Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM TỔ CHỨC MARKETING DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.83 KB, 14 trang )

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM
TỔ CHỨC MARKETING DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG
MẠI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
THEO ĐỊNH HƯỚNG MARKETING TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1.1. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp thương mại trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.
Trước năm 1986, thương mại Hà Nội chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng
lưu thông phân phối bế tắc trầm trọng, giá cả tăng vọt, nạn đầu cơ, buôn lậu hoành
hành, hàng ngoại nhập tràn lan trong khi hàng của Nhà nước rất khan hiếm, ngân
sách bội chi với tốc độ lớn. Tình trạng trên đã tác động mạnh mẽ tới sản xuất và
đời sống nhân dân trên địa bàn Thành phố.
Đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã thổi
một luồng gió mới, mở ra hướng đi mới cho thương mại Thủ đô. Trên cơ sở đó,
Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X đề ra các nhiệm vụ cho thương mại Thành
phố: tiếp tục khắc phục sự rối ren về giá cả thị trường, cải tiến tổ chức và phương
thức hoạt động của thương nghiệp XHCN, Nhà nước phải nắm được phần lớn hàng
hoá, phân phối đến tay người tiêu dùng một cách hợp lý; kiểm soát được giá cả thị
trường và từng bước ổn định giá cả, lập lại trật tự XHCN trên lĩnh vực phân phối
lưu thông, nhằm tập trung vào hai mục tiêu lớn: việc làm và đời sống nhân dân.
Năm 1987, hệ thống mạng lưới kinh doanh thương mại trên địa bàn Hà Nội
được tổ chức lại để dần từng bước chuyển đổi kinh doanh XHCN, đi đôi với công
tác tổ chức là việc chuyển hướng kinh doanh theo cơ chế mới trong toàn ngành.
Nhiều đơn vị thương mại quốc doanh đã chuyển sang theo cơ chế mới và đã đạt
được những kết quả nhất định. Trong thực tế, để khắc phục những khó khăn về
thiếu vốn lưu động, cán bộ chưa am hiểu nghiệp vụ kinh doanh theo cơ chế mới,
mạng lưới kinh doanh chưa phù hợp, năm 1989 nhiều đơn vị TMQD đã cải tiến
phương thức kinh doanh, không thụ động nhận hàng có địa chỉ, chỉ định theo kế
hoạch từ trên giao mà chủ động liên doanh, liên kết, xây dựng các mối quan hệ hợp
tác nhiều phía để đặt hàng với các xí nghiệp sản xuất, nâng cao chất lượng hàng


hoá, cải tiến mẫu mã hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng. Các công ty cửa
hàng ngoại thành bước đầu thực hiện nguyên tắc “thuận mua vừa bán”, thông qua
hợp đồng kinh tế để mua nông sản của nông dân, không “áp đặt” giá như trước.
Đây là những cố gắng lớn của hệ thống thương mại Hà Nội nói chung và các
đơn vị TMQD nói riêng. Bốn năm chuyển hướng kinh doanh theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thương mại còn gặp nhiều
lúng túng, doanh số bán ra còn thấp. Nhưng về cơ bản, các doanh nghiệp đã
chuyển dần sang kinh doanh theo cơ chế mới, bắt đầu nắm bắt và thích ứng dần với
cơ chế thị trường phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân Thủ đô.
Năm 1991, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI đã xác định phương hướng
phát triển thương mại - dịch vụ Thủ đô là: mở rộng hoạt động thương mại, tích cực
tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, đổi mới hệ thống thương mại trên địa
bàn, xoá bỏ sự ngăn cách cấp quản lý; làm tốt công tác quản lý thị trường, hình
thành các trung tâm thương mại lớn, tổ chức lại các khu vực chợ, mở rộng quy mô
và nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu.
Nhờ định hướng, chủ trương và giải pháp đúng dắn, thị trường Thủ đô ngày
càng phát triển sôi động, phong phú và đa dạng hơn trước với các thành phần: Nhà
nước, tập thể, tư nhân (bao gồm các công ty, doanh nghiệp, hộ tư nhân), văn phòng
đại diện các tỉnh và nước ngoài trực tiếp cùng tham gia hoạt động thương mại.
Trong đó phải kể tới vai trò quan trọng của hệ thống thương mại Nhà nước.
- Tình hình lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội:
Trong những năm gần đây do đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn Thành
phố Hà Nội ngày càng được nâng cao và khả năng mua sắm hàng hoá của nhân dân
ngày càng phát triển làm cho tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội tăng lên
nhanh chóng. Nếu tính theo giá hiện hành tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ
của thành phố năm 2000 là 20229 tỉ đồng, tăng gấp 4,81 lần so với năm 1991. Tính
chung cả thời kỳ 1991- 2000 tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội là 9,8%. Tuy nhiên nếu tính theo cùng một giá tốc
độ tăng trưởng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ chưa cao và năm 1997- 1998 có
xu hướng tăng chậm lại.

Giai đoạn 1991- 1996 tốc độ tăng hàng năm là 11,95- 16,67% nhưng đến năm
1997 chỉ tăng 4,8% và năm 1998 tăng 3,97 %. Sở dĩ tốc độ tăng trong 2 năm 1997
và 1998 chậm lại là do sức mua của dân cư giảm đi. Nếu tính theo giá năm 1994,
mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ bình quân đầu người của Thành phố Hà Nội năm
1991 là 3136410 đồng/ người/năm, đến năm 1998 tăng lên 4977940 đồng/ người/
năm. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động của các
doanh nghiệp thương mại ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ. Nếu trước đây,
các doanh nghiệp thương mại Nhà nước chiếm lĩnh đại đa số thị trường xã hội thì
những năm gần đây có xu hướng giảm. Năm 1991, tỷ trọng của kinh tế Nhà nước
trong tổgn mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội là 33,12% , đến năm 2001 giảm
xuống còn 21,1%; tương tự đối với thương mại ngoài quốc doanh là 66,88% và
78,9%. Nguyên nhân là do trong lĩnh vực bán lẻ các doanh nghiệp thương mại
ngoài quốc doanh kinh doanh linh hoạt, lực lượng tham gia lớn, đáp ứng được nhu
cầu đa dạng của các tầng lớp dân cư.
BIỂU 1. TỔNG MỨC VÀ CƠ CẤU LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ BÁN LẺ THÀNH PHỐ HÀ
NỘI 1991-2001 (giá hiện hành)
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
1991 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Tổng mức lưu
chuyển
Tỷ đồng 4203 12690 14687 15562 18033 18527 20229 23680
TM quốc doanh Tỷ đồng 1392 3780 4020 4279 4766 4735 5038,5 4996,5
Tỷ trọng
TMQD
% 33,12 29,78 27,37 27,49 26,43 25,56 24,91 21,1
TM ngoài quốc
doanh
Tỷ đồng 2811 8910 10667 11283 13267 13792 15190,5 18683,5
Tỷ trọng

TMNQD
% 66,88 70,22 72,63 72,51 73,57 74,44 75,09 78,9
Mức LCHH bán
lẻ BQ đầu người
Trđ/
người/năm
2,0 5,43 6,13 6,31 6,64 6,96 7,39 8,41
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
- Tình hình lưu chuyển hàng hoá bán buôn xã hội:
Do vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi, đồng thời là trung tâm sản
xuất hàng hoá và trung tâm xuất nhập khẩu nên Thành phố Hà Nội trở thành trung
tâm phát luồng hàng hoá bán buôn của các tỉnh phía Bắc và của cả nước. Năm
2000, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn của thành phố Hà Nội là 47406 tỉ
đồng gấp 4,2 lần so với năm 1991. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức
lưu chuyển hàng hoá bán buôn giai đoạn 1991- 2000 là 9,7%. Cũng như mức lưu
chuyển hàng hoá bán lẻ, mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn hai năm 1997- 1998
có chậm lại do sức mua của cả nước giảm, khả năng phát luồng hàng bán buôn của
Hà Nội bị ảnh hưởng. Trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn thì tỉ trọng
của thương mại nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao tới gần 90%. Tuy nhiên trong vài
năm gần đây, thương mại ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng phần thương mại
bán buôn vì đã tham gia được vào những mặt hàng trước đây chỉ do thương mại
quốc doanh làm nhiệm vụ bán buôn như: điện tử, xe máy, vật liệu xây dựng, hàng
may mặc v.v…
BIỂU 2. TỔNG MỨC VÀ CƠ CẤU LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ BÁN BUÔN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI 1991-2001 (giá hiện hành)
Loại hình TM Đơn vị tính 1991 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Tổng mức lưu
chuyển
Tỷ đồng 11275,3 32770 38141,9 42043,2 45518,7 45593 47406 60891
TM quốc doanh Tỷ đồng 11061,8 28082,9 33324,5 37147,1 40527,5 37452,3 37924,8 48712,8

Tỷ trọng TMQD % 98,10 85,69 87,37 88,35 89,05 82,14 80 80
TM ngoài quốc doanh Tỷ đồng 213,5 4687,1 4817,4 4896,1 4981,2 8140,7 9481,2 12178,2
Tỷ trọng TMNQD % 1,90 14,31 12,63 11,65 10,95 17,86 20 20
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
- Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn Hà Nội:
Để mở cửa phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới bên ngoài, hoạt động xuất
khẩu hàng hoá trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã từng bước phát triển mạnh mẽ,
tăng trưởng liên tục, đạt được những mục tiêu đặt ra và đóng góp một phần đáng
kể vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố. Thị trường
xuất khẩu ngày càng được mở rộng theo hướng đa phương hoá và đa dạng hóa các
mặt hàng kinh doanh xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất
khẩu ngày càng nhiều với đủ mọi thành phần kinh tế khác nhau. Mặt hàng xuất
khẩu chủ lực được định hình với kim ngạch xuất khẩu tương đối ổn định như hàng
may mặc, hàng dầy dép các loại, hàng điện tử và hàng nông thuỷ sản đã qua chế
biến. Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 1996-2000 tăng bình
quân 16,6%/ năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 6500 triệu USD. Riêng
năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 1625 triệu USD, tăng 4,72 lần so với năm
1991(344 triệu USD).
Xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc Thành phố cũng tăng trưởng với tốc độ
cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội thời kỳ 1991-1995 là 541,9 triệu USD;
bình quân mỗi năm tăng 26%; thời kỳ 1996-2000 là 1604 triệu USD, bình quân

×