Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.78 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học
lịch sử ở trường THCS
2.1.1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của phương pháp miêu tả trong dạy
học lịch sử ở trường THCS
2.1.2. Đặc điểm của phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử
2.1.3. Các dạng miêu tả được sử dụng trong dạy học lịch sử
2.2. Thực trạng của việc dạy học lịch sử và vận dụng phương pháp
miêu tả ở trường THCS hiện nay
2.3. Sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở
trường THCS
2.3.1. Một số yêu cầu cơ bản đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng
phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử
2.3.2. Thực nghiệm phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤCCÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ
ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ

Trang


1
1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
6
14
15
15
16
18
19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn
hóa chung của nhân loại. Nó phản ánh toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội loài
người từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Lịch sử cho chúng ta biết quá khứ loài
người, quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ khi xuất hiện đến
nay. Lịch sử cho chúng ta những bài học về cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, có ý

nghĩa thiết thực cho cuộc sống hiện tại và kì vọng vào tương lai. Ngoài ra lịch sử
còn góp phần to lớn vào việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn.
Do vậy để nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn về lịch sử thì cần có sự mô tả
các đối tượng, hiện tượng, quá trình, sự kiện và các mối liên hệ có tính quy luật
thông qua sự tri giác ngôn ngữ và lời nói. Thông qua sự mô tả ấy học sinh có được
biểu tượng sinh động, chân thực về những sự kiện, nhân vật lịch sử, không gian
xảy ra sự kiện…Trên cơ sở đó ghi nhớ, khắc họa vào trong trí nhớ mình một cách
lâu bền nhất.
Thực tế thời gian gần đây dư luận đang rung lên hồi chuông báo động về
tình trạng dạy học lịch sử, trong các kì thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thì bài
làm và điểm môn sử vẫn là “điểm nóng” của dư luận với nhiều bài điểm 0 hay quá
nửa bài thi chỉ đạt dưới điểm trung bình. Đó quả là một thực tế đau lòng cho nền
giáo dục sử học nước nhà. Đi tìm câu trả lời cho thực tế đó xuất phát từ nhiều
nguyên nhân nhưng có lẽ cơ bản nhất là hiện nay ở các trường vẫn coi lịch sử là
một môn phụ không có sự đầu tư, tập trung thỏa đáng, giáo viên chỉ chú ý truyền
đạt kiến thức cơ bản mà thiếu đi các khâu tạo biểu tượng, hình thành khái niệm,
nâng cao tính tích cực của học sinh trong học tập cho nên học sinh không nhớ
được biểu tượng về nội dung lịch sử.
Nội dung lịch sử lớp 7 rất quan trọng, những nội dung này sẽ làm tiền đề cho
các lớp về sau. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu giảng dạy, tôi nhận
thấy dạy học phần này nếu không miêu tả một cách cụ thể một số nội dung lịch sử
để khắc họa lâu bền trong trí óc học sinh thì hiệu quả tiếp nhận lịch sử của học sinh
không cao, thậm chí rơi vào tình trạng liệt kê sự kiện gây cảm giác nhàm chán cho
học sinh và gây khó khăn cho học sinh khi học các lớp trên. Trong việc đổi mới,
cải tiến phương pháp dạy học, theo tôi việc sử dụng phương pháp miêu tả có ý
nghĩa rất quan trọng, trong đó lời nói giữ vai trò chủ đạo trong dạy học nói chung
và môn lịch sử nói riềng.
Với những suy nghĩ đó tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Vận dụng
phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường trung học cơ sở”.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của dạy học lịch sử, tôi
muốn nêu lên vai trò, ý nghĩa của phương pháp miêu tả, nhằm đưa ra phương pháp
vận dụng cho việc giảng dạy phần lịch sử lớp 7, góp phần nâng cao chất lượng bộ
môn. Cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề phương pháp
miêu tả trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
1


- Nghiên cứu chương trình SGK để xác định nội dung và lựa chọn đối tượng
miêu tả trong bài học.
- Vận dụng phương pháp miêu tả vào dạy học phần lịch sử lớp 7
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc vận dụng
phương pháp miêu tả vào giảng dạy phần lịch sử nói trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp miêu tả trong dạy học lịch
sử lớp 7 ở trường THCS Quảng Thắng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát, trao đổi, thảo luận: Áp dụng để thu thập thông tin
bằng tri giác trực tiếp; trao đổi, thảo luận nhằm nắm bắt nhu cầu, tâm tư nguyện
vọng, mong muốn của học sinh trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Phương pháp kiểm tra: Áp dụng thu thập các kết quả trong quá trình dạy
học, giảng dạy có vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở
trường THCS.
- Phương pháp tổng hợp: Áp dụng phương pháp để tìm hiểu các văn bản, các
căn cứ, luận cứ, luận điểm có liên quan đến đề tài; cách giải quyết các vấn đề liên
quan; tổng hợp số liệu.
- Phương pháp phân tích, so sánh: Áp dụng phương pháp để phân tích, so
sánh các số liệu trước và sau khi thực hiện những giải pháp của đề tài.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Áp dụng phương pháp nhằm kết hợp

lý luận với thực tiễn tại trường để đạt được kết quả và những bài học kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Trên sơ sở lý luận về phương pháp miêu tả, tôi đã nghiên cứu, khảo sát và
thực nghiệm giảng dạy phương pháp miêu tả ở khối lớp 7 trường THCS Quảng
Thắng. Từ đó rút ra những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm là:
- Từ chỗ giáo viên là người sử dụng phương pháp miêu tả là chủ yếu, là
người chủ động kiến thức, tôi đã cho học sinh tự tìm hiểu trước ở nhà về đối tượng
cần miêu tả dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Điều này sẽ phát huy được tính tích
cực chủ động học tập của học sinh, đồng thời kích thích sự tò mò, ham hiểu biết,
khả năng tự lĩnh hội kiến thức của các em, khiến cho môn học lịch sử hấp dẫn hơn.
- Phương pháp miêu tả cũng được tác giả thực hiện trong kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh.
- Sử dụng phương pháp miêu tả trong các hoạt động ngoại khóa.
- Gợi mở về việc sử dụng phương pháp miêu tả trong việc tổ chức các buổi
dạ hội. Các buổi dạ hội nhằm dựng lại, miêu tả toàn cảnh một nội dung lịch sử nào
đó. Để có một buổi dạ hội lịch sử thành công cần có sự đầu tư chuẩn bị rất công
phu với sự tham gia của một giàn diễn viên khá đông đảo đó là các em học sinh.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử
ở trường THCS
2.1.1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của phương pháp miêu tả trong dạy học lịch
sử ở trường THCS
*Khái niệm
Miêu tả là phương pháp nằm trong nhóm phương pháp thông tin, tái hiện lịch
sử. Thông qua trình bày miệng để miêu tả lại sự vật, hiện tượng lịch sử, giúp học
sinh có được biểu tượng sinh động nhất.

Vậy miêu tả trong dạy học lịch sử được hiểu như thế nào? Theo Giáo sư
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong “Phương pháp dạy học
lịch sử” tập 2 thì: “Miêu tả trong dạy học lịch sử là trình bày cụ thể những đặc
trưng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét đặc trưng, bản chất
chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng”. [5; 105].
Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” (NXBGD - HN1973),
N.G.Đairi đã nhấn mạnh: “Tính cụ thể, tính hình ảnh của một sự kiện có một giá
trị lớn lao, bởi vì chúng cho phép hình dung lại quá khứ” [10, 25]. Tác giả cũng
khẳng định “Giờ học nêu vấn đề đã đưa giáo viên tới chỗ tất yếu khách quan là
phải miêu tả hiện tượng hết sức đầy đủ, thông báo toàn bộ tài liệu có tính chất sự
kiện. Không có sự miêu tả hiện tượng đầy đủ thì sẽ không có được sự vạch rõ bản
chất của hiện tượng về phía học sinh” [10, 90].
Như vậy có thể thấy, so với miêu tả trong văn học (dùng ngôn ngữ để tái
hiện cảnh vật, sự vật, thế giới nội tâm nhân vật mà mình quan sát được, cảm nhận
được để giúp người đọc có thể hình dung ra đối tượng mà người viết miêu tả),
miêu tả trong sử học có nhiều điểm khác. Trong văn học, miêu tả chủ yếu là dùng
ngôn ngữ khắc họa lên những nét bề ngoài của đối tượng miêu tả hình dáng, nội
tâm nhân vật thì miêu tả trong sử học ngoài khắc họa những nét bề ngoài, còn
nhằm mục tiêu nêu lên bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở những
dữ liệu khoa học, qua đó người đọc không chỉ hình dung mà còn hiểu được đối
tượng.
* Vị trí
Trong nhóm phương pháp trình bày miệng (sử dụng ngôn ngữ) thì miêu tả
đóng vai trò quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
toàn diện học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học giáo viên chưa thực sự chú
ý, khai thác triệt để sự tối ưu của phương pháp này.
*Ý nghĩa
Với vị trí đó, phương pháp miêu tả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá
trình dạy học lịch sử. Trong quá trình dạy học việc miêu tả không chỉ để tái hiện
nhằm khôi phục lại hình ảnh của quá khứ mà nó còn giúp học sinh nhận thức sâu

sắc sự kiện, qua đó có thể trình bày suy nghĩ, hiểu biết, tìm tòi nghiên cứu của
mình. Với sự hướng dẫn, sự thuyết trình, miêu tả và giảng giải của giáo viên có thể
làm hiện lên trước mắt các em hình ảnh của người tinh khôn đang ghè đẽo công cụ
lao động, học sinh có thể nghe được tiếng hò reo của quần chúng nhân dân trong
3


chiến thắng... Do vậy, việc sử dụng phương pháp miêu tả giúp giáo viên thực hiện
được nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy học sinh.
2.1.2. Đặc điểm của phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử
Khác với tường thuật, miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể cần
phải tìm hiểu, khôi phục, tái tạo.
Bài miêu tả được xây dựng chủ yếu trên cơ sở nội dung bài viết sách giáo
khoa, tạo cho học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động về bức tranh quá khứ
đang học, vì vậy các em hứng thú học lịch sử hơn.
Cấu tạo của một bài miêu tả được xây dựng trên cơ sở các sự kiện chính xác,
cơ bản, mang tính hấp dẫn cao. Mở đầu bài miêu tả, giáo viên thu hút học sinh
ngay vào đối tượng miêu tả, để các em tập trung chú ý và hứng thú theo dõi. Tiếp
đó là việc trình bày bài miêu tả một cách gợi cảm, gây xúc động tạo biểu tượng rõ
ràng chân thật. Một bài miêu tả như vậy vừa mang nội dung khoa học chính xác,
lại tạo được sự hấp dẫn khá cao, có tác dụng mạnh mẽ không chỉ về kiến thức mà
cả tư tưởng và nội dung bài học lại không nặng nề. Do vậy, giáo viên phải chuẩn bị
công phu, đòi hỏi bài miêu tả phải có xuất xứ rõ ràng, số liệu cụ thể tăng phần sinh
động cho bài miêu tả.
2.1.3. Các dạng miêu tả được sử dụng trong dạy học lịch sử
Miêu tả trong dạy học lịch sử có hai loại là miêu tả toàn cảnh và miêu tả có
phân tích:
- Miêu tả toàn cảnh: Là trình bày, phác họa có hình ảnh toàn bộ bức tranh về
một hiện tượng lịch sử với đầy đủ chi tiết và những nét chủ yếu. Qua đó, giúp
người học hình dung được chân dung đối tượng trọn vẹn. Khi nói đến miêu tả toàn

cảnh tức là người ta đã nêu lên hầu hết các đặc điểm cơ bản của đối tượng miêu tả
có được, trên cơ sở lựa chọn những nét tiêu biểu nhất, tạo biểu tượng đúng đắn,
chính xác về một đối tượng cụ thể.
- Miêu tả có phân tích: Đây là miêu tả không trình bày toàn bộ bức tranh quá
khứ mà tập trung vào những đặc điểm chủ yếu để qua đó đi sâu vào phân tích cơ
cấu bên trong của sự kiện.
Việc phân biệt miêu tả toàn cảnh và miêu tả có phân tích chỉ mang tính chất
tương đối. Trong nhiều trường hợp sử dụng có thể kết hợp hai cách miêu tả này
nhằm làm cho đối tượng miêu tả sinh động và cụ thể hơn.
Cả hai loại miêu tả, miêu tả toàn cảnh và miêu tả có phân tích đều đòi hỏi giáo
viên và học sinh phải dựa vào những sự kiện khoa học, chính xác nhằm tạo cho
học sinh hình ảnh lịch sử cụ thể, chân thực và có giáo dục tư tưởng tình cảm đối
với các em. Vì vậy, khi sử dụng miêu tả trong dạy học lịch sử, giáo viên phải bảo
đảm tính khách quan khoa học, đồng thời phải trình bày rõ ràng, có thái độ đúng
với đối tượng, sự kiện lịch sử được miêu tả. Do đó, việc miêu tả không phải là
“khách quan” như một số người quan niệm, mà đứng trên quan điểm, lập trường
của giai cấp vô sản để có thái độ, tình cảm đúng đắn với sự kiện lịch sử đó .
2.2. Thực trạng của việc dạy học lịch sử và vận dụng phương pháp miêu tả ở
trường THCS hiện nay
* Về phía giáo viên:
4


Qua điều tra một số giáo viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy
tôi có thể tổng hợp lại một số ý kiến như sau:
1- Nhiều giáo viên còn dạy học theo kiểu độc thoại, lên lớp với chỉ một vài
phương pháp dạy học đơn thuần như thông báo, thuyết trình. Sự kết hợp các cách
dạy học như miêu tả, tường thuật, giải thích còn ít, hiệu quả chưa cao dẫn đến chất
lượng bài học chưa cao, chồng chất sự kiện.
2- Nhiều giáo viên còn cho rằng để sử dụng phương pháp miêu tả phải mất

thời gian. Tài liệu khó nên chưa có sự đầu tư, chuẩn bị còn sơ sài làm chất lượng,
hiệu quả bài học giảm sút.
3- Sự kết hợp giữa phương pháp miêu tả với phương pháp dạy học khác chưa
đồng đều, chưa nhuần nhuyễn, làm cho bài học thiếu sinh động, hấp dẫn, chưa thu
hút, lôi cuốn học sinh.
Tất cả những vấn đề đó đặt ra yêu cầu là cần phải nhận thức đúng đắn và vận
dụng có hiệu quả phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử.
* Về phía học sinh:
Đa số học sinh đều cho rằng học lịch sử khó nhớ, có quá nhiều sự kiện, ngày,
tháng nên không thích học. Một số học sinh lại thấy giờ học lịch sử khô khan nên
các em ít hứng thú, bởi vậy chỉ có số ít học sinh tích cực học tập, hay phát biểu,
còn lại chỉ biết nghe và chép. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó là vì
các em thấy giờ học chỉ đơn thuần là kiến thức lịch sử nên giờ học nặng nề, hầu
như chỉ mình giáo viên làm việc còn đa số học sinh thụ động trong việc tiếp thu.
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Để đánh giá thực trạng trên, tôi đã dạy theo phương pháp cổ truyền và không
có sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học Lịch sử lớp 7B thì thu được kết
quả như sau:
Kết quả
Lớp SLHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL %
SL
%
SL
%
SL

%
7B
43
2
4.7
7
16.3 21
48.8 13
30.2
Qua thực trạng nêu trên, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp miêu tả
trong dạy học lịch sử chưa được sử dụng nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu vận dụng
phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử có hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa thực
tiễn rất lớn.
2.3. Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường
THCS
2.3.1. Một số yêu cầu cơ bản đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng phương
pháp miêu tả trong day học lịch sử.
* Một số yêu cầu đối với giáo viên:
Để vận dụng phương pháp miêu tả đạt hiệu quả cao trong dạy học giáo viên
cần tuân thủ những yêu cầu sau:
- Phải biết xác định đối tượng, lựa chọn sự kiện khi miêu tả. Chúng ta phải
thừa nhận một sự thật là lịch sử diễn ra muôn màu, muôn vẻ dưới mọi góc độ.
5


Song về phương diện nhận thức lịch sử chúng ta chỉ lựa chọn những sự kiện điển
hình để miêu tả, không miêu tả tất cả các sự kiện lịch sử.
- Bài miêu tả phải có xuất xứ, xây dựng qua tài liệu tam khảo. Bài miêu tả
đòi hỏi tính khoa học cao, điều đó phải thể hiện ở sự chính xác khi phản ánh những
đặc trưng của sự kiện lịch sử.

- Giáo viên phải thể hiện được thái độ khi miêu tả, mục đích của bài miêu tả.
Sử dụng phương pháp miêu tả cần kết hợp với các thao tác sư phạm như: âm
lượng, thái độ, cấu trúc ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ…
- Phải kết hợp phương pháp miêu tả với các phương pháp dạy học khác: sử
dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo, dạy học nêu vấn đề, đàm thoại...
- Bài miêu tả phải vừa sức tiếp thu của học sinh.
*Một số yêu cầu đối với học sinh
Không có sự tham gia tích cực của trò thì mọi phương pháp đều không thể
đạt được kết quả như mong muốn, chất lượng dạy học sẽ không cao. Chính vì vậy,
để sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học có hiệu quả tốt nhất, bên cạnh sự
cố gắng của giáo viên thì đối với học sinh cũng phải có những yêu cầu nhất định.
- Học sinh phải có sự chuẩn bị bài ở nhà trước và có sự tò mò, nảy sinh nhu
cầu tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của bài học.
- Khi trình bày, học sinh phải nắm được dàn ý của bài miêu tả, tránh tuỳ
tiện, hời hợt, thiếu logic trong trình bày.
Để đạt được yêu cầu đó, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có quá trình rèn
luyện nghiêm túc và thường xuyên trau dồi kiến thức cũng như phương pháp diễn
đạt.
2.3.2. Thực nghiệm phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7
Trong quá trình dạy thực nghiệm tôi đã có quá trình dạy và so sánh giữa hai
lớp 7A và lớp 7B. Trong đó, lớp thực nghiệm phương pháp miêu tả là lớp 7A, lớp
đối chứng dạy theo phương pháp cổ truyền không sử dụng phương pháp miêu tả là
lớp 7B:
*Sử dụng phương pháp miêu tả trong hoạt động nội khoá:
Phương pháp miêu tả được sử dụng với mục đích nhằm phác hoạ bức tranh
trọn vẹn về đối tượng được trình bày. Vì vậy, khi miêu tả đòi hỏi giáo viên phải lựa
chọn những nét tiêu biểu bản chất nhất, đủ để dựng lại quá khứ một cách đúng đắn,
khách quan.
Căn cứ vào đặc điểm của phương pháp dạy học miêu tả cùng với yêu cầu nội
dung bài học, tôi đã vận dụng phương pháp dạy học này kết hợp với các hình thức

dạy học lịch sử khác vào dạy lớp 7A:
Bài 9 : “Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê”.
* Sau khi dành lại được độc lập với ý thức tự chủ và niềm tự hào sâu sắc,
các tầng lớp tự trị đã nhanh chóng xây dựng một nhà nước có tổ chức ngày càng
chặt chẽ theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
Giáo viên dùng sơ đồ kết hợp với miêu tả về bộ máy nhà nước Đinh - Tiền
Lê:
6


Vua
Quan văn

Quan võ

Tăng ban

Đ ạo
Phủ
Huyện


Sơđồ bộ máy nhà n ớ c thời Đ inh -Tiền Lê

Trong triu ỡnh vua l ngi ng u, nm mi quyn hnh, gii quyt
mi cụng vic chớnh tr, va l tũa ỏn ti cao va l tng ch huy quõn i ti cao.
Di vua, Trung ng ó hỡnh thnh s phõn cụng, phõn nhim cho cho
cỏc quan vn, quan vừ v tng ban. Bờn cnh cỏc quan vn, quan vừ cú mt h
thng tng quan v cỏc o s vi cỏc chc i s, tng lc sựng chõnCỏc hong
t c phong vng, cỏc phong thn c phong tc v cỏc thỏi p.

Triu inh-Tin Lờ cp trung ng cú cỏc chc thỏi s, thỏi ỳy, tng
qunChc tng quan cỏc cng v ging nh t tng, chc thỏi s cú nhim v
lm quõn s cho nh vua, quyn hnh ng trờn chc tng qun v thỏi ỳy. Thi
Tin Lờ cú hai chc ch huy s. Ngoi ra cũn cú chc ph quc, nha hiu, chi hu,
chi niH thng chớnh quyn a phng cng tri qua nhiu thay i. Hu ht
quan li u l vừ tng.
- Giỏo viờn kt hp vi s miờu t v t chc b mỏy Nh nc thi Lý Trn,
so sỏnh vi thi inh Tin Lờ:

7


Vua

Vua – Thái Thượng Hoàng

Đại thần

Đại thần

Quan văn

Quan võ

Quan văn

Quan võ

Lộ


Lộ

Phủ

Phủ

Huyện

Huyện





Sơ đồ bộ máy tổ chức Nhà nước

Sơ đồ bộ máy tổ chức Nhà nước

thời Lý (1010 – 1225)

thời Trần (1226 – 1400)

8


Thời Lý – Trần, chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn
chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật
pháp, quân sự nghi lễ, đối ngoại. Nhà Trần đã áp dụng chế độ Thái Thượng Hoàng
nhằm đảm bảo vững chắc vị trí và khả năng nắm chính quyền trong tay vua, tránh
những vụ tranh ngôi vua trong nội bộ hoàng tộc và cũng để cho vua trẻ điều khiển

đất nước vững vàng. Giúp vua trị nước để có tường (thái uý hay Tướng quốc), các
đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lý như Sảnh, viện,
đài… ngoài ra còn có các quan chức trông nom sản xuất nông nghiệp, các hệ thống
đê điều…
*Để thực hiện tốt bài dạy này, giáo viên cho học học sinh về nhà tìm hiểu
trước để miêu tả, tạo biểu tượng về nhân vật Lê Hoàn, học sinh phải miêu tả được
những nét cơ bản:
Tạo biểu tượng về nhân vật Lê Hoàn: Người anh hùng chỉ đạo cuộc kháng
chiến chống Tống lần thứ nhất, sáng lập nhà Tiền Lê. Người ái Châu (Thanh Hoá).
Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông
được đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn đã lập được nhiều chiến công, khi Đinh
Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh,
ông phong cho Lê Hoàn là Thập Đạo Tướng Quân lúc vừa tròn 30 tuổi.
Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi
lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, quân Tống sang xâm lược nước ta. Trước tình hình
nguy ngập đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Ông lên
ngôi vua lấy hiệu là Đại Hành, vẫn giữ tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
Bài 11 : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống”.
Để thực hiện tốt bài dạy: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống”
(thế kỷ X-XI) giáo viên cho học học sinh về nhà tìm hiểu trước để miêu tả, tạo biểu
tượng về nhân vật Lý Thường Kiệt, học sinh phải miêu tả được những nét cơ bản:
Tạo biểu tượng về nhân vật Lý Thường Kiệt: Năm 1019 tại căn nhà của
một võ quan ở Phường Thái Hoà, con trai ông Ngô An Ngữ và bà họ Hàn ra đời đặt
tên là Ngô Tuấn. Do tính siêng năng, cần mẫn lại hết lòng trung thành, được vua
tin yêu, thăng thưởng dần đến chức Đô tri và được ban quốc tính đổi tên là Lý
Thường Kiệt.
Năm 1075, Nhà Tống do Vương An Thạch làm tể tướng ấm mưu xâm lược
nước ta. Thái uý Lý Thường Kiệt tâu với Thái Hậu Ý Lan rằng: “ Ngồi yên đợi
giặc không bằng đem quân sang đánh trước”. Thái hậu đồng ý cho Lý Thường
Kiệt đem quân đánh phá các kho lương thực của địch rồi rút về nước, lập phòng

tuyến sông Cầu. Chính trên phòng tuyến Sông Cầu, Lý Thường Kiệt đã cho ra đời
bài thơ: “Nam quốc sơn hà” được coi là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử
nước ta:
Nam quốc sơn hà nam đến cư
9


Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Như đẳng hành khan thủ bài thư
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ
XIII).
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông thế ký XIII, để thấy được
linh hồn của cuộc kháng chiến này, giáo viên cho học sinh chuẩn bị và miêu tả để
tạo biểu tượng về vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo.
Tạo biểu tượng về nhân vật Trần Hưng Đạo: Quốc công tiết chế, Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) là một anh hùng kiệt xuất của dân tộc
ta đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới. Sinh ngày 10/12/1228 là
con Anh Sinh Vương Trần Liễu.
Người dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, xem rộng biết nhiều, đủ tài
văn võ, dành tâm huyết, hiểu biết của mình để viết: “Binh thư yếu lược”; “Hịch
Tướng Sĩ” …. Quân Nguyên Tấn công nước ta từ hai phía Bắc và Nam, tình thế hết
sức nguy cấp, ông buộc cho quân ta vừa đánh, vừa rút lui, thực hiện kế hoạch
“thanh giã”. Thượng hoàng Thánh Tông lo lắng, ông hỏi xem có nên hay không,
ông khảng khái trả lời: “Bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng!” Năm 1288,
quân Nguyên cho quân tướng sang đánh trả thù. Vua Trần hỏi ông: “Năm nay thế
giặc ra sao?”, ông đáp: “Năm nay giặc đến dễ đánh” . Nắm chắc được chỗ yếu,
chỗ mạnh của giặc, ông quyết địng giáng cho chúng một đòn chí mạng. Chiến dịch
Bạch Đằng được chuẩn bị. Tháng 4/1288 toàn bộ lực lượng thuỷ quân cuat giặc do
Ô Mã Nhi chỉ huy đã bị tiêu diệt trên sông Bạch Đằng. Ông được vua Trần phong

tước Đại Vương.
Bài 23 : “Kinh tế - văn hóa thế kỉ XVI - XVIII”.
Khi tìm hiểu về sự hưng thịnh của các đô thị, giáo viên có thể chia lớp thành
hai nhóm cho học sinh tìm hiểu và miêu tả về hai trung tâm lớn như Thăng Long,
Hội An. Khi miêu tả học sinh phải nêu bật được tính chất sầm uất của các trung
tâm này.
Miêu tả về thương cảng Hội An: là thành phố cảng lớn nhất đằng trong,
nằm trên đất Quảng Nam. Một thành phố lớn có tường bao quanh hàng vạn nóc
nhà, Hội Anh nổi tiếng về buôn bán từ thế kỷ XVI. Hải cảng đẹp nhất đàng trong,
nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. Hải cảng thường có một
thành phố lớn, đến nỗi người ta có thể nói nó là hai thị trấn: một của người Trung
Quốc, một của người Nhật Bản. Chúa Nguyễn đặt tàu ti ở đây để kiểm tra, đánh
thuế thuyền buôn ngoại quốc. Ngoài người Nhật và Trung Quốc, thương nhân Bồ
Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp còn thường xuyên lui tới Hội An. Hội An là một mã
đầu lớn, nơi tụ họp của khách hàng các nước … hai bên đường hàng phố liền nhau
khít sịt, chủ phố hết thảy đều là người phúc kiến… Hội An là một cái chợ lớn hơn
một thành phố.
10


Miêu tả cảnh Thăng Long: Kinh đô của cả nước, có thể lớn bằng Pari và
dân số cũng bằng… Nó nằm trên bờ một con sông gọi là Sông Cái, số thuyền bè
nhiều đến nỗi ghé vào bờ rất khó khăn. Các nhà ở Thăng Long đều một tầng… có
62 khu phố mà mỗi khu phố rộng bằng một thành phố nhỏ của nước Italia. Các phố
đều đầy thợ thủ công và thương nhân, để tránh nhầm lẫn mỗi đầu phố có một cái
bảng hay dấu hiệu ghi rõ phố buôn bán cái gì. Thành phố Cacho (Kẻ Chợ) có thể
sánh với nhiều thành phố Châu Á nhưng lại đông dân hơn. Nhất là những ngày
mồng 1 và rằm âm lịch, là những ngày phiên chợ… các con đường rộng bấy giờ
đều trở thành chật chội đến nỗi chen qua đám đông người độ 100 bước trong
khoảng nửa tiếng đồng hồ là một điều sung sướng. Tất cả hàng hoá trong thành

phố mỗi thứ bán một phố riêng và các chỗ đó còn chia ra làm hai hoặc nhiều khu là
nơi những người trong khu mới được mở cửa hàng.
Bài 25: “Phong trào Tây Sơn” .
Giáo viên và học sinh miêu tả để tạo biểu tượng về nhân vật Nguyễn Huệ –
Quang Trung.
Tạo biểu tượng về nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ: Anh hùng dân
tộc, nhà cải cách lớn, em của Nguyễn Nhạc, anh của Nguyễn Lữ, gốc họ Hồ. Năm
1771, cả ba anh em đổi họ sang họ Nguyễn, dựng cờ khởi nghĩa chống Trương
Phúc Loan tại Tây Sơn (Bình Định). Năm sau Nguyễn Huệ được cử vào Gia Định,
đánh tan lực lượng của họ Nguyễn. Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế,
phong ông làm Long Nhương tướng quân, đánh tan quân Xiêm tại Rạch Gầm –
Xoài Mút. Đầu tháng 7 năm 1786, Nguyễn Huệ quyết định đánh ra đàng ngoài.
Giữa tháng 8 ông trở về Phú Xuân, năm 1787 Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê
Chiêu Thống, phản bội lại Tây Sơn. Cuối năm đó Nguyễn Huệ sai Nguyễn Văn
Nhậm ra diệt chỉnh. Diệt chỉnh rồi, Nhậm tỏ ra kiêu mạn. Đầu tháng 5/1789,
Nguyễn Huệ trực lại kéo quân ra Thăng Long diệt Nhậm và trực tiếp xây dựng
chính quyền trên đất bắc.
Cuối 1788, bè lũ Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị
chỉ huy kéo xuống xâm lược nước ta. Ngày 25/11 ông lên ngôi vua lấy hiệu là
Quang Trung, làm lễ xuất quân ra Bắc. Trong lễ thệ sự ở Thọ Hạc (Thanh Hoá) ông
nói: “Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”, kêu gọi binh sĩ đánh giặc.
Với trận Ngọc hồi - Đống Đa, 29 vạn quân Thanh xâm lước đã bị đánh bại hoàn
toàn. Ông chuẩn bị lập kinh đô ở Vĩnh Doanh (Vinh – Nghệ An) gọi là Phượng
Hoàng Trung Đô. Ngày 16/9/1792 ông đột ngột qua đời trong khi mọi cải cách còn
đang thực hiện dang dở.
*Sử dụng phương pháp miêu tả trong hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học. Công tác hoạt động
của thầy và trò được tiến hành ngoài giờ học trên lớp, nhưng chủ đề và nội dung
này phải sát với nội dung chính khoá. Hoạt động ngoại khoá phải đạt được mục
đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển như một bài nội khoá nhưng được thực hiện

trên các phương tiện khác. Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khoá mang tính tổng
11


hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh, góp phần gây hứng thú cho
học tập lịch sử.
Hoạt động ngoại khoá trong dạy học lịch sử có ưu thế hơn so với giờ nội
khóa ở chỗ đối với giờ nội khoá thì học sinh bị gò bó trong khuôn khổ mỗi tiết học
45 phút. Trong mỗi giờ học đó giáo viên chỉ có thể cung cấp cho các em những
kiến thức cơ bản nhất để giải quyết chương trình. Giờ học ngoại khoá, điều đầu
tiên dễ nhận thấy là nó thu hút sự hứng thú học tập của các em. Bởi các em không
bị gò bó trong không gian lớp học. Thời gian hoạt động ngoại khoá rất phong phú,
có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Tuỳ thuộc ở quy mô, mục đích tổ chức và
trình độ học sinh. Giáo viên lựa chọn hình thức ngoại khoá thích hợp để tổ chức
cho họ sinh phù hợp với điều kiện cho phép.
Trong hoạt động này, học sinh có được hình ảnh cụ thể sinh động nhất về
các nội dung lịch sử đặc biệt là không gian lịch sử. Ví như giáo viên cho học sinh
tìm hiểu về di tích thành nhà Hồ thì có thể miêu tả toàn cảnh công trình này:
Miêu tả về Thành Nhà Hồ: Thành nhà Hồ còn gọi là thành Yên Thôn hoặc
thành Tây Giai ở Vĩnh Lộc – Thanh Hoá.
Thành xây năm 1379, niên hiệu Quang Thái thứ 10 triều vua Trần Thuận
Tông (1388 – 1398). Thành chiếm một diện tích gồm 300 mẫu, chiều dài nam bắc
800m, chiều rộng đông - tây 700m, xung quanh ngoài thành có hào sâu. kiến trúc
thành có hai lớp, lớp ngoài bằng đất , thành trong xây bằng gạch vồ và đá tảng cao
đến 10m, mặt trong đấp đất thoai thoải, mặt thành rộng 4 – 5 m, thành có 4 cửa:
cửa chính, cửa hậu, và hai cửa Đông- Tây. Đá dùng để xây mỗi tảng dài trung bình
2m, rộng 1m, dài 20 – 80cm. Đặc biệt ở phía cổng Tây có tảng dài 4 – 5m. các tảng
đá được xếp lên nhau theo lối chữ “công” được gắn bằng thứ hồ vữa rất chắc. Cổng
Nam dài 33m78, rộng 5m85, cửa hậu dài 20m33, cao 7m50. Thành hiện tại chỉ còn
thành bằng đá, 4 cổng thành phía trong còn 2 con rồng đá đã mất đầu, rồng quay

đầu về hướng nam cuốn 7 khúc dài 3m62, chiều cao cả bệ 1m18. Thành Nhà Hồ là
một công trình kiến trúc lớn tiêu biểu cho nghệ thuật Lý – Trần - Hồ.
Vân dụng bài miêu tả để làm cho các em thấy được hiện trường lịch sử
không phải là những vật “câm” mà làm thế nào để lịch sử nói lên tiếng.
Trong các hình thức ngoại khoá thì đọc sách là hình thức phổ biến có hiệu
quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm
song có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Ngoài việc đọc các
tài liệu lịch sử thì học sinh cần đọc các tài liệu của các môn khác, giáo viên cần lập
danh mục cần đọc. Chương trình Lịch sử lớp 7, học sinh có thể đọc cuốn: Danh
nhân lịch sử Việt Nam; Đình chùa lăng tẩm việt nam… Ngoài ra học sinh cần đọc
một số tác phẩm văn học: Hịch Tướng Sĩ, Cáo Bình Ngô, Hoàng Lê nhất thống
chí….
Để khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự hiếu kỳ và lòng ham hiểu biết cái
mới của mỗi họ sinh, giáo viên có thể tóm tắt sơ lược một số cuốn hoặc dẫn ra một
số chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để kích thích học sinh tìm đọc, có thể đọc sách
12


theo hình thức tập thể hay nhóm học sinh sinh, sau khi đọc sách giáo viên yêu cầu
học sinh phải có bài thu hoạch.
Hoạt động ngoại khoá có thể tổ chức nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn
như: Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3 giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu về một
số vị anh hùng tiêu biểu cho truyền thống đánh giặc của phụ nữ Việt Nam như: Hai
Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân...
Ví như tìm hiểu về nữ tướng Bùi Thị Xuân - nữ tướng thời Tây Sơn: Bà
quê ở Phú Xuân- Bình Định, là vợ của danh tướng Trần Quang Diệu. Thửa nhỏ bà
học võ và cùng chồng tham gia nghĩa quân Tây Sơn. Tây Sơn sụp đổ Phú Xuân lọt
vào tay Nguyễn ánh, bà theo Cảnh Thịnh chạy ra Nghệ An. Hai vợ chồng xuống
Thanh Chương ( Nghệ An) thì bị bắt. Trần Quang Diệu bị giết, còn Bùi Thị Xuân
và con gái bị voi dày. Một giáo sĩ phương tây là Bitxase chứng kiến cái chết lẫm

liệt của bà mô tả: "Bùi Thị Xuân không hề biến đổi sắc mặt. Tiến trước đầu voi rất
bình tĩnh. Mấy tên lính thét la om sòm bảo bà quỹ xuống, nhưng bà vẫn thản nhiên
tiến bước. Voi lùi lại, lính phải lấy giáo thọc vào đuùi voi, voi mới quặp lấy bà tung
lên trời".
Nhân kỉ niệm ngày sinh, ngày mất của các vị anh hùng dân tộc cũng có thể
cho học sinh hoạt động ngoại khoá để tìm hiểu, tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
Ví như tạo biểu tượng về nhân vật Đinh Bộ Lĩnh: Người động Hoa LưNinh Bình, con trai Đinh Công Trứ, một tướng của Dương Đình Nghệ giữ chức thứ
sử Châu Hoan, cha mất sớm, theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ
khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả
đánh nhau. Lớn lên nhờ thông minh, có khí phách và có tài thao lược, thấy nhân
dân đói khổ vì loạn 12 sứ quân, ông dựng cờ khởi nghĩa mong lập nghiệp lớn.
Năm 968, sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng
đé, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư. Năm Kỷ Mão (979), Đinh Tiên
Hoàng và Đinh Liễn bị thái giám là Đỗ Thích giết chết khi uống rượu ngủ say.
Đinh Tiên Hoàng làm vua được 11 năm, thọ 56 tuổi.
Một hoạt động nữa có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động ngoại khoá đối với
việc dạy học lịch sử đó là việc tổ chức các buổi dạ hội. Các buổi dạ hội nhằm dựng
lại miêu tả toàn cảnh một nội dung lịch sử nào đó có thể là quá trình khởi nghiệp
của một triều đại hay quá trình diễn biến của một trận đánh, hay lễ đăng quang của
một vị hoàng đế... Để có một buổi dạ hội lịch sử thành công cần có sự đầu tư chuẩn
bị rất công phu với sự tham gia của một giàn diễn viên khá đông đảo đó là các em
học sinh. Tuỳ vào khả năng, điều kiện cụ thể, tiến hành những hoạt động phù hợp
để tạo nên tính hiểu quả cao nhất trong dạy học lịch sử.
*Sử dụng phương pháp miêu tả trong hoạt động kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy có
tầm quan trọng đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu
trình khép kín tiếp theo với một chất lượng tốt hơn của quá trình giáo dục kiểm tra,
đánh giá nhằm làm sáng tỏ tình hình lĩnh hội kiến thức, sự hình thành kĩ năng, kĩ
xảo cho học sinh, bổ sung làm sâu sắc, củng cố, hệ thống hoặc khi khái quát hoá
kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn kiến thức mới.

13


Có hai hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá là kiểm tra miệng và kiểm tra
viết. Xác định hình thức kiểm tra đánh giá phải gắn liền với phương pháp tiến hành
mới đảm bảo kết quả tốt. Có thể kiểm tra, đánh giá kết quả của bài học bằng câu
hỏi tự luận hoặc bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Trong đề tài này
tôi chỉ xin đề cập đến việc thiết kế một số câu hỏi liên quan đến phương pháp miêu
tả để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Câu hỏi tự luận có thể sử dụng cả trong hình thức hỏi miệng và kiểm
tra viết.
Ví dụ: Em hãy miêu tả công trình tiêu biểu là tượng phật bà Quan âm nghìn
mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Thuận Thành – Bắc Ninh)?
Chùa Bút Tháp hay còn gọi là Ninh Phúc Tự ở Thuận Thành – Bắc Ninh.
Chùa xây từ thời vua Trần Thánh Tông, khi hòa thượng Huyền Quang đến tu, ông
là một nhà sư giỏi, là một trong ba vị tổ giáo phái Trúc Lâm. Ông cho xây dựng
ngọn tháp cao 9 tầng trang trì hành Hoa Sen. Kiến trúc theo kiểu: “Nội công, ngoại
quốc” – chùa có tam quan, gác chuông tiền đường, cầu đá, thượng điện thích thiên
am (toà cửu phẩm), là tháp đá 13m, trong đó có tượng thờ thiền sư Chuyết Thuyết.
Nghệ thuật trang trí chạm nổi trên đá ở cầu đá ở lân cận thượng điện chủ đề là tứ
linh, hoa lá và có hai hình người trang trí ở tháp cửa phẩm liên hoa 9 tầng. Có pho
tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Trên bức tường có cánh tay xoè ra như động
tác múa và những bàn tay nhỏ sắp xếp như ánh hào quang toả ra chung quanh, bức
tượng là hình ảnh của bàn tay và khối óc, của đao ộng là trí tuệ, là biểu tượng của
sức sống vươn lên của con người.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến phương pháp miêu tả
có thể thiết kế dưới một số dạng như sau:
1. Ai là quân sư thiên tài cùng các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng
chiến đấu chống quân xâm lược Mông Nguyên giành thắng lợi cho Tổ Quốc:
a/ Trần Thủ Độ b/ Trần Hưng Đạo c/ Trần Khánh Dư

d/ Trần Quang Khải
2. Chùa Một Cột ở Hà Nội - một di tích văn hóa- lịch sử của dân tộc ta được
xây dựng giới thời nào?
a/ Tiền Lê
b/ Lý
c/ Trần
d/ Hồ
3. “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa
trăm thứ, bày la liệt”. Đó là đánh giá của ai?
a/ Lý Thái Tổ
b/ Trần Thánh Tông
c/ Sứ giả nhà Nguyên (Trung Quốc) d/ Sứ giả Ấn Độ
Đáp án:
1. c
2.b
3.c
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
- Lớp thực nghiệm 7A: Sau khi nghiên cứu, cải tiến và vận dụng phương
pháp trình bày miệng là miêu tả trong dạy học lịch sử kết hợp với các phương pháp
dạy học khác vào trong giảng dạy lịch sử lớp 7A, tôi nhận thấy rằng: Chất lượng bộ
môn đã được nâng lên rõ rệt, các em hứng thú với tiết học Lịch sử hơn. Từ đó các
14


em nắm kiến thức dễ hơn, sâu hơn, vận dụng tốt hơn. Kết quả cụ thể như sau:

Lớp


SLHS

45

Giỏi
SL %
9
20

Kết quả
Trung bình
%
SL
%
51
12
27

Khá
SL
23

Yếu
SL
1

%
2

Như vậy, qua kết quả kiểm tra đã cho phép tôi có thể khẳng định rằng: Việc
cải tiến sử dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử lớp 7 kết hợp
với các phương pháp dạy học khác đã có một hiệu quả tiến bộ rõ rệt; chất lượng

môn học lịch sử của học sinh lớp 7 trường THCS Quảng Thắng đã được nâng cao
hơn. Đồng thời kết quả trên cũng chứng minh được tính đúng đắn, phù hợp, hiệu
quả của việc sử dụng kết hợp 3 yếu tố: Đặc điểm phương pháp, đặc trưng môn học,
đối tượng học sinh. Điều quan trọng hơn cả là đã tạo cơ sở niềm tin vững chắc để
giáo viên tiếp tục vận dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử vào
quá trình giảng dạy tiếp theo.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, môn lịch sử nói riêng
thì việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố rất quan trọng. Thực hiện
Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ hai khoá VIII (tháng 2 1997) về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, căn cứ vào chất lượng bộ môn lịch
sử ở trường THCS Quảng Thắng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình về
việc cải tiến và vận dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử lớp 7.
Kết quả thực hiện là chất lượng môn học đã được nâng cao hơn nhiều so với chất
lượng đầu năm và các năm học trước. Kết quả đó đã phần nào khẳng định được sự
phù hợp giữa phương pháp giảng dạy với đặc trưng bộ môn và đối tượng học sinh.
Tuy nhiên, trong dạy học không bao giờ tồn tại một phương pháp tối ưu mà
bất kỳ phương pháp dạy học nào cũng tồn tại ở dạng hai mặt. Cho nên những vấn
đề được trình bày ở trên cũng chỉ là 1 vài ý kiến của cá nhân tôi nhằm góp phần
vào việc cải tiến phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử lớp 7, chắc
chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn
đồng nghiệp gần xa để chúng ta cùng nhau từng bước hoàn thiện việc cải tiến phương pháp dạy học này và sử dụng một cách có hiệu quả nhất trong dạy học môn
lịch sử lớp 7 ở trường THCS.
Từ thực tế đó cho phép tôi suy nghĩ rằng: Trong giai đoạn hiện nay với việc
thực hiện phương châm giáo dục: Lấy học sinh làm trung tâm (thầy là người dẫn
dắt, gợi mở; trò là người chủ động lĩnh hội tri thức) và đặc biệt là sự phổ biến của
phương pháp học tập: Tự học trong học sinh, thì phương pháp trình bày miệng có
thể sử dụng ở các khối lớp 6,7, 8, 9, hơn nữa phương pháp này không chỉ sử dụng
trong dạy học môn lịch sử mà còn có thể vận dụng được trong qúa trình giảng
15



dạy nhiều môn học khác. Với suy nghĩ như vậy tôi hy vọng rằng việc sử dụng kết
hợp phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử với các phương pháp dạy
học khác sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng bộ môn ở trường THCS, thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Trên thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông cơ sở đã cho thấy rằng:
Không có phương pháp dạy học tối ưu mà bao giờ nó cũng tồn tại ở dạng hai mặt
phương pháp dạy học được xây dựng và được đúc rút qua quá trình giảng dạy và
thực tiễn giảng dạy cũng chính là môi trường để chúng ta kiểm nghiệm, rút ra
những bài học kinh nghiệm quý báu cho những phương pháp dạy học mà chúng ta
đã vận dụng trong quá trình giảng dạy.
Qua quá trình vận dụng phương pháp trình bày miệng, cụ thể là phương
pháp miêu tả trong dạy học lịch sử (khối 7) tại trường THCS Quảng Thắng tôi đã
rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng phương pháp trình bày
miệng trong giờ dạy học lịch sử tại trường THCS như sau:
1) Khi trình bày tài liệu phải vừa sức tiếp thu của học sinh, đây là một yêu
cầu sư phạm quan trọng, là nguyên tắc đảm bảo cho tất cả học sinh hiểu bài, kích
thích hoạt động trí tuệ của các em, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ
bản, những điểm trọng tâm của bài.
2) Biết sử dụng phương pháp trình bày miệng đúng yêu cầu nội dung bài
học. Không phải bất kỳ bài học nào, nội dung nào cũng đều sử dụng phương pháp
trình bày miệng, mà tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng mục, từng tiết học, từng bài
học cụ thể để chúng ta sử dụng hình thức nào trong phương pháp trình bày miệng
một cách hợp lý.
3) Ngôn ngữ của giáo viên trong trình bày miệng phải đúng, chính xác về
mặt ngữ pháp. Lời nói của giáo viên phải có hình ảnh, sinh động, hấp dẫn nhằm tạo
biểu tượng và tác động đến tình cảm, tư tưởng của học sinh. Lời giảng có hình ảnh
không phải là lời nói bóng bẩy, hoa mỹ, có những từ ngữ đẹp nhưng rỗng mà phải
bao hàm về mặt nội dung phong phú súc tích và chính xác.

4) Phải biết sử dụng kết hợp giữa phương pháp trình bày miệng với các
phương pháp dạy học khác, sao cho có thể phát huy tác dụng tích cực của phương
pháp trình bày miệng, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
5) Khi xây dựng 1 đoạn miêu tả hay nêu đặc điểm, cần phải dựa trên nguồn
tài liệu chính xác, có tính khoa học.
6) Phương pháp trình bày miệng cũng rất quan trọng đối với học sinh. Tư
duy của học sinh diễn ra dưới hình thức ngôn ngữ, được hiện hoàn thiện trong quá
trình trao đổi trong trình bày miệng. Vì vậy giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn
nữa đến việc trình bày miệng của học sinh. Giúp học sinh trình bày đúng ngữ pháp,
16


dựng t chớnh xỏc, bng ngụn ng ca mỡnh, trỏnh vic trỡnh by cụng thc, rp
khuụn, hin i hoỏ v t ng, dn tri khụng trng tõm vn .
3.2. Kin ngh
Thc ra hin nay trong cỏc nh trng ó c cp rt nhiu cỏc thit b dy
hc. Tuy vy i vi mụn lch s thỡ cỏc dựng thit b cũn quỏ ớt, vỡ vy mun
t c kt qu cao trong b mụn ny theo tụi cn cú nhng yờu cu sau:
- Cỏc c quan thit b trng hc cn cú y tranh nh v cỏc di tớch lch
s v di sn vn hoỏ hoc chõn dung ca cỏc nhõn vt lch s cú cụng vi cỏch
mng.
- Nh trng cn trang b c s vt cht, phng tin dy tin dy hc hin
i giỳp giỏo viờn dy tt b mụn lch s.
- T chc cỏc cuc thi sỏng to v s dng dựng dy hc tt c cỏc mụn
trong ú cú mụn lch s.
- To iu kin thun li giỏo viờn cú nhiu thi gian u t cho bi dy
t hiu qu tt nht.
- T chc nhiu bui tho lun trao i gia cỏc ng nghip cú c hi
hc hi kinh nghim.
TP Thanh Hoá, ngày 15 tháng 3

năm 2017
Ngời viết

XC NHN CA TH TRNG N V

Phạm Thị Hải

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Đạt (2000): Bài giảng lý luận dạy học hiện đại, NXB ĐHQG, Hà
Nội.
2. Phạm Thị Hải, Giáo viên trường THCS Quảng Thắng, TPTH, Vận dụng
phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 2 ở trường THCS – SKKN năm
học 2013 - 2014
3.Trịnh Tùng (1998): Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử,
nghiên cứu giáo dục, số 8.
4. Lê Ngọc Tông: Đổi mới phương pháp dạy học - Đôi điều cần bàn thêm.
Nghiên cứu giáo dục số 18 tháng 12/ 2004.
5. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2001) Phương pháp dạy học lịch sử – Tập 1,2
NXB, Đại học sư phạm, Hà Nội.
6. Phan Ngọc Liên (1996): Đổi mới việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm,
NXB ĐHQG, Hà Nội.
7. Thái Duy Tuyên (2001): Giáo dục hiện đại, NXB ĐHQG Hà Nội.
8. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Trần Viết Thụ (2001): Hệ thống các phương
pháp dạy học lịch sử Lịch sử ở trường THCS.
9. Trương Hữu Quýnh (1987): Danh nhân lịch sử Việt Nam, NXB GD, Hà
Nội.
10. N.G Đairi (1973) Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? NXB GD, Hà

Nội.

18


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hải
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó – Tổ KHXH, trường THCS Quảng Thắng
TT
1.
2.
3.

Tên đề tài SKKN
Khai thác kênh hình giúp học
sinh học tập tốt môn lịch sử
lớp 7 ở trường THCS
Vận dụng phương pháp miêu
tả trong dạy học lịch sử lớp 6
ở trường THCS
Vận dụng phương pháp dạy
học nêu vấn đề trong dạy học
lịch sử lớp 9 theo định hướng
phát triển năng lực học sinh

Cấp đánh Kết quả
giá xếp loại đánh giá

Cấp Phòng

xếp loại

Năm học

A

2011 – 2012

Cấp Phòng

A

2013 – 2014

Cấp Phòng

C

2014 – 2015

19



×