Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một số biện pháp rèn đọc các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.8 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Đề mục

Tên các đề mục

Trang

Phần I
I
II
III
IV
Phần II
I
II
III
IV
Phần III

Mở đầu
2- 3
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu
3
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4- 14


Cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm
4- 5
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5- 6
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7-14
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
Kết luận và kiến nghị
14-16
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo
dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, làm nền tảng
cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Mặt khác, giáo dục Tiểu học là nền
móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có
một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả
năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn
học khác.
Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn: tập đọc, luyện từ và câu, kể
chuyện, chính tả, tập làm văn. Mỗi một phân môn đều có một chức năng, trong
đó tập đọc là một phân môn mang tính chất tổng hợp. Vì ngoài nhiệm vụ dạy
học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát
âm, từ ngữ, câu văn,...) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục
tình cảm thẩm mĩ. Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giữ một

nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và có
giọng đọc phù hợp bài tập văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thú
trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể sau này cho các em.
Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục thẩm mĩ, học sinh
yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái
đẹp trong văn chương. Tập đọc còn rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và
cả tư duy lôgíc. Giờ tập đọc, ngoài việc dẫn dắt cho học sinh tìm nội dung để
phát triển tính tổng hợp, tìm bố cục để phát triển tính phân tích, các em còn
được rèn luyện trí tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ.
1


Phân môn Tập đọc còn được kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của
chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn, bài thơ được học, học sinh vừa cảm
thụ được cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu
gọn gàng, sinh động, được luyện tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.
Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật
thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau, cảm thụ tốt giúp việc đọc đúng,
giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc. Ngược lại đọc đúng và đọc hay giúp
cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Học sinh có đọc đúng, đọc thông thạo và
trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới
thể hiện được cảm xúc, tức là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý
nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết tập đọc lớp 5, việc
rèn kĩ năng đọc đúng, đọc giọng phù hợp với nội dung bài đọc cho học sinh là
rất cần thiết. Trong tiết học, học sinh có đọc đúng, biết đọc giọng phù hợp thì
viết chính tả, dùng từ, đặt câu mới đúng, viết tập làm văn mới hay.
Học hết lớp 5, ngoài yêu cầu đọc rõ ràng, lưu loát, đọc thầm nhanh, nắm
được nội dung của bài tập đọc, học sinh còn phải đạt được yêu cầu đọc nhấn
giọng, giọng đọc phù hợp với một đoạn (cả bài đối với đối tượng học sinh đọc
trôi chảy) . Các em phải đọc rõ ràng, lưu loát, đảm bảo tốc độ, đọc đúng ngữ

điệu, diễn tả tự nhiên thái độ vui, buồn, trang nghiêm theo nội dung bài đọc. Biết
nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm, biết đọc rõ lời tác giả, lời nhân vật, lời các
nhân vật có tính cách khác nhau. Đó là yêu cầu rất cao, trong khi thực trạng trình
độ học sinh còn rất thấp. Hiện tượng học sinh phát âm theo tiếng địa phương
khó nghe còn phổ biến, có nhiều em vừa phát âm sai về vần, vừa phát âm sai về
thanh và cả phụ âm đầu. Cá biệt có những em còn ngọng. Số học sinh đọc trôi
chảy thì lại đọc liến thoắng không biết ngừng nghỉ đúng chỗ.
Căn cứ giữa yêu cầu về kĩ năng đọc và thực trạng học sinh, tôi thấy đó là
một mâu thuẫn, đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp để khắc phục tình
trạng trên. Vì vậy, tôi đã chọn “ Một số biện pháp rèn đọc các văn bản nghệ
thuật cho học sinh lớp 5” để cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp
nhằm nâng cao chất lượng phân môn tập đọc cũng như môn Tiếng Việt nói riêng
và chất lượng giáo dục nói chung.
II. Mục đích nghiên cứu :
Ở sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đi sâu tìm hiểu việc dạy và học phân
môn tập đọc ở trường Tiểu học Đông Vinh, trao đổi với giáo viên, học sinh, phụ
huynh để chuyên sâu nghiên cứu vấn đề rèn đọc nhằm nâng cao chất lượng đọc
các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5. Xác định một số nguyên nhân chủ
yếu, từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong quá trình dạy học phân môn
tập đọc để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 5.
III. Đối tượng nghiên cứu :
- Kỹ năng đọc của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Vinh
IV. Phương pháp nghiên cứu :
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dung các phương pháp nghiên cứu
sau:
2


1. Phương pháp điều tra: Thông qua các tiết tập đọc, phụ huynh, bạn bè,
tôi điều tra lập bảng thống kê về những lỗi phát âm, tật về cơ quan bộ máy phát

âm, đọc thêm bớt từ của học sinh. Phương pháp này giúp tôi nắm được mức độ
đọc của từng em.
2.Phương pháp quan sát: Trong quá trình giảng dạy trực tiếp trên lớp,
trong giao tiếp hằng ngày trong lớp cũng như ngoài lớp học, tôi quan sát mức độ
tiếp thu bài, cách phát âm, giọng điệu của từng học sinh. Điều này giúp tôi nắm
bắt rõ ưu, nhược điểm của từng học sinh trong giọng nói, cách phát âm, phương
ngữ …
3.Phương pháp nghiêm cứu xây dựng cơ sở dữ liệu lý thuyết: Đọc tài
liệu tham khảo như sách Giáo Viên, sách bài soạn Tiếng Việt 5, sách “ Để học
tốt môn Tiếng Việt”, Chuyên san Giáo dục… tất cả các tài liệu trên giúp tôi có
cái nhìn toàn diện hơn khi viết sáng kiến kinh nghiệm này.
3.Phương pháp thực nghiệm: Thông qua các tiết dạy thử nghiệm đánh
giá sự thành công của đề tài ở từng giai đoạn thực hiện. Từ đó rút ra kết luận của
bản thân về việc thực hiện các giải pháp trong từng giai đoạn, các mức độ khác
nhau với kết quả kiểm chứng được đồng nghiệp công nhận.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :
1. Cơ sở khoa học :
Yêu cầu của môn tập đọc lớp 5 là củng cố kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã
được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để
chọn thông tin nhanh; khả năng đọc giọng phù hợp với bài đọc.
- Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số
khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, … để hiểu ý nghĩa của bài
và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình
thành nhân cách con người mới.
2. Một số khái niệm cơ bản
Giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài là một yêu cầu đặt ra khi
đọc những văn bản nghệ thuật. Đó là việc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu,
chỗ ngừng giọng, cường độ giọng, để biểu đạt ý nghĩ và tình cảm của tác giả đã

gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu cảm thụ của
người đọc đối với tác phẩm. Giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài thể
hiện năng lực đọc và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
Để giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài, người ta phải làm chủ
được chỗ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ
được tốc độ, làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay hạ
giọng) và làm chủ tốc độ.
- Đoc đúng: Yêu cầu đọc đúng là: Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm (đọc đúng
từng âm vị và âm vị siêu đoạn tính – các dấu thanh trong tiếng Việt). Biết ngắt,
nghỉ hơi đúng chỗ theo dấu câu và ngữ nghĩa của văn bản. Tái hiện chính xác
văn bản viết bằng âm thanh, giọng đọc.
3


- Ngắt giọng biểu cảm: Là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng
không do lôgíc ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc, nhằm gây ấn tượng về
cảm xúc, Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt
giọng lôgíc thiên về trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng
biểu cảm là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm, tập
trung sự chú ý của người nghe và chỗ ngừng góp phần tạo nên hiệu quả nghệ
thuật cao.
Ngắt giọng đúng và hay là đích của dạy học và cũng là một trong những phương
tiện để dạy tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản được đọc.
- Tốc độ: Tốc độ đọc chi phối việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc của bài đọc. Trước
khi nói đến việc làm chủ tốc độ để giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn,
bài thì cần nhắc lại rằng, trong những kỹ năng cần luyện cho học sinh, đọc
nhanh là một yêu cầu của phân môn tập đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng.
Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Đọc
nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi
đọc cho người khác nghe hiểu kịp được. Vì vậy, đọc nhanh không phải là đọc

liến thoáng. Tốc độ đọc truyện kể phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì đọc thơ trữ
tình cần thời gian để bộc lộ cảm xúc.
- Cường độ: Cường độ trong đọc giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài
phải nói đến dạy đọc to. Khi đọc trước nhiều người, học sinh phải tính đến
người nghe. Các em phải hiểu rằng không chỉ đọc cho mình nghe mà phải đọc
cho các bạn và cô giáo cùng nghe, như vậy phải đọc sao cho cả tập thể này nghe
rõ. Nhưng như vậy không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên như cách đọc
dùng để gây sự chú ý ở một số học sinh.
- Cao độ: Cao độ để giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn, bài là muốn nói
đến những chỗ lên giọng, xuống giọng dụng ý nghệ thuật, cần kết hợp giữa cao
độ và cường độ giọng đọc để phân biệt lời tác giả và lời nhân vật. Khi đọc
những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực
tiếp của nhân vật, ở đây có sự chuyển giọng mà những lời dẫn nên thấp để cho
những lời hội thoại nổi lên.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dung sáng kiến kinh nghiệm:
1. khái quát .
Đầu năm học 2015 – 2016, lớp tôi có 18 học sinh, trong đó 10 nam, 8
em nữ. Trong đó, có 2 em cha mẹ thường xuyên vắng nhà, các em ở với người
thân, 1 em thuộc gia đình hộ nghèo. Bố mẹ các em đều làm ruộng, làm đá.
Trong số 18 em có 2 em tật ngôn ngữ ( nói lắp, nói ngọng).
2. Quá trình khảo sát thực trạng :
Trong các tuần đầu đứng lớp năm học 2015 – 2016, tôi đã tiến hành khảo sát
chất lượng đọc, phân loại các đối tượng theo kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi như sau:

Lớp

Số
Phát âm
học sai
sinh


Đọc thêm,
bớt tiếng

Ngắt nghỉ
tùy tiện

Đọc đúng

Giọng đọc
phù hợp với
nội dung bài
4


5

18

SL
3

%
SL
16,6 2

%
11,1

SL

5

%
SL
27,8 5

%
27,
8

đọc.
SL
3

%
16,7

3. Đánh giá thực trạng :
* Ưu điểm :
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo nhà trường.
- Sĩ số học sinh lớp ít, rất thuận lợi trong việc kiểm tra chính xác từng em.
- Một số học sinh có giọng đọc tốt, rõ ràng, hay.
- Có sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp.
* Nhược điểm:
- Có nhiều em học sinh còn đọc chậm, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, nhấn giọng lên
xuống tuỳ tiện. Một số em đọc quá nhanh, dẫn đến sai từ, thêm hoặc bớt từ làm
ảnh hưởng đến ý nghĩa của bài văn, bài thơ.
- Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc giọng đọc phù
hợp với nội dung câu, đoạn, bài để thể hiện được cảm xúc, tình cảm, thái độ,
tính cách của nhân vật qua giọng đọc như: đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ

và âm sắc.
- Học sinh trên địa bàn xã Đông Vinh chủ yếu đọc mất một con chữ trong âm
đôi (ví như uô- mất ô), đọc lẫn lộn các tiếng âm đầu là tr/ch, r/d/gi, thanh hỏi,
thanh ngã, âm đệm và một số từ đặc trưng của phương ngữ bắc Trung Bộ
- Các em chưa có thói quen xem trước bài ở nhà nên việc đọc ở lớp không hiệu
quả.
- Đa số phụ huynh là nông dân nên việc giúp đỡ, hướng dẫn các em còn hạn chế.
- Giáo viên ngại gọi học sinh yếu đọc vì sợ mất thời gian làm ảnh hưởng đến tiết
học
4. Tìm hiểu nguyên nhân.
Để giúp các em đọc tốt hơn, việc đầu tiên tôi làm là tìm hiểu các nguyên
nhân ảnh hưởng đến khả năng đọc của học sinh. Sau khi tìm hiểu tôi đã rút ra
một số nguyên nhân sau:
- Do hoàn cảnh gia đình của học sinh khó khăn, cha mẹ các em không có thời
gian, hướng dẫn, theo dõi đọc bài của các em. Phụ Huynh chủ yếu giao phó cho
cô giáo.
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương Đông Vinh, học sinh phát âm còn lẫn lộn
ch/tr, r/d, x/s, thanh hỏi và thanh ngã, một số tiếng sai vần như: Thịt phát âm
chệch thành thịch…
- Học sinh chưa biết cách phát âm, chưa biết cách phối hợp: lưỡi, môi, răng,
hàm…
- Học sinh có thói quen phát âm sai ở các lớp dưới, giáo viên và gia đình không
sửa sai ngay, lâu ngày thành thói quen…
- Ý thức của các giáo viên dạy các môn chuyên biệt chưa cao, chưa chú trọng
sửa lỗi khi học sinh nói sai.
5


III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để khắc phục những yếu điểm của học sinh, dẫn dắt các em vươn lên đạt

yêu cầu của phân môn Tập đọc, tôi đã thử nghiệm nhiều biện pháp Sư phạm và
đã đạt hiệu quả cao trong việc rèn kĩ năng đọc, nâng cao chất lượng đọc các văn
bản nghệ thuật cho các em.
Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi thấy chất lượng học sinh không mấy khả
quan, có nhiều em vừa mắc lỗi phát âm theo tiếng địa phương, vừa chưa biết
ngắt nghỉ. Để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng đọc và
thực tế chất lượng đọc của học sinh còn thấp, tôi đã tiến hành một số giải pháp
sau:
1. Công tac chuẩn bi trươc khi day giờ tâp đoc:
a. Đối với Giáo viên
- Muôn ren cho hoc sinh đoc đung, đoc hay, trươc hêt giao viên phai đoc đung,
đoc hay. Vì thế, khi chuẩn bị dạy một bài tập đọc, tôi thường tự tập đọc trước
nhiều lần, tập đọc sao cho diễn cảm, thật rõ ràng khúc chiết đúng với tinh thần
của bài đọc. Tôi còn đánh dấu những nhịp, những phách của câu văn, những chỗ
nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng để khi đọc mẫu cho đúng. Tôi còn tập thay
đổi giọng đọc những câu hội thoại.
- Đâu tư vao viêc lâp kê hoach bai hoc, thiêt kê cac viêc lam cu thê cua giao
viên va hoc sinh trong tưng hoat đông. Đăc biêt chu y ren đoc cho hoc sinh đoc
chưa tôt. Nhât la nhưng tiêt luyên ơ buôi hai. Giao viên phai sưa, ren dưt điêm
nhưng lôi ma hoc sinh măc phai khi đoc. Chu trong nhiêu đên khâu ren đoc,
cang nhiêu em đươc đoc cang tôt.
- Khi day, tôi ap dụng nhưng hinh thưc tô chưc va phương phap day hoc phu
hơp vơi phân môn tâp đoc, vơi đôi tương hoc sinh cua minh. Chuân bi cac đô
dung day hoc phu hơp đê lôi cuôn hoc sinh vao giơ hoc. Tôi cố gắng làm cho tiết
học sống động, không nặng nề, tẻ nhạt. Cố gắng trao chuyển sự say mê văn học
của mình đến với học sinh, cho đến lúc các em ham thích và trông chờ tiết tập
đọc.
b. Phân loại học sinh
Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra
để nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân

loại học sinh theo ba đối tượng:
Đối tượng 1: Học sinh đọc sai, tôc đô đoc châm, ngọng
Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát
Đối tượng 3: Học sinh biết đọc phù hợp với nội dung bài đọc
Dựa vào đó, tôi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, những em đọc chưa tốt
ngồi cạnh những em đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công việc tiếp
theo là giới thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc để các em nắm được chủ đề
chính trong từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu
cơ bản về việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc trôi chảy và đọc phù hợp với nội dung
bài đọc , giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề.
c. Sự chuẩn bị của học sinh
6


Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi
chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa.
Đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh
2. Ren đọc đúng:
a. Ren phat âm đúng: Trong giờ Tập đọc ở lớp 5, giao viên chu trong rèn
đọc đúng cho học sinh trong quá trình cả tiết dạy, đặc biệt tập trung luyện đọc
đúng ở phần luyện đọc đầu tiết học. Giao viên quan tâm đến việc sửa lỗi phát âm
và luyện đọc từ khó cho học sinh. Trong phần này, đặc biệt chú trọng những học
sinh ở đối tượng 1.
Thư nhât, việc sửa lỗi phát âm cho học sinh tôi chia thanh 2 trường hợp:
- Một là, học sinh phát âm sai do có tật ở một trong các cơ quan của bộ máy
phát âm (ngắn lưỡi, dài lưỡi, dính tăng lưỡi, sứt môi, hở hàm ếch…). Trường
hợp này giáo viên mặc dù rất cần thiết sửa cho học sinh, song chúng ta cần hiểu
rằng việc làm này không thể thực hiện một ngày, một buổi mà cần có sự kiên trì,
bền bỉ, thậm chí có thể kết hợp với bài tập, phẫu thuật hoặc dùng phương tiện hỗ
trợ để đạt được hiệu quả mong muốn. Không nên bắt học sinh đọc đi đọc lại

nhiều lần lỗi các em mắc phải trong giờ học để tránh các biểu hiện tâm lí tiêu
cực cho trẻ.
- Hai là, học sinh phát âm sai do không cẩn thận, do lỗi phát âm địa phương
hoặc phát âm sai bất thường,… cần cố gắng giúp trẻ sửa triệt để. Qua quá trình
giao tiếp với trẻ, giáo viên cần nắm vững điểm mạnh, yếu của từng em để có
hướng giúp đỡ phù hợp trong mỗi giờ học.
Thứ hai, đối với việc luyện đọc từ khó, cần chú ý nhiều đến đọc các từ phiên
âm tiếng nước ngoài và các từ khi đọc học sinh thường mắc lỗi phát âm địa
phương. Giáo viên cần xác định cụ thể những lỗi phát âm của từng địa phương
để làm tiêu chí chọn từ khó cho học sinh luyện đọc.
- Song đối với các em đọc quá chậm, đọc vẹt, trong quá trình dạy giáo viên
thường xuyên gọi các em đọc bài để rèn đọc thêm cho các em. Thông thường
những em đọc chậm yếu thường hay thụ động, ít năng nổ, không dám xung
phong đọc bài, giáo viên cần động viên các em đọc bài bằng nhiều hình thức:
tuyên dương, khen thưởng những em có cố gắng đọc để khuyến khích các em.
- Khi các em có nhiều tiến bộ tôi cho các em thi đua với nhau vào thứ sáu hàng
tuần(tiết sinh hoạt lớp) với nhiều hình thức có tuyên dương và khen thưởng.
a.1. Rèn phát âm đúú́ng đối với những em phát âm sai một số âm đầu:
- Học sinh trên địa bàn xã Đông Vinh thường sai những tiếng có âm đầu như: tr,
s, x, r, gi…Do đó, khi sửa cho các em, tôi không phát âm mẫu, chuẩn cho học
sinh nghe rồi yêu cầu học sinh đọc lại. Nếu làm như thế tôi đã sử dụng phương
pháp nghe nhìn và bắt chước. Phương pháp này tôi thiết nghĩ sẽ mang lại hiệu
quả thấp. Vì giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh một âm thanh mẫu mà khi học
sinh gặp một tiếng khác có âm tương tự thì các em không biết tự điều chỉnh bộ
máy phát âm và tìm ra cơ chế phát âm đúng. Chính vì vậy khi sửa sai các tiếng
đó tôi sẽ có cách làm như sau:
+ Như những tiếng có âm đầu là âm “ tr” mà học sinh đọc là “ ch” hướng
dẫn học sinh để đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh.
7



Ví dụ: con trai, trà đá, trắng ngần, …
+ Nếu như những tiếng có âm đầu là âm “ s” mà học sinh đọc là “ x” hướng
dẫn học sinh uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh.
Ví dụ: buổi sáng, sóng biển, sẵn sàng…
+ Nếu tiếng có âm đầu là âm “x ” mà học sinh đọc là “ s” hướng dẫn học
sinh đầu lưỡi tạo với môi răng một khe hẹp hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng
thanh.
Ví dụ: chiếc xuồng, xa xôi, xanh thẳm…
+ Những tiếng có âm đầu là âm “ r” mà học sinh đọc là “ d” hướng dẫn học
sinh uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát , có tiếng thanh.
Ví dụ: ra đồng, rãnh nước, rung rinh, …
a.2.Rèn phát âm đúú́ng đối với học sinh phát âm sai một số vần.
- Đối với những học sinh thường đọc sai một số vần, tôi hướng dẫn các em
luyện đọc một số tiếng tròn môi giống như một bài luyện thanh: Các tiếng trong
bài tập luyện đọc là: quê quán, quả, loanh quanh, hoa loa kèn, duyệt binh, luýnh
quýnh, huỳnh huỵch, ngoằn ngòe, quấn quýt, đêm khuya, xe goòng, quần soóc,
mưu trí…. Thời gian trên lớp vào những buổi hai, tôi cho các em luyện đọc,
giáo viên sửa lỗi hay nhờ một số em đọc tốt sửa lỗi cho bạn. Bài tập này được
tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Sau một thời gian khoảng hai tháng
đầu năm, tôi thấy các em mắc lỗi đọc sai vần đã khắc phục được hoàn toàn.
a.3.Rèn phát âm đúú́ng đối với các em phát âm lấn lộn giữa thanh ngã
và thanh hỏi.
Trong các bài tập đọc lớp 5, các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã thường
xuyên xuất hiện. Một số học sinh của lớp tôi thường đọc lẫn lộn các tiếng có
thanh hỏi thành các tiếng có thanh ngã và ngược lại. Ví dụ: ngả đầu đọc sai
thành ngã đầu. Câu em bị ngã đọc thành em bị ngả. Đối với em mắc lỗi sai này,
tôi hướng dẫn các em phát âm đúng theo các bước:
Bước 1: Nhận diện cơ chế phát âm của tiếng có thanh hỏi: Lấy hơi trong
khoang miệng. Còn các tiếng có dấu ngã khi đọc lấy hơi sâu trong cổ họng

Bước hai: Luyện đọc đúng các tiếng có thanh hỏi thanh ngã giống như bài
luyện thanh khi tập hát. Các tiếng trong bài luyện tập: vội vã, buồn bã, võng,
chõng, cũng, cõng bạn, mũ,… tơi tả, ngả nghiêng, lủng củng, mỏi mệt…
Việc làm này tiến hành liên tục trong khoảng thời gian nửa đầu học kì 1.
Sau thời gian luyện tập, học sinh đã đọc đúng các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
b. Ren đoc ngăt nghỉ đúng:
Sau khi rèn phát âm đúng, tôi tiến hành rèn đọc ngắt nghỉ đúng cho học
sinh. Đa sô hoc sinh ban đâu đoc ngăt nghi chưa đung, chưa phu hơp vơi nôi
dung bai đoc. Viêc đoc ngăt nghi chưa đung, chưa phu hơp vơi nôi dung bai đoc
chu yêu la do nhưng nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thứ nhât: Ngăt giong sai do tach danh tư ra khoi đinh ngư đi
kem.
Vi du: Khi đoc câu thơ hoc sinh đa ngăt nhip: “ Trai đât/ tre cua ban tre năm
châu” bai ca vê trai đât- Tiêng Viêt lơp 5 tâp 1.
8


Đê khăc phuc tinh trang nay, trong tiêt tâp đoc, tân dung cac tiêt luyên
buôi 2, ngoai viêc cho hoc sinh thao luân tim ra cach ngăt nghỉ phu hơp, tôi danh
it thơi gian hương dân hoc sinh phân tich môi quan hê ngư phap giưa cac tư
trong câu. Xét trong câu thơ ngăt nhip đung la: “ Trai đât tre/ cua ban tre năm
châu”. Tôi chi cho hoc sinh thây răng tư tre bô sung y nghia cho danh tư trai
đât. Bơi vây khi đoc ta nên ngăt nhip : “trai đât tre” đê ngươi nghe hiêu đươc nôi
dung đung cua câu thơ. Giup hoc sinh hiêu quan hê vê nghia giưa danh tư va
thanh phân bô sung y nghia cho no , môi quan hê giưa cac tư ngư trong câu đê
đinh hương đung khi đoc. Tôi tâp trung hương dân ki môt sô tiêt đê hoc sinh co
thoi quen ngăt đung nhip. Dân dân hinh thanh ki năng đoc đung nhip ơ cac tiêt
sau.
- Nguyên nhân thứ hai: Ngăt giong sai sau hư tư
Vi du: Khi đoc câu thơ “ Các anh hung la/ nhưng đưa tre ti hon” trong bai thơ

Nêu trai đât thiêu tre em – Tiêng Viêt 5 tâp 2 trang 157. Hoc sinh đa ngăt nhip
như trên. Đọc ngắt nhịp đúng phải là: “ Các anh hung/ la nhưng đưa tre ti hon”.
Cac em ngăt nhip sai do tach hư tư vôn co quan hê chăt che vơi bộ phân
đi sau no lam cho ngươi nghe kho hiêu nôi dung câu thơ. Đôi vơi lôi sai nay, tôi
đa chi va cho hoc sinh nhân biêt môi quan hê chăt che giưa hư tư vơi bô phân đi
kem sau no. Tô chưc cho hoc sinh thưc hanh ngăt nhip đung dang câu co hư tư
đê luyên cac em co ki năng ngăt giong phù hơp.
- Nguyên nhân thư ba: Ngăt sai do tach tư chi loai ra khoi danh tư, tach môt tư
thanh hai tư.
Vi du: Khi đoc câu văn “ Áo dai / trở thành biểu tượng cho y phuc/ truyên thông
cua Viêt Nam” trong bai tập đọc “ Tà áo dài Việt Nam” sách giáo khoa Tiếng
Việt 5 tập 2. Học hoc đa ngăt nhip như trên. Cách ngắt nhịp đúng phải là: “ Áo
dai / trở thành biểu tượng cho y phuc truyên thông/ cua Viêt Nam”
Tôi tô chưc chi cho hoc sinh thây minh đoc sai do ngăt nhip tach cum tư y
phuc truyên thông tưc la tach danh tư y phục rơi khoi tư chi loai truyền thông.
Ngoai viêc cho hoc sinh nắm đươc cac môi quan hê ngư phap giưa cac tư
trong câu, cân phai lưu y hoc sinh không đoc theo thoi quen ngăt môt nhip nhât
đinh ma phai thay đôi tuy vao quan hê giưa cac tư trong câu. Không thê tach môt
tư ra lam hai. Măt khac, tao cho hoc sinh thoi quen trao đôi vơi ban tim cach
ngăt giong phu hơp vơi tưng câu trong tưng bai.
c. Ren đoc không thêm, bơt tiếng( từ), đoc không bo dòng:
- Nhưng hoc sinh măc phai lôi nay, cơ ban la cac em đa biêt phat âm va ngăt
nhip tương đôi đung và đọc trôi chảy. Tuy nhiên do thoi quen đoc nhanh, đoc
lướt nên thương thêm, bơt tư theo cam nhân. Đê khăc phuc lôi sai nay, tôi tô
chưc cho cac em đoc thâm, đoc trong nhom, ban kiêm tra, sưa lôi. Yêu câu hoc
sinh giam tôc đô đoc, đoc vơi tôc đô vưa phai, kiểm soát được tốc độ đọc, đọc
đúng từ ngữ trong văn bản.
3. Rèn đọc hiểu:
3.1. Rèn kĩ năng đọc thầm: Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc thầm với với
tốc độ nhanh và hiệu quả (đọc đúng, hiểu nội dung văn bản). Hướng dẫn học

sinh đọc thầm, tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng yêu cầu đọc thầm cho
9


học sinh(đọc câu nào, đoạn nào, đọc để trả lời câu hỏi hay ghi nhớ, học thuộc).
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm. Cách thực hiện biện pháp này là
từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ.
Thông thường, tôi sử dụng đọc thầm cho học sinh tìm bài văn có mấy đoạn hoặc
đọc thầm để suy nghĩ trả lời các câu hỏi và ghi nhớ nội dung chính của bài.
3.2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Quy trình của đọc hiểu gồm:
- Nhận diện ngôn ngữ văn bản
- Làm rõ nội dung văn bản, nội dung thông báo của tác giả khi viết văn bản.
- Đánh giá, bộc lộ thái độ của người đọc đối với văn bản.
Nói một cách đơn giản, đọc hiểu bao gồm các hoạt động nhận diện,cắt
nghĩa từ, câu, đoạn, bài để hiểu nội dung văn bản.
a. Tìm hiểu tên bài:
- Mỗi văn bản đều có tên bài, tên bài thường ngắn gọn. Bởi vậy, tôi thường cho
học sinh nêu những hiểu biết của mình về tên của bài đọc, số học sinh khác bổ
sung và rút ra ý nghĩa tên bài.
b.Tìm hiểu từ ngữ trong bài: Từ là đơn vị cấu thành nên văn bản, muốn
hiểu được văn bản việc đầu tiên phải hiểu nghĩa từ. Để học sinh hiểu nghĩa từ,
tôi thường tiến hành giao việc cho học sinh chuẩn bị học tiết tập đọc như sau:
- Đọc văn bản
- Đánh dấu các từ chưa rõ nghĩa trong câu
- Tìm các từ ngữ, hình ảnh có giá trị nghệ thuật
- Tìm hiểu nghĩa của các từ:
+ Tìm nghĩa trong từ điểm Tiếng Việt
+ Tìm hiểu nghĩa dựa vào sự liên kết từ, liên kết câu đứng liền
trước và sau nó.

Tôi tiến hành hướng dẫn mẫu một số bài tập đọc đầu năm, kiểm tra công
tác chuẩn bị của học sinh, dần dần hình thành những thói quen tìm hiểu nghĩa từ
ở các bài sau. Bởi làm tốt khâu chuẩn bị nên phần giải nghĩa từ, học sinh nêu và
giải thích đúng nghĩa các từ khó. Thời gian trong tiết tập đọc dành cho phần này
rất ít , tăng thời gian cho học sinh luyện đọc.
c. Tìm hiểu nội dung câu, đoạn:
c.1 Phát hiện những câu phức hợp, câu quan trọng của bài.
- Ở phần này, các thao tác tiến hành như sau:
+ Đọc lướt toàn văn bản
+ Gạch chân những câu dài, câu nội dung khó hiểu, đánh dấu chỗ phân
định ý nhỏ trong câu.
+ Đọc thành tiếng cả câu thể hiện sự tách ý bằng chỗ ngắt hơi.
c.2. Tìm hiểu ý chính của đoạn:
- Ở phần này, tôi đã nghiên cứu hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa cuối mỗi
bài tập đọc. Một số câu hỏi khó, dài, tôi lược bớt, thay thế một số từ ngữ trừu
tượng bằng các từ dễ hiểu, chia thành các câu hỏi phụ giúp học sinh nắm rõ yêu
cầu của câu hỏi. Tổ chức cho học sinh thực hành:
+ Đưa ra hệ thống câu hỏi
10


+ Tổ chức thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi
+ Đại diện các nhóm nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung.
+ Rút ra ý chính của từng đoạn
c.3. Tìm hiểu nội dung chính của bài:
Trong phần này, tôi tổ chức học sinh thực hiện các bước như sau:
- Đọc lướt toàn bài
- Liên kết, tổng hợp ý của các đoạn theo lập luận của tác giả, khái quát
chung thành nội dung chính của bài.
- Phát biểu nội dung chính của bài.

- Giáo viên cùng với học sinh thống nhất chọn nội dung chính của bài.
- Một số học nhắc lại để khắc sâu
- Nêu cảm nhận của mình về bài đọc.
4. Rèn kĩ năng đọc giọng đọc phù hợp, đọc hay:
Những học sinh đạt được kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu, tôi tiến hành rèn kĩ
năng đọc giọng phù hợp với nội dung bài. Để rèn luyện kĩ năng đọc phù hợp với
nội dung bài đọc, tôi coi trọng trước hết là khâu đọc mẫu chuẩn mực của giáo
viên. Vì đây là công việc chuẩn bị cho học sinh ý thức đọc hay, gây hứng thú và
niềm say mê đọc cho học sinh.
- Đối với học sinh, tôi rèn luyện kĩ năng đọc phù hợp với nội dung bài đọc cho
các em theo các yêu cầu:
Khi tập đọc một bài văn có nhiều loại câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến,
tôi rèn cho các em biết đọc theo ngữ điệu của từng loại câu, hạ giọng hoặc cao
giọng theo câu kể, câu hỏi…
Ví dụ: Bài tập đọc “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”
Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn
thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi
mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụụ̣t xuống,
lại leo lên…Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que
diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người
trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành
những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo,
người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
Khi đọc đoạn này, tôi gợi ý cho học sinh: Các thành viên của mỗi đội thổi
cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Các em cần nhấn giọng ở
những từ ngữ nào?( Học sinh biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hành động,
việc làm thể hiện được không khí sôi nổi, náo nức)
Tuy nhiên học sinh đọc giọng phù hợp với nội dung bài đọc như thế nào
còn phụ thuộc vào cảm nhận riêng của từng em. Tôi không áp đặt cho các em
cách đọc theo khuôn mẫu mà tôi muốn các em thực sự cảm nhận được tư tưởng,

tình cảm của tác phẩm thì việc đọc hay được tự nhiên và tự giác rất nhiều. Nhờ
thế đã làm giàu tính thẩm mỹ và phong phú tâm hồn của các em.
Khi tập đọc một bài thơ, tôi hướng dẫn học sinh biết nhấn giọng những từ

11


quan trọng, những tiếng gieo vần, cách ngắt nhịp theo các câu thơ. Qua giọng
đọc của học sinh, tôi dẫn dắt, gợi ý để các em phát huy ưu điểm, khắc phục
những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lí
Khi đọc bài : “Bài ca về trái đất” cần phải đọc chậm rãi tha thiết trải dài ở
khổ thơ cuối
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
Đọc kéé́o dài ở câu Hành tinh này….. là của chúng ta! Việc kéé́o dài ở
câu thơ gây sự chú ý cho người nghe hiểu được hành tinh này là của chúng ta,
chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ nó.
Cường độ đọc có giá trị biểu cảm. Cường độ phối hợp với cao độ sẽ tạo ra
giọng vang. Ví dụ đọc khổ thơ trong bài :
Bài ca về trái đất
Trái đất này là của chúng mình,
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, cánh chim gù thương mếm...
Cùng bay nào cho trái đất quay!
Cùng bay nào cho trái đất quay!
Khi đọc không ngắt bằng những phách mạnh mà dùng trường độ hơi kéé́o
dài giọng để tạo đường ranh giới ngắt nhịp, đồng thời phải đọc với giọng nhẹ
nhàng, tha thiết như lời nhắn nhủ.
Mỗi giáo viên cũng như học sinh cần hiểu rằng "đọc phù hợp với nội
dung bài đọc " không phải là đọc sao cho "điệu", thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích

chủ quan của người đọc. Đọc phù hợp với nội dung bài đọc là sử dụng ngữ điệu
để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Vì vậy phải hoà nhập được với câu chuyện,
bài văn, bài thơ, có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính các văn
bản, bài thơ quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự đặt ra
ngữ điệu .
Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh phân biệt lời kể của tác giả với lời
nhân vật, phân biệt lời của các nhân vật. Học sinh biết phân biệt lời kể của tác
giả với lời nhân vật, phân biệt lời của các nhân vật phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi và tính cách của từng nhân vật. Chẳng hạn như người già, trẻ em, người tốt,
kẻ xấu. ..
Ví dụ: Qua bài tập đọc " Chuyện một khu vườờ̀n nhỏ" có đoạn viết: Thu cầu
viện ông
- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ !
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Với bài này cần hướng cho học sinh đọc với giọng nhí nhảnh, giọng ông
hiền hậu.
Sau đó mời một số em lên thi đọc của một đoạn văn minh hoạ giọng đọc
phù hợp với nội dung của đoạn trích trước lớp để các em học tập lẫn nhau và
được giáo viên động viên, uốn nắn
12


Để học sinh lớp 5 từng bước hình thành kĩ năng đọc phù hợp với nội dung
bài đọc, điều quan trọng là giáo viên đọc mẫu chuẩn, giúp học sinh luyện tập,
thể hiện được sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc. Ngoài
việc thống nhất cách đọc chung, mỗi học sinh có cách cảm thụ riêng, từ đó có
cách đọc phù hợp bộc lộ sự sáng tạo.
Khi học sinh luyện đọc, giáo viên cần tạo không khí lớp học thật thoải mái
để học sinh dễ trực cảm với bài đọc, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo

viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và tự chọn cho mình cách đọc phù
hợp.
Cuối mỗi tiết học, tôi thường tổ chức thi đọc để các em thi nhau thể hiện
giọng đọc của mình. Qua đó, học sinh được đánh giá, nhận xéé́t cách đọc, giọng
đọc của bạn để rút kinh nghiệm cho bản thân
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trườờ̀ng.
Qua quá trình giảng dạy, nhờ kiên trì, bền bỉ áp dụng những biện pháp rèn
đọc. Hết tuần 29, tôi chọn hai bài tập đọc: “ Tranh làng Hồ”, “Đất nước” và tiÕn
hµnh kiểm tra từng em trong lớp, lập bảng thống kê:
- Đối tượng kiểm tra: học sinh lớp 5
- Tổng số học sinh tham gia kiểm tra: 18 em
Phát âm
Giọng đọc
Đọc
thêm,
Ngắt
nghỉ
phù hợp với
Thời gian
Đọc đúng
sai
bớt tiếng
tùy tiện
nội dung
bài đọc.
SL %
SL
%
SL

% SL
%
SL
%
Đầu năm
3 16,6
2 11.1
5
27,8
5 27,8
3
16,7
Cuối năm
1
5,5
0
0
1
5,5
8 44,5
8
44,5
Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chéé́p, tôi thật sự phấn khởi, hầu hết
trong các giờ tập đọc, học sinh thật sự say mê học tập và lớp học rất sôi nổi, kĩ
năng đọc phù hợp với nội dung bài đọc được nâng lên rõ rệt.
Có nhiều em đầu năm học đọc rất nhỏ, chưa trôi chảy, đến giữa học kì 2
các em đã đọc to, rõ ràng, lưu loát hơn. Nhiều em đã có giọng đọc phù hợp với
nội dung bài đọc bài văn theo đúng yêu cầu đề ra. Không chỉ đọc đúng, đọc tốt,
học sinh còn ý thức nói đúng, nói hay khi giao tiếp, hạn chế và khắc phục được
những lỗi phương ngữ khi giao tiếp. Một số em còn có ý thức nhắc nhở, sữa

chữa cho một số học sinh nói chưa chuẩn trong lúc trò chuyện hay khi chơi. Tuy
kết quả chưa được mỹ mãn như ý muốn nhưng đó cũng là những thành công nhỏ
trong việc tìm ra biện pháp nâng cao chất đọc, chất lượng nói khi giao tiếp cho
học sinh của mình.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:

13


Trên đây là các biện pháp rèn đọc nâng cao chất lượng đọc cho học sinh
lớp 5, để đạt được kết quả trên, qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi tự rút ra một số
kết luận sau:
- “ Muốn nâng cao chất lượng đọc các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp
5”, trước hết, người thầy phải có nghiệp vụ Sư phạm tốt, đặc biệt đọc mẫu của
thầy, cô phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh. Vì trong khâu rèn đọc, việc
đọc mẫu của thầy giáo, cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ
theo dõi, lắng nghe cô đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước, để so sánh đánh
giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy, thầy cô cũng phải chuẩn bị bài chu
đáo, mỗi từ ngữ cô đọc, mỗi lời cô nói đều phải chuẩn mực. Không chỉ nói
chuẩn Tiếng Việt khi dạy học mà ngay cả khi giao tiếp, thầy cô cũng phải nói
chuẩn Tiếng Việt để cho học sinh noi theo.
- Giáo viên cần phải tìm hiểu kĩ nội dung cơ bản của chương trình sách giáo
khoa Tiếng Việt 5, sách Giáo Viên, hiểu ý đồ của người biên soạn, vận dụng linh
hoạt trong từng khâu, từng hoạt động trên từng đối tượng học sinh cho phù hợp
phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học.
- Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh, lựa chọn các phương pháp và
hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng. Đầu tư vào khâu lập kế hoạch bài
học, tổ chức điều khiển khéé́o léé́o, gây bầu không khí sôi nổi, kích thích hứng thú
học tập và năng cao ý thức tự giác của học sinh trong giờ tập đọc

- Ngoài ra, bản thân giáo viên phải luôn tự học hỏi nâng cao kiến thức về ngữ
pháp Tiếng Việt, văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Giáo viên nhìn nhận được hạn chế âm thanh trong giọng nói của mình để khắc
phục.
- Phối hợp đồng bộ với các giáo viên dạy các môn chuyên biệt, phụ huynh học
sinh trong việc rèn đọc đúng, đọc hay, nói chuẩn Tiếng Việt.
- Hưởng ứng tích cực phong trào “ Nói chuẩn, viết chuẩn Tiếng Việt” trong nhà
trường, kết hợp với đội cờ đỏ giám sát đánh giá, khen ngợi kịp thời những
chuyển biến tích cực, tự giác trong việc đọc đúng, đọc hay, nói chuẩn Tiếng Việt
của từng em.
II.Kiến nghị:
Để chất lượng đọc của học sinh tiếp tục được nâng cao, tôi mạn phéé́p
được đưa ra một vài ý kiến đề xuất với các cấp chỉ đạo như sau:
- Tăng cường cơ sở vật chất cho trường Tiểu học Đông Vinh nói chung và lớp 5
nói riêng.
- Tiếp tục tổ chức cuộc thi ngâm thơ, kể chuyện cho học sinh trong khối, trong
trường và trên địa bàn thành phố. .
- Phòng giáo dục cần tổ chức nhiều lớp học bồi dưỡng chuyên môn, lớp học
chuyên đề để mỗi giáo viên ngày một nâng cao kiến thức, kĩ năng và phương
pháp giảng dạy của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc “Rèn đọc các văn bản
nghệ thuật cho học sinh lớp 5”, trong thực tế giảng dạy, mỗi người đều có suy
nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhưng mấu chốt cuối
14


cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi còn
nhiều thiếu sót và hạn chế, tôi mong được các nhà chuyên môn và bạn bè đồng
nghiệp góp ý kiến bổ sung, để kinh nghiệm dạy học của tôi thêm phong phú,
hoàn thiện.

XÁé́C NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chéé́p nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Thị Tuyết

15



×