Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.85 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT TP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI TỔ CHỨC
CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Người thực hiện: Đỗ Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Quảng Hưng
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): HĐNG

THANH HOÁ NĂM 2017
1


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU .………………………………………………………………1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:....................................................................................... …1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ….......................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:............................................................................. 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:....................................................................... 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN................................................................................................ 2
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:...................................................................................................... 2
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:.......................................................................... 3
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:.................................... 4
2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:......................................................................... 13
3. KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 14


3.1. KẾT LUẬN:.................................................................................................................. 14
3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ:............................................................................................ 15

1


1. MỞ ĐẦU
1.1.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Như chúng ta đã biết, bên cạnh hoạt động chủ đạo của của học sinh tiểu học
là học tập, thì hoạt động vui chơi cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của
các em. Các em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà còn
có nhu cầu vui chơi, giải trí. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui
chơi đối với học sinh tiểu học và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc
tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có
ý nghĩa.
Nhắc đến trò chơi dân gian thì ai trong số chúng ta chắc cũng không thể nào
quên những trò chơi đơn giản mà vô cùng lý thú đối với tuổi thơ như: cướp cờ,
chơi ô ăn quan, kéo co, chơi chuyền, bịt mắt bắt dê….Vậy trò chơi dân gian bắt
nguồn từ đâu? Khi tham gia chơi có tác dụng ra sao? Đây là những câu hỏi mà
nhiều người tham gia trò chơi đều muốn có câu trả lời.
Trò chơi dân gian là một nét sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong
quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng
đồng, trò chơi dân gian xưa được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúp
hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hoá dân tộc.
Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, học sinh hầu
hết bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử, các đồ chơi bạo lực trên mạng. chính

điều đó đã và đang làm cho các trò chơi dân gian có phần bị mai một, lãng quên.
Vì vậy, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã tạo điều kiện cho các em
được tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, góp phần gìn giữ nét văn
hóa truyền thống cho dân tộc Việt Nam.
Trong trường học sau những giờ học căng thẳng, các em được chơi các trò
chơi dân gian bổ ích sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ học tiếp theo. Thông
qua hoạt động tiếp cận của học sinh khi chơi trò chơi dân gian thì chính các em
là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc ở lứa tuổi quan trọng
nhất hình thành văn hoá dân tộc.
Chính vì vậy, việc đưa và tổ chức trò chơi dân gian trong trường học là phù
hợp và cần thiết. Vì nó không chỉ là một giải trí đơn thuần mà thông qua việc
chơi cũng đã góp phần vào việc giáo dục có hiệu quả, giúp học sinh tăng cường
sức khoẻ, phát triển giao tiếp, bình đẳng giới, hình thành nhân cách con người
Việt Nam ở các em và trong toàn xã hội.
Vậy tổ chức cho các em chơi trò chơi dân gian như thế nào là phù hợp mà
mang lại hiệu quả cao? Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh
nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường
tiểu học” làm đề tài nghiên cứu.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Dựa trên nghiên cứu về lí luận và thực tiễn về trò chơi dân gian trong nhà trường
Tiểu học, đề tài đề xuất những giải pháp phù hợp dể đưa trò chơi dân gian vào
các hoạt động vui chơi của học sinh Tiểu học, trên cơ sở đó từng bước nâng cao
chất lượng hoạt động vui chơi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục Tiểu học
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giải pháp nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian vào nhà

trường Tiểu học
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
-Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, xử lí số liệu

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đối với trẻ thơ, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên
bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu
nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp
dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò
chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn
kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó
góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.
Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được kết thành
từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui cuộc
sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặt biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian
với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều
thú vị, bổ ích.
Trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian là một hoạt động thu hút được thiếu
nhi, bởi tính hấp dẫn của nó. Với đặc điểm tâm lí của trẻ em là hiếu động, thích
cái mới, cái hấp dẫn, ham chơi, khi tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi Phụ
trách Đội không thể không đưa nội dung trò chơi vào nội dung hoạt động của
liên đội, chi đội.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngoài giờ học, một số học sinh thường chơi game, nghe nhạc, xem
ti vi ...có nhiều em quá mê game nên quên cả học, quên ăn uống. Ngồi chơi và
xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt và cột sống. Có em nhỏ tuổi đã bị
béo phì vì ăn nhiều chất mà thiếu vận động, có em mới học lớp 1 đã đeo cặp

kính cận dày, đi lệch vai, vẹo cột sống...
2


Vì vậy trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở
nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút vui
chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn
nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp,
hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo
chiều hướng tốt hơn.
Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cách nào
hay hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học. Sự kết hợp giữa các trò
chơi dân gian, trò chơi có tính trí tuệ trong giải toán tuổi thơ, trò chơi có tính
ứng xử trên cơ sở “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ giúp
các em được ôn luyện, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân
gian…
Ở Trường Tiểu học Quảng Hưng hiện nay, Học sinh đa phần là con em làm
công nhân, nông nghiệp, các em ít được tham gia các hoạt động ngoại khóa, ít
được đi tham quan đó đây, khả năng giao tiếp còn hạn chế nên rất khó khăn cho
việc học tập và tham gia các hoạt động tập thể.Thêm vào đó trò chơi dân gian là
những trò chơi đôi khi còn xa lạ với các em chỉ một số trò chơi dân gian gắn với
cuộc sống và được các anh chị lớp trên hay chơi truyền lại mà các em biết.
Chẳng hạn như: kéo co, chơi chuyền… còn các trò chơi dân gian khác gắn với
các bài Đồng giao thì các em ít được tiếp xúc. Có khi các em có biết nhưng lời
hát do “ Tam sao thất bản” nên đã bị thay đổi và sai lệch so với bản chính rất
nhiều làm cho ý nghĩa của nó cũng bị thay đổi theo.. Chính vì vậy việc lôi kéo
các em vào tham gia các trò chơi cũng gặp không ít khó khăn.
Theo khảo sát đầu năm học 2016 – 2017: Khi tôi tổ chức một số trò chơi cho
30 học sinh lớp 3C tại Trường TH Quảng Hưng, thu được kết quả như sau:
Số học sinh

không thích
tham gia trò
chơi
dân
gian là

Số học sinh
ham thích
trò chơi dân
gian là

Số học
sinh hiểu
biết về trò
chơi dân
gian là

Số học
sinh tự
dạn, tự tin
khi tham
gia là

Số học sinh
biết tự tổ
chức trò
chơi là

Số học sinh
sáng tạo khi

chơi trò
chơi là

SL

TL

SL

SL

SL

SL

SL

20

66,7% 10

TL

33,3% 3

TL

10% 15

TL


50% 7

TL

23,4% 5

TL
16,6%

Tôi nhận thấy rằng với tỷ lệ này là rất thấp nên tôi cần phải tìm ra các giải
pháp để các em ham thích và tham gia trò chơi hiệu quả hơn.

3


2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi phù hợp với học sinh, bố trí thời
gian, không gian hợp lí:
Sau khi nghiên cứu các dạng trò chơi dân gian thông dụng, hiện nay các
trường tiểu học thường tổ chức cho các em chơi, mặt khác dựa vào đặc trưng của
trò chơi ta có thể phân các trò chơi dân gian vào 4 nhóm chính sau:
Nhóm 1: Trò chơi luyện tinh mắt dẻo chân như: Trồng nụ trồng hoa, nhảy
lò cò, nhảy dây, đá cầu, bắn bi, nu na nu nống,…
Đây là những trò chơi vận động nên phải bố trí không gian và thời gian phù
hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi.
Một số lưu ý về không gian và thời gian:
+ Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thoáng mát, vệ sinh sạch
sẽ, an toàn để tổ chức cho các em tham gia chơi.
+ Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tháng trong năm, vào các buổi

hoạt động người giờ, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng, chào
mừng 26/3, 15/ 5…
Nhóm 2 : Trò chơi luyện sự phán đoán tính toán chính xác: Ô ăn quan,
cờ gánh, chơi chuyền….
Đây là những trò chơi sự phán đoán tính toán chính xác nên không gian và thời
gian chuẩn bị như sau:
+Về không gian: không cần không gian rộng mà chỉ cần những khoảng
không gian nhỏ hẹp như: trong lớp, ngoài hè của phòng hoc… miễn sao sạch sẽ
hợp vệ sinh là có thể tổ chức cho các em chơi được
+ Về thời gian: Tổ chức cho các em trong tất cả các tháng trong năm, vào
các buổi hoạt động người giờ, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai
giảng, chào mừng 26/3, 15/ 5…, những buổi ra chơi, sinh hoạt ngoại khóa…

Học sinh trường TH Quảng Hưng đang chơi trò chơi : Chơi ô ăn quan
4


Nhóm 3: Trò chơi phát hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, rèn sức khỏe, phát
huy tinh thần tập thể: Kéo co, rồng rắn lên mây, cướp cờ, mèo đuổi chuột….

Học sinh trường TH Quảng Hưng đang chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
Đây là những trò chơi vận động nên phải bố trí không gian và thời gian
phù hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi.
+ Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thoáng mát, vệ sinh
sạch sẽ, an toàn để tổ chức cho các em tham gia chơi
+ Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tháng trong năm, vào các
buổi hoạt động người giờ, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng,
chào mừng 26/3…
5



Nhóm 4: Trò chơi rèn luyện sự phán đoán thính tai: Bịt mắt bắt dê, bỏ khăn,
bịt mắt đánh trống

Học sinh trường TH Quảng Hưng đangchơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê
Đây là những trò chơi vận động nên phải bố trí không gian và thời gian phù
hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi.
+Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thoáng mát, vệ sinh sạch
sẽ, an toàn để tổ chức cho các em tham gia chơi.
+ Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tháng trong năm, vào các buổi
hoạt động người giờ, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng, chào
mừng 26/3…
Tóm lại: Mỗi trò chơi đều đem lại cho các em niềm vui, sự phấn khích khác
nhau. Mỗi một trò chơi đều rèn cho các em một đức tính riêng phù hợp với từng
trò chơi đó. Tuy vậy, khi tham gia trò chơi cần phải phù hợp với không gian và
thời gian thì mới phát huy được tác dụng của nó
6


2.3.2. Phải đảm bảo các nguyên tắc khi tổ chức trò chơi dân gian
- Nguyên tắc 1: Học sinh nắm và hiểu rõ tên, yêu cầu, nội dung và cách
thức tổ chức trò chơi.
+ Tên trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho học sinh khi chơi: vì vậy phải
đảm bảo tất cả học sinh phải nắm được tên trò chơi.
+ Đối với trò chơi có tác dụng định hướng quá trình tổ chức, các em phải
nắm chắc yêu cầu mới có thể tham gia chơi tích cực và phù hợp.
+ Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm gì trong khi chơi.
+ Cách thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh cần phải làm thế nào trong
khi chơi.
- Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học

sinh trong quá trình tổ chức chơi.
Tùy vào điều kiện từng nơi để chúng ta tổ chức sao cho phù hợp, đối với học
sinh trường TH Quảng Hưng do các em còn rụt rè nên tôi tổ chức như sau:
- Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi. Tổ chức vài lần yêu cầu HS
chú ý sau đó để học sinh tự tổ chức trò chơi.
Nếu Học sinh thực hiện được ta có thể tổ chức như sau:
- Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò chơi.
- Giáo viên chọn trò chơi, còn học sinh tự nghiên cứu và tự tổ chức trò chơi.
Tổ chức theo cách nào không quan trọng miễn sao chúng ta lôi cuốn được
nhiều em vào tham gia và tham gia trò chơi thật hiệu quả là được.
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép.
Khi tổ chức các trò chơi tôi thường giúp học sinh tham gia một cách tự
nhiên, không gò ép, các em được vui chơi thoải mái.
Ngoài ra khi tổ chức chúng ta cần tổ chức luân phiên trò chơi một cách hợp
lí, thay đổi trò chơi để các em không bị nhàm chán.
Thêm vào đó vào những thời gian thích hợp chúng ta tổ chức cho các em thi
đua có thưởng giữa các đội các lớp với nhau, để chúng ta có thể nhận xét đánh
giá cụ thể từng các nhân, tập thể nhằm gây hứng thú cho các em tham gia nhiệt
tình khi chơi.
2.3.3. Giáo viên hãy tham gia chơi cùng trẻ:
- Là một giáo viên trong dạy học cũng như các hoạt động khác để hiểu được
tâm tư nguyện vọng của trẻ hãy yêu trẻ và đặt mình vào cương vị của trẻ. Đặc
biệt là khi tổ chức trò chơi, nếu không tham gia cùng trẻ vô tình chúng ta đang
tạo một khoảng cách với trẻ, như vậy sẽ rất khó khăn trong việc lôi cuốn trẻ vào
trò chơi.
- Trong trò chơi, người quản trò rất quan trọng, cuộc chơi có hào hứng hấp
dẫn hay không là nhờ sự khéo léo, linh hoạt nhạy bén của người quản trò.
- Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh, bản thân chúng ta phải luôn
gần gũi, động viên, vui vẻ cởi mở tạo không khí vui tươi hào hứng bằng dáng vẻ
hài hước, dí dỏm, hấp dẫn gây tiếng cười làm cho học sinh cảm thấy thoải mái

và sảng khoái trong khi chơi. Qua đó, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, sẵn sàng
bày tỏ nguyện vọng của mình với giáo viên và tự khẳng định mình trong tập thể.
7


2.3.4. Chuẩn bị tốt các bài đồng dao tập cho học sinh để phục vụ cho trò
chơi ( Đối với những trò chơi có bài Đồng dao):
Một phần không thể thiếu trong một số không ít trò chơi dân gian là các bài
vè, các bài Đồng dao lồng vào khi chơi.Vì vậy, để tổ chức tốt trò chơi cho học
sinh chúng ta phải sưu tầm và tập cho học sinh học thuộc các bài Đồng dao phục
vụ cho trò chơi. Có thuộc các bài thơ, Đồng dao thì trò chơi mới sinh động, lí
thú.
Ví dụ 1: Bài Đồng dao cho trò chơi: “Thả đỉa ba ba”:
Thả đỉa ba ba
Đổ mắm đổ muối
Chớ bắt đàn bà
Đổ chuối hạt tiêu
Phải tội đàn ông
Đổ niêu nước chè
Cơm trắng như bông
Đổ phải nhà nào
Gạo hiền như tấm
Nhà ấy phải chịu

2.3.5. Làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức trò chơi.
- Công tác chuẩn bị:
Người ta thường nói nếu chuẩn bị tốt chúng ta đã hoàn thành 50% nhiệm
vụ cần làm. Trong tổ chức trò chơi dân gian cũng vậy nếu chuẩn bị tốt chúng ta
sẽ tổ chức trò chơi rất đơn giản và dễ thành công. Vậy chúng ta cần chuẩn bị
những gì?

Theo bản thân tôi chuẩn bị như sau:
- Thiết kế kịch bản cho trò chơi, Bao
gồm: + Tên trò chơi.
+ Lời ca bài Đồng dao(nếu có).
+ Mục đích, yêu cầu của trò
chơi. + Cách chơi, luật chơi.
+ Các phương tiện đồ dùng cần thiết cho trò chơi (sân bãi, đồ dùng thiết bị
phục vụ trò chơi)
+ Cách đánh giá, thang điểm và gải thưởng(nếu
có). +Chuẩn bị thêm đồ dùng y tế ( nếu cần dùng)
- Tiến hành tổ chức trò chơi:
Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất chúng ta tổ chức cho các em tham
gia chơi. Thông thường tôi tổ chức như sau:
+ Nêu tên trò chơi và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của trò chơi.
+ Nêu yêu cầu của trò chơi.
+ Phổ biến luật chơi, nêu rõ cách chơi, hiệu lệnh, phân việc, cách thức làm
việc.
8


+ Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng với học sinh trong lớp).
+ Tiến hành trò chơi: Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến
hành. Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi,
kịp thời uốn nắn những lệch lạc.
- Kết thúc trò chơi:
Giáo viên(hoặc trọng tài) tập hợp lớplàm một số việc sau:
+ Thu dọn đồ dùng đã dùng để chơi trò chơi.
+ Làm một số động tác thư giãn (nếu chơi trò vận động).
+ Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
+ Tuyên dương học sinh, đặc biệt là cá nhân (nhóm) có cố gắng.

2.3.6. Thiết kế kịch bản một số trò chơi dân gian
1.Mục tiêu:
- Nhằm rèn luyện sức khỏe, tính đồng đội, kỷ luật.
- Tạo không khí sôi nổi, vui tươi trong học tập, sinh hoạt
2. Chuẩn bị: Sân bãi rộng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
3. Cách chơi:
- Cách chơi 1:
+ Quản trò chia các bạn chơi thành 2 đội có số người bằng nhau, đứng đối
diện nhau.
+ Cách đứng như sau: hai bạn đứng đầu của 2 đội đan 2 bàn tay vào nhau
rồi lồng vào nhau. Các bạn còn lại ôm bụng bạn đứng trước.
+ Các đội đứng ở vạch của đội mình.
+ Khi có hiệu lệnh chuẩn bị thì hai bạn ở đầu hàng của mỗi đội vòng tay
lồng vào nhau để chuẩn bị kéo.
+ Khi có hiệu lệnh bắt đầu hai đội tìm cách kéo đội bạn qua vạch của mình
+ Nếu một đội kéo được đội bạn qua đến vạch giới hạn của đội mình thì đội
đó thắng cuộc. Hoặc nếu một đội nào đó bị ngã, bị đứt đoạn thì cũng thua cuộc.
+ Tiến hành kéo 3 keo, nếu bên nào thắng 2 keo thì đội đó thắng trong lượt
chơi đó.
- Tuyên dương, Thưởng đội thắng (nếu là tổ chức thi)

9


Học sinh trường TH Quảng Hưng đang chơi trò chơi : Kéo co (dùng tay kéo)
- Cách chơi 2:
+ Quản trò chia các bạn chơi thành 2 đội có số người bằng nhau, đứng đối
diện nhau.
+ Dùng 1 dây thừng dài có buộc một cái khăn hay dải vải màu vào chính
giữa dây và cho 2 đội nắm vào dây.

+ Khi có hiệu lệnh chuẩn bị thì hai đội vào vị trí, tay cầm dây thừng đứng
phía dưới vạch giới hạn của đội mình và trong tư thế chuẩn bị.
+ Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các đội tìm cách kéo đội bạn qua được vạch quy
định giữa sân và kéo sang vạch giới hạn của đội mình thì đội đó thắng cuộc.
Hoặc nếu một đội nào đó bị ngã, bị đứt đoạn thì cũng thua cuộc.
+ Tiến hành kéo 3 keo, nếu bên nào thắng 2 keo thì đội đó thắng trong lượt
chơi đó.
4.Tiến hành chơi:
- Giáo viên hoặc quản trò chọn đội và tổ chức cho các em chơi thử sau đó
chơi thật. Giáo viên quan sát giúp đỡ các đội chơi. Khi thấy các đội chơi mệt
giáo viên có thể dừng cuộc chơi và nhận xét đánh giá và tuyên dương những bạn
chơi nhiệt tình.
- Tuyên dương, khen hưởng đội thắng (nếu là tổ chức thi)
10


Trò thứ hai: Trò chơi: “Rồng rắn lên mây”

Học sinh trường TH Quảng Hưng đang chơi trò chơi : Rồng rắn lên
mây 1. Mục tiêu:
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, sức khỏe, tính đồng đội, kỉ luật.
- Tạo không khí sôi nổi trong học tập, sinh hoạt.
2. Chuẩn bị: Địa điểm chơi: Sân chơi khoảng 10m x 10m
3. Các bước thực hiện:
GV nêu tên trò chơi: Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn
lại xếp thành hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai
người trước. Sau đó tất cả đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây,
Có cây xúc xắc,
Có quả đồng hồ,

Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
- Xúc xắc xúc xẻ, Thầy thuốc có nhà không?
Thầy thuốc lắc đầu trả lời rằng: Không, Thầy thuốc đi bắt cá rồi.
Rồng rắn: Vui quá, vui quá.
Rồng rắn lại đi thêm một vòng nữa vừa đi vừa đọc lại câu trên, Thầy thuốc
lại lắc đầu trả lời: Không, Thầy thuốc đi ăn cỗ rồi.
Rồng rắn: Ngon quá ngon quá.
11


Rồng rắn lại đi thêm một vòng nữa vừa đi vừa đọc lại câu trên.
Thầy thuốc đáp rằng: Có.
Rồng rắn: - cho xin tí lửa.
Thầy thuốc: - Lửa tắt.
Rồng rắn: - Cho xin hộp quẹt.
Thầy thuốc: - Hộp quẹt chưa mua.
Rồng rắn: - cho xin con cua.
Thầy thuốc: - cua kẹp cua kẹp
Rồng rắn: - Cho xin cái nẹp.
Thầy thuốc:- Nẹp gãy nẹp gãy.
Rồng rắn: - Cho xin cái đãy.
Thầy thuốc: - Cái đãy đựng trầu.
Rồng rắn: - Cho xin cái dao.
Thầy thuốc: - Dao làm gì?
Rồng rắn: - Chặt cá.
Thầy thuốc: - Cho xin cái đầu.
Rồng rắn: - Đầu xương đầu xẩu.
Thầy thuốc - Xin khúc giữa.
Rồng rắn: - Những máu cùng me

Thầy thuốc: - Cho xin cái đuôi.
Rồng rắn: - Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng
trong hàng.
Ngược lại, thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho
người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và
tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người
đó phải ra làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng
để nối lại và tiếp tục trò chơi.
Giáo viên phổ biến luật chơi: Trong một khoảng thời gian quy định thầy
thuốc phải bắt được khúc rắn. Thầy thuốc dùng tay đập được khúc rắn nào (bạn
nào) bạn đó sẽ đóng vai thầy thuốc, trò chơi lại diễn ra từ đầu.
GV cử học sinh làm trọng tài
- Tiến hành chơi. Chia lớp thành hai nhóm, lần lượt từng nhóm một.
- Chơi thử - Chơi thật. GV quan sát, giúp đỡ.
- Tuyên dương, khen hưởng đội thắng (nếu là tổ chức thi)
Trò thứ ba: Trò chơi “ Cướp cờ’
1.Dụng cụ:
+Một khoảng sân rộng, sạch sẽ, thoáng mát, an toàn.
+ Một cái cờ cầm tay hoặc cái khăn voan bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn ở trung tâm của hai đội chơi làm vòng chứa cờ.
+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội.
+ In các số từ 1 đến sáu làm số báo danh của từng người chơi(nếu cần).
12


+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau.
2. Cách chơi:
+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội

có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số
thứ tự 1,2,3,4,5,6… các bạn phải nhớ số của mình.
+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến
vòng và cướp cờ.
+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số
3.Luật chơi:
+ Khi đang cầm cờ để chạy về nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc.
+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ
vào người, thắng cuộc
+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh
bị thua
+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ
vào không thua
+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ
+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang cờ về.
- Tiến hành chơi. GV cử học sinh làm trọng tài. Quản trò lần lượt chọn hai
đội chơi, mỗi đội 5 em tham gia.Cứ chơi lần lượt cho đến khi tất cả các em đều
được tham gia trò chơi.
- Giáo viên tổ chức : Chơi thử - Chơi thật. GV quan sát, giúp đỡ.
- Tuyên dương, khen hưởng đội thắng(nếu là tổ chức thi)
Trên đây chỉ là vài ví dụ nhỏ về cách tổ chức trò chơi dân gian, còn vô vàn
trò chơi dân gian khác cũng vô cùng thích thú và bổ ích. Mỗi trò chơi có cách
chơi khác nhau nhưng khi chuẩn bị và tổ chức thì cũng phải tuân thủ theo những
gì đã nêu ở trên.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
Qua một quá trình tổ chức thực hiện với nhiều biện pháp và sự nổ lực của
bản thân. Có nhiều kết quả cụ thể:
- HS Tích cực tham gia tìm hiểu các trò chơi dân gian.

- Đa số các em nắm được cách thức chơi một số trò chơi dân gian.
- Biết cách tổ chức trò chơi, thuộc được nhiều bài hát Đồng dao.
- Một số em đã có sự sáng tạo trong khi tham gia chơi trò chơi.
- Qua việc chơi trò chơi giúp các em rèn được thể chất, phản xạ nhanh,
khéo léo, thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết với nhau hơn.
- Sau giờ chơi, các em có hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động
học tập, chất lượng học tập nâng lên rõ rệt.
- HS mở rộng kiến thức và có thêm hiểu biết về trò chơi dân gian.

13


- Hầu hết các em hứng thú tham gia các trò chơi một cách tích cực. Không
những các em tham gia mà còn động viên các bạn cùng tham gia.
Tính đến giữa học kỳ II năm học 2016 - 2017, cũng bằng phương pháp
khảo sát đối với 30 em học sinh mà tôi đã khảo sát đầu năm học này, kết quả thu
được như sau
Số học sinh Số học sinh Số học sinh Số học
Số học sinh Số học
không thích ham thích
hiểu biết về sinh tự
biết tự tổ
sinh sáng
tham gia trò trò chơi dân trò chơi dân dạn, tự tin chức trò
tạo khi
chơi dân
gian là
gian là
khi tham
chơi là

chơi trò
gian là
gia là
chơi là
SL

TL

SL

TL

SL

0

0%

30

100% 25

TL

SL

83,3% 27

TL


SL

90% 20

TL

SL

66,6% 15

TL
50%

Như vậy sau khi áp dụng các biện pháp cũng như các kinh nghiệm trong
tổ chức trò chơi tôi nhận thấy 100% học sinh đều ham thích trò chơi dân gian, số
học sinh hiểu biết, mạnh dạn, tự tin, biết tự tổ chức và sáng tạo trong khi chơi
tăng lên đáng kể. Đó cũng là thành quả của quá trình nỗ lực nghiên cứu và áp
dụng những biện pháp, kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút ra trong quá trình
công tác.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHI
3.1. Kết luận
3.1.1. Bài học kinh nghiệm:
Sau khi nghiên cứu và tổ chức trò chơi dân gian tôi nhận thấy để tổ
chức tốt trò chơi dân gian chúng ta cần lưu ý một vấn đề sau:
- Lựa chọn trò chơi phù hợp với tâm đặc điểm tâm lí lứa tuổi, văn hoá vùng
miền, giới tính để các em đều có thể tham gia trò chơi mạnh dạn tự tin hơn.
- Bố trí thời gian tổ chức trò chơi hợp lí, vừa sức vừa mức để đảm bảo
sức khoẻ cho thiếu nhi.
- Biết dừng lại việc tổ chức trò chơi đúng lúc.
- Thay đổi hình thức của trò chơi một cách linh hoạt, sáng tạo để tránh

sự nhàm chán với các em.
- Tránh việc quá chú trọng sự phân định thắng thua, hoặc đánh giá việc
thma gia chơi của các đội vì sẽ tạo nên sự ganh đua, gây mất đoàn kết.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khi tổ chức trò chơi.
3.1.2. Kết luận:
Năm học 2016 - 2017 sắp đi qua, nhưng các trò chơi dân gian đang và sẽ
đồng hành cùng các em học sinh đến từng góc phố, từng làng quê. Đối với học
sinh Quảng Hưng chúng tôi thì các trò chơi dân gian này còn được các em mang
theo khi ra đồng chăn trâu cắt cỏ, khi ở nhà bồng em nấu cơm, đi cấy lúa giúp
14


cha mẹ. Hi vọng rằng, trong những năm học tiếp theo, trò chơi dân gian vẫn sẽ
tiếp tục là “món ăn tinh thần” giúp học sinh có nhiều hứng thú khi đi học, để
mỗi ngày đến lớp, đến trường là một ngày vui, góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa
mang tính thể thao, trí tuệ trong các trò chơi dân gian.
3.2. Những kiến nghị
Khi trò chơi dân gian được đưa vào nhà trường thì tự thân nó đã có tính mục
đích nhưng không đơn thuần dừng lại ở mục đích giải trí. Hơn nữa, không phải
trò chơi nào cũng có thể đưa vào nhà trường mà phải chọn lọc, đảm bảo tính
giáo dục, an toàn, vệ sinh. Ví dụ, trò chơi leo cột mỡ mang đậm tính dân gian
nhưng không phù hợp với trường học, nhất là ở cấp tiểu học. Trò chơi đánh
khăng, chọi cù không an toàn vì dễ gây chấn thương. Các trò chơi khác thì phải
chú ý đến khâu vệ sinh vì người chơi thường ngồi bệt xuống đất.
Tốt nhất là nhà trường nên lựa chọn các trò chơi mang tính cộng đồng, nhất
là trò chơi có các bài hát đồng dao. Không chỉ sôi động mà còn nâng cao nhận
thức về văn học. Một điều nữa là không phải trò chơi nào các em học sinh cũng
chơi được mà phải có thầy cô tổ chức hướng dẫn, làm sao trong giờ nghỉ các em
chơi được nhiều trò hơn. Cuối cùng, việc đưa trò chơi dân gian vào lớp học phải
lưu ý tới đối tượng học sinh, tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất cho phép của

nhà trường, đảm bảo an toàn cho học sinh, tạo không khí thoải mái và không hề
gây áp lực cho các em.
Trên đây là “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức
các trò chơi dân gian ở trường tiểu học” ít ỏi của tôi. Rất mong các đồng chí
đọc, góp ý và xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm này của tôi được hoàn chỉnh
hơn và áp dụng thực tế cuộc sống được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA BGH

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan SKKN là do tôi tự viết
không sao chép của người khác.
Người viết SKKN

Đỗ Thị Loan

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những trò chơi dân gian phổ thông và vui nhộn dành cho thiếu
nhi Tác giả: Đỗ Biên Thùy, Mai Hùng Tâm
NXB Trẻ
2. 100 trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
NXB Kim Đồng

16



DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XÉT XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CÂP SỞ GD
& ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: ĐỖ THỊ LOAN
Chức vụ, đơn vị công tác: GV Trường Tiểu học Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa

Cấp đánh giá
STT
1

2

Tổ chức một số trò
Sở GD và ĐT
chơi toán học lớp 1
Thanh Hóa
nhằm gây hứng thú cho
học sinh

C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2009-2010

Một số biện pháp rèn
đọc thành tiếng cho
học sinh lớp 3 Trường
Tiểu học Quảng Hưng


C

2013-2014

Tên đề tài SKKN

Kết quả
đánh giá
xếp loại

xếp loại

Sở GD và ĐT
Thanh Hóa

Thành phố ngày 13/4/2017
Người viết

Đỗ Thi Loan

17


18



×