Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

“Một số biện pháp rèn kỹ năng phát triển thể lực cho học sinh lớp 5”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.21 KB, 19 trang )

1. Cơ sở đề xuất giải pháp.
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.
Trường Tiểu học có vị trí, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp
“trồng người”, là nơi tổ chức tự giác quá trình phát triển của trẻ, là công trình
văn hóa giáo dục bền vững, nơi diễn ra cuộc sống thực tế của trẻ. Học sinh
Tiểu học là những chủ nhân tương lai của đất nước, bậc Tiểu học là những viên
gạch đầu tiên đặt nền móng để các em bước vào ngưỡng cửa của tương lai.
Ngoài những môn học Toán, Tiếng việt,...các em còn được học môn Thể dục.
Thể dục: giúp các em phát triển cân đối thể hình, hoàn thiện các chức năng của
cơ thể, tăng cường sức khoẻ, góp phần vào giáo dục phẩm chất, ý chí, đạo đức
và thẩm mỹ cho các em.
Để phát triển tốt thể lực, chúng ta không chỉ thực hiện tốt kĩ thuật bài
thể dục phát triển chung, tham gia tốt vào các trò chơi vận động mà còn phải
rèn luyện thể lực. Do vậy thể lực cho học sinh là việc làm rất quan trọng mà
các nhà giáo dục Thể chất đang quan tâm và đã tổ chức các kỳ thi, hội khoẻ
phù đổng, đại hội TDTT cho học sinh và giáo viên từ cấp cơ sở đến cấp quốc
gia, khu vực.

1.2. Tổng quan của giải pháp
Chương trình thể dục được bộ đưa ra nhằm bước đầu giúp học sinh ý
thức được việc rèn luyện thể dục thể thao có ảnh hưởng như thế nào đối với bậc
Tiểu học, cũng như tất cả học sinh về biên soạn và phân bố thời gian để học
sinh luyện tập rèn luyện các tư thế cơ bản cũng như các bài tập thể dục rèn
luyện chung, nhằm một mục đích chung đó là khích lệ tinh thần học tập, tinh
thần đoàn kết, hoạt động tập thể và nâng cao tính tích cực, tự giác và kỷ luật
cho học sinh. Vấn đề này cần phải đòi hỏi học sinh phải nỗ lực rất nhiều và phụ
thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy, thể lực học sinh như thế nào cho
phù hợp với từng đối tượng, từng khu vực nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh.



GDTC là một quá trình sư phạm, do đó có các phương pháp dạy TDTT
về bản chất cũng chính là các phương pháp sư phạm nhưng mang những đặc
điểm của GDTC.
Phát triển thể lực là một nội dung của quá trình GDTC, đây là hoạt động
chuyên môn hóa nhằm chuẩn bị cho con người học tập, lao động và bảo vệ Tổ
quốc. Ví dụ có thể phân ra: phát triển thể lực cho học sinh, vận động viên, ...
Trong quá trình giảng dạy TDTT, giáo viên thường sử dụng các phương
pháp giảng dạy khác nhau. Các phương pháp này được dựa trên cơ sở của các
nguyên tắc về phương pháp giảng dạy nói riêng và các phương pháp sư phạm
và giáo dục nói chung.

1.3

Mục tiêu của giải pháp

Giải quyết vấn đề rèn cho học sinh có thói quen và có ý thức tập luyện thể
dục thể thao hàng ngày và thường xuyên để phát triển thể lực hơn nữa, rèn
luyện nề nếp học tập cho các em.
Điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thể chất phù hợp với trường ở
các cấp học và trình độ đào tạo.
+ Nâng cao tinh thần học tập và giúp học sinh yêu thích học môn Thể dục.
+ Học sinh có được một thể lực tốt nhất, cơ thể phát triển hài hòa cân đối.
+ Tạo cảm giác yêu cuộc sống, yêu quê hương và bớt căng thẳng sau khi
học Thể dục.
+ Nâng cao thành tích tập luyện cũng như trong thi đấu cho học sinh.

1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp
Chúng ta đều biết TDTT là một lĩnh vực khoa học, không có kiến thức
khoa học về TDTT thì không có niềm tin mãnh liệt vào lợi ích, tác dụng kỳ
diệu của TDTT đối với sức khoẻ con người và không thể xây dựng cho mình

nếp sống văn minh khoa học, nếp sống lành mạnh, hằng ngày rèn luyện thân
thể đều đặn. Cho nên việc GDTC là con dao hai lưỡi, người giáo viên hướng
dẫn học sinh tập luyện mà không nắm được tình hình sức khoẻ, đặc điểm tâm
sinh lý của học sinh thì dễ đưa đến hậu quả khó lường, gây nguy hại đến sức
3


khoẻ, tác động xấu đến sự phát triển tố chất của học sinh. Để thực hiện được
chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả, điều quan trọng
có tính quyết định là phải có giáo viên thể dục có trình độ vững vàng, yêu thích
TDTT, có sức khoẻ tốt. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, tôi xin mạo muội
đưa ra những giải pháp sau:
- Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao
trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất
lượng dạy học của bộ môn, phải thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với
đồng nghiệng, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao
nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên luôn tìm tòi những phương pháp dạy học phù
hợp với điều kiện thực tiễn, không nên áp đặt, máy móc.
- Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp
bồi dưỡng về chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho
công tác giảng dạy chăm lo sức khoẻ học sinh.
* Giải pháp về cơ sở vật chất:
- Để đảm bảo công tác GDTC cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các
thiết bị dụng cụ, phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và việc tập luyện
của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, học sinh chủ động trong học
tập:
- Mỗi năm nhà trường cần tham khảo với giáo viên thể dục để mua sắn
thêm một số thiết bị, dụng cụ học tập như: mua thêm nệm, xà nhảy cao, bóng
chuyền, cầu đá…
- Mỗi năm giáo viên thể dục phối hợp cùng nhà trường và học sinh tự

làm thêm một số thiết bị dụng cụ như: cờ, ván giậm nhảy, hố cát, sân bóng...,
góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tốt cho công tác
giảng dạy GDTC cho học sinh.
- Thường xuyên cải tạo và nâng cao mặt bằng các sân tập.
- Tiến tới xây dựng nhà tập đa năng để đảm bảo việc học tập, tập luyện
thường xuyên cho học sinh khi thời tiết không thuận lợi.
4


1.5. Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng
Học sinh khối lớp 5 tại trường Tiểu học Trường Sơn
Thực hiện có hiệu quả bài tập “Một số biện pháp Rèn kỹ năng phát triển
thể lực cho học sinh lớp 5”.
+ Nâng cao tinh thần học tập và giúp học sinh yêu thích học môn Thể
dục.
+ Học sinh có được một thể lực tốt nhất, cơ thể phát triển hài hòa cân
đối.
+ Tạo cảm giác yêu cuộc sống, yêu quê hương và bớt căng thẳng sau khi
học Thể dục.
+ Nâng cao thành tích tập luyện cũng như trong thi đấu cho học sinh.

2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá trình hình thành
- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung và phương pháp của bài học, tìm
ra cách giảng dạy khoa học, phù hợp với nội dung bài học và trình độ nhận
thức của học sinh .
- Giúp học sinh nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản,
đơn giản, có quan hệ thực tiễn về các bài tập, các kĩ thuật, lượng vận động phù
hợp. - Giúp học sinh vận dụng tương đối thành thạo các kĩ thuật đơn giản vào
tập luyện và thi đấu.

- Giáo viên biết sáng tạo những động tác, bài tập phù hợp với từng nội
dung. - Sử dụng đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục.
- Nắm được mối quan hệ giữa các động tác đơn lẻ với động tác phức tạp.
- Giáo viên tăng cường kiểm tra, đánh giá nhận xét thường xuyên.
- Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá, nhận xét tuyên dương kịp thời để gây
hứng thú trong việc tự học, tự rèn luyện của học sinh.
- Cuối mỗi kỳ giáo viên phải tổng kết, đánh giá, khen thưởng động viên
kịp thời để các em phát huy ở những kỳ sau.

2.2 Những cải tiến cho phù hợp với thực tiễn
5


Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp giảng dạy chung như: Phương
pháp sử dụng lời nói, trực quan... trong giảng dạy TDTT còn áp dụng các
phương pháp mang tính đặc thù riêng.
Do tính chất riêng của phương pháp giảng dạy TDTT, khi lựa chọn
phương pháp giáo viên cần dựa trên hệ thống các bài tập, kỹ thuật, chiến thuật,
yêu cầu thể lực và tình trạng thi đấu thể thao của học sinh. Khi thực hiện các
bài tập kỹ thuật hoặc giảng dạy các động tác thể dục thể thao, giáo viên có thể
sử dụng các phương pháp riêng lẻ hoặc tổng hợp các phương pháp.
Ví dụ:
- Dùng lời nói để giải thích, hướng dẫn kỹ thuật động tác, có thể phối
hợp việc giải thích với làm mẫu trực tiếp kỹ thuật hoặc gián tiếp giới thiệu kỹ
thuật qua tranh ảnh, phim, hình vẽ kỹ thuật...
- Thực tế trong hoạt động TDTT cho thấy, muốn đạt được tới trình độ
vận động cao, cần phải áp dụng hệ thống các phương pháp tập luyện khác
nhau. Yếu tố chính để tạo thành các phương pháp khác nhau là lượng vận động
và nghỉ hơi khác nhau. Khái niệm lượng vận động là một độ lớn nhất định
những tác động của các động tác đối với cơ thể người tập, lượng vận động có

liên quan trực tiếp đến việc tiêu hao năng lượng cơ thể, tác động này dẫn đến
xuất hiện mệt mỏi. Mặt khác, trong quá trình vận động thì tiêu hao và mệt mỏi
là hai nhân tố kích thích đến quá trình hồi phục của cơ thể.

2.3. Nội dung giải pháp mới
Trong quá trình GDTC phương pháp giảng giải và làm mẫu là phương
pháp cơ bản, nhằm giáo dục và bồi dưỡng những tri thức hiểu biết, kỹ thuật
TDTT.
2.3.1. Phương pháp giảng giải ( Phương pháp dùng lời nói )
Là phương pháp thường được sử dụng trong quá trình giảng dạy Thể dục
cho học sinh bậc Tiểu học. Là phương pháp giáo viên dùng lời nói để giới thiệu
kiến thức mới, động tác mới và kỹ thuật TDTT, phân tích về các nội dung cơ
bản, nhiệm vụ bài học về phương hướng chuyển động của các bộ phận cơ thể,
6


các mấu chốt kỹ thuật, để từng bước hoàn thành kỹ thuật, động tác và nâng cao
hiểu biết và các kiến thức có liên quan.
Một số yêu cầu cần chú ý khi áp dụng phương phỏp giảng giải là:
- Giúp cho học sinh có nhận thức hiểu biết và cảm nhận ( qua quan sát)
đúng, thấy được từng phần, cấu trúc, hướng chuyển động, yêu cầu kỹ thuật...
của động tác. Từ đó tạo điều kiện cho học sinh có khả năng phân tích kỹ thuật
và có các biểu tượng đúng, làm cơ sở cho việc thực hành chính xác kỹ thuật.
Giáo viên nên mô tả động tác bằng lời nói, thực hiện cùng lúc với việc thực
hiện đúng, chính xác động tác mẫu.
- Lời giảng giải cần có sức thuyết phục để truyền thụ tri thức, tạo nên sự
chú ý theo dõi của học sinh. Giúp học sinh càng sớm nắm được cơ bản của kỹ
thuật, cần nhấn mạnh điểm chủ yếu khi thực hiện động tác. Qua đó, từng bước
củng cố các kỹ thuật, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo vận động. Phòng tránh những
sai lầm thường mắc phải trong khi thực hiện động tác và đánh giá đúng khả

năng vận động của học sinh.
- Lời giảng giải của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu sao cho
thu hút được sự chú ý, tập trung sự theo dõi của học sinh. Tránh dùng thuật ngữ
chuyên môn “xa lạ” khó hiểu khi giảng giải kỹ thuật động tác cần liên hệ với
các hoạt động tự nhiên: chạy, nhảy, leo, trèo... Có thể sử dụng các thuật ngữ
chuyên môn bằng từ địa phương để giảng cho các học sinh dễ hiểu và dễ bắt
chước, song vẫn phải đảm bảo tính sư phạm và giáo dục.
- Trong giảng dạy tập luyện TDTD hình thức hỏi và trả lời ( đàm thoại)
có ý nghĩa giúp học sinh suy nghĩ, độc lập sáng tạo, phát huy tích cực của các
em. Từ đó, giúp học sinh hiểu chính xác phương hướng chuyển động kỹ thuật,
động tác, gây hứng thú, giúp học sinh nắm được các quy tắc, đánh giá được
động tác đúng, sai của bạn và của chính mình.
2.3.2. Phương pháp làm mẫu
Hoạt động GDTDTT là loại hình có nội dụng giáo dục chuyên biệt. Trong
quá trình giảng dạy TDTT yêu cầu giáo viên không chỉ có hệ thống tri thức liên
quan đến truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải làm mẫu đúng, chính
7


xác động tác, kỹ thuật TDTT. Làm mẫu thường được thực hiện cùng lúc với
việc giảng giải kỹ thuật và các tri thức khác có liên quan. Lời giảng giải của
giáo viên cần ngắn, gọn, dễ hiểu làm mẫu động tác cần chính xác đúng, đẹp.
- Một số yêu cầu cần chú ý khi làm động tác mẫu:
- Động tác làm mẫu của giáo viên cần chính xác, đẹp hoàn chỉnh. Và
giáo viên làm mẫu động tác, kỹ thuật đúng sẽ giúp học sinh nắm được những
yếu lĩnh cơ bản đúng của kỹ thuật, động tác.
- Khi giảng dạy những động tác kỹ thuật mới, phức tạp giáo viên cần
giảng giải 2 - 3 lần. Làm mẫu lần 1 có thể thực hiện động tác hoàn chỉnh, tốc
độ chuyển động bình thường đúng nhịp độ và yêu cầu. Học sinh qua quan sát
hình thành trong trí nhớ hình ảnh, có khái niệm sơ bộ của từng phần kỹ thuật

hoặc toàn bộ động tác, gây cảm giác đúng, chính xác hứng thú, thích tập luyện
theo. Làm mẫu lần 2, Giáo viên thực hiện động tác chậm, ở những điểm mấu
chốt kỹ thuật, giáo viên cần kết hợp với giảng giải và thực hiện động tác để
học sinh nhớ lại các điểm chính. Làm mẫu lần 3 giống như lần 1 cần chú ý thực
hiện hoàn chỉnh, chuẩn xác. Trong trường hợp giáo viên cần phải làm mẫu
thêm một hai lần nữa hoặc làm mẫu riêng từng phần của kỹ thuật là tuỳ thuộc
vào độ khó của động tác kỹ thuật và trình độ tiếp thu của học sinh.
- Khi hướng dẫn học sinh luyện tập các bài tập thể dục tay không, thể
dục đồng diễn, thể dục nhịp điệu, cờ, hoa... giáo viên cần áp dụng nhiều hình
thức làm mẫu khác nhau: làm mẫu theo kiểu “ soi gương ” hay thực hiện động
tác kỹ thuật đứng cùng chiều với học sinh. Khi giáo viên thực hiện động tác
bước đầu tiên nên làm động tác có chuyển động chậm để học sinh dễ thực hiện
theo. Cần thực hiện làm mẫu động tác tự nhiên và bảo đảm tính phối hợp kỹ
thuật nhịp nhàng.
- Giáo viên cần chọn vị trí đứng thích hợp để khi làm mẫu tất cả học sinh
đều có thể nhìn thấy các chi tiết chuyển động của động tác, kỹ thuật. Tổ chức
hoạt động theo các nhóm, tổ, cặp hai học sinh. Phân công các nhóm, tổ học
sinh làm theo kỹ thuật giáo viên đã hướng dẫn. Số học sinh còn lại chú ý theo
dõi, phát hiện từng phần kỹ thuật sai, nhắc nhở, tự sửa chữa cho bạn. Sau đó
8


đổi nội dung tập luyện giữa các nhóm, tổ... thay phiên nhau quan sát, tập luyện
và sửa chữa động tác sai.
- Khi hướng dẫn thực hiện các động tác giáo viên đó làm mẫu, có thể sử
dụng các dụng cụ phát tín hiệu âm thanh ( còi, tiếng trống, tiếng vỗ tay...) để
giúp học sinh hình thành cảm giác nhịp điệu đúng, phân phối điều hoà tốc độ
vận động... biết tập trung vào các thời điểm cần gắng sức, nghỉ ngơi hoặc thả
lỏng để gúp phần làm giảm bớt căng thẳng liên tục.
Ví dụ: Dạy học sinh động tác thăng bằng của Bài thể dục phát triển chung.


- Giáo viên cần nêu tên động tác, giảng giải, phân tích yếu lĩnh kỹ thuật
động tác kết hợp làm mẫu (Nhịp 1 hai tay dang ngang, lòng bàn tay sấp, chân
phải làm trụ, chân trái ra sau; Nhịp 2 thăng bằng, hai tay dang ngang, chân trái
và thân người gần như tạo thành một đường thẳng song song với mặt đất; Nhịp
3 trở về như nhịp 1; Nhịp 4 trở về TTCB. Nhịp 5,6,7,8 tương tự. Yêu cầu ở
động tác này là hai tay dang ngang phải thẳng, chân thẳng khớp gối, mắt nhìn
thẳng.)
Tóm lại, sử dụng sáng tạo phương pháp giảng giải và làm mẫu kỹ thuật
động tác trong giảng dạy TDTT cho học sinh, có vị trí quan trọng. Để phương
pháp giảng giải, làm mẫu đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phối hợp giữa làm
9


mẫu giảng giải với việc phân tích các
đặc điểm tâm, sinh lý học sinh, tình
trạng sức khoẻ, vốn vận động, mức độ
phức tạp của kỹ thuật ... để điều chỉnh
thời gian giảng giải, số lần làm mẫu,
hình thức, phương pháp tổ chức giảng
dạy mẫu cho phù hợp với đối tượng, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện.
2.4. Phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh và phân đoạn
2.4.1. Phương pháp giảng dạy động tác hoàn chỉnh
- Đối với các động tác đơn giản hoặc khó phân chia thành các cử động
nhỏ khi giảng dạy, giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy động tác hoàn
chỉnh ( nghĩa là động tác không bị phân ra thành các bộ phận cử động riêng lẻ).
Khả năng phân tích động tác, kỹ thuật của học sinh phổ thông còn hạn chế,
nên việc thực hiện động tác còn thiếu chính xác, sự kết hợp các cử động riêng
lẻ còn khó khăn, tốc độ, biên độ động tác chưa có cảm giác đúng và phù hợp...
Vì vậy, giáo viên phải luôn quan sát giúp đỡ học sinh để các em tập được các

động tác hoàn chỉnh.
Khi sử dụng phương pháp giảng dạy động tác hoàn chỉnh, giáo viên cần
chú ý đến những ưu, nhược điểm sau:
* Về ưu điểm:
- Học sinh tạo được cảm giác đúng toàn bộ kỹ thuật, dễ dàng nắm được
kỹ thuật động tác, có thể thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
* Về nhược điểm:
- Khi giảng dạy các động tác có kỹ thuật phức tạp, sử dụng phương pháp
này kém hiệu quả.
- Do đó, khi sử dụng phương pháp giảng dạy động tác hoàn chỉnh, giáo
viên cần chú ý nhấn mạnh vào các điểm chủ yếu cần thiết của kỹ thuật, động
tác, có thể giảm bớt yêu cầu về biên độ, cự li, trọng lượng, độ cao... Phối hợp
với các động tác bổ trợ khác trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật động tác
phức tạp.
10


2.4.2. Phương pháp giảng dạy động tác phân đoạn
- Khi giảng dạy những động tác, bài tập khó và phức tạp, giáo viên cần
sử dụng phương pháp phân đoạn. Đây là phương pháp chia kỹ thuật động tác ra
thành các phần kỹ thuật động tác riêng lẻ, để hướng dẫn học sinh từng phần kỹ
thuật. Khi từng phần kỹ thuật học sinh đó thực hiện thuần thục, thì liên kết các
phần đó thành động tác hoàn chỉnh.
Ví dụ:
- Dạy học sinh động tác phối hợp chạy - nhảy - mang vác. Cần hướng
dẫn học sinh đứng ở tư thế chuẩn bị, lấy đà, cách đánh tay, phối hợp nhảy với
chuyển động toàn thân ... động tác kết thúc, về đích. Hướng dẫn học sinh tập
luyện từng phần kỹ thuật, thực hiện đúng các chi tiết kỹ thuật động tác sau đó,
hướng dẫn cách liên kết các chi tiết kỹ thuật thành động tác phối hợp chạy nhảy - mang vác.
Với yêu cầu: Nhanh, mạnh, bảo đảm đúng kỹ thuật.

Khi sử dụng phương pháp giảng dạy động tác phân đoạn giáo viên cần
chú ý đến những ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Học sinh dễ nắm được các chi tiết của từng phần động tác, thích hợp
với việc dạy các động tác khó, phức tạp, có yêu cầu cao về kỹ thuật.
* Nhược điểm:
- Chia động tác ra nhiều phần chi tiết, kỹ thuật riêng lẻ, học sinh gặp khó
khăn khi thực hiện toàn bộ kỹ thuật.
- Do đó, khi giảng dạy cần nêu rõ các điểm mấu chốt, tính liên kết từ
phần kỹ thuật chi tiết này sang phần khác, những mối quan hệ giữa các phần
trong toàn bộ kỹ thuật, tạo cho học sinh có biểu tượng đúng và phối hợp chính
xác động tác, kỹ thuật.
- Phương pháp dạy động tác, kỹ thuật hoàn chỉnh và phân đoạn sử dụng
trong quá trình giảng dạy TDTT sẽ mang lại hiệu quả tốt. Giáo viên cần phân
biệt và khai thác hợp lý các ưu, khuyết điểm, biết phối hợp hai phương pháp để
11


giải quyết các nhiệm vụ giáo dục cụ thể từng bài học, và nội dung tập luyện thì
sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
2.4.3. Phương pháp tập luyện và các hình thức tập luyện, phương pháp
thực hành
Trong quá trình giáo dục TDTT sử dụng phương pháp thực hành, chính
là dùng các hình thức luyện tập, tạo nên sự tác động trực tiếp cơ thể học sinh.
Thông qua quá trình tập luyện học sinh hình thành tri thức, nắm vững được kết
cấu, chuyển động của động tác, cảm giác cơ bắp, thần kinh, hoàn thiện kỹ năng
vận động và phát triển kỹ năng thể chất toàn diện.
Phương phỏp tập luyện được sử dụng trong cỏc giờ TDTT dưới hỡnh
thức khỏc nhau. Thực tế trong giảng dạy TDTT thường được sử dụng 3 loại
hỡnh sau:

2.4.4. Hình thức tập luyện lặp lại
- Đây là phương pháp tập luyện với hình thức luyện tập kỹ thuật, động
tác được lặp lại nhiều lần. Hình thức tập luyện này có ưu điểm là kỹ thuật,
động tác sớm hình thành, tạo cho việc thực hiện đúng và chính xác. Học sinh
khi đó nắm được các kỹ thuật vận động. Nếu không được thường xuyên tập
luyện lặp lại để hình thành kỹ năng khi kỹ thuật, động tác - tuy học sinh đó
nắm được, sau một thời gian sẽ bị phá vỡ. Do đó, cần tập luyện lập lại kỹ thuật,
động tác trong các giờ học, buổi tập, giờ ngoại khoá và ở nhà.
- Việc áp dụng phương pháp luyện tập lặp lại thường góp phần hình
thành các thói quen vận động, các đường liên hệ tạm thời ở vỏ não, giúp học
sinh thực hiện đúng kỹ năng hoạt động trong cuộc sống: Đi, chạy, nhảy, ném,
leo, trèo, nắm bắt...
2.4.5. Hình thức tập luyện biến đổi
- Đây là hình thức tập luyện các kỹ thuật, động tác luôn có sự điều chỉnh,
thay đổi yêu cầu, mức độ, mục tiêu.... Và các điều kiện. Sử dụng phương pháp
thực hiện có biến đổi nhằm tạo cho học sinh khả năng làm quen, nhanh chóng
thích ứng, giải quyết các điểm mấu chốt, quan trọng của kỹ thuật. Khi hướng
dẫn tập luyện với các động tác phức tạp, giáo viên nên chia động tác thành các
12


phần chi tiết khác nhau (theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp). Sau cùng giáo viên hướng dẫn để học sinh biết, phối hợp các phần riêng lẻ
thành động tác hoàn chỉnh ở trong các điều kiện không giống nhau tăng dần
mức độ khó khăn, phức tạp, song đảm bảo yêu cầu vừa sức với từng đối tượng.
- Khi học sinh đó nắm vững bài tập giáo viên có thể tăng khoảng cách,
thay đổi độ cao, thấp của dụng cụ, thay đổi điều kiện bổ trợ, nâng cao yêu cầu
về chất lượng kỹ thuật, qua đó dần dần nâng cao, củng cố và hoàn thiện những
kỹ năng vận động.
2.4.6. Hình thức trò chơi và thi đấu

- Rèn luyện TDTT thông qua hình thức trò chơi vận động và thi đấu tạo
được không khỏ hưng phấn, phấn khởi, nhiệt tình tham gia luyện tập của học
sinh. Trong vui chơi vận động và thi đấu có hướng dẫn, điều khiển của giáo
viên trong các mục tiêu giáo dục được thực hiện, góp phần thúc đẩy hoàn thiện
nhân cách và sức khoẻ học sinh. Đây là hình thức phù hợp với lứa tuổi học
sinh.
- Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên hướng dẫn học sinh tập, bắt
trước các động tác linh hoạt của con người như các động tác kéo gỗ, chèo
thuyền, cuốc ruộng của người lao động. Qua đó, giáo dục học sinh yêu quý gắn
bó với thiên nhiên, với con người và chính bản thân mình.
- Khi hướng dẫn trò chơi, giáo viên cần lựa chọn trò chơi có tốc độ thu
hút được sự chú ý cao của học sinh, đảm bảo tính nhịp điệu, vừa sức động tác
bắt trước phù hợp với lứa tuổi học sinh. Giáo viên thường xuyên nhắc nhở học
sinh khi vui chơi cần đảm bảo đúng kỹ thuật, động tác cơ bản.
Ví dụ:
- Khi chơi “ chạy tiếp sức” động tác chạy phải thực hiện đúng kỹ thuật,
chạy bằng nửa bàn chân trên, kết hợp với đánh tay, thở nhịp nhàng, luôn luôn
chú ý quan sát để kịp thời gian đưa tín vật cho bạn ( Cờ, bóng hoặc gậy).
- Trong quá trình nghiên cứu phải lựa chọn biên soạn trò chơi giáo viên
có thể phối hợp các nội dung với chuyện kể ngắn có tính giáo dục cao. Cần
phối hợp hoạt động trò chơi với thi đấu, hay tổ chức dưới dạng thi đấu. Chú ý
13


đến mức độ hứng thú, nhiệt tình tham gia của học sinh để xác định mục đích
yêu cầu giáo dục khác nhau.
- Hình thức thi đấu được sử dụng khi học sinh cơ bản đó nắm vững động
tác, kỹ thuật, ví dụ trò chơi “ bóng chuyền 6” ...Qua các hướng dẫn, giáo dục
học sinh biết sử dụng các kỹ năng vận động trong khi chơi và thi đấu đạt hiệu
quả giáo dục và góp phần phát triển sức khoẻ.

- Đối với học sinh Tiểu học do cơ thể phát triển đang từng bước hoàn
thiện, tình trạng tâm lý còn chưa ổn định, các em ham chơi vận động quá sức sẽ
dẫn đến mệt mỏi, nên trong quá trình tổ chức tập luyện, thi dấu, giáo viên cần
chú ý một số điểm sau:
- Nên tổ chức các hình thức thi đấu đa dạng, phong phú, tránh phức tạp,
bảo đảm an toàn về phương tiện, không nên để mất nhiều thời gian vào việc
điều hành đội ngũ, xắp xếp tổ chức.
- Yêu cầu bảo đảm lượng vận động vừa sức cần tránh lặp lại quá nhiều
lần, gây mệt mỏi, quá sức phòng tránh chấn thương.
2.4.7. Phương pháp sửa chữa động tác sai
Khi tập luyện TDTT học sinh không tránh khỏi thực hiện động tác, kỹ
thuật có sai sót, nên việc áp dụng phương pháp sửa chữa động tác, kỹ thuật sai
là rất cần thiết, sẽ góp phần kịp thời giúp cho học sinh thực hiện đúng, chính
xác kỹ thuật, tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật mới nhanh và phòng tránh chấn
thương.
*. Một số nguyên nhân dẫn đến thực hiện sai kỹ thuật và động tác:
- Do học sinh chưa nắm được yêu cầu, kỹ thuật cách tiến hành tập luyện,
tập luyện thiếu dũng cảm, chưa tự tin, còn lo nắng, hồi hộp, sợ xệt...
- Việc chuẩn bị thể lực, sức khoẻ, vốn kỹ năng vận động còn thấp xa so
với yêu cầu cần thực hiện động tác. Học sinh khuyết tật, bẩm sinh hoặc cơ thể
sau thời gian ốm, mệt, bị chấn thương.
- Giáo viên sử dụng phương pháp và nội dung tập luyện chưa phù hợp
với đối tượng học sinh, dụng cụ sân bãi không đảm bảo quy cách phù hợp và
14


an toàn, do thời tiết khí hậu khắc nhiệt và một số ảnh hưởng ngoại cảm khác:
Học sinh thiếu tập chung học tập, tính tổ chức, tính kỷ luật còn thấp...
2.4.8. Cách sửa chữa
- Trước tiên, giáo viên cần nghiên cứu và quan sát kỹ lưỡng để sớm phát

hiện những nguyên nhân đưa tới những thiếu sót, cần điều chỉnh nội dung bài
học, vận dụng các phương pháp sửa chữa sai lầm cho kịp thời phù hợp với đối
tượng.
- Trong sửa chữa các động tác sai cần gắn liền với việc động viên rèn
luyện cho học sinh tinh thần dũng cảm, tự tin, mạnh dạn, làm quen với các điều
kiện khó khăn trong tập luyện.
- Phương pháp sửa chữa động tác sai trong tập luyện TDTT cho học sinh
cần áp dụng các hình thức phong phú. Những thiếu sót về tư thế, kỹ thuật, các
chi tiết riêng lẻ, ý thức... Cần nhắc nhở nhẹ nhàng bằng lời nói. Nếu có sai về
động tác kỹ thuật, nên cho ngừng tập giáo viên làm mẫu lại và giảng giải chậm
để học sinh xem... Có thể thực hiện động tác sai của học sinh, để học sinh thấy
được thiếu sót của chính mình.
- Sự giúp đỡ trực tiếp, uốn nắn kỹ thuật, nhắc nhở nhẹ nhàng đúng lúc
của giáo viên có tác động to lớn động viên các em khắc phục khó khăn quyết
tâm sửa chữa động tác sai. Giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ tập luyện,
tiếng hô, tiếng vỗ tay, nhịp gõ để nhắc nhở các em thời điểm chủ yếu cần thay
đổi hay giữ vững kỹ thuật, động tác giúp học sinh nhớ và nắm vững thời điểm
khi dùng sức, xây dựng các cảm giác đúng chính xác, sử dụng sức mạnh cơ bắp
trong quá trình thực hiện, hoàn thành kỹ thuật, bài tập.
2.4.9. Biện pháp phối, kết hợp với gia đình và địa phương
Phối kết hợp với gia đình về chế độ khẩu phần ăn hàng ngày của các em,
chú ý cho các em ăn đủ chất dinh dưỡng. Liên hệ với chính quyền địa phương
tạo cho các em có sân chơi thể dục thể thao và hàng năm tổ chức cho các em ít
nhất một lần hội thao của xã vào dịp 26/3.
2.4.10. Một số yêu cầu khi vận dụng các phương pháp
15


Hệ thống các phương pháp trong giáo dục TDTT nói chung rất đa dạng
và phong phú. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và thực trạng nhà trường phổ

thông các cấp trình độ vận động của học sinh, trong quá trình giảng dạy TDTT,
giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp, nhưng cần chú ý những yêu cầu
cơ bản sau:
- Khi tiến hành lựa chọn phương pháp giảng dạy TDTT cần bảo đảm tính
vừa sức , phù hợp với trình độ vận động của học sinh, các điều kiện cơ sở vật
chất, dụng cụ tập luyện hiện có và các yếu tố bảo đảm khác như: thời tiết, khí
hậu, thiết bị bảo hiểm, hỗ trợ của các phương tiện, y tế...
- Cần phối hợp giữa các phương pháp giảng dạy: Lời nói trực quan làm
mẫu, phương pháp tập luyện vận động của học sinh. Song cần chú ý tránh gây
tình trạng căng thẳng, tiêu phí thời gian để giải thích phương pháp, cách thức
tập luyện, gây cho học sinh ức chế, xuất hiện mệt mỏi và kém tự tin.
- Khi áp dụng các phương pháp cần chú ý đến những ảnh hưởng tốt và
mối quan hệ hợp lý của các phương pháp giáo dục. Các phương pháp được sử
dụng phải có tác động giáo dục toàn diện: về kỹ thuật, thể lực, và phẩm chất
đạo đức cho học sinh. Cần có sự liên hệ chặt chẽ với các giáo viên bộ môn
khác, để phối hợp bồi dưỡng vốn tri thức, những hiểu biết có liên quan đến
hoạt động giảng dạy TDTT. Khi sử dụng các phương pháp giảng dạy TDTT
cần có sự phối hợp và sử dụng hiệu quả các phương pháp sư phạm khác để
giúp phần nâng cao hiệu quả giáo dục chung.
Dựa vào thực tế giảng dạy TDTT trong nhà trường cấp Tiểu học, khi
nghiên cứu các phương pháp giáo dục TDTT nói chung, giáo viên lựa chọn
một số phương pháp để áp dụng cho phù hợp với từng đối tượng giáo dục,
nhằm bảo đảm thực hiện tốt chương trình và kế hoạch dạy học.
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp giảng dạy khác,
nhưng cần chú ý việc sử dụng phương pháp phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục
thể chất, nhiệm vụ và nội dung chương trình cần đạt, mức độ và yêu cầu của
giáo dục: kỹ thuật, thể lực, chiến thuật hoặc trình độ thi đấu...
16



Sự phân loại trên đây chỉ mang tính tương đối, trong quá trình giảng dạy
TDTT việc sử dụng một phương pháp riêng lẻ hoặc tổng hợp các phương pháp
nhằm giải quyết một nhiệm vụ giảng dạy cụ thể. Giáo viên cần nghiên cứu sáng
tạo trong phân loại và sử dụng các phương pháp trên. Các phương pháp giảng
dạy TDTT khi được sử dụng đúng lúc và hợp lý là yếu tố có tác động trực tiếp
tới việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và trình độ vận động của học
sinh nói riêng.

3. Hiệu quả
3.1 Thời gian áp dụng giải pháp
Trong suốt năm học 2015 - 2016 và học kì I năm học 2016-2017,

3.2. Hiệu quả đạt được
BIỂU THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CUỐI NĂM
Nằm
Năm

Tổng

học

số HS

Tuổi

Phân

ngửa gập

Bật xa tại


loại

bụng 30

chỗ

giây
2015 - 2016

42

10

Chạy

Chạy

30m

tùy sức

XPC

5 phút

Tốt
Đạt

3.3 Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp

- Đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh khối 5 trường Tiểu học
Trường Sơn. Áp dụng các phương pháp dạy học đó vào tập luyện đã thu hút
được học sinh luyện tập và gây được tính tích cực cho học sinh, một số nhận
thức chậm nay đó có sự tiến bộ nhất định, góp phần khích lệ học sinh đảm bảo
và tăng cường số lượng học sinh đến lớp.
- Kết quả cụ thể đạt được và kinh nghiệm rút ra khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm:
+ Qua việc rèn kĩ năng phát triển thể lực cho ở khối 5 giúp học sinh tự
tin khi trong tập luyện và phát huy tố chất tập luyện TDTT của mình.
17


+ Học sinh yêu cuộc sống, hưng phấn, thoải mái tiếp tục học các môn
học khác sau khi học tiết học Thể dục.

3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp
- Có khả năng ứng dụng và triển khai cho tất cả các trường Tiểu học có
giáo viên dạy chuyên môn Thể dục.
- Hướng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm:
+ Nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên và tạo hứng thú yêu thích
học tập môn Thể dục cho học sinh.
+ Học sinh hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học Thể dục.
+ Bồi dưỡng những học sinh có tố chất về Thể dục.
- Giúp học sinh phát huy được khả năng phát triển thể lực tốt nhất của
bản thân. Các em biết được ý nghĩa của việc rèn luyện Thể dục thể thao.
- Giúp học sinh thêm yêu cuộc sống , yêu quê hương , đất nước và hưng
phấn , thoải mái tiếp tục học các môn học khác sau khi học tiết học Thể dục.
- Góp phần đào tạo ra những con người mới có đủ đức- trí -thể- mĩ, xây
dựng môi trường học tập thân thiện.
- Thúc đẩy công tác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học

của từng cá nhân giáo viên nhằm đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục hiện
đại.
- Nâng cao phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học cho giáo viên.

4. Kết luận và đề xuất, khuyến nghị
4.1. Kết luận
- Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các em đã có tiến bộ, mặc dù kết quả
vẫn chưa tốt song các em đã biết và từng bước và hiểu được yêu cầu của bộ
môn cũng như nhận thức được vai trò của môn Thể dục đối với việc phát triển
các tố chất thể lực góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. Từ khi giảng dạy
và sử dụng các phương pháp khác nhau tôi thấy học sinh đã có sự thay đổi về ý
thức kỷ luật trong tập luyện cũng như vui chơi dẫn đến tỷ lệ chuyên cần học
sinh đến lớp ngày càng được đảm bảo và ổn định hơn mức ban đầu.
18


- Ngoài ra để dạy tốt giáo viên phải có kiến thức, có kĩ năng sư phạm và
luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Để học tốt học sinh phải có lòng đam mê, có hứng thú để tìm tòi và khám phá
những điều mới, làm chủ kiến thức của mình.
- Tôi nghĩ rằng việc rèn kĩ năng phát triển thể lực của bản thân vào các
tiết dạy thể dục lớp 5 là phù hợp tại trường tiểu học Trường Sơn thành phố Bà
Rịa.

4.2. Đề xuất, khuyến nghị
Để tổ chức tốt một giờ học thể dục phù hợp với yêu cầu phát triển toàn
diện của học sinh cũng như kích thích tinh thần tự giác của học sinh. Nên bổ
sung thêm một số thiết bị phục vụ cho giảng dạy như: Cột và bảng bóng rổ, xây
dựng nhà đa năng... thì giờ dạy, tập luyện vui chơi của học sinh cũng như giáo
viên đạt kết quả tốt hơn.

Phước Nguyên, ngày 01 tháng 01 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Văn Tấn

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đồng Lâm - Đặng Đức Thao - Trần Đình Thuận - Vũ Thị Thư,
sách giáo viên Thể dục Lớp 5, Nhà xuất bản giáo dục, 176 trang.
2. PGS. TS. Phạm Khắc Học, 2004, Giáo trình điền kinh, Nhà xuất bản
Thể dục thể thao Hà Nội, 452 trang.
3. Phạm Nguyên Phùng - Hoàng Thị Thuận, Giáo trình Thể dục, Nhà
xuất bản Thể dục thể thao Hà Nội, 144 trang.
4. Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn ở tiểu học
lớp. Nhà xuất bản giáo dục.
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 5. Nhà xuất bản giáo dục

20



×