Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bài thu hoạch tập huấn SGK môn toán lơp 1 sách cánh diều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.9 KB, 13 trang )

Bài thu hoạch tập huấn SGK Toán bộ sách Cánh Diều
Câu 1: Một số điểm mới trong sách giáo khoa Toán 1 (Cánh Diều)
SGK Toán 1 (bộ sách “Cánh Diều”) quán triệt các quan điểm phát triển năng
lực và phẩm chất, tinh giản, thiết thực, hiện đại được nhấn mạnh trong
Chương trình môn Toán mới. Tổng thời lượng dành cho môn Toán lớp 1 mới
là 105 tiết, tức giảm đến 25% so với chương trình hiện hành. Ước lượng thời
gian (tính theo %) cho các mạch kiến thức là: Số và Phép tính khoảng 80%;
Hình học và Đo lường khoảng 15%; Hoạt động thực hành và trải nghiệm
khoảng 5%. Về nội dung, sách vừa kế thừa, vừa đổi mới so với SGK hiện
hành (tính kế thừa sẽ giúp giáo viên dễ thực hiện bài dạy hơn). Sách có mục
tiêu giúp học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản như: Đếm, đọc, viết, so sánh,
cộng, trừ các số trong phạm vi 100; Nhận dạng (trực quan) một số hình phẳng
và hình khối đơn giản; Thực hành lắp ghép, xếp hình; Thực hành đo độ dài,
đọc giờ đúng, xem lịch (lịch tờ hàng ngày); Thực hành giải quyết vấn đề liên
quan đến ý nghĩa thực tiễn của các phép tính cộng, trừ; Thực hành và trải
nghiệm ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn đời sống.
Khác với sách hiện hành, sách Toán 1 mới của nhóm tác giả có cấu trúc nội
dung và thiết kế qui trình dạy học phù hợp hơn. Mỗi bài học bao gồm nhiều
dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động được sắp xếp theo tiến trình từ dễ đến
khó, hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng giải quyết vấn
đề trong thực tiễn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
1. Một số điểm mới trong cấu trúc nội dung
Về số
Quán triệt quan điểm thông qua “đếm” để hình thành khái niệm số và hình
thành kĩ năng thực hành so sánh các số. Cụ thể:


Thông qua đếm số lượng để hình thành khái niệm số. Chú ý đặc điểm ngôn
ngữ Tiếng Việt khi HS đếm và đọc các số, VD quá trình biến âm “mười –
mươi” trong đếm, đọc số (số 13 – mười ba và số 23 – hai mươi ba). Việc hình
thành khái niệm số thông qua “Chục và đơn vị” chỉ đề cập khi HS đã được


hình thành đầy đủ các số trong phạm vi 100.
Thông qua đếm để hình thành kĩ năng thực hành so sánh các số (trong hai số,
số nào được đếm trước thì bé hơn, số nào đếm sau thì lớn hơn và ngược
lại).Vì vậy, SGK Toán 1 (Cánh diều) sử dụng “Băng số” và “Bảng các số từ 1
đến 100” như phương tiện trực quan giúp HS thực hành so sánh các số.
Về phép tính
Tập trung vào các nội dung:
Ý nghĩa thực tế của phép tính (cộng, trừ);
Kĩ thuật tính nhẩm trong thực hành tính như: Đếm tiếp (hoặc đếm lùi); Cộng
(trừ) nhẩm các số tròn chục; Sử dụng các bảng tính cộng, trừ. Kĩ thuật tính
viết (tính theo cột dọc) không đưa vào quá sớm, chỉ được giới thiệu khi học
về tính với các số trong phạm vi 100.
Chỉ yêu cầu mức độ làm quen với giải một bài toán có lời văn, không yêu cầu
viết đầy đủ câu lời giải, phép tính giải và đáp số.
Về Hình học và Đo lường
Với chủ đề “Hình khối”, chỉ yêu cầu HS biết cầm, nắm, dịch chuyển, sắp xếp,
lắp ghép, thao tác trên các đồ vật cụ thể rồi đọc tên các dạng hình khối đó
(khối hộp chữ nhật; khối lập phương), chưa yêu cầu HS phải nhận biết, mô tả
đặc điểm của các hình khối (mặt, đỉnh, cạnh). Ngoài ra, trong HĐ thực hành
và trải nghiệm “Em vui học toán”, GV nên quan tâm cho HS thực hành HĐ,


chẳng hạn “Vẽ đường viền quanh các đồ vật (hình khối) để tạo hình (hình
phẳng)”,…
Với HĐ “Thực hành đo độ dài với đơn vị đo là xăng-ti-mét (cm)” (trong điều
kiện HS chưa học về đoạn thẳng), chú ý tổ chức cho HS sử dụng thước thẳng
(có vạch chia xăng-ti-mét) để thực hành đo độ dài một số đồ dùng học tập
quen thuộc, không quá nhấn mạnh kĩ năng tính toán (hoặc giải quyết vấn đề)
liên quan đến đơn vị đo xăng-ti-mét.
2. Đổi mới về nội dung chương trình

a. Tinh giản, thiết thực
SGK Toán 1 (Cánh Diều) thực hiện giảm tải, VD:
- Quan hệ “lớn hơn, bé hơn, bằng nhau”, các dấu (> , < , = ) và việc so sánh
các số chỉ được đề cập khi HS đã được hình thành các số trong phạm vi 10.
Điều này giúp cho HS trong những tiết học toán đầu tiên được tập trung vào
kĩ năng “đếm, đọc, viết” mà không bị tải thêm nội dung “so sánh các số”
- Kĩ thuật tính viết (tính theo cột dọc) không đưa vào quá sớm, chỉ được giới
thiệu khi học về phép tính với các số trong phạm vi 100.
- Chỉ yêu cầu HS biết lựa chọn và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với
câu trả lời cho tình huống có vấn đề được nêu mà không yêu cầu phải thực sự
ghi lời giải một bài toán có lời văn liên quan. VD (Bài 3b trang 131 – SGK
Toán 1):
b. Quán triệt tinh thần “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào
cuộc sống”
Mỗi Chủ đề trong sách Toán 1 bắt đầu bằng một tranh vẽ, VD: Tranh chủ đề 1
mô tả các đối tượng cụ thể trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày như cây


trái, vật nuôi; Tranh chủ đề 2 mô tả một buổi sinh hoạt ngoại khóa; Tranh chủ
đề 3 mô tả các hoạt động thể dục, thể thao; Tranh chủ đề 4 mô tả hoạt động
sôi động chuẩn bị cho lễ hội của HS trường tiểu học.
Ngoài ra, trong mỗi bài học, SGK Toán 1 đều chú ý kết nối chặt chẽ giữa kiến
thức lí thuyết với vận dụng thực tế. VD: Sau khi học các số 1, 2, 3 HS thực
hành đếm các đồ dùng học tập cá nhân có trên mặt bàn (Bài tập 4 trang 11 –
SGK Toán 1); Sau khi học các số 4, 5, 6 GV nên nhắc HS cùng mẹ vào bếp
thực hành đếm các đồ vật có trong nhà bếp (Bài tập 4 trang 13 – SGK Toán
1); Sau khi học các số 7, 8, 9, 10 cũng là bắt đầu vào dịp tết Trung thu, HS có
thể đếm các đồ chơi trung thu (Trang 14 – SGK Toán 1); như các hình dưới
đây.
c. Sách được phân chia thành 4 chủ đề:

Các số đến 10; Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10; Các số trong phạm vi
100; Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
Tên của mỗi chủ đề nêu rõ những kiến thức, kĩ năng trọng tâm được đề cập
trong chủ đề. Cùng với các tranh Chủ đề thì tranh, ảnh, hình vẽ minh họa
được chọn lọc trong các bài học sẽ giúp HS có được những trải nghiệm, hiểu
biết đầy đủ, toàn diện hơn về cuộc sống. Đó cũng là cơ hội để giáo dục cho
HS sự quan tâm đến bạn bè, gia đình, yêu mến quê hương, đất nước, nhen
nhóm sự tò mò khát khao hiểu biết. VD: Tranh chủ đề 1 trang 4, 5 – SGK
Toán 1)
d. Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học
VD với Chủ đề “Các số đến 10” bao gồm các bài học chủ yếu: Các số 1, 2, 3;
Các số 4, 5, 6; Các số 7, 8, 9; Số 0; Số 10; Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <.
Bằng nhau, dấu =.


Mỗi bài học được tổ chức thành một chuỗi các HĐ học tập của HS, sắp xếp
theo tiến trình hướng đến việc tìm tòi, khám phá, phát hiện, thực hành, vận
dụng (phù hợp với trình độ nhận thức và NL của HS lớp 1).
Cấu trúc mỗi bài học bao gồm các thành phần cơ bản: Mở đầu, Hình thành
kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng và được thiết kế theo tinh thần kết nối
chặt chẽ giữa Lí thuyết và Thực hành – Luyện tập.
e. Trong từng bài học.
SGK Toán 1 (Cánh Diều) thiết kế nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc HĐ có tác
dụng kích thích hứng thú và phát triển NL học tập môn Toán của HS. Những
hoạt động/bài tập được gắn kí hiệu màu xanh thuộc loại thực hành, luyện tập,
củng cố trực tiếp. Còn gắn kí hiệu màu da cam thuộc loại vận dụng giải quyết
vấn đề thực tế hoặc mang tính chất thực tế. Ở mỗi bài học, khi cần thiết có
đưa thêm các “bóng nói” hoặc các kí hiệu bằng hình vẽ, nhằm gợi ý, hướng
dẫn HS suy nghĩ giải quyết vấn đề hoặc trao đổi thảo luận với các bạn, các
thầy cô giáo. Cuối mỗi bài học, thông qua một tình huống gần gũi với thực tế

đời sống, HS làm quen với việc vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để giải
quyết vấn đề. Ngoài ra, HS còn được tạo cơ hội tham gia trả lời các câu hỏi và
ứng đáp với các tình huống thách thức hơn nhằm phát triển tư duy, khả năng
sáng tạo và đáp ứng nhu cầu dạy học phân hoá.
Cuối mỗi chủ đề có dạng bài “Em vui học toán” nhằm dành thời gian cho HS
được tham gia các HĐ thực hành và trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán vào
thực tiễn cuộc sống. VD (Trang 122, 123 – SGK Toán 1):
3. Đổi mới về phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học vẫn là điểm nhấn chủ yếu nhất trong đổi mới
CT môn Toán, trong đó cần chú ý các yêu cầu:


Tổ chức quá trình dạy học phù hợp với tiến trình nhận thức, NL nhận thức,
cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS. Tiến trình đó bao gồm các
bước chủ yếu: Trải nghiệm ‒ Hình thành kiến thức mới ‒ Thực hành, luyện
tập ‒ Vận dụng. Kết hợp các HĐ dạy học trong lớp với HĐ ngoài giờ chính
khoá và HĐ thực hành trải nghiệm, ứng dụng kiến thức toán học vào thực
tiễn.
Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện
đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện
truyền thống.
Quá trình dạy học Toán 1 là một quá trình linh hoạt và có tính “mở”. GV cần
căn cứ vào đặc điểm của HS, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng
trường để chủ động lựa chọn hay tiến hành những điều chỉnh hoặc bổ sung cụ
thể về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên việc
điều chỉnh phải trên cơ sở đảm bảo yêu cầu cần đạt của CT môn Toán (với
những kiến thức, kĩ năng cơ bản, trọng tâm trong mỗi bài học); nội dung điều
chỉnh phải phù hợp với thực tế đời sống, với truyền thống văn hoá của cộng
đồng dân cư nơi HS sinh sống, phù hợp với đặc điểm và trình độ HS trong lớp

học. Giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục
đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường và NL
của GV, HS. Vì vậy, trong trường hợp cần dãn hoặc thu gọn thời lượng dạy
học, GV có thể căn cứ tình hình cụ thể để chủ động điều chỉnh cho phù hợp,
miễn sao đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu cần đạt.
4. Đổi mới về đánh giá kết quả học tập
Đánh giá năng lực người học thông qua các bằng chứng thể hiện kết quả đạt
được trong quá trình học tập. Kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá


thường xuyên, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi
lại quá trình thực hiện
Một điểm mới nữa là sách Toán 1 mới có khổ sách lớn hơn, hình thức trình
bày bắt mắt, nhiều màu sắc hơn so với SGK hiện hành vốn chỉ có 3 màu xanh,
đen, trắng. Sách mới được trình bày hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò, kích thích
hứng thú, tạo dựng niềm tin trong học tập môn Toán ở học sinh.
Sách được viết sinh động và hấp dẫn, với nhiều hoạt động tăng cường làm
việc nhóm và phát triển năng lực của học sinh.
Trong mỗi bài học sẽ có 4 phần.
Phần 1: là Khám phá để gợi mở và tìm hiểu kiến thức mới.
Ở phần 2: Hoạt động, học sinh được thực hành để nắm kiến thức.
Phần thứ 3: được nhóm tác giả tâm đắc là các Trò chơi. Trò chơi được thiết kế
để có thể tổ chức cho các em tự chơi một mình, theo cặp hoặc theo nhóm và
về nhà có thể chơi với gia đình.
Phần thứ 4: là Luyện tập để ôn tập, vận dụng và củng cố lại kiến thức.
Tóm lại, tất cả được thể hiện ở bộ sách thông qua những điểm mới sau:
Thứ nhất, bộ sách được thiết kế mỗi bài học theo 4 hoạt động cơ bản với trình
tự nhất định: Khởi động (giáo viên đưa ra một số vấn đề liên quan đến kiến
thức mà học sinh sẽ học); Khám phá (từ một tình huống cụ thể nào đó trong
thực tế, học sinh sẽ mô hình hóa rồi rút ra kết luận và kết luận đó chính là

kiến thức mà các em được học); Luyện tập; Vận dụng (để học sinh biết kiến
thức đó ứng dụng trong thực tế như thế nào).
Như vậy, giáo viên chỉ là người đứng ra đạo diễn, còn người thực hiện chính,


trung tâm của hoạt động là các học sinh. “Lấy học sinh làm trung tâm trong
các hoạt động thì các em sẽ nắm được kiến thức rõ ràng hơn, hiểu được vì sao
có và vì sao cần kiến thức đó. Chứ không phải mới vào "giảng ngay" 2+2=4
mà mơ hồ không biết ý nghĩa của phép cộng, phép trừ,...”
Điểm mới thứ 2 là sách được kiến tạo rõ ràng, rành mạch từng bước, tránh
những kỹ thuật lắt léo.
Điểm mới thứ 3 là hướng cho học sinh việc học hợp tác với nhau. Trong sách
thiết kế rất nhiều hoạt động theo nhóm, theo cặp và theo lớp. Học sinh có
thêm tương tác với nhau, chứ không chỉ tương tác với giáo viên.
Điểm mới thứ 4 là tích hợp nhiều hơn. Sách về toán không chỉ thuần túy có
toán (tích hợp giữa hình học và đại số, đo lường và số học,...) mà tích hợp
nhiều môn học khác. Ví dụ, ở phần vận dụng, có thể yêu cầu các học sinh sưu
tầm các loại hoa có cùng số cánh hoa,...
Sách có cấu trúc nội dung và thiết kế qui trình dạy học phù hợp hơn. Mỗi bài
học bao gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động được sắp xếp theo
tiến trình từ dễ đến khó, hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận
dụng giải quyết vấn đề trong thực tiễn và phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh.
Điểm mới cuối cùng là sách được thiết kế đẹp, bắt mắt; bố trí nhiều và hài hòa
giữa kênh hình và chữ. Phân bổ mỗi trang là 1 tiết nên rất thuận tiện cho học
sinh học.
“Đối với học sinh nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ thì điều quan trọng đầu tiên là
nhìn vào cuốn sách phải có sự thích thú. Bởi nếu nhìn vào chỉ toàn những con
số chi chít thì sẽ dễ chán.Trong khi điều quan trọng là gây được hứng thú
trong học tập”.



Câu 2: Lựa chọn một nội dung trong sách giáo khoa Toán 1 (Cánh
Diều ) và soạn bài dạy học cho nội dung đó.
BÀI: SỐ 10
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lươmgj đến 10. Thông qua đó, HS
nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 10.
- Đọc, viết được số 10
- Lập được các nhóm có số lượng đến 10 đồ vật
- Nhận biết vị trí số 10 trong dãy các số từ 0 đến 10
- Phát triển các năng lực toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh tình huống
- Một số chấm tròn, que tính, hình vuông, hình tam giác (trong bộ đồ dùng
toán 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động khởi động
- HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
- HS đếm số quả mỗi loại có trong cửa hàng và nói. Chẳng hạn “có 5 quả
cam”, “có 6 quả cam”....


- Chia sẻ cặp đôi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Hình thành số 10
- HS quan sát khung kiến thức:
HS đếm số quả táo và số chấm tròn.
HS nói “Có 10 quả táo. Có 10 chấm tròn. Số 10”

- HS lấy thẻ số trong bộ đồ dùng học toán gài số 10 lên thanh gài.
- HS tự lấy ra 10 đồ vật (chấm tròn hoặc quae tính....) rồi đếm
b. Viết số 10
- HS nghe GV giới thiệu số 10. GV hướng dẫn cách viết số 10.
- HS thực hành viết số 10 vào bảng con.
3. Hoạt động thực hành luyện tập
+ Bài 1: GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi.
HS thực hiện các thao tác:
1. Đếm số lượng mỗi loại quả, đọc số tương ứng
2. Trao đổi, nói với bạn về số lượng mỗi quả đếm được, chẳng hạn: chỉ

vào hình vẽ bên phải, nói: Có mười quả xoài, chọn số 10.
*GV lưu ý rèn cho HS cách đếm, chỉ vào từng đối tượng cần đếm để tránh
đếm lặp, khi nói kết quả đếm có thể làm động tác khoanh vào tất cả đối tượng
cần đếm, nói: Có tất cả 10 quả xoài


+ Bài 2: GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 4 em.
HS thực hiện các thao tác:
- Quan sát hình vẽ, đếm số hình vuông có trong mẫu.
- Đọc số ghi dưới mỗi hình
- Lấy hình cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại.
- Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe cách làm và kết quả.
+ Bài 3: GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi theo nhóm đôi.
- Đếm tiếp các số theo thứ tự từ 0 đến 10, rồi đọc số còn thiếu trong các ô.
- HS đếm lùi các số theo thứ tự từ 10 về 0, rồi đọc số còn thiếu trong các ô
- Đếm tiếp từ 0 đến 10 và đếm lùi từ 10 về 0.
4. Hoạt động vận dụng
+ Bài 4: GV tổ chức thành trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- Tô màu vào 10 bông hoa, khoanh vào 10 chữ cái....

- Lấy ví dụ số 10 để nói về số lượng đồ vật, sự vật quanh em. Chẳng hạn: có
10 ngón tay, có 10 con gà....
5. Củng cố, dặn dò.
- Bài học hôm nay các em biết thêm được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần phải chú ý?
- Về nhà hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các số đã học trong cuộc sống để


hôm sau chia sẻ với các bạn.
Câu 3. Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy
học, cách đánh giá HS dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học
đã thực hiện ở câu 2.
Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện
đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện
truyền thống.
Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, phù hợp với tiến trình nhận
thức, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS,
tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển các
năng lực chung và năng lực toán học.
Đối với bài dạy SỐ 10, GV sử dụng phương pháp trực quan (que tính, mô
hình...) nhằm hình thành số 10 cho các em. Ngoài ra GV còn sử dụng phương
pháp vấn đáp, thảo luận nhóm để khắc sâu kiến thức cho các em.
Hình thức, kĩ thuật dạy học: GV cho HS sử dụng bộ đồ dùng học Toán, tự
thao tác để tìm ra kiến thức mới; GV nêu câu hỏi, HS trả lời; GV tổ chức cho
HS tự tìm và trả lời các câu hỏi theo cá nhân, nhóm để luyện tập, củng cố số
10.
Đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học như sau:
Trong bài này, giáo viên kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học
tập của học sinh qua các hoạt động. Cụ thể:

- Giáo viên đánh giá học sinh: GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận
xét bằng lời quá trình học tập của HS thông qua việc học sinh trả lời câu hỏi


hoặc học sinh chia sẻ những điều em biết, em hiểu trong các hoạt động. Khen
ngợi, động viên HS; nhận xét định tính về các câu trả lời cũng như việc hình
thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS trong quá trình học
tập.
- Tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau. GV tổ chức cho HS được tham gia
đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học nhóm nhằm hình thành và
phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong quá trình
học môn Toán.
- Học sinh tự đánh giá bản thân mình qua việc nghe giáo viên và các bạn trình
bày chia sẻ kết quả, học sinh tự đánh giá được kết quả của mình, để tự điều
chỉnh cách học của bản thân.
Như vậy thông qua đánh giá GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh HĐ dạy học
ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện
những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó
khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu
điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp
thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của
mục Tài liệu.



×