
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Lời ca quan họ ngọt ngào đắm say
Trường quay S9 vui thay
Liền anh liền chị hát mừng quê hương
MC Cô giáo Huyền Trang
Chúc chương trình mãi đậm đà dân ca
Hoạt động 2: Hát, biểu diễn bài dân ca quan họ bắc
Ninh -Dạy hát:
Xin mời các liền anh liền chị đến với phần chơi: Giai điệu dân ca (Dạo
đoạn nhạc Cây trúc xinh)
+ Hỏi: Các liền anh liền chị vừa nghe giai điệu bài hát gì?
Cô sáng tác bài hát: Quê hương em phỏng theo điệu “Cây trúc xinh”. Cho
trẻ hát theo nhiều hình thức khác nhau.
Giảng nội dung bài hát. Để thể hiện tình cảm của mình xin mời các liền anh
liền chị hát đối đáp nhau.Các liền anh đứng bên trái, các liền chị đứng bên phải
của cô.
-Vận động: Xin mời các liền anh liền chị đến với phần chơi: Tài năng nghệ
sĩ. Để bài hát thêm hay khi biểu diễn các liền anh liền chị hãy nhún chân thật
mềm mại, múa tay thật dẻo.
Hoạt động 3: Nghe hát: Trẩy hội xuân- Dân ca quan họ Bắc Ninh
-Cho trẻ nghe bài hát: Trẩy hội xuân
-Hỏi: Các liền anh liền chị vừa nghe giai điệu bài hát gì? Xuất sứ bài hát?
- Sau đây xin mời các liên anh liền chị thưởng thức bài: “ Trẩy hội xuân”
do các nghệ sĩ đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh (Mở ti vi) biểu diễn.

- “Trống đã giục người ơi đi trẩy hội- Nón ba tầm váy áo tứ thân- Xin gửi
lòng mình theo câu hát- Trống rộn ràng ta trẩy hội xuân”.
- Bài hát “Trẩy hội xuân” đã khép lại chương trình “Đậm đà khúc hát dân
ca” ngày hôm nay. Các liền anh liền chị đã mang đến chương trình lời ca tiếng
hát quan họ ngọt ngào cả 3 làng đều chiến thắng. Xin chào, hẹn gặp lại!

8


- Hoạt động âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trong giờ hoạt
động tôi không bắt buộc trẻ phải ngồi gò bó . Trẻ có thể biểu hiện thái độ thích
thú như: Giậm chân, vỗ tay, vẫy tay theo nhịp bài hát…
Khi bước vào hoạt động, tôi giới thiệu bài hát và hát cho trẻ nghe hoặc cho
trẻ bài hát bằng các phương tiện nghe nhìn như máy cát xét, đầu quay vi deo.
Tôi cũng sử dụng các hình thức cuốn hút như: Lời nói, văn vần, đọc thơ, kể
chuyện hoặc dụng tranh ảnh, đồ vật có nội dung phù hợp để giới thiệuvà dẫn dắt
vào nội dung bài hát.
Ví dụ: Trong chủ đề động vật: Bài dân ca: Lý ngựa ô(Dân ca Nam Bộ)để
gây hứng thú cho trẻ tôi dùng rối con ngựa để kể một câu truyện ngắn, mô
phỏng theo nội dung bài hát.
- Với các bài hát có nội dung giáo dục tình cảm đạo đức, giáo viên có thể
đặt câu hỏi ngắn để trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của nội dung bài hát, đồng thời
lồng ghép giáo dục lễ giáo.
Ví dụ: Trong chủ đề Gia đình: Bài dân ca: Hát ru con (Dân ca Bắc
Bộ) Tôi đặt câu hỏi giáo dục trẻ:
+Con có cảm nhận gì về tình cảm của mẹ dành cho con qua bài hát ru con?
+ Con làm gì đáp lại tình cảm của mẹ, người thân yêu dành cho mình?

Qua những câu hỏi mang tính giáo dục càng làm cho trẻ biết cách yêu
thương và thể hiện tình yêu thương trong gia đình, giữa con người với con

người.
Hoặc thái độ hành vi văn minh với muôn loài trong các bài dân ca khác về
thế giới các con vật, cây cối xung quanh trẻ.
- Trong hoạt động cô hát mẫu cho trẻ nghe có nhiều hình thức như: Hát có
đệm đàn, hát có gõ đệm theo nhịp bài hát bằng mõ, thanh tre, trống lắc, xắc xô.
Cô cũng có thể đánh đàn giai điệu bài hát cho trẻ nghe hoặc mặc trang phục múa
minh họa bài hát.
-Sử dụng các phương tiện điện tử để tổ chức cho trẻ nghe những bản nhạc
dân ca không lời hòa tấu hoặc độc tấu. Với hoạt động này cô cần tìm hiểu nội
dung bản nhạc để trang bị cho trẻ những hiểu biết cơ bản, giúp trẻ cảm nhận rõ
hơn về ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm.
- Dẫn dắt trẻ vào trò chơi âm nhạc: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ
mầm non. Vì vậy trò chơi âm nhạc là hình thức tạo cho trẻ phát triển năng khiếu
âm nhạc.Khi tổ chức trò chơi âm nhạc nhất thiết phải có yếu tố âm nhạc.Cô cần
nghiên cứu các trò chơi, cần hướng dẫn trẻ chơi đúng luật chơi và cách chơi, với
trò chơi mới cần tập hợp một nhóm trẻ chơi trước, sau đó động viên nhiều trẻ
khác cùng chơi.
* Tổ chức cho trẻ thưởng thức âm nhạc:
Tôi có kế hoạch tổ chức cho trẻ tập trung tại trường để thưởng thức hoạt
động âm nhạc dân ca dưới nhiều hình thức:
- Xem vi deo ca nhạc dân ca tuổi thơ với những hình ảnh sinh động, hấp
dẫn do các bạn cùng trang lứa biểu diễn trẻ sẽ dễ dàng cảm nhận được sắc thái
tình cảm của bài hát và có thể hát theo các bài hát dân ca một cách thích thú.
9


- Phát động cuộc thi liên hoan văn nghệ hàng tháng: Mỗi lớp chuẩn bị 2 tiết
mục tham gia, cuối tháng tập trung cả trường để thưởng thức tiết mục của các
lớp. Với hình thức đó cô sẽ rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin và đồng thời phát
hiện ra năng khiếu âm nhạc ở trẻ.

* Dùng thủ thuật, tranh ảnh, màn hình, trò chơi, câu đố tạo hứng thú:
Trẻ mầm non thích thú với những điều bất ngờ thú vị, tận dụng đặc điểm này tôi
sử dụng linh hoạt các thủ thuật khác nhau như trò chơi, câu đố, tranh ảnh
để thu hút sự chú ý của trẻ
Ví dụ: Dạy trẻ hát bài hát dân ca: Đi cấy- Dân ca Thanh Hóa – Chủ đề
nghề nghiệp. Trước khi vào học hát cô cho trẻ đọc bài đồng giao: “Người ta đi
cấy lấy công”. Vừa đọc vừa làm động tác đi cấy.
Hay cho trẻ xem một số hình ảnh trên máy tính để tạo cảm xúc, gây hứng
thú cho trẻ hoạt động.
Cho trẻ nghe bài hát: Cây trúc xinh- Dân Ca quan họ Bắc Ninh. Cho trẻ
xem hình ảnh các loại trúc có trên khắp thế giới với hình dáng cây và màu sắc
khác nhau rồi giới thiệu vào bài hát nghe.
Ví dụ dạy bài “Hoa thơm bướm lượn”- Dân ca quan họ Bắc
Ninh Cho trẻ đọc câu đố: Mùa gì ấm áp
Mưa phùn nhẹ bay
Khắp chốn cỏ cây
Đâm chồi nảy lộc
(Mùa xuân)
Cho trẻ đoán đáp án, sau đó cô giới thiệu vào bài hát.
*Sáng tác những lời bài hát với giai điệu ngộ nghĩnh:
Để tăng thêm sự hưng phấn cho trẻ với dân ca từ những bài dân ca của địa
phương tôi đã tự mình sáng tác bài hát phỏng theo giai điệu bài dân “Đi cấy”Dân ca Thanh Hóa khiến trẻ hát rất say mê và khuyến khích sự sáng tạo của trẻ
đó là sáng tác thêm được nhiều lời mới rất hay và ý nghĩa.
Ví dụ: “Bé khỏe bé ngoan”
Chăm học bé giỏi thật ngoan
Đi thưa về gửi, hỏi có bé ngay
Trong bữa ăn bé càng giỏi hơn, bé càng giỏi hơn.
Chất đạm, chất béo ăn luôn đủ đầy
Vi ta min này với bột đường ngon
Bé càng nhanh lớn, ngoan, ngoan lại thật

ngoan Hay một lời mới khác:Mái trường em yêu
Ngôi trường thân thiện của em
Ngôi trường thân thiện của em
Công ơn người « mẹ » dìu dắt sớm hôm
Em mến yêu mái trường của em
Mái trường của em
Sáng ngày em sẽ gắng công học hành, gắng trong học hành
Nghĩa tình của cô, lòng em ghi nhớ, ơn cô dạy dỗ em.
10


Kết quả:Với biện pháp tạo cảm xúc, gây hứng thú và sáng tạo cho trẻ trong
hoạt động học hát dân ca đã tạo nên không khí vui vẻ, hấp dẫn kích thích khả
năng tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động dân ca, 95 % trẻ tích cực tham gia
vào hoạt động đạt kết quả cao.
2.3.5: Rèn kĩ năng hát , biểu diễn các bài hát dân ca cho trẻ
Trẻ 5-6 tuổi có thể xác định được âm thanh cao, thấp, to, nhỏ nhưng âm
vực giọng chưa ổn định, hơi của trẻ còn ngắn, độ ngân của các câu hát chưa đủ
nên chất lượng hát dân ca của trẻ còn hạn chế. Đôi khi hát chưa chuẩn nhạc về
cường độ, trường độ thậm chí cả giai điệu của lời ca, vận động chưa đúng nhịp,
phách, chưa mạnh dạn biểu diễn. Đối với bài hát dân ca mới, tôi luôn gần gũi
đến bên trẻ, kiên trì dạy trẻ hát từng câu, từng đoạn. Với những đoạn khó hát, tôi
cho trẻ luyện tập riêng nhiều lần rồi mới ghép thành bài. Hướng dẫn trẻ cách lấy
hơi, luyến láy, không để trẻ hát tự do. Tôi dạy trẻ kĩ thuật hát dân ca với các yếu
tố cơ bản như: vang, nảy, mạnh, vui tươi
- Luyện kĩ năng ca hát dân ca bao gồm: việc dạy trẻ thuộc bài hát và hát
đúng nhạc, tập các hình thức biểu diễn.
Có nhiều hình thức dạy trẻ thuộc lời bài hát dân ca:
+ Cho trẻ đọc lời bài hát theo từng câu sau đó hát theo nhạc. Dạy trẻ hát
theo từng câu vài lần rồi ghép vào cả bài.

+ Dạy trẻ hát theo cô liên tiếp từng câu, từng đoạn của bài hát. +
Trẻ hát theo cô cả bài hát nhiều lần đến khi thuộc bài hát.
- Do cấu tạo dây thanh quản của trẻ mảnh và ngắn, khả năng lấy hơi yếu
nên căn cứ vào bài hát dễ hay khó, dài hay ngắn, mức độ đã biết của trẻ từ đó cô
sẽ chọn cách dạy phù hợp. Với những phần khó hát, cô cho trẻ luyện tập riêng
rồi mới ghép cả bài. Khi trẻ đã thuộc, cô tiếp tục dạy trẻ hát và thể hiện tình
cảm, sắc thái của bài hát dân ca. Cho trẻ tập các hình thức biểu diễn như: Hát
tốp ca, song ca, hát có lĩnh sướng, hát to, hát nhỏ, hát nhanh, hát chậm…
- Dạy trẻ vận động theo nhạc: Cô không dạy theo cách áp đặt nặng nề mà
cần phải tạo được sự hứng thú, gợi cho trẻ hiểu được ý nghĩa của động tác, tác
dụng của hoạt động nghệ thuật rồi từ đó cho trẻ được luyện tập và biểu diễn
bằng tình cảm của mình. Vì vậy việc dạy kĩ năng vận động theo nhạc bài hát dân
ca cần được tiến hành vừa đảm bảo mang tính giáo dục, vừa tạo cho trẻ tác
phong mạnh dạn, hồn nhiên.
- Trước khi hướng dẫn trẻ một bài múa hoặc hình thức vận động minh họa.
tôi thường biểu diễn cho trẻ xem hoặc một số trẻ được tập trước biểu diễn minh
họa cho các bạn xem nhằm tạo hứng thú cho trẻ.
- Có rất nhiều cách hướng dẫn trẻ các động tác vận động theo nhạc của bài
hát dân ca, tôi căn cứ vào đặc điểm cụ thể của lớp để chọn cách tổ chức hoạt
động cho phù hợp. Có thể chia các động tác ứng với từng câu nhạc, lúc đầu
hướng dẫn trẻ theo nhịp đếm, sau đó cho trẻ ghép vào từng câu nhạc, đoạn nhạc,
cuối cùng thực hiện tổng thể cả bài. Cũng có thể cho trẻ thực hiện chậm theo cô
cả bài vài lần sau đó mới luyện tập lại chuẩn xác từng động tác.
11


- Đối với những bài nhảy múa hay thực hiện động tác minh họa thông qua
hình thức trò chơi với các động tác đơn giản tôi lưu ý động viên trẻ tham gia số
đông tạo không khí vui tươi, sinh động.Tuy nhiên cũng có một số bài múa hay
hình thức vận động chỉ phù hợp với các cháu cùng giới (nam hoặc nữ) thì cũng

không nhất thiết phải luyện tập cho cả lớp theo cùng một động tác mà cần có
động tác riêng cho namvà các động tác riêng cho nữ sau đó thực hiện phối hợp,
đồng thời tạo cho bài vận động thêm sinh động.
- Đối với bài múa dân ca với yêu cầu nghệ thuật cao, sau khi cho cả lớp
tập, tôi chọn một số trẻ có khả năng thể hiện khá hơn tạo thành một nhóm luyện
tập riêng với các trang phục và đạo cụ để múa, biểu diễn trong các ngày lễ, ngày
hội.Phụ lục 8: (Hình ảnh 6)
- Dạy trẻ gõ đệm theo nhịp, phách của bài hát, việc đầu tiên cần chọn bài
hát có nhịp, phách phát triển theo chu kì thuận lợi để có thể dạy trẻ. Khi thực
hiện làm mẫu, động tác của cô phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ có thể gõ đệm theo.
Khi trẻ thực hiện gõ đệm, tôi chọn dụng cụ gõ an toàn, có âm thanh rõ, cho trẻ
thực hiện cá nhân hoặc từng tốp khoảng 7-8 trẻ. Không nên cho cả lớp thực hiện
theo. Khi dạy trẻ cô phân tích chậm từng tiếng gõ, cách gõ, để trẻ nhận biết kết
hợp làm mẫu rõ ràng, mạch lạc. Cho trẻ tập gõ chậm rồi mới nhanh dần rồi đến
tốc độ bình thường.
+ Ví dụ: Gõ đệm theo nhịp bài “Bắc Kim thang”- Dân ca nam Bộ thì gõ 1
tiếng vào phách mạnh (Đầu ô nhịp) phách nhẹ nghỉ.
Bắckim thangcà langbírợ
(Gõ)(Nghỉ)(gõ)(Nghỉ)(Gõ)(Nghỉ)(Gõ)
+ Ví dụ: Gõ theo lời ca bài “ inh lả ơi” – Dân ca Thái thì gõ mối tiếng
bằng một nốt nhạc tương ứng với lời bài hát.
Inhlảơisaono òngời
(Gõ) (Gõ) (Gõ) (Gõ) (Gõ) (Gõ)
Phụ lục 9: (Hình ảnh 7)
- Ngoài việc rèn cho trẻ có kĩ năng ca hát, kĩ năng vận động theo nhạc dân
ca tôi còn tổ chức cho trẻ nghe nhạc và chơi các trò chơi âm nhạc có yếu tố dân
ca để hỗ trợ tốt hợn cho trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn.
- Chú ý rèn luyện nề nếp, kích thích sự hứng thú cho trẻ. Rèn cho trẻ một
số động tác múa như nhún chân, cuộn tay nhịp nhàng theo lời bài hát. Tác phong
biểu diễn duyên dáng. Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận chọn cách vận động

theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ. Khuyến khích động viên trẻ thực hiện các
hoạt động sáng tạo khác nhau.
* Sử dụng các trò chơi rèn luyện kĩ năng ca hát, vận động theo nhạc
dân ca cho trẻ:
Tôi còn chuẩn bị riêng các trò chơi cho việc rèn luyện kĩ năng cho trẻ đảm
bảo chú trọng theo hoạt động nhóm và khả năng từng cá nhân theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Ví dụ: Giờ học hát dân ca:
12


Cô cho trẻ chơi: “Hát theo tay cô đánh nhịp”. Yêu cầu: Khi hai tay cô đánh
nhịp rộng, trẻ hát to; Hai tay cô đánh nhịp hẹp, trẻ hát nhỏ lại.
-Ví dụ: Chơi hát nối tiếp
Cô đánh nhịp một tay về phía tổ nào thì tổ đó hát, khi cô đánh nhịp cả hai
tay thì cả lớp hát.
Với bài dân ca: Đi cấy- Dân ca Thanh Hóa-Chủ đề: Nghề nghiệp
Đội 1 (Nữ)
Đội 2 (Nam)
Lên chùa bẻ một cành sen
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng Chơi trăng ngoài thềm
Ba bốn cô có hẹn cùng trăng
Ấy lại cầu cho
Có hẹn cùng trăng
(Cả hai đội) Cầu cho trong ấm, êm , êm lại ngoài êm
Với trò chơi này, trẻ sẽ nhanh thuộc bài vì khi đội bạn hát, trẻ sẽ được nghe
bài hát nhiều lần, đồng thời phải chuẩn bị cho lượt hát của mình.
-Ví dụ: Chơi: “Ai được làm nhạc sĩ”
Trong khi dạy trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: Lý ngựa ô - Dân ca

Nam Bộ. Cô cho cả lớp cùng thực hiện bắt chước tiếng kêu của con ngựa theo
lời ca hoặc theo nhịp bài hát theo yêu cầu của cô. Ai làm đúng thì sẽ được làm
nhạc sĩ.Thông qua trò chơi này, trẻ sẽ nắm chắc nhịp phách bài hát từ đó vận
động nhịp nhàng đúng yêu cầu của cô.
Với các trò chơi trên, giáo viên linh hoạt sử dụng trong từng hoạt động,
từng bài cho phù hợp, kết hợp với các biện pháp truyền thống giúp giờ học đạt
hiệu quả cao.
Ngoài các trò chơi trên, để kích thích sự sáng tạo của trẻ, giáo viên động
viên trẻ có thể sử dụng các bộ phận của cơ thể (Đầu, hông, tay, chân) để thể hiện
các vận động sáng tạo theo phách, nhịp, lời ca…
-Ví dụ: Trò chơi: “Bắt chước”
Trong quá trình dạy trẻ học hát dân ca, ngoài biện pháp dạy trẻ thông
thường, giáo viên linh hoạt sử dụng trò chơi bắt chước (Đóng vai) để dạy trẻ hát,
giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Với cách làm này, trẻ sẽ dễ nhớ, tên bài
hát, vùng miền, lời ca, nhanh thuộc bài và cũng hiểu lời ca sâu sắc hơn. Trò chơi
đóng vai là một trong những biện pháp được sử dụng có hiệu quả trong quá trình
dạy trẻ hát dân ca. Trẻ vừa hát vừa diễn vai các nhân vật: Gà trống, ngựa ô, con
sáo, con cua, con quạ, con bướm hay thợ cấy, dân kéo chài…..
Ở chủ đề: Nghề nghiệp có bài: Lý kéo chài- Dân ca Nam bộ. Cô cho trẻ
vừa hát vừa làm ngư dân kéo chài thực hiện các động tác trong bài: Đưa tay luân
phiên kéo chài lưới từng đợt từng đợt, khuôn mặt vui tươi hồ hởi.
Chủ đề Động vật có bài dân ca: Gà gáy le te - Dân ca Cống Khao
Cô cũng tiến hành tương tự, cho trẻ đóng vai làm động tác gà gáy, vỗ
cánh….
Kết quả: Với biện pháp rèn kĩ năng hát và biểu diễn bài hát dân ca đã trang
bị cho trẻ rất nhiều kĩ năng thuần thục giúp trẻ hát dân ca đúng giai điệu, nhịp,
phách. Có 98 % trẻ thể hiện được sắc thái, biểu cảm phù hợp với tính chất của
13



từng bài hát dân ca. Ngoài ra, trẻ còn nhớ tên bài hát, vùng miền dân ca. Từ đó
trẻ càng ham thích hát dân ca hơn nữa.
2.3.6: Tổ chức “Tuần lễ dân ca cho bé”
Trong một năm học ở trường mầm non có rất nhiều các ngày hội, ngày lễ
được các cô, các báctổ chức giúp trẻ phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, xong
không có hoạt động chính thức và thực sự sâu sắc nào dành cho hoạt động dân
ca. Tôi đã mạnh dạn đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường sắp xếp bố trí thời
gian thuận lợi nhấtkết hợp với ngày “Vui Hội chợ xuân 2018” để tổ chức
“Tuần lễ dân ca cho bé” tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được thể hiện tình
yêu dân ca qua hát, biểu diễn dân ca, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân
gian có yếu tố dân ca.
Kế hoạch cho tuần lễ như sau:
Thứ 2: Tập hợp các bài hát dân ca của từng nhóm lớp. Chọn các bài hát
dân ca trẻ thích nhất để tập luyện thêm cho trẻ.Phân thứ tự các tiết mục.
Thứ 3: Phân công giáo viên tập luyện, chỉnh sửa cách biểu diễn dân ca và
phong cách sân khấu cho trẻ.
Thứ 4: Cô cùng trẻ chọn trang phục phù hợp cho các bài hát dân ca.
Ôn lại cho trẻ tên các bài hát dân ca, xuất sứ vùng miền của các bài dân ca. Cho
trẻ nghe nhạc, giai điệu không lời của các bài dân ca và đoán tên bài hát, vùng
miền dân ca. Khuyến khích trẻ đặt lời mới cho một số làn điệu dân ca Thứ 5:
Trang trí sân khấu. Chuẩn bị đồ chơi cho các trò chơi có yếu tố dân
ca, chuẩn bị nhạc không lời.Ghép nhạc cho các tiết mục hát, biểu diễn dân ca.
Thứ 6: Ngày biểu diễn.
* Trên sân khấu: Trẻ hát và biểu diễn các bài hát dân ca theo thứ tự đã phân
từ trước. Ban giám khảo đánh giá về kĩ thuật hát dân ca, biểu diễn dân ca, trang
phục, dụng cụ biểu diễn.
Phụ lục 10: (Hình ảnh 8)
- Phần thi cho các đội có lời mới cho làn điệu dân ca. Phần lời mới nào có
nội dung hay, ý nghĩa, phù hợp giai điệu của làn điệu gốc sẽ được tặng quà.
* Phần trò chơi vận động: Chia trẻ thành các đội chơi đấu với nhau. Có

các trò chơi đi qua đường zick zắc, nhảy bao bố, nhảy vào các vòng tròn lên hái
hoa dân chủ.
- Luật chơi: Mỗi lần chơi chỉ có 1 bạn chơi, chạm vào chướng ngại vật phải
quay trở về. Mỗi lần hái hoa chỉ được hái 1 bông hoa.
Nội dung trong bông hoa yêu cầu:
+ Hát 1 bài hát dân ca, nói tên vùng miền dân ca của bài hát đó.
+ Nghe một đoạn nhạc của 1 bài hát dân ca, đoán tên và vùng miền dân
ca. Đội nào không hát được thì thua cuộc cho đội khác vào chơi.
Đội nào hát đúng nhạc, hay, đoán được tên bài hát và vùng miền dân ca sẽ
tặng 1 món quà.
* Phần trò chơi dân gian:

14


Dân ca và trò chơi dân gian luôn gắn liền và song hành tạo nên bức tranh tự
nhiên nhất cho thế giới trẻ thơ. Tôi sử dụng một số trò chơi dân gian đậm chất
vùng miền như: Chơi trò chơi “Ném còn”
- Cách chơi: Có một tốp trẻ chơi khoảng 9 - 10 trẻ đứng thành vòng tròn. Ở
giữa là cột có vòng tròn ở trên cao khoảng 2,5 m. Trẻ vừa chơi ném còn vừa hát
các bài hát dân ca như: Inh lả ơi, Bắc kim thang...theo nhạc hiệu.
- Luật chơi: Bạn rơi còn, không trúng còn thì sẽ ra ngoài cho bạn khác vào.
Kết thúc ngày biểu diễn: Cô và trẻ đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm cùng
hát và biểu diễn các bài hát dân ca như: Đi cấy- Dân ca, gà gáy le te...
Kết quả: Với biện pháp này trẻ lớp tôi và trẻ trong trường tôi dạy vô cùng
hứng thú với các hoạt động âm nhạc dân ca. Đến thời điểm này 98%nhớ tên bài
hát, vùng miền dân ca, giai điệu không lời của dân ca . Đặc biệt là tôi cảm thấy
dân ca đã đến thật gần với trẻ, đã là người bạn tâm hồn, đi sâu vào tâm thức của
trẻ.
2.3.7: Tổ chức hát dân ca trong các ngày hội, ngày lễ, hát dân ca các

vùng miền đất nước
Trong năm học ở trường mầm non, các bé được tham gia nhiều các ngày
hội ngày lễ có ý nghĩa khác nhau như: Ngày khai giảng năm học, tết trung thu,
Ngày hội cô giáo như mẹ hiền, Ngày 8/3 và ngày tổng kết năm học vui tết thiếu
nhi.Những ngày hội có ý nghĩa giáo dục lễ giáo, phát triển tình cảm và quan hệ
xã hội cho trẻ. Đây cũng là cơ hội tốtđể tôi tham mưu trong kế hoạch tổ chức và
kịch bản của nhà trường dành một phần thời lượng chương trình văn nghệ cho
các tiết mục dân ca phù hợp với chủ đề của từng ngày hội, ngày lễ.
Phụ lục 11: (Hình ảnh 9)
Ví dụ: Trong ngày Khai giảng năm học có các tiết mục dân ca: Lý dĩa bánh
bò (Dân ca Nam Bộ) nói về tình cảm giữa người thầy và người học sinh.
Trong ngày Tết trung thu có tiết mục dân ca: Đèn cù, trống cơm (Dân ca
Đồng bằng Bắc Bộ) hay Trèo lên quán dốc (Dân ca quan họ Bắc Ninh)
Có ý nghĩa nói về ngày tết trung thu, đồ chơi trung thu của bé.
Với ngày hội 8/3 có bài dân ca: Hát ru con ( Dân ca đồng bằng Bắc Bộ). Ru
con (Dân ca Nam Bộ) được cô và trò cùng biểu diễn thật ý nghĩa khắc sâu vào
tâm trí trẻ tình cảm của người mẹ dành cho những người con.
Ngoài ngày hội ngày lễ trong trường tôi còn chú trọng cho trẻ được thưởng
thức dân ca mang đậm tính chất vùng miền đặc biệt là dân ca Thanh Hóa- là nơi
trẻ được sinh ra và lớn lên:
* Bài: Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa:
Đối với mỗi người dân quê Thanh chúng ta lớn lên ai mà không từng năm
ba lần hát bài “Đi cấy”. Nhưng với trẻ thế hệ mầm non hiện nay nếu giáo viên
chưa từng áp dụng biện pháp nào giúp trẻ thích hát dân ca đặc biệt là dân ca
Thanh Hóa thì chắc chắn bài dân ca: “Đi cấy” thực sự lạ đối với trẻ.
Vậy ta phải làm gì để khắc phục tồn tại này?
Tôi thiết nghĩ rằng trong các chủ đề như: Nghề nghiệp, quê hương- Đất
nước - Bác Hồgiáo viên cần cho trẻ nghe nhiều các bài hát dân ca, giới thiệu về
1
5



miền quê Thanh Hóa, các địa danh, các làng nghề, sau đó giới thiệu các làn điệu
dân ca của quê Thanh trong đó có bài nổi tiếng: Đi cấy.
Cho trẻ nghe dưới nhiều hình thức: Nghe cô giáo hát, nghe các nghệ sĩ hát,
xem vi deo. Sau đó nâng cao hơn cho trẻ nghe nhạc không lời của bài dân ca “Đi
cấy”.
Dạy trẻ hát dưới các hình thức: Hát cả lớp, hát theo tổ, nhóm, tăng cường
hát cá nhân. Chú ý sửa sai cho trẻ về phần nhạc, lời, nhịp, phách.
Nâng cao hơn cho trẻ hát nối tiếp, hát đối, hát theo hiệu lệnh….
Sau mỗi lần hát hỏi lại tên bài hát, vùng miền dân ca, nội dung bài
hát. - Đặc biệt là cho trẻ đặt lời mới cho bài dân ca: “Đi cấy”
Với cách này cuối chủ đề 98% trẻ đã nhớ tên bài hát, nhớ lời, hát và biểu
diễn rất hay bài dân ca “ Đi cấy” và vô cùng tự hào về miền quê mình đang sống
có nhiều địa danh đẹp lại có làn điệu dân ca hay đến vậy.
* Dân ca các vùng miền:
Kho tàng dân ca Việt nam vô cùng phong phú và đặc sắc nhưng chưa hẳn
trẻ đã biết và được nghe các làn điệu dân ca các vùng miền trên đất nước.
Giáo viên cần khơi dậy trí tò mò ham học hỏi của trẻ bằng cách vào từng
chủ đề ở các giờ hoạt động âm nhạc, hay góc chơi âm nhạc, mỗi buổi cho trẻ
nghe dân ca của mỗi vùng miền, trang phục biểu diễn của từng bài dân ca.
Sau mỗi buổi hỏi trẻ về vùng miền dân ca ngày hôm nay là gì?Các bài dân
ca đó có tên là gì?Chủ yếu dùng trang phục gì, nhạc cụ gì biểu diễn?
Tôi đã tiến hành sưu tầm các bài hát dân ca của các vùng miền trên cả nước
có ca từ và giai điệu phù hợp với trẻ 5- 6 tuổi lớp tôi đang dạy để dạy cho trẻ
hát, nghe hát trong các hoạt động khác nhau trong ngày, phù hợp từng chủ đề.
Sưu tầm các bài hát dân ca các vùng miền đất nước dành cho trẻ mầm
non theo chủ đề
Vùng
miền

Chủ đề
Bài Hát dân ca
dân ca
Dân ca
+ Đèn cù - Dân ca ĐB bắc Bộ
Bản thân
Bắc Bộ
+ Trống cơm- Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ
+ Bà Rí- Dân Ca Phú Thọ
Gia đình
+Hát ru- Dân Ca ĐB Bắc Bộ
+ Hát ru con- Dân ca ĐB Bắc Bộ
+ Ba mươi sáu thứ chim - Dân Ca Quan họ Bắc Ninh
Thế giới
+ Cò lả- Dân ca ĐB Bắc Bộ
động vật
+ Gà gáy le te- Dân Ca Cống Khao
+ Hoa thơm bướm lượn- Dân Ca Quan họ bắc Ninh
+ Hái hoa- Dân ca Cao Bằng
Thế giới thực + Hoa thơm bướm lượn- Dân Ca Quan họ Bắc Ninh
vật
+ Lý cây đa- Dân ca Quan họ Bắc Ninh
+ Trèo lên quán dốc- Dân Ca quan họ Bắc Ninh
Quê hương- +Inh lả ơi- Dân Ca Thái
16


Dân Ca
Trung
Bộ


đất nước+Vào chùa- Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Bác Hồ
Gia đình
+Ru em- Dân ca Xê Đăng
Thế giới thực +Lý cây khế- Dân ca Liên khu 5
vật
+Đi cấy- Dân Thanh Hóa
Nghề nghiệp
Quê hươngđất nướcBác Hồ
Trường mầm
non
Gia đình

+Hò ba lý- Dân ca Quảng Nam
+Lý hoài nam- Dân ca Bình Trị Thiên
+Lý dĩa bánh bò

+Ru con Nam Bộ
+Ru con- Dân ca SRa
Nghề nghiệp +Lý kéo chài
Dân ca Thế giới thực +Bắc Kim thang
Nam Bộ
vật
+Lý cây bông+Lý cây xanh
+Bắc Kim thang+Lý con sáo
Thế giới
+Con chim manh manh+Lý ngựa ô
+Lý con cua+Lý quạ kêu
động vật

+Lý chim quyên+Lý con chuột
+Lý con cá
Kết quả: Với biện pháp này95 % trẻ tiếp xúc với làn điệu dân ca quê hương
và dân ca các vùng miền, dân ca trong ngày hội, ngày lễtrẻ càng yêu dân ca lại
càng yêu thêm cái hay, cái đẹp trên quê hương đất nước mình.
2.3.8: Tích hợp các hoạt động hát dân ca vào các hoạt động khác:
Mong muốn đưa dân ca đến thật gần với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ngoài hoạt
động học ra thì trong tất cả các hoạt động khác trong ngày của trẻ tôi đã linh
hoạt lồng ghép dân ca thật nhẹ nhàng và khéo léo giúp trẻ học dân ca mà chỉ như
đang chơi, chơi mà vẫn nhớ các bài hát dân ca.
- Trong hoạt động học khác:
Không chỉ cho trẻ gần hơn với dân ca trong hoạt động học âm nhạc mà
trong các hoạt động học khác tôi cũng lồng ghép các bài hát dân ca phù hợp với
nội dung bài dạy:
+ Hoạt động tạo hình: Vẽ con gà - Chủ đề thế giới động vật
Sử dụng bài dân ca: Gà gáy - Dân ca Bắc Bộ để vào bài và giới thiệu về
con gà.
Hay xé dán đàn cá (Đề tài) - Chủ đề thế giới động vật. Tôi sử dụng bài: Lý
con cá – Dân caNam Bộ để giới thiệu vào bài.
+ Hoạt động khám phá xã hội: Giới thiệu về miền núi- Chủ đề quê hương
– đất nước – Bác Hồ
Chọn bài hát: Inh lả ơi - Dân ca Bắc Bộ để vào bài.
+ Hoạt động văn học: Truyện: Cây khế- Chủ đề Thế giới thực vật
17


Sử dụng bài hát: Lý cây khế - Dân ca Nam Bộ để giới thiệu với trẻ.
-Trong hoạt động hằng ngày:
+ Đón trẻ: Cho trẻ vào chơi ở góc âm nhạc,mở các bài dân ca phù hợp chủ
đề cho trẻ nghe.

+ Giờ tập thể dục: Với tính chất vui nhộn giáo viên hoàn toàn có thể đưa
một số bài hát dân ca vào mục các bài hát trong giờ tập thể dục, trẻ vừa hát vừa
tập càng tăng thêm hứng thú và nhớ tên các bài hát dân ca.
+ Giờ hoạt động ngoài trời: Vào đầu giờ cô có thể ổn định trẻ bằng việc
cho trẻ hát, nghe hát bài dân ca liên quan đến chủ đề dạo chơi.
Ví dụ: Bài hát; Hoa thơm bướm lượn, gà gáy, úp lá khoai…..
+ Hoạt động góc: Cho trẻ hát và biểu diễn các bài hát dân ca với các nhạc
cụ và trang phục yêu thích phù hợp với nội dung bài.
+ Hát cho trẻ nghe trước giờ ngủ trưa:Hát cho trẻ nghe bài: Ru con (Dân
ca Nam Bộ). “Ru em”- Dân ca Xơ đăng.“Cò lả” - Dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
Để đưa trẻ vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng êm ái.
+ Hoạt động chiều: Một số buổi chiều trong tuần tôi dành thời gian để ôn
luyện một số bài hát dân ca đã học hoặc hướng dẫn bài hát mới, có thể cho trẻ tự
hoạt động âm nhạc theo ý thích. Đây là thời gian cho trẻ củng cố lại những kiến
thức âm nhạc, góp phần hình thành kĩ năng âm nhạc hát, biểu diễn dân ca. Cho
trẻ tự hoạt động âm nhạc dân ca theo ý thích còn là hình thức hoạt động thể hiện
tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ nhút nhát, thiếu tự tin cô cần
có kế hoạch giúp đỡ trẻ qua hình thức tự hoạt động âm nhạc một cách tế nhị,
khéo léo.
- Trong các hoạt động khác:
Vào các buổi đón, trả trẻ giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về
khả năng hát, biểu diễn dân ca của trẻ ở lớp, khuyến khích phụ huynh ủng hộ
việc phát triển năng khiếu cá nhân của trẻ.Đồng thời đề nghị phụ huynh về nhà
thường xuyên cho trẻ hát, múa dân ca để trẻ mạnh dạn, tự tin và được củng cố
lại kiến thức đã học.
Kết quả: Có tới 98% trẻ nhớ tên các bài hát dân ca. Có thể nói dân ca luôn
có mặt trong đời sống hàng ngày của trẻ, dân ca làm cho cuộc sống thêm vui và
thú vị.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
bản thân, đồng nghiệp, nhà trường:

Sau khi tiến hành thực nghiệm tại trường mầm non Nga Trung tôi đã thu
được những kết quả như sau:
*Đối với hoạt động giáo dục: Sáng kiến phát huy tính tích cực trong việc
học hát các bài hát dân ca đối với trẻ, trẻ yêu thích các làn điệu dân ca, nhớ tên
bài hát, làn điệu dân ca. Biểu diễn các bài hát dân ca thực sự tự tin và hứng thú.
(Ở phần phụ lục 1: Bảng khảo sát 2)
*Đối với bản thân: Có được vốn kiến thức dày dặn về loại hình dân ca, có hệ
thống các biện pháp phát huy tính tích cực trong việc dạy hát dân ca, đưa dân ca
18


đến gần hơn với trẻ trong tất cả các hoạt động thường ngày. Bên cạnh đó góp
phần bảo tồn dân ca, lưu truyền dân ca qua các thế hệ mầm non.
*Đối với đồng nghiệp: Khơi dậy lòng sáng tạo, ham học hỏi, trau dồi kiến
thức , bồi dưỡng năng khiếu dân ca đến tất cả các bạn đồng nghiệp với mục đích
giáo dục các thế hệ măng non có tâm hồn trong sáng, yêu quê hương đất nước
qua từng làn điệu dân ca.
*Đối với nhà trường: Có thêm được nhiều các hoạt động tập thể vô
cùngbổ ích, giúp trẻ biết cách giao tiếp, giao lưu, vui vẻ và nâng cao tình đoàn
kết trong môi trường trẻ sống . Thực hiện tốt và sáng tạo, hiệu quả các mục tiêu
giáo dục trong năm học đã đề ra.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng là phương tiện giáo dục hiệu quả
nhất góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ, trau dồi đạo đức, phát triển trí tuệ,
thể chất, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
- Nếu mỗi giáo viên mầm non đều áp dụng những biện pháp trên một cách
phù hợp, linh hoạt, sáng tạo thì năng lực cảm thụ nghệ thuật dân ca cụ thể là khả
năng ca hát dân ca, vận động theo giai điệu dân ca ngày càng được nâng cao.
Mặt khác, những kiến thức về thế giới xung quanh thông qua các hình tượng dân

ca, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động
trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó biết tạo ra cái đẹp.
- Như vậy thực hiện tốt hoạt động đưa dân ca đến gần hơn với trẻ 5- 6 tuổi
nghĩa là chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục các thế hệ trẻ có một
nhân cách tốt ngay từ thủa ấu thơ.
* Bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ trong độ tuổi, đặc điểm
phát triển cá nhân của từng trẻ, không áp đặt kiến thức vào số đông trẻ, luôn lôi
cuốn trẻ vào các hoạt động của cô, tôn trọng sự phát triển của trẻ.
- Các hoạt động dạy hát dân ca cần tổ chức dưới nhiều hình thức phong
phú, đồ dùng, trang thiết bị đa dạng và cuốn hút mọi ánh nhìn của trẻ. Trang
phục phải đúng tính chất vùng miền của bài hát.
- Năng động, sáng tạo, linh hoạt trong dạy học, tìm hiểu tài liệu tự học tự
nâng cao kiến thức và kĩ năng.
- Sáng tạo trong cách làm đồ dùng dạy học và đồ chơi của trò chơi âm
nhạc.
3.2.Kiến nghị
- Với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
+ Mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kĩ năng sử dụng đàn, kĩ năng hát dân
ca, kĩ năng vận động theo nhạc.
+ Tổ chức chuyên đề về dân ca cho giáo viên có cơ hội học tập và trau dồi
kiến thức cho bản thân
+ Tổ chức các hội thi dân ca cho trẻ
19


-Với nhà trường:
+ Tăng cường mở lớp tập huấn nâng cao kiến thức về dân ca. Tổ chức dạy
chuyên đề về dân ca.
+ Tổ chức thi viết sáng kiến kinh nghiệm về dân ca.

+ Tổ chức tuyên truyền với các bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức để
nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về ý nghĩa của dân ca với trẻ, coi
trọng phát triển năng khiếu cá nhân cho trẻ
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một sô biện pháp đưa dân ca đến gần
hơn với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non NgaTrung”, bản thân tôi
mong được sự góp ý của các cấp để sáng kiến thêm hoàn thiện và được áp dụng
rộng rãi trong nghành giáo dục Tỉnh nhà.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Trần Thị Hiền

Nga Trung, ngày 18 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình
viết, không sao chép nội dung của ai.
NGƯỜI LÀM SKKN

Nguyễn Thị Trang

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng
tích hợp.
Viện chiến lược và chương trình giáo dục- Trung tâm nghiên cứu
chiến lược và phát triển chương trình giáo dục.
Nhà xuất bản giáo dục. Tháng 9/2008.

2. Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non.
Theo Nông Thị Lịch- vhnttphcm.edu.vn (Nguồn internet).


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ TRANG
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường mầm non Nga Trung
Cấp đánh giá xếp
TT

1.

2.

3.

4.

5.

6
7

Tên đề tài SKKN

Nâng cao chất lượng cho trẻ
làm quen với văn học lớp

mẫu giáo 3-4 tuổi
Một số phương pháp hướng
dẫn trẻ mẫu giáo lớn chơi trò
chơi dân gian
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng trò chơi học tập
tạo sự phát triển trí tuệ cho trẻ
mẫu giáo lớn
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng trò chơi học tập
tạo sự phát triển trí tuệ cho trẻ
mẫu giáo lớn
Kinh nghiệm dạy trẻ giảm bớt
tính hiếu động, khó bảo giúp
hoàn thiện nhân cách đối với
trẻ mẫu giáo lớn ở trường
mầm non Nga Bạch
Một số biện pháp nhằm phát
huy tính tích cực vận động
trong hoạt động giáo dục thể
chất của trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi
Một số giải pháp giúp trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi tích cực làm
quen với biểu tượng toán
thông qua trò chơi ở trường

loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Cấp Huyện

B

2008- 2009

Cấp huyện

B

2010- 2011

Cấp huyện

A

2011-2012

Cấp Tỉnh


C

2011- 2012

Cấp huyện

B

2013- 2014

Cấp Huyện

A

2014-2015

Cấp huyện

B

2015-2016


mầm non Nga Bạch
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢNG KHẢO SÁT 1
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tiêu chí

Nội
Dung

KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Đạt
Chưa đạt

Trẻ nhớ tên và xuất sứ các bài
hát dân ca, nhận biết dân ca của
các vùng miền
Trẻ ham thích nghe các bài hát
dân ca.
Sử dụng các nhạc cụ và trang
phục phù hợp với bài dân ca
Trẻ hưởng ứng tích cực và vận
động theo lời bài hát dân ca

27
61%

17
39%

29
66%
26
59%
27
61 %


15
34%
18
41 %
17
39 %

Phụ lục 2
BẢNG KHẢO SÁT 2
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tiêu chí
Nội
Dung
Trẻ nhớ tên và xuất sứ các bài
hát dân ca, nhận biết dân ca
của các vùng miền
Trẻ ham thích nghe các bài hát
dân ca.
Sử dụng các nhạc cụ và trang
phục phù hợp với bài dân ca
Trẻ hưởng ứng tích cực và vận
động theo lời bài hát dân ca

KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Đạt
Chưa đạt
43
98%

1

2%

42
95%
42
95 %
43
98%

2
5%
2
5%
1
2%


×