Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu thuyết và hồi kí tô hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.28 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN
VŨ THỊ THƢƠNG
VIỆT HÀ

TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945
DƢỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI

Ngành: Lí luận văn học
Mã số: 9 22 01 20

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI, 2020


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Lý Hoài Thu
2. TS Lê Thị Hƣơng Thủy

PGS.TS Tôn Thị Thảo Miên
2. PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu
Phản biện 1: PGS.TS. Ngô Văn Giá
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quang Hƣng


Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Quang Long

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại:
Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào
hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bài viết: Ngôn ngữ trần thuật trong hồi kí “Cát bụi chân ai” và
“Chiều chiều” của Tô Hoài, đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật,
số 407 tháng 5/2018
2. Bài viết: Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể
loại - tổng quan về tình hình nghiên cứu, đăng trên Tạp chí Khoa học
trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 26 tháng 10/2018
3. Bài viết: Chất thơ trong tiểu thuyết Miền Tây của nhà văn Tô
Hoài, đăng trên Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện khoa
học xã hội, số 5 năm 2019
4. Bài viết: Chân dung một số nhân vật trong hồi kí Tô Hoài, đăng

trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 34 tháng
10/2019
5. Bài viết: Chất hồi kí trong tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945, đăng trên
Tạp chí Khoa học trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 36 tháng
12/2019


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lịch sử văn học Việt Nam ghi dấu nhiều tên tuổi lớn, trong số đó
không thể thiếu Tô Hoài - nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện
đại. Ở lĩnh vực nào, ông cũng tạo được dấu ấn và gặt hái được thành
công. Đóng góp của Tô Hoài được ghi nhận ở cả hai chặng đường trước
và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt giai đoạn sau 1945,
Tô Hoài đạt được nhiều thành tựu, số lượng tác phẩm nhiều hơn, thể
loại phong phú hơn. Với các tác phẩm tiêu biểu được sáng tác sau 1945:
Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Cát bụi
chân ai (hồi kí - 1992), Chiều chiều (hồi kí - 1999), Ba người khác (tiểu
thuyết - 2006), Tô Hoài thực sự đã trở thành cây bút viết tiểu thuyết, hồi
kí độc đáo và hấp dẫn. Tiếp cận một hiện tượng văn học từ phương diện
thể loại là hướng nghiên cứu có sức “vẫy gọi”, luôn chứa đựng tính
mới, là cách thức nhằm tìm ra sự độc đáo trong phong cách của từng tác
giả đồng thời cũng là một con đường hứa hẹn có những đóng góp nhất
định. Ở giai đoạn sau 1945 đặc biệt thời kì Đổi mới, tương tác thể loại
vừa mang tính nội tại, tính tự thân của quá trình vận động đời sống thể
loại vừa cho thấy ý thức đổi mới lối viết của chủ thể sáng tạo. Sáng tác
của Tô Hoài cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tô Hoài một mặt bám
sát đặc trưng thể loại mặt khác lại có xu hướng đan xen thể loại: hồi kí
đậm chất tiểu thuyết, tiểu thuyết đậm chất hồi kí. Điều này tạo nên một
lối viết văn xuôi, một kiểu tác giả Tô Hoài khác biệt so với các nhà văn

trước và cùng thời. Từ những cơ sở trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài
Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dƣới góc nhìn thể loại.

1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ quan điểm sáng tác và sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà
văn Tô Hoài ở giai đoạn trước và sau 1945 đặc biệt là từ sau 1986 từ đó
làm nổi bật diện mạo, sự vận động, phát triển và sự kế thừa, tiếp biến
nghệ thuật viết tiểu thuyết, hồi kí ở các giai đoạn.
- Xác định đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc
nhìn thể loại, lí giải sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí; từ
đó khẳng định vị trí, đóng góp, phong cách, tài năng của nhà văn trong
tiến trình vận động văn xuôi Việt Nam hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài nói chung và sau 1945 nói riêng.
- Xác định đặc trưng tiểu thuyết và hồi kí, làm rõ những chặng đường
sáng tác tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài, quan điểm sáng tác và sự đổi mới
tư duy nghệ thuật của nhà văn.
- Xác định các đặc điểm của tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945
dưới góc nhìn thể loại
- Làm rõ sự hòa trộn, mờ nhòe ranh giới thể loại giữa tiểu thuyết và
hồi kí Tô Hoài sau 1945, hiệu quả nghệ thuật của sự tương tác thể loại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát một số tiểu thuyết và hồi kí tiêu biểu của Tô Hoài sau
1945: Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Cát
2


bụi chân ai (hồi kí - 1992); Chiều chiều (hồi kí - 1999); Ba người khác
(tiểu thuyết - 2006). Trong quá trình nghiên cứu, một số tác phẩm của
nhà văn Tô Hoài và các nhà văn khác sẽ được tham chiếu để so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
- Các phương pháp nghiên cứu chính: Phương pháp tiểu sử, phương pháp
tiếp cận thi pháp học, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương
pháp so sánh, phương pháp hệ thống.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên chuyên biệt nghiên cứu hệ thống về
tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945, dựng lại một cách tương đối đầy
đủ diện mạo và quá trình phát triển của hai thể loại chính trong sáng tác
của nhà văn Tô Hoài giai đoạn này.
Luận án chỉ ra đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới
góc nhìn thể loại, sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô
Hoài sau 1945 từ đó thấy được dấu ấn phong cách, đặc điểm thi pháp và
kĩ thuật tự sự của nhà văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận của luận án
Nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí của Tô Hoài sau 1945 vừa làm rõ đặc
điểm thể loại vừa là sự nhận diện cách hòa trộn, xóa mờ lằn ranh thể loại,
từ đó góp thêm một số kiến thức lí luận thể loại, gợi mở một số vấn đề đối
với thực tiễn sáng tạo và tiếp nhận tiểu thuyết, hồi kí Việt Nam hiện đại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Tô Hoài là một trong những tác giả tiêu biểu được giảng dạy trong
nhà trường. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng


3


trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học Việt Nam ở bậc phổ
thông và đại học.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án được cấu
trúc thành bốn chương:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Vấn đề thể loại và diện mạo tiểu thuyết, hồi kí Tô Hoài
Chương 3. Đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc
nhìn thể loại
Chương 4. Sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Tô Hoài luôn là một cái tên
thu hút nhiều sự chú ý quan tâm, khám phá từ phía người tiếp nhận, các
nhà nghiên cứu, phê bình nhất là những khoảng trống đối với các
nghiên cứu chuyên sâu. Nghiên cứu về tiểu thuyết Tô Hoài có các ý
kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu như Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ,
Hà Minh Đức, Trần Hữu Tá…Những ý kiến này đã khẳng định giá trị,
sức hấp dẫn của tiểu thuyết Tô Hoài và là những gợi mở cho việc
nghiên cứu các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể của Tô Hoài. Nghiên cứu về
hồi kí Tô Hoài có các tác giả Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh,
Vương Trí Nhàn, Vân Thanh, Phạm Việt Chương, Lý Hoài Thu…Các

4



tác giả đã có những nhận định sắc sảo về hồi kí Tô Hoài và làm tiền đề
cho việc nghiên cứu các tác phẩm hồi kí cụ thể của Tô Hoài.
1.2. Những công trình nghiên cứu cụ thể về tiểu thuyết và hồi kí Tô
Hoài sau 1945
1.2.1. Về các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể
Các công trình, bài viết nghiên cứu về các tiểu thuyết Mười năm
(1958), Miền Tây (1967), Ba người khác (2006) ở nhiều góc độ. Các tác
giả đã chỉ ra những giá trị đặc sắc của tiểu thuyết Tô Hoài trên phương
diện nội dung và hình thức. Các công trình này đã đạt được một số kết
quả nhất định, góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu và khám phá
văn chương Tô Hoài. Tuy nhiên, vấn đề thể loại chưa được bàn sâu,
chưa được xem như một khía cạnh nổi bật của ý tưởng, tư duy, phong
cách sáng tạo, chi phối đặc điểm tiểu thuyết của nhà văn sau 1945.
1.2.2. Về các tác phẩm hồi kí cụ thể
Hai tác phẩm hồi kí Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) ra
đời đã gây được sự chú ý của dư luận. Các tác giả thường tập trung
nghiên cứu hồi kí Tô Hoài dưới góc độ của tự sự học, thi pháp học, theo
đó thường đi vào các phương diện như ngôn ngữ, giọng điệu, phong
cách…Mặc dù, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hồi kí của Tô
Hoài song chưa phải là đã đầy đủ bởi đến nay chưa có một công trình
nghiên cứu toàn diện, hệ thống về đặc điểm hồi kí Tô Hoài sau 1945.
1.2.3. Những công trình nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết
và hồi kí Tô Hoài
Nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài đã có
một số ý kiến nhận xét, đánh giá. Các ý kiến chủ yếu bàn luận về sự
xâm nhập của chất tiểu thuyết vào thể hồi kí và ngược lại. Bàn về sự
5



xâm nhập của chất hồi kí vào thể loại tiểu thuyết, tập trung vào một số ý
kiến của các tác giả như Nguyễn Hữu Sơn, Trần Hoa Minh, Chu Mộng
Long, Trần Viết Thiện…Bàn về sự xâm nhập của chất tiểu thuyết vào
thể hồi kí, tập trung vào một số ý kiến của các tác giả như Nguyễn Đăng
Điệp, Lý Hoài Thu, Đỗ Hải Ninh…
Đặt vấn đề nghiên cứu Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới
góc nhìn thể loại, luận án sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án nhận diện, mô tả và khái quát diễn trình tiểu thuyết
và hồi kí Tô Hoài giai đoạn sau 1945.
Thứ hai, luận án đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm thể loại tiểu thuyết
và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại, đặc biệt làm rõ sự
tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí từ đó khẳng định đây là một
đặc trưng nổi bật trong phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài.

6


Chƣơng 2
VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VÀ
DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT, HỒI KÍ TÔ HOÀI
2.1. Đặc trƣng thể loại tiểu thuyết và hồi kí
2.1.1. Tiểu thuyết nhìn từ một số đặc trưng thể loại
2.1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết
Qua các ý kiến của các tác giả ở nước ngoài và trong nước về quan
niệm tiểu thuyết, chúng tôi cho rằng: Tiểu thuyết là thể loại tự sự, phản
ánh bức tranh rộng lớn của đời sống xã hội, tiểu thuyết có khả năng
tiếp cận và miêu tả hiện thực bằng cảm hứng đa chiều.
2.1.1.2. Đặc trưng thể loại tiểu thuyết
Khi nói tới tiểu thuyết cần phải nói tới nhân vật, cốt truyện, kết cấu,

người kể chuyện. Đó là các đặc trưng cơ bản xác lập nên thể loại tiểu
thuyết và là tiền đề nghiên cứu đặc điểm thể loại tiểu thuyết Tô Hoài
giai đoạn sau 1945.
2.1.2. Hồi kí nhìn từ một số đặc trưng thể loại
2.1.2.1. Quan niệm về hồi kí
Có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu về quan niệm
hồi kí nhưng chúng tôi cho rằng: Hồi kí ghi chép lại những sự kiện
trong quá khứ, tác giả viết hồi kí là những người có tên tuổi. Hồi kí gắn
với những trải nghiệm của nhà văn, những câu chuyện của họ hoặc của
những người xung quanh qua trường quan sát của chủ thể sáng tác.
So với nhật kí, tự truyện; hồi kí vừa có điểm tương đồng vừa có điểm
khác biệt. Hồi kí và nhật kí đều có điểm giống nhau ở hình thức giãi
bày, tâm sự và chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử. Tuy nhiên,
7


giữa hồi kí và nhật kí cũng có những điểm khác nhau: đối tượng sáng
tác, thủ pháp nghệ thuật, ngôi trần thuật, trình tự thời gian. Hồi kí và tự
truyện đều là những thể văn xuôi kể về cá nhân, viết về những gì thuộc
quá khứ nhưng hai thể này không hoàn toàn trùng khít. Điểm khác nhau
cơ bản giữa hồi kí và tự truyện ở chỗ: tư duy hồi kí là tư duy vừa hướng
nội vừa hướng ngoại, tư duy tự truyện là tư duy hướng nội.
2.1.2.2. Đặc trưng thể hồi kí
Khi nói tới hồi kí cần phải nói tới cốt lõi sự thật và giải mã sự thật,
hồi kí không hư cấu, không có cốt truyện, dựa trên sự hồi tưởng kí ức
một cách chân thực và trong hồi kí cần có hình tượng tác giả. Đó là các
đặc trưng cơ bản xác lập nên thể hồi kí và là cơ sở để nghiên cứu đặc
điểm thể hồi kí Tô Hoài giai đoạn sau 1945.
2.2. Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài trong dòng chảy văn xuôi Việt
Nam hiện đại

2.2.1. Giai đoạn trước 1945
Trước 1945, tiểu thuyết và hồi kí của Tô Hoài đã đạt được thành công
nhất định, các sáng tác của Tô Hoài đều thấm đượm tính nhân văn và mang
dấu ấn khá sâu đậm về một quãng đời của nhà văn. Xét một cách toàn diện
và khách quan, Tô Hoài là một cây bút hiện thực đáng chú ý trong nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại những năm trước Cách mạng.
2.2.2. Giai đoạn 1945 đến 1985
Ở thời kì 1945-1985, một mặt Tô Hoài sáng tác tiểu thuyết theo
khuynh hướng sử thi trong “cơ chế” của phương pháp hiện thực xã hội
chủ nghĩa, mặt khác lại tách mình ra khỏi dòng chảy đó đi tìm tòi, lựa
chọn hướng tiếp cận, khám phá riêng. Thành tựu của Tô Hoài đạt được
ở tiểu thuyết viết về vùng ngoại thành Hà Nội và miền núi với khuynh
8


hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ở thời kì này, Tô Hoài đã không viết
theo hướng hồi kí cách mạng mà ông tự tìm cho mình một lối đi riêng,
một phương thức thể hiện riêng đó là hồi kí đời tư.
2.2.3. Giai đoạn 1986 đến nay
Ở giai đoạn sau 1986, tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài đạt được thành
tựu lớn với các tác phẩm tiêu biểu: Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều
(1999), Ba người khác (2006). Tô Hoài đã có sự thay đổi quan niệm
nghệ thuật về con người và bút pháp nghệ thuật. Tô Hoài được đánh giá
là một nhà văn tài năng, “cao tay” trong nghệ thuật viết tiểu thuyết và
hồi kí giai đoạn này.
2.3. Quan điểm sáng tác và sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật của Tô
Hoài
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác và tư duy
nghệ thuật của Tô Hoài
Có thể nói gia đình, quê hương, thời đại và hoàn cảnh của bản thân

đã ảnh hưởng lớn đến quan điểm sáng tác và tư duy nghệ thuật của nhà
văn. Điều đó đã tạo nên một Tô Hoài không giống với bất cứ nhà văn
nào khác.
2.3.2. Quan điểm sáng tác của Tô Hoài
Về thể loại tiểu thuyết, công việc đầu tiên của người viết tiểu thuyết
là phải cố gắng viết gần với sự thật, tiến tới sự thật. Trong quá trình sáng
tác tiểu thuyết, Tô Hoài luôn băn khoăn trăn trở thể hiện được tính dân tộc.
Bên cạnh đó, Tô Hoài ý thức được bản thể của tiểu thuyết và cho rằng tiểu
thuyết cũng phải có sự đổi mới. Dù Tô Hoài bàn về tiểu thuyết chưa nhiều
nhưng những quan điểm về tiểu thuyết của ông có thể xem là điểm tựa dẫn
đường trong hành trình sáng tác tiểu thuyết của mình.
9


Về thể hồi kí, Tô Hoài chú trọng đến nguyên tắc sự thật. Theo quan
niệm của Tô Hoài, muốn viết cho được hồi kí, người viết rất cần sự
dũng cảm và trung thực. Với những quan niệm mới về lối viết hồi kí,
Tô Hoài đã thể hiện rất sinh động, chân thực không khí thời đại và số
phận con người trên những trang văn của mình.
2.3.3. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Tô Hoài
2.3.3.1. Từ quan niệm nghệ thuật về con người
Với khoảng cách trước và sau 1945, quan niệm nghệ thuật về con
người trong tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài có sự đổi mới. Quan niệm
nghệ thuật về con người của Tô Hoài là yếu tố chi phối đến cách thể
hiện đời sống xã hội, phương thức xây dựng nhân vật. Khám phá con
người, thể hiện con người đa phiến dưới nhiều góc độ khác nhau, Tô
Hoài đã góp phần vào thành tựu chung vào hệ quan niệm nghệ thuật về
con người trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.
2.3.3.2. Đến hình thức và bút pháp nghệ thuật
Việc thay đổi bút pháp nghệ thuật cho thấy nhà văn không bằng lòng

với mô hình phản ánh nghệ thuật trước đây. Với sự thay đổi tư duy nghệ
thuật và xuất phát từ quan niệm tiếp cận và phản ánh sự thật, Tô Hoài
cũng như nhiều các nhà văn khác cùng thời đã không ngại phơi bày
“hiện thực trần trụi” của cuộc sống, xóa bỏ lối viết “lí tưởng hóa”, cái
nhìn sử thi nhạt dần.

10


Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945
TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI
3.1. Đặc điểm tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1.1. Xây dựng nhân vật có độ “dư”
Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài sau 1945 trong vị
trí và thân phận của mình đã lộ ra những “độ dư” của nhân cách. Thông
qua xây dựng các nhân vật với “độ dư” của nhân cách, người đọc nhận
ra sự không thuần nhất, sự không tương hợp, sự không trùng khít giữa
con người với tính cách, thân phận của họ. Đồng thời, người đọc nhận
ra mặt khác của các nhân vật và một con người khác bên trong con
người của từng nhân vật. Sự thể hiện nhân vật theo chiều hướng
nghiêng về mặt tiêu cực, hạn chế, bộc lộ “phần dư” nhân cách là cách
nhìn mới của nhà văn về con người.
3.1.1.2. Đặt nhân vật trong môi trường sinh hoạt và quan hệ đời thường
Không gian để nhân vật hoạt động và bộc lộ tính cách trong các tiểu
thuyết Tô Hoài sau 1945 là không gian sinh hoạt đời thường, thế sự,
hàng ngày, là không gian sinh hoạt nơi làng quê ở các vùng miền khác
nhau. Đặt nhân vật trong không gian sinh hoạt đời thường, nhà văn Tô
Hoài đã giúp người đọc hiểu thêm về cuộc sống, đặc trưng văn hóa của

từng vùng miền cũng như tư tưởng, tâm hồn, tình cảm và nét riêng về
tính cách của các nhân vật trong các tác phẩm. Tô Hoài đặt nhân vật
trong môi trường sinh hoạt nơi làng quê, trong mối quan hệ đời thường
với gia đình, anh em, họ hàng, xóm làng, bạn bè, trai gái…

11


3.1.1.3. Ngôn ngữ khắc họa nhân vật đậm chất đời thường, mang màu
sắc địa phương
Tô Hoài đã tạo nên sự khác biệt trên phương diện ngôn ngữ khắc họa
nhân vật. Trong các tiểu thuyết của ông giai đoạn sau 1945, ngôn ngữ
khắc họa nhân vật vừa dân dã, bình dị, đời thường, mang màu sắc địa
phương, đặc trưng của các vùng quê: ngoại thành Hà Nội, miền núi
vùng cao, vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tiếp thu những lời ăn
tiếng nói của từng phương ngữ vào những trang viết của mình vừa tạo
cho lời văn sinh động vừa đảm bảo tính khách quan của lời nói, tạo nét
tự nhiên cho câu chuyện mà tránh sự gò ép của tác giả.
3.1.2. Kết cấu trần thuật
3.1.2.1. Kết cấu tuyến tính
Kết cấu tuyến tính là kiểu loại kết cấu được tổ chức theo logic thời
gian, các sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian, trước sau. Điểm
chung của hai tiểu thuyết Mười năm và Miền Tây là nhà văn đã xây
dựng câu chuyện phát triển theo trật tự tuyến tính, các sự kiện, chi tiết
có trật tự trước sau, sự kiện sau là bước phát triển của sự kiện trước.
Tuy nhà văn triển khai kết cấu mang tính chất truyền thống, đơn giản
nhưng cách tổ chức hợp lí, mang lại hiệu quả nghệ thuật cao thể hiện sự
đổi thay của cuộc sống và con người ở các khoảng không gian và thời
gian khác nhau.
3.1.2.2. Kết cấu tâm lý

Nghệ thuật xây dựng kết cấu dựa trên diễn biến tâm lý nhân vật đã tạo
cho nhà văn có nhiều cơ hội để đi sâu vào diễn tả, phân tích những diễn
biến tinh vi, phức tạp của đời sống nội tâm con người. Trong tiểu thuyết
Miền Tây, Tô Hoài đã tập trung xoáy sâu vào miêu tả những trạng thái
12


tâm hồn, suy nghĩ, tâm trạng của bà Giàng Súa, ông già người Xá, Thào
Nhìa…Ở hai tiểu thuyết Mười năm và Ba người khác, Tô Hoài không
quá chú trọng vào miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật, nếu có chỉ là
những suy nghĩ ngắn gọn, vài dòng độc thoại.
3.1.2.3. Kết cấu với lối đầu cuối chiếu ứng
Phần mở đầu và kết thúc đóng vai trò quan trọng của một cốt truyện
tiểu thuyết. Mở đầu của một tác phẩm là yếu tố cốt lõi trong việc khơi
gợi sự hứng thú của người đọc. Kết thúc của tác phẩm có giá trị tạo nên
dư ba, cũng là cách làm cho tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian.
Mở đầu trong các tiểu thuyết của Tô Hoài sau 1945 thường theo công
thức truyền thống, bắt đầu bằng một sự kiện diễn ra trong quá khứ, là
những cảnh sinh hoạt diễn ra hàng ngày. Kết thúc trong các tiểu thuyết
của Tô Hoài sau 1945 thường là kết thúc bỏ ngỏ, dở dang, là kiểu kết
thúc mở, kết thúc “vẫy gọi”.
3.1.3. Giọng điệu trần thuật
3.1.3.1. Giọng điệu dí dỏm, hài hước
Cái tôi dí dỏm, hài hước của Tô Hoài được thể hiện qua nghệ thuật kể
chuyện, qua cách xây dựng chân dung nhân vật, qua những cuộc đối
thoại giữa các nhân vật với nhau. Với giọng văn hóm hỉnh, tinh quái, Tô
Hoài đã khơi lại trong tâm trí người đọc những kí ức sâu xa vui có,
buồn có về một thời đã xa, với nhiều ấu trĩ và sai lầm. Một con người
dám nhìn lại quá khứ để nhận ra lỗi lầm của mình, dám sống lại quá
khứ để tìm lại cảm giác thanh thản cho mình ở hiện tại thì phải là một

người có bản lĩnh, từng trải và hiểu đời.

13


3.1.3.2. Giọng điệu trữ tình, hoài niệm
Dòng hoài niệm là một trong những nhân tố để tìm về những hồi ức
trong quá khứ của nhà văn. Giọng trữ tình pha lẫn trong hoài niệm đã
đem lại sức hấp dẫn cho trang văn trong tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945.
Những nét lặng buồn trải dài, không lắm cao trào nhưng nó cũng đủ sức
thuyết phục, dẫn người đọc thâm nhập vào cuộc sống xã hội thời kì cải
cách ruộng đất đầy đau thương và nước mắt và cuộc sống của người dân
miền núi vùng cao trong chế độ cũ và chế độ mới.
3.2. Đặc điểm hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại
3.2.1. Hình tượng tác giả
3.2.1.1. Hình tượng tác giả qua cái nhìn nghệ thuật về đời sống xã hội,
văn học
Môi trường lịch sử, xã hội, văn hóa, thời đại và cá tính riêng đã chi
phối cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn Tô Hoài về đời sống
xã hội. Hiện thực đời sống xã hội đã được nhà văn quan sát tỉ mỉ và ghi
chép cẩn thận. Tô Hoài đã đưa người đọc về một làng quê Bắc Bộ với
những câu chuyện từ “cải cách ruộng đất” rồi “sửa sai”, từ “thời bao
cấp” “làm hợp tác xã” đến đổi mới sang kinh tế thị trường. Một bức
tranh xã hội thu nhỏ, phức tạp, đầy đủ mọi mặt tốt - xấu, trắng - đen
hiện ra như chính cuộc sống. Điều này tạo cho hồi kí của ông có một
sức hấp dẫn bởi cái muôn màu, phức tạp chứa trong nó. Cái nhìn về
hiện thực trong hồi kí khác so với hiện thực đã được hư cấu, sáng tạo lại
trong các thể loại khác của nhà văn Tô Hoài và các tác giả khác ở chỗ
hiện thực thuộc về quá khứ nhưng được nhìn ở thời hiện tại để suy
ngẫm, trải nghiệm, nói cái hôm qua để gián tiếp nói cái hôm nay.


14


3.2.1.2. Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng
Hồi kí là hồi ức nói về chính cái tôi, nói về bản thân tác giả. Hồi kí là
nơi tự thú, giãi bày những tâm sự của nhà văn với bạn đọc. Viết hồi kí
là một cuộc đấu tranh tư tưởng. Tô Hoài đã đấu tranh với chính bản
thân mình để tự dựng lên chân dung tinh thần với một tâm thế nhẹ
nhàng, thanh thản và thể hiện cái tôi thành thật với bản thân cũng như
với cuộc đời. Tô Hoài khi viết hồi kí cũng là để quay trở về với thơ ấu,
tuổi trẻ và những ấn tượng của nghề viết văn và để ôn lại những vui buồn, được - mất trong cuộc đời mình, để tìm ra những kinh nghiệm
trong cuộc sống.
3.2.2. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật
3.2.2.1. Khắc họa chân dung các văn nghệ sĩ cùng thời
Khi xây dựng chân dung các nhà văn - bạn bè đồng nghiệp của mình,
Tô Hoài không chú trọng đến việc xây dựng “chân dung tinh thần” mà
quan tâm đến những chuyện vặt vãnh đời thường, từ vẻ bề ngoài, ăn
mặc, đi đứng, nói năng đến cách sinh hoạt hàng ngày ở phương diện đời
thường. Khi xây dựng chân dung các văn nghệ sĩ cùng thời, Tô Hoài
luôn đặt họ trên nền hiện thực lịch sử sinh động và không khí thời đại
văn học. Tô Hoài đã xây dựng chân dung các văn nghệ sĩ cùng thời theo
dòng hồi tưởng.
3.2.2.2. Khắc họa chân dung con người nhỏ bé, đời thường
Tô Hoài thành công khi xây dựng chân dung, khắc họa số phận tầng
lớp quần chúng nhân dân trong những thời đoạn khốc liệt nhất của lịch
sử. Những dòng chữ “chân thực dưới đáy” tràn đầy yêu thương, trân
trọng của Tô Hoài đã để lại cho người đọc niềm cảm xúc sâu xa về từng
con người cụ thể, từng số phận cụ thể. Đó là số phận của những người
15



lao động, người phụ nữ trong những cơn biến thiên lịch sử. Đó còn là số
phận của những người nông dân, những gia đình trong cơn lốc của cơ
chế thị trường.
3.2.3. Giọng điệu trần thuật
Chất giọng là một yếu tố mạnh trong nghệ thuật trần thuật của Tô
Hoài. Dù Tô Hoài sáng tác tiểu thuyết hay hồi kí, người đọc vẫn nhận
thấy sự thống nhất trong giọng điệu kể chuyện đó là giọng điệu dí dỏm,
giễu nhại, hài hước và giọng điệu trữ tình, sâu lắng.
3.2.3.1. Giọng điệu dí dỏm, giễu nhại, hài hước
Giọng điệu chủ đạo trong hồi kí Tô Hoài sau 1945 là giọng hài hước,
dí dỏm, giễu nhại. Chất dí dỏm, hài hước trong hồi kí Tô Hoài được thể
hiện ở cách nói tếu táo, có phần bỗ bã mà ngôn từ hầu như là lời ăn,
tiếng nói hàng ngày của cuộc sống đời thường. Tô Hoài đã tìm tòi, vận
dụng một bút pháp nghệ thuật vừa truyền thống vừa hiện đại tạo cho
mình một giọng điệu phức hợp vừa hóm hỉnh, sâu sắc, vừa tinh tế, nhẹ
nhàng. Tô Hoài đã đem đến những trang văn của mình tiếng cười với
nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau.
3.2.3.2. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng
Hai tác phẩm hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều được sáng tác dựa
trên cảm hứng nhân văn đời thường và cùng bộc lộ giọng điệu trữ tình, sâu
lắng. Giọng điệu trữ tình trong Cát bụi chân ai là giọng điệu ngậm ngùi,
suy ngẫm về số phận các văn nghệ sĩ cùng thời trong thời kì Nhân văn Giai phẩm. Giọng điệu trữ tình trong Chiều chiều là giọng điệu ngậm ngùi,
suy ngẫm về số phận người nông dân, văn nghệ sĩ và thời cuộc suốt chiều
dài biến thiên, thăng trầm của lịch sử đất nước.

16



Chƣơng 4
SỰ TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI
GIỮA TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945
4.1. Tƣơng tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam hiện đại và trong
văn xuôi Tô Hoài sau 1945
Lí thuyết về thể loại đã chỉ ra một quy luật khá phổ biến, đó là sự
xâm lấn, thẩu thấm, mờ nhòe giữa các thể loại văn học tạo nên các “lằn
ranh” thể loại, xòa mờ các đường biên của thể loại. Tương tác thể loại là
sự thể hiện những nỗ lực cách tân và đổi mới của văn học. Tương tác
thể loại là sự thể hiện quá trình biến đổi thể loại vừa mang tính quy
luật vừa thể hiện ý thức thể nghiệm, đổi mới, sáng tạo của người viết
trước đòi hỏi của thực tiễn đời sống văn học. Các chủ thể sáng tác
luôn luôn phải đổi mới thể loại để khẳng định dấu ấn, cá tính và
phong cách sáng tác của mình. Về các cấp độ tương tác thể loại, có
thể phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau: loại với loại, loại với
thể; thể với thể, thể với loại; yếu tố với yếu tố (theo cách phân chia
của tác giả Nguyễn Thành Thi).
Có thể thấy, văn xuôi của Tô Hoài sau 1945 cũng có sự thâm nhập,
hòa trộn, “mờ nhòe” giữa các thể loại trong đó nổi bật lên là sự tương
tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí: tiểu thuyết đậm chất hồi kí; hồi kí
đậm chất tiểu thuyết. Sự tương tác này chủ yếu diễn ra trên phương diện
hình thức của tác phẩm. Sự “mờ nhòe” ranh giới thể loại giữa tiểu
thuyết và hồi kí Tô Hoài không làm mất đi bản chất, sức mạnh riêng,
đặc trưng vốn có của mỗi thể loại mà thể hiện sự đổi mới tư duy nghệ

17


thuật và khẳng định tính sáng tạo trong phương thức thể hiện nội dung
và hình thức tác phẩm của nhà văn.

4.2. Chất tiểu thuyết trong hồi kí Tô Hoài sau 1945
Trong hồi kí Tô Hoài sau 1945 đặc biệt là từ sau 1986, người đọc phát
hiện ra chất tiểu thuyết xuất hiện đậm đặc, chi phối các yếu tố hình thức
thể hiện, tạo nên sự biến đổi, đa dạng từ kết cấu trần thuật đến điểm
nhìn trần thuật. Chất tiểu thuyết thâm nhập vào hồi kí Tô Hoài không
làm mất đi đặc trưng thể loại mà nhờ đó tạo ra bức tranh đời sống đa
diện và con người đa chiều, sống động như hiện thực vốn có.
4.2.1. Kết cấu trần thuật đa dạng
Trong hồi kí truyền thống, tác phẩm thường được cấu trúc theo trật tự
thời gian tuyến tính và có kết cấu đơn nhất theo dòng hồi tưởng của
nhân vật. Tuy nhiên với việc học tập các kỹ thuật viết tiểu thuyết, các
tác phẩm hồi kí của Tô Hoài đã sử dụng nhiều kiểu kết cấu mới lạ, hiện
đại và mang đặc trưng kết cấu tiểu thuyết. Đó là kết cấu vòng tròn và
kết cấu lắp ghép. Mỗi kiểu kết cấu thể hiện ý đồ của nhà văn trong việc
bộc lộ nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
4.2.1.1. Kết cấu vòng tròn
Kết cấu vòng tròn là kiểu dàn dựng tác phẩm theo lối đầu cuối tương
ứng với sự lặp lại có chủ đích của các hình tượng nghệ thuật ở đầu và
cuối tác phẩm, tạo nên sự tương xứng mở đầu và kết thúc cho tác phẩm.
Việc lặp đi lặp lại nhân vật, hình ảnh, chi tiết, sự kiện, môtip ở đầu và
cuối tác phẩm hồi kí là cách để nhà văn khắc sâu, nhắc nhở, hồi cố một
cách riết róng những kỉ niệm, kinh nghiệm, bài học từ quá khứ. Điểm
đồng nhất trong cách kết cấu của hai hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều
chiều là kiểu vòng tròn.
18


4.2.1.2. Kết cấu lắp ghép
Hồi kí truyền thống thường được kể theo trình tự thời gian, sự kiện
nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau. Tuy nhiên,

Tô Hoài đã dùng tư duy của một nhà văn viết tiểu thuyết vào việc hồi
ức lại những sự kiện, nhân vật. Hồi ức trong hồi kí của nhà văn chạy lan
man, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, có lúc chồng chéo lên nhau.
Trong hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều, người đọc nhận ra Tô
Hoài đã có những bước chuyển thời gian và không gian khiến trình tự
biên niên bị phá vỡ. Với kiểu kết cấu này, mạch truyện không được kết
nối liên tục mà có sự đứt quãng, đan cài, xáo trộn giữa việc và người,
giữa quá khứ và hiện tại.
4.2.2. Trần thuật đa điểm nhìn
Trong hai hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều, điểm nhìn trần thuật
được tổ chức khá đa dạng và linh hoạt, vị trí của người trần thuật xuất
phát từ nhiều điểm nhìn. Có điểm nhìn của nhà văn Tô Hoài từ hiện tại
hướng về quá khứ, có điểm nhìn trao cho các nhân vật. Nhờ vậy, người
kể chuyện trong tác phẩm “không đông cứng” mà luôn có sự hoán đổi
vị thế. Sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong, từ người
kể chuyện sang nhân vật là một điểm độc đáo tạo cho hồi kí của Tô
Hoài đậm chất tiểu thuyết.
4.2.2.1. Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện
Theo đặc trưng của thể loại, đa phần các hồi kí đều kể chuyện từ ngôi
thứ nhất - một cái tôi thông suốt, kể về mình, kể về những người có mối
quan hệ với mình, kể về những kỉ niệm gây ấn tượng sâu đậm trong hồi
ức. Vì vậy, trong hai tác phẩm hồi kí, điểm nhìn trần thuật là nhân vật
“tôi” – người kể chuyện. Mặc dù, ở hai tác phẩm hồi kí người kể
19


chuyện đều xưng tôi ở ngôi thứ nhất để tường thuật mọi sự việc nhưng
cái tôi tác giả vẫn giữ được quan điểm trần thuật khách quan.
4.2.2.2. Điểm nhìn trần thuật trao cho nhân vật
Trong hai hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều, không chỉ có điểm

nhìn trần thuật của người kể chuyện, tác giả còn dịch chuyển điểm nhìn
sang các nhân vật và trao cho nhân vật. Tô Hoài đã trao điểm nhìn trần
thuật cho các nhân vật như Nguyễn Tuân, ông cà phê 81, ông Ngải, vợ
bí thư Sự…, nhà văn đã để họ tự kể bằng suy nghĩ, nhận xét, chiêm
nghiệm của bản thân mình. Sự phối hợp nhiều điểm nhìn làm cho tác
phẩm chuyển từ đơn thanh sang đa thanh, gia tăng tính đối thoại, cùng
lúc vang lên nhiều tiếng nói khác nhau trong cùng một tác phẩm.
4.3. Chất hồi kí trong tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945
Tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 một mặt vẫn giữ được đặc điểm thi
pháp thể loại, mặt khác sử dụng một số chất liệu của thể hồi kí. Hiện
tượng tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 đậm chất hồi kí giúp người đọc
không chỉ nhận diện con người tác giả và thời đại qua những chi tiết
gắn với tiểu sử, cuộc đời thật mà còn qua những trải nghiệm sống và sự
bộc bạch chân thành của tác giả.
4.3.1. Tiểu thuyết hóa chất liệu đời tư
4.3.1.1. Từ nguyên mẫu nhà văn đến nhân vật
Trong các tiểu thuyết của Tô Hoài giai đoạn sau 1945, không có bất
cứ một nhân vật nào mang tên Tô Hoài, không có nhân vật nào có hoàn
cảnh, cuộc đời, số phận hoàn toàn trùng khít với nhà văn nhưng người
đọc vẫn nhận ra những điểm song trùng giữa những sự kiện trong cuộc
đời nhân vật và nhà văn, vẫn nhận thấy thấp thoáng hình ảnh nhân vật
Lê trong Mười năm, nhân vật Bối trong Ba người khác bóng dáng của
20


Tô Hoài. Thông qua nhân vật trong các tiểu thuyết, Tô Hoài đã bộc lộ
cái tôi cá nhân, vừa là cái tôi nhà văn ngoài đời, vừa là cái tôi sáng tạo,
hư cấu.
4.3.1.2. Cái tôi giàu trải nghiệm in đậm trên từng trang viết
Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở vùng đất canh cửi nghèo khó, đã từng

tham gia đấu tranh cùng những người thợ dệt và đã trải qua thời kì cải
cách ruộng đất ở vùng nông thôn Bắc Bộ cho nên nhà văn đã dựa vào
những chi tiết hiện thực của đời sống để làm chất liệu hiện thực trong
tác phẩm. Nhờ đó mà cốt truyện tiểu thuyết của Tô Hoài hiện lên với
nhiều chi tiết mang tính xác thực, vừa có cái thực của những sự kiện lại
vừa có cái thực của những cảm xúc và trải nghiệm của nhà văn. Tạo
dựng hiện thực đời sống ít nhiều mang dấu vết cá nhân của nhà văn, thể
hiện một cái tôi giàu trải nghiệm ở mỗi chặng khác nhau của cuộc đời
nhà văn đồng thời cũng là các thời kì phát triển lịch sử của dân tộc.
4.3.2. Nghệ thuật trần thuật đậm chất hồi kí
Sự thâm nhập của chất hồi kí vào tiểu thuyết Tô Hoài đã khiến cho
kết cấu trần thuật không theo trật tự thời gian mà theo dòng ý thức của
nhân vật, người kể chuyện với điểm nhìn bên trong - nhân vật xưng
“tôi” ở ngôi thứ nhất tương đối trùng khít với tác giả, mang hình bóng
tác giả.
4.3.2.1. Kết cấu truyện theo dòng ý thức của nhân vật
Ba người khác được viết dựa trên kí ức, hồi ức của nhà văn Tô Hoài,
một người đã trực tiếp làm công tác cải cách với tư cách là đội phó đội
cải cách kiêm chánh án tòa án. Vì thế, câu chuyện được kể theo dòng ý
thức, hồi tưởng của tác giả - nhân vật xưng “tôi” - Bối trong truyện.
Người kể chuyện xưng “tôi” đã từ kí ức của chính mình, từ sự đối diện
21


với những sai lầm quá khứ để làm sống lại một giai đoạn của lịch sử
dân tộc – thời kì cải cách ruộng đất.
4.3.2.2. Người kể chuyện mang hình bóng nhà văn
Trong các tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945, người kể chuyện dù ở ngôi
thứ nhất hay thứ ba thì trên mỗi trang viết, người đọc đều thấy được
hình bóng của nhà văn Tô Hoài. Người kể chuyện trần thuật xuyên suốt

các tác phẩm vẫn là nhân vật giàu trải nghiệm. Chính sự gắn bó của Tô
Hoài với vùng đất ngoại thành - nơi Tô Hoài sinh ra và lớn lên, với
những miền quê, vùng đất khác nhau mà ông đã đặt chân đến, với
những con người tình nghĩa nơi ấy đã khiến cho nhà văn không giữ
được thái độ khách quan trong khi kể.

22


×