Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN một số biện pháp rèn luyện từ vựng môn tiếng anh cho học sinh khối 3, trường tiểu học tam chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.67 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
I. Mở đầu............................................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 3
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm............................................................. 3
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm............................................................................. 3
1. Cơ sở lí luận của vấn đề......................................................................................................... 3
2. Thực trạng của vấn đề............................................................................................................. 3
3. Giải pháp thực hiện................................................................................................................... 4
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................................... 11
III. Kết luận và kiến nghị............................................................................................................ 10
1. Kết luận........................................................................................................................................... 12
2. Kiến nghị........................................................................................................................................ 13
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................................... 14


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử và quá trình phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng mục tiêu
của giáo dục đào tạo bao giờ cũng gắn liền với mục tiêu phát triển của xã hội.
Mỗi thời kì lịch sử đều có một mục tiêu giáo dục khác nhau, phù hợp với sự phát
triển của xã hội ở giai đoạn đó. Với sự phát triển như vũ bão về kinh tế, sự bùng
nổ về khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì ngoại ngữ
nói chung và Tiếng Anh nói riêng càng đóng vai trò và vị trí quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục và trong sự phát triển của đất nước.
Khi nhắc tới Tiếng Anh người ta nghĩ ngay đó là ngôn ngữ toàn cầu: “Là
ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, ngôn ngữ chính thức
của EU và được hơn 400 triệu người trên thế giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỉ
người dùng Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai” [1].


Đối với Việt Nam, một quốc gia đang đứng trước thời đại phát triển, mở
rộng cánh cửa toàn cầu thì tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh là điều không
thể phủ nhận. Đề án dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020 đặt ra mục tiêu:
“ Đến năm 2020 đa số thanh niên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học đều
sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập, tự tin khi giao tiếp, học tập và làm việc
trong một môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ thành
thế mạnh khi tham gia thị trường lao động trong và ngoài nước” [2]. Chính vì
vậy với các em học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, việc học Tiếng
Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay Tiếng Anh đã trở thành
môn học trên ghế nhà trường từ những năm tiểu học, tuy nhiên việc học Tiếng
Anh của học sinh tiểu học nói chung và học sinh tiểu học trên địa bàn huyện
Mường Lát nói riêng vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại.
Mường Lát là huyện miền núi khó khăn nên nhận thức của học sinh và phụ
huynh học sinh về việc học tập nói chung và học Tiếng Anh nói riêng còn nhiều
hạn chế. Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số (H’mông, Thái, Mường,
Dao...). Điều kiện sống của các em và gia đình còn nhiều khó khăn, chưa được
tiếp xúc nhiều với tiến bộ xã hội nên còn chưa thực sự hình dung ra được vai trò
của Tiếng Anh trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Để các em có nhận thức đúng
đắn cho việc học Tiếng Anh, ngoài việc giáo viên phải không ngừng trau dồi
kiến thức , đổi mới phương pháp giảng dạy, còn phải nỗ lực để đưa môn học tới
gần cuộc sống của các em hơn, tạo cho các em niềm đam mê đối với môn học;
làm sao để Tiếng Anh không chỉ là một môn học lí thuyết trong sách vở mà học
sinh còn có thể vận dụng, thực hành, giao tiếp trong các hoàn cảnh, tình huống
của đời sống.
Muốn giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh, ngoài những kiến thức về ngữ pháp,
ngữ âm... học sinh còn cần có một vốn từ cơ bản nhưng đa dạng để các em có
thể nghe hiểu và truyền đạt được ý nghĩ của mình. Có thể hình dung việc học từ
vựng Tiếng Anh cũng như việc chuẩn bị vật liệu để xây nhà. Các em phải biết
dùng từ vựng như những viên gạch nhỏ, liên kết lại bởi những kiến thức khác về
ngữ âm, ngữ pháp...để xây nên một ngôi nhà cao và vững chãi. Vì vậy việc học

từ vựng Tiếng Anh là vô cùng quan trọng.
1


Với đặc trưng vùng miền như vậy, việc áp dụng những sáng kiến, phương
pháp, kinh nghiệm từ sách vở, tài liệu, đồng nghiệp ngoài địa phương chưa thực
sự mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy từ vựng cho học sinh của
mình. Vì vậy sau một thời gian tự tìm tòi, học hỏi, tôi đã rút ra một vài kinh
nghiệm đã áp dụng tương đối thành công xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp qua
việc nghiên cứu sáng kiến: “Một số biện pháp rèn luyện từ vựng môn Tiếng anh
cho học sinh khối 3 trường Tiểu học Tam Chung”
2. Mục đích nghiên cứu
Học sinh tiểu học là đối tượng học sinh có những đặc trưng riêng về tâm lí
lứa tuổi. Các em nhanh nhẹn, hiếu động nhưng chưa có ý thức cao về nhiệm vụ
học tập hoặc tương lai, nghề nghiệp của mình. Có thể các em nắm bắt từ vựng
nhanh nhưng lại quên ngay sau đó, hoặc do không có một phương pháp rèn
luyện từ vựng đúng đắn nên vốn từ của các em còn hạn chế. Nhận thức được
tầm quan trọng của việc dạy và học từ vựng của bộ môn nên tôi đã nghiên cứu
đề tài này nhằm mục đích đưa ra một số kinh nghiệm đã được bản thân áp dụng
trong năm học vừa qua nhằm nâng cao chất lượng học từ vựng Tiếng anh của
học sinh lớp 3 tại trường Tiểu học Tam Chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với phạm vi nhỏ hẹp, đề tài này sẽ nghiên cứu một số biện pháp rèn luyện
từ vựng môn Tiếng anh cho học sinh khối 3.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

- Phương pháp thực hành sư phạm
5. Những điểm mới của SKKN
Trong nội dung nghiên cứu của sáng kiến lần này, tôi đã mạnh dạn đưa ra
những ví dụ chi tiết áp dụng trong những bài học cụ thể để minh họa rõ hơn cho
những biện pháp giúp học sinh rèn luyện từ vựng đạt hiệu quả cao.

II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Theo Wikipedia, từ vựng hay vốn từ của một người là tập hợp các từ trong
một ngôn ngữ mà người đó quen thuộc (biết tới). Vốn từ vựng thường xuyên
tăng lên theo tuổi tác, và là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếp và thu
nhận kiến thức. Người ta phân biệt hai loại kho từ vựng là chủ động (Passive
words) và bị động (Active words). Kho từ vựng chủ động bao gồm các từ được
sử dụng trong văn nói và văn viết. Kho từ vựng bị động bao gồm các từ mà một
người có thể nhận ra lúc đọc hoặc lúc nghe, nhưng không sử dụng chúng trong
văn nói và văn viết. Kho từ vựng bị động nhiều hơn kho từ vựng chủ động một
vài lần [3].

2


Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D.A. Wilkins đã nói rằng: “ Without grammar,
very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed.”
(Không có ngữ pháp rất ít thông tin có thể được truyền đạt; không có từ vựng,
không một thông tin nào có thể truyền đạt cả) [4]. Vì thế trong việc học một
ngoại ngữ, thì từ vựng có thể xem như các tế bào nhỏ mà vô cùng quan trọng để
hình thành nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học.
Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu tâm lí học người Đức Ebbinghous thì trí não
con người sau khi tiếp nhận thông tin sẽ bắt đầu quá trình quên lãng. Quá trình
quên lãng này bắt đầu từ phút thứ 10 trở đi sau khi học, sau 20 phút não người

chỉ nhớ 58% lượng thông tin vừa học, sau 1 tiếng nhớ 44%, 9 tiếng nhớ 36%,
sau 1 ngày nhớ 33%, sau 2 ngày nhớ 28% và cuối cùng sau một tháng chỉ nhớ
khoảng 20% [5]. Chính vì lí do như vậy, nên việc hình thành một phương pháp
dạy và học từ vựng là một điều vô cùng quan trọng.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thuận lợi:
- Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, giúp đỡ tận tình về mọi mặt.
- Bản thân giáo viên luôn có gắng học hỏi trau dồi chuyên môn.
- Một số em học sinh yêu thích và có cố gắng trong học tập.
2.2. Khó khăn:
- Nhận thức về việc học Tiếng Anh của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số
tại địa phương chưa cao. Các em chưa trang bị cho mình được một phương pháp
tốt để học Tiếng anh nói chung và học từ vựng Tiếng Anh nói riêng.
- Học sinh chưa có đủ tài liệu phục vụ cho việc học tập (sách giáo khoa,
sách bài tập, sách tham khảo…).
- Môn Tiếng Anh chỉ mới được triển khai dạy tại một số trường tiểu học
trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây nên việc dạy và học còn nhiều khó
khăn, bỡ ngỡ.
- Điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường còn nhiều khó khăn,
thiếu thốn: chưa có phòng chức năng, thiếu băng, đĩa, loa.... nên giáo viên ít có
điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Học sinh không có môi trường thực hành nói Tiếng Anh. Đây là một khó
khăn rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rèn luyện từ vựng của học sinh
trong lớp.
Với những khó khăn bất cập kể trên, sau một số tiết dạy đầu năm học, tôi
đã yêu cầu học sinh thực hiện một bài kiểm tra từ vựng nhỏ gồm 20 câu tại hai
lớp 3, và kết quả thu được như sau:
Tổng
Lớp


số
HS

3 - Lát

20

Hs ghi nhớ ở
mức độ tốt
từ vựng
(Làm đúng 18 20 câu)
SL
TL%

0

0

Hs ghi nhớ ở
mức độ khá
từ vựng
(Làm đúng 1417 câu)
SL
TL%

1

5.0

Hs ghi nhớ ở

mức độ trung
bình
(Làm đúng
10- 13 câu)
SL
TL%

5

25.0

Hs ghi nhớ
từ vựng ở
mức độ kém
(Dưới 10
câu)
SL
TL%

14

70.0

3


3 - Cân

18


0

0

1

5.5

6

33.3

11

61.2

TH
Với tổng số học sinh như vậy, tôi nhận thấy kết quả khảo sát về mức độ ghi
nhớ từ vựng của học sinh trong lớp còn rất thấp. Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng
những biện pháp trong sáng kiến này tại lớp 3, điểm trường Lát trong năm học
vừa qua và chọn lớp đối chứng là lớp 3, điểm trường Cân – Tân Hương.
3. Giải pháp thực hiện:
3.1 Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ vựng:
Để việc dạy từ vựng đạt kết quả cao nhất, giáo viên cần có khâu chuẩn bị
chu đáo và chủ động, gồm những việc sau đây:
a. Lập kế hoạch từ vựng sẽ dạy học sinh theo từng bài, từng chủ điểm.
Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, song không
phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần
xem xét những khía cạnh sau:
- Loại từ:

* Từ chủ động (Active vocabulary)
* Từ bị động (Passive vocabulary)
Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên
quan đến bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Đối với loại từ này giáo viên cần
đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn.
Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư
thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định
xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.
- Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: Dạng từ, ý nghĩa
và cách sử dụng. Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định
nghĩa thì chưa đủ. Để học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên
cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm
đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ. Việc thực
hành, luyện tập từ vựng trong chuỗi lời nói sẽ giúp học sinh ghi nhớ nhanh và
lâu. Đó cũng chính là quá trình biến từ vựng thụ động thành từ vựng tích cực
của học sinh.
- Số lượng từ:
Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của
học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực
hiện các hoạt động khác. Trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 từ.
- Trong khi lựa chọn từ để dạy giáo viên nên xem xét đến hai điều kiện sau:
* Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không?
* Từ đó có khó so với trình độ học sinh không?
Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học
sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, cần dạy cho học sinh. Nếu từ đó cần thiết
cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nó không
4


thuộc nhóm từ tích cực, do đó giáo viên chỉ giải thích rồi cho học sinh hiểu

nghĩa từ đó ngay. Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng
không quá khó thì giáo viên nên yêu cầu học sinh đoán nghĩa.
b. Lựa chọn thủ thuật, trò chơi... phù hợp với nội dung bài và số lượng từ vựng.
c. Chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết: đồ chơi, bảng phụ, bút lông, máy chiếu,
tranh ảnh...
d. Chuẩn bị, sắp xếp lớp học sao cho phù hợp để tổ chức hiệu quả các hoạt động
dạy học.
3.1. Công tác dạy từ vựng
Để học sinh ghi nhớ tốt những từ mà các em được học, giáo viên cần phải
thực hiện đầy đủ, hợp lí cả 2 bước, đó là bước giới thiệu từ và bước củng cố từ.
a. Giới thiệu từ vựng:
Tùy vào nội dung bài học mà giáo viên có thể dùng các kĩ thuật cơ bản sau
để gợi mở, giới thiệu từ vựng:
- Visual (Nhìn):
Cho học sinh nhìn tranh ảnh hoặc giáo viên có thể vẽ phác họa cho các em
nhìn, giúp giáo viên ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chóng.
- Mime (Điệu bộ):
Giáo viên dùng nét mặt, điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể để các em đoán nghĩa.
- Realia (Vật thật):
Giáo viên chuẩn bị hoặc yêu cầu các em chuẩn bị một số đồ vật liên quan
tới từ vựng sẽ học.
- Situation / Explanation (Tình huống/giải thích):
Giáo viên dùng tình huống cụ thể để giải nghĩa, hoặc yêu cầu học sinh đoán
từ.
- Example (Ví dụ):
Giáo viên lấy ví dụ minh họa cho từ vựng.
- Synonym/ antonym (Đồng nghĩa/ trái nghĩa):
Giáo viên dùng những từ mà học sinh đã học để giảng từ đồng nghĩa hoặc
trái nghĩa.
- Translation (Dịch):

Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giảng nghĩa từ
trong Tiếng Anh. Một lưu ý là chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào
khác, khi dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều
nhưng thời gian không cho phép.
- T’s eliciting questions (Câu hỏi gợi ý):
Giáo viên đặt một hoặc một vài câu hỏi để học sinh đoán nghĩa từ.
b. Củng cố từ vựng:
Đây là bước không thể bỏ qua khi dạy từ vựng cho học sinh. Bởi vì nếu chỉ
giới thiệu mà không khắc sâu thì từ vựng nhanh chóng được tiếp nhận nhưng
5


cũng nhanh chóng bị lãng quên. Có rất nhiều cách để củng cố từ vựng, nhưng
theo kinh nghiệm từ bản thân tôi, sử dụng trò chơi là một trong những thủ thuật
khắc sâu từ vựng hiệu quả nhất với học sinh tiểu học. Sử dụng trò chơi hợp lí sẽ
góp phần khuấy động không khí học tập trong lớp, thu hút sự chú ý, tham gia
các hoạt động học tập của học sinh và qua đó củng cố được những từ vựng giáo
viên vừa dạy. Bên cạnh những trò chơi, kĩ thuật dạy học quen thuộc như Slap
the board, What and where, Kim’s game, Hangman, Matching, Jumbled words,
Bingo, Chain game... trong phần này tôi xin trình bày một vài trò chơi nho nhỏ
mà mình đã áp dụng:
* Trò chơi: “Naming ”

Hình 2: Học sinh chơi trò chơi

Unit 10: The weather
Lesson 1: Section A (1, 2, 3)
Vocabulary:
Sunny, windy, cloudy, rainy
Giáo viên cho học sinh chơi theo dãy bàn, mỗi dãy là một đội. Giáo viên

chia các phần bảng tương ứng với số lượng đội tham gia và đặt tên cho mỗi đội.
Tên của các đội được thể hiện bằng bức tranh dán trên phần bảng của các đội.
Ví dụ, ở lượt chơi thứ nhất:
- Đội 1 được đặt tên là: Sunny
- Đội 2 được đặt tên là: cloudy
- Đội 3 được đặt tên là: rainy
Tương tự như vậy với các đội khác. Trong khoảng thời gian nhất định, các
thành viên của các đội chạy lên bảng theo kiểu tiếp sức để viết tên của đội mình.
Mỗi em viết một chữ cái rồi chuyền phấn lại cho bạn khác viết một chữ cái tiếp
theo. Đội nào viết xong tên của đội mình đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng.
Ở các lượt chơi tiếp theo giáo viên lại đổi tên của các đội.
Để củng cố và khắc sâu từ vựng thì sau mỗi lượt chơi giáo viên có thể yêu
cầu các đội đọc to tên đội của mình hoặc hỏi và trả lời câu hỏi:
How’s the weather today?
→ It’s sunny/ rainy/...
* Trò chơi: “Monster’s coming!”
Unit 11: Our pets
Lesson 1: Section A (1, 2, 3)
Vocabulary: a cat, a dog, a fish, a bird
6


Thực chất đây chính là trò chơi Missing picture mà các em đã từng chơi.
Tuy nhiên để tăng thêm phần thú vị cho trò chơi, giáo viên có thể kể cho các em
nghe một câu chuyện gồm các nhân vật là a monster, a dog, a cat, a bird, a fish.
Học sinh phải đọc đồng thanh thật nhanh tên của con vật bị “ bắt cóc” trong
mỗi lượt chơi. Tất nhiên để có thể tạo hứng thú cho học sinh thì giáo viên phải
sử dụng ngữ điệu của lời nói sao cho phù hợp. Trò chơi rất đơn giản nhưng lại
kích thích tính tò mò của lứa tuổi học sinh tiểu học.
* Trò chơi : “ Drawing your train ”

Unit 8: Ages
Leson 1: Section A (1, 2, 3)
Vocabulary: One, two, three, four, five, six, seven, eight, nine, ten.
Giáo viên chia lớp thành 2 đội, và vẽ sẵn cho các em 2 chiếc đầu tàu ở 2
bên bảng. Trong khoảng thời gian của bài hát The number song các em phải lên
vẽ tiếp các toa tàu (theo ý thích và sự tưởng tượng của các em) và viết chữ số
tương ứng với mỗi toa. Đội nào vẽ tàu nhanh hơn, đẹp hơn và viết đúng hơn dẽ
là đội chiến thắng.

Hình 3: Học sinh chơi trò chơi

Với trò chơi này, giáo viên có thể thay đổi linh hoạt để có thể sử dụng với
các bài học khác . Ngoài ra để đạt hiệu quả tốt nhất, giáo viên cần chọn bài hát
phù hợp với nội dung bài học.
* Trò chơi: “ Magic box ”

Hình 4: Học sinh chơi trò chơi

Unit 6: My classroom
Leson 1: Section A (1, 2, 3)
Vocabulary:
book, pen, ruler, eraser
Giáo viên chuẩn bị một hộp đựng các đồ dùng học tập mà học sinh vừa
được học: bút, thước, sách, cục tẩy và một vài vật không có trong nội dung bài
học. Học sinh được bịt mắt và yêu cầu tìm được một đồ dùng học tập trong
Magic box. Sau khi tìm được đồ dùng các em phải đọc to tên của đồ dùng đó
bằng Tiếng Anh.
7



Đây cũng là một trò chơi đơn giản, không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Giáo viên có thể dịch vị trí của chiếc hộp một chút so với ban đầu, sau khi các
em được bịt mắt để tăng thêm phần thú vị cho trò chơi. Các học sinh còn lại phía
dưới vừa hô to Let's go! vừa hướng dẫn bạn dò tìm chiếc hộp.
3.2. Công tác hướng dẫn học sinh ôn tập từ vựng ở nhà
Để đạt hiệu quả cao nhất của việc học từ vựng, học sinh cần rèn luyện
thường xuyên từ vựng ở nhà và giáo viên cần phải hướng dẫn các em cách học
sao cho hiệu quả:
a. Luyện viết:
Luyện viết ở nhà là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt với những từ dài
hoặc khó. Mỗi lần giáo viên có thể yêu cầu các em viết 5 từ vào vở bài tập và
mang vở cho giáo viên kiểm tra vào các tiết học sau.
Giáo viên cần học sinh học từ vựng ngay khi về nhà theo kiểu “xào bài”,
không nên để cho đến tiết học sau mới học. Các em cần lập cho mình một thời
gian biểu, quy định một khoảng thời gian nhất định trong ngày để luyện viết từ
vựng. Để tăng thêm phần thú vị cho phần luyện viết này, giáo viên có thể tặng
các em một hình dán đáng yêu vào trong vở (ngôi sao, con vật ngộ nghĩnh, nhân
vật hoạt hình...) khi các em thực hiện đầy đủ và có chất lượng việc luyện viết.
b. Bộ sưu tập:
Trung bình khoảng 2 tuần một lần, giáo viên có thể yêu cầu học sinh chia
sẻ ý tưởng về bộ sưu tập của mình với các bạn trong lớp. Bộ sưu tập của các em
có thể về bất cứ nội dung gì liên quan đến môn Tiếng Anh như hình vẽ, ảnh
chụp, câu khẩu hiệu bằng tiếng anh, thiệp mời....
Vào các tiết ôn tập, giáo viên có thể sử dụng chính những bộ sưu tập của
các em để tổ chức một “ cuộc triển lãm” nho nhỏ. Hãy cố gắng sắp xếp cho
phòng học như một phòng trưng bày. Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội
đều có một “ hướng dẫn viên” dẫn “ đoàn khách” của đội còn lại đi tham quan
và giới thiệu về phần trưng bày của đội mình.
c. Luyện tập qua các bài thơ, bài hát, câu truyện...bằng Tiếng Anh:
Giáo viên có thể giới thiệu và hướng dẫn cho các em một số bài hát, bài

thơ bằng Tiếng anh có liên quan tới nội dung bài học như Hello, Five little
ducks, How’s the weather?....Học sinh cũng có thể tự tìm tòi, tự học và trình bày
trước lớp. Việc học các bài thơ, bài hát cần linh động sao cho phù hợp với trình độ
của học sinh. Ngoài nguồn thơ, truyện, bài hát... phong phú từ internet, sách báo...
giáo viên có thể tự viết lời một số bài hát trên nền nhạc của các bài hát quen thuộc
mà các em đã thuộc. Việc này không chỉ giúp học sinh học hát nhanh hơn, từ đó
nhớ từ vựng tốt hơn mà còn là một cách “ làm mới ” lại những bài hát mà các em đã từng biết,
mang lại hứng thú cho việc học Tiếng Anh của các em.

Ví dụ:
Vocabulary:
Model sentence:

Unit 11: Our pets
Lesson 3: Section B (1, 2, 3)
How many, cat, bird, dog, fish
How many cats do you have?
→ I have 2 cats
8


Với câu mẫu dạng này nếu chỉ dạy theo cách thức thông thường học sinh sẽ
dễ bị nhàm chán và khó nhớ. Vì vậy nếu giáo viên biến tấu câu mẫu trên theo
giai điệu của bài hát “Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh thì học
sinh sẽ cảm thấy dễ thuộc và thú vị hơn rất nhiều:
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống ba
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười


How many cats do you have?
One, two, three I have three cats.
How many birds do you have?
Four, five, six I have six birds.

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau thời gian áp dụng những biện pháp giúp học sinh ghi nhớ từ vựng kể
trên, tôi đã thu được những kết quả rất đáng mừng:
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu trước đây có thể sử dụng được từ vựng vào những
câu đơn giản. Những học sinh học tốt có thể sử dụng từ vựng trong những câu
phức tạp hơn.
Vào cuối năm học, tôi sử dụng một bài tập khảo sát có cấu trúc tương tự
như đầu năm, nhưng số lượng từ vựng tăng thêm, và thu được kết quả rất đáng
mừng như sau:
Tổng

Hs ghi nhớ ở
mức độ tốt
từ vựng
(Làm đúng 18 20 câu)
SL
TL%

Hs ghi nhớ ở
mức độ khá
từ vựng
(Làm đúng 1417 câu)

SL
TL%

Hs ghi nhớ ở
mức độ trung
bình
(Làm đúng
10- 13 câu)
SL
TL%

Hs ghi nhớ
từ vựng ở
mức độ kém
(Dưới 10
câu)
SL
TL%

Lớp

số
HS

3 - Lát

20

5


25.0

9

45.0

5

25.0

1

5.0

3 - Cân

18

0

0

3

17.0

8

44.0


7

39.0

TH
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy, sau thời gian áp dụng sáng kiến, chất
lượng của việc ghi nhớ từ vựng của học sinh lớp 3 điểm trường Lát tăng lên rất
nhiều so với lớp 3 còn lại. Đã có 05 học sinh trong lớp có khả năng ghi nhớ từ
vựng rất tốt và chỉ còn 01 học sinh ghi nhớ từ vựng ở mức độ thấp. Mặc dù đây
có thể chưa phải là kết quả tối ưu, tuy nhiên với đặc thù của học sinh vùng miền,
bản thân tôi nhận thấy đây thực sự đã là những bước chuyển mình rất đáng được
khích lệ.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
9


1. Kết luận:
Việc áp dụng đề tài này chỉ là một phần trong các tiết học, tuy nhiên nó
đóng vai trò rất quan trọng và làm tiền đề cho những phần khác của bài dạy.
Việc thực hành mẫu câu, việc đối thoại có trôi chảy, lưu loát hay không đều phụ
thuộc vào chất lượng của việc ghi nhớ, phát âm, sử dụng chính xác hay không
chính xác những từ vựng đã học. Và để đạt hiệu quả cao khi áp dụng sáng kiến,
tôi nhận thấy:
- Giáo viên cần chuẩn bị bài dạy chu đáo trước khi đến lớp.
- Phân bố thời gian tiết dạy sao cho phù hợp giữa các hoạt động dạy học.
- Cần tích cực khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động trong bài học.
Ngay cả khi các em phát âm, ghi nhớ sai từ vựng giáo viên vẫn cần động viên,
khích lệ để các em không bị sợ sệt, mất tự tin.
- Giáo viên cần thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc học sinh rèn luyện từ

vựng một cách thường xuyên, liên tục.
- Cần linh hoạt trong việc lựa chọn và sử dụng các kĩ thuật dạy từ vựng cho
học sinh.
Tôi tin rằng nếu áp dụng các biện pháp kể trên một cách nghiêm túc, xuyên
suốt trong quá trình giảng dạy thì chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh tại
trường Tiểu học Tam Chung nói riêng và trường tiểu học nói chung sẽ thu được
những kết quả khả quan hơn rất nhiều.
2. Kiến nghị:
Rõ ràng không thể phủ nhận hiệu quả của những biện pháp, kĩ thuật dạy từ
vựng kể trên đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên để làm tăng hiệu quả của sáng
kiến này tôi có một số kiến nghị như sau:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức những buổi học tập chuyên đề môn
Tiếng anh để các giáo viên có cơ hội được học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên
môn, nghiệp vụ.
- Do đặc trưng của môn học, giáo viên và học sinh cần không gian học tập
rộng rãi, phù hợp để dễ tổ chức các hoạt động trò chơi trong lớp. Vì vậy dù có
khó khăn nhưng rất mong được tạo điều kiện về cơ sở vật chất để có một phòng
chức năng phù hợp với dạy học môn Tiếng Anh (phòng học rộng rãi, bàn ghế
sắp xếp theo hình chữ U, có đầy đủ các phương tiện, đồ dùng hỗ trợ dạy học…).
Tóm lại để đạt được hiệu quả lâu dài trong công tác giảng dạy người giáo
viên nói chung và đặc biệt là giáo viên Tiếng Anh cần phải có ý thức tự học tập,
rèn luyện, nâng cao kiến thức của bản thân để không bị xói mòn, cũ kĩ trong
từng bài dạy với học sinh. Các biện pháp giảng dạy từ vựng tôi đề xuất kể trên
chỉ là một trong rất nhiều những biện pháp khác và chắc chắn sẽ có những thiếu
sót nhất định. Rất mong sự tìm hiểu đánh giá và góp ý của đồng nghiệp.

10


XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Mường Lát, ngày 05 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viềt,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Phan Thị Thìn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
11


1. [1] : Theo Wikipedia
2. [2] : Theo Đề án dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020
3. [3] : Theo định nghĩa về từ vựng của Wikipedia
4. [4] : Theo nhà ngôn ngữ học D.A. Wilkins
5. [5] : Theo Vietnam ICT Career community

12



×