Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ dạy toán lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 18 trang )

ơ

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm
Trong nội dung chương trình sách giáo khoa thay đổi đòi hỏi phương
pháp dạy học cũng phải đổi mới “ Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng
tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh Tiểu học”. Là phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn toán ở
tiểu học.
Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho
học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm hứng thú bằng cách lôi cuốn các
em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc
điểm và tâm sinh lí của các em trong giờ học toán, đặc biệt là học sinh các lớp
1,2,3. Đây là giai đoạn đầu của cấp học mà tất cả những kiến thức đến với các
em đều là mới lạ, là khởi đầu của quá trình học tập môn Toán của các em. Vì thế
sự cần thiết là “cần và phải” tạo cho các em niềm tin, gây hứng thú trong giờ học
để đạt kết quả cao nhất.
Bản thân tôi là một giáo viên tiểu học, tôi nhận thấy: Muốn dạy tốt
chương trình mới nói chung và chương trình toán 3 nói riêng không những
người giáo viên không chỉ nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng
động sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế trò chơi góp
phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ dạy toán lớp 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp cho giáo viên và học sinh sử dụng tốt, có hiệu quả đồ dùng và phiếu
học tập dạy học ở lớp, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập có kết quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học
trong giờ dạy toán lớp 3” vì thế đối tượng nghiên cứu ở đây là hoạt động dạy và
học từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động bằng đồ dùng dạy học và


phiếu học tập, phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Nam
Tiến huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
1


ơ

1.4.1. Nghiên cứu tài liệu
- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục...có liên quan đến nội dung
đề tài.
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo: toán tuổi
thơ, giúp em vui học toán.
1.4.2. Nghiên cứu thực tế
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các chò chơi toán
học.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (soạn giáo án đã thông qua
các tiết dạy, để kiểm tra tính khả thi của đề tài)
1.5. Một số quan điểm đổi mới PPDH
Đổi mới phương pháp là đưa phương pháp dạy học vào nhà trường trên
cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp truyền thống và hiện đại để nâng
cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong quá trình dạy học
nói chung và dạy học toán nói riêng, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn hoạt
động học của học sinh, mọi học sinh đều họat động học tập để phát triển năng
lực cá nhân, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và
kinh nghiệm bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức và vận dụng các tri thức đó
trong thực hành tạo cho học sinh làm việc tự giác, chủ động không dập khuôn
máy móc, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình của bạn đặc biệt là giúp học

sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh
phát huy năng lực sở trường của mình, biết ứng dụng kiến thức mới trong bài
học, trong thực tế vào đời sống xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học không loại bỏ phương
pháp dạy học truyền thống hay hiện đại nào mà phải sử dụng một cách hợp lý
mặt tích cực của phương pháp dạy học để cụ thể tổ chức cho học sinh hoạt động
học tập theo kiểu mới, tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia giải quyết
vấn đề.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Vai trò của đổi mới phương pháp dạy học
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có
2


ơ

những con người lao động năng động sáng tạo, tự tin, linh hoạt sẵn sàng thích
ứng với điều kiện mới đang diễn ra hàng ngày. Trong khi đó cách dạy truyền
thống có sự mất cân đối giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò, có những
hạn chế nhất định như tiếp thu tri thức thụ động hạn chế phát triển tư duy không
bộc lộ và phát triển năng lực cá nhân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới nội dung
chương trình thì việc đổi mới phương pháp dạy học có một vị trí hết sức quan
trọng và cần thiết, là việc làm thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
[2]
Toán lớp 3 là bộ phận không thể thiếu của chương trình toán tiểu học.
Định hướng của phương pháp dạy học toán 3 là dạy học dựa vào các hoạt động
học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cụ thể là giáo viên tổ chức
hướng dẫn cho học sinh hoạt động dưới sự trợ giúp từ dụng cụ đồ dùng học tập
để từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh phát hiện và chiếm lĩnh nội dung học

tập rồi thực hành vận dụng nội dung đó theo năng lực của từng cá nhân.
2.1.2. Giải pháp đổi mới phương pháp
- Đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên.
- Đổi mới nội dung giáo dục.
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học.
- Đổi mới môi trường giáo dục.
- Đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục.
- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đổi mới về đào tạo bồi dưỡng giáo viên.
2.1.3. Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi học toán
Học sinh tiểu học luôn luôn hiếu động ham chơi, thích cái mới lạ nhưng
lại chóng chán. Đối với trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, muốn
tìm hiểu khám phá cái mới lạ. Do vậy, quan điểm thông qua hoạt động vui chơi
để tiến hành hoạt động phù hợp với nhà trường tiểu học.
Trong dạy học toán ở tiểu học đặc biệt ở các lớp 1, 2, 3, trò chơi trong dạy
học có nhiều tác dụng như:
- Giúp học sinh thay đổi loại hình dạy học trong giờ học bớt căng thẳng,
tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng,
gây hứng thú cho học tập.
- Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội cho học sinh tự thể hiện mình thông
3


ơ

minh qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức, năng nổ, hoạt bát, kích thích trí
tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông
minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng trong cuộc sống để
thích nghi với điều kiện đổi mới của xã hội.[5]
- Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được

nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết thân ái, lòng trung thực, tinh thần
cộng đồng và trách nhiệm.
2.2. Thực trạng của giáo viên và học sinh trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
Qua dự giờ thăm lớp, trao đổi với đồng nghiệp, qua tìm hiểu sách báo, tài
liệu, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy:
2.2.1. Về giáo viên
Các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ toán còn đơn điệu,
nghèo nàn. Việc sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học toán chưa thực sự
được chú trọng. Sở dĩ tình trạng trên là do bản thân mỗi đồng chí giáo viên chưa
thấy hết ý nghĩa, tác dụng của trò chơi trong giờ học toán.
Tài liệu nói về hình thức tổ chức trò chơi học tập còn ít, một số tài liệu có
đưa ra hình thức trò chơi phong phú song chưa sát thực, không mang tính khả
thi, bên cạnh đó giáo viên không được tập huấn về thiết kế trò chơi trong khi
trình độ giáo viên tiểu học lại không đồng đều.
Trong thực tế hiện nay giáo viên khi dạy toán lớp 3 chưa linh hoạt lựa
chọn các hình thức học hợp với nội dung bài mà chỉ thiên về việc học sinh ghi
nhớ trí thức, nắm phương pháp giải quyết rồi tái hiện lại để giải quyết bài tập
tương tự một cách cứng nhắc, không gắn liền hoạt động dạy học với ứng dụng
thực tiễn, không tạo ra và duy trì sự hứng thú, tích cực học tập của học sinh.
2.2.2. Về học sinh:
Do địa bàn xã Nam Tiến là một xã mền núi vùng cao thuộc diện đặc biệt
khó khăn của huyện Quan Hóa, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn đa số học
sinh là người dân tộc thiểu số, kiến thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế,
trình độ dân trí không đồng đều. Một số em do bố mẹ đi làm ăn xa, bỏ con cho
ông bà chăm sóc hoặc anh chị em tự chăm sóc lẫn nhau, địa bàn dân cư sinh
sống không tập trung, có em ở tận trong bìa rừng. Vì vậy con đường đến trường
của các em còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào những ngày mưa, ngày rét
4



ơ

kéo dài cũng làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Một điểm trường thôi mà phải tập trung học sinh của
ba bản mới có được vậy mà sĩ số học sinh vẫn không nhiều. Khi các em đến trường là phụ huynh giao phó cho
nhà trường và cho giáo viên chủ nhiệm. Mặc dù mục tiêu chương trình quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện
khả năng diễn đạt, ứng xử giải quyết các tình huống có vấn đề, song do bản thân các em ít đựơc giao tiếp nên
thiếu tự tin, khả năng diễn đạt còn yếu. Các em chưa có nhiều sân chơi lành mạnh cho lứa tuổi tiểu học để
được bộc lộ, được thể hiện mình. Từ đó dẫn đến trình độ đại trà các em có phần hạn chế so với các bạn cùng độ
tuổi ở một số nơi khác. Trò chơi trong giờ học toán tạo hứng thú cho các em, giúp các em yêu thích, say mê
môn học hơn nhưng nếu không được sử dụng thích hợp và thường xuyên thì thao tác của các em bỡ ngỡ, lúng
túng. Chính vì vậy mà giáo viên phải đưa các trò chơi vào dạy toán một cách thường xuyên và liên tục. Cụ thể
qua khảo sát thực tế khi chưa được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở lớp 3B (khu Ken) lớp tôi chủ nhiệm năm
học vừa qua cho thấy kết quả như sau:

Sĩ số

15

Hoàn thành tốt

SL
1

%
6.7

Hoàn thành

SL

6

%
40

Chưa hoàn thành

SL
8

%
53.3

Từ những khó khăn ở trên và căn cứ vào nhu cầu thực tế đặt ra tôi nhận
thấy việc thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất
lượng dạy học môn toán nói chung và toán 3 nói riêng là rất cần thiết.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Nguyên tắc thiết kế trò chơi học toán
Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện
Mỗi trò chơi cũng có được một nội dung toán học cụ thể trong chương
trình (Có thể là 1 bài, 1 chương)
Toán lớp 2, 3 chương trình 2000 được chia làm 5 mạch kiến thức: Số học,
yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng thống kê, yếu tố hình học, các dạng giải
toán. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết
học có trong 5 mạch kiến thức trên nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm
gây hứng thú, góp phần củng cố và hệ thống kiến thức bài học.
Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng toán học phát
huy trí tuệ, óc phân tích tư duy năng động sáng tạo.
5



ơ

Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian sử dụng trong tiết học (5 đến 7
phút) thích hợp với môi trường học tập cũng như đối tương học sinh.
Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh
tạo không khí vui vẻ thoải mái trong tiết học.
Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh
lớp 3 tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ phức tạp.
Nguyên tắc khai thác và thực hành
Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng
phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh
...). Các đồ dùng tự làm được giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi ở
xung quanh ta (từ các phế liệu như vỏ hộp bánh kẹo, giấy bìa…..)
2.3.2. Các biện pháp thực hiện
Dưới đây là một số trò chơi được áp dụng, được thực hành trong thực tế
dạy và học toán 3.
Trò chơi thứ nhất : MÁY TÍNH
- Mục đích: Luyện kỹ năng tính cộng, trừ trong bảng (hoặc tròn chục) hay
nhân chia trong bảng. Thời gian chơi: Từ 3 đến 5 phút.
- Cách chơi: Đối với trò chơi này hình thức tổ chức chơi đồng loạt.
- Giáo viên hoặc lớp trưởng làm người quản trò.
- Người quản trò hô: “Máy tính đâu ?”
- Học sinh đồng thanh đáp: “ Máy tính đây”.
- Quản trò hô tiếp: Máy tính nhấp nháy, nhấp nháy.
- Học sinh hai tay bấm bấm hô: “máy tính nhấp nháy nhấp nháy ’’
- Quản trò hô tiếp: Máy tính thực hiện phép tính 5 + 7…….
- Máy tính có tín hiệu trả lời thì giơ tay, quản trò gọi máy tính đó trả lời
nhận xét, Đối vơi các phép tính khác như: 8+2, 20 + 30, 6 +7 ……tiếp tục cộng
như vậy, hết thời gian chơi máy nào thực hiện nhanh và nhiều phép tính thì được

thưởng.
Trò chơi này được thực hiện ở rất nhiều các bài tập tính nhẩm để thực
hiện và chơi đồng loạt được ở tất cả các lớp 1 – 2 – 3.

6


ơ

Giáo viên và học sinh lớp 3B đang chơi trò chơi “ Máy tính”
Trò chơi thứ hai: ĐIỂM SỐ BÁO CÁO NHANH KẾT QUẢ
- Mục đích: Củng cố và rèn luyện kỹ năng tính nhẩm đối với các phép
tính cộng trừ, nhân chia trong bảng.
- Cách chơi: Chia lớp thành tổ theo dãy bàn học sinh điểm số theo dõi
7


ơ

theo thứ tự từ 1 đến hết , học sinh ghi nhớ số thứ tự của mình.
- Giáo viên nêu phép tính ví dụ: 2 x 3 = thì học sinh có số thứ tự ứng với
kết quả đúng (6) đứng dậy và nêu số thứ tự của mình là 6. Nếu sai phải thực
hiện lại phép tính hoặc giáo viên nêu phép tính: 15 = 9 +... thì học sinh có số thứ
tự là 6 đứng dậy và nêu số thứ tự của mình là 6.
- Cứ tiếp tục như vậy cho hết bảng nhân hoặc chia, bảng cộng trừ. Cuối
cùng tổ nào ít người phạm quy nhất tổ đó sẽ thắng.

Cô giáo và học sinh lớp 3 đang chơi trò chơi “điểm số báo cáo nhanh kết
quả”.
Trò chơi thứ ba: BÁC MẶT NẠ THÔNG THÁI

- Mục đích: Giúp học sinh củng cố loại thứ tự thực hiện các phép tính
trong biểu thức và rèn luyện kỹ năng quan sát, diễn đạt.
- Chuẩn bị: 2 biển mặt nạ (một bên có hình mặt hình cười một bên có hình
mặt mếu), bảng con.
- Cách chơi: Chọn 2 đội chơi : mỗi đội 3 đến 4 em, chọn bạn thư ký và
8


ơ

ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên.
Lần lượt xuất hiện bảng con, trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện một
biểu thức.
Ví dụ: Dạng Bài tập 2 ( Trang – 64 )
15 x 4 + 8
14 – 5 x 4
=60 +8

= 9 x4

= 68

= 45

0:40+6

22 : 2 x 0

=0 :46


= 11 x 0

=0

=0

Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con để các đội quan sát một nội
dung khi giáo viên

có tín hiệu đội nào có tín hiệu đúng thì giơ mặt cười, nếu

cho là thực hiện sai thì cho mặt mếu,

giáo viên có thể đưa câu hỏi thêm để các

em nhớ lại thứ tự như:
Ví dụ: Vì sao đội em cho là đúng ?
Căn cứ vào đâu mà đội em cho là sai ?
Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ.
Ban thư ký tổng hợp kết quả sau cuộc chơi (mỗi lần trả lời đúng, quay mặt
nạ đúng thì ghi được 10 bông hoa). Nếu quay mặt đúng song chưa trả lời được
câu hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1 bông hoa đến 2 bông hoa. Đội nào nhiều
số bông hoa nhất thì sẽ thắng cuộc, sẽ được thưởng bút hoặc vở.

Học sinh lớp 3B chơi trò chơi “ Bác mặt nạ thông
thái” Trò chơi thứ tư: GIẢI ĐÁP NHANH
9


ơ


- Mục đích: Luyện kỹ năng tính nhẩm các phép tính cộng, phép tính trừ
( Tròn chục ), phép nhân phép chia trong bảng. Thời gian chơi: Từ 5 đến 7 phút
cho mỗi đợt chơi.
- Chuẩn bị: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội tự đặt tên cho mình, (Chẳng hạn:
Đội thỏ trắng, đội thỏ nâu). Cử ban giám khảo, thư ký, các em còn lại cổ vũ cho
đội mình.
- Cách chơi: Chơi thi đua giữa 2 đội, đại diện 2 đội oản tù tì xem bên nào
ra đề trước.
Ví dụ: Đội thứ nhất nêu phép tính (100 +100 -100 =? ). Đội thứ hai trả lời
kết quả. Nếu đội trả lời sai thì khán giả (Các em ở dưới ) được quyền trả lời. Sau
khi trả lời đội thứ hai nêu nhanh phép tính khác yêu cầu đội thứ nhất trả lời và
tiến hành tương tự sau khoảng 5 đến 7 phút thì dừng lại.
Ban thư ký tổng hợp lại xem mỗi đội có bao nhiêu kết quả đúng. Mỗi kết
quả đúng ghi được tặng 10 bông hoa, đội nào có nhiều số bông hoa đội ấy sẽ
thắng cuộc. Nếu 2 đội có số bông hoa bằng nhau thì giáo viên ra đề phụ và đọc
đề, đội nào trả lời đúng, nhanh, rõ ràng mạnh lạc hơn đội ấy sẽ thắng cuộc.

Học sinh lớp 3B đang chơi trò chơi “ Giải đáp nhanh”

10


ơ

Trò chơi thứ năm: CHINH PHỤC ĐỈNH CAO
- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán với các mối quan hệ trực
tiếp và đơn giản.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một tờ giấy to hoặc bảng phụ có vẽ hoặc
cắt dán hình tượng trưng gắn hoa hoặc túi đựng đề toán mà các đội cần giải.

- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 đến 4 em, số còn lại là cổ
động viên, khi giáo viên có hiệu lệnh: Trò chơi ắt đầu.
Mỗi đội lần lượt rút đề đọc, hội ý giải và ghi nhanh vào giấy các đội bắt đầu
giải từ đề 1, xong đề 1 thì gắn lên đỉnh núi số 1, sau đó tiếp tục rút đề đọc và giải
đề 2, nếu đội nào giải nhanh hơn thì có quyền rút đề 3 để giải. Trường hợp hai
đội cùng giải đề 1 và đề 2 xong cùng một lúc thì giáo viên cùng cả lớp kiểm tra
xem các đội giải đúng chưa, nếu đội nào giải chưa đúng thì không được quyền
giải đề 3, nếu cả hai đội giải đều đúng đề 1 và đề 2 thì cả hai cùng đọc và giải đề
3 (giáo viên đọc đề cho hai đội). Đội nào giải đúng cả 3 đề xong trước thì đội ấy
sẽ là đội chinh phục đỉnh cao. Đội thắng cuộc sẽ nhận phần thưởng khích lệ như:
Vỗ tay, khen cả đội hoàn thành tốt…
Đề 3
Đề 2
Đề 1

Đội hoa
ban

Đề 2
Đề 1

Đội hoa phượng

Đề 1 : Năm nay chị 14 tuổi, tuổi An bằng 1/2 tuổi chị. Hỏi năm nay An
mấy tuổi?
Đề 2: Tổ1chuyển được 246 quyển sách, tổ 2 chuyển được ít hơn tổ1 là 59
quyển sách. Hỏi tổ 2 chuyển được bao nhiêu quyển sách ?
Đề 3: Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 120 con gà có bao nhiêu chân?
Đề 4: Em năm nay 6 tuổi, chị gấp đôi tuổi em. Hỏi chị mấy tuổi?


11


ơ

Học sinh Lớp 3B đang chơi trò chơi “Chinh phục đỉnh
cao” Trò chơi thứ sáu: TÌM NHANH - TÔ ĐÚNG
- Mục đích: Học sinh nhận biết, nhận diện và phân biệt được các hình đã
học, rèn kĩ năng quan sát nhanh.
- Chuẩn bị:
+ Học sinh chuẩn bị sáp màu (hoặc bút dạ )
+ Giáo viên chuẩn bị: Hình tam giác, hình tứ giác, ở nhiều tư thế, vị trí
khác nhau và một số hình khác có hình dạng lẫn lộn với hình tam giác, hoặc
hình tứ giác.
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm: Mỗi nhóm cử 5 bạn đại diện các bạn
còn lại làm cổ động viên cho đội mình.
+ Khi giáo viên đứng cuối lớp hô “ Tò chơi bắt đầu’’ thì bạn thứ nhất của
hai đội lên nhận diện chọn và tô màu hình tam giác, hoặc tứ giác sau đó chạy
xuống chuyền bút màu hoặc bỏ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên tiếp tục lên
tô màu vào hình thứ 2 … sau 5 phút thì cuộc chơi dừng lại.
+ Học sinh ở dưới và giáo viên đánh giá thống kê số hình tô đúng của 2
đội. Đội chọn và tô màu đúng 1 hình thì được 10 bông hoa, nếu đội nào chọn
12


ơ

đúng mà tô màu chưa đúng thì trừ đi 1 bông hoa, đội có số bông hoa nhiều hơn
thì sẽ thắng cuộc.
Ví dụ : Hãy tô màu xanh vào hình tam giác và màu đỏ vào hình tứ giác


Học sinh Lớp 3B đang chơi trò chơi “ Tìm nhanh – tô đúng”
13


ơ

Trò chơi thứ bảy: XẾP HÀNG THEO THỨ TỰ
- Mục đích: Học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự
từ bé đến lớn và ngược lại. Rèn kĩ năng nhận biết chữ số La Mã.
- Thời gian: từ 5 – 8 phút
- Chuẩn bị:
+ Hai lá cờ có hai màu khác nhau.
+ Mỗi đội 5 mảnh bìa (10 x 15cm) có ghi các số (Ví dụ: số tròn chục, tròn
trăm, tròn nghìn, hoặc các số chẵn (lẻ) hơn (kém) nhau 1 đơn vị, 2 đơn vị, 10
đơn vị, 100 đơn vị, …
Ví dụ: Tiết 20: Luyện tập - bài tập 4 trang 20 - SGK
- Sắp xếp các số 10, 12, 14, 16, 18, 20 theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược
lại.
- Chọn đội chơi: Mỗi đội 5 em tự đặt tên cho đội mình .
- Cách chơi: Hai đội trưởng nhận và phát tấm bìa cho mỗi bạn của đội
mình. Hai đội quan sát tự so sánh các số vừa nhận được của nhóm mình trong
vòng từ 1 đến 2 phút .
*Quy ước: Khi giáo viên hô lệnh và giơ hai lá cờ trên tay về hai phía
(sang ngang). Học sinh xếp hàng Học sinh tay phải cầm biển giơ lên cao và xếp
hàng ngang điểm mốc bắt đầu từ giáo viên. Khi giáo viên đưa hai lá cờ song
song về phía trước thì các em tập hợp hàng dọc theo thứ tự của biển trên tay của
mình.
+ Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “ Tập hợp theo thứ tự từ
bé đến lớn” hoặc từ lớn đến bé.

+ Bạn thư ký ghi kết quả và tổng hợp kết quả. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ
tự, xếp nhanh, không ồn ào ghi HTT (hoàn thành tốt). Xếp chậm ồn ào không
thẳng hàng ghi HT (hoàn thành), đội nào xếp sai không đúng ghi CHT (chưa
hoàn thành). Sau 4 phút kết thúc trò chơi đội nào HTT (hoàn thành tốt) đội ấy sẽ
thắng cuộc. (Sau mỗi lần chơi, các em khác thay thế rồi tiếp tục chơi).
* Trò chơi có thể sử dụng tương tự ở các bài tập 3 trang 93; bài tập 2
trang 95; bài tập 1, 2, 3, 4 trang 97; bài tập 2 trang 101; bài tập 3 trang 121;….

14


ơ

Cô giáo và học sinh Lớp 3B đang chơi trò chơi “ xếp hàng theo thứ tự”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc thiết kế, áp dụng trò chơi trong dạy học toán vào thực tế của lớp
tôi cho thấy nó diễn ra thật nhẹ nhàng, tất cả học sinh đều “học được và được
học”. Các em rất hứng thú mong đến giờ được học, được chơi, được đánh giá
nhận xét lẫn nhau…Được hoạt động thông qua các trò chơi học sinh nhanh
nhen, hoạt bát hơn nhiều và đặc biệt học sinh không còn rụt rè như trước, các em
đã mạnh dạn lên rất nhiều trong giao tiếp, tất cả đều thể hiên trên khuôn mặt của
các em.Tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau được nâng cao. Từ đó
mà kết quả giáo dục cũng được cải thiên hơn nhiều. Qua thực tế so với đầu năm
học chỉ có 1/2 số học biết tham gia. Đến cuối năm học tất cả các em đều biết
tham gia tích cực vào việc tìm hiểu bài, giải đáp, nêu thắc mắc,…Chất lượng
toán của lớp được nâng lên rõ rệt, cụ thể là: Tổng số học sinh của lớp: 15em.

15



ơ

Kết quả cụ thể so sánh đối chiếu giữa trước và sau khi thực hiện
SKKN:
Sĩ số

15

Trước khi thực hiện sáng kiến

Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành

SL
1
6
8

%
6.7
40
53.3

Sau khi thực hiện
sáng kiến
SL
3
12
0


%
20
80
0

Tỉ lệ chuyên cần của học sinh được duy trì tốt hơn. Điều đó chứng tỏ các
em đã cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu đề tài qua sách báo, tài liệu, đồng
nghiệp. Bản thân tôi nhận thấy việc đưa hình thức trò chơi vào dạy học toán ở
tiểu học nói chung và dạy học toán lớp 3 nói riêng là rất cần thiết. Bởi vì sử
dụng trò chơi không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được nội dung kiến
thức toán học một cách nhẹ nhàng mà còn giúp học sinh phát triển tư duy, trí
tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc và nhất là tạo hứng thú học tập, tạo
niềm vui, lòng say mê học toán. Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự tin, năng
động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh đức tính, phẩm chất và phong
cách làm việc của người lao động mới.
Mặc dù thời gian nghiên cứu, học tập và tìm tòi chưa nhiều nên trong
phạm vi đề tài này tôi mới chỉ xây dựng được một số trò chơi nhằm góp phần
đổi mới phương pháp. Song đây là việc làm thiết thực giúp tôi nâng cao nghiệp
vụ sư phạm cho bản thân, tạo cho học sinh được sự tự tin, nhanh nhẹn…, gây
được hứng thú học tập cho học sinh. Rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của
bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt ban giám hiệu có những ý kiến quý báu, giúp tôi
đạt kết quả cao hơn trong công tác và áp dụng có hiệu quả phương pháp trò chơi
vào dạy học toán nói chung và toán 3 nói riêng, để tôi còn có động lực tiếp tục
học tập và nghiên cứu nhiều hơn.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy


16


ơ

Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng trò chơi toán học trong giờ học
toán ngoài những mục tiêu chung của bài dạy, giáo viên cần chú ý đến những
vấn đề sau:
- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học nói chung và đối tượng
học sinh của lớp mình nói riêng, từ đó lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp.

- Tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi nhất là những em
còn hay rụt rè thiếu tự tin.
- Giáo viên cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, sưu tầm các
vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi .
3.2.2. Đối với các cấp quản lý GD
Mỗi năm học Phòng giáo dục và Đào tạo, Sở giáo và Đào tạo tiếp tục mở
các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên, chọn
các sáng kiến hay biên soạn và in thành các tập san theo môn học để cung cấp
cho các trường làm tài liệụ tham khảo áp dụng sinh hoạt chuyên môn.
Tôi mong rằng tất cả chúng ta cần phải coi trọng việc dạy tốt môn toán và
rất mong muốn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo
điều kiện cho các em được phát huy tài năng Toán học của mình ngay từ bậc
tiểu học.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã xây dựng, áp dụng vào quá trình
giảng dạy môn Toán lớp 3B Trường Tiểu học Nam Tiến huyện Quan Hóa, tỉnh
Thanh Hóa mà tôi cho là thành công. Tôi rất mong nhận có được những ý kiến
đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp, cũng như của BGH Trường Tiểu
học Nam Tiến để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn, mong được

đồng nghiệp tham khảo và áp dụng vào giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng
dạy học toán cho học sinh lớp 3. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nam Tiến, ngày 12 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Trần Thị Châm
17


ơ

Nguyễn Văn Nghi
Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên – Bộ giáo dục và đào tạo – Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
2. Tạp chí chuyên đề giáo dục Tiểu học: Chuyên đề Giáo dục Tiểu học tập
48 năm 2011 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Toán tuổi thơ: Toán tuổi thơ 1 dành cho cấp Tiểu học số 172 tháng 2
măm 2015 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Bộ giáo dục và đào tạo.
4. Giúp em vui học toán 3 – Trầm Ngọc Lan – Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.
5 .Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học: Đạo đức và phương pháp giáo dục
đạo đức ở Tiểu học.
6. Tạp chí thế giới trong ta.


18



×