Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non quảng hùng thành phố sầm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.98 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm
non
2.1.1. Khái niệm về kỹ năng sống:
2.1.2.Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2.1.3.Những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
2.2. Thực trạng công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm
non tại trường mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn
trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.2.3. Kết quả của thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại
trường mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn
2.3. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng
Hùng - Thành phố Sầm Sơn.
2.3.1. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ......
2.3.2. Hướng dẫn giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng .......
2.3.3. Hướng dẫn giáo viên biết xac định nhưng KNS ......
2.3.4. Hướng dẫn cho giáo viên cu thể hoa những biện pháp đểể
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2.3.5. Giúp trẻ phát triểển các KNS qua việc tổ chức các hoạt
động tập thểể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
2.3.6. Tạo môi trường thuận lợi đểể dạy trẻ ký năng sống


2.3.7. Tuyên truyên, phối hợp với cha mẹ đểể thưc hiêṇ day tre
các ký năng sống.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghịị
3.1. Kết luận
3.2.Kiến nghịị
Tài liệu tham khảo

-1-1-

Trang
2
2
3
3
3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
6
7
7

12
13
13
14
15
15
16
18


MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN
THỰC HIỆN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG HÙNG - THÀNH PHỐ SẦM SƠN
1. Mở đầu.
1.1 . Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết con người sống trong xã hội hiện đại phải đương đầu
với những rủi ro và thách thức do hệ quả của những thay đổi toàn diện về môi
trường, kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh. Do đó cần phải
trang bịị các nguyên tắc chiến lược giúp con người có khả năng đương đầu với
những bất ngờ, đột biến, bất địịnh và bởi vậy, kỹ năng sống trở thành một hợp
phần quan trọng trong nhân cách con người hiện đại. Theo triết lý của Edgar
Morlin - Trong cuốn sách : "Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai" mục tiêu giáo dục là cần tạo nên những cái đầu được rèn luyện tốt đểể tự nó
chiếm lĩnh và làm chủ thế giới dẫu biến động đến đâu. Vào đầu thập kỷ 90 các tổ
chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ
chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm
cách giáo dục đểể tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những
yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện
nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp
liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu
cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có

trẻ em không có những kiến thức cần thiết đểể biết lựa chọn những giá trịị sống
tích cực, không có những năng lực đểể ứng phó, đểể vượt qua những thách thức
mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do
đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng
đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng
sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân đểể sống tích cực,
sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm
giúp trẻ phát triểển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những
kiến thức cần thiết về kỹ năng sống đểể các em sống sao cho lành mạnh và có ý
nghĩa. Giúp các em hiểểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp
thành hành động cụ thểể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với
người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng
sử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thểể hiện bản thân
một cách tích cực. Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ đểể giáo dục kỹ năng
sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trịị; trừ phi
-2-2-


có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội
thêm giá trịị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường
sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức
tiếp xúc với trẻ,. tất cả đều tác động đến sự phát triểển của trẻ. Vì vậy việc hình
thành và phát triểển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. “”Kỹ
năng sống cho trẻ mầm non” chính là một sự chuẩn bịị quan trọng nhất, là một
nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ . Với những tình huống
gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thểể; Nhận biết được
những điều an toàn hay nguy hiểểm với bản thân; Ứng phó với những tình huống
bất ngờ; Ứng xử văn minh, lịịch sự… Qua những tình huống này, trẻ sẽ có những
kinh nghiệm trong cuộc sống, nhận biết điều gì nên làm và không nên làm
.Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động giáo

dục kĩ năng sống riêng biệt chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động
trong ngày ở mức đơn giản, đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội
trong ngày, chưa biết chọn nội dung phù hợp với trẻ …đểể giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ nên hiệu quả chưa cao. "Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm
ẩn. Sự chuẩn bịị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương
lai mỗi cháu” (Maria Montessori)'' Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài
“Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn"
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho trẻ ở trường mầm non và chuẩn bịị tốt tâm thế cho trẻ vào học trường phổ
thông và sự phát triểển sau này của trẻ.
Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trên địịa bàn xã
Quảng Hùng -Thành phố Sầm Sơn.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến
thức nuôi dạy con theo khoa học với các bậc cha mẹ cho toàn thểể đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
Nghiên cứu lý luận về công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tuổi mầm non
tại trường mầm non Quảng Hùng
Điều tra thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại một số nhóm, lớp tại
trường mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn.
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện công tác giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng.
-3-3-


1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu, Mạng intenet ,
sách, báo, tạp chí giáo dục mầm non có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường
mầm non đểể đánh giá nhận xét về việc giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với phụ huynh, giáo viên và trẻ đểể tìm
hiểểu các phương pháp và nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non ở
trường và gia đình.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các biện pháp
chỉ đạo về công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non đểể tìm ra các giải
pháp hoàn hảo nhất bổ ích cho thực tiễn.
- Phương pháp thống kê toán học.: Xử lý các số liệu khảo sát...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
2.1.1. Khái niệm về kỹ năng sống:
Là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối
phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”(Theo địịnh
nghĩa Tổ chức Y tế Thế giới)
2.1.2. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học - tiếp thu - lĩnh hội giá trịị sống đểể phát
triểển nhân cách. Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng đểể hình thành nhân
cách trẻ. Phát triểển về các mặt thểể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức,
giúp trẻ sẵn sàng đi học lớp một ở trường phổ thông sau này. Cụ thểể là:
Giúp trẻ được an toàn , khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng
với thay đổi của điều kiện sống.
Giúp trẻ biết kiểểm soát cảm xúc, thểể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi
người xung quanh.
Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có
khả năng giao tiếp tốt với mọi người.
Giúp trẻ ham hiểểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động
học tập ở lớp một như : sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn đểể hoàn thành
nhiệm vụ…
2.1.3. Những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Các nhóm kỹ năng có thểể dạy cho trẻ mầm non như : Kỹ năng nhận thức về
bản thân, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội,kỹ năng
học tập, kỹ năng tương tác…Từ đó, chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra
các nội dung đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như: dạy trẻ có kỹ năng hợp tác
-4-4-


với mọi người, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ , kỹ năng tự phục vụ, kỹ
năng kiểểm soát cảm xúc…các kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan
chặt chẽ với nhau, được thểể hiện đan xen vào nhau, có thểể thực hành trong bất
cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày. Cho nên việc giáo dục và vận dụng tốt sẽ
giúp trẻ có nhân cách tốt. Khi giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng
nhận thức, phát triểển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triểển ngôn
ngữ... cho trẻ.
Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã triểển khai được một số năm
học, tuy nhiên kết quả đạt trên trẻ chưa cao và chưa đồng đều giữa các trẻ. Nếu
giáo viên thực hiện chuyên sâu và có phương pháp giáo dục phù hợp thì kết quả
trên trẻ sẽ có bước tiến bộ nhanh chóng.
2.2. Thực trạng công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại
trường mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn trước khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi
Các nhóm, lớp của nhà trường đều có không gian hoạt động an toàn cho trẻ,
có đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết trong các hoạt động giáo dục.
Trẻ khoẻ mạnh và rất hào hứng, sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh
hội nhanh các kiến thức cô giáo truyền đạt.
Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động của
nhà trường, của nhóm lớp.
100% GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, được tập huấn về nội dung dạy
kỹ năng sống cho trẻ mầm non do Phòng giáo dục & đào tạo tổ chức và qua các

buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường, tích cực nghiên cứu tài liệu về giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
2.2.2. Khó khăn
Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, do đó cùng một thời gian và
biện pháp dạy trẻ các nội dung KNS nhưng kết quả trên trẻ đạt chưa tương
đương với nhau.
Một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động ,một số
trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, kỹ
năng sống của trẻ còn nhiều
hạn chế.
Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều. Một số phụ
huynh đi làm ăn xa đểể các cháu ở nhà với các anh chịị hoặc ông bà đã già, thời
gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít, không dành thời gian trò chuyện đểể tìm
hiểểu tâm tư nguyện vọng của trẻ đểể giáo dục trẻ mà chỉ biết chiều theo mọi đòi
-5-5-


hỏi của trẻ, trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. Ví dụ: trẻ chỉ cần
đòi mua đồ dùng, quà bánh nào đó là được đáp ứng ngay mà không biết điều đó
có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bố mẹ hay không, hoặc khi được món đồ
chơi đó trẻ cũng không biết cảm ơn bố mẹ….Đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho trẻ thiếu kỹ năng sông.
Nhà trường đã tổ chức cho trẻ đi tham quan ít nhất một lần trong năm, tuy
nhiên kinh phí còn hạn hẹp nên việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá vào các
ngày lễ, ngày tết nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế và chưa
thường xuyên.
Trong những năm qua việc chỉ đạo chuyên môn tại trường mầm non Quảng
Hùng chỉ mới tập trung chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện CSND-GD trẻ theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục & Đào tạo và
cũng thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục ký năng sống cho trẻ nhưng còn
chưa cụ thế, lồng ghép chung chung vì vậy hiệu quả còn thấp.

2.2.3. Kết quả của thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại trường
mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn
Qua khảo sát một số kĩ năng sống ở 120 trẻ 5 tuổi tại 05 lớp mẫu giáo 5 tuổi
của trường mầm non Quảng Hùng nới tôi đang công tác( Thời điểm tháng 9
năm 2018 ; mỗi lớp 24 cháu) kết quả như sau :
Trẻ chưa đạt
TT
Tiêu chí khảo sát
Trẻ được khảo sát
Trẻ đạt
Số trẻ
% Số trẻ % Số trẻ %
01 - Nhóm kỹ năng nhận thức
120
100
109 90,8 11
19,2
bản thân
02 - Nhóm kỹ năng tự tin
120
100
93 77,5 27 22,5
03 - Nhóm kỹ năng giao tiếp
120
100
95 79,2 25 20,8
và quan hệ xã hội
04 - Nhóm kỹ năng học tập
120
100

91 75,8 29 24,2
05 - Nhóm kỹ năng hợp tác
120
100
103 85,8 17 14,2
Qua kết quả trên chúng tôi đã lựa chọn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên các
nhóm, lớp tại trường mầm non Quảng Hùng thực hiện giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ nhằm giúp trẻ có kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh sống
và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ như sau:
2.3. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng - Thành phố Sầm
Sơn.
-6-6-


2.3.1. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao nhận
thức cho giáo viên về yêu cầu, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ mầm non
Chúng tôi tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ mầm non: Thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn , xây
dựng các hoạt động giáo dục có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên
dự và rút kinh nghiệm. Xây dựng giáo viên điểểm và lớp điểểm cho toàn trường
học tập , Bồi dưỡng giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên qua thao giảng và hội
thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Hội thảo chuyên đề về : Giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mầm non
Thông qua các hình thức bồi dưỡng này đểể giúp cho giáo viên nhận thức
đúng đắn về : Yêu cầu- Nội dung – Hình thức cũng như phương pháp giáo dục
trẻ kĩ năng sống đểể áp dụng vào dạy trẻ kĩ năng sống hàng ngày đạt hiệu quả
cao.
2.3.2. Hướng dẫn giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

thông qua các hoạt động trong ngày cụ thể như :
Chúng tôi hướng dẫn cụ thểể cho giáo viên đưa nội dung giáo dục kỹ năng
sống vào các hoạt động theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ như: thông qua
giờ đón và trả trẻ: Cô trò chuyện hoặc kểể cho trẻ nghe các câu chuyện thông quá
đó giáo dục và khắc sâu các kĩ năng sống cho trẻ : Ví dụ : Cô hỏi trẻ : kĩ năng
ứng sử : Hôm qua nghỉ ở nhà con làm gì ? Ở nhà chơi như thế nào là an toàn
nhất ? Khi đi thăm người ốm cùng bố mẹ con phải như thế nào ?.... Kế cho
trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục kĩ năng sống như : Tích Chu, Ba cô
gái, Bác Gấu đen và Hai chú Thỏ …..
Thông qua hoạt động ngoài trời: Thông qua hoạt động này chỉ đạo giáo
viên bằng các đối tượng trẻ được quan sát, cô tận dụng các cơ hội đểể giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ .
Ví dụ : Khi cho trẻ thăm quan khu di tích lịịch sử nhà bia tưởng niệm các
anh hùng liệt sỹ của xã giáo viên phải dạy cho trẻ biết tri ân các anh hùng liệt sĩ,
không vứt rác thải các nơi công cộng, không ngắt lá bẻ cành cây các khu vui
chơi , khu di tích …
Thông qua hoạt động vui chơi:Trẻ mầm non chơi mà học – Học bằng chơi .
Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Hoạt động chơi
được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục,
trong đó có nội dung giáo dục kĩ năng sống nên giáo viên lồng ghép giáo dục
các kĩ năng sống thông qua nội dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi phân
vai .
-7-7-


Vi dụ : Trò chơi bác sĩ: qua trò chơi này cô giáo dạy trẻ biết cảm thông chia
sẻ với người ốm, với người thiệt thòi …
Thông qua hoạt động lao động - vệ sinh : Giáo dục trẻ đi đại tiện, tiểểu tiện
đúng chỗ và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ sinh được dùng đểể ngăn
nắp … Điều này giúp trẻ tự khẳng địịnh mình, nhận thức được khả năng của

mình, góp phần tham gia vào lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng
tuổi nhằm bảo vệ môi trường và trường mầm non sạch, đẹp . . .
Lao động chăm sóc vât nuôi, cây trồng: đây chính là những việc làm tốt cho
môi trường, ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công sức của
mình vào việc làm cho môi trường xanh - Sạch - đẹp thông qua các hoạt động
này Giáo viên giáo dục trẻ các kĩ năng tự phục vụ bản thân. . . , kĩ năng biết bảo
vệ bản thân khi có nguy hiểểm ..
Ví dụ : Khi trẻ trong phòng vệ sinh sàn nhà thường rất trơn thì phải làm
như thế nào?
Hoạt động vệ sinh : Dọn đồ chơi, dọn dẹp chỗ chơi, lau bụi bẩn, rửa đồ
chơi, dội nước sau khi đi vệ sinh khi đi vệ sinh, vứt rác vào đúng nơi quy địịnh,
không hò hét, nói to, không nhổ nước bọt ở những nơi đông người , biết chăm
sóc bảo vệ cây cối, các con vật quanh nơi mình ở. . . .. Thực hiện đúng lịịch vệ
sinh. Trẻ biết phân loại rác, sống tiết kiệm: Giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, tiết kiệm
điện, nước trong sinh hoạt ở lớp và ở nhà : Tắt điện, hoặc nhắc người lớn tắt
điện , tắt quạt khi không sử dụng, dùng chậu, cốc lấy nước không đẻ vòi nước
chảy liên tục khi đánh răng, rửa mặt. . . Biết cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ
các nguyên vật liệu phế thải, biết giữ gìn quần áo, tay chân sạch sẽ, trẻ tham gia
quyết dọn sân trường.
2.3.3. Hướng dẫn giáo viên biết xac định nhưngký năng sống cơ ban phù
hợp với lứa tuổi mầm non để giáo dục trẻ.
Viêcị xac định được cac ky năng cơ ban phu hơp vơi lưa tuôi se giup giáo
viên lưa chon đung nhưng nôịdung trong tâm để day tre ở lớp mình phụ trách.
Đôi vơi tâm sinh ly tre em dươi sau tuôi thi co nhiều kỹ năng quan trọng
mà trẻ cần phải biết trươc khi tập trung vào học văn hoá. Thưc tê kết quả của
nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ cần được giáo
dục chính là những KNS như:
- Nhóm kỹ năng tự tin: Nhận biết , thểể hiện cảm xúc, suy nghĩ cá nhân với mọi
người.
- Nhóm kỹ năng hợp tác: Kỹ năng tổ chức hoạt động, làm việc theo nhóm,kỹ

năng ra quyết địịnh, giải quyết vấn đề.
- Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân: Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình
- 8- 8-


huống nguy hiểểm, nhận biết về giá trịị bản thân.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội: kỹ năng ứng xử phù hợp với người
xung quanh, kỹ năng hợp tác, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng
tuân thủ các quy tắc xã hội, giao tiếp lịịch sự và lễ phép, kỹ năng tự phục vụ.
- Nhóm kỹ năng học tập : Ý thức trách nhiệm, Kỹ năng thiết lập và thực hiện
mục tiêu.
2.3.4. Hướng dẫn cho giáo viên cu thê hoa những biện pháp để giáo dục
kỹ
năng sống cho trẻ.
*/ Hình thành kỹ năng tự tin:
- Theo Dale - một nhà văn, nhà thuyết trình nổi tiếng của Mỹ thì “Nếu bạn thật
sự tin tưởng chính mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên
đường bằng phẳng mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn”. Vì vậy, một trong
những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triểển sự tự tin, lòng tự
trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng
như trong mối quan hệ với những người khác,trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự tin
bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. KNS này giúp trẻ
nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời có khả năng hòa
nhập với cộng đồng.
- Những biện pháp chúng tôi gợi ý cho giáo viên sử dụng đểể phát triểển sự tự tin
ở trẻ là:
+ Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình: Từ đặc
điểểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thì
không thểể có sự tự tin. Do đó, giáo viên phải luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ
những khả năng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịịp thời.

Ví dụ: khi trẻ xung phong lên hát trước cả lớp, cô giáo sẽ khen ngợi là trẻ rất
giỏi, rất mạnh dạn…đểể lần sau trẻ muốn và không e ngại khi biểểu diễn trước
đám đông…..
+ Nói cho trẻ biết “con có thể làm được”: Cô giáo dùng lời động viên trẻ
một cách chân thành, không quá lời khen, nghĩ một đường nói một nẻo. Và
trong mọi việc tôi luôn nói “ con có thểể làm được” đểể dần củng cố niềm tin vào
bản thân cho trẻ.
Ví dụ:Trong giờ thểể dục, một số trẻ sợ độ cao nên không dám trèo lên xuống
thang, cô giáo không ép buộc trẻ phải thực hiện hoạt động đó ngay lập tức mà sẽ
khuyến khích trẻ với lời động viên “ con có thểể trèo được…”, đểể trẻ tự tin thểể
hiện bản thân mình trước các bạn.
- 9-

-9-


+ Bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ : Tài năng đặc biệt cũng có thểể làm
tăng thêm sự tự tin cho trẻ. Giáo viên căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ
đểể bồi đắp sở trường đặc biệt của trẻ.
Ví dụ: Trẻ có khả năng vẽ đẹp giáo viên sẽ tạo nhiều cơ hội ở lớp đểể trẻ được
thểể hiện sở trường của mình như vẽ trong các góc, trang trí lớp cùng cô... Đồng
thời trao đổi với phụ huynh cho trẻ tham gia các lớp vẽ ngoại khóa đểể nâng cao
tài năng cho trẻ….
+ Cho phép trẻ mắc sai lầm: Một đứa trẻ nếu không phạm sai lầm sẽ không
thểể trưởng thành. Cho nên, khi trẻ mắc sai lầm giáo viên luôn lưu tâm đến sai
lầm đó đểể trao đổi thân thiện, cởi mở với trẻ giúp trẻ hiểểu rằng ai cũng có thểể
mắc sai lầm nhưng điều quan trọng nhất là biết sửa chữa và không bao giờ mắc
phải sai lầm đó nữa. Đồng thời không phê bình hay chê bai trẻ quá thẳng thắn sẽ
làm trẻ mất hứng thú và tự ti về bản thân mình.
Ví dụ: khi trẻ tranh giành đồ chơi với bạn, giáo viên sẽ hỏi trẻ xem vì sao lại

như vậy, tôi bày ra các trò chơi với món đồ chơi đó đểể 2 trẻ cùng được chơi với
nhau. Sau đó hỏi 2 trẻ xem chơi cùng nhau như vậy có vui hơn là tranh giành
nhau không và giáo dục trẻ lần sau nên chơi đoàn kết với bạn bè ...
+ Quy định hành vi : Đầu năm học giáo viên nên đề ra 1 số quy địịnh phù
hợp với lớp học nhằm đạt được mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, tạo thói quen nề
nếp tốt cho trẻ. Yêu cầu trẻ trong lớp thực hiện theo các nội quy đó đểể tạo tính
chủ động và làm việc có kế hoạch cho trẻ trong lớp
Ví dụ : Đến giờ thểể dục sáng, giáo viên nên hỏi trẻ các con nhìn lên lịịch xem
hoạt động đầu tiên trong ngày hôm nay là gì? Và cho trẻ cùng chuẩn bịị hoạt
động đó với cô...
+ Tổ chức một số hoạt động khác để phát triển sự tự tin của trẻ :
Chúng tôi gợi ý cho giáo viên có thểể trò chuyện với trẻ với những câu hỏi
như tự tin là gì? Khi con tự tin con cảm thấy như thế nào? Khi không tự tin con
cảm thấy ra sao? Hoặc sử dụng những câu hỏi gắn với thực tế của trẻ như “ con
hãy kểể những việc con muốn tự làm, Con học cách làm này như thế nào? Hãy kểể
những việc con tự làm, Khi tự làm con cảm thấy như thế nào?”. Qua hoạt động
trò chuyện đó giúp trẻ hiểểu rằng khi trẻ tự tin là khi trẻ mạnh dạn nói , làm, thểể
hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình với mọi người. Nếu trẻ tự tin ở mình thì kết
quả hoạt động của trẻ sẽ đạt tốt hơn.
Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm: đểể trẻ tự làm mọi việc cho bản thân
mình càng nhiều càng tốt( Ví dụ: tự lấy đồ dùng học tập, hoặc dạy trẻ cách nhờ
1 người bạn khác giúp đỡ mình 1 việc gì đó..)
*/ Hình thành kỹ năng hợp tác:
-10-10-


- Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu “ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”
Vì vậy việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Bởi trẻ

mầm non còn nhỏ, có nhiều việc không thểể tự làm được nếu không có người
khác giúp đỡ. Khi trẻ được bạn giúp đỡ và khi trẻ giúp đỡ được bạn trẻ sẽ nhanh
chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Qua đó trẻ có niềm vui, có bạn bên cạnh
đểể chia sẻ công việc, giúp phát triểển kỹ năng và tình cảm xã hội của trẻ.
- Đểể giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ chúng tôi gợi ý cho giáo viên luôn tạo cơ
hội cho trẻ chơi và làm việc theo nhóm với các trẻ khác trong tất cả các hoạt
động.
Ví dụ: Cho trẻ thảo luận theo tổ đểể cùng nhau nhận xét về đặc điểểm của 1 đối
tượng nào đó trong các hoạt động, tạo những cảm nhận giúp trẻ tôn trọng những
quyền lợi của trẻ khác qua việc chia sẻ, hướng dẫn trẻ cư xử lịịch sự với bạn
khác.
- Tổ chức 1 số hoạt động phát triểển kỹ năng hợp tác như:
+ Thảo luận về sự hợp tác: Trò chuyện với trẻ có sử dụng câu hỏi như “Con
và bạn đã cùng nhau làm những việc gì?Trò chơi nào con thích hơn khi có bạn
cùng chơi? Tại sao con phải hợp tác với bạn, một mình con có làm được việc
này không? Điều gì con cảm thấy vui khi hợp tác?....Qua việc trò chuyện giúp
trẻ hiểểu hợp tác là có nhiều người cùng thực hiện 1 việc gì đó, cùng vui thích khi
làm việc.
+ Trò chơi “ đôi bạn hợp tác”: Cho trẻ tìm thêm 1 bạn đểể ghép đôi với nhau.
Các đôi ngồi quay mặt vào nhau, nắm lấy tay nhau, cùng ngồi xuống hoặc cùng
đứng lên mà không buông tay nhau ra.
+ Trò chơi “ Những chiếc tháp tập thể”: Yêu cầu trẻ ngồi xung quanh 1 cái
bàn và đưa cho trẻ những khối đồ chơi có hình dáng và kích thước khác nhau.
Nhiệm vụ của trẻ là xếp những khối đó thành 1 cái tháp càng cao càng tốt.
+ Trưng bày các hình ảnh sưu tập: có nội dung mọi người cùng chơi, làm
việc với nhau và cho trẻ thảo luận nội dung của các hình ảnh đó.
+ Cho trẻ tập đóng kịch: theo nội dung các câu chuyện trong chương trình
giáo dục mầm non: Đóng kịịch “Nhổ củ cải”( có các cảnh mọi người hợp tác với
nhau để nhổ được củ cải)…Đóng kịịch theo bài thơ “ gấu qua cầu”, theo truyện
“đôi bạn tốt”…

*/ Hình thành ky năng tự nhận thức bản thân :
- Kỹ năng tự nhận thức là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triểển quan niệm tích
cực về bản thân. Trẻ nhận thức sự khác nhau giữa các trẻ, nhận thức mỗi cá nhân
-11-11-


có điểểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triểển những suy nghĩ tích cực về bản
thân trẻ. Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểểu đúng mình là ai? Trẻ yêu gì? Điểểm
mạnh và sở thích của mình là gì đểể kết nối chúng vào những lĩnh vực liên quan
và phát huy chúng một cách tối đa. Trẻ nhận ra điểểm yếu của mình cũng giúp trẻ
dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó tìm ra cách khắc
phục khó khăn đó.
- Đểể hình thành kỹ năng tự nhận thức chúng tôi hướng dẫngiáo viên thực hiện 1
số biện pháp sau: +Trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua 1 số câu
hỏi như: Con là ai? Con thấy mình có những tính tốt đẹp nào? Con thích gì và
không thích gì? Con có mong muốn gì? Con sẽ làm gì đểể đạt được mong muốn
đó?con có những điểểm gì khác với bạn?.....
+ Chấp nhận sự đa dạng của trẻ và giúp trẻ chấp nhận lẫn nhau: Cô giáo
luôn tôn trọng cá tính của từng cá nhân trẻ trong lớp, đồng thời có biện pháp
giáo dục đểể hạn chế điểểm yếu, phát huy điểểm mạnh của trẻ. Cô giáo nhận thấy
rằng khi cô tôn trọng tất cả các trẻ thì trẻ trong lớp sẽ noi gương theo cô, biết tôn
trọng các bạn lớp mình.
Ví dụ: Trong lớp có một cháu bịị khuyết tật, trẻ trong lớp không chơi cùng
với bạn đó, chúng tôi gợi ý cho giáo viên sẽ trò chuyện đểể các cháu thấy rằng
bạn đó có rất nhiều điểểm tốt như ngoan, chăm đi học, bạn hát hay…các con cần
quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với bạn. Đồng thời, bản thân giáo viên phải luôn đối
xử công bằng , yêu thương, tôn trọng trẻ đó đểể trẻ trong lớp noi theo.
+ Đặt yêu cầu cao cho các trẻ và khích lệ trẻ hoạt động để đạt mục tiêu đó:
Chúng tôi yêu cầu giáo viên phụ trách lớp luôn đặt yêu cầu cao cho tất cả các trẻ
trong lớp, Với sự hướng dẫn của cô giáo, từng trẻ đã có khả năng tham gia hầu

hết các hoạt động . Trong bất kì hoạt động nào cô giáo cũng khuyến khích đểể
kích thích tính tò mò khám phá của trẻ chứ không ép buộc mọi trẻ phải tham gia.
Cô giáo gợi ý đểể trẻ thử thách với chính mình. Thay vì cạnh tranh với trẻ khác,
cô giáo khuyến khích trẻ cạnh tranh với chính mình.
Ví dụ: Nhảy xa sử dụng thước dây, xếp hình bằng đồng hồ bấm giây…lần
sau tốt hơn lần trước…
+ Giúp trẻ đạt được thành công nhất định trong lớp học: Thành công là một
trong những yêu tố quan trọng tác động đến sự phát triểển ý thức bản thân. Trẻ ở
lứa tuổi này cần trải qua thành công( theo khả năng của trẻ) đểể trẻ có cảm giác
tự tin rằng mình làm được những điều tốt. Thực tế , có một số trẻ sợ thất bại đến
nỗi không dám thử một hoạt động nào đó, lúc này tôi sẽ giúp trẻ đạt được thành
công trong việc đó từng bước một đồng thời khen ngợi khả năng đó đểể trẻ thêm
- 12 -

- 12 -


tự tin vào mình. Trẻ sẽ tự hào về thành công của mình nếu cô giáo cho trẻ thấy
rằng cô tự hào về trẻ.
+ Tổ chức một số hoạt động, trò chơi phát triển kỹ năng tự nhận thức cho
trẻ:
Ví dụ: Hoạt động “ soi gương”: Giúp trẻ tự quan sát, cảm nhận về hình dáng
của mình bằng cách cho trẻ tự ngắm mình trong gương với các động tác như làm
điệu, đội mũ, mặc quần áo…. . lúc đó cô giáo có thểể hỏi trẻ: Con thấy ai trong
gương, người trong gương có dáng yêu không?
Hoạt động “Hái hoa dân chủ”:Trẻ chọn 1 bông hoa theo ý thích trong đó
có nội dung “ Hãy nói cho chúng tôi về….”( có thểể là gia đình, đồ chơi bạn
thích, món ăn bạn thích…) và cô giáo sẽ đọc to câu hỏi đó cho cả lớp nghe, trẻ
hái hoa sẽ nói về điều đó theo hiểểu biết của mình.
Hoạt động “ Tôi có thể vẽ”:Cô giáo tạo ra 1 tờ giấy lớn và dán lên tường.

Cô giáo cổ vũ trẻ vẽ hay dán bất cứ thứ gì trẻ có thểể làm được vào đó đểể trẻ cả
lớp tạo thành bức tranh tổng hợp lớn. Với hoạt động này trẻ sẽ thấy được sự phát
triểển tiến bộ của bản thân qua từng giai đoạn.
Hoạt động “ có điều gì trong một cái tên”: Trẻ nhỏ thường rất tự hào về cái
tên của mình, do đó tất cả hoạt động nào liên quan đến cái tên của trẻ đều làm
trẻ hứng thú. Hầu hết bố mẹ đặt tên cho con đều có 1 ý nghĩa, yêu cầu trẻ hỏi bố
mẹ về điều này, sau đó cô giáo phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy và bút màu đểể trẻ có
thểể vẽ lại điều đó vào bức tranh và trang trí cho tranh của mình. Khi đã thực
hiện xong có thểể cho trẻ diễn tả lại ý nghĩa của bức tranh mà trẻ đã vẽ.
*/ Hình thành ky năng giao tiếp và quan hệ xã hội:
Trẻ mầm non cần phải học rất nhiều trong những năm đầu đời : học cách làm
chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như
của người khác, học cách tin vào mình và can đảm đểể khám phá thế giới rộng
lớn xung quanh. Nếu trẻ không đạt được năng lực xã hội tối thiểu vào khoảng 6
tuổi thì trẻ có thể gặp khó khăn trong suốt cuộc sống sau này
Phát triểển kỹ năng này là một nhiệm vụ phức tạp đối với trẻ. Yêu cầu trẻ
biết ứng xử theo quy tắc xã hội, biết tạo các mối quan hệ cũng như tương tác với
cảm giác thoải mái với những người khác đồng thời biết điều chỉnh hành vi phù
hợp với hoàn cảnh. Đểể giáo dục tốt cho trẻ nội dung này tôi thực hiện 1 số biện
pháp sau:
+ Dạy trẻ học cách kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi của mình: Cô
giáo làm cầu nối giúp trẻ biểểu lộ cảm xúc của mình và biết lắng nghe ý kiến của
người khác. Nếu trẻ bất hòa với bạn khác tôi thường chỉ cho trẻ thấy trẻ
chưa đúng ở điểểm nào, điểểm nào cần khắc phục và điểểm tốt nào cần phát huy.
-13-13-


Cho trẻ thấy những mối bất hòa thường dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như tức
giận, sợ hãi, còn nếu chơi đoàn kết với bạn sẽ tạo nên nhưng tình cảm tốt đẹp và
tinh thần thoải mái, vui vẻ…

Ví dụ: Có 2 trẻ đánh nhau, điều đầu tiên giáo viên cần làm là hỏi hai trẻ lý
do vì sao lại như vậy đểể từng trẻ có cơ hội thểể hiện suy nghĩ bằng lời nói về sự
việc đó. Sau đó giải thích cho trẻ hiểểu bạn nào đúng, bạn nào chưa đúng. Giáo
dục trẻ lần sau chơi đoàn kết với bạn hơn.
+ Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Mỗi tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải
sẽ có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm sống thông qua việc tìm cách
giải quyết vấn đề đó. Cho nên với mỗi tình huống xảy ra hàng ngày cô giáo đều
tận dụng cho trẻ quan sát và gợi ý đểể trẻ tìm ra cách giải quyết một cách nhanh
chóng và hiệu quả nhất.
Ví dụ: khi trẻ làm lăn đồ dùng vào gậm tủ mà tay không với tới được, cô
giáo gợi ý đểể trẻ biết dùng gậy đểể lấy đồ dùng đó ra…
+Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ với trẻ khác: Nếu trẻ
tương tác với nhau một cách phù hợp, qua đó trẻ sẽ học được các quy tắc ứng xử
trong xã hội. Vì vậy, cô giáo thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thểể cho trẻ
trong lớp như tổ chức sinh nhật, biểểu diễn văn nghệ tổng hợp cuối chủ đề, hoạt
động góc…đểể các trẻ được làm việc theo nhóm với nhau. Trong quá trình hoạt
động luôn khuyến khích trẻ giao tiếp thỏa thuận với bạn cùng chơi, biểểu lộ mong
muốn một cách thích hợp, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi.
+ Tổ chức 1 số trò chơi :
Giúp trẻ biết lắng nghe người khác nói. Ví dụ: Hoạt động“ điện thoại bạn
bè”: Cho 2 trẻ chơi gọi điện cho bạn ( 2 bạn ở gần nhau). Theo dõi quá trình trò
chuyện của trẻ. Sau đó hỏi trẻ : Hai người cùng nói 1 lúc thì có nghe rõ điều gì
không? Khi nào con nghe thấy tiếng bạn? Con cảm thấy thế nào khi nghe được,
khi không nghe được?
Giúp trẻ biết quan tâm và chia sẻ với người khác. Ví dụ: Hoạt động“ chúc
bạn chóng khỏe”: Nếu trong lớp có 1 trẻ bịị ốm không đến lớp được, Tôi sẽ tổ
chức cho trẻ cả lớp làm 1 tấm thiệp đểể gửi lời thăm hỏi và chúc bạn nhanh khỏe
rồi gửi tới bạn bịị ốm…
*/ Hình thành kỹ năng học tập:
Mặc dù những kiến thức mà trẻ học ở trường mầm non chỉ là sơ đẳng nhưng

có vai trò rất quan trọng, là nền tảng vững chắc cho việc học văn hóa ở trường
phổ thông sau này. Với trẻ ở lớp tôi, trong mỗi hoạt động cô giáo đều xác địịnh
cụ thểể mục tiêu, hướng dẫn cụ thểể nội dung, gợi ý cách thực hiện và cho trẻ trao
đổi cách thực hiện với các bạn đểể trẻ tìm ra cách thực hiện của riêng mình, đồng
-14-14-


thời tôi cũng khuyến khích và tuyên dương kịịp thời sự sáng tạo của trẻ, giúp đỡ
những trẻ thực hiện kém, động viên trẻ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao với tâm trạng thoải mái và hứng thú nhất.
Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình vẽ ngôi nhà (theo đề tài ). Cô giáo cho trẻ
quan sát và nhận xét 1 số tranh vẽ ngôi nhà đã chuẩn bịị trước đểể gợi ý cách vẽ
cho trẻ.
Trong quá trình trẻ thực hiện cô giáo bao quát đểể kịịp thời tuyên dương
những trẻ có sáng tạo như biết vẽ thêm các chi tiết trang trí cho bức tranh, đồng
thời giúp đỡ những trẻ chưa biết cách thực hiện hoàn thành sản phẩm của mình.
Kết quả là đa số trẻ được cô hướng dẫn đã có ý thức trách nhiệm, có kỹ năng
thiết lập và thực hiện mục tiêu trong tất cả các hoạt động, nhất là trong các hoạt
động học có chủ đích.
2.3.5. Giúp trẻ phát triển các KNS qua việc tổ chức các hoạt động tập thể
vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
Nội dung phong trao “ Xây dưng trương hoc thân thiên,ị hoc sinh tich cưc”,
trong đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, thểể thao
một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác
phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
Căn cứ vào nội dung trên, chúng tôi yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch
và thực hiện nhiều hoạt động một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ
động, tự giác của trẻ. Cụ thểể như sau:
- Tổ chức cho giáo viên thi lam đô chơi dân gian; sáng tác bai hat, điêụ mua thể

loai dân ca cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
- Tổ chức các hội thi, các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí tích cực khác phù
hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non. Huy động và tạo điều kiện đểể có sự tham gia
hoạt động đa dạng và phong phú của cha me tre em, các tổ chức, lưc lương xa
hôi,ị cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giao duc long yêu nươc
cho tre.
Ví dụ: Tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ hoạt động
ngoài trời vào các ngày thứ tư, sáu; riêng chiều thứ hai hàng tuần, trẻ được xem
các kịịch bản rối qua các câu chuyện cổ tích, giao lưu hỏi đáp giữa các trẻ về nội
dung các câu chuyện)
Cụ thểể nhà trường đã tổ chức thực hiện các hoạt động nổi bật như sau:
- Tổ chức cho trẻ đến thăm nhà bạn trong chủ đề gia đình theo từng tổ, từng
nhóm trẻ. Hoạt động trên nhằm phối hợp với các bậc cha mẹ đểể có thểể giúp trẻ
- 15 - 15 -


phát triểển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại
gia đình.
- Tổ chức cho trẻ tham quan các công trình công cộng ( như trạm y tế, bia tưởng
niệm các anh hùng liệt sỹ, danh nhân có công với nước…) nhằm rèn luyện kỹ
năng giao tiếp, giao duc long yêu quê hương đất nước con người.
- Tổ chức ngày hội “ Bánh chưng, bánh giày” lồng ghép giáo dục qua câu
chuyện lịịch sử “Sự tích bánh chưng, bánh giày”. Hoạt động vui chơi giải trí này
còn dành thời gian cho học sinh khối 5 tuổi thực hành chuyên đề “Be tâpị lam
nôịtrơ”qua hôịthi gói bánh chưng ngày tết.
- Tô chưc hôịdiên văn nghê ịmừng xuân cho tre tại các góc chơi vơi chu đê “ Bé
hát dân ca” thi “Trang phục dân gian”, tổ chức các gian hàng ẩm thực mùa xuân,
trò chơi dân gian, thi giải câu đố hay….
- Tổ chức cho trẻ 4 tuổi; 5 tuổi (Mẫu giáo nhỡ; mẫu giáo lớn) tham quan, vui
chơi các trò chơi dân gian trong dịịp đầu xuân như: Đập heo, lò cò, cướp cờ

….tại khu vực sân vận động của xã; phường hoặc nhà trường… giúp trẻ có dịịp
đến tham quan tim hiểu nét văn hóa đăcị trưng ở địịa phương.
- Tổ chức hoat đôngị nghê ịthuâṭcho tre qua hôịthi “ Ve những điều mơ ước cho
mẹ”, tô chưc hoat đôngị phat triển tư duy qua một số hội thi co sư tham gia trực
tiếp cua cha me đểể cùng chơi với trẻ qua đó rèn luyện tính kiên nhẫn, kỹ năng
hợp tác với cha mẹ, ông bà đểể chiến thắng yêu cầu thử thách của luật chơi, phát
triểển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, phát triểển tình cảm,
nhận thức ở trẻ.
2.3.6. Tạo môi trường thuận lợi để dạy trẻ kỹ năng sống
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ. Có môi
trường trong lớp và môi trường ngoài lớp học. Môi trường trong lớp như các góc
hoạt động, đồ dùng học tập… có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và một số
kỹ năng. Môi trường ngoài lớp như góc thiên nhiên, vườn cây…giúp trẻ phát
triểển tình cảm xã hội. Đểể có môi trường dạy kỹ năng sống tốt cho trẻ chúng tôi
chỉ đạo các nhóm, lớp thực hiện như sau:
+ Thực hiện kế hoạch giáo dục, kê hoach đanh gia tre nhằm ghi chép hàng
ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi
chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đo đểể đánh
giá cuối mỗi độ tuổi, cuối giai đoạn phát triểển của trẻ. Cũng từ biện pháp này, cô
giáo có dữ liệu, sản phẩm đểể đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở đểể thay đổi, bổ
sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì mỗi trẻ rất khác nhau và giúp trẻ sớm
hình thành các kỹ năng sống.
- 16 -

- 16 -


+ Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn
nữa phần lớn cha mẹ thường lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện, các lớp
phải trang bịị các bảng thông tin dành cho phụ huynh, dán các nội dung cần phối

hợp với phụ huynh vào đó đểể các bậc cha mẹ có thểể đọc, quan sát theo dõi dễ
dàng giúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở
con mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ
những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe,
ngược lại các bậc cha mẹ có thểể ghi chép những yêu cầu, đề nghịị, thông tin cần
trao đổi với giáo viên.
+ Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc
sách cho con trẻ. Tại lớp, cô giáo phải trang trí, sắp xếp góc thư viện và văn học,
đểể nơi dễ hoạt động với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề : “Thư viện trường
mầm non”; “tủ sách gia đình”; “dinh dưỡng trẻ thơ”; “những con vật đáng yêu”;
“hoa trái bốn mùa”; thiết kế phân chia nhiều ngăn đểể sách, truyện nhiều kích cỡ,
vừa tầm với của trẻ. Vận động cha mẹ thừơng xuyên tặng sách cho góc thư viện
của trẻ tại trường, tại lớp và ngay ở gia đình.
+ Nhà trường dùng các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương
mẫu như: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"; “Yêu thương, tôn trọng trẻ,
giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng
tạo” bằng chính hình ảnh giáo viên và học sinh của trường, đặc biệt chú ý đưa
hình ảnh đẹp của các trẻ hiếu động, cá biệt đểể từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành
vi, giúp trẻ thểể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều kiện đểể khen ngợi sự
cố gắng của trẻ.
2.3.7. Tuyên truyên, phối hợp với cha mẹ để thưc hiêṇ day tre các ký
năng sống.
Trước hết, cha mẹ và người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối
xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Ví dụ: Hướng dẫn và nhắc nhở trẻ đội mũ bảo hiểểm khi đi trên xe máy mỗi
buổi đến trường, khi tham gia giao thông.
Tao điêu kiêṇ tôt nhât cho tre vui chơi, tạo các tình huống mở đểể trẻ khám
phá và giải quyết.
Ví dụ: Có thểể giới thiệu với trẻ về một số hiện tượng tự nhiên qua tranh ảnh,
bài hát, hoạt động vui chơi hay các tình huống thực gặp trong ngày (trời mưa,

cầu vồng…Từ đó giáo dục trẻ biết cách tránh mưa…)
Tạo mối liên kết với bạn bè cho trẻ khi ở gia đình: Có thểể thấy, trẻ thường dễ
dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường của riêng chúng hơn là chơi
trong một nhóm bạn tại trường. Nhiều giáo viên thấy rằng, một số trẻ có khó
-17-17-


khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, lại có thểể hình
thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ. Cha
mẹ có thểể giúp trẻ phát triểển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các
mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi?
Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với
một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách
dễ dàng hơn.
Liên tục đọc sách, trò chuyện, kểể chuyện cho trẻ nghe : Người lớn nên đọc
sách cho trẻ nghe trong moi tinh huông như những giờ hoạt động góc ở một
nhóm nhỏ, hoặc đọc truyện cho trẻ nghe trong giờ trưa đối với những trẻ khó
ngủ. Tăng cương kể cho tre nghe cac câu chuyêṇ cô tich qua đo ren luyêṇ đao
đưc cho trẻ, giúp trẻ hoan thiêṇ minh, biêt đoc sach, day tre yêu thương ban be,
yêu thương con ngươi. Tao hưng thu cho tre nho qua các truyêṇ băng tranh tuy
theo lưa tuôi, gơi mơ tinh to mo, ham học hỏi, phát triểển khả năng thấu hiểểu ở
trẻ.
Ví dụ: Khi kểể chuyện “ Ba cô gái” tôi đăṭnhưng câu hoi gơi mơ như: Nêu là
con khi hay tin mẹ bịị ốm, con sẽ làm gì? gơi mơ tinh to mo thay đổi đoạn kết
của truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu chuyện v,v….Trong gia đình, cha
mẹ luôn phiên cùng anh chịị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặc thống nhất giờ đọc
sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều đọc sách, báo
hoặc đọc một thứ gì đó của mình.
Khuyến khích tre nói lên sở thích, quan điểểm của trẻ: Nói chuyện với các
thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác va về những lựa chon của mình,

cố gắng không chỉ trich các quyết địịnh của trẻ. Việc này sẽ hình thành kỹ năng
tự kiểểm soát bản thân, rèn luyện tính tư tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động xã
hội và các buổi thảo luận sau này.
Ví dụ: Như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì tôi, cha mẹ
có thểể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức
tranh đểể tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triểển lãm tranh của
trẻ ở góc nhỏ trong nhà.
Cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống: Dạy trẻ biết cách sử
dụng các đồ dùng ăn uống. Việc này được thực hiện trong giờ học, giờ sinh hoạt
hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bữa cơm gia đình. Cụ thểể: Trẻ được làm quen
với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự
sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những
bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở,
thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịịu… tất cả những
-18-18-


yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt đểể hình thành kỷ năng tự phục vụ và ý
nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi chúng tôi thực hiện một số biện pháp trên chất lượng giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ mầm non tại nhà trường được nâng lên rõ rệt thểể hiện qua kết
quả khảo sát lần 2;
Chúng tôi tiến hành khảo sát một số kĩ năng sống ở 120 trẻ 5 tuổi tại 5 lớp
mẫu giáo 5 -6 tuổi của nhà trường (Thời điểm tháng 03 năm 2019 ; mỗi lớp 24
cháu) kết quả thểể hiện cụ thểể qua bảng tính như sau:
TT

01
02

03
04
05

Tiêu chí khảo sát

Trẻ được khảo
Trẻ đạt
Trẻ chưa đạt
sát
Số trẻ
% Số trẻ % Số trẻ
%
- Nhóm kỹ năng nhận thức bản 120
100
119 99,2
1
0,8
thân
- Nhóm kỹ năng tự tin
120
100
120
100
- Nhóm kỹ năng giao tiếp và
120
100
118 98,3
2
1,7

quan hệ xã hội
- Nhóm kỹ năng học tập
120
100
120
100
- Nhóm kỹ năng hợp tác
120
100
119 99,2
1
0,8

Qua kết quả trên cho thấy chúng tôi lựa chọn một số biện pháp hướng dẫn các
giáo viên trường mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn thực hiện giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ có kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi và
hoàn cảnh sống và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ là phù hợp và đạt hiệu quả
tốt.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận
Giáo dục mầm non có nhiệm vụ : Nuôi dưỡng- chăm sóc và giáo dục trẻ từ
03 tháng tuổi đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triểển toàn diện về thểể chất, ngôn
ngữ, nhận thức, thẩm mĩ và tình cảm xã hội đểể chuẩn bịị tốt cho trẻ vào học
trường phổ thông. Chất lượng chăm sóc và giáo dục cho từng trẻ góp phần tạo
nên chất lượng giáo dục chung của nhà trường ….
Đểể thực hiện tốt công tác giáo dục trẻ kĩ năng sống trong trường mầm non
nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong trường mầm
non, nhà trường cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đáp
-19-19-



ứng nhu cầu công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Đầy đủ các tài liệu tuyên truyền
với các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên bằng nhiều hình thức và nội dung phù hợp. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên
tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn và các lớp nâng chuẩn đểể nâng cao
trình độ tay nghề. BGH nhà trường chỉ đạo cụ thểể việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh với nội dung, hình thức và phương pháp cụ thểể với từng độ tuổi và
từng giáo viên và phù hợp điều kiện thực tế nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm các nhóm, lớp lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ cụ thểể vào các chủ đề dạy trong cả năm học phù hợp độ tuổi và điều kiện
thực tế nhà trường.
Nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua các ngày tổ chức lế hội như : Ngày hội đến
trường, tết trung thu , tết giáng sinh, hội khỏe mầm non, tết thiếu nhi 1/6....
Ban giám hiệu cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp phối hợp chặt chẽ với
gia đình cùng thống nhất giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với lứa tuổi và
đặc điểểm cá nhân từng trẻ thông qua các hội nghịị phụ huynh toàn trường và các
lớp, thông qua các giờ đón và trả trẻ và mở các lớp tuyên truyền tư vấn kiến
thức cho phụ huynh tại trường với các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp
trẻ mầm non và điều cân lam trước hết la ngươi lơn phai la tâm gương sang,
yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc
học của trẻ nếu luôn được người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự
tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.
Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi đểể lớn
lên. Vì thế, ngừơi lớn cần tạo cơ hội đểể trẻ chơi, từ đo giúp trẻ tìm ra nhiều
cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền
tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui
mà vừa có ý nghĩa. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ cần biết lập kế
hoạch chơi, sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là

những kỹ năng cơ bản đểể sống và làm việc sau này.
Thường xuyên chỉ ra cái mới mà người lớn cũng tìm tòi một cách hăng hái
bằng nhiều cách, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà cô giáo, cha mẹ mới
tìm thấy cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa thử thách.
Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên đểể tốn quá nhiều thời
gian và cũng khộng cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho trẻ
thấy cha mẹ rất coi trọng giá trịị của việc giáo dục.Việc tham gia ở mức độ nào
-20-20-


không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết
cho tương lai của trẻ
Kểể chuyện cho trẻ hàng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu: Cô
giáo, cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày đểể kểể cho trẻ nghe những câu chuyện,
dành thơi gian tro chuyêṇ vơi con trẻ vì chuyêṇ la kho bau cua dân tôc,ị kể
chuyêṇ cô tich la con đương ngăn nhât, đơn gian hiêụ qua nhât giao duc nhân
cach cho trẻ.
Đểể hình thành và phát triểển ở trẻ những thói quen, nghi thức văn hóa trong
ăn uống cần thiết không chỉ có sự tập luyện mà còn cần sự thống nhất những
cách thức và phương thức giữa gia đình và trường, lớp mầm non. mà cần phải có
sự kiên trì, nhẫn nại, sự đồng cả, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ quý báu của
người lớn mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, mới tạo được một
bầu không khí thân ái, đầm ấm với trẻ.
3.2. Kiến nghị:
Với các cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư kinh phí cho các trường mầm
non đểể tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bịị, đáp ứng công tác chăm sóc nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non và yêu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay nói chung giáo dục mầm non nói riêng.
Xin trân trọng cảm ơn .
Sầm Sơn, ngày 25 tháng 3 năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết
Không sao chép nội dung của người khác
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Người thực hiện
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Doãn Thị Lê

Lê Thị Ngọc

Đánh giá xếp loại của HĐKH cấp trên
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
-21-21-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non ( Vụ GDMN).
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (3-36 tháng; 34 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi)
3. Rèn luyện kỹ năng cho trẻ mầm non ( nhà xuất bản đại học sư phạm)
4. Giáo dục giá trịị sống và kĩ năng sống cho trẻ mầm non ( Tài liệu cho giáo
viên mầm non – nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội)
5. Kỹ năng sống đầu đời của bé ( Nhiều tác giả - Tuệ Văn dịịch)
6. Các trang Website rèn kỹ năng sống cho trẻ.

-22-22-




×