Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Một số giải pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.13 KB, 95 trang )

21

MỞ ĐÀU
Bên cạnh đó, góp1. phần
caotài vai trò GD của nhà trường trong xã hội nói
Lý donâng
chọn đề
riêng và nâng cao vị thế quốc gia trên toàn thê giới nói chung.
Theo các nhà xã hội học, con người là một thực thế bao gồm những
thuộc tính tự nhiên và xã hội, mang bản chất tâm lý xã hội. Trong quá trình
Tuycủa
nhiên,
năm chịu
gần đây,
cửa,
nhập
hoạt động
mình,trong
con những
người luôn
sự táccùng
độngvới
quasựlạimởgiữa
tự hội
nhiên

quốc
tế
về
quan
hệ


kinh
tế,

hội
của
đất
nước

một
sự
giao
thoa
đa
dạng
xã hội và các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội luôn vận
và phức
tạp của
văn Trong
hóa. Trong
khiđó,
đó,sựlứathay
tuốiđốithanh
thiếu
động
và biến
đối nhiều
không nền
ngừng.
thế giới
là một

tất niên,
yếu,
HS
cấp
THCS
(THCS)
đang

nhiều
biền
đổi
phức
tạp
về
tâm
sinh

chính nó làm cho thế giới thay đổi và không gì có thể thay đổi sự thayđồng
đổi
thờiCon
cũngngười
là thời
chuẩn
nhất
trưởng
đó.
luônkỳsống
với bịsựquan
thay trọng
đổi. Vì

vậy,cho
để những
tồn tạibước
và phát
triển,thành
con
sau này.
em thức,
lại thiếu
hiểu và
biếtthái
về độ
thực
sống, nghi
chưavàđược
người
cầnNhưng
phải cócáckiến
kỹ năng
đê tếcó cuộc
thể thích
tồn
trang
bị
kiến
thức

rèn
dạy
KNS

một
cách
đầy
đủ;

khi
do
hoàn
tại, giúp họ tự kiểm soát được hành vi của bản thân và kiểm soát đượccảnh,
môi
một số xung
em sớm
phải Nói
tự mình
đầu sống
với nhiều
đề động
tâm lýhiệu
xã hội
trường
quanh.
cách đương
khác, để
tốt vàvấn
hoạt
quả,phức
con
tạp,
đã
bị

lôi
cuốn
vào
lối
sống
thực
dụng,
đua
đòi,
không
đủ
bản
lĩnh
người cần phải có những kỹ năng sống (KNS) cơ bản cần thiết. KNS có nói
thẻ
“không”
cái xấu.
này, các
được quan
rèn luyện
được
hìnhvớithành
một Chính
cách lúc
tự nhiên
quaemtrảicầnnghiệm
hoặc tâm
có GD,
thể thông
qua

nhiềudụchơn
những
kỹ rèn
năng
cần thiết trong học tập, trong quan hệ giao tiếp,
giáo
(GD),
học tập,
luyện.
trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống.
Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển của các nền khoa học,
công nghệ
mặttriển
đang
là nay,
sự khẳng
của không
nhân phải
loại,
Trongđến
xu chóng
thế phát
hiện
vấn đềđịnh
GD văn
KNSminh
cho HS
đồng thời cũng là những thử thách lớn về khả năng thích ứng của cá nhân con
là mới.nhất
Tuy lànhiên,để

thích
ứnghội
vớinhập
sự thay
phátbao
triếngiờtrong
ấy,
người,
trong giai
đoạn
hiện đổi
nay.vàHơn
hết, xu
việcthếtrang
bị
hệ được
trẻ (lứa
vị thành
niên)
rất đềcấpcụ thiết.
Bởicần
GDquan
KNStâmở
nộicho
dungthếnào
đưa tuổi
vào GD
cho các
em,làvấn
thể nào

trường học sẽ giúp thúc đấy những hành vi mang tính xã hội tích cực cho
người
học;
những
đến việc
GDtrang
KNS bị
hiện
nay làkỹ
cấpnăng
bách.cần thiết, các chuẩn mực đạo đức, các giá
trị văn hóa tốt đẹp đồng thời thiết lập và tạo những tác động tốt đối với các
mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa các học sinh (HS), bạn bè với nhau, giữa
tính cấp
của
Bộ trưởng
Bộ GD
và Đào tạo
cá nhân Nhận
các emthức
với người
thânbách
trong
giavấn
đìnhđềvàtrên,
với cộng
đồng ngoài
xã hội.
(BGD&ĐT) ra chỉ thị 40/2008/ CT - BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát
động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong

trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; kế hoạch số 1842/GDĐT - TrH ngày
29/8/2008 của Sở GD và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về “Xây dựng
trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phố thông giai đoạn
2008 - 2013 và kế hoạch số 531/KH — GDĐT ngày 16/9/2008 của Phòng GD
và đào tạo Quận 2 thì rèn luyện KNS cho HS bậc THCS là một trong năm


3

nội dung thiết thực để xây dựng trường học thân thiện. Đây là cơ sở pháp lý
để việc GD KNS và công tác QLGD KNS cho HS cấp THCS được thực thi.
Từ lý do trên, tác giả thực hiện đề tài nghiên círu “ Một số giải pháp
quản lý giáo dục kỹ năng sống ở các trường trung học cơ sở quận 2,
thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cúu
Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng đề xuất một số giải pháp
QL nhằm nâng cao hiệu quả GD KNS Quận 2, tp Hồ Chí Minh.
3. Khách the và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thê nghiên cứu
Công tác QLGD KNS cho HS ở các trường THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp QLGD KNS cho HS ở các trường THCS Quận 2,
thành phố Hồ Chí Minh
4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả công tác GD KNS cho HS ở các trường THCS tại Quận 2,
thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện các giải
pháp có tính khoa học, tính đồng bộ, tính khả thi, phù hợp vói điều kiện địa
phương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLGD KNS cho HS THCS

5.2. Nghiên cứu thực trạng KNS và QL công tác GD KNS cho HS ở các
trường THCS Quận 2, Tp Hồ Chí Minh.


4

6. Phạm vi nghiên cún
Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp QL công tác GD KNS cho
HS ở 04 trên 07 truờng của Quận 2 : Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi,
Trường THCS Lương Định Của, Trường THCS Bình An, Trường THCS
Thạnh Mỹ Lợi.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ, sách, tạp chí, công trình nghiên cứu đê
xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu sản phâm
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lý các số liệu của đề tài, giúp
đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.
8. Đóng góp của luận văn
-

Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống, quản lý giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

-


Đề xuất hoàn thiện các giải pháp quản lý có tính khả thi, hiệu quả về công
tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS phù hợp với yêu cầu và thực
tiễn ở địa phương.

9. Cấu trúc của luận văn


5

sống cho học sinh trung học cơ sở
CHƯƠNG 2 :Thực trạng kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trung học cơ sở Quận 2, thành phố Hồ Chí
Minh


6

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRƯNG HỌC Cơ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cún vấn đề:
KN s và vấn đề GD KN s cho con người đã được người xưa quan tâm
như “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, học làm người, học ứng xử, học đê
thích ứng và tự bảo vệ trước thiên nhiên. Đó là những kinh nghiệm sống được
lưu truyền qua nhiều đời với nhiều hình thức khác nhau , trong đời sống xã hội.
Vấn đề KNS và GD KNS bắt đầu được nghiên cứu ở mức độ khái quát,
Từ nhà khoa học P.Ia.Galperin, V.A.Crutexki, P.V.Petropxki,... Trong các
công trình nghiên cứu của mình, P.Ia.Galperin chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình
thành tri thức và kỹ năng theo lý thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai
đoạn. Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể, các nhà nghiên cứu kỹ năng ở các

lĩnh vực hoạt động khác nhau như kỹ năng lao động gắn vói những tên
tuổi các nhà tâm lý - giáo dục như V.V.Tseburseva, Trần Trọng Thuỷ,
kỹ năng học tập gắn với G.X.Cochiuc, N.A.Menchinxcaia, Hà Thị Đức, Kỹ
năng hoạt động sự phạm gắn với tên tuổi X.I.Kixegops, Nguyễn Như An,
Nguyễn Vãn Hộ.
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, tố chức UNESCO đã vạch rõ
ba thành tố của học vấn, đó là : kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó thái
độ và kỹ năng đóng vai trò then chốt. Chính thái độ tích cực, năng động,
dấn thân,... và những kỹ năng cần thiết trong học tập và làm việc, trong
quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách
của cuộc sống đã chủ yếu giúp cho người học tự tin đế vững bước tới một
tương lai có định hướng.
Riêng về GD KNS tuy chỉ mới xuất hiện từ những năm 1990 của thế
kỷ trước song đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới. Và có nơi, GD


7

KNS

không

chỉ



một

sinh


hoạt

ngoại

khóa



còn



một

môn

học

chính

qui ở nhà trường.
KNS có chủ yếu trong các chương trình hành động của UNESCO, WHO,
ƯNICEF: cũng như trong các chương trình hành động của các tổ chức xã hội
trong và ngoài nước... Các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ năng
của từng loại hoạt động, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều kiện,
quy trình hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng đó.
Năm 1997, Lào bắt đầu cách tiếp cận nội dung GD cách phòng chống
HIV/AIDS được tích hợp trong chương trình GD chính quy. Năm 2001 GD
KNS ở Lào được mở rộng sang các lĩnh vực như GD dân số, giỏi tính, sức
khoẻ sinh sản, vệ sinh cá nhân, GD môi trường vv..

ơ Campuchia, GD KNS được xem xét dưới góc độ năng lực sống của con
người, kỹ năng làm việc vỉ vậy GD KNS được triển khai theo hướng là GD các
kỹ năng cơ bản cho con người trong cuộc sống hàng ngày và kỹ năng nghề
nghiệp.
Ở Malaysia, GD KNS được xem xét và nghiên cứu dưới 3 góc độ: Các kỹ
năng thao tác bằng tay, kỹ năng thương mại và đấu thầu, KN
gia đình.

s

trong đời sống

ơ Bangladesh, GDKNS được khai thác dưới góc độ các kỹ năng hoạt
động xã hội, kỹ năng phát triển, kỹ năng chuấn bị cho tương lai.
Ở Án Độ, GD KNS cho HS được xem xét dưới góc độ giúp cho con
người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát triển
năng lực người. Các KNS được khai thác GD là các kỹ năng: Giải quyết vấn
đề, tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quan hệ
liên nhân cách vv...
Thuật ngữ KNS được người Việt Nam biết đến nhiều từ chương trình
của ƯNICEF (1996) “GD KNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống


8

HIV/AIDS

cho

thanh niên trong và ngoài nhà trường”. Khái niệm KNS được

giới thiệu trong chương trình này bao gồm những KNS cốt lõi như: kỹ' năng tự
nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định,
kỹ' năng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu. Tham gia chương trình đầu tiên này
có ngành GD và Hội chữ thập đỏ. Sang giai đoạn 2, chương trình này mang
tên: “GD sống khoẻ mạnh và KNS”. Ngoài ngành GD còn có Trung ương
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Đến Hội thảo “Chất lượng GD và KNS” được tổ chức từ ngày 23 đến ngày
25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội, những người làm công tác GD ở Việt Nam
đã hiểu đầy đủ và đa dạng hơn về KNS.
Từ năm học 2002-2003 ở Việt Nam đã thực hiện đổi mới GD phổ
thông (Tiêu học và THCS) trong cả nước. Trong chương trình THCS đổi mới
đã hướng đến GD KNS thông qua lồng ghép một số môn học có tiềm năng
như: Ngữ văn, Sinh học, GDCD, HĐ GD NGLL ...KNS được GD thông
qua một số chủ đề: “Con người và sức khoẻ”. Từ năm học 2009-2010, Bộ
GD và ĐT đã đưa chương trình GD KNS vào việc thực hiện nhiệm vụ
năm học.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GD KNS cho thanh thiếu
niên trong giai đoạn hiện nay, các tác giả đã có rất nhiều bài viết, nhiều công
trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này như: PGS. TS. Nguyễn Thị Hường,
Bác sỹ Lê Công Phượng; PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, TS. Lưu Thu Thuỷ,
TS. Nguyễn Kim Dung, TS. Vũ Thị Sơn, Lưu Thị Lịch, Nguyễn Thị Chính,
Đoàn Thị Hương, TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Dục
Quang, GS.TS. Nguyễn Quang uẩn ...
Tóm lại, GD KNS cho con người nói chung, cho HS nói riêng đã được
các nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các
góc độ khác nhau, nhưng với vấn đề QL công tác GD KNS cho HS THCS


9


trên địa bàn Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có đề tài nào nghiên
cứu.
Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Kỹ năng

Kỹ năng là một vấn đề đa dạng và phức tạp. Do vậy, có nhiều quan
diêm khác nhau, cụ thể như sau:
Theo nhà tâm lý học Liên Xô L. Đ. Lê vi tô

V

cho rằng: “Kỹ năng là

sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp
hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến
những điều kiện nhất định”. Theo ông, người có kỹ năng hành động là
người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động
nhằm thực hiện hành động có kết quả. Con người có kỹ năng không chỉ
nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế.
Theo A.Ư.Pêtrôpxki, “Kĩ năng là sự vận dụng tri thức đã có để lựa
chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích
đặt ra”.
Theo P.ARuđic: “Kỹ năng là động tác mà cơ sở của nó là sự vận
dụng thực tế các kiến thức đã tiếp thu được để đạt kết quả trong một hình
thức vận động cụ thể”.
Theo K.K.Platônôp: “Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện
một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh


10


thức trong hoạt động”. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống
thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này
mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là
năng luôn luôn được kiêm tra bằng ý thức, nghĩa là
một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định.

thao tác trí tuệ và
sẽ đảm bảo đạt được
sự thực hiện một kỹ
khi thực hiện bất kỳ

Nguyễn Quang uẩn và Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: “Kỹ năng là
năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo
đúng quy trình”.
Từ các khái niệm trên, ta thấy rằng:
-Tri thức là cơ sở, là nền tảng đê hình thành kỹ năng. Tri thức ở đây bao
gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động.
-Kỹ

năng



sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.
-Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm
đạt được mục đích đã đặt ra.
Như vậy, ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng là
năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách
lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn đê

đạt được mục đích đề ra.
1.2.2.

Kỹ năng sống

KNS là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua
giảng dạy hoặc kinh nghiêm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề,
tình huống thường gặp trong cuộc sống hằng ngày của con người. Quan
niệm về KNS, các tổ chức và các nhà nghiên cứu có rất nhiều quan niệm khác
nhau, một số tổ chức quốc tế đã định nghĩa khái niệm KNS như sau:
- Theo WHO, “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ímg phó một cách có
hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả


11

năng của một cá nhân đế duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần,
biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác,
với nền văn hóa và môi trường xung quanh. KNS là khả năng thể hiện, thực
thi năng lực tâm lý xã hội này” [38, 17]
- Theo ƯNICEF, KNS là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp
cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một
cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và QL bản thân nhằm giúp
họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ KNS có thể thể hiện
thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến
hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm
thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
-Theo một số tác giả phản biện giữa những kỹ năng đê sống còn thì KNS là
năng lực tâm lý xã hội đê đáp ứng và đối phó những yêu cầu thách thức của
cuộc sống hàng ngày, mà đặc biệt tuổi trẻ rất cần để vào đời.

Theo Hội liên hiệp phụ nữ, “ KNS là các kỹ năng thiết thực mà con
người cần đến để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh và hiệu quả”. Theo họ
những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng từ chối, kỹ năng
thương thuyết, đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nhận biết...
Thực chất cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ
về KNS. Trên thế giới đã tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về
KNS. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau. Nhưng
hiểu một cách đầy đủ và cơ bản thì “ KNS là năng lực thực hành tự có và cần
có của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống
một cách có hiệu quả để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất
lượng cao- cách sống tích cực trong xã hội hiện đại”


12

Như vậy, KNS hướng vào việc giúp con
độ và giá trị trong những hành động theo xu
chất xây dựng.Nó thường được thiết lập với
người có thể hiểu và thực hành. KNS liên hệ
GD thực hành.

người thay đổi nhận thức, thái
hướng tích cực và mang tính
một nền tảng riêng biệt, mọi
mật thiết với những nội dung

KNS mang cả tính cá nhân và xã hội. Tính cá nhân bởi vì đó là khả
năng của mỗi cá nhân. Tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của sự phát triển
xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợp với những KNS
ấy. Theo một cách khác, KNS là khả năng để mỗi người có thể ứng phó một

cách thích hợp, chắc chắn với từng điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa khác
nhau.

1.2.3.

Giáo dục ky năng sống ( GD KNS)

Theo nội dung cuộc hợp liên ngành của LHQ, Geneve, 7-4-1998, “GD KNS
được thiết kế nhằm hỗ trợ và củng cố việc thực thi các kỹ năng tâm lý xã hội
một cách phù hợp với nền văn hóa và sự phát triên của cá nhân và xã hội,
việc phòng chống các vấn đề xã hội và sức khỏe, và sự phát triển của quyền
con người.” [38, 17]
1.2.4.

Quản lý, quản lý giáo dục

1.2.4.1.

Quản lý

QL là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL đên đối
tượng QLnhằm đạt được mục tiêu đề ra. [38, 17]
Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, QL đã nêu ra: "QL là một quá
trình công tác gây ảnh hưởng của chủ thế QLđến khách thê QLnhằm đạt được
mục tiêu chung... QL là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua


13

việc


điều

khiển, phối hợp,
khác" [2,176].

hướng

dẫn,

chỉ

huy

hoạt

động

của

những

người

Như vậy, ta có thể thống nhất với định nghĩa khái quát như sau: “QL
là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL lên đối tượng
QLvà khách thể QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ
hội của tổ chức để đạt được các mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động
của môi trường” [37,99].
1.2.4.2.


Quản lý giáo dục

QLGD là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và có định
hướng của chủ thẻ QL ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắc xích của hệ
thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên
cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các
quy luật của quá trình GD, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em. [36,7]
Cụ thể hơn : “QLGD là sự tác động hên tục có tổ chức, có định hướng
của chủ thế QL (người QL hay tổ chức quản lý) lên đối tượng GD và
khách thể QLGD về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, ... bằng một
hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các
biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của
đối tượng”. [17,7]
Tóm lại, “ QLGD là một loại lao động điều khiên lao động. QLGD
trong xã hội ta hiện nay là hướng tới việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”. [23,21]
1.2.5,

Giải pháp, giải pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

1.2.5.1.

Giải pháp.

Theo Từ điển Việt-Việt, giải pháp là cách giải quyết một vấn đề nào


14


Theo nghĩa trên, giải pháp được hiểu là những cách thức tác động
nhằm thay đối chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất
định đế đạt được mục đích hoạt động.
Giải pháp phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn. Khi các giải
pháp đưa ra càng khoa học, càng phù hợp với thực tiễn và khả thi thì càng
giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra một cách hiệu
quả.
1.2.5.2.

Giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Giải pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động của chủ thể quản
lý đến đối tượng quản lý và khách thể quản lý đẻ đạt được các mục tiêu đã
đặt ra.
Giải pháp QL công tác GD KNS cho học sinh THCS là cách thức tác
động của chủ thể quản lý đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để đạt được mục tiêu GD KNS, góp phần nâng cao hiệu quả GD toàn
diện cho học sinh THCS.
1.3. Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
1.3.1.

Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung

hoc

GD KNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến HS
nhằm giúp các em có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác,
hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá
nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người
chung quanh và cúa cá nhân với chính mình, giúp cho nhân cách mỗi HS

được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống.
Việc GD những KNS chính là sự bố sung về kiến thức và năng lực
cần thiết cho các cá nhân thanh thiếu niên HS đẻ họ có thế hoạt động độc


15

lập và giúp họ chủ động tránh được những khó khăn trong thực tế đời sống.
Đối với HS, nhất là HS cấp THCS, GD KNS là môn học trang bị
những tri thức giúp HS hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của con người vói môi trường sống. Thông qua
hoạt động GD, KNS sẽ trang bị thêm cho HS những kỹ năng tự chủ, kỹ
năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được
những tác động tiêu cực trong cuộc sống chung quanh. [1,6]
GD KNS là hoạt động giúp cho người học có khả năng về mặt tâm
lý xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, nghĩa là để “nói không với
cái xấu” [31, 4]. Nhưng GD KNS cho trẻ không phải là đưa ra những lời
giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà GD KNS phải nhằm
hướng đến thay đổi hành vi.
“GD KNS được thiết kế nhằm hỗ trợ và củng cố việc thực thi các kỹ
năng tâm lý xã hội một cách phù hợp với nền văn hóa và sự phát triển. Nó
đóng góp vào sự phát triển của cá nhân và xã hội, việc phòng chống các vấn
đề xã hội và sức khỏe và sự phát triển của quyền con người” ( Cuộc họp liên
ngành LHQ, Geneve, 7-4-1998)
Đê thích ứng các điều kiện tự nhiên - xã hội của Việt Nam nói riêng và
bối cảnh toàn cầu nói chung, con người cần hình thành được các KNS. Tuy
nhiên, giai đoạn hiện nay, lớp trẻ thường chỉ chú trọng trang bị cho mình
những tri thức khoa học, ít chú ý việc trang bị các KNS. càng ngày chúng ta
càng nhận ra tầm quan trọng của việc trang bị các KNS để ứng phó với sự
thay đổi, biến động của môi trường. Đặc biệt là với lứa tuổi vị thành niên nói

chung và lứa tuổi dậy thì nói riêng, khi các em bước vào giai đoạn khủng
hoảng lứa tuổi quan trọng của cuộc đời. Các em càng cần được trang bị KNS
đế định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất.


lố

Hiện nay, cả nước ta có khoảng 18 triệu HS, GD KNS trong trường
học góp phần rèn luyện, hình thành cho HS sống có trách nhiệm hon và biết
lựa chọn cách ứng xử phù họp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc
sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp. GD KNS
còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ
động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả GD. HS được GD
KNS xác định được bốn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình
và xã hội.

1.3.2.

Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Với ý nghĩa KNS là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội
cần thiết đối với thanh thiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn,
ứng xử một cách tự tin đồng thời là một phương sách để hoàn thiện bản
thân mình trước mọi người và cộng đồng thì KNS cần thiết cho HS THCS.
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng GD KNS ở Việt
Nam những năm qua, nội dung GD KNS cho HS THCS gồm các nhóm kỹ
năng chính sau đây cần được giảng dạy và tổ chức cho các em thực hành :
1.3.2.1.

Nhóm kỹ năng nhận biết và sống vói chính mình:


* Kỹ năng tự nhận thức:
Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người tự nhận biết và hiểu rõ
bản than như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội và bản than: hiểu rõ
những tiềm năng, tình cảm, những xúc cảm, những mặt mạnh và mặt yếu ...
của bản thân cũng như vị trí của mình trong cuộc sống và xã hội.
Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua
thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác. [33,11 ì


17

*Kỹ năng xác định giá trị:
Giá trị có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động của bản thân
trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính
kiến, thái độ... Giá trị có thể thay đổi và phụ thuộc vào nền GD, văn hóa, môi
trường sống, học tập và làm việc cá nhân.
Kỹ năng này nhằm giúp HS hiểu rõ giá trị là những niềm tin, chính
kiến, thái độ, định hướng cho hoạt động và hành vi của bản thân; đồng thời
biết chấp nhận giá trị và tôn trọng người khác [41,11]
* Kỹ năng kiểm soát cảm xúc:
Kỹ năng xử lí cảm xúc (kiêm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí
cảm xúc).
là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc và ảnh hưởng của nó đối
với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể
hiện cảm xúc một cách phù hợp. Kỹ năng xử lí cảm xúc cần sự kết hợp với
Kỹ năng tự nhận thức, Kỹ năng ứng xử với người khác và Kỹ năng ứng phó
với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các Kỹ năng này.
* Kỹ năng úng phó với căng thắng:
Kỹ năng ứng phó với câng thăng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn

sàng đón nhận những tình huống căng thăng như là một phần tất yếu của cuộc
sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả
của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực
khi bị căng thắng.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp cho con người:
-

Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng.

-

Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tốn hại sức khoẻ thê chất
và tinh thần của bản thân.


18

- Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến
người xung quanh.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các KNS
khác như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xử lí cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, tư
duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kỹ năng giải quyết vấn đề.
* Kỹ năng quản lí thời gian:
Kỹ năng quản lí thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công
việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm
trong một thời gian nhất định.
Quản lí thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng trong nhóm
kỹ năng làm chủ bản thân. Quản lí thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào
sự thành công của cá nhân và của nhóm.
1.3.2.2.

*

Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác :

Kỹ năng thế hiện sự tự tin:

Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh
dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định
và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có
suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
Kỹ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương
lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm. [8,18]
* Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến một cách phù hợp
với hoàn cảnh và văn hoá, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người
khác ngay cả khi bất đồng quan diêm.
Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và
điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; xây dựng và duy trì
các mối quan hệ tích cực.


19

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như bày
tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu
thuẫn, kiểm soát cảm xúc; có cách ứng xử phù hợp trong một môi trường tập
thể; giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính
đáng. [8,18]
* Kỹ năng lang nghe tích cực:
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp.

Người có kỹ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng
và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp,
thương lượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp
phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hoà và xây dựng.
Kỹ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kỹ năng giao
tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn. [8,18]
* Kỹ năng thể hiện sự cảm thông:
Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả
giao tiếp và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã
hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc. Kỹ năng thể hiện sự
cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện,
gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.
Kỹ năng thế hiện sự cảm thông được dựa trên kỹ năng tự nhận thức và
kỹ năng xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kỹ năng giao tiếp,
giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế
cảm xúc. [8,18]
* Kỹ năng thương lượng
Kỹ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kỹ năng giao tiếp như
lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và
giải quyết mâu thuẫn. Một người có kỹ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải


20

quyết vấn đề hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho
tất cả các bên.
Kỹ năng thirơng lượng có liên quan đến sự tự tin, tính kiên định, sự
cảm thông, tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác và khả năng thoả hiệp những vấn
đề không có tính nguyên tắc của bản thân. [8,18]
* Kỹ năng giải quyầ mâu thuẫn:

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được
nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái
độ tích cực, không dùng bạo lực, thoả mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên
và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hoà bình.
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kỹ năng giải
quyết vấn đề. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết họp với
nhiều kỹ năng liên quan khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức,
kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết định,... [8,20]
* Kỹ năng hợp tác:
Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết
cam kết và cùng làm việc có hiệu quả vối những thành viên khác trong nhóm.
Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều KNS
khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông,
đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng
phó với căng thăng... .[8,20]
* Kỹ năng kiên định:
Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì
mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng
tiến hành các bước cần thiết đê đạt được những gì mình muốn trong những
hoàn cảnh cụ thể, dung hoà được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền,
nhu cầu của người khác.


21

Kỹ năng kiên định sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ được chính kiến, quan
điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp
lực tiêu cực của những người xung quanh. Kỹ năng kiên định cũng giúp cá
nhân giải quyết vấn đề và thưong lượng có hiệu quả.
Đê có kỹ năng kiên định, con nguời cần xác định được các giá trị của

bản thân, đồng thời phải kết hợp tốt với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng thế
hiện sự tự tin và kỹ năng giao tiếp. [8,24]
* Kỹ năng đảm nhận trảcli nhiệm:
Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ
động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm.
Khi đảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của
bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết đế hoàn thành nhiệm
vụ.
Khi các thành viên trong nhóm có kỹ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ
tạo được một không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải
quyết vấn đề, đạt được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thoả
mãn và thăng tiến cho mỗi thành viên.
Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm có hên quan đến kỹ năng tự nhận thức,
kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn

1.3.2.3.
*

Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả :

Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ:

Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thẻ nhận được
những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề,
tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó
khăn, giảm bứt được căng thắng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc; biết tìm kiếm


22


sự

giúp

đỡ

kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan,
trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cách nhìn mới và hướng đi mới.



Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ rất cần thiết để giải quyết vấn đề,
giải quyết mâu thuẫn và ứng phó vói căng thẳng. Đồng thời, để phát huy hiệu
quả của kỹ năng này, cần kỹ’ năng lắng nghe, khả năng phân tích thấu đáo ý
kiến tư vấn, kỹ năng ra quyết định lựa chọn cách giải quyết tối ưu sau khi
được tư vấn. [8,17]
* Kỹ năng tư duy phê phán:
Kỹ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan
và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,... xảy ra. Kỹ năng tư duy phê
phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những
hành động phù họp, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay.
Kỹ năng tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân - kỹ
năng tự nhận thức và kỹ năng xác định giá trị.[8,21]
* Kỹ năng tư duy sáng tạo:
Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một
cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tố chức
mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý
tưởng, quan điểm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ.
Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều
sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn

và khả năng suy nghĩ rộng; tư duy minh mẫn và khác biệt.
Khi một người biết kết hợp tốt giữa kỹ năng tư duy phê phán và tư duy
sáng tạo thì năng lực tư duy của người ấy càng được tăng cường và sẽ giúp
ích rất nhiêu cho bản thân trong việc giải quyết vấn đề một cách thuận lợi và
phù hợp nhất. [8,22]
* Kỹ năng ra quyết định:


23

Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa
chọn phương án tối ưu đê giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong
cuộc sống một cách kịp thời.
Kỹ nãng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con
người có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong
cuộc sống. Ngược lại, nếu không có kỹ năng ra quyết định, con người ta có
thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến
các mối quan hệ, đến công việc và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng
thời còn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có hên
quan.
Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS
khác như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ' năng thu thập
thông tin, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo,...
Kỹ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kỹ năng giải quyết
vấn đề. [8,22]
* Kỹ năng giải quyầ vẩn đề:
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa
chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết
vấn để hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống; giúp con người có thể ứng
phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống. Giải

quyết vấn đề có liên quan tới kỹ năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác
như: giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự
hỗ trợ, kiên định,...[8,23]
* Kỹ năng đặt mục tiêu:
Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu
cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch đế thực hiện. Kỹ năng


24

đặt mục

tiêu giúp chúng ta sống có mục
thực hiện được mục tiêu của mình.

đích,

có kế

hoạch và

có khả

năng

Kỹ năng đặt mục tiêu được dựa trên kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư
duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,...[8,25]
* Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin:
Trong thời đại bùng nố thông tin hiện nay, kỹ năng tìm kiếm và xử lí
thông tin là một KNS quan trọng giúp con người có thể có được những thông

tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.
Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin cần kết hợp với kỹ năng tư duy
phê phán và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ.
Một số lưu ỷ:
Nội dung GD KNS cho HS trong nhà trường phố thông tập trung vào
các kỹ năng tâm lí - xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình
huống hàng ngày đế tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả
những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Việc hình thành những kỹ
năng này không loại bỏ mà ngược lại phải gắn kết và song hành với việc hình
thành các kỹ năng học tập (Study skills) như: đọc, viết, tính toán, máy tính
Nội dung GD KNS cần được vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng lứa tuổi,
cấp học, môn học, hoạt động GD và điều kiện cụ thể. Ngoài các KNS cơ bản
trên, tuỳ theo đặc diêm vùng, miền, địa phương, GV có thể lựa chọn thêm
một số KNS khác để GD cho HS của trường, lớp mình cho phù họp.[8,26]
1.3.3.

Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học

co

Thực tế đã cho thấy, phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học có ưu
thế phát huy tính tích cực học tập của HS có thể sử dụng để GD KNS cho HS
phổ thông trong quá trình dạy học các môn học và tổ chức các HĐ GD NGLL


25

1.3.3.1.
Phư ơng pháp thảo luận nhóm
* Bản chất:


về

bản chất, phương pháp này là tổ chức cho HS bàn bạc, trao đổi
trong nhóm nhỏ về một chủ đề xác định.
* Ưu, nhược điểm:
-

Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi HS tham gia
một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho họ có thể chia sẻ
kiến thức, kinh nghiêm, ý kiến giải quyết một vấn đề có liên quan đến cuộc
sống. Thảo luận nhóm còn rèn cho HS kỹ năng giao tiếp trong học tập, thoải
mái, tự tin trong việc trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý
kiến của các thành viên khác.

-

Tuy nhiên, nếu tố chức không tốt thì giờ học sẽ ồn ào, một số người sẽ ỷ lại
vào người khác, dễ làm mất thời gian.
1.3.3.2.
Phương pháp động não:
* Bản chất:
Là phương pháp giúp cho người học trong một khoảng thời gian ngắn
nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Phương
pháp này có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở.
* Ưu, nhược điểm:
-

Đây là phương pháp có thê thu thập được nhiều ý kiến nhất, nhiều thông tin
từ nhiều người nhất trong một thời gian ngắn nhất.


-

Tuy nhiên, nếu GV không nắm vững cách tiến hành sẽ biến thành phương
pháp thảo luận hoặc hỏi đáp.
1.3.3.3.
Phương pháp đóng vai
* Bản chất:
Là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, "làm thử" một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm


26

giúp người học suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một
cách ứng xử cụ thể mà họ quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần
chính của phương pháp này, mà điều quan trọng hơn là sự thảo luận sau phần
“diễn” ấy.
* ưu, nhược điểm:
-

-Tuy

nhiên

Người học được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái
độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn; gây hứng
thú, chú ý cho người học; khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học
theo hướng tích cực, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc
việc làm của các vai diễn.


phương pháp này cũng có những nhược điểm như đòi hỏi người
học phải mạnh dạn, sáng tạ; dễ gây cười cho cả người diễn và người xem và
không quan tâm được hết diễn biến, cách giải quyết tình huống của các nhân

1.3.3.4.
Phương pháp trò chơi
* Bản chất:
Là cách thức tổ chức cho người học tiến hành một trò chơi nào đó đê
tìm hiếu một vấn đề hoặc được bày tỏ thái độ hay hành vi, việc làm phù hợp
trong một tình huống cụ thể.
* Ưu, nhược điểm:
-

Qua trò chơi người học có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi của
mình. Chính nhờ sự thể nghiệm này mà hình thành ở họ niềm tin vào những
thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi, ứng xử
trong cuộc sống. Thông qua trò chơi, người học sẽ được rèn luyện khả năng
quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp, được rèn
luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi; gây hứng thú học tập cho người


×