Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong môn tiếng việt cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học nga nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.6 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tiếng Việt là bộ môn quan trọng trong chương trình Tiểu học. Môn Tiếng
Việt góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện thế hệ trẻ. Việc dạy
học Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử
dụng Tiếng Việt văn hoá hiện đại, để suy nghĩ, giao tiếp và học tập, giáo dục cho
các em những tư tưởng, tình cảm trong sáng, lành mạnh. Trong môn Tiếng Việt
muốn “ Phát huy tính tích cực học tập của học sinh”, người thầy cần biết tổ chức
cho học sinh được “Tự bộc lộ” năng lực nhận thức và hành động qua các kỹ
năng nghe, đọc, nói, viết cùng với sự hợp tác trong học tập của bạn bè.
Trong 4 kỹ năng trên, nói là một hoạt động giao tiếp cần thiết của mỗi con
người. Trong cuộc sống hàng ngày, ở tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều cần
đến các hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là quá trình người nói diễn đạt thông tin
đến các đối tượng cần giao tiếp, nhằm đạt đến kết quả cuối cùng của hoạt động
giao tiếp. Chính vì vậy mà ngay từ khi bước vào lớp 1 sách giáo khoa đã rất chú
trọng đến việc dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Nói là một trong
4 kỹ năng cơ bản ( nghe, nói, đọc, viết) cần rèn luyện và phải đạt được khi hoàn
thành chương trình Tiếng Việt lớp 1. Rèn kỹ năng nói là giúp học sinh phát triển
ngôn ngữ nói. Luyện nói tốt tức là cơ sở nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ
nói, viết trong suốt bậc học và cả sau này. Ngoài ra, luyện nói cho học sinh, sẽ
giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Các em biết sử dụng từ ngữ
trong giao tiếp một cách chính xác, phong phú, phát huy trí tưởng tượng về ngôn
ngữ theo 1 chủ đề, một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể ,biết ứng xử và nhận xét sự
vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây thơ của con mắt
trẻ thơ. Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có
cách tổ chức dạy để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý
nghĩ của mình và diễn đạt suy nghĩ ấy bằng ngôn ngữ nói của mình, nhằm giúp
trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.
Vì vậy với mong muốn nâng cao chất lượng đại trà ở môn Tiếng Việt mà
cụ thể là rèn kỹ năng nói cho các em lớp 1 bản thân tôi đã học hỏi đồng nghiệp,
tự nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp rèn kỹ năng nói trong môn


Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Nh©n” .
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Giúp cho học sinh có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp,
rèn cho học sinh nói đủ câu, lưu loát, suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, trong
sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của mình. Bên cạnh đó
giúp cho học sinh biết ứng xử các tình huống khi giao tiếp một cách nhạy bén,
bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1. Tạo cơ hội cho các em mạnh dạn, tự
1


+ Đối với học sinh tiếp thu bài chậm (học sinh yếu) cần cung cấp cho học
sinh một vốn từ thật chuẩn (qua phần tập đọc, quan sát tranh ảnh…). Giáo viên
cần hướng dẫn thật tỉ mỉ và cụ thể, không nóng vội khi các em nói sai, nói nhỏ.
Ban đầu có thể giúp học sinh nói bằng cách trả lời câu hỏi (theo mẫu).
Phần luyện nói trong tiết học là rất ít song phần này được thể hiện thường
xuyên trong từng bài. Do vậy giáo viên phải thay đổi các hình thức luyện nói để
học sinh không nhàm chán.
Tổ chức luyện nói theo chủ đề trong nhóm đôi sau đó cho các em nói ở
nhóm lớn (4 - 6 em) và mới nói trước lớp. Có như vậy các em sẽ vững vàng hơn
để tự tin hơn khi nói trước lớp.
Trong khi tổ chức hoạt động theo nhóm lớn, chú ý luân phiên nhóm trưởng
để tất cả các em trong nhóm đều được đại diện nhóm nói trước lớp.
Cần nghiên cứu nội dung của bài luyện nói để có cách tổ chức, chia nhóm
cho hợp lí có thể là nhóm nhiều trình độ hoặc nhóm cùng trình độ.
Ví dụ: Với chủ đề “Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya” (Bài uơ-uya), có
thể chia nhóm cùng trình độ (mỗi nhóm 3 - 4 em).
+ Với nhóm học sinh tiếp thu bài tốt: ngoài việc quan sát tranh để xác
định cảnh trong tranh là cảnh của buổi nào trong ngày, hoạt động của người, vật
trong từng cảnh, tưởng tượng xem người ta còn làm gì trong các buổi này, giáo
viên còn hướng dẫn cho các em nói về công việc của em hoặc một người nào đó

trong gia đình em thường làm vào các buổi trong ngày.
+ Với nhóm học sinh tiếp thu bài còn hơi chậm: yêu cầu các em xác định
cảnh trong tranh là cảnh buổi nào, hoạt động của người và vật trong từng cảnh,
nói về công việc của em thường làm vào một buổi trong ngày.
+ Với nhóm học sinh tiếp thu bài chậm: chỉ yêu cầu các em xác định cảnh
trong tranh là cảnh buổi nào, hoạt động của người và vật trong từng cảnh.
Trong khi hoạt động nhóm, giáo viên cần thường xuyên giúp đỡ học sinh
và khen ngợi, đặc biệt là những học sinh tiếp thu bài chậm cần động viên khi các
em có sự cố gắng. Không quát nạt, gò ép…các em sẽ sợ, nói một cách miễn
cưỡng, nói lí nhí trong miệng.
Có làm được như vậy thì học sinh mới thực sự tiến bộ không chỉ kĩ năng
luyện nói mà cả những kiến thức, kĩ năng ở các môn học khác.
Giải pháp 4: Vận dụng linh hoạt kỹ năng dạy học Tiếng việt trong rèn
kỹ năng nói cho học sinh.
Đối với học sinh lớp 1 phần đa các em con vùng nông thôn nên một số học
sinh chưa qua mẫu giáo, việc nói năng của các em còn mang tính chất tự phát. Trên
thực tế học sinh lớp 1, khi trả lời giáo viên hoặc trả lời các câu hỏi bài tập mà giáo
viên đưa ra các em thường nói câu cụt lủn, nói trống không, không đầy đủ câu. Mặt
khác, qua nhiều lần dự giờ thao giảng của đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi học sinh
trả lời như vậy rất ít giáo viên ý thức sửa câu trả lời cho HS.
Ví dụ: Khi dạy bài 4 về dấu hỏi.
Giáo viên đưa tranh con hổ hỏi:
10


+ Tranh vẽ gì? Thay vì phải trả lời: “Thưa cô, tranh vẽ con hổ ạ”. Thì học
sinh thường chỉ trả lời: “con hổ”.
+ Hay trong tiếng “hổ” có dấu gì ? học sinh thường trả lời: “dấu hỏi”, chứ
không phải là: “Thưa cô, trong tiếng hổ có dấu hỏi”.
Bởi lẽ do thói quen hàng ngày giao tiếp, do vốn từ và khả năng nhớ nội

dung câu hỏi của học sinh còn hạn chế. Chính vì vậy ngay từ khi bắt đầu bước
chân vào lớp 1, với 6 bài học đầu tiên về âm và dấu thanh. Đồng thời áp dụng
với tất cả các tiết học khác như: toán, tự nhiên xã hội, đạo đức…Tôi bắt đầu tập
trung rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói cho đủ câu, đủ ý, biết cách trả lời câu
hỏi của giáo viên đưa ra.
Ví dụ: Khi dạy bài 9: Giáo viên đưa tranh cho học sinh quan sát và hỏi:
Tranh vẽ con gì ? (cho học sinh trả lời)
Nếu học sinh trả lời “Con bß” hoặc không biết cách trả lời thì giáo viên
hướng dẫn học sinh cách trả lời như: Nhắc lại một phần câu hỏi, khi trả lời phải
kèm theo lời thưa cô (thầy).
M: Thưa cô, tranh vẽ con bß. Sau đó cho học sinh nhắc lại.
Lúc đầu có thể giáo viên phải làm mẫu một vài lần, cho học sinh nhắc lại
câu trả lời với hình thức cá nhân, nối tiếp và đôi khi cho học sinh đọc câu trả lời
đồng thanh (cô đọc trước học sinh đọc lại sau). Với cách làm như vậy dần dần
hình thành thói quen cho học sinh nói đủ câu, đủ ý và trả lời câu hỏi rõ ràng đầy
đủ câu. Quan tâm uốn nắn sửa sai kịp thời cho các em ở mọi lúc, trong bất kỳ
môn học nào, sau vài lần sửa các em đã ý thức được việc nói phải đầy đủ câu.
Mặt khác, học sinh lớp 1 các em còn rất ngây thơ, trong tâm trí các em cô
giáo luôn là hình mẫu chuẩn, lí tưởng. Chính vì vậy mà mỗi lời nói, cử chỉ của
cô giáo luôn là tấm gương để học sinh bắt chước.
Giải pháp 5: Rèn cho học sinh kỹ năng nói thành câu, thành đoạn.
Đối với học sinh lớp 1, đặc biệt là con em vùng nông thôn thì vốn từ của
các em rất hạn chế, nghèo nàn. Chính vì vậy khi diễn đạt một vấn đề nào đó mà
các em nhìn thấy thường rất khô khan và cụt ý.
Ví dụ: Sau mỗi chủ đề luyện nói thì mục tiêu cuối cùng là học sinh phải
nói được 2 - 3 câu về chủ đề đó. Chẳng hạn như mục tiêu cuối cùng của bài
luyện nói: “Giúp đỡ cha mẹ” Bài 88 - Tiếng việt lớp 1- Tập 2 là học sinh phải
nói được: “Trong tranh vẽ cảnh hai bạn đang giúp đỡ cha mẹ. Bạn nam đang
quét sân, bạn nữ đang cho gà ăn”.
Nâng cao hơn đối với học sinh nói tốt thì học sinh phải nói được: “Trong

tranh vẽ cảnh hai bạn đang giúp đỡ cha mẹ. Bạn nam đang quét sân, bạn nữ
đang cho gà ăn. Sân đã được bạn quét sạch sẽ, đàn gà đã được ăn no. Sau khi
làm được những việc để giúp đỡ cha mẹ em cảm thấy rất vui.”.
Sau khi rèn cho học sinh kỹ năng nói đủ câu, đủ ý, biết cách trả lời câu
hỏi ngay từ khi bắt đầu vào lớp 1. Khi học sinh đã quen và đây cũng là lúc mà
các em bước vào các bài học âm vần, tập đọc bắt đầu có các chủ đề luyện nói
11


tương ứng với mỗi bài học. Giáo viên bắt đầu tiếp tục rèn cho học sinh cách
trình bày các chủ đề luyện nói thành câu, thành đoạn, đúng chủ đề luyện nói.
Ví dụ: Bài 39 chủ đề luyện nói là: Bà cháu.
Phần đa học sinh chỉ có thể nói: “Tranh vẽ bà và cháu. Bà đang kể chuyện
cho các cháu nghe”.
Để giúp học sinh có thể nói thành một đoạn về chủ đề trên, trước hết giáo
viên phải hướng dẫn học sinh quan sát tranh, trả lời các câu hỏi gợi ý giáo viên
đưa ra:
+ Tranh vẽ gì ?
+ Người bà đang làm gì?
+ Ánh mắt bà nhìn các cháu như thế nào?
+ Các cháu đang làm gì?
+ Thái độ của bà với các cháu ra sao?
+ Ở gia đình em ai là người thường kể chuyện cổ tích cho em nghe?
+ Em yêu quý bà nhất ở điều gì?
Kết hợp với các câu hỏi làm điểm tựa để các em trả lời, khi hướng dẫn
học sinh luyện nói giáo viên phải thường xuyên chú ý cách trình bày, sửa cho
các em câu, từ, cách dùng từ ngữ để diễn đạt. Có như vậy mới hình thành cho
học sinh nền nếp, thói quen trình bày một vấn đề nào đó phải có sự lô gíc. Đây
cũng là tiền đề để học sinh có khả năng viết văn ở các lớp học tiếp theo.
Giải pháp 6. Lựa chọn hình thức, phương pháp và cách sử dụng ĐDDH

hiệu quả giúp học sinh phát huy khả năng luyện nói, nâng cao chất lượng
dạy học Tiếng Việt.
Mỗi bài học, mỗi chủ đề giáo viên lựa chọn các cách hướng dẫn, giới
thiệu khác nhau tạo cho giờ học sinh động, gây hứng thú cho học sinh. Trong
khi dạy luyện nói cho học sinh lớp 1, giáo viên cần sử dụng phối hợp nhiều hình
thức, phương pháp, đồ dùng dạy học hỗ trợ, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh
chóng và hiệu quả hơn. Các em sẽ thấy hứng thú hơn khi thực hành luyện nói.
Bởi đây là giai đoạn tâm lí lứa tuổi của các em thích mới lạ nhưng cũng rất
nhanh chán. Nếu rập khuôn một cách máy móc một hình thức hướng dẫn học
sinh luyện nói dễ làm cho học sinh nhàm chán, không hứng thú với hoạt động
luyện nói. Đặc biệt trong một lớp sẽ có nhiều đối tượng học sinh. Chính vì vậy
mà giáo viên cũng cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho từng nhóm đối
tượng, tuỳ nội dung từng bài.
Chẳng hạn như với các chủ đề nói về: cây cối, hoa trái …giáo viên có thể
đưa những vật thật hoặc tranh ảnh để học quan sát lấy điểm tựa để luyện nói.
Ở những bài chỉ có 1- 2 câu gợi ý sách giáo khoa, giáo viên có thể ứng
dụng Công nghệ thông tin trong một phần nội dung của tiết học (ở phần luyện
12


nói theo chủ đề ) để giúp học sinh có cơ hội được xem, được thấy những gì có
liên quan đến chủ đề mình đang học qua đó có thể hiểu và nói tốt hơn.
Ví dụ: Bài 17, chủ đề luyện nói: Thủ đô
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trên màn hình (tranh trong sách
giáo khoa giáo viên chụp lại) và nêu một số câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh, vẽ những gì?
+ Các em có biết cô giáo đưa học sinh đi thăm cảnh gì?(Chùa Một Cột)
+ Chùa Một Cột ở đâu? (Hà Nội)
+ Hà nội còn được gọi là gì?( Thủ đô)
+ Mỗi nước có mấy thủ đô? (GV có thể giới thiệu Hà Nội là thủ đô của

nước Việt Nam).
+ Em nào đã được đến Thủ đô? Em hãy kể một số cảnh đẹp về thủ đô
mà em biết?
Giáo viên trình chiếu một số địa điểm, cảnh đẹp ở Thủ đô Hà Nội cho
học sinh biết.

Cảnh Hồ Gươm

Bưu điện Hà Nội

Chùa một cột

Lăng Bác

Chủ đề: Hỏi-đáp về cây hoa
13


+ Trước khi học bài này, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh về
các loài cây, hoa hoặc một số loài cây thật mang đến lớp.
+ Trong quá trình dạy luyện nói, yêu cầu học sinh nói theo nhóm đôi: hỏiđáp về cây trong tranh, ảnh mà em sưu tầm được hoặc cây em đã mang đến lớp.

+ Gọi đại diện 2-3 nhóm học sinh nói trước lớp, kèm theo tranh, ảnh về
cây hoặc cây thật. Chẳng hạn:
Học sinh A: Bạn có thể cho mình biết đây là cây gì?
Học sinh B: Đó là cây hoa lan.
Học sinh A: Bạn có biết cây hoa lan sống ở đâu không?
Học sinh B: Nó sống trên thân cây, ở trong mùn đất, than củi,…
Học sinh A: Cây hoa lan có thể dùng làm gì?
Học sinh B: Hoa lan để trang trí...

Với những chủ đề gần gũi với học sinh, giáo viên gợi mở cho học sinh nói
qua vốn hiểu biết thực tế của các em, chọn lựa những hình thức dạy học như trò
chơi học tập, sắm vai nhân vật hay thảo luận nhóm.
Ví dụ: Chủ đề nói về gia đình “Ba má”, “Bà cháu”… có thể cho học sinh
sắm vai nhân vật thể hiện tình cảm của ông bà, ba mẹ đã yêu thương, quan tâm,
chăm sóc em. Hoặc những tình cảm, việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo của
một người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ của mình.
Chủ đề: Nặn đồ chơi; Áo choàng, áo len, áo sơ mi; Ghế đẩu, ghế xoay,
ghế tựa; Phim hoạt hình; Đọc truyện tranh… tổ chức cho học sinh tham gia
chơi trò chơi nặn hình bằng đất, tô màu, vẽ tranh, hay chọn các loại áo thích hợp
với thời tiết…
Với những chủ đề lạ, xa với cuộc sống của các em như chủ đề: Rừng,
Suối, đèo, thung lũng; Lễ hội; Đất nước ta tuyệt đẹp; …giáo viên có thể dùng
tranh ảnh hỗ trợ giúp học sinh có thể cảm nhận, hiểu được nội dung chủ đề luyện
nói.

14


Trong khi hướng dẫn học sinh luyện nói giáo viên cũng cần chú trọng đến
việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp. Tùy từng đối tượng học sinh mà có
cách sử dụng câu hỏi gợi ý.
Đối với học sinh yếu, nói năng còn rụt rè, khi nói diễn đạt câu không hết
ý hay không diễn đạt được chủ đề luyện nói thì giáo viên sử dụng hệ thống câu
hỏi để gợi ý, hướng dẫn học sinh trả lời theo các gợi ý một cách đầy đủ, có hệ
thống theo chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề “Bữa cơm” (Bài vần ômơm) Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Em thường ăn cơm cùng với ai?
HS: Em thường ăn cơm với ba mẹ và chị gái em.
+ Ai là người thường xuyên chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình?

HS: Mẹ em là người thường xuyên chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình?
Khi học sinh đã nói được theo chủ đề thì mới hướng dẫn các em tự hỏi và
trả lời với bạn.
Ví dụ: Chủ đề: “Biển cả” ( Bài iên- yên)
Học sinh A: Nước biển có màu gì?
Học sinh B: Nước biển có màu xanh.
Trong tiết dạy, tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, đặt những
câu hỏi dễ động viên các em cùng tham gia nói.
Trọng tâm khi dạy luyện nói cho học sinh, tôi thường chú ý rèn kỹ năng
nói to, rõ tiếng, nói thành câu, thành đoạn hoàn chỉnh, hay và giàu cảm xúc với
một ngữ điệu tự nhiên, chân thành.
Giải pháp 7: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội để
rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1.
Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình có vai trò đặc biệt quan
trọng trong sự tiến bộ của học sinh. Ở trường, các em được tiếp xúc, giao lưu
với thầy cô, bạn bè, các anh chị lớp trên, được tham gia vào các hoạt động của
nhà trường tổ chức. Ở nhà, các em được tiếp xúc, sinh hoạt và giao tiếp với
người thân. Vì thế phải được sự quan tâm của mọi người tạo tình huống cho các
em được nói và luyện nói thường xuyên như: chào, hỏi, xin phép, tâm sự…
Có sự liên lạc thường xuyên giữa gia đình và nhà trường nhằm chấn chỉnh,
uốn nắn kịp thời những sai lệch trong quá trình phát triển năng lực học tập của
các em. Thông qua sổ liên lạc điện tử, những buổi họp phụ huynh và những lần
giáo viên gặp gỡ trực tiếp phụ huynh học sinh cần trao đổi cụ thể và tìm ra
những giải pháp tối ưu nhất để giúp học sinh nói lưu loát, tự nhiên.
Đối với một số em là học sinh yếu nói chưa lưu loát, chưa dùng đúng từ,
đúng câu, chưa phù hợp với chủ đề khi luyện nói, giáo viên phát phiếu về gia
đình để phụ huynh luyện nói cho con em mình. Yêu cầu phụ huynh đánh số lần
15



hc sinh ó luyn núi mu cõu ú v khoanh trũn trc kt qu m hc sinh ó
t c.
Vớ d: Khi dy luyn núi v cõy hoa sen trong bi m sen.
Ni dung ca phiu nh sau:
Mu cõu cn luyn núi
Núi ni tip v cõy sen:
Cõy sen mc trong m.
Lỏ sen cú mu xanh thm.
Hoa sen cú mu o nht.
Ht sen dựng lm thuc.

S ln ó núi

Kt qu

a.

a. Núi ỳng mu cõu,
lu loỏt, rừ rng, t nhiờn.
b.
b. Núi ỳng mu cõu
nhng cha lu loỏt, rừ rng,
t nhiờn.
c. Núi cha ỳng mu cõu.

n u bui hc, giỏo viờn thu li phiu ú v kim tra li kt qu luyn
núi ca hc sinh. i vi nhng ch khú, hc sinh cha th ghi nh c
mu cõu, bng cỏch ny cỏc em s c luyn tp khc sõu thờm, t ú s ghi
nh v núi tt hn.
Ngoi ra khi t chc cỏc trũ chi trong mụn Ting vit, giỏo viờn thng

xuyờn cho cỏc em k nng núi cũn kộm lờn núi trc lp. Nh vy, cỏc em s
mnh dn, t tin hn khi núi trc ỏm ụng. Sau mi ln tham gia t kt qu
tt giỏo viờn phi chỳ trng n vic ng viờn, khuyn khớch bng cỏch trao
gii thng khớch l tinh thn cho nhng hc sinh ó cú c gng. Gii thng
cú th ch l nhng mún qu rt nho nh cõy bỳt chỡ, mt quyn vnhng cú
tỏc dng ng viờn, khớch l cỏc em rt nhiu. Khi trao gii thng, giỏo viờn
yờu cu cỏc em núi v cm xỳc, suy ngh ca mỡnh khi c nhn phn thng,
qua ú cng ó rốn luyn cho cỏc em k nng núi. Giỏo viờn cú th gi ý cho hc
sinh núi trong nhng ln u tiờn.
Cú lm c nh th thỡ hc sinh mi cú mụi trng hc tp tt, cỏc em
s cú t tin, s ci m hn, t nhiờn hn trong khi núi thỡ k nng luyn núi
ca cỏc em tt hn.
2.4. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim.
Qua nhiu nm ỏp dng v thc hin kinh nghim trong vic hỡnh thnh
v rốn luyn k nng núi cho hc sinh khi lp 1, tụi ó mang li hiu qu cao
cho vic dy - hc mụn Ting Vit cng nh k nng giao tip ca cỏc em ngy
c hon thin hn. Lp tụi ch nhim cng c nh trng, bn bố ụng
nghip, ph huynh ỏnh giỏ cao v ý thc, thỏi , k nng núi ca cỏc em.
Trong nm hc va qua lp tụi ch nhim cú cỏc em Nguyn Mạnh Tiến
Dũng, Đặng Khánh Duy, Mỵ Thị Tuyết Nhi, Bùi Khánh Linh, Mai Thị Anh
vo u nm hc cỏc em ny cú thỏi s st, nhỳt nhỏt, núi trng khụng, thiu
ch ng, din t khụng rnh mch, ngi tip xỳc vi cỏc bn
16


nhưng sau quá trình được hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói các em đã có sự
tiến bộ rõ rệt, đã tự tin hơn khi giao tiếp, hăng hái phát biểu xây dựng bài, đã
mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước lớp, kết quả học tập của các em có sự
tiến bộ rõ rệt.
Kết quả qua các lần khảo sát ở cuối học kì I và kết quả đến thời điểm

tháng 4 năm 2018 đã đạt được như sau:
Thời
gian
Sĩ số

Sồ học sinh nói
tốt
(Nói thành câu,
thành đoạn

Số lượng

Tỉ lệ

Sồ học sinh nói
đạt yêu cầu

Số HS nói chưa
đạt yêu cầu

(Nói đủ câu, lưu loát, (Nói chưa đủ câu,
đúng chủ đề)
nói chưa lưu loát,
chưa đúng chủ đề

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng


Tỉ lệ

Cuối học kỳ 1
21 học sinh

5

25

10

42,8

6

32,2

Tháng 4/ 2018
21 học sinh

10

42,8

11

57,2

0


0

Nhìn vào bảng kết quả cho ta thấy việc áp dụng các biện pháp rèn
kỹ năng luyện nói cho học sinh lớp 1 như trên đã đem lại hiệu quả cao. Giúp học
sinh có kỹ năng nói, giao tiếp tốt, tự tin và đó là tiền đề để hình thành nhân cách
cho trẻ.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu và áp dụng những biện pháp rèn kỹ năng nói cho học
sinh lớp 1, bản thân tôi thấy để đạt được hiệu quả cao trong rèn kỹ năng nói cho
học sinh thì bản thân mỗi giáo viên cần:
- Nắm bắt và hiểu nội dung, mục tiêu của chương trình, ý đồ của từng chủ
đề luyện nói.
- Hình thức tổ chức hoạt động học tập phải linh hoạt. Tận dụng tối đa
phương tiện trực quan, phát huy năng lực quan sát của học sinh. Hệ thống câu
hỏi dẫn dắt, gợi ý phải rõ ràng, ngắn gọn xoay quanh chủ đề luyện nói, phù hợp
với mọi trình độ của học sinh trong lớp.
- Khi học sinh tham gia vào nhóm hoạt động, giáo viên cần theo dõi và
không bỏ sót học sinh nào khi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, chứ không chỉ
chú ý đến những em hay giơ tay. Giáo viên cần đảm bảo tạo cơ hội cho tất cả
17


các học sinh lần lượt được nói trước lớp. Chính vì vậy, việc phân nhóm nhỏ để
cho các em được tập nói là rất cần thiết.
- Phối hợp nhịp nhàng các hoạt động ngoại khóa khác để phát triển kỹ
năng nói.
- Thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh tham gia giao tiếp.
- Xây dựng lớp học trong không khí học tập thoải mái, vui tươi, thân thiện

giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh. Động viên, khuyến khích, uốn nắn
học sinh kịp thời ở tất cả các môn học, gần gũi trò chuyện cùng học sinh, nhất là
học sinh nhút nhát. Xây dựng tốt nề nếp lớp học, phối hợp nhịp nhàng các hình
thức tổ chức dạy học.
3.2. Kiến nghị:
* Đối với nhà trường:
Bổ sung cho các lớp 1 bộ tranh dạy luyện nói. Tổ chức chuyên đề dạy
phân môn Tiếng Việt lớp 1 trong đó có phần luyện nói cho tất cả các đồng chí
giáo viên dự để rút kinh nghiệm dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1 tốt hơn.
* Đối với các đồng chí giáo viên dạy lớp 1:
Cần quan tâm hơn tới việc luyện nói cho các em học sinh trong tiết dạy
Tiếng Việt. Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ chủ đề dạy luyện nói, xây dựng hệ
thống các câu hỏi gợi ý phù hợp để các em học sinh có thể nói đúng chủ đề và
nói một cách sáng tạo. Chứ không nên hướng dẫn học sinh trả lời theo câu hỏi
của giáo viên. Có thể sưu tầm một số các tranh ảnh liên quan đến chủ đề luyện
nói để các em có vốn hiểu biết phong phú và nói tốt hơn. Nói tốt cũng chính là
tiền đề để các em có thể viết bài tập làm văn tốt hơn ở các lớp trên.
Trên đây là kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân về rèn kỹ năng nói cho
học sinh lớp 1 thực tế đã áp dụng có hiệu quả. Tôi rất mong được sự quan tâm
giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí trong Hội
đồng khoa học các cấp, để tôi phát triển và thực hiện đề tài này trong những năm
học tới đạt kết quả tốt hơn.
Nga Sơn, ngày 12 tháng 4 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.


Hoàng Thị Nhung
Mai Thị Hường
18


19



×