Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tích hợp giáo dục môi trường trong một số tiết dạy vật lí lớp 11 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.21 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT SỐ TIẾT
DẠY VẬT LÍ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuyến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên Môn

Thanh Hoá, năm 2017


MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………...... 2
1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….………………………..... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………….………………………………………..........................2
1.5. Những điểm mới của SKKN……….…………………………………………………..……….3
2. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………………………………3
2.1. Cơ sở lý luận …………………………………………..…………………………………..........…….3
2.1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp……………………………………………………..……….3
2.1.2. Giáo dục môi trường qua dạy học vật lí ở bậc THPT ………………………….... 4
2.1.3 Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường …………………………………………..….. 6
2.1.3.1. Kiểu 1: Thông qua dạy học các bộ môn ở phổ thông ……………………….... 6
2.1.3.2. Kiểu 2: Giáo dục môi trường được triển khai
như một hoạt động độc lập …………………………………………………………………………... 6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………......................6
2.2.1. Đối với học sinh ……………………………………………………………………………...…. 6


2.2.2. Đối với giáo viên..……………………………………………………………………….…….... 7
2.3. Các giải pháp thực hiện ……………………………………………………………………...…. 7
2.3.1. Chương I: Điện tích. Điện trường
Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế ……………………………………………..……………… 7
Tư liệu tham khảo: Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe con người …………………...…9
2.3.2. Chương II: Dòng điện không đổi
Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện ……………………………………..…. 10
Tư liệu tham khảo: Mục sở thị làng nghề sống chung với chì…………………….12
2.3.3. Chương III: Dòng điện trong các môi trường
Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân …………………………………….……. 16
Tư liệu tham khảo: Ô nhiễm nguồn nước nghi do nhà máy mạ kẽm gây ra……..17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường…………………………………………………………………………...19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………..20

1


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực trạng môi trường ngày nay đang trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân
loại khi song hành với sự phát triển của nền kinh tế là nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên và ô nhiễm môi trường. Chính phủ các nước và các tổ chức của thế giới
đã nhiều lần họp bàn về vấn đề môi trường hay đầu tư về tài chính để góp phần
cải thiện môi trường thế giới cũng đủ cho thấy tầm quan trọng của môi trường
hiện nay đối với nhân loại.
Ở Việt Nam, chính phủ nước ta đã có những động thái tích cực nhằm góp phần
bảo vệ môi trường như Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững giai
đoạn 2013-2015; Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn
2012-2020; Ban hành Luật bảo vệ môi trường …Gần đây nhất là đưa nội dung

tích hợp giáo dục môi trường vào dạy học các bộ môn ở trường phổ thông. Nội
dung này đã được triển khai tới toàn bộ các giáo viên ở trường phổ thông trong
cả nước.
Trong quá trình dạy học, vấn đề tích hợp giáo dục môi trường của môn Vật lí
ở trường THPT là một vấn đề rất đáng quân tâm. Tuy nhiên với kết quả cuối
cùng của cấp học này chỉ được chú ý bởi kết quả các kì thi của học sinh mà
trong nội dung của các kì thi quan trọng hiện nay rất ít đề cập đến vấn đề môi
trường với môn Vật lí. Chính vì vậy trong quá trình học, nhất là học sinh nói
chung và học sinh trong các lớp học chương trình chuẩn nói riêng, các em rất ít
tự liên hệ giữa kiến thức Vật lí với những thay đổi của môi trường; trong quá
trình dạy học, một bộ phận các thầy cô chủ yếu quan tâm tới việc làm sao để học
sinh hiểu và vận dụng được kiến thức của bài học vào quá trình làm bài tập mà
quên đi sự lồng ghép giáo dục môi trường cho học trong giờ học.
Với lí do trên, bản thân tôi mạnh dạn đóng góp nhưng kinh nhiệm của mình
trong việc lồng ghép giáo dục môi trường vào một phần nhỏ của quá trình dạy
học Vật lí ở trường THPT thông qua đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường
trong một số tiết dạy Vật lí lớp 11 chương trình chuẩn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nâng cao khả năng tự liên hệ giữa kiến thức Vật lí đã học với
những biến đổi của môi trường của học sinh để từ đó các em có những hành
động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.
- Học sinh hứng thú hơn với giờ học Vật lí.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT Nga
Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong năm học vừa qua tôi đã tiến hành nghiên cứu ở học sinh các lớp mà
tôi trực tiếp giảng dạy là 11C, 11D, 11G, 11H trường THPT Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Coi trọng tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học.
- Lấy học sinh làm trung tâm, thay đổi hoạt động chủ yếu là thuyết trình

sang hoạt động đối thoại, giao tiếp với học sinh.

2


- Lồng ghép một số hiện tượng tự nhiên có liên quan tới kiến thức Vật lí.
- Tham khảo các nguồn tư liệu để từ đó có kiến thức phong phú vận dụng
vào quá trình thực hiện.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Thay thế cho việc truyền tải và nắm bắt toàn bộ kiến thức Vật lí trong sách
giáo khoa từ đó vận dụng chúng đạt kết quả cao nhất trong các kì thi là việc lồng
ghép những biến đổi của môi trường có liên quan tới một số kiến thức đã được
học giúp học sinh hứng thú hơn với việc học môn Vật lí và có những hành động
thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.
2. PHẦN NỘI DUNG.
2.1 Cơ sở lí luận.
2.1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp
“Quá trình dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học trong đó
toàn thể các hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực
rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho
các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao
động (Xavier Roegiers (1996)). Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp
là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp các mục tiêu giáo dục của nhà
trường.
Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập trong đó
học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng trong các
tình huống gần với cuộc sống và có ý nghĩa. Cụ thể là cần kết hợp một cách hữu
cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành
một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn
được đề cập trong các môn học đó.

Dạy học tích hợp hướng tới thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm khác
nhau của cùng một môn học cũng như của các môn học khác nhau, hướng tới
đào tạo học sinh có năng lực đáp ứng được thách thức lớn của xã hội ngày nay là
có được khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình
để giải quyết một cách hữu ích một tình huống xuất hiện, hoặc có thể đối mặt
với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Tư tưởng sư phạm đó
gắn liền với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề, phát triển năng lực sáng
tạo của học sinh trong quá trình dạy học.
Từ những lý do trên, việc vận dụng tư tưởng dạy học tích hợp vào quá
trình dạy học là rất cần thiết, là một xu hướng của dạy học được nhiều nước trên
thế giới quan tâm thực hiện. Ở Việt Nam, dạy học tích hợp cũng đã được nghiên
cứu và vận dụng từ những năm 60 nhưng đến nay vẫn chưa trở thành phổ biến.
Hiện nay dạy học tích hợp cũng đã được nghiên cứu vận dụng ở nhiều môn học
như Ngữ Văn, Sinh học, Hóa học...trong đó có việc tích hợp các nội dung giáo
dục môi trường vào dạy học các bộ môn ở trường phổ thông.
Các dạng vận dụng dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học
ở trường phổ thông hiện nay thường là:

3


- Hình thức liên hệ (permeation): là hình thức tích hợp khi các kiến thức
giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa (SGK), nhưng dựa
vào kiến thức của bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức về môi trường
(như các hiện tượng, số liệu về tình trạng môi trường, sử dụng môi trường...)
vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ, cũng có thể tổ chức các tình
huống học tập ở đó học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế có liên quan tới vấn
đề môi trường sinh thái.
- Hình thức lồng ghép (infusion): Với hình thức này, trong chương trình và
SGK có các kiến thức môn học cũng chính là kiến thức về môi trường được tích

hợp với nhau ở các mức độ khác nhau.” ( Theo Giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn Văn Khải)
2.1.2. Giáo dục môi trường qua dạy học môn vật lí ở bậc THPT
“Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã và
đang là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi
trường là một trong các "vấn đề toàn cầu".
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do
các hoạt động của con người: phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông
vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh... Trong bối cảnh phát triển của xã hội loài
người, bài toán "phát triển bền vững" đã được đặt ra để giải quyết. Phương châm
của phát triển bền vững được nêu lên là: "Sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu
trong hiện tại không làm xâm phạm đến khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của các
thế hệ tương lai".
Ở bậc THPT, mỗi môn học có vị trí khác nhau trong vấn đề thực hiện giáo
dục môi trường. Có nhiều môn học có thuận lợi do đối tượng bộ môn liên quan
nhiều đến vấn đề môi trường sinh thái như: sinh học, địa lý, hóa học, giáo dục
công dân. Các môn học khác như vật lý, mặc dù không có các chủ đề nghiên cứu
riêng về vấn đề môi trường sinh thái, song đều có thể tìm được cơ hội đưa vấn
đề giáo dục môi trường vào nội dung bài học. Điều quan trọng giáo viên phải
được chuẩn bị các hiểu biết về vấn đề môi trường, hiểu sâu kiến thức bộ môn.
- Một số định hướng nội dung giáo dục môi trường khi dạy học vật lý ở
trường THPT:
Theo định nghĩa về môi trường của Chương trình môi trường Liên Hiệp
quốc (United Nation Enviroment Program (UNEP)): "Môi trường là tập hợp các
yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả
cộng đồng". Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho
thấy các yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng. Như vậy, môn vật lý ở trường
phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung giáo dục môi
trường, có thể nêu ra một số trường hợp như:
+ Khai thác từ nội dung môn học vật lý;

+ Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: hóa học, sinh học,...
(vì nhiều quá trình hóa học, sinh học,... chịu tác động của yếu tố vật lý).

4


Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung giáo dục môi trường phù hợp, có
thể nêu lên một số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan
trực tiếp tới các quá trình vật lý như:
Tài nguyên rừng bị suy giảm: Trước hết phải làm rõ được vai trò của
rừng đối với cuộc sống con người:
+ Rừng - nguồn gen quý giá (động, thực vật);
+ Cung cấp lâm thổ sản;
+ Điều hòa lượng nước trên mặt đất;
+ Rừng ="lá phổi xanh";
+ Rừng chống xói mòn đất,...
Dưới góc độ khoa học vật lý, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện
tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng dòng chảy của
nước gây ra sự bào mòn đất...
Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống xói
mòn đất, hạn chế khí nhà kính...);
Ô nhiễm nước:
Vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất, các quá trình lý hóa khi nước
bị ô nhiễm,... các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên (liên
quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước...)
Ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất
phóng xạ, hóa chất.
Ô nhiễm tiếng ồn: liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng
âm.
Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn (tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần

số và chu kỳ khác nhau, nói cách khác : là những âm thanh chói tai, gây những
tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người,, cơ thể sống.
Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaokê quá giới hạn cho
phép,... , (âm thanh 80 dB).
Ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh vật.
Sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ
môi trường .
Ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,...
- Về phương tiện dạy học:
Phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất lượng dạy học
nói chung, chất lượng giáo dục môi trường nói riêng. Vì vậy trong các bài học
có tích hợp các nội dung giáo dục môi trường giáo viên nên tăng cường sử dụng
các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn: sử dụng các
video clip (từ 3 - 5 phút) để giới thiệu về các yếu tố môi trường và sử dụng hợp
lý năng lượng như: cọn nước, cối giã gạo nước, trạm thủy điện nhỏ, trạm pin
mặt trời (năng lượng sạch), ô nhiễm không khí và tiếng ồn giao thông ; từ trường
trái đất, năng lượng nguyên tử, ...

5


Để khai thác và cập nhật các tư liệu phục vụ giáo dục môi trường, giáo viên có
thể chủ động sử dụng phương tiện internet khai thác các Website về môi trường
và giáo dục môi trường bổ ích.” ( Theo Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy
học Vật lý THPT-Nguyễn Văn Khải)
2.1.3 Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường
2.1.3.1. Kiểu 1: Thông qua dạy học các bộ môn ở phổ thông
Ở đây có 2 dạng bài học có thể khai thác cho giáo dục môi trường:
Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng hợp với
nội dung môi trường (hình thức lồng ghép). Đây là dạng mà tôi đã vận dụng

trong quá trình dạy học và muốn đề cập tới trong sáng kiến kinh nhiệm này
thông qua một số bài soạn.
Dạng 2: “Một số nội dung của bài học có liên quan với nội dung giáo dục môi
trường song không nêu rõ trong sách giáo khoa (hình thức liên hệ).
Khi khai thác cơ hội giáo dục môi trường dù theo hình thức nào cũng cần
tuân theo 3 nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài
học bộ môn thành bài học môi trường;
Thứ hai: Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện
Thứ ba: Phát huy tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm
thực tế của học sinh, tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi
trường.” (Theo Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn
Văn Khải)
2.1.3.2. Kiểu 2: Giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt động
độc lập
“Các hoạt động độc lập này hoàn toàn phù hợp với các hình thức tổ chức dạy
học bộ môn như: tham quan, ngoại khóa, tuần lễ môi trường... Nội dung của các
hoạt động này chủ yếu là nội dung môn học, các nội dung giáo dục môi trường
sẽ được tích hợp vào các hoạt động chung. Tuy nhiên, vì đây là các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, gắn với thực tế môi trường sống, môi trường lao động sản suất
nên có nhiều điều kiện tích hợp sâu sắc các nội dung giáo dục môi trường. Song
do thực tế kế hoạch dạy học hiện nay là rất chặt chẽ, nên giáo viên phải nghiên
cứu lựa chọn chủ đề phù hợp và có kế hoạch sớm để nhà trường tạo điều kiện. ”
(Theo Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn Văn
Khải)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung các kì thi quan trọng của học sinh THPT (Học sinh giỏi cấp
tỉnh; Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh đại học - Từ năm 2014 trở về trước) chưa
đề cập nhiều tới sự liên quan giữa kiến thức vật lí với môi trường nên đã ảnh
hưởng ít nhiều tới quá trình dạy và học ở trường THPT, cụ thể:

2.2.1. Đối với học sinh.
Các em thường tập trung vào giải quyết các bài tập Vật lí sao cho đạt kết
quả cao nhất trong các kì thi chứ chưa có sự liên hệ giữa những kiến thức vật lí
với sự biến đổi của môi trường.

6


2.2.2. Đối với giáo viên.
Một bộ phận các thầy cô chưa thực sự quan tâm tới việc giáo dục về môi
trường cho học sinh trong các buổi học mà chỉ quan tâm tới việc truyền đạt sao
cho các em hiểu và vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các bài tập vật
lí nhằm đạt kết quả cao nhất trong các kì thi.
2.3. Giải pháp thực hiện
Giáo dục môi trường cho học sinh THPT thông qua dạy học Vật lí là một
nội dung mà Sở giáo dục đào tạo Thanh Hoá đã tổ chức tập huấn cho đại diện
giáo viên bộ môn các trường THPT trên toàn tỉnh và những giáo viên này đã
triển khai tới các giáo viên trong tổ bộ môn của mình. Trong sáng kiến kinh
nhiệm này tôi chỉ đề cập tới “Tích hợp giáo dục môi trường trong một số tiết
dạy Vật lí lớp 11 chương trình chuẩn” mà tôi đã áp dụng đối với học sinh các
lớp 11C, 11D, 11G, 11H ở trường THPT Nga Sơn, cụ thể: Bài 5 – Điện thế. Hiệu
điện thế; Bài 7 – Dòng điện không đổi. Nguồn điện; Bài 14 – Dòng điện trong
chất điện phân.
Để giáo dục môi trường cho học sinh các lớp trên tôi đã lồng ghép nội
dung giáo dục môi trường vào các tiết dạy của mình. Ở đây xin giới thiệu một số
nội dung tích hợp mà tôi đã chuẩn bị trong năm học vừa qua.
2.3.1. Chương I: Điện tích. Điện trường
Bài 5: ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ.
Địa chỉ tích
Nội dung tích hợp GDMT

Biện pháp
hợp
II. Hiệu điện - Ảnh hưởng của bụi từ tới sức
Yêu cầu học sinh thảo
thế
khoẻ con người: Gây ra một số
luận nhóm từ những liên
bệnh ngoài da, mắt, nhất là hô hấp: hệ thực tế trả lời một số
+ Tổn thương đường hô hấp (1): Các câu hỏi:
bệnh đường hô hấp như viêm mũi, 1. Hãy nêu những hiểu
biết của em về ảnh
viêm họng, viêm phế quản, viêm
hưởng của
bụi trong
teo mũi do bụi crom, asen, ...
không khí tới sức khoẻ?
+ Các hạt bụi bay lơ lửng trong
2. Hãy kể tên một số hoạt
không khí bị hít vào phổi gây tổn
động sản xuất là nguồn
thương đường hô hấp. Khi ta thở, gốc gây ra bụi?
nhờ có lông mũi và màng niêm dịch 3. Làm thế nào để làm
của đường hô hấp mà những hạt bụi
giảm lượng bụi từ các
có kích thước lớn hơn 5 m bị giữ
ra không
lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi nhà máy thải
khí thông qua các ống
có kích thước 2-5 m dễ dàng vào
tới phế quản, phế nang, ở đây bụi khói?

Các nhóm nhận xét câu
được các lớp thực bào vây quanh và trả lời của nhau sau đó
tiêu diệt khoảng 90% nữa, số còn lại giáo viên nhận xét.
đọng ở phổi gây nên bệnh bụi phổi
và các bệnh khác (bệnh silicose,

7


asbestose, siderose, ...)(2)
+ Bệnh phổi nhiễm bụi: Thường
gặp ở các ngành khai thác chế biến
vận chuyển quặng đá, kim loại,
than, vv...(3)
+ Bệnh silicose: Là bệnh do phổi
bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá,
thợ mỏ, thợ làm gốm sứ, vật liệu
chịu lửa, ... chiếm 40,7% trong
tổng số các bệnh về phổi. Ngoài ra
còn có các bệnh asbestose (nhiễm
bụi amiang), aluminose (bụi boxit,
đất sét), siderose (bụi sắt).(4)
+ Bệnh ngoài da: Bụi có thể dính
bám vào da làm viêm da, bịt kín
các lỗ chân lông và ảnh hưởng đến
bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ
của tuyến nhờn, gây ra mụn, lở
loét ở da, viêm mắt, giảm thị lực,
mộng thịt.
+ Bệnh đường tiêu hoá: Các loại

bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào dạ
dày có thể làm tổn thương niêm
mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.
+ Bụi gây chấn thương mắt: Bụi
kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng
giác mạc làm giảm thị lực.
+ Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng
độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ
gây cháy nổ, rất nguy hiểm
- Biện pháp làm giảm ảnh hưởng:
+ Biện pháp kĩ thuật: Giảm bụi từ
nguồn phát sinh, phun hơi nước để
các hạt bụi không còn lơ lửng
trong không khí, lọc bụi trước khi
đưa chất thải ra môi trường…
+ Biện pháp phòng hộ cá nhân:
Đeo khẩu trang, mặt nạ…
+ Biện pháp y tế: Khám và kiểm tra
sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm

8


bệnh để chữa trị, phục hồi sức khoẻ.
+ Ý thức cộng đồng: Tích cực
trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử
dụng các chất đốt tạo nhiều khói
bụi như than, rơm rác….
(1), (2), (3), (4): />
Tư liệu tham khảo

Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe con người
Bụi có kích thước tử 0,1 – 2000 µm thải ra trong quá trình đập, nghiền, nổ, mài,
khoan… các chất rắn như đá, quặng, than, kim loại… Một số bụi có dạng sợi
như gốc hoá học, thực vật hoặc khoáng vật. Các bụi lớn, nặng thường lắng đọng
do trọng lực, các bụi nhỏ, nhẹ thường lơ lửng trong không khí.
– Bụi lò đúc thường có đường kính từ 200 – 300 µm.
– Bụi đất 30 – 800 µm
– Bụi than 4 – 400 µm
– Bụi quặng lưu huỳnh 4 – 200 µm
– Bụi từ lò luyện kim 1 – 200 µm
– Bụi xi măng 10 – 150 µm
– Bụi đường phố 3 – 80 µm
Bụi có thể gây ra nhiều loại bệnh đối với người như các bệnh ngoài ra, mắt, đường
hô hấp. Các bụi có đường kính lớn hơn 10 µm thường gây tác động đến đường hô
hấp trên, đặc biệt là phần mũi và khí quản. Các hạt bụi có đường kính từ 1 – 5 µm
tác động đến phổi và các mao mạch trong phổi. Các hạt có đường kính nhỏ hơn 1
µm thường tác động đến tới mang phổi. Các hạt trên lọt vào các hệ hô hấp thường
bị thải ra thông qua ho, hắt hơi hoặc đôi khi nuốt vào theo đường tiêu hoá. Các hạt
mắc vào phần dưới của hệ hô hấp có thể sẽ được vận chuyển đến tận mang phổi, sự
vận chuyển này phụ thuộc vào tốc độ vận chuyển của bạch cầu, các hoạt động của
mao mạch và thành mạch máu của màng phổi và các yếu tố khác. Các hạt tan thấm
qua màng phổi đi vào hệ tuần hoàn máu. Các hạt không tan được khuếch tán chậm
hơn và vào đến được mạch máu thông qua hệ tuần hoàn của bạch cầu.
Lượng Amiăng lớn nhất được dùng làm vật liệu xây dựng dưới các dạng sản
phẩm như:
- Tấm lát sàn Vinyl (Dùng Amiăng làm chất độn cho Polime, ví dụ PVC
để làm các tấm sàn lát sân, ốp tường).
- Vữa lát tường.
- Tấm cách âm, vách ngăn (ép với xi măng).
- Lớp cách nhiệt.

- Lớp bảo vệ cho các đường ống dẫn nước, lớp cách nhiệt quanh các lò
sưởi…
Hiện nay ở Việt Nam có trên 26 cơ sở với 30 dây chuyền đang sản xuất tấm
lợp có sử dụng Amiăng với tổng công suất đạt xấp xỉ 40 triệu m3/năm. Theo số
liệu điều tra của trung tâm y tế Bộ Xây Dựng, năm 1995, nồng độ bụi Amiăng

9


Chrysotel tạo một số cơ sở sản xuất tấm lợp Fibroximăng và má phanh ô tô dao
động từ 5 – 10 sợi/cm3 đến 80 – 100 sợi/cm3 không khí. Như vậy, sợi phát tán trong
không khí vượt quá cao so với tiêu chuẩn ở nhiều nước (Canada 1 sợi/cm 3, Philipin
2 sợi/cm3, Thailand 5 sợi/cm3). Tổ chức sức khoẻ Môi trường thế giới khuyến cáo
áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất là 2 sợi/cm3 trong 8 giờ.

Amiăng chia thành 2 nhóm:
– Nhóm khoáng secpentin chủ yếu là Chrysotil (3MgO.SiO2.H2O) còn gọi
là amiăng trắng, chiếm tới 90% sản lượng thế giới.
– Nhóm khoáng Amphibol gồm Actinolit (2CaO.4MgO.Fe2O3.8SiO2.H2O) còn
gọi là Amiăng nâu; Anthophylit (7MgO.8SiO2.H2O), Crocidolit
(Na2O.FeO.H2O) hay Amiăng xanh.
Do dặc điểm cấu trúc, sợi Amiăng dễ bị gẫy (nhất là ở những cấu kiện xây dựng đã
lâu năm) thành những sợi rất nhỏ, phát tán trong không khí. Sợi có kích thước
chiều rộng < 3 µm, chiều dài thường gấp 3 lần chiều rộng. Qua đường hô hấp, sợi
Amiăng thâm nhập vào phổi, tích đọng và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Asbestosis (Nhiễm bụi hoặc sợi Amiăng) là bệnh nghề nghiệp nguy hiểm. Tỷ lệ
mắc bệnh liên quan đến thời gian và hàm lượng tiếp xúc. Ở Việt Nam bệnh bụi
phổi amiăng xếp vào một trong các bệnh nghề nghiệp theo quy chế an toàn lao
động của nhà nước.
( Theo />2.3.2. Chương II: Dòng điện không đổi

Bài 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN
Địa chỉ
Nội dung GDMT
Biện pháp
tích hợp
III. Nguồn điện - Hai loại nguồn điện được sử Yêu cầu học sinh thảo
2. Nguồn điện dụng phổ biến trong thực tế là luận nhóm từ những liên
pin và acquy.
hệ thực tế trả lời một số
- Cấu tạo của pin khô: Cực
câu hỏi:

10


dương là thanh than được bọc 1. Hãy kể tên một số
xung quanh bằng mangan
nguồn điện mà em biết.
điôxit có trộn thêm than chì;
2. Hãy nêu cấu tạo của
dung dịch điện phân là amôni pin khô và acquy
clorua được trộn với một loại
3. Việc vứt bỏ bừa bãi
hồ đặc; cực âm là vỏ kẽm bao pin, acquy sau khi sử
dụng có ảnh hưởng như
bọc bên ngoài.(1)
- Cấu tạo của acquy chì: Cực
thế nào tới sức khoẻ và
dương làm bằng chì điôxit, cực môi trường.
âm làm bằng chì, chất điện

4. Việc tái chế acquy đã
phân là dung dịch axit sufuric qua sử dụng bằng phương
pháp thủ công có ảnh
loãng.(2)
- Ảnh hưởng của việc tái chế
hương như thế nào tới sức
acquy đã qua sử dụng:
khoẻ và môi trường.
+ Với con người: ảnh hưởng
5. Hãy đưa ra giải pháp để
tới não, thận, hệ thống sinh
khắc phục tình trạng trên.
sản, tim mạch, nhất là làm
giảm chỉ số thông minh ở trẻ
Các nhóm nhận xét câu
em.
trả lời của nhau sau đó
+ Với môi trường xung quanh: giáo viên nhận xét.
Nước thải trong quá trình tài
chế nếu thải trực tiếp ra môi
trường sẽ làm ô nhiễm đất vì
trong thành phần nước thải có
axit.
+ Kinh tế: Phải nhập khẩu chì
tinh luyện với giá cao trong
khi nguồn nguyên liệu không
tận dụng được.
- Giải pháp:
+ Đầu tư công nghệ hiện đại
cho việc tái chế acquy phế

thải.
+ Mỗi người cần nâng cao ý
thức khi sử dụng acquy.
+ Chính phủ và các bộ, ngành
chức năng cần sớm ban hành
những văn bản quy phạm pháp
luật hướng dẫn chi tiết và có
chế tài cụ thể trong việc thu
gom ắc quy cũ
(1), (2): Sách giáo khoa Vật lí 11

11


Tư liệu tham khảo

Mục sở thị làng nghề sống chung với chì
Dân trí Con số hơn 65% trẻ làng nghề thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn
Lâm, Hưng Yên nhiễm độc chì ở mức phải điều trị khiến chúng ta giật mình.
Nguyên nhân là do người dân nơi đây có nghề truyền thống tái chế chì từ nguồn
ắc quy, pin cũ hỏng…
Ngày 28/5, Bộ Y tế đã có buổi thị sát làng nghề Đông Mai, xã Chỉ Đạo huyện
Văn Lâm, Hưng Yên- địa phương duy nhất trong cả nước làm nghề tái chế chì
từ pin và ắc quy hỏng. Môi trường, không khí, đất, nước… và cả nguồn thực
phẩm đều nhiễm chì do ô nhiễm. Chì cũng ngấm vào máu thịt của người dân nơi
đây.
Vừa bước vào đầu làng, chúng tôi ấn tượng bởi cả đống ác quy, phế thải cao
ngất, chất đầy trước cổng cơ sở sản xuất thủ công ngay trong làng. Bình ắc quy
cũ cũng được tận dụng làm bồn trồng hoa, để chân cột ăng - ten tivi…
Bước vào cơ sở tái chế chì Vân Loan, mùi axít, kim loại nặng khiến mọi người

xung quanh như muốn ngạt thở. Trong xưởng, 2 chị công nhân vẫn vừa đập lấy
lõi chì, vừa trò chuyện với mọi người.
Chị Yến, 41 tuổi nhưng đã có thâm niên 25 năm làm nghề tái chế chì cho biết dù
ý được nguy cơ sức khỏe nhưng vì mưu sinh nên vẫn phải gắn bó với nghề. Nhà
chỉ có 2 sào ruộng nên nếu không làm nghề này thì sẽ ông đủ sống.
“Đã lấy chồng làng khác, cứ tưởng sẽ mưu sinh nghề khác được nhưng vì kinh
tế, không chỉ mình quay về đây làm nghề mà còn kéo chồng về làm cùng.
Chồng mình cũng làm được 15 năm rồi. Biết là độc, nhưng nhà có 5 miệng ăn, 2
sào ruộng nếu không làm nghề thì sẽ không đủ sống”, chị Yến nói.
Mỗi ngày, với 8 tiếng ngồi đập chì chị Yến được trả 150.000, số tiền này đảm
bảo chi trả cuộc sống gia đình.
“Mệt mỏi, lo cho sức khỏe con cái nhiều lúc cũng muốn đổi nghề lắm nhưng
không chẳng biết làm nghề gì, xin làm công nhân thì bị chê quá tuổi nên vẫn
phải làm ở xưởng thủ công. Phương tiện bảo hộ duy nhất chỉ là đôi găng tay cao
su và khẩu trang bịt mặt. Về nhà cũng thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng
nhưng không biết là do chì hay do lao động quá sức”, chị Yến nói.
Khi được hỏi về nhà chị làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm chì cho con nhỏ
2 tuổi, chị Yến cho biết chị vẫn mặc nguyên bộ đồ đi làm về nhà rồi mới thay đồ
ở nhà, chăm con, cho con ăn uống.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kết quả khám
sức khỏe cho người dân và trẻ em làng nghề cho thấy có tới hơn 65% trẻ em
làng nghề bị nhiễm chì ở mức độ phải điều trị thải độc. Cụ thể trong 317 trẻ
được khám có 207 trẻ bị nhiễm độc chì ở mức độ từ 10- 44,9 mcg/dl. Theo bác
sĩ Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) với
hàm lượng chì này trẻ đã phải điều trị để hạn chế những ảnh hưởng của chì tới

12


trí tuệ của trẻ. Thực tế cho thấy nhiễm chì ở mức càng cao thì chỉ số IQ của trẻ

càng thấp, cứ tăng 1 mcg/dl thì trẻ sẽ mất 5 điểm về chỉ số IQ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thăm gia đình đã được tẩy độc chì Đặc
biệt, khi thăm một gia đình đã được thay thế toàn bộ đất nền nhiễm độc chì
trước đó bằng một nền đất mới, thì đứa con thứ 2 của gia đình này, dù sinh sau
thời điểm đất nền đã được thay nhưng em bé này vẫn có nồng độ chì trong máu
tới trên 60mcg/dl. Điều này cho thấy chì đã ngấm vào nguồn nước, không khí,
thực phẩm, em bé khi chơi đùa lê la tiếp xúc với đất nhiễm chì, hít thở nguồn
không khí nhiễm chì….
Kết quả giám sát môi trường thôn Đông Mai mới đây cho thấy nguồn nước kênh
rạch có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 1.000 lần. Không khí tại cộng
đồng và nơi sản xuất tái chế chì đều có hàm lượng chì cao hơn tiêu chuẩn trong
đó 3/5 mẫu không đạt tiêu chuẩn. Cùng đó các mẫu đất lấy tại vườn các hộ gia
đình trong thôn có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 10-16 lần, kéo theo
đó rau, củ, quả trồng trên nền đất nhiễm chì cũng vượt giới hạn cho phép 1,3
lần.
Thấy đoàn công tác về nhiều người dân chia sẻ mong muốn chính quyền phải
kiên quyết đưa những xưởng thủ công này ra khỏi làng. Chúng tôi biết đang bị
chì bủa vây nhưng chẳng biết làm cách nào, không lẽ lại bỏ xứ mà đi. Các con
cháu chúng tôi mới được xét nghiệm nhưng chưa có kết quả, ai cũng lo lắng vì
những ảnh hưởng của chì đến trí tuệ của trẻ sau này. Thậm chí nhiều người dân
ngại xuất hiện trên khuôn hình lo ngại sau này ảnh hưởng đến việc lập gia đình
của con cháu
Ông Đinh Tiến Vĩnh (47 tuổi, thôn Đông Mai) có vợ làm nghề tái chế chì chia sẻ
lâu nay gia đình ông và nhiều hộ xung quanh không dám nuôi và sử dụng những
thực phẩm được nuôi trồng trong làng vì sợ nhiễm độc chì. Đặc biệt rau trồng
dưới ao không gia đình nào dám ăn vì biết có nguy cơ nhiễm độc chì rất cao.
Sống ngay sát xưởng tái chế thủ công, cứ về đêm mùi axít bốc lên rất khó chịu.
Bản thân vợ ông mỗi lần từ xưởng về có “mùi” chì rất rõ.


13


Với số lượng trẻ nhiễm chì và thực tế ô nhiễm môi trường GS Nguyễn Thanh
Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng đây là thực trạng rất đáng báo động. Tuy
nhiên điều cơ bản phải cách ly trẻ khỏi nguồn ô nhiễm chì là đất, nước, thực
phẩm, không khí. Việc vẫn còn tồn tại 13 hộ dân tái chế chì ngay trong làng
chắc chắn không thể loại bỏ được nguồn bệnh. Trẻ vẫn nhiễm bệnh khi hít thở
không khí, chơi đùa lê la trên nền đất và ăn những thực phẩm được nuôi trồng
trong môi trường nhiễm chì.
Dưới đây là chùm ảnh người dân làng nghề Đông Mai tái chế chì từ ắc quy
hỏng:

Các nguyên liệu này được chất đầy đường làng, ngay trước cửa nhà

14


Pin, ắc quy hỏng là "nguyên liệu" để tái chế chì.

Người dân làng Đông Mai tham gia trực tiếp vào việc tái chế chì.

Lò nấu chì

15


Chì thành phẩm
2.3.3. Chương III: Dòng điện trong các môi trường
Bài 14: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN

Địa chỉ
Nội dung GDMT
Biện pháp
tích hợp
V. Ứng
- Trước khi mạ, bề mặt mạ cần phải
Yêu cầu học sinh thảo
dụng của
làm nằng phẳng, sắc nét, bóng và
luận theo nhóm để trả
hiện tượng tuyệt đối sạch các chất dầu mỡ, màng lời một số câu hỏi:
điện phân oxit. Có như vậy lớp mạ mới có độ
1. Theo em, ta cần phải
2. Mạ điện bám tốt, không xước, không sần sùi, làm gì trước khi mạ một
sáng bóng đều và toàn lớp mạ mới
vật?
(1)
đồng nhất như ý.
- Các phương pháp gia công bề mặt
2. Làm thế nào để bề
(2)
mặt vật cần mạ được
trước khi mạ :
+ Phương pháp cơ khí: mài thô, mài
sạch, nhẵn, sắc nét?
tinh, quay bóng, xóc bóng trong thùng
quay.
+ Phương pháp hoá học hay điện hoá:
Tẩy dầu mỡ, tẩy lại làm bóng bề mặt,
rửa sạch.

- Ảnh hưởng của quá trình gia công bề 3. Quá trình gia công bề
mặt trước khi mạ: Tạo ra các hạt bụi mặt vật cần mạ có ảnh
nhỏ bay trong không khí, khi con
hưởng như thế nào tới
người gặp phải có thể bị các bệnh về sức khoẻ con người và
mắt, da, hô hấp; Quá trình tẩy gỉ hoá môi trường xung quanh?
học thường sinh ra khí hydro (hoặc
oxit nitơ nếu tẩy gỉ cho đồng), các khí 4. Làm thế nào để giảm
này gây ra một số bệnh về hô hấp và bớt sự ảnh hưởng của
mắt, nước thải thường có chứa axit
quá trình gia công bề
nếu thải trực tiếp ra ngoài sẽ gây ô
mặt vật cần mạ tới sức

16


nhiễm đất và nguồn nước (3)
- Giải pháp: + Lắp bộ phận chụp hút
bụi cho các máy mài, không ngồi
ngược gió khi làm việc.
+ Làm ở chỗ thoáng gió, lắp quạt
thông gió cho nhà xưởng.
+ Trung hoà nước thải trước khi thải ra
môi trường.
+ Làm sạch bằng nước để hạn chế
việc tạo ra bụi.

khoẻ con người và môi
trường xung quanh?

Sau mỗi câu hỏi, cho đại
diện nhóm trả lời, các
nhóm khác nhận xét,
cuối cùng giáo viên
nhận xét.

(1), (2), (3): />
Tư liệu tham khảo:

Ô nhiễm nguồn nước nghi do nhà máy mạ kẽm gây ra
Thứ Hai, 03/04/2017, 18:36 (GMT+7)
(TN&MT) - Người dân tại thôn Lệ Sơn Nam (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang,
TP. Đà Nẵng) phản ánh có một nhà máy mạ kẽm hoạt động xả nước thải ra
môi trường trong thời gian dài làm chết lúa, cá và các sinh vật khác, gây mùi
hôi thối. Cơ quan chức năng ngành tài nguyên môi trường Đà Nẵng cũng đã
có kết luận về các thông số sắt và kẽm của nhà máy này vượt ngưỡng, vậy
nhưng đến nay, nhà máy vẫn hoạt động bình thường khiến dư luận bức xúc.
Cá chết, lúa mất trắng
Dẫn chúng tôi đi dọc bàu Lệ Sơn (đồng ruộng chung cho 3 thôn Lệ Sơn,
Nam Sơn, Lệ Sơn 2) thuộc xã Điện Tiến. Ông Mai Hồng Lạc - Trưởng
thôn Lệ Sơn Nam cho biết, bàu Lệ Sơn là một vựa lúa gần 4 ha nuôi
sống cả 3 thôn. Bàu Lệ Sơn không chỉ có trồng lúa mà còn chăn nuôi,
đánh bắt cá. Tuy nhiên, tháng 6/2016 đến nay, khi nước thải từ một nhà
máy ở Điện Tiến xả xuống đã gây ô nhiễm nặng, cá chết trắng. Ông Lạc
cho biết, cá chết, lúa không thể lên được và người dân cũng không thể
nuôi được vịt. Hệ quả kéo theo là ốc bươu vàng phát triển tràn lan.
Trong vụ mùa Đông Xuân, nhiều hộ dân trồng lúa ở đây mất trắng.

17



Bàu Lệ Sơn không chỉ có trồng lúa mà còn chăn nuôi, đánh bắt cá. Tuy
nhiên, tháng 6/2016 đến nay, khi nước thải từ một nhà máy ở Điện Tiến xả
xuống đã gây ô nhiễm nặng, cá chết trắng
Nhiều hộ gia đình ở khu vực này đã bị thiệt hại nặng nề về chăn nuôi cũng như
sản xuất. Qua trao đổi, được biết, hộ ông Đặng Quang Đằng (thôn Nam Sơn)
nuôi 500 con vịt đẻ trứng ở cánh đồng nói trên hơn một năm trước, thu nhập
khoảng 1,2 triệu đồng/đêm. Tuy nhiên, từ tháng 6/2016, khi có trận mưa lớn,
kéo theo nước thải nghi từ nhà máy mạ kẽm nhúng nóng của Công ty T.Đ.T. (xã
Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) khiến vịt của ông bắt đầu có hiện
tượng chết. Cho đến bây giờ, đàn vịt 500 con, chỉ còn 70 con.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang,
sau khi có phản ánh của người dân thôn Lệ Sơn Nam và Nam Sơn, đơn vị đã
tiến hành kiểm tra thực tế và cho thấy số vịt hộ ông Đặng Quang Đằng chết rất
nhiều, mỗi ngày từ 20-40 con. Cơ quan thú y đã lấy mẫu kiểm tra thì kết quả âm
tính với virut cúm A - H5N1 và âm tính với virut dịch tả vịt. Cơ quan thú y cũng
khẳng định, vịt nhà ông Đằng chết không phải nguyên nhân bị dịch bệnh. Điều
này khiến cho người dân nghi ngờ rằng, vịt chết là do ăn, uống phải nước ô
nhiễm.
Các thông số sắt và kẽm đều vượt ngưỡng
Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến cho biết, người
dân thôn Lệ Nam Sơn, Nam Sơn và Lệ Sơn 2 thường xuyên kiến nghị
tại các cuộc tiếp xúc cử tri về tình trạng nói trên. Lãnh đạo địa phương
cũng đã thường xuyên đến để nắm tình hình và phản ánh lên cấp trên
để xử lý. Cơ quan chức năng thành phố cũng đã có kiến nghị đến huyện
Điện Bàn, nhưng đến nay ông Tuấn cho biết vẫn chưa có văn bản nào
trả lời cho người dân địa phương.

18



Ông Nguyễn Hoàng Chương - Quản đốc Công ty cũng thừa nhận không thể loại
những lúc mưa lụt thì nước trong bãi chứa nước thải sẽ tràn ra ngoài
Qua tìm hiểu, được biết, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã tiến
hành kiểm tra thực tế và lấy mẫu nước để phân tích. Qua kiểm tra thực tế cho
thấy, gần khu vực này chỉ có phân xưởng mạ kẽm nhúng nóng của Công ty
T.Đ.T (địa chỉ thôn 2, Thái Sơn, xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam) đang hoạt động có xả nước thải vào mương dẫn nước chảy vào khu vực
đồng ruộng của người dân thôn Nam Sơn, Lệ Sơn Nam. Mẫu nước lấy tại kênh
dẫn tự nhiên bên cạnh Phân xưởng mạ kẽm nhúng nóng của Công ty T.Đ.T, về
thông số sắt: vượt 2,3 lần, kẽm: vượt 2,9 lần so với cột B2, QCVN 08-MT:
2015/BTNMT.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã đề nghị UBND thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH
T.Đ.T, yêu cầu đơn vị phải thực hiện xử lý nước thải sản xuất đạt quy chuẩn
trước khi thải ra môi trường không để xảy ra tình trạng cá, vịt bị chết như thời
gian vừa qua.
Có mặt tại khu vực nhà máy kẽm nhúng nóng - Công ty T.Đ.T, PV được ông
Nguyễn Hoàng Chương - Quản đốc Công ty này cho biết, nếu người dân cho
rằng nhà máy gây ô nhiễm thì các anh kiểm tra ruộng lúa ngay sát bên nhà máy
thì lúa vẫn lên xanh. Nếu gây ô nhiễm thì người dân ở đây sẽ phản ánh, còn ở
bàu Lệ Sơn thì cách đây đến 3km. Ông Chương khẳng định rằng, nhà máy cũng
đã cố gắng làm tốt để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận không
thể loại những lúc mưa lụt thì nước sẽ tràn ra ngoài.
Bài và ảnh: Xuân Lam
( Nguồn : />
19


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Với việc tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng của mình tôi thấy
trong quá trình học học sinh ở các lớp 11C, 11D, 11G, 11H hứng thú hơn với
môn Vật lí- môn mà trước các em luôn cảm thấy “rắn” và luôn tìm cách đối phó;
ý thức về bảo vệ môi trường của các em đã có sự chuyển biến rõ rệt. Những điều
đó đã làm kết quả học tập môn Vật lí của các em năm học 2016-2017 đạt được
những kết quả đáng mừng:
Lớp



Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

số
SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

11C

35

0

0

9

26,47%

24

70,59%

1


2,94%

0

0

11D

40

0

0

6

72,5%

29

39,6%

5

12,5

0

0


11G

41

0

0

10

24,4%

29

70,7%

2

4,9%

0

0

11H

39

3


7,7% 18

46,1%

16

41%

2

5,2%

0

0

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Trên đây là kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình
dạy học. Mặc dù bản thân tôi trong quá trình giảng dạy và hoàn thành đề tài này
đã có dành nhiều thời gian để tìm hiểu, học hỏi từ đồng nghiệp và các nguồn
thông tin khác nhưng khó có thể tránh khỏi những sai sót. Tôi mong rằng với
kinh nghiệm ít ỏi của mình có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THPT Nga Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung ngày càng được
nâng cao. Tôi cũng rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung
của
người khác.
Người viết


20


Nguyễn Văn Tuyến

Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Vật lí 11
2. Sách giáo viên Vật lí 11
3. Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn Văn Khải
4. Bụi và phòng chống bụi trong sản xuất
( />5. Ảnh hưởng của bụi tới sức khoẻ con người.
( />6. Mục sở thị làng nghề sống chung với chì
( />7. Sổ tay hướng dẫn xử lí ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công
nghiệp Tập 8: Xử lí ô nhiễm trong ngành mạ điện
( />
21


8. Ô nhiễm nguồn nước nghi do nhà máy mạ kẽm gây ra
( )

22




×