Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ ÔN TẬP CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÀN ĐÁP ÁN CUỐI TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.41 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐH KTKT CÔNG
NGHIỆP
KHOA CƠ KHÍ

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
Tên học phần: Cơ sở lý thuyết hàn
Thời gian làm bài: phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Mã học phần:
- Số tín chỉ (hoặc đvht):
Mã đề thi
1325
Lớp: …………………………………………….
Họ, tên thí sinh 1:..................................................................... Mã sinh viên: .............................
Họ, tên thí sinh 2:..................................................................... Mã sinh viên: .............................
Câu 1: Chiều rộng B của mối hàn giáp mối khi hàn hồ quang tay với que hàn đường kính 4 mm
là?
A. B = 16 - 20 mm.
B. B = 12 - 16 mm.
C. B = 8 - 12 mm.
D. B = 6 - 8 mm.
Câu 2: Bình chứa khí khi hàn khí được chế tạo theo công nghệ hàn nào?
A. Hàn khí.
B. Hàn tự động và bán tự động.
C. Hàn hồ quang tay.
D. Hàn điện tiếp xúc.
Câu 3: Khi bồn bể chứa, ống dẫn đang chịu áp lực thi
A. Không được tháo bỏ chúng
B. Có thể hàn và cắt bằng khí
C. Không được di chuyển chúng


D. Không được hàn và cắt bằng khí
Câu 4: Công nghệ hàn khí sử dụng các chất nào sau đây ?
A. HCl, Cl, N, F.
B. O2, C2H2, C4H4.H2 C. CO, CO2, SO2.
D. NO, H2O.
Câu 5: Công nghệ hàn nào sau đây không sử dụng khí bảo vệ khi hàn?
A. Hàn MAG.
B. Hàn MIG
C. Hàn điện tiếp xúc. D. Hàn TIG.
Câu 6: Đâu là bản chất của hàn tiếp xúc đường gián đoạn?
A. Điện cực quay, chi tiết dịch chuyển liên tục và liên tục có dòng điện chạy qua.
B. Điện cực quay, chi tiết dịch chuyển liên tục và không cho dòng điện chạy qua.
C. Điện cực quay, chi tiết dịch chuyển liên tục thỉnh thoảng có dòng điện chạy qua.
D. Điện cực quay, chi tiết dịch chuyển liên tục.
Câu 7: Để hợp kim hóa mối hàn người ta đưa nguyên tố hơp kim vào thông qua?
A. Máy hàn.
B. Dây hàn
C. Kìm hàn.
D. Khí hàn
Câu 8: Vật liệu nào sau đây có tính hàn kém nhất:
A. Thép CT5
B. Thép C45Ni15Cr20Mo4
C. Thép C45
D. Thép C45Ni5Cr10Mo
Câu 9: Đâu là vật liệu hàn
A. Ca
B. CaO
C. CaCO3
D. CaC2
Câu 10: C2H2 công nghiệp nén tối đa trong bình chứa là bao nhiêu ?

A. 9 at
B. 39 at.
C. 19 at.
D. 29 at
Câu 11: Đâu là bản chất của hàn tiếp xúc đường liên tục?
A. Điện cực quay, chi tiết dịch chuyển liên tục.
B. Điện cực quay, chi tiết dịch chuyển liên tục thỉnh thoảng có dòng điện chạy qua.
C. Điện cực quay, chi tiết dịch chuyển liên tục và liên tục có dòng điện chạy qua.
D. Điện cực quay, chi tiết dịch chuyển liên tục và không cho dòng điện chạy qua.
Câu 12: Cụm từ nào chỉ phương pháp hàn:
A. Hàn khí
B. Hàn giáp mối
C. Hàn điện
D. Hàn phải
Câu 13: Tiết diện lớp hàn từ thứ 2 trở đi của mối hàn nhiều lớp tính theo công thức nào sau đây
là đúng?
A. Fn = (6 ÷ 8)d
B. Fn = (8 ÷ 12)d
C. Fn = (10 ÷ 14)d D. Fn = (14 ÷ 16)d
Câu 14: Kiểm tra khuyết tật mối hàn bằng tia X và tia γ dựa vào khả năng :
A. Có thể xuyên qua kim loại của chung.
B. Khả năng oxi hóa của chúng.
C. Tạo ra nhiệt độ cao của chúng.
D. Truyền năng lượng của chúng.
Câu 15: Hình ảnh sau đây miêu tả thiết bị hàn nào?
ĐÁP ÁN CUỐI TRANG


A. Máy hàn tiếp xúc đường.
B. Máy hàn tiếp xúc giáp mối.

C. Máy hàn chồng.
D. Máy hàn tiếp xúc điểm.
Câu 16: Ý nào sau đây không phải là thông số của chế độ hàn?
A. Loại máy hàn.
B. Số lớp hàn.
C. Đường kính que hàn.
D. Dòng điện hàn.
Câu 17: Mối ghép nào sau đây có năng suất cao hơn?
A. mối ghép then.
B. Mối ghép ren.
C. Mối ghép đinh tán. D. Mối ghép hàn.
Câu 18: Đâu là tác dụng của lớp đồng mạ bên ngoài dây hàn thép?
A. Hợp kim hóa mối hàn
B. Tăng diện tích tiếp xúc khi hàn
C. Tạo khí bảo vệ mối hàn
D. Tiếp xúc điện tốt khi hàn
Câu 19: Chọn cường độ dòng điện nào để hàn sấp mối ghép giáp mối có chiều dày 6 mm
A. 176 A
B. 235 A
C. 250 A
D. 130 A
Câu 20: Để giảm ứng suất dư sau khi hàn thép thường được ủ với nhiệt độ:
A. Từ 5600 đến 6600C
B. Từ 4600 đến 5600C
C. Từ 7600 đến 8600C
D. Từ 3600 đến 4600C
Câu 21: Khi hàn nóng chảy mối hàn giáp mối chi tiết làm bằng thép hợp kim 30Cr2Ni5 ta nên
chọn que hàn nào?
A. Que hàn thép hợp kim 30Cr2Ni5
B. Que hàn thép các bon.

C. Que hàn đồng
D. Que hàn gang.
Câu 22: Đâu là yêu cầu chung của thuốc hàn?
A. Không độc hại.
B. Dễ I on hóa khi hàn.
C. I on hóa mạnh và dễ gây hồ quang
D. Rẻ tiền.
Câu 23: Để tăng năng suất khi hàn ta có thể dùng biện pháp nào sau đây?
A. Hàn hồ quang một chiều.
B. Hàn hồ quang 1 pha
C. Hàn hồ quang 3 pha.
D. Hàn hồ quang xoay chiều.
Câu 24: Vật liệu nào sau đây được dùng làm điện cực không nóng chảy nhiều nhất khi hàn?
A. Grafit.
B. W,.
C. Gốm.
D. C.
Câu 25: Hệ số PCM là gì?
A. Hệ số biến giòn của của que hàn.
B. Hệ số biến giòn của thuốc hàn.
C. Hệ số biến giòn của mối hàn.
D. Hệ số biến giòn của vùng ảnh hưởng nhiệt.
Câu 26: Đâu là yêu cầu chung của thuốc hàn?
A. Bảo vệ được kim loại lỏng của mối hàn. B. Dễ chế tạo.
C. Khó nóng chảy.
D. Nhẹ.
Câu 27: Theo cách phân loại dây hàn thì tên gọi nào dưới đây đúng?
A. Dây hàn dưới nước.
B. Dây hàn dưới thấp.
C. Dây hàn dưới lớp thuốc.

D. Dây hàn trên cao.
ĐÁP ÁN CUỐI TRANG


Câu 28: Chuyển động dao động ngang que hàn khi hàn hồ quang tay thực hiện nhằm mục đích
gì?
A. Duy trì hồ quang ổn định.
B. Tạo nên chiều dài mối hàn.
C. Tạo nên chiều rộng mối hàn.
D. Tạo nên chiều cao mối hàn.
Câu 29: Để phát hiện khuyết tật nứt tế vi và nằm bên trong của mối hàn người ta dùng :
A. Bằng âm thanh
B. Các phương pháp: siêu âm, từ tính, chụp X quang
C. Bằng kính lúp
D. Bằng mắt thường
Câu 30: Sau khi hàn gõ nhẹ đều và mau vào chung quanh mối hàn để:
A. Để mối hàn đẹp hơn.
B. Giảm ứng suất hàn.
C. Nhanh bong xỉ hàn.
D. Nhanh hợp kim hóa mối hàn.
Câu 31: Đâu là ưu điểm của hàn hồ quang xoay chiều so với hồ quang 1 chiều ?
A. Hồ quang ổn định.
B. Thiết bị hàn rẻ tiền.
C. Năng suất hàn cao.
D. Xỉ dễ bong.
Câu 32: Đâu là ưu điểm của hàn hồ quang xoay chiều so với hồ quang 1 chiều ?
A. Hồ quang không bị thổi lệch.
B. Tiết kiệm kim loại.
C. Dễ hàn.
D. Không chói mắt.

Câu 33: Máy hàn DC khi nối dây thuận cực âm của máy nối với bộ phận nào khi hàn?
A. Kìm hàn.
B. Cáp hàn.
C. Que hàn
D. Vật hàn.
Câu 34: Các biến dạng của mối hàn:
A. Biến dạng dọc, biến dạng ngang và biến dạng góc.
B. Biến dạng vênh, biến dạng góc và biến dạng ngang.
C. Biến dạng cong, biến dạng dọc và biến dạng ngang
D. Biến dạng xoắn, biến dạng góc và biến dạng dọc
Câu 35: Kích thước thuốc hàn trong khoảng?
A. 0,25 – 4 mm.
B. 2,5 – 4 mm.
C. 25 – 40 mm
D. 0,25 – 0,4 mm
Câu 36: Mỏ hàn bên là loại mỏ hàn nào sau đây?
A. Kiểu mỏ hàn kẹp.
B. Kiểu mỏ hàn nhựa.
C. Kiểu mỏ hàn vặn.
D. Kiểu mỏ hàn cút.
Câu 37: Cụm từ nào chỉ vật liệu hàn:
A. Khí hàn
B. Máy hàn
C. Dây dẫn khí hàn
D. Mỏ hàn
Câu 38: Bản chất hồ quang hàn là gì?
A. Hiện tượng phóng điện mạnh giữa 2 điện cực.
B. Hiện tượng dẫn điện trong môi trường lỏng.
C. Hiện tượng phóng điện mạnh qua môi trường khí ( đã bị ion hóa) giữa 2 điện cực.
D. Hiện tượng dẫn điện mạnh giữa 2 điện cực.

Câu 39: Trong chu trình hàn điện tiếp xúc giáp mối yếu tố nào sau đây xuất hiện đầu tiên?
A. Sự tăng dòng điện.
B. Điện áp.
C. Dòng điện.
D. Lực ép.
Câu 40: Hàn hồ quang MIG (Metal Inert Gas) là công nghệ hàn?
A. Hàn trong môi trường nước bảo vệ.
B. Hàn trong môi trường khí bảo vệ.
C. Hàn trong môi trường không khí.
D. Hàn trong môi trường khói bảo vệ.

ĐÁP ÁN CUỐI TRANG


-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN CUỐI TRANG



×