Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN phương pháp giúp học sinh thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và xây dựng các câu chuyện theo phương pháp mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
TRƯỜNG TH THỊ TRẤN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC
THỰC HIỆN TỐT QUY TRÌNH VẼ CÙNG NHAU VÀ
SÁNG TẠO CÁC CÂU CHUYỆN
THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI CỦA ĐAN MẠCH (SAEPS)

Người thực hiện: Dương Xuân Lưu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thị Trấn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Mĩ Thuật

THANH HOÁ NĂM 2016


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU

1

I.

Lí do chọn đề tài.

1



II.

Mục đích nghiên cứu.

1

III. Đối tượng nghiên cứu.

2

IV.

2

Phương pháp nghiên cứu.

B.NỘI DUNG

2

I.

Cơ sở lí luận.

2

II.

Thực trạng của việc giảng dạy Mĩ Thuật trong trường tiểu


3

học.

5

III.

Giải pháp và tổ chức thực hiện.

18

IV.

Hiệu quả.

19

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

19

I.

Kết luận.

II.

Kiến nghị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Thực hiện chủ chương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, theo
Nghị quyết số 29 của Đảng với mục tiêu “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ
chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học”. Trong đó, nhà trường xác định việc đổi mới phương pháp dạy học là
việc làm thiết yếu và quan trọng nhất. Bởi nguyên tắc vàng trong dạy học ở Tiểu
học là: Nhẹ nhàng, thoải mái, giờ học hiệu quả, học sinh thích học không vì
điểm số.
Khi nhắc đến Mĩ Thuật, trước hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vẻ đẹp và sự
sáng tạo bởi đơn giản Mĩ Thuật vốn là một môn học đặc trưng của nghệ thuật
sáng tạo. Để môn học này đến với học sinh một cách hấp dẫn mà vẫn phát huy
được tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh, yêu cầu người thầy không
ngừng đổi mới về hình thức, phương pháp và cả nội dung dạy học. Đặc biệt với
môn Mĩ Thuật được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nga sơn, trường
Tiểu học Thị trấn đã triển khai giảng dạy môn Mĩ Thuật theo phương pháp của
Đan Mạch bắt đầu từ học kì năm II năm học 2014-2015.
Môn học Mĩ Thuật trong nhà trường Tiểu học không nhằm đào tạo các em
trở thành hoạ sỹ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy
khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình
thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Điểm nổi bật
của phương pháp dạy học mới môn Mĩ Thuật là giáo viên có thể chủ động theo
từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy như: Vẽ biểu
cảm - Vẽ cùng nhau - Vẽ theo nhạc - Xây dựng cốt chuyện - Xây dựng câu

chuyện v.v….
Tôi chọn đề tài “Phương pháp giúp học sinh tiểu học thực hiện tốt quy
trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” trong chương trình dạy học
Mĩ Thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch bởi trong quá trình giảng dạy
của mình tôi nhận thấy phương pháp mới phát huy khả năng sáng tạo cao của
học sinh, tiết học thoải mái, sinh động hơn. Từ môn học này tạo cơ hội cho học
sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Rõ ràng, với phương pháp
học mới học sinh vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo nên em nào cũng mong chờ
đến tiết học mỹ thuật. Ưu điểm của phương pháp này là học sinh được tự do
sáng tạo, trong mỗi tiết học, học sinh khám phá ra những điều mới mẻ hơn.
Phương pháp này phát triển khả năng sáng tạo, phát triển khả năng giao tiếp, kỹ
năng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông.
II. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua quy trình giáo dục mĩ thuật “Vẽ cùng nhau và sáng tạo các
câu chuyện” học sinh sẽ phát triển được khả năng:
- Biến những quan sát về con người thành tranh vẽ
- Nhận biết và phân biệt được đặc điểm và đặc tính của các loại vật liệu
vẽ khác nhau như: bút chì, bút dạ, sáp màu...;


- Hợp tác và hoạt động theo nhóm, cặp;
- Tạo ra những câu chuyện ấn tượng phù hợp với chủ đề bài học;
- Vẽ và trải nghiệm hiệu ứng màu sắc
- Hiểu và biểu đạt được ý nghĩa của câu chuyện của chính các em và của các bạn khác.

III. Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu về phương pháp thực hiện tốt quy trình giáo dục mĩ thuật vẽ cùng
nhau và sáng tạo các câu chuyện cho học sinh lớp 4A, trường tiểu học Thị Trấn
Nga Sơn, Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Tài liệu dạy học Mĩ Thuật dành cho giáo viên tiểu học
- Phương pháp giảng dạy Mĩ Thuật
- Tài liệu tập huấn Mĩ Thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch (SAEPS)
- Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài
2. Phương pháp điều tra:
- Tìm hiểu về việc tổ chức áp dụng dạy học Mĩ Thuật theo phương pháp mới
của Đan Mạch (SAEPS) của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nga Sơn
- Tìm hiểu về cảm nhận của các em học sinh sau khi được học Mĩ Thuật
theo phương pháp mới.
- Trao đổi, dự giờ, kiến tập, thảo luận, tọa đàm với đồng nghiệp.
3. Phương pháp so sánh:
- So sánh các mặt ưu điểm và nhược điểm giữa hai phương pháp dạy học
Mĩ Thuật cũ và phương pháp dạy học Mĩ Thuật.
- So sánh quá trình trước khi áp dụng phương pháp mới và sau khi áp dụng
phương pháp mới.
4. Phương pháp thực nghiệm:
- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giá
hiệu quả của việc vận dụng đổi mới nội dung phương pháp dạy học vào lớp 4A
trường Tiểu học Thị Trấn - Nga Sơn - Thanh Hóa.
B. NỘI DUNG I.
Cơ sở lý luận: 1.
Quy trình là gì?
Quy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã được
quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt
động quản trị. Quy trình xuất hiện phổ biến trong quá trình tồn tại và phát triển
của vạn vật, ví dụ như quy trình giăng tơ của loài nhện, làm tổ của chim hoặc
săn mồi của hổ báo…
2. Quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện là gì ?
Trong giáo dục Mĩ Thuật, học sinh được phát triển không ngừng và có sự

khác biệt ở mỗi em về khả năng quan sát, trí tưởng tượng, trí nhớ, cách thức thể
hiện con người, con vật, đồ vật về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc, tỉ lệ...


Học sinh được kích thích thông qua các khả năng của bản thân cũng như
trải nghiệm với người khác như: những thành viên trong gia đình, bạn bè và
thậm chí những người mới quen biết, với con vật yêu thích, đồ vật thân quen.
Học sinh bị ảnh hưởng thông qua tiếp xúc với sự vật, hiện tượng xung
quanh thông qua các kênh thông tin như: ti vi, tạp chí, sách vở, truyện tranh,
quảng cáo, internet và các tác phẩm điêu khắc công cộng. Dần dần học sinh
nhận biết được những cách thức thể hiện hình ảnh con người khác nhau về hình
dáng, cấu trúc, tỉ lệ như: phác họa con người, biểu cảm của nhân vật, biểu tượng
người khái quát...
- Con người theo cách nhìn hiện thực, được tạo nên bởi các hình dáng tự
nhiên sẵn có.
- Con người biểu cảm, là hình dáng được phóng đại, cách điệu như tranh biếm họa.

- Con người tưởng tượng là hình dáng được tạo nên bởi sự sáng tạo theo sở
thích. Cuối cùng, học sinh sẽ hiểu rằng những miêu tả về con người khác nhau
cũng có những chức năng khác nhau.
Ví dụ để tuyên truyền, xây dựng phim tài liệu hoặc biểu cảm thẩm mĩ…
Sự nối tiếp các hoạt động của Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo các
câu chuyện:

II. Thực trạng của việc giảng dạy Mĩ Thuật trong trường tiểu học
1. Thực trạng về phía nhà trường:
- Nhà trường còn thiếu phòng học riêng biệt cho môn Mĩ Thuật
- Các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy theo phương pháp mới của
Đan mạch còn nhiều hạn chế.
- Nhiều trường tiểu học trên địa bàn huyện vẫn chưa áp dụng dạy học Mĩ

Thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch theo quy định của phòng GD.
2. Thực trạng việc dạy học của giáo viên:


Trong cách dạy học Mĩ Thuật trước đây mỗi khi giảng dạy giáo viên hướng
dẫn cho học sinh tiến hành các bước vẽ theo quy tác hàn lâm, chính vì vậy mà
các em bị gò bó, các em gặp rất nhiều khó khăn trong thực hành vẽ bài. Mỗi tiết
học trên lớp học sinh phải hoàn thành một bài vẽ, nên rất nhiều học sinh không
đủ thời gian để hoàn thành bài học trên lớp. Giáo viên cũng đã quen thuộc với
cách dạy học theo trương chình Mĩ Thuật cũ chính vì vậy khi tiếp xúc với cách
dạy học mới giáo viên rất thích thú với những điều mới lạ hấp dẫn mà chương
trình mới mang lại, tuy nhiên do thời gian áp dụng phương pháp dạy học mới
vừa mới được triển khai trong các trường Tiểu học nên giáo viên không khỏi có
những mặt còn hạn chế sau:
- Giáo viên chưa nắm hết nội dung, vai trò, bản chất, những kĩ năng cơ bản, chưa
biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để hướng dẫn cho học sinh.

- Giáo viên còn thiếu nhiều tài liệu nghiên cứu cúng như được trải nghiệm
những tiết dạy chất lượng theo phương pháp mới của các đồng nghiệp.
- Giáo viên đã có kế hoạch bài học theo phương pháp mới song giáo viên
còn lúng túng, còn ngại đầu tư, khả năng tổ chức hoạt động giảng dạy hạn chế
nên kết quả chưa cao.
- Việc đổi mới cách đánh giá học sinh trong giảng dạy nhằm khuyến khích
sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả
năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
- Giáo viên còn ngại khó cho rằng việc áp dụng phương pháp giảng dạy Mĩ
Thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch còn mất nhiều thời gian để nghiên
cứu và áp dụng tốt trong thực tiễn giảng dạy.
3. Thực trạng việc học của học sinh:
Với cách học trước đây học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện

vẽ bài tiến hành theo các bước của một bài vẽ theo hướng dẫn của giáo viên
chính vì vậy mà học sinh ít thực hiện theo tiến trình các bước, các em vẽ theo
cảm nhận rồi chỉnh sửa theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ: Cách vẽ tranh đề tài: “Vệ sinh môi trường”
B1: Tìm và chọn nội dung đề tài
B2: Xây dựng bố cục (phác mảng chính, mảng phụ bằng đường nét kỉ hà)
B3: Dựa vào hình mảng đã phân chia để vẽ hình ảnh chính, phụ
B4: Vẽ màu
Đây là các bước tiến hành vẽ tranh theo quy tắc hàn lâm mà bản thân tôi trong
quá trình học tập tại trường Đại học cũng được các thầy cô giáo hướng dẫn để áp
dụng vẽ các bai học thuộc phân môn vẽ bố cục ( vẽ tranh đề tài ), bản thân chúng
tôi là Sinh viên trong quá trình học cúng còn gặp nhiều khó khăn. Việc dạy học
sinh theo quy tắc này là hơi nặng, gây nhiều khóp khăn đối với học sinh tiểu học.
Chính vì vậy khi tiến hành vẽ tranh đề tài các em thường bỏ qua, không thực hiện
được theo các bước vẽ tranh đề tài. Sau khi tìm được nội dung đề tài, các em vẽ
luôn hình ảnh chình, hình ảnh phụ, bài vẽ bị lỗi nhiều về bố cục và các em chỉnh sử
lại bố cục theo hướng dẫn của thầy cô. Với cách học mỗi tiết học là phải hoàn
thành một bài vẽ trên lớp nên nhiều em không vẽ song bài, áp


lực về hoàn thành bài khiến các em cảm thấy khó, ngại học, không còn thích thú
với môn học…
Có một số ít học sinh còn thiếu đồ dùng học tập, quên đem đồ dùng học tập
Có một số học sinh ít được tham gia các hoạt động trong cộng đồng, thiếu
trải nghiệm cuộc sống.
4. Khảo sát chất lượng học tập của học sinh lớp 4A đầu năm học 2015 - 2016:
Bắt đầu từ học kì hai năm học 2014-2015 theo hướng dẫn của phòng Giáo

Dục huyện Nga Sơn trường tiểu học Thị Trấn đã áp dụng phương pháp dạy học
Mĩ Thuật mới của Đan Mạch (SAEPS) vào giảng dạy, với cách học Mĩ Thuật

theo phương pháp mới của Đan Mạch đã thay đổi quá trình dạy và học của cả
thầy và trò. Các em tỏ ra thích thú với cách học mới, các em được tự do sáng tạo
mà ít bị ràng buộc bởi các quy tắc như trước đây. Nhưng do chương trình mới
được áp dụng các em đang quen với cách học cũ nên không tránh khỏi những
mặt còn hạn chế. Đặc biệt là trong các bài vẽ tranh theo chủ đề được vận dụng
quy trình vẽ cùng nhau và xây dựng các câu chuyện, do các em còn nhỏ nên
chưa ý thức được kĩ năng cơ bản cần thiết cho bản thân, nhiều học sinh thiếu kĩ
năng giao tiếp, nhiều em không có kĩ năng xây dựng các câu chuyện theo chủ
đề, hoặc xây dựng được câu chuyện theo chủ đề nhưng nội dung chưa hay hay,
chưa hấp dẫn, nhiều em nhút nhát không giám nói, không giám bày tỏ ý kiến
trước đông người.
Bảng khảo sát:

Năm học
2015-2016

Lớp
4A

Hoàn thành
tốt
SL
%


số
32

19


59

Hoàn thành
SL

%

11

34

Chưa hoàn
thành
SL
%
2

7

Vậy để các em học tập tốt hơn môn Mĩ Thuật theo phương pháp mới của
Đan Mạch nói chung, cũng như khắc phục được những điểm hạn chế còn tồn tại
trong các bài vẽ theo chủ đề vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và xây dựng các
câu chuyện tôi đã có những giải pháp thực hiện.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Như chúng ta đã biết, đối với học sinh lớp 4, các em đang còn nhỏ. Sự hình
thành tâm lý lứa tuổi của các em đang được hình thành và phát triển. Sự trong
trắng, ngây thơ hay những kĩ năng cần thiết đang cần được cha mẹ, thầy cô
hướng dẫn. Bởi vậy là giáo viên Mĩ Thuật trực tiếp đứng lớp, hàng ngày, hàng
giờ tiếp xúc với các em, tôi luôn trăn trở để tìm ra biện pháp giúp các em học tốt
và yêu thích hơn môn Mĩ Thuật mà đắc biệt là“Giúp học sinh thực hiện tốt quy

trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” theo chương trình dạy học Mĩ
Thuật mới của Đan Mạch, nhằm trang bị cho các em có những kĩ năng cần thiết
để các em học tốt môn Mĩ Thuật, góp phần giáo dục các em phát triển toàn diện.
1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của môn học Mĩ Thuật
trong trường tiểu học cho phụ huynh và học sinh


Hiện nay trong trường Tiểu Học các em học sinh được học rất nhiểu các
môn văn hóa như: Toán, Tiếng Việt, Tập Làm Văn, Khoa, Sử, Địa … bên cạnh
đó các em còn được học thêm các môn đặc thù như: Thủ Công, Tin Học, Hát
Nhạc… và môn Mĩ Thuật cũng là một trong số các môn đặc thù nói chung. Tâm
lý chung của phụ huynh và học sinh là đến trường chủ yếu là để học các môn
văn hóa đặc biệt là Toán, Tiếng Việt, Tập Làm Văn… các môn đặc thù ít được
quan tâm và bị xem nhẹ. Ham mê, thích học, thích thú với môn Mĩ Thuật phần
lớn chủ yếu là những em học sinh có năng khiếu.
Trong xã hội hiện nay, mỗi gia đình chỉ có một đến hai con nên các em được gia
đình quan tâm chu đáo ngoài việc học các môn văn hóa các em còn đựợc chú trọng
phát triển các môn năng khiếu như: nhạc, họa... giúp con em họ phát triển toàn diện.
Bên cạch đó cũng còn không ít một số gia đình chưa chú trọng tới việc học và
phát triển các môn năng khiếu cho con em mình, họ cho rằng đó là các môn không
quan trọng tới sự phát triển của con em mình, chủ yếu tập trung học các môn văn
hóa, học các môn văn hóa thì mới có được sự nghiệp tương lai sau này …

Với những trăn trở để phụ huynh và học sinh yêu thích môn học Mĩ Thuật
tôi luôn tìm cách để nâng cao hiểu biết của các em học sinh và phụ huynh về vai
trò của môn học Mĩ Thuật trong nhà trường. Tôi trao đổi, phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm lớp, thông qua giáo viên chủ nhiệm để tuyên truyền nâng cao hiểu
biết về vai trò của môn Mĩ Thuật trong nhà trường, trong các tiết sinh hoạt,
trong các buổi họp phụ huynh của nhà trường để các em học sinh và các bậc phụ
huynh quan tâm hơn tới môn học Mĩ Thuật với những nội dung sau:

- Môn Mĩ Thuật trong nhà trường không nhằm đào tạo các em trở thành họa
sĩ mà tạo môi trường thẩm mĩ cho xã hội.
- Phát hiện những học sinh có năng khiếu Mĩ Thuật, bồi dưỡng mầm nom
nuôi dưỡng tài năng sủa soạn hướng nghiệp cho học sinh, những em có năng
khiếu Mĩ Thuật có thể rèn luyện sau này thi vào các trường đại học Mĩ Thuật,
đại học Kiến trúc, những họa sĩ và kiến trúc sư tương lai của đất nước.
- Học Mĩ Thuật không đơn giản chỉ là học vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để
nâng cao tầm hiểu biết của học sinh về nhiều mặt: đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ.
- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh gíup các em hiểu biết về cái đẹp ở thiên
nhiên, trong đời sống xã hội và cái đẹp trong các tác phẩm mĩ thuật, tạo cho các
em biết tạo ra cái đẹp bằng chính khẳ năng của mình như vẽ tranh, biết làm đẹp
cho cuộc sống của mình: trang trí sách vở, góc học tập…
- Rèn luyện óc nhận xét quan sát, khả năng tri giác, thị giác, khẳ năng thể
hiện đối tượng vẽ cho học sinh, thông qua thực hành mĩ thuật học sinh sẽ được
rèn luyện óc phân tích, so sánh, đối chiếu với phương pháp từ bao quát đến chi
tiết điều đó giúp cho tư duy phát triển
- Thông qua việc học môn Mĩ Thuật tạo điều kiện giúp cho học sinh học tốt
các môn học khác.
- Với mong muốn các em học sinh ngày càng yêu mến và thích học môn Mĩ
Thuật trong các tiết dạy Mĩ Thuật của mình tôi luôn trăn trở để tìm ra những
điều mới lạ hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh.


( Hình ảnh HS của lớp 4A đang hoạt động nhóm )
Trong những giờ học tiếp xúc với các em học sinh tôi luôn quan tâm, chỉ
bảo nhẹ nhàng, giúp các em thấy thoải mái trong mỗi tiết Mĩ Thuật, bên cạnh đó
các em lại được học Mĩ Thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch các em tỏ
ra thích thú, yêu thích và thích học Mĩ Thuật.
Với sự giúp đỡ của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm các bậc phụ huynh
cũng đã có cái nhìn mới về các môn đặc thù nói chung và môn học Mĩ Thuật nói

riêng, phụ huynh quan tâm hơn tới đồ dùng học tập Mĩ Thuật của học sinh, giúp
các em có thêm động lực để học tập.
2. Bồi dưỡng có hiệu quả kĩ năng sáng tạo các câu chuyện theo chủ đề
cho học sinh.
Với cách dạy học cũ của phân môn vẽ tranh đề tài, sau khi tìm được nội
dung đề tài học sinh thực hành vẽ tranh mà không phải xây dựng một câu
chuyện. Trong cách dạy học mới học sinh phải sáng tác tranh và xây dựng một
cây chuyện theo chủ đề
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có khẳ năng tự
xây dựng một câu chuyện theo chủ đề hoặc xây dựng được một câu chuyện theo
chủ đề nhưng còn sơ sài, chưa có cấu trúc, ít tình tiết khiến cho câu chuyện chưa
sinh động, chưa hấp dẫn người nghe, chính vì vậy tôi đã tìm cách để khắc phục
những mặt hạn chế, bồi dưỡng thêm kĩ năng sáng tác các câu chuyện theo chủ
đề cho các em học sinh. Bằng những cách làm sau:
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về tình hình học tập của lớp, kĩ năng
sáng tác câu chuyện theo chủ đề của các em học sinh trong lớp, những em học
tốt, những em học chưa tốt, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm quan tâm bồi dưỡng
thêm kĩ năng sáng tác câu chuyện cho học sinh còn kém trong các tiết Tiếng
Việt, Tập Làm Văn, các tiết sinh hoạt lớp …


- Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng với các em học sinh theo
các chủ đề, chủ điểm hàng tuần, hàng tháng. Các hoạt động do nhà trường và
liên đội tổ chức nhằm củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học,
tạo cơ hội cho các em rèn luyện kĩ năng nói, giao tiếp, kĩ năng diễn đạt suy nghĩ
của bản thân. Giúp các em có thêm nhiều những trải nghiệm trong cuộc sống.
Ví dụ: - Hoạt động văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao.
+ Các buổi liên hoan văn nghệ chào mừng các ngày lễ: 20/11; 22/12…
+ Các giải thi đấu TDTT có các đội tuyển của trường tham gia: Điền kinh,
đá cầu, bóng đá…

- Hoạt động vui chơi giải trí.
+ Các cuộc thi trò chơi dân gian do liên đội tổ chức: Kéo co, Nhảy bao bố…
+ Các giờ ra chơi trên sân trường …
- Hoạt động lao động vệ sinh
+ Các bổi lao động do nhà trường tổ chức
+ Dọn nhà bia liẹt sĩ…
- Hoạt động xã hội, nhân đạo …

(Hình ảnh HS lớp 4A tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp )
Với sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, sau
mỗi chương trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm yêu cầu các em viết những đoạn văn diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của
bản thân và miêu tả lại không khí của các buổi sinh họat ngoại khóa.
Với những việc làm trên chỉ sau một thời gian ngắn kĩ năng sáng tác câu
chuyện theo chủ đề của các em đã được cải thiện rõ rệt, các em chủ động, mạnh
dạn hơn, khả năng diễn đạt suy nghĩ của bản thân của các em cũng tiến bộ rõ rệt.
3. Tổ chức lớp học trong các chủ đề áp dụng quy trình vẽ cùng nhau và
sáng tạo các câu chuyện
Bắt đầu từ học kì hai năm học 2014-2015 tôi đã áp dụng phương pháp
giảng giạy Mĩ Thuật mới của Đan Mạch (SAEPS) trong toàn trường Tiểu Học
Thị Trấn, Nga Sơn với nội dung tiến trình dạy học các chủ đề áp dụng quy trình


“vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” theo phương pháp dạy học của
Đan Mạch như sau:
HĐ1: Tìm hiểu về chủ đề ( Hoạt động trải nghiệm)
HĐ2: Vẽ nhanh các dáng người, các hình ảnh liên quan tới câu chuyện
HĐ3: Tạo Ngân hàng hình ảnh
HĐ4: Sáng tác tranh, câu chuyện theo chủ đề
HĐ5: Chia sẻ nội dung câu chuyện

HĐ6: Vẽ màu làm phong phú câu chuyện
HĐ7: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh
Với cách dạy học trên học sinh tỏ ra rất hào hứng, thích thú, các em chủ
động học tập hơn, các em được học theo nhóm nên rất tích cực tham gia các
hoạt động của nhóm mình. Là người trực tiếp được phòng Giáo Dục cử đi tập
huấn về phương pháp dạy học Mĩ Thuật mới của Đan Mạch tôi luôn trăn trở để
áp dụng và vận dụng sáng tạo phương pháp mới trong cách dạy học của mình.
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy từ việc trưng bày ngân hàng hình ảnh các
nhóm thảo luận xây dựng một câu chuyện theo chủ đề khiến các em gặp nhiều
khó khăn. Một số nhóm quá phụ thuộc câu chuyện của mình vào những hình vẽ
nhanh các dáng người đã có trong ngân hàng hình ảnh khiến các em lúng túng,
bị động thiếu đi sự sáng tạo. Có nhiều dáng người trong ngân hàng hình ảnh
không phù hợp với nội dung câu chuyện của các nhóm.
Để các em phát huy tốt tính chủ động, sáng tạo trong học tập và năng lực
hợp tác nhóm một cách có hiệu quả trong các tiết dạy học Mĩ Thuật tại lớp 4A
tôi mạnh dạn thay đổi, sắp xếp lại tiến trình trong quy trình vẽ cùng nhau, tôi
tách “HĐ4: Sáng tác tranh, câu chuyện theo chủ đề” thành hai hoạt động, hoạt
động sáng tác câu chuyện theo chủ để và hoạt động sáng tác tranh minh họa câu
chuyện theo chủ đề. Tôi sắp xếp lại các hoạt động của “quy trình vẽ cùng nhau
và sáng tạo các câu chuyện” cụ thể như sau:
HĐ1: Tìm hiểu về chủ đề ( Hoạt động trải nghiệm)
HĐ2: sáng tạo câu chuyện theo chủ đề
HĐ3: Vẽ nhanh các dáng người, các hình ảnh liên quan tới câu chuyện
HĐ4: Tạo Ngân hàng hình ảnh
HĐ5: Sáng tác tranh minh họa câu chuyện theo chủ đề
HĐ6: Chia sẻ nội dung câu chuyện
HĐ7: Vẽ màu làm phong phú câu chuyện
HĐ8: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh
Như vậy “quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” từ bảy
hoạt động thành tám hoạt động tôi đưa hoạt động “sáng tác câu chuyện theo

chủ đề” lên thành hoạt động hai.
Ví dụ: Chủ đề: HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Thời lượng 3 tiết (Bài 2: Vẽ hoa, lá ; Bài 33: Vẽ đề tài: Vui chơi trong
mùa hè, Bài 34: Vẽ đề tài tự do)
HĐ1: Tìm hiểu về chủ đề


- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các hoạt động vui chơi của các
em đặc biệt là các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
HĐ2: Xây dựng câu chuyện theo chủ đề
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhóm thảo luận sáng tác một câu
chuyện về hoạt động vui chơi mà các em yêu thích.
Ví dụ: Câu chuyện “Ngày hè sôi động” Học sinh kể về những ngày hề
được về quê thăm ông bà, được ra đồng cùng các bạn nhỏ ở nông thôn, được
tham gia các trò chơi tả diều, đá bóng …
HĐ3: Vẽ nhanh các dáng người
- Sau khi đã có câu chuyện các nhóm vẽ minh họa những dáng người có
trong câu chuyện theo trí tưởng tưởng, trí nhớ: Bạn làm diều, bạn thả diều, bạn
đá bóng, bạn cổ vũ… vẽ thêm các hình ảnh trên cánh đồng… những hình ảnh
phụ làm cho câu chuyện thêm sinh động.
- Những dáng người khó vẽ nhóm trưởng có thể cử các bạn trong nhóm lên
làm mẫu cho các bạn trong nhóm vẽ lại.

( Hình ảnh HS lớp 4A làm mẫu cho nhóm mình vẽ )
HĐ4: Tạo ngân hàng hình ảnh
- Các nhóm trưng bày các hình vẽ minh họa trong câu chuyện của nhóm
mình, học sinh các nhóm đi thăm quan hình vẽ của các nhóm khác. Có thể mượn


những hình vẽ của nhóm khác phù hợp với dáng người trong câu chuyện của

nhóm mình mang về vẽ lại rồi trả lại cho nhóm bạn …

( Hình ảnh HS lớp 4A đang trưng bày các hình ảnh )
HĐ5: Sáng tác tranh minh họa câu chuyện theo chủ đề
- Từ nội dung câu chuyện và những hình vẽ minh họa câu chuyện đã có học
sinh các nhóm sáng tác tranh minh họa câu chuyện của nhóm mình
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vẽ thêm những hình ảnh phụ cho bức
tranh thêm sinh động.

( Hình ảnh HS lớp 4A đang sáng tác tranh theo chủ đề )
HĐ6: Chia sẻ nội dung câu chuyện
- Giáo viên mời đại diện các nhóm lên chia sẻ nội dung câu chuyện của
nhóm mình trước lớp


( Hình ảnh HS lớp 4A đang chia sẻ nội dung câu chuyện )
- Giáo viên mời các nhóm nhận xét bổ sung cho câu chuyện các hình vẽ
minh họa của nhóm bạn.
- Giáo viên nhận xét nội dung câu chuyện và hình minh họa câu chuyện
giúp các nhóm hoàn thiện bài của nhóm mình.
HĐ7: Vẽ màu làm phong phú câu chuyện
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm mang bài vẽ của nhóm mình về vẽ màu
cho bức tranh vẽ màu tươ sáng, có màu đậm màu nhạt, có gam màu…

( Hình ảnh các nhóm HS lớp 4A đang vẽ màu hoàn thiện bức tranh)


HĐ8: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm cử đại diện nhóm lên trưng bày tranh vẽ
của nhóm mình


( Hình ảnh HS lớp 4A trưng bày các bài vẽ của các nhóm )
- GV hướng dẫn HS thuyết trình về bức tranh và câu chuyện của nhòm mình

( Hình ảnh HS lớp 4A đang thuyết trình về bức tranh và câu chuyện )
- Học sinh các nhóm nhận xét bài vẽ và nội dung câu chuyện của nhóm bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá, xếp loại bài vẽ và câu chuyện của các nhóm.


Với cách làm trên tôi nhận thấy học sinh các nhóm chủ động học tập hơn,
các bước tiến hành được thực hiện một cách nhịp nhàng, các em không bị gặp
nhiều khó khăn trong cách xây dựng nhân vật theo câu chuyện, các em tự tin
hơn trong hơn trong các tiết học Mĩ Thuật.
4. Tổ chức dạy học thực nghiệm:
Năm học 2015-2016 được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giam hiệu
nhà trường tôi tiếp tục triển khai phương pháp giảng dạy Mĩ Thuật mới của Đan
Mạch tại trường tiểu học Thị trấn, Nga Sơn, với những trăn trở để học sinh tiếp
cận và học tốt môn Mĩ Thuật theo phương pháp mới, đặc biệt là với những ý
tưởng đã ấp ủ tôi tiếp tục thực hiện, áp dụng sáng kiến “phương pháp giúp học
sinh thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” của mình
trong những tiết học Mĩ Thuật tại lớp 4A.
Trong đợt dự thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày nhà giáo Việt
nam 20/11 năm học 2015 – 2016 tôi đã mạnh dạn vận dụng cách dạy học mới tại
lớp 4A trường Tiểu học Thị Trấn. Với những gì đã thể hiện tại tiết thao giảng
trong hội thi giáo viên giỏi tại trường, tôi được ban giám hiệu nhà trường, các
đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn, các đồng chí giáo viên đồng nghiệp đánh giá
cao, tiết học đã phát huy được tính chủ động học tập của học sinh, tất cả các học
sinh trong lớp đều được tham gia hoạt động đóng góp xây dựng bài, với phương
pháp dạy học mới, tiết học trở nên nhẹ nhàng lôi cuốn học sinh, các em học tập
tích cực hơn.

Do chương trình dạy Mĩ Thuật áp dụng theo phương pháp mới của Đan
Mạch mới được triển khai nên nhiều giáo viên đồng nghiệp còn bỡ ngỡ, lúng
túng trong cách tổ chức dạy học, vẫn còn một số trường chưa triển khai giảng
giạy, chính vì vậy Để phát huy hơn nữa những mặt tích cực đã đạt được của
cách dạy trên, trong các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn Mĩ Thuật tôi cũng
mạnh dạn đăng ký dạy thử theo phương pháp mới, tiết dạy với “chủ đề: Chúng
em với thế giới động vật thân quen” áp dụng “phương pháp giúp học sinh thực
hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện”:
Lớp 4A: Chủ đề: CHÚNG EM VÀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT THÂN QUEN
Thời lượng 4 tiết (Bài 8: Nặn, xé dán con vật; Bài 16: Tạo dáng con
vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp; Bài 3: Vẽ đề tài các con vật quen thuộc; Bài 30:
Nặn tự do).
(Tiết 1)
HĐ1: Tìm hiểu về chủ đề các con vật thân quen (10’)
- GV đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào là những con vật thân quen?
+ HS trả lời câu hởi về các con vật thân quen theo cách hiểu và cách nghĩ
của mình
- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên các con vật thân quen mà em biết?
+ HS nêu các con vật thân quen: con trâu, con bò, con gà…
- GV cho HS xem một số tranh các con vật thân quen trong bộ ĐDDH


( Hình ảnh các con vật thân quen )
+ HS quan sát và ghi nhớ hình ảnh các con vật thân quen
- GV đặt câu hỏi: Trong số các con vật thân quen em thích con vật nào
nhất? vì sao?
+ HS nêu con vật mà mình yêu thích và giải thích vì sao mình thích
- GV: Em hãy kể tên các bộ phận của con vật mà em thích?
+ HS kể tên các bộ phận của con vật mà mình thích, miêu tả lại đặc điểm
của con vật

- GV: Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa con vật em thích với
những con vật khác?
+ HS so sánh đặc điểm của con vật mình thích với con vật khác
- GV: Em có thể kể một vài kỉ niệm về con vật mà em nhớ nhất ?
+ HS kể một kỉ niện của mình với con vật nuôi trong gia đình…
* GV chốt: Trong cuộc sống có rất nhiều các loài động vật gần gũi, gắn liền
với cuộc sống của con người, có những con vật được con người nuôi dưỡng,
chăm sóc như: con gà, con chó, con trâu… Và đó là những con vật thân quen.
HĐ2: Sáng tạo câu chuyện về chủ đề các con vật thân quen ( 14’ )
- GV chia lớp thành sáu nhóm: Bốn nhóm năm, hai nhóm sáu, mỗi nhóm
bầu một bạn nhóm trưởng và đặt tên cho nhóm của mình.
- GV hướng dẫn SH sau khi tìm hiểu về các con vật thân quen các nhóm thảo
luận sáng tác một câu chuyện về các con vật thân quen mà các em yêu thích.
- GV sáng tác mẫu một câu chuyện về con vật thân quen cho HS nghe
Ví dụ:
Câu chuyện về gia đình nhà Cô Mèo
Nhà em có nuôi một con Mèo mẹ và ba con Mèo con. Hàng ngày vào mỗi
buổi sáng Mèo mẹ lại dẫn đàn con ra vườn chơi, vườn nhà em có rất nhiêu cây,
hoa lá, cũng có nhiều loài chim và ong bướm thường đến đây lấy mật và phấn


hoa, các chú méo con tỏ ra rất thích thú mỗi khi được ra vườn. Chúng chạy nhảy
tung tăng trên bãi cỏ, con thì duổi chim, bắt bướm, con thì nằm ngửa bụng ra
phơi nắng, con thì chạy lại chỗ Mèo mẹ nũng nịu hích mõn vào bụng Mèo mẹ
đòi mẹ cho bú, Mèo mẹ thì nằm dưới gốc cây mắt liu riu ngủ, thỉnh thoảng liếc
mắt về phía các con như trông chừng đám Mèo con tinh nghịch.
Cứ mỗi buổi sáng là khu vườn nhà em lại vui nhộn và tấp nập hẳn lên nhờ
sự có mặt của mẹ con nhà cô Meo.
- HS các nhóm thảo luận nhóm xây dựng câu chuyện về chủ đề các con vật
thân quen.

- Nhóm trưởng điều hành việc thảo luận của các thành viên trong nhóm,
thống nhất câu chuyện chung của nhóm mình.

( Hình ảnh HS lớp 4A đang thảo luận xây dựng câu chuyện )
- Thời gian thảo luận, học sinh sáng tác được rất nhiều câu chuyện: Ví
dụ: + Chú chó Mích Ki của bác hàng xóm
+ Chú gà trống choai
+ Đôi bạn mèo …vv
HĐ3: Vẽ nhanh các con vật thân quen, các hình ảnh liên quan tới câu
chuyện ( 15’)
- GV hướng dẫn HS vẽ lại các con vật thân quen trong câu chuyện của
nhóm mình theo trí nhớ
+ HS vẽ lại các con vật thân quen trong câu chuyện của nhóm mình theo trí
nhớ, theo trí tưởng tượng…
- GV trưng bày một số hình vẽ các con vật thân quen cho HS quan sát


( Hình vẽ các con vật thân quen )
+ HS quan sát tranh, ảnh các con vật thân quen
- GV hướng dẫn HS vẽ lại một số các con vật thân quen
+ HS quan sát vẽ lại các con vật thân quen mà giáo viên trưng bày
- GV hướng dẫn HS vẽ thêm những hình ảnh xung quanh gần gũi với con
vật thân quen theo câu chuyện của nhóm mình
Ví dụ: Vẽ còn mèo thì có thể vẽ thêm cây cau, đĩa xương cá. Vẽ con chó
thì vẽ thêm khúc xương…
- HS vẽ thêm các hình ảnh phụ gắn liền với các con vật trong câu chuyện
của nhóm mình.

(Hình ảnh HS lớp 4A đang vẽ các con vật theo câu chuyện của nhóm)



* GV nhận xét tiết học
(1’)
- Khen ngợi cá nhân HS và các nhóm tích cực học tập, xây dựng bài. Chấn
chỉnh các nhóm và các HS chưa tích cưac học tập.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho các nội dung của tiết học sau:
+ HĐ4: Tạo Ngân hàng hình ảnh
+ HĐ5: Sáng tác tranh minh họa câu chuyện theo chủ đề
Tiết dạy và cách làm của tôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ và đánh giá cao
của các đồng chí giáo viên Mĩ Thuật trong cụm chuyên môn. Phát huy những
mặt tích cực đã đạt được tôi thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm với các đồng
chí đồng nghiệp, cùng nhau xây dựng những kế hoạch bài học có hiệu quả để
phương pháp dạy học Mĩ Thuật mới của Đan Mạch được triển khai một cách có
hiệu quả.
IV. Hiệu quả
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng
thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của ban giám hiệu
nhà trường đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy Mĩ Thuật theo chủ
đề áp dung quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện
1. Kết quả khảo sát học sinh thực hiện quy trình vẽ cùng nhau và sáng
tạo câu chuyện
Tôi đã theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện quy trình vẽ cùng nhau và xây
dựng câu chuyện của lớp 4A tại thời điểm tháng 3 năm 2016 như sau:
Bảng khảo sát:
Năm học

Lớp

Sĩ số


Hoàn thành Hoàn thành

Chưa hoàn

tốt

2015-2016 4A

32

SL
30

thành

%
94

SL
2

%
6

SL

%

Nhìn vào bảng số liệu trên chứng tỏ rằng việc áp dung thực hiện quy trình
vẽ cùng nhau và xây dựng câu chuyện cho học sinh lớp 4A đã có sự chuyển biến

so với đầu năm, học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiện khuyến khích
khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin,
được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập, học sinh phát triển khả năng diễn đạt
suy nghĩ của bản thân. Chính vì vậy mà việc dạy học thep phương pháp mới
ngày càng đạt hiệu quả cao. Các em yêu thích môn Mĩ Thuật nhiều hơn.
2. Về phía giáo viên:
Giáo viên gần gũi chuyện trò với học sinh, trả lời những câu hỏi vụn vặt
của các em, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống
xảy ra giữa các em học sinh trong lớp.
Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn.
Hiệu quả lớn nhất là đã góp phần vào mục tiêu đào tạo con người mới, phát
triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi làm cho


đông đảo học sinh được tiếp xúc với hoạt động Mĩ Thuật trên cơ sở đó bồi
dưỡng thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Qua đó giáo viên có
thêm động lực trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao từ đó thêm
yêu nghề, yêu trẻ.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận: Qua gần một năm học triển khai sáng kiến mới “Phương
pháp giúp học sinh tiểu học thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo
các câu chuyện” theo phương pháp dạy học mĩ thuật Đan Mạch tại lớp 4A
trường Tiểu học Thị trấn học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về
mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được. Đối với học sinh cá biệt, ít quan
tâm đến việc học lại trở nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở
việc làm việc theo nhóm. Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả
năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn
học khác được nâng cao. Không những thế nó còn mang lại niềm vui cho các
thầy cô giáo, những người hàng ngày chứng kiến các em tìm thấy niềm vui, sự
sáng tạo, lòng đam mê trong từng sản phẩm do chính tay các em và bạn làm ra.

Để thực hiện được các ý tưởng cũng như SKKN của mình theo phương
pháp mới của Đan Mạch mới được triển khai và áp dụng trong giảng dạy trong
thời gian ngắn bản thân tôi với lòng yêu nghề, yêu trẻ đã không ngừng tìm tòi,
học hỏi, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, quan trọng hơn cả chình là sự quan
tâm của ban giám hiệu nhà trường, sự đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm quý báu
từ các đồng chí đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành, hoàn thiện ý thưởng viết
SKKN của mình.
Tuy bước đầu tổ chức dạy học theo phương pháp mới còn gặp nhiều khó
khăn về cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ dạy học, ... nhưng chắc rằng bằng
sự sáng tạo, nhiệt tình và tâm huyết với nghề, không ngại khó khi tiếp cận với
phương pháp mới chính là động lực để các thầy cô giáo triển khai thành công
quy trình vẽ cùng nhau và xây dựng các câu chuyện nói riêng và áp dụng
chương trình dạy học Mĩ Thuật theo Đan Mạch nói chung một cách thành công.
II.Kiến nghị
Với sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp giúp học sinh tiểu học thực
hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” của mình chắc
chắn vẫn còn nhiều thiếu sót vì vậy rất cần những sự góp ý, bổ sung để tôi có thể
hoàn thiện hơn sáng kiến kinh nghiệp của mình để tôi có thể triển khai cách
giảng dạy cho toàn trường.
- Để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao rất mong được nhà trường tạo điều
kiện để có một phòng học Mĩ Thuật chuyên biệt, cơ sở vật chất trang thiết bị cho
phòng học. Phòng GD cung cấp thêm các tài liệu về phương pháp dạy học Mĩ
Thuật mới của Đan Mạch. Tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn, những
tiết dạy Mĩ Thuật chất lượng của các đồng nghiệp để chúng tôi được học hỏi rút
kinh nghiệm.


- Trong năm học 2015 – 2016 vì nhiều lý do còn nhiều trường tiểu học trên
địa bàn huyện vẫn chưa tổ chức giảng dạy theo chương trình Mĩ Thuật mới của
Đan Mạch theo quy định của phòng Giáo Dục, đề nghị pòng Giáo Dục quan tâm

hơn chỉ đạo sát sao hơn nữa để chương trình dạy học Mĩ Thuật mới được triển
khai một cách đồng bộ trên địa bàn toàn huyện.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga sơn, ngày 09 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết
không lấy nội dung của người khác.
Ngêi viªt

Dương Xuân Lưu

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Tài liệu dạy học Mĩ Thuật dành cho giáo viên tiểu học
- Phương pháp giảng dạy Mĩ Thuật
- Tài liệu tập huấn Mĩ Thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch
(SAEPS)
- Tài liệu về quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện.



×