Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN THIẾT kế SLIDE và HOẠT ĐỘNG dạy học hợp lí TRONG TIẾT 9 – bài 9 địa lí lớp 12 THIÊN NHIÊN NHIỆT đới ẩm GIÓ mùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.95 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ SLIDE VÀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỢP LÍ
TRONG TIẾT 9 – BÀI 9 - ĐỊA LÍ LỚP 12
“THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA”

Người thực hiện: Đỗ Minh Phương
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí

THANH HÓA, NĂM 2017
Trang - 1 -


MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài:............................................................................................................................... 2
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................................... 3
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................................................ 4
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................................................. 4
2. THỰC TRẠNG.................................................................................................................................... 4
3. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN......................................................................................... 5


4. THIẾT KẾ CỤ THỂ.......................................................................................................................... 6
4.1. Thiết kế slide:............................................................................................................................... 6
4.2. Thiết kế các hoạt động:........................................................................................................... 6
5. THỰC NGHIỆM.............................................................................................................................. 10
PHẦN III. KẾT LUẬN:.......................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 15
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI............................................................... .16
PHỤ LỤC

Trang - 2 -


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
a) Trong quá trình dạy học địa lí hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin
(CNTT) và các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới là một nhu cầu tất yếu, vì
những lí do sau đây:
1- Áp dụng CNTT và các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới ngày càng
được phổ biến rộng rãi trong hoạt động dạy – học ở mọi bộ môn, và trở
thành nhiệm vụ của mọi giáo viên để thực hiện Đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực.
2- Môn Địa lí với những tính đặc thù riêng là môn khoa học có nhiều khả
năng đem lại hiệu quả tối ưu trong việc áp dụng CNTT và phương pháp,
kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực.
3- Việc sử dụng CNTT, cụ thể là phần mềm trình chiếu Powerpoint và các kĩ
thuật dạy học mới đã trở nên quen thuộc với nhiều giáo viên dạy địa lí
trong thiết kế và thực hiện bài giảng.
b) Tuy nhiên, bản thân tôi, thực tế qua quá trình dạy học địa lí, nhận thấy một số
vấn đề còn bất cập:
1- Việc quá lạm dụng CNTT và kĩ thuật dạy học mới theo kiểu áp đặt phải

có không đem lại hiệu quả, vì có thể không phù hợp với nội dung,
phương pháp, trình độ tin học của giáo viên và năng lực tiếp thu của học
sinh.
2- Trong nội dung chương trình địa lí THPT, có nhiều bài học khó, kiến thức
vừa mang tính chất chi tiết, cụ thể, vừa mang tính hệ thống cao (tiêu biểu
như bài 9 – địa lí 12: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa), đòi hỏi giáo
viên phải có phương pháp phù hợp, vừa trực quan sinh động trong cách
thiết kế slide, vừa cụ thể trong các nội dung kiến thức, vừa linh hoạt vận
dụng nhiều kĩ thuật khác nhau thì mới đem lại hiệu quả thực sự cho việc
nắm bắt, hiểu sâu và có khả năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
Vì thế, tôi đã chọn đề tài THIẾT KẾ SLIDE VÀ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC HỢP LÍ TRONG TIẾT 9 – BÀI 9 ĐỊA LÍ LỚP 12:“THIÊN NHIÊN
NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA” vừa là rèn luyện các kĩ năng tổng hợp trong dạy học
cho bản thân, vừa cũng hi vọng cách làm này thực sự có hiểu quả, giúp việc tiếp
thu kiến thức bộ môn của học sinh trở nên thuận lợi, mang tính vận dụng cao, để
bộ môn thực sự trở nên gần gũi với học sinh, không chỉ bằng kiến thức, mà còn
bằng trải nghiệm thực tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên tình hình thực tế dạy học môn Địa lý cho đối tượng học sinh khối 12 của
trường THPT Quảng Xương 1 qua nhiều năm và quá trình vận dụng một số
phương pháp dạy học được xem là phương pháp hỗ trợ tối ưu trong quá trình dạy
học môn Địa lý lớp 12, điển hình là các phương pháp dạy học hiện đại như: sử
Trang - 3 -


dụng công nghệ thông tin vào dạy học, phương pháp sử dụng mô hình, tranh ảnh
trực quan và sơ đồ, bản đồ trong quá trình dạy học Địa lí THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Là học sinh trường THPT Quảng Xương 1: tác giả chọn nghiên cứu trên 2
lớp 12 T3 và 12T4 với số học sinh bằng nhau, 42 học sinh/lớp.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, thống kê, đàm thoại, khảo sát, quan
sát, xin ý kiến cố vấn…và quan trọng nhất là thực nghiệm thực tế trong hoạt động
dạy học.

Trang - 4 -


PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thực tiễn của việc áp dụng các phương pháp dạy học ứng dụng CNTT - bổ
trợ và làm phong phú thêm tính trực quan, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học có hiệu
quả môn Địa lý lớp 12, được đánh giá là phương pháp dạy học mới, chiếm ưu thế
và trở thành phương pháp dạy học có tác dụng cao, góp phần mở rộng các nguồn
tri thức Địa lí cho học sinh, giúp cho việc lĩnh hội tri thức của các em được nhanh
chóng hơn, đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 12. Với khối lượng kiến thức đa diện
và to lớn, làm phong phú thêm tính trực quan, góp phần quan trọng, hỗ trợ dắc lực
cho khả năng tạo biểu tượng cho học sinh, làm cụ thể hóa sự kiện, khắc phục tình
trạng trừu tượng hóa kiến thức Địa lí trong quá trình nhận thức của học sinh.
Một khi học sinh có khả năng nhanh chóng thu thập được kiến thức từ các
nguồn khác nhau được cung cấp ngôn ngữ kiến thức từ màn hình khi trình chiếu,
thì việc thuyết giảng của giáo viên trở nên ít cần thiết. Phương pháp dạy học ứng
dụng công nghệ thông tin phải dẫn đến việc tổ chức cho học sinh khai thác tri thức
từ các nguồn khác nhau, thông qua việc chọn lọc, hệ thống hóa và sử dụng chúng,
đồng thời, việc áp dụng kết hợp các kĩ thuật dạy học mới sẽ làm tăng tính sinh
động, trực quan, kích thích trực tiếp vào việc hình thành khái niệm, biểu tượng Đia
lí cho học sinh.
2. THỰC TRẠNG
Quá trình dạy học ứng dụng CNTT trong dạy học, đặc biệt là dạy học các bộ
môn đặc thù như môn Địa lí có nhiều ưu điểm như: như quá trình lên lớp giáo viên

không nặng nề về các khâu phải chuẩn bị đồ dùng dạy học như bản đồ, bảng phụ,
tranh ảnh… mà vẫn truyền tải được tới cho học sinh đầy đủ hệ thống kiến thức cần
thiết, cũng như hệ thống tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ…một cách trực quan sinh động,
truyền tải nhanh tới học sinh một số kiến thức lớn.
Máy vi tính được xem là phương tiện dạy học hiện đại, có thể giải quyết
được các nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học, tối ưu như: truyền thụ kiến thức,
phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành, ôn tập, củng cố, kiểm tra đánh
giá…nhờ khả năng lưu trữ, cung cấp thông tin nhanh, chính xác, cung cấp thông
tin; điều khiển, điều chỉnh kiểm tra và liên lạc, luyện tập các kỹ năng và thực hành,
minh họa, trực quan hóa bằng mô phỏng…Thậm chí còn có khả năng cung cấp cho
học sinh những kiến thức đặc biệt mà những phương pháp khác không làm được
như: các đoạn phim tư liệu, hình ảnh được liên kết âm thanh, hiệu ứng, không gian
ba chiều…với sự bổ trợ của phần mềm Powerpoint, violet ... có thể tiến hành soạn
giảng các bài giảng điện tử; phát huy cao độ khả năng đồ họa của máy vi tính; sử
dụng thêm các công cụ khác để phục vụ cho tiến trình dạy học như: vẽ các biểu đồ,
đồ thị, xử lí các bảng số liệu…cho phép nghiên cứu các đối tượng ở nhiều góc độ
khác nhau: trình diễn các đoạn phim liên quan đến kiến thức bài học, trình diễn các
Trang - 5 -


hoạt ảnh, phim video, ghi âm lời thuyết minh; cung cấp một công cụ viết hoặc vẽ
trên nền các slide để đánh dấu các điểm trọng yếu trong nội dung trình bày và có
thể dễ dàng xóa đi mà không làm ảnh hưởng tới các đối tượng đã được tạo ra trước
đó trên slide …Kết hợp với việc sử dụng các kĩ thuật dạy học linh hoạt như hoạt
động nhóm, khăn phủ bàn, tổ chức trò chơi... có thể kích thích tối đa khả năng chủ
động làm việc của học sinh [4]
Tuy nhiên trong suốt quá trình tiến hành dạy học, nghiên cứu, dự giờ các tiết
dạy học ứng dụng CNTT trong dạy học với đối tượng học sinh trường THPT
Quảng Xương 1 tôi nhận thấy: việc vận dụng phương pháp ứng dụng CNTT vào
dạy học vẫn còn nhiều bất cập và chứa đựng một số hạn chế nhất định như:

Kỹ năng sử dụng máy vi tính của một số giáo viên còn hạn chế, dẫn đến một
số tiết dạy giáo viên sử dụng thiết bị dạy học còn thiếu linh hoạt. Chưa được bồi
dưỡng và đào tạo cơ bản nên một số tiết dạy còn lúng túng hoặc còn thiên về trình
chiếu, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học. Qua một số bài giáo
viên còn quá lạm dụng về máy tính, thiên về trình chiếu, dẫn đến tiết học còn đơn
điệu, chưa cung cấp đầy đủ mục tiêu yêu cầu của bài dạy.
Để thiết kế thành công một bài dạy đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời
gian, sức lực, tiến hành sưu tầm nhiều tranh ảnh, dung lượng kiến thức phải dồi
dào… nên có nhiều khả năng tiết dạy sẽ không thành công nếu thiếu sự đầu tư
hoặc thiếu kỹ năng về tin học…
Với những nội dung kiến thức khó, phức tạp, nhiều đơn vị kiến thức cụ thể,
nếu thiết kết các slide và hiệu ứng không hợp lí sẽ gây khó khăn lớn cho cả việc tổ
chức tiết dạy của giáo viên và việc chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh.
3. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để thực hiện tốt, có hiệu quả phương pháp dạy học hiện đại - ứng dụng
CNTT vào dạy học Địa lý có chất lượng tốt, cá nhân tôi xin mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp đã và đang tiến hành tại trường THPT Quảng Xương 1 trong việc dạy
học môn Địa lí mà tôi nhận thấy là tương đối phù hợp với nhiều đối tượng học
sinh, cụ thể là:
- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng có hiệu quả CNTT vào việc dạy học
môn Địa lí – môn khoa học đặc thù, khai thác thế mạnh của tính trực quan trong
việc thiết kế nội dung trên Powerpoint.
- Không quá lạm dụng vào việc sử dụng CNTT vào việc dạy học mà dễ phạm
vào việc trình chiếu, không đảm bảo tính quy phạm, tính hệ thống và khoa học
trong dạy học bộ môn Địa lí.
- Soạn giảng - thiết kế bài dạy phải phù hợp với đặc thù, đặc trưng kiến thức của
từng bài, không phải bài nào sử dụng CNTT cũng có hiệu quả, mà đòi hỏi ta phải
biết lựa chọn, cân nhắc để thiết kế sao cho phù hợp, vẫn đảm bảo được tính quy
phạm, tính khoa học và phát huy, kích thích được hứng thú học tập của các em.
Trang - 6 -



- Không thoát ly hoàn tàn các phương pháp dạy học truyền thống, cũng như
nhưng phương pháp dạy học khác. cần lồng ghép, phối kết hợp hài hòa và hợp lý
giữa các phương pháp với nhau trong các quá trình dạy, học của thầy và trò. bởi vì
phương pháp nào cũng có điểm mạnh riêng biệt của nó, ở các phương pháp khác
không có được.
- Ở một số bài chỉ nên sử dung đèn chiếu ( máy chiếu) làm phương tiện bổ trợ
cho dạy học, hay nói cách khác trong trường hợp trên máy chiếu chỉ đóng vai trò
như một đồ dùng dạy học, chứa đựng các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu cơ bản mà thôi.
4. THIẾT KẾ CỤ THỂ
Cho tiết 9 – Bài 9 – Địa lí 12: thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Bài giảng này có 2 phần thiết kế:
4.1. Thiết kế slide:
Để đạt hiệu quả cao nhất, các đối tượng được đưa vào slide phải hợp lí, và
giống với các đối tượng địa lí thực tế ngoài tự nhiên. Đồng thời, các hiệu ứng phải
khiến các đối tượng này chuyển động khi trình chiếu giống với hoạt động thực tế
của nó. Hay nói cách khác, slide này giống như mô tả lại hoạt động của 2 mùa gió
ở nước ta cùng các hình ảnh minh họa cho tác động của mỗi mùa gió, ở mỗi khu
vực lãnh thổ, trong mỗi giai đoạn cụ thể.
Làm được điều này, tôi đã sử dụng tranh ảnh, hiệu ứng như bình thường, chỉ
là lựa chọn và sử dụng hiệu ứng, tranh ảnh cho thật sự phù hợp. Bên cạnh đó, để
học sinh nhận biết được chính xác loại gió và hướng thổi cụ thể của từng loại gió,
tôi đã xử dụng hiệu ứng chuyển động tịnh tiến cho đối tượng gió được vẽ trên
slide, cụ thể như sau:
Chọn đối tượng (cụ thể ở đây là gió Đông Bắc)->Slide Show>Custom Animation->Motion Paths->Chọn hướng chuyển động, vị trí chuyển
động và khoảng cách chuyển động.
4.2. Thiết kế các hoạt động:
Tôi chia tiết dạy thành 2 phần:
Phần đầu là giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ SGK thông

qua các câu hỏi vấn đáp (cho mục a, b).
Phần hai, giáo viên tổ chức các hình thức hoạt động nhóm và slide cho học
sinh khai thác kiến thức mục c và phần củng cố bài.
1. Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
- Nêu được tính chất nhiệt đới, tính chất ẩm của khí hậu nước ta, nguyên nhân tạo
nên tính chất này của khí hậu
- Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của 2 mùa gió: gió
mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của 3 miền: BắcBộ, Trung Bộ, Nam Bộ
Trang - 7 -


- Nêu được những thuận lợi - khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và
sản xuất của nhân dân ta.
Kỹ năng: Phân tích bảng diễn biến mùa bão của một số địa điểm.
2. Chuấn bị:
- Slide trình chiếu (xem cụ thể slide trong bản CD)
- Máy chiếu.
- Bản đồ câm Việt Nam (Trên giấy bóng, do NXB Giáo Dục phát hành).
- Các hướng gió, chỉ số thời gian, hiện tượng thời tiết in trên giấy A4 có dán
băng dính 2 mặt.
Bài này tác giả thiết kế Slide mang tính chất là phương tiện dạy học, kết hợp
giữa máy chiếu và bảng đen.
3. Các bước tiến hành:
Bước 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bước 2: Tiến trình dạy:
Hoạt động 1: Cặp.
a) Tìm hiểu tính chất nhiệt đới.
GV đặt câu hỏi: Đọc SGK, bảng số liệu, kết hợp quan sát bản đồ khí hậu, hãy nhận

xét tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo dàn ý:
- Tổng bức xạ........, cân bằng bức xạ.......................
Nhiệt độ trung bình năm
-

Tổng số giờ nắng ...................................................

......................................

* Giải thích vì sao nước ta có nền nhiệt độ cao:.........................................................
Một HS trả lời, các HS khác bổ sung.
GV đặt câu hỏi: Em hãy giải thích vì sao Đà Lạt có nhiệt độ thấp hơn 20 0C? (Đà
Lạt thuộc cao nguyên Lâm Viên, sự phân hoá nhiệt độ theo độ cao làm nhiệt độ
trung bình của Đà Lạt chỉ đạt 18,30C).
Một HS trả lời, các HS khác bổ sung.
Chuyển ý: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nhiệt độ của nước ta có
sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam là do sự tác động của gió mùa.
Hoạt động 2: Cả lớp.
b) Tìm hiểu đặc điểm lượng mưa, độ ẩm.
GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục b, kết hợp quan sát bản đồ lượng mưa trung bình
năm, hãy nhận xét và giải thích về lượng mưa và độ ẩm của nước ta.
HS Phát biểu ý kiến trả lời
GV Chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Cá nhân - Cả lớp.
c) Tìm hiểu tính chất gió mùa
1, GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG: TỪ THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4 (MÙA
ĐÔNG)
( Để hình dung cụ thể hơn, xin mời xem Slide của sáng kiến này bằng bản số
trong đĩa CD kèm theo )
Trang - 8 -



- Giáo viên cho chạy slide, nền là lược đồ địa hình Việt Nam (sở dĩ sử dụng lược
đồ này vì rất rõ các dạng địa hình và hướng núi, mạch núi, thuận lợi cho tính trực
qua sau khi đưa lên slide các đối tượng khí hậu).
- 2 giai đoạn hoạt động của gió mùa mùa đông vào đầu mùa đông và cuối mùa
đông được dùng 2 nền màu khác nhau và sử dụng hiệu ứng tịnh tiến.
- Giáo viên lần lượt sử dụng từng câu hỏi và cho chạy hiệu ứng hướng gió, hình
ảnh tương ứng như một sự gợi ý để học sinh nhận biết và trả lời.
?. Quan sát trên màn chiếu và cho biết gió mùa mùa đông vào đầu mùa đông thổi
trực tiếp vào phần lãnh thổ nào của nước ta? Khu vực lãnh thổ này có gì đặc trưng
về địa hình?
?. Tính chất của gió mùa mùa đông vào đầu mùa đông?
?. Quan sát màn chiếu, cho biết, gió mùa mùa đông vào cuối mùa đông thổi có gì
khác so với nửa đầu mùa đông? -> Tính chất của nó đã thay đổi như thế nào? ->
Gây ra hiện tượng thời tiết gì?
?. Hãy nêu đặc điểm thời tiết của miền Bắc, miền Nam và miền Trung trong mùa
đông?
?. Tại sao Tây Nguyên và Nam Bộ thờ tiết lại nóng, khô và ổn định khắp mùa
(Giáo viên giảng thêm về vai trò của mưa phùn ở miền Bắc, so sánh với mùa khô ở
miền nam
- Kết thúc hoạt động khai thác kiến thức của mục 1, slide có các nội dung như sau:
Hoạt động 4: Cá nhân - Cả lớp.
2, GIÓ MÙA MÙA HẠ: TỪ THÁNG 5 ĐẾN THÁNG 10
- Trước khi chuyển sang nội dung mục 2, giáo viên cho bay hết các đối tượng, hình
ảnh trên slide thuộc về nội dung 1, chỉ giữ lại đối tượng gió theo 2 giai đoạn và nội
dung chính trên slide.
- Giáo viên tiến hành tương tự như với hoạt động 1.
- Các câu hỏi sử dụng:
? Quan sát trên màn chiếu, cho biết vào đầu mùa hạ, gió mùa mùa hạ thổi trực tiếp

vào phần lãnh thổ nào của nước ta? Hướng gió? -> Quan sát hình ảnh, cho biết các
khu vực lãnh thổ có các dạng thời tiết khác nhau như thế nào?
? Vì sao đầu mùa hạ gió mùa mùa hạ lại làm Tây Bắc và miền Trung hạn hán?
? Quan sát màn chiếu và cho biết cuối mùa hạ gió mùa mùa hạ hoạt động khác với
giai đoạn đầu mùa hạ như thế nào? -> Gây ra hiện tượng gì ở các miền?
? So sánh sự khác nhau về thời tiết giữa đông Trường Sơn và tây Trường Sơn vào
thời gian đầu và cuối mùa hạ? Giải thích sự khác nhau đó?(Đây là câu hỏi khó,
nhưng với kiến thức đã học từ các bài trước, và minh họa trực quan trên màn
chiếu, học sinh hoàn toàn có thể nhận ra sự tác động của địa hình và sự khác biệt
về hướng gió để trả lời được câu hỏi này).
Trang - 9 -


Hoạt động 5: Nhóm
3, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN DO KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI
ẨM GIÓ MÙA MANG LẠI
- Giáo viên chuẩn bị 4 tờ roki với nội dung như sau:
Thuận lợi
Khó khăn

- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, phát cho mỗi tổ một tờ roki, một bút dạ nét to,và
quy định:
+ Lượt 1: tổ 1 và 3 làm Thuận lợi; tổ 2 và 4 làm khó khăn.
+ Lượt 2: Đổi lại, tổ 1 đổi phiếu với tổ 2, tổ 3 đổi phiếu với tổ 4 và tổ 1 – 3 làm
Khó khăn, tổ 2 – 4 làm Thuận lợi.
Mỗi lượt, mỗi tổ có 3 phút để thực hiện, giáo viên lựa chon 2 phiếu của 2 tổ để
đính lên bảng, nhận xét, đánh giá các tổ và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 6: Nhóm – trò chơi
4, CỦNG CỐ:
- Giáo viên đính bản đồ địa hình Việt Nam lên bảng, chuẩn bị sẵn các thẻ giấy in

các nội dung sau:
+Gió
(In 4 loại với 4
màu tương ứng như trong slide)
+ Lạnh, khô
+ Lạnh, ẩm
+ Đông Trường Sơn mưa nhiều
+ Đông trường Sơn khô hạn
+ Tây trường Sơn mưa nhiều
+ Tây Trường Sơn khô hạn
- Giáo viên vẫn giữ lớp là 4 nhóm như ở hoạt động 5, nhưng chia nhóm 1 – 2 vào
đội 1, nhóm 3 – 4 vào đội 2 (theo dãy bàn)
- Đội 1: Làm nội dung Đầu mùa đông và Đầu mùa hạ.
Đội 2 làm Cuối mùa đông và Cuối mùa hạ
Nhiệm vụ của 2 đội là lên đặt vào bản đồ câm các vị trí hướng gió và đặc trưng
hướng gió vào đúng vị trí (băng dính 2 mặt). Đội nào nhanh và chính xác hơn sẽ
được thưởng điểm.
5. THỰC NGHIỆM
Tác giả đã thực hiện bài này ở 2 lớp 12 của trường THPT Quảng Xương 1.
Lớp 12T3 tác giả tổ chức dạy học như thiết kế trên, lớp 12T4 tác giả dạy theo bình
thường, dùng bản đồ khí hậu Việt Nam treo tường. Sau tiết dạy ở mỗi lớp, tác giả
Trang - 10 -


tranh thủ chuyển tiết cho học sinh làm bài kiểm tra ngắn 5 phút với nội dung đề
như sau:
NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM NHANH 5 PHÚT
Khoanh vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng
1. Đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc có tính chất
A. lạnh, ẩm

B. nóng, ẩm
C. nóng, khô
D. lạnh, khô
2. Cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc có tính chất Lạnh, ẩm là do
A. dòng biển nóng cấp hơi nước
B. nhiệt độ tăng cao,khiến đất liền bốc hơi nhiều
C. đi qua biển Đông trước khi vào đất liền
D. gió mùa Tây nam cung cấp hơi nước.
3. Hiện tượng gió Tây khô nóng ở miền Trung và Tây Bắc là do
A. dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió Tây Nam cuối mùa.
B. sự biến tính của gió Tín Phong.
C. sự biến tính của gió mùa Đông Bắc
D. dãy Trường Sơn Bắc và vùng núi Tây Bắc chắn gió Tây Nam đầu mùa
4. Mùa mưa của nước ta trùng với mùa hoạt động của gió
A. Đông Bắc
B. Đông Nam
C. Tây Bắc
D. Tây Nam
- Sau khi thu bài và chấm, kết quả điểm của 2 lớp như sau:
Lớp 12T3:
TT
Họ và tên
Điểm
1 Cù Thị Ngọc Anh
10
2 Đỗ Phương Anh
10
3 Lê Thị Mai Anh
8
4 Lê Thị Phương Anh

10
5 Nguyễn Thị Duyên
5
6 Nguyễn Thế Dũng
10
7 Dương Thị Thùy Dương
10
8 Lê Trọng Đạo
8
9 Lương Trọng Đạt
8
10 Nguyễn Khắc Đức
8
11 Hoàng Thị Hồng
5
12 Lê Văn Huy
10
13 Trần Gia Huy
5
14 Dương Nam Hùng
5
15 Lương Thanh Hùng
8
Trang - 11 -


16
17
18
19

20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
Lớp 12T4
TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11

Nguyễn Thu Hường
Nguyễn Khánh Linh
Dương Thị Ánh Nguyệt
Nguyễn Thu Phương
Dương Thị Thanh Phượng
Phan Đình Sơn
Nguyễn Quang Thịnh
Đỗ Minh Thuận
Lê Thị Trang
Lương Thị Hương Trà
Lê Xuân Tùng
Nguyễn Minh Tiến
Phạm Tâm Tâm
Phạm Hữu Thái
Vương Hồng Thái
Lê Văn Thịnh
Phạm Thị Thúy
Lê Thị Tình
Phạm Thị Trang
Phạm thị Thu Trang
Nguyễn Văn Trường
Phạm Thế Trường
Vũ Minh Tuấn

Lương Thị Thu Uyên
Lê Thị Vân
Lê Thị Trà Vân
Dương Tuấn Vũ
Họ và tên
Lương Hoài An
Dương Thị Lan Anh
Nguyễn Việt Anh
Nguyễn Mạnh Dũng
Lương Anh Đức
Lê Thu Hiền
Nguyễn Minh Hoàng
Nguyên Thị Vân Hồng
Lê Ngọc Linh
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Lương Thế Nhân

10
8
8
10
8
8
8
8
8
5
10
8
8

8
8
8
5
5
5
10
8
8
8
5
5
8
8
Điểm
10
5
8
5
5
10
8
10
8
8
5
Trang - 12 -


12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42


Hồ Thị Thanh Phương
Hoàng Thị Đan Phượng
Đàm Thị Nga
Nguyễn Thị Nga
Nguyễn Hồng Nhung
Lê Thị Oanh
Nguyễn Thị Phúc
Trần Thị Phương
Nguyễn Thị Phương
Hoàng Thị Quỳnh
Ngô Văn Quyết
Nguyễn Thị Quỳnh
Nguyễn Minh Tâm
Hoàng Lâm Thảo
Hoàng Hồng Thái
Lương Minh Thiện
Lê Dương Thương
Lê Thị Huyền Thương
Hoang Đức Toàn
Dương Huyền Trang
Lương Mai Trang
Lương Thùy Trang
Lương Trí Trọng
Đoàn Minh Trang
Nguyễn Thị Hoàng Trang
Nguyễn Thị Trang
Phạm Tuyết Trinh
Đỗ Ngọc Tùng
Hồ Thu Uyên

Lê Thị Xuân
Đoàn Thị Vân

5
5
5
8
5
8
8
5
8
8
8
8
8
8
5
8
8
8
8
8
5
5
5
8
8
10
8

8
5
5
8

Như vậy:
+ Số lượng điểm 10 (trả lời đúng cả 4 câu) của lớp 12T3 cao hơn hẳn so với
12T4: 9 em, chiếm 32,1%. Lớp 12T4 có 3 em, chỉ đạt 10,7%
+ Số lượng điểm 5 (chỉ trả lời đúng 2/4 câu) của 12T3 cũng ít hơn so với 12T4:
5 em, chiếm 17,9%. Trong khi đó lớp 12T4 có tới 9 em điểm 5, chiếm 32,1%.
Trong khi đây là 2 lớp có số lượng học sinh bằng nhau, đồng đề nhau về năng
lực, số cá nhân vượt trội và ý thức học. Qua đó ta có thể thấy, dù chưa toàn diện,
nhưng việc thiết kế bài giảng như trên, đã có những hiệu quả nhất định, ít nhất là
với học sinh trường THPT Quảng Xương 1.
Trang - 13 -


PHẦN III. KẾT LUẬN:
Sau khi thực hiện xong thiết kế trên và qua thực tế giảng dạy trên lớp, tác giả
rút ra một số kết luận sau:
Trực quan luôn là con đường ngắn nhất để hình thành khái niệm và biểu tượng
địa lí cho học sinh. Nhưng muốn là trực quan sinh động thì phải có sự thiết kế, sử
dụng phương tiện dạy học một cách linh hoạt, phù hợp.
Để học sinh nắm nhanh và hiểu sâu các nội dung cụ thể, bản thân các em phải
có nền tảng kiến thức rộng về địa lí cũng như các môn khoa học khác, nên người
dạy phải luôn hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức theo hệ thống.
Để nâng cao chất lượng dạy học, người dạy phải luôn quan tâm, cố gắng nâng
cao trình độ của mình, không chỉ trong khoa học địa lí mà còn ở các lĩnh vực khoa
học khác. Có vậy, mới khiến địa lí thực sự trở thành một môn học hấp dẫn, lí thú
với người học, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục trong thời kì

mới.
Trên đây là các hướng giải quyết một vấn đề nhỏ trong toàn bộ nội dung lớn của
chương trình địa lí THPT. Hoàn toàn mang chủ ý cá nhân, sự kiểm nghiệm còn sơ
lược, mang tính cục bộ, chưa được thực hiện trong các môi trường giáo dục khác,
nên chắc chắn còn nhiều chỗ thiếu chính xác, thiếu hiệu quả. Tác giả mong sẽ được
đọc và qua tâm, chia xẻ, góp ý của bạn bè đồng nghiệp, của các bậc tiền bối đi
trước giàu kinh nghiệm, để tác giả hoàn thiện ý tưởng, sửa chữa các khiếm khuyết
còn mắc phải. Xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan dây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, chưa được đăng
tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng nào. Nếu có gì không đúng, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Người thực hiện
Xác nhận của lãnh đạo trường
Hiệu trưởng
Đỗ Minh Phương

Trang - 14 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa Địa lý 12 ( NXB Giáo dục).
2- Sách giáo viên Địa lí 12 ( NXB Giáo dục).
3- Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí THPT ( NXB Giáo Dục )
4- Tài liệu ứng dụng CNTT vào dạy học (Nguyễn Hữu Xuân – ĐH Quy Nhơn).

Trang - 15 -


DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Minh Phương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – trường THPT Quảng Xương 1

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Kinh nghiệm sử dụng phương
pháp hỏi đáp tìm tòi bộ phận
trong giảng dạy địa lý lớp 12
Sử dụng phương pháp sơ đồ
hóa trong giảng dạy địa lý
Tích hợp bảo vệ môi trường
vào giảng dạy bài “Địa lí các
ngành giao thông vận tải” lớp
10 cơ bản
Một số kinh nghiệm trong
công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Địa lý ở trường
THPT

2.
3.

4.


Cấp đánh Kết quả
giá xếp loại đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở GD&ĐT
C

2001 - 2002

Sở GD&ĐT

C

2004 - 2005

Sở GD&ĐT

C

2007 - 2008

Sở GD&ĐT

C

2012 - 2013


Năm học
đánh giá xếp
loại

Trang - 16 -


PHỤ LỤC

Bản đồ địa hình Việt Nam
Tác động nửa đầu của gió mùa mùa đông
Tác động nửa sau của gió mùa mùa đông
Tác động của gió mùa mùa đông
Tác động nửa đầu của gió mùa mùa hạ

Tác động nửa sau của gió mùa mùa hạ
Phiếu học tập
Gió mùa Nguồn gốcThời gian Phạm vi
Hướng gióKiểu thời
hoạt động hoạt động
tiết đặc
trưng

Gió mùa
mùa đông

Gió mùa
mùa hạ

Thông tin phản hồi phiếu học tập


Trang - 17 -


Gió mùa Nguồn Thời gian Phạm Hướng gió
gốc
hoạt
vi hoạt
động
động

Kiểu thời tiết đặc
trưng

Gió mùa Áp cao Tháng 11 Miền Đông Bắc
Tháng 11, 12, 1:
mùa
Xibia
–4
Bắc
Lạnh, khô
đông
Tháng 2,3,4: lạnh ẩm
Gió mùa Áp cao ấn Tháng 5 Cả nước Tây nam - Nóng ẩm ở Nam Bộ
mùa hạ Độ Dương tháng 7
và Tây Nguyên.
- Nóng khô ở Bắc
Trung Bộ

Áp cao

cận chí
tuyến
Nam

Tháng 6 - Cả nước Tây Nam Nóng và mưa nhiều ở
tháng 10
Riêng Bắc cả miền Bắc và miền
bộ có
Nam,...
hướng
Đông nam

Trang - 18 -



×