Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tìm hiểu sự thành công thách thức của một chuỗi cung ứng. Thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần may Nhà Bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.22 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức, chuỗi cung ứng luôn là hoạt
động không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển, cung ứng ngày càng khẳng định rõ
hơn vai trò quan trọng của mình. Giờ đây trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa về
kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng khốc liệt để thành công trong môi trường biến động
như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia công việc kinh doanh của nhà cung cấp
cung như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng
hoàn chỉnh.
Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm
chi phí không cần thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho
sản phẩm với đối thủ. Ngoài ra nó còn giúp cho nền công nghiệp nước nhà gia nhập chuỗi
cung ứng sản xuất toàn cầu phát triển thị trường tiêu thụ toàn thế giới. Điều này đòi hỏi
doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ dòng dịch chuyển nguyên vật liệu cách
thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp cách thức vận chuyển
bảo quản sản phẩm hoàn thiện và điều mà người tiêu dùng yêu cầu, đặc biệt với ngành
công nghiệp may đang phát triển như hiện nay.
Vậy các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có nhưng thành công và thách thức
nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình. Xin mời cô và các bạn đồng bạn cùng nhóm
13 tìm hiểu để tài: “Tìm hiểu sự thành công & thách thức của một chuỗi cung ứng.
Thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần may Nhà Bè”.

2


1. Tổng quan ngành may mặc Việt Nam


Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao
động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước,
ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa
đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên ngành dệt may của chúng
ta vẫn gặp nhiều hạn chế.
Hiện nay, Việt Nam chỉ cung cấp được từ 20-30% nguyên phụ liệu cho công
nghiệp Dệt may, số còn lại phải nhập khẩu. Chúng ta nhập nguyên liệu nhiều nhất từ
Trung Quốc, chiếm trên 40%; ngoài ra nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc… Trung Quốc đồng
thời cũng là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất Việt Nam, chiếm gần 50%. Hàn Quốc
cũng là nước nhập khẩu DMVN với số lượng lớn. Như vậy, ta nhập khẩu nguyên liệu dệt
may từ Trung Quốc, Hàn về gia công, sau khi hoàn thành sản phẩm, lại xuất ngược lại cho
họ. Nói cách khác, họ chỉ thuê địa điểm và nhân công nước ta để sản xuất đồ may mặc?
Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(Vinatex), hiện nay năng lực sản xuất của DMVN vào khoảng 35 tỷ USD, trong khi nhu
cầu tối đa của thị trường trong nước chỉ khoảng trên 4 tỷ USD. Như vậy, để tăng đà phát
triển, không còn cách nào khác DMVN phải tăng cường xuất khẩu, đương đầu với các đối
thủ cạnh tranh, trong đó có Trung Quốc. “Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil không xuất khẩu
được thì còn có thể quay đầu về phục vụ thị trường trong nước mà vẫn có lãi, do thị
trường họ rộng, còn Việt Nam thì không thể làm như họ”, ông Trường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt khoảng
28,5 tỷ USD, thấp hơn dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD và chỉ đạt khoảng 92% kế hoạch.
Trước đó, mục tiêu xuất khẩu dệt may đặt ra năm 2016 là 31 tỷ USD tuy đã điều chỉnh
xuống còn 29 tỷ USD, nhưng vẫn không thể hoàn thành. Đây cũng là năm mà tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu toàn ngành dệt may xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Thế

nhưng, trong tổng số hơn 28,5 tỷ USD xuất khẩu đó, thực chất Việt Nam chỉ được

3



hưởng chưa đến 20% giá trị vì dệt may chúng ta chủ yếu nhập nguyên liệu, máy móc
về nước gia công rồi xuất khẩu.
Về nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm nói trên, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám
đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2016, do nhu cầu chung của cả thế giới bị suy
giảm, tất cả các quốc gia nhập khẩu đều nhập khẩu thấp hơn năm 2015, nên các nước xuất
khẩu đều gặp khó khăn về phát triển thị trường. Ngay cả các quốc gia lớn, như: Ấn Độ,
Trung Quốc xuất khẩu cũng giảm so với năm 2015. Năm 2016, Việt Nam là nước có tốc
độ xuất khẩu dệt may đạt 5,2%, là mức cao nhất so với 07 nước xuất khẩu dệt may lớn
nhất của thế giới.
Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may nước ta cũng phải cạnh tranh gay gắt với các
đối thủ đến từ: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... Các nước này đang được
hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ, đặc biệt là về tỷ giá so với đồng USD để
phát triển ngành dệt may và thu hút đơn hàng. Hơn nữa, giá gia công ngành may trong 3
năm gần đây của các nước này lại không tăng.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính hàng dệt
may của Việt Nam trong năm 2016 vẫn là Trung Quốc với hơn 50% tổng lượng xuất
khẩu. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến doanh nghiệp xuất khẩu sợi có thể gặp rủi ro
khi quá phụ thuộc vào thị trường này.
Ngoài ra, sự kiện Anh rời EU (Brexit) hay thông tin Mỹ có khả năng rút khỏi TPP
đã tác động đến dệt may. Tuy nhiên, điều này hiện mới chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Trên thực tế, việc dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam không hoàn thành mục
tiêu cũng đã được Hiệp hội Dệt may Việt Nam và nhiều doanh nghiệp nhận định từ trước
đó, bởi nhu cầu thị trường nhập khẩu giảm vì kinh tế khó khăn từ giữa năm 2016. Tuy
nhiên, nhìn chung đến nay dệt may cũng đã có bước tiến dài trong hội nhập, tận dụng
được những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, chủ động đón đầu các cơ hội khi
nước ta hội nhập.
Nhiều doanh nghiệp đã hướng đến sản xuất theo phương thức ODM (thiết kế trên ý
tưởng có sẵn, sản xuất), OBM (tự thiết kế, sản xuất, phân phối) tham gia vào chuỗi cung
4



ứng quốc tế. Bên cạnh việc không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành dệt may
cũng ngày càng quan tâm và dần chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Năm 2017, Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu
ngành dệt may Việt Nam đạt gần 23 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn
thành trên 75% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành
trong quý 4 đạt 8 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng kim ngạch xuất khẩu
cả năm đạt 31 tỷ USD. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Hàn Quốc…đều có mức tăng trưởng tốt.
Mặc dù với việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dệt
may Việt Nam sang 2 thị trường này. Bên cạnh những khó khăn, xuất khẩu dệt may của
Việt Nam cũng có những tín hiệu sáng, đó là việc hoàn tất về mặt pháp lý của Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018.
Khi đó, 99% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU hoàn toàn được miễn thuế
sẽ mở rộng cơ hội cho DN dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Tuy nhiên, 2017 là năm Hiệp định này chưa có hiệu lực và dù vậy, 2017 vẫn được
coi là năm để chuẩn bị cho các yêu cầu của hiệp định này vì yêu cầu quy tắc xuất xứ từ
vải. Vì thế, Việt Nam phải có sự chuẩn bị rất kỹ thì mới có thể tận dụng được những lợi
thế từ Hiệp định mang lại.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội May thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh đã dự
báo: 2018 sẽ là năm ngành dệt may có nhiều triển vọng nếu thực hiện các chiến lược một
cách bài bản và đi đúng hướng. Đặc biệt, các doanh nghiệp đang nghiên cứu phương thức
kinh doanh hiệu quả hơn, taọ ra giá trị mới nhiều hơn, ví dụ như làm FOB, ODM, tạo ra
một giá trị mới và giảm bớt giá trị gia công. Theo ông Hồng, nếu làm được điều đó sẽ tạo
ra được giá trị mới, năm 2018 hy vọng rằng tăng trưởng của những phương thức kinh
doanh sẽ tốt hơn.

5



2. Giới thiệu Công ty Cổ phần may Nhà Bè

- Tên công ty: Tổng công ty Cổ phần may Nhà Bè – Công ty Cổ phần
- Tên tiếng anh: Nha Be Garment Corporation – Joint Stock Company
- Tên viết tắt: NBC
- Biểu tượng (LOGO):

- Trụ sở chính: số 4 Bến Nghé - Phường Tân Thuận - Quận 7 - Thành phố Hồ Chí
Minh
- Điện thoại: (08) 3872 0077 - (08) 3872 5107
 Lịch sử hình thành và phát triển

NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài
Gòn hoạt động từ trước năm 1975.
Đến nay, NBC đã phát triển thành một Tổng công ty có 37 đơn vị thành viên,
25.000 cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bản trải rộng dài khắp
cả nước.
Đặc biệt vào năm 2015, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của NBC khi đưa mô
hình sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) và hệ thống giám sát tổng thể Lean ERP trên
toàn hệ thống. Năng suất và chất lượng tăng cao khi loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý
trong quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh,
tạo niềm tin vững bền đối với khách hàng.
Sau hơn 40 năm, thành công lớn nhất của NBC là tạo được uy tín với khách hàng
trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được
một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến mục tiêu cao hơn.
 Lĩnh vực hoạt động: Ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất các sản phẩm may mặc,

NBC còn tham gia một số lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của

6


Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực/thị trường
chính:
- Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước
- Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế
- Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác
 Tầm nhìn: NBC mang những xu thế thời trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế

giới trong vai trò nhà cung cấp sản phẩm thời trang công nghệ hàng đầu.
 Sứ mệnh: NBC cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang

đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên sự tự tin khi đồng hành cùng
thương hiệu NBC.
 Giá trị cốt lõi: NBC luôn hành động dựa trên những giá trị sau:

- Khách hàng là trọng tâm: Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định
chính sách và chiến lược.
- Trách nhiệm xã hội: Với vai trò của một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam,
NBC không chỉ tập trung mục tiêu kinh doanh mà còn tích cực khẳng định sự lãnh đạo
của mình trong việc cải thiện mức sống xã hội và sự phát triển cho CB - CNV và cho
cộng đồng.
- Sáng tạo và Chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra
các mẫu thiết kế phù hợp nhất, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và hệ thống sản xuất
bằng cách sử dụng công nghệ mới nhất có sẵn. NBC luôn luôn đặt ra những tiêu chuẩn để
đáp ứng hoặc vượt những yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng.
- Trách nhiệm với CB – CNV: Tạo ra một môi trường khỏe mạnh, an toàn và đầy
đủ để CB - CNV của NBC có thể phát huy được tiềm năng cá nhân.
- Linh động và hiệu quả: Hệ thống sản xuất và quản lý của NBC mang tính linh

động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng.

7


 Kết quả kinh doanh

Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh của NBC
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Doanh số

Năm 2016
Năm 2015
Năm 2014
4,233,351,094,39 4,433,111,496,685
3,079,348,108,711
4
Các khoản giảm trừ -17,898,906,038
-15,354,227,698
-5,856,249,737
Doanh thu thuần
4,215,452,188,35 4,417,757,268,987
3,073,491,858,974
6
Nguồn: />Năm 2014, NBC gây ấn tượng mạnh với doanh thủ trên 3,073,491,858,974 tỷ
đồng. Đến năm 2015, do FTA Việt Nam – EU được ký kết, thuế từ 12% về 0% đã tạo nên
một bước cú nhảy vọt cho dệt may Việt Nam nói chung và may Nhà Bè nói riêng vào thị
trường EU. Do vậy mà, công ty đã đạt 4,417,757,268,987 tỷ đồng (hơn gần 1 nghìn tỷ so
với năm 2013). Nhưng đến năm 2016, người dân Anh đi bỏ phiếu tán thành việc rời khỏi

EU hay là Brexit đã dấy lên tác động của dệt may việt nam vào EU. Do đó, Nhà Bè không
còn duy trì được đà tăng trưởng của mình nữa mà bị giảm xuống 4,215,452,188,356 tỷ
đồng
Theo báo top list 3/2017, NBC đã xếp vị trí thứ 3 trong 9 thương hiệu dệt may lớn
nhất Việt Nam sau công ty cổ phần dệt 10/10 và công ty cổ phần may Sông Hồng.
Mục tiêu của NBC trong thời gian tới là vẫn giữ đứng vị top 3 trong ngành may
mặc Việt Nam đồng thời có thể mở rộng và phát triển cả thị trường trong nước và Việt
Nam. Bên cạnh đó, NBC cũng đặc biệt quan tâm yếu tố giá bán để thu hút sự chú ý của
người tiêu dùng để có thể tiếp cận thêm nhiều nhóm khách hàng hơn

8


3. Chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần may Nhà Bè
3.1. Mô hình chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần may Nhà Bè

Thu mua nguyên vật liệu

Trung tâm
thương mại

Nguyên vật liệu nhập khẩu

Siêu thị

37 đơn vị xí nghiệp
25.000 công nhân viên

Cửa hàng


Người tiêu dùng

16000 máy móc, thiết bị
Chợ bán sỉ

200 cửa hàng bán lẻ và đại lý

Cửa hàng may đo

3.2. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
NBC phải nhập khẩu tới 50% nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Công ty chỉ sử dụng
chỉ khâu của Phong Phú, dây kéo của Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang hay của
Công ty TNHH YKK Việt Nam…, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Không chỉ May Nhà
Bè mà nhiều doanh nghiệp may khác đều có nhu cầu mua nguyên phụ liệu trong nước bởi
nếu mua được nguyên liệu trong nước thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và thời
gian, nhất là bảo đảm đúng thời gian giao hàng cho các đối tác. Trong nhiều trường hợp,
công ty phải thực hiện những đơn hàng rất gấp, nếu mua nguyên liệu ở nước ngoài, doanh
nghiệp phải mất chi phí cử người sang tận nơi đàm phán hợp đồng, chưa kể khi hàng về
Việt Nam thì làm thủ tục hải quan nhập khẩu thường mất nhiều thời gian, hàng về không
kịp, ảnh hưởng đến cả đơn hàng.
Nguyên vật liệu chính để sản xuất các sản phẩm của Công ty là các loại vải sợi cao
cấp, chủ yếu được cung cấp bởi các nhà doanh nghiệp lớn, uy tín trong và ngoài nước.
Phần lớn nguồn nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất của Công ty được nhập khẩu từ
9


nước ngoài, thông qua sự chỉ định của các đối tác, nhằm đảm bảo chỉ tiêu chất lượng theo
yêu cầu của đơn hàng và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số nguyên
vật liệu, phụ liệu khác để sản xuất như: khuy, nút, dây kéo, dây thun, chỉ, sơ sợi ... được
cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước và từ chính các đối tác tiêu thụ sản phẩm.

Hàng năm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế các hàng ngàn sản phẩm may
mặc chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ, Châu Âu và các thị trường tiềm năng
với các chủng loại sản phẩm sau: Áo sơ mi nam nữ, Áo thun, Áo jacket, Đồ bộ thể thao ...
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty may Nhà Bè chủ yếu được nhập
từ nước ngoài. Do đó, có thể gặp phải một số rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới
có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. Tuy nhiên,
rủi ro này cũng được giảm nhẹ bởi khả năng dữ trự nguyên vật liệu và các mối quan hệ
lâu năm với các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong và ngoài nước. Về phía nhà cung cấp
công ty không bị sức ép về giá, hay giao hàng. Điều này tạo thuận lợi cho công ty trong
việc giữ giá thành ổn định.
Ngoài ra, công ty luôn thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu và các nhà
thầu phụ để kịp thời phát hiện ra những nguyên phụ liệu kém chất lượng để thay thế
không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Hệ thống thu mua: NBC thu mua nguyên liệu vải, sợi chỉ…tại các công ty dệt là
đối tác cung ứng.
Quản lý quá trình thu mua nguyên liệu:
+ Liên hệ các nhà cung ứng: Khi cần nhập thêm nguyên liệu, người chịu trách
nhiệm phải liên hệ với các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: Công ty cổ phần phụ liệu
may Nha Trang, Công ty TNHH YKK Việt Nam, các công ty nguyên liệu dệt may nước
ngoài… để kịp thời bổ sung nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
+ Lựa chọn giá và nhà cung ứng: Dựa trên những tiêu chí về giá cả, chất lượng,
số lượng và khoảng cách đến nhà máy sản xuất mà lựa chọn những nhà cung ứng phù hợp
nhất.

10


+ Ký hợp đồng và thu mua: Khi đã chọn được những nhà cung ứng phù hợp thì sẽ
tiến hành kí hợp đồng với nhà cung ứng, tiến hành thu mua và thanh toán.
3.3. Năng lực sản xuất


Đến nay, NBC đã phát triển thành một Tổng Công ty có 37 đơn vị và xí nghiệp
thành viên, 25.000 cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bàn trải
rộng khắp cả nước. Một số nhà xưởng được đáng giá cao của của may Nhà Bè phải kể
đến là:

11


CÁC XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC:
I. KHU A
- KOHL’S
- SEARS HOLDINGS
- PVH
- WAL-MART
- MACY’S INC
- JC PENNEY
- JONES APPAREL
- PERRY ELLIS
- MEN’S WEARHOUSE
- SANMAR
- CINTAS
- SEAN JOHN
- Levi’s
- Bon-ton
- VF
- Walt Disney
- Haggar Corp
- Hudson Bay
- Nordstrom

- American Eagle Outfitters
- TESCO PLC
- Primark
- H&M
- C&A
- Debenhams
- Arcadia
- Celio
- We Fashion BV
- Next
- Mattalan
- Carrefour
- Happy Chic
- Celio

12


• Kim ngạch xuất khẩu:

Trong nhiều năm, NBC đã tái khẳng định vị trí dẫn đầu ở các thị trường trong nước
và quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 là 428 triệu USD, năm 2013 là 480 triệu
USD, năm 2014 là 514 triệu USD, năm 2015 là 651 triệu USD, năm 2016 là 729 triệu
USD và dự kiến tăng 820 triệu USD năm 2017.

Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu của NBC (triệu USD)
• Thị trường chính: Hiện tại, NBC là đơn vị sản xuất cho những nhãn hiệu nổi

tiếng trên thế giới với những đối tác lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản:


- Thị trường Hoa Kỳ: Alfani, BCBG, Calvin Klein, Chaps, Club Room, Danny &
Nicole, Express, J.C. Penney, JF, Jones NY, Joseph Abboud, Kenneth Cole, Michael Kors,
Perry Ellis, Pierre Cardin, Ralph Lauren, Robert Allan, Sean John, Stafford and Tommy
Hilfiger.

13


- Thị trường châu Âu: Betty Barclay, Bonita, Burton, Canda, Debenhams,
Decathlon, Dunnes, F&F, George, H&M, Jules, Mango, Marks & Spencer, Next, Orsay,
Seidensticker, S. Oliver, Tom Tailor, We Fashion and Wool Mark.
- Thị trường Nhật Bản: Full Mark, Itochu, Kansai Yamamoto, Mitsui and Regal.
Với hệ thống nhà xưởng rộng khắp, năng lực sản xuất của may Nhà Bè ngày càng
tăng trưởng và phát triển. Có thể thấy năng lực sản xuất của NBC thông qua con số thống
kê lượng sản phẩm được sản xuất mỗi tháng như sau:
600.000 bộ veston nam
• 420.000 bộ veston nữ
900.000 sơ-mi nam/nữ
600.000 quần nam/nữ
180.000 jacket nam/nữ các loại
250.000 áo khoác nam/nữ các loại
150.000 đầm váy các loại
350.000 sản phẩm wash các loại
100.000 sản phẩm ép sympatex các loại
1.500.000 sản phẩm dệt kim












14


Một số nhãn hàng NBC đã sản xuất:

May Nhà Bè (NBC) có các sản phẩm cốt lõi là quần áo may sẵn gồm nhóm:



Vest & Bộ vest nam nữ
Áo khoác len
15





Áo blazer
Váy và Đầm
Ngoài ra còn có dòng: sơ mi cao cấp các loại, bộ trượt tuyết, trang phục thể thao

và quần áo thun…
Sản phẩm may mặc của công ty rất phong phú và đa dạng từ các dòng cao cấp,
sang trọng đến các loại trang phục mặc thường ngày. Không những thế công ty còn

ngày càng cho ra đời những mẫu trang phục mới có thiết kế đẹp để đưa đến những sản
phẩm chất lượng nhằm làm hài lòng hơn nữa, đáp ứng được chu đáo hơn nữa nhu cầu
của khách hàng thuộc nhiều nhóm đa dạng với các mức thu nhập khác nhau.
3.4. Mạng lưới phân phối và thị trường tiêu thụ

Mạng lưới bán hàng rộng khắp luôn mang đến cho người tiêu dùng những sản
phẩm tinh tế của NBC với các thương hiệu De celso, Mattana, Novelty, Style of Living,
Navy Blue... NBC luôn nỗ lực để khách hàng không những hài lòng với chất lượng mà
còn vì sự tiện lợi trong mua sắm và thái độ tận tụy của đội ngũ bán hàng.
NBC có hệ thống kinh doanh bán lẻ trong nước với hơn 200 cửa hàng bán lẻ và đại
lý trên toàn quốc thông qua mạng lưới phân phối chuyên nghiệp cho các chợ bán sỉ, siêu
thị và trung tâm thương mại cao cấp.
Ngoài ra, NBC có một hệ thống các cửa hàng may đo thực hiện dịch vụ cung cấp
cho khách hàng với số đo chính xác. NBC có kế hoạch mở rộng kinh doanh bán lẻ góp
phần cho sự gia tăng nhanh chóng lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Tổng Công ty may Nhà Bè

TTTM

Siêu thị

Cửa hàng

Chợ bán sỉ

Cửa hàng may đo

Sơ đồ kênh phân phối trong nước
16



Những nhãn hiệu nội địa của NBC:
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất cung cấp cơ hội
phát triển không giới hạn trong thị trường bán lẻ. Cùng với việc sử dụng chuyên môn sản
xuất, những thiết kế, sản xuất và hệ thống phân phối bán lẻ trang phục mang thương hiệu
riêng của NBC tại Việt Nam.
Mỗi thương hiệu mang một chủ đề riêng biệt của nó và các bộ sưu tập là duy nhất
theo kiểu nhằm mục tiêu theo nhóm đối tượng tiêu dùng khác nhau.
- Trung tâm cung ứng sản phẩm Thời trang De Celso: Được tạo ra với thiết kế và
công nghệ từ Ý. De Celso là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng trong lĩnh vực thời
trang. Dòng sản phẩm này mang lại sự thú vị cho người tiêu dùng thông qua sử dụng sự
kết hợp tinh vi giữa chất liệu, thiết kế và kỹ thuật.
- Trung tâm cung ứng sản phẩm Thời trang Mattana: Với mong muốn rằng người
tiêu dùng Việt Nam luôn trông trẻ trung hơn, hấp dẫn hơn, năng động và thành công khi
sử dụng trang phục công sở nam, nữ của NBC. Đây là thị trường có tiềm năng phát triển
tại Việt Nam.
- Trung tâm cung ứng sản phẩm Thời trang Novelty: Một nhãn hàng trang phục
công sở nổi tiếng hấp dẫn thị trường đại chúng. Sản phẩm NBC được quản lý nghiêm ngặt
theo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn.
Chiến lược kênh phân phối:
- Hệ thống cửa hàng De Celso: tại TP HCM, Delso được chủ yếu bày bán ở các
siêu thị, TTTM hoặc các cửa hàng lớn như: ZenPlaza, Parkson Flemington, Parkson CT
Plaza, Crescent Mall và 2 cửa hàng độc quyền. Còn tại HN, De Celso được bày bán ở
Vinatex Mart và 1 cửa hàng độc quyền. NBC chỉ thực hiện phân phối độc quyền De Celso
thông qua kênh không cấp đến: Miền Nam (3 – Showroom & TTTM); Miền Bắc (2 –
Showroom).
- Thương hiệu Mattana có hệ thống phân phối trải dài từ Bắc đến Nam. Mattana
hiện nay phân phối chủ yếu ở các tỉnh thành phố lớn. Đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh.
17



Cụ thể gồm 92 cửa hàng trong đó: Miền Bắc (44 cửa hàng, riêng HN: 25 cửa hàng); Miền
Trung – Tây Nguyên (14 cửa hàng); Miền Đông – Miền Tây (15 cửa hàng); TP HCM (19
cửa hàng).
- Hệ thống trung gian phân phối của Novelty gồm: 362 cửa hàng, đại lý và các siêu
thị lớn nhỏ như Coop mart, BigC, Metro… Chỉ riêng ở miền Bắc, thương hiệu này đã
được phân phối ở hơn 150 đại lý.
NBC thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) nằm trong top 10 doanh nghiệp
tiêu biểu nhất ngành dệt may Việt Nam năm 2016, đồng thời đã được bình chọn là doanh
nghiệp may có thương hiệu mạnh, tăng trưởng kinh doanh tốt, xuất khẩu tốt, có quan hệ
lao động tốt, áp dụng công nghệ thông tin tốt, phát triển được nhiều mặt hàng có tính khác
biệt cao. Hiện nay công ty cổ phần may Nhà Bè dẫn đầu phân đoạn thị trường với sản
phẩm Mattana (sản phẩm thời trang công sở nam nữ): NBC luôn mong muốn rằng người
lao động Việt Nam luôn trẻ, khỏe, đẹp, thành công và luôn là tiềm năng của đất nước.
Phân đoạn thị trường có tỉ lệ lợi nhuận cao nhất đó là thời trang công sở nam nữ
(chiếm 40%), các sản phẩm được chuyển giao thiết kế và công nghệ từ châu Âu (20%),
các sản phẩm truyền thống mang tính mạnh mẽ, hiện đại cho độ tuổi trung niên và thanh
niên (35%) và các sản phẩm khác 5%.

Nhờ nghiên cứu đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại đảm bảo làm ra sản phẩm chất
lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường, đặc biệt là các sản phẩm có sức cạnh tranh cao,
xuất thẳng vào thị trường khó tính của thế giới mà năm qua, công ty đã vượt qua mọi
thách thức, đạt doanh thu và lợi nhuận tăng 24% so với năm trước, thu nhập bình quân
của người lao động tăng 8,56%.
Khách hàng mục tiêu NBC hướng đến:
- Thời trang De Celso thì người tiêu dùng mục tiêu là những người đàn ông /phụ
nữ có gout thẩm mĩ cao, từng tiếp xúc với văn hóa Tây Âu và thích phong cách sống,
phong cách thời trang Tây Âu, những người có thu nhập cao và muốn khẳng định đẳng
cấp của mình qua việc thể hiện trang phục mà họ mặc.
18



- Thời trang Mattana hướng đến những người tầm 30 tuổi trở lên, làm việc trong
môi trường công sở, có mức thu nhập từ khá trở lên. Sống tại các khu vực thành thị, thành
công trong công việc. Theo gout trang phục thanh lịch, đứng đắn.
- Thời trang Novelty thì hướng đến những người trẻ có thu nhập từ khá trở lên,
sống ở thành thị, năng động và thành công trong môi trường làm việc, có gout thẩm mĩ
cao trong cách ăn mặc và thích thể hiện cá tính qua trang phục.
Chính vì vậy thị trường tiêu thụ được công ty may Nhà Bè đặt tại các thành phố
lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh thành phố lớn phát triển khác.
Nhà Bè đã nhận định rằng để khẳng định đẳng cấp thương hiệu thì Trung tâm thương mại
và siêu thị là những kênh phân phối và cũng là nơi tiêu thụ tốt nhất và uy tín đối với
khách hàng khi mua sắm. Dễ dàng đánh giá sức mạnh của kênh phân phối cũng như tránh
được tình trạng hàng giả hàng nhái đồng thời doanh nghiệp cũng dễ dàng kiểm soát quá
trình tiêu thụ, thói quen và hành vi mua sắm của khách hàng.

19


4. Thành công của chuỗi cung ứng Nhà Bè

Sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), đã tạo bước ngoặt
cho hoạt động xuất khẩu ở nước ta. Ngành dệt may từ đó cũng có những bước phát triển
vượt trội, nắm bắt được cơ hội đó Tổng công ty may Nhà Bè đã vươn lên trở thành một
trong những công ty dệt may lớn tại Việt Nam. NBC nhiều năm liền được người tiêu dùng
bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, đứng thứ 2 trong top Doanh nghiệp tiêu
biểu ngành Dệt May Việt Nam và được Chính phủ tặng Cờ thi đua. Có được những thành
tựu như vậy có sự đóng góp lớn lao của quản trị chuỗi cung ứng tại công ty.
- NBC đã xây dựng được chuỗi cung ứng mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường

Công ty đã và đang nỗ lực xây dựng mạng lưới cung ứng nguyên liệu ổn định,
cũng như mạng lưới phân phối rộng khắp để đáp ứng được nhu cầu cũng như đưa đến tay
người tiêu dùng những sản phẩm thật tốt nhất. Để chuỗi cung ứng vận hành đạt hiệu quả
cao, NBC luôn cố gắng đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và đúng thời điểm cung ứng cho
mạng lưới sản xuất và mạng lưới phân phối, trong đó uy tín và chất lượng là điều kiện
kiên quyết.
Trong nhiều năm, NBC đã tái khẳng định vị trí dẫn đầu ở các thị trường trong nước
và quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của NBC là 251 triệu USD, năm 2010 là 302
triệu USD, năm 2011 là 347 triệu USD, năm 2012 là 428 triệu USD, năm 2013 là 480
triệu USD và năm 2014 đạt 514 triệu USD. Để đạt được con số trên, NBC không ngừng
nỗ lực trong việc quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp đã thực hiện tốt phương thức
ODM. Đây là phương thức sản xuất bao gồm khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất từ thu
mua vải và nguyên vật liệu, cắt, may, hoàn tất và đóng gói. Hiện tại, NBC là đơn vị sản
xuất cho những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới với những đối tác trên thị trường Hoa
Kỳ, châu Âu và Nhật Bản.
NBC có hệ thống bán lẻ trong nước với hơn 200 của hàng bán lẻ và đại lý trên toàn
quốc thông qua mạng lưới phân phối chuyên nghiệp cho các chợ bán sỉ, siêu thị và trung
tâm thương mại cao cấp. Ngoài ra, NBC có một hệ thống các cửa hàng may đo thực hiện
20


dịch vụ cung cấp cho khách hàng với số đo chính xác. NBC đang có kế hoạch mở rộng
kinh doanh bán lẻ góp phần cho sự gia tăng nhanh chống lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
- Ứng dụng mô hình Lean manufaturing và hệ thống Lean ERP vào hoạt động
chuỗi: NBC là một trong ít doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn
(Lean manuturing) và hệ thống giám sát tổng thể Lean ERP. Năng suất và chất lượng tăng
cao khi loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất
từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo niềm tin vững bền đối với khách hàng.
- Xây dựng chuỗi cung ứng đảm bảo 5 giá trị: Khách hàng là trọng tâm; Trách
nhiệm với xã hội; Sáng tạo và chất lượng; Trách nhiệm với cán bộ, công nhân viên và

cuối cùng là Linh động và hiệu quả. Với những giá trị như vậy, NBC đã khẳng định vị trí
của mình trong lòng người tiêu dùng với mục tiêu đưa sản phẩm tốt nhất đến tay họ. Công
ty đã và đang triển khai ngày càng sâu rộng khả năng liên kết với các đối tác cung cấp
nguyên vật liệu đồng thời tập trung vào đầu tư cho nhân lực chất lượng cao, nhờ đó là mà
mức lợi nhuận nhảy vọt, uy tín thương hiệu được khẳng định.
5. Thách thức trong chuỗi cung ứng Nhà Bè

- Nguyên liệu đầu vào bấp bênh, thiếu hụt và phụ thuộc quá nhiều vào nhập
khẩu:
Dù có nguồn cung bông sợi nội địa là Công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) tuy
nhiên 90% nguyên liệu của doanh nghiệp phải nhập khẩu ở thị trường nước ngoài dẫn đến
chi phí khá cao và thường xuyên chịu tác động của biến động giá cả trên thị trường và áp
đặt mức giá.
Tại buổi giao ban tháng 5 năm 2010, Bộ Công thương cho biết, nguồn cung bông
xơ trên thế giới khan hiếm thời gian qua đã kéo giá nguyên liệu sản xuất dệt may trong
nước tăng mạnh, do ảnh hưởng từ việc Ấn Độ cấm xuất khẩu bông tơ và Pakista đánh
thuế xuất khẩu bông sợi. Trong khi đó, Trung Quốc cũng tăng cường mua nguyên liệu từ
hầu hết các thị trường trên thế giới, kể cả mua từ Việt Nam. Cũng bởi tình trạng khan
hiếm nguyên liệu dẫn đến nhiều công ty bông thế giới không muốn bán lô lớn cho các
doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Để duy trì sản xuất, nhiều DN sản xuất sợi trong nước khắc
21


phục bằng cách kết hợp tận dụng nguyên liệu lẫn nhau để sản xuất, hoặc đặt mua nguyên
liệu làm nhiều lần với số lượng nhỏ.
Thiếu đi sự liên kết chặt chẽ đối với những nhà cung ứng nguyên phụ liệu trong
nước để dẫn đến tình trạng có những thời điểm nhà cung ứng nội địa cũng không mặn mà
trong việc cung ứng nguyên liệu cho Nhà Bè Có thể thấy may mặc Việt Nam nói chung
và Nhà Bè nói riêng chưa thể đạt được tỉ lệ nội địa hóa các nguyên phụ liệu, thường
xuyên chịu áp lực từ nguồn cung nhập khẩu.

- Quản lý, phân phối
Nền kinh tế xã hội tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ trên toàn thế giới cũng như Việt Nam đã đặt mỗi doanh nghiệp trước những thách
thức không thể lường trước như: biến động thị trường, thay đổi thị hiếu của người tiêu
dùng, sự xuất hiện của những sản phẩm mới, những đối thủ cạnh tranh mới, hay sự thay
đổi của hệ thống pháp lý. Hay là sự không ngừng mở rộng hệ thống bán lẻ trên toàn quốc,
sự cạnh tranh trong chính các đại lý bán lẻ. Để đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định,
Công ty cần phải có một đội ngũ quản lý, nhân viên tác nghiệp năng động, được trang bị
đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý để đưa công ty vượt qua các trở ngại,
thích ứng nhanh với mọi sự biến động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất
lượng cao thiếu hụt, từ công nhân đến quản lý, công nghệ kỹ thuật chưa được chú trọng,
dẫn đến năng lực quản lý phân phối yếu kém.
- Thị trường cạnh tranh gay gắt
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay có hơn 6000 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt
động. Ngành phải đối mặt với các đối thủ rất cạnh trạnh như Trung Quốc, Ấn Độ,
Pakistan không chỉ trên thị tường quốc tế mà còn trong thị trường nội địa. Các đối thủ này
không chỉ mạnh về nhiều mặt như: tiềm lực về các nguồn lực, con người, vật chất, thông
tin mà còn có kinh nghiệm và hệ thống phân phối mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên
nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam. Việc xóa bỏ hạn ngạch vô hình chung làm cho
các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ trong việc xuất khẩu
hàng hóa sang các nước WTO. Chính về thế đã đặt ra thách thức lớn cho các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Nhà Bè nói riêng.
22


Không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, Công ty Nhà Bè còn phải
đối đầu với các doanh nghiệp mạnh trong nước như may Việt Tiến, May 10, An Phước...
Các công ty này cũng có hệ thống phân phối với mật độ lớn không kém gì so với Nhà Bè.
Do đó thị trường ngày mang tính cạnh tranh cao và gay gắt hơn.
6. Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng hàng may mặc của Nhà Bè


Mục tiêu của chuỗi cung ứng hàng may mặc của công ty Nhà Bè đảm bảo đưa ra
những sản phẩm may mặc phong phú đa dạng chất lượng và giá cả phù hợp với xu hướng
người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo lợi ích với tất cả các thành viên tham gia trong chuỗi.
Để đạt được những mục tiêu trên công ty may Nhà Bè cần có giải pháp đồng bộ giúp kết
nối chặt chẽ các mắt xích trong quy trình sản xuất hàng may mặc. Đảm bảo hiệu quả từ
khâu nhập nguyên vật liệu đến tay người tiêu dùng.
- Hoàn thiện mối liên kết bằng cách tiếp tục duy trì và mở rộng cũng như chọn
lựa những nhà cung cấp phù hợp với công ty
Do công ty sử dụng đến 50% nguồn nguồn nguyên phụ liệu là từ nước ngoài nên
để tránh sự phụ thuộc thì công ty nên duy trì với nhà cung ứng trên sao cho phù hợp nhất,
cũng như có những chính sách sao cho phù hợp nhất. Đồng thời không ngừng tìm hiểu
mở rộng những nhà cùng ứng trong nước đảm bảo chất lượng và số lướng, giá cả hợp lý
hơn để tránh phụ thuộc vào nước ngoài trong trường hợp ép giá hay bị đánh thuế hàng
nhập khẩu.
- Phát triển và đa dạng sản phẩm
Do có sự cạnh tranh gay gắt với hàng trong nước cũng như hàng ngoại nhập nên công ty
ngoài duy trì các dòng sản phẩm chính hiện là: MATTANA; DE CELSO; NOVELTY thì
cũng cần sáng tạo thiết kế thêm nhiều sản phẩm có phong cách, màu sắc, kiểu dáng mẫu
mã... phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau về nhu cầu sở thích. Hoặc mở rộng thị
trường để thu hút được nhiều tập khách hàng trong và ngoài nước
- Nâng cao chất lượng quản lý, phân phối của công ty
Hiện nay công ty có 4 xí nghiệp trực thuộc (như xí nghiệp may Bình Phát; xí nghiệp may
Bảo Lộc...) và 11 công ty thành viên (như công ty cổ phần may Bình Định; công ty cổ
23


phần may Gia Lai; công ty cổ phần may An Nhơn...). Với số lượng các thành viên trung
gian khá đồng thì Nhà Bè cần kiểm soát chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng
đồng thời áp dụng những chính sách ưu đãi hay kiểm soát của các trung gian. Đảm bảo sự

hợp tác lâu dài về lợi ích hài hào giữa các nhà trung gian. Nhà Bè cũng ưu tiên chú trọng
đến phát triển nguồn nhân lực cho Tổng công ty. Từ đào tạo nguồn nhân công có trình độ
tay nghề cao đến đào tạo ban lãnh đạo với các khóa đào tạo Giám đốc, phó giám đốc,
quản đốc, Chuyền trưởng... Nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cũng như
tập trung phát triển giá trị cốt lõi tạo đột phá mới khẳng định vị thế trên thị trường may
mặc trong và ngoài nước.
- Kiến nghị vĩ mô
Bên cạnh những nỗ lực của Nhà Bè và các thành viên trong chuỗi, quá trình vận
hành chuỗi còn cần tới sự hỗ trợ đắc lực của chính sách và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà
nước, các cơ quan tổ chức và các ban ngành khác. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ,
cải thiện cơ sở hạ tầng, quản lý thị trường, tăng năng lực logistics, hải quan tạo thuận lợi
cho các nhà đầu tư.... đều cần sự chỉ đạo và quản lý nhất quán, sát sao và hiểu quả của
Nhà nước.

24


KẾT LUẬN
Quản trị tốt chuỗi cung ứng là một quá trình và hành trình kết nối chặt chẽ các mắt
xích trong quy trình sản xuất hàng may mặc để đưa đến cho người tiêu dùng cuối cùng
sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp
nhất. Phát triển chuỗi cung ứng hàng may mặc một cách bền vững là mục tiêu quan trọng
đối với Công ty cổ phần may Nhà Bè nói riêng và ngành may mặc nói chung. Từ đây góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội và nâng tầm phát
triển kinh tế cho đất nước.
Tài liệu tham khảo
(1) Web Tổng Công ty Cổ phần may Nhà Bè />(2) />
25



×