Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.2 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGA SƠN
----------***----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI TRONG
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH THPT

Họ và tên : Nguyễn Thị Hồng
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2018
1


MỤC LỤC
I. Mở đầu...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận..............................................................................................3
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học....................................................................................3
1.2. Lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ..............................................................3
1.3. Về văn nghị luận ……………………………………………………….. 4
2. Thực trạng vấn đề.......................................................................................... 5
2.1 Tình hình dạy học môn Làm văn ở trường THPT……………………….. 5


2.2 Thực trạng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận của học sinh THPT
5
3. Cách viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận của học sinh trường THPT
Nga Sơn …………………………………………………………………………5
3.1 Cấu trúc dạng đề ............................................................................................. 6
3.2 Các ví dụ.......................................................................................................... 7
3.3 Cách viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận xã hội.................................. 10
3.4 Một số bài viết của học sinh ......................................................................... 11
III. Kết luận, kiến nghị...................................................................................... 13
1. Kết luận....................................................................................................... 13
2. Kiến nghị..................................................................................................... 13
Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm

2


I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Môn Ngữ văn là môn học có vai trò hết sức quan trọng trong chương trình
phổ thông, là môn học bồi đắp cho học sinh những tư tưởng tình cảm tốt đẹp,
hướng con người đến với cái Chân- Thiện- Mĩ . Môn học này còn giúp người
học có khả năng bày tỏ những tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của mình thông qua
việc tạo lập một văn bản cụ thể. Môn Ngữ văn chiếm vị trí quan trọng trong các
kì thi. Trong bài thi môn Ngữ văn ngoài những câu hỏi về Tiếng việt, NLXH thì
câu NLVH chiếm số điểm cao nhất ( thường 5/10đ). Có thể nói phần NLVH là
phần quyết định kết quả cao thấp của bài thi. Thế nhưng trong thực tế hiện nay,
học sinh rất ngại, rất lười rèn kĩ năng viết bài nói chung và NLVH nói riêng.
Chính vì thế, khi tiếp xúc với một dạng đề NLVH cụ thể, học sinh thường lúng
túng không biết bắt đầu từ đâu, phải viết như thế nào, cho nên bài làm của các

em dễ mắc rất nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài văn không đạt
như mong muốn. Để làm được một bài NLVH thành công thì cần rất nhiều yếu
tố từ kĩ năng, phương pháp, cảm hiểu tác phẩm đến cách diễn đạt trình bày.
Trong đó phương pháp làm bài đóng vai trò quan trọng nhất, học sinh cần biết
được trong bài NLVH cần phải đạt được những yêu cầu nào về Mở bài, Thân
bài, Kết bài. Tuy phần Thân bài đóng vai trò quan trọng, chiếm phần lớn số điểm
toàn bài, song phần mở bài cũng có vai trò không nhỏ. Phần mở đầu làm nhiệm
vụ giới thiệu vấn đề nghị luận, giúp người đọc hình dung được nội dung sẽ viết
trong phần Thân bài. Đồng thời gợi sự tò mò, hứng thú của người đọc đến với
các phần tiếp theo. Vậy để có được Mở bài đúng, hay là yêu cầu đầu tiên và
cũng có ý nghĩa nhất. Thực tế cho thấy học sinh còn quá chật vật khi viết phần
Mở bài, chính vì thế phần này thường phải mất rất nhiều thời gian và khi cả 1520 phút học sinh vẫn chưa vào được bài. Có nhiều em vào bài một cách gượng
ép, vòng vo, xa đề, lạc đề đặc biệt đối với học sinh yếu kém thì hầu như không
biết viết Mở bài- còn nghĩ gì viết nấy chưa định hướng được yêu cầu cần đạt của
Mở bài. Mặc dù hiện nay đã có nhiều bài viết, sách mẫu, sách hướng dẫn về
cách làm bài NLVH, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó
khăn của học sinh khi viết bài. Chính vì thế tôi luôn trăn trở, suy nghĩ là làm sao
để học sinh viết được Mở bài một cách dễ dàng, viết nhanh, viết đúng để từ đó
học sinh có mạch đi làm tiền đề cho việc viết cả bài văn. Với mong muốn đó tôi
3


đã chọn đề tài “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn Mở bài trong bài văn nghị luận
cho học sinh THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Văn nghị luận có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội cũng
như trong nhà trường. Thông qua các bài làm văn nghị luận, học sinh có điều
kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, các em có dịp thể hiện năng lực
tư duy, cảm thụ và năng lực học tập luận của mình. Đây cũng là yêu cầu rất cần
thiết để các em làm hành trang bước vào cuộc sống.

Song trong thực tế nhà trường phổ thông hiện nay phần lớn kĩ năng làm
văn nghị luận của học sinh còn rất kém, các em ít hứng thú trong việc rèn kĩ
năng viết văn nghị luận, trong các bài viết mắc khá nhiều lỗi. Một trong những
lỗi bắt gặp ngay khi mở đầu bài viết đó là các em còn lúng túng không biết làm
thế nào để vào bài cho nhanh mà vẫn đảm bảo đúng, hay và hấp dẫn. Mục đích
chính yếu là nhằm rèn luyện nâng cao kĩ năng viết bài nghị luận cho học sinh và
góp phần vào nhiệm vụ chung của quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn.
Với đề tài “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị
luận cho học sinh THPT”, người viết muốn hướng dẫn cho học sinh viết đúng,
viết nhanh, viết hay để nhằm dành được số điểm tối đa như cách các em chinh
phục bản thân và qua bài viết chúng ta có thể đánh giá phần nào về nhận thức,
hiểu biết, tâm lí, mục đích sống, các kĩ năng ( trong đó có kĩ năng viết đoạn mở
bài), thái độ với môn Ngữ văn của học sinh THPT
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà tôi nghiên cứu là học sinh lớp 11E, 11G, 10I, 10H, 10B
trường THPT Nga Sơn. Học sinh trong các lớp được đánh giá xếp loại các mốc:
Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu kém.
Học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Nga sơn nói riêng từ
trước tới nay vẫn quen với việc viết một bài văn nghị luận bằng các thao tác lập
luận cần thiết và các bước cơ bản để hình thành một bài văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này, tôi đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu
nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp từ ưu thế của các phương pháp: Nhưng hai
phương pháp chủ yếu được tôi áp dụng là thống kê và so sánh.

4


II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận

1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn chuyên nghiên cứu đặc điểm của
văn bản, kết cấu văn bản, các dạng thông tin của văn bản. Quá trình giao tiếp
giữa người viết và người đọc là quá trình mã hóa ( xây dựng) văn bản, nói cụ thể
ở đây chính là việc làm bài văn nghị luận trong nhà trường. Bởi vậy ngôn ngữ
học văn bản được xem là một tiền đề lý thuyết quan trọng của môn Làm văn.
Viết đoạn mở bài là một phần của quá trình đó. Chính vì vậy, chúng ta một lần
nữa nhấn mạnh ngôn ngữ học là vấn đề lý luận đặc biệt quan trọng.
Văn bản nghị luận cũng giống như các loại văn bản khác, đó là cấu trúc
gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Nhưng mục tiêu thực dụng của văn bản
nghị luận là nhằm nêu ý kiến đánh giá bàn luận sự việc nào đó trong đời sống
cũng như văn học nghệ thuật. Mục đích giao tiếp của văn bản nghị luận là nhằm
thuyết phục người đọc, người nghe hiểu, tin và đồng tình với ý kiến của mình
mà hành động theo những gì mà mình đề xuất.
Căn cứ vào nội dung nghị luận, chia văn bản nghị luận thành 2 loại:
NLXH và NLVH. Trong phạm vi sáng kiến này, tôi quan tâm đến cả 2 loại trên.
Song do điều kiện khách quan nên phần nhiều dẫn chứng vẫn chủ yếu là văn bản
NLVH dành cho học sinh THPT.
1.2. Lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ
Một trong những quan điểm dạy học hiện nay là dạy tiếng theo quan điểm
giao tiếp. Giao tiếp được thực hiện bằng văn bản. Như vậy có thể nói rằng văn
bản là đơn vị giao tiếp cơ bản nhất của ngôn ngữ. Mặt khác làm văn là sáng tạo,
sản sinh các loại văn bản để giao tiếp. Việc dạy làm văn chính là dạy cách tổ
chức giao tiếp bằng văn bản.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ không đơn thuần chỉ nhằm mục đích thông tin
mà chủ yếu là quá trình tác động tới người nhận về nhận thức quan điểm, thẩm
mĩ và hành động. Không có một văn bản nào chỉ nhằm mục đích thông tin thuần
túy mà qua thông tin để nhằm mục đích nhất định. Khi dạy làm văn cũng vậy,
giáo viên cần dạy cho học sinh thấy rằng viết bài bên cạnh việc đưa thông tin
cần phải chú ý lựa chọn thông tin đó để làm gì, nhằm đạt mục đích gì… và


5


nhằm đưa người đọc vào vấn đề cần bàn là việc người viết phải chú ý lựa chọn
nội dung khi làm phần Mở bài.
Trong sáng kiến này, người viết chú trọng nguyên tắc hướng vào hoạt
động giao tiếp. Do vậy, đề xuất đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn Mở bài
trong bài văn nghị luận cho học sinh THPT” tức là người viết muốn hướng tới
việc rèn luyện kĩ năng đặt vấn đề trong giao tiếp bằng văn bản cho học sinh
THPT.
1.3. Về văn nghị luận
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày những
ý kiến của mình bằng cách dùng lí luận bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ
một vấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin
đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề
xuất.
1.3.1. Đặc trưng của văn nghị luận
Văn nghị luận phân biệt với văn sáng tác trên nhiều phương diện. Văn
nghị luận xây dựng trên cơ sở của tư duy lô gic chứ không phải trên cơ sở của tư
duy hình tượng mang tính cụ thể- cảm tính như trong loại văn sáng tác, những
cảm xúc của tác giả và sự mô tả những bức tranh của đời sống chiếm vai trò
quan trọng nhất, thì chúng ta bắt gặp trong văn nghị luận những vấn đề, những
luận cứ, những lí lẽ, những khái niệm… là điều quan trọng trước nhất.
Kết cấu của bài văn nghị luận là tuân theo trình tự của sự nhận thức và
khai triển một vấn đề trong tư duy lô gic, chứ không phải dựa theo mạch cảm
xúc (như trong loại trữ tình) hay cốt truyện là nhân vật (như trong loại tự sự)
hoặc theo diễn biến của xung đột (như trong loại kịch).
1.3.2. Loại, kiểu bài văn nghị luận
Căn cứ vào nội dung nghị luận thì văn nghị luận được chia thành 2 loại:

-NLXH: Là nghị luận về một vấn đề xã hội. Khái niệm xã hội được hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt động của
con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục,
đạo đức, môi trường, dân số,…
VD: Suy nghĩ của anh (chị) về tác hại của rượu, ma túy, thuốc lá đối với
con người.

6


Đây là loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống. Trọng tâm của đề bài
là khẳng định tác hại của rượu, ma túy, thuốc lá đối với con người và đề xuất
biện pháp bài trừ các chất gây nghiện.
- NLVH: Là nghị luận về một vấn đề văn học như về một tác phẩm, một
tác giả, một trào lưu, một giai đoạn, một quan điểm văn học.
VD: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của
nhà văn Thạch Lam.
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Tình hình dạy học môn Làm văn ở các trường THPT
Môn Văn trong nhà trường tự chung là nhằm vào hai nhiệm vụ cụ thể sau
đây:
-Thứ nhất: Trang bị cho học sinh những tri thức để hiểu được, hiểu đúng
các vấn đề văn học. Có nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá
vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng như năng lực biết đánh
giá một cách đúng đắn, khoa học các hiện tượng văn học đồng thời bước đầu
nhận thức được quy luật vận động trong văn học, trong lịch sử.
-Thứ hai: Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình
thành và phát triển khả năng sản sinh ra văn bản.
Làm văn là môn học hướng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp học sinh
hình thành những kĩ năng cần thiết để làm được bài văn.

Chương trình làm văn được xây dựng khá quy mô, hệ thống như một môn
học hoàn chỉnh, có mục tiêu, phương pháp dạy học riêng biệt. Trên cơ sở đó đã
biên soạn được bộ sách giáo khoa và hệ thống tài liệu tham khảo tương ứng cho
phù hợp bước đầu đáp ứng được việc dạy học của phân môn.
2.2. Thực trạng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận của học sinh
THPT
Trên thực tế, qua khảo sát chất lượng dạy học môn Làm văn nói chung, tôi
thấy kết quả thu được chưa cao, giáo viên thường có tâm lí “ ngại ngùng nhất là
dạy làm văn”.Thậm chí có người còn gọi đây là môn học ba K “ khó, khô, khổ”.
Nguyên nhân khách quan:
-Thứ nhất: Những tài liệu nghiên cứu về phần mở bài còn hiếm hoi, chưa có sự
lưu tâm thỏa đáng. Điều đó khiến cho quá trình soạn giảng của giáo viên còn
chưa sâu, sát.
7


-Thứ hai: Thời gian phân bố giảng dạy của bộ môn Văn nói chung, làm văn nói
riêng còn nhiều hạn chế. Với các kiểu bài chỉ có một hoặc 2 tiết giới thiệu khái
quát và sơ lược nghĩa là bao gồm cả phương pháp, kĩ năng được trình bày lồng
vào lí thuyết kiểu loại.
Nguyên nhân chủ quan: Từ phía người dạy là thực tế còn một số giáo viên
còn coi nhẹ các giờ lập dàn ý, trả bài khiến cho học sinh không có thói quen sửa
chữa những lỗi còn hay mắc phải trong khi viết. Viết văn là quá trình luôn cần
uốn nắn, chỉ dẫn để nâng cao kĩ năng bởi “ văn ôn, võ luyện”. Mặt khác do thiếu
thời gian giảng dạy mà phần đông giáo viên tự bằng lòng với tư tưởng rằng các
em đã học ở lớp dưới các phương pháp này.
Các em không chú ý đến chức năng, nhiệm vụ của phần mở bài trong bài
văn, các em viết phần này lơ mơ. Từ sự thiếu hụt về kiến thức cũng như thời
gian giảng dạy phía giáo viên khiến các em học sinh cũng rơi vào tình trạng
không nắm vững được cách viết một mở bài thế nào là đạt yêu cầu chưa nói đến

hay và hấp dẫn.
3. Cách viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận của học sinh trường
THPT Nga Sơn.
3.1. Cấu trúc dạng đề
Cách mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh ở trường THPT Nga
Sơn, đối tượng phân loại là một số cách mở bài của học sinh dưới nhiều nhóm
khác nhau.
- Nhóm 1 (học sinh giỏi)
- Nhóm 2 (học sinh khá)
- Nhóm 3 (học sinh trung bình)
- Nhóm 4 (học sinh yếu kém)
Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách:
– Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã
tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề
đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải
trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung,
phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường.
Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy
nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.
8


Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác
giả, tên tác phẩm, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên
những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho
người đọc sau đó mới bắt sang luận đề.Mở bài theo cách này tạo được sự uyển
chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài này dễ
dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết.
3.2. Các ví

dụ Ví dụ 1
Đề bài : Bàn về quan niệm sống ( loại văn NLXH)
– Mở bài trực tiếp:
Trong cuộc sống mỗi người đều có quan niệm sống riêng. Có người chỉ sống
vì tiền tài danh vọng mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống.Quan niệm sống
tốt là sự hài hòa giữa danh vọng ,tiền bạc với các mối quan hệ và giá trị của con
người với thiên nhiên,không bị chi phối bởi vật chất, sống hết mình, làm việc
hết mình.
(Bài viết của học sinh: Nguyễn Thị Hà-lớp 11E Trường THPT Nga Sơn)
- Mở bài gián tiếp:
Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng quan niệm “ Nếu không có mục đích ,anh
không làm được gì cả.Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích
bình thường.Đây là quan niệm đúng và rất phù hợp với chúng ta.Trong cuộc
sống mỗi người đều có một lí tưởng sống riêng để tự vươn tới,tự hoàn thiện và
phát triển bản thân. Bất kì ai cũng cần tự tạo cho mình một lí tưởng và có lòng
quyết tâm theo lí tưởng ấy ”.
(Bài viết của học sinh: Nguyễn Thị Hạnh- lớp 11E Trường THPT Nga Sơn)
Ví dụ 2:
Đề bài: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng
hoa quả rất ngọt ngào” . Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên?
- Mở bài trực tiếp:
Xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay là nhờ quá trình không
ngừng tìm hiểu, tích lũy và nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới.
Tri thức rất cần thiết đối với con người và để có được tri thức chỉ có một con
đường học tập. Tuy nhiên quá trình học tập, học hỏi không đơn giản mà có rất
9


nhiều chông gai. Vì vậy ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ
đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’ .

(Bài viết của học sinh: Lã Thị Hà- lớp 10H Trường THPT Nga Sơn)
- Mở bài gián tiếp:
Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc
gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên
bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản
cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Cả nhân loại ngưỡng mộ
trí tuệ, tài năng của Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh-xtanh, Đác-uyn, Lô-mô-nôxốp, Sô-panh, Mô-da, Tôn-xtôi, Vích-to Huy-gô, Ban-zắc ... Nhưng liệu mấy ai
hiểu rằng để có được những thành tựu khoa học, nghệ thuật lớn lao như vậy, họ
đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy
muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường
học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường ánh sáng, là tương
lai. Bàn về vấn đề này, ngạn ngữ Hy Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ
đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
(Bài viết của học sinh: Phạm Thị Thúy Hằng- lớp 10H Trường THPT Nga Sơn)
Ví dụ 3
Đề bài: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong “ Vợ nhặt” của Kim Lân
( loại văn NLVH)
– Mở bài trực tiếp
“Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là
một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu
tố quan trọng giúp tạo ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho truyện
ngắn chính là việc Kim Lân đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo.
( Bài viết của học sinh: Lê Thị Nhung Quyên- lớp 11G Trường THPT Nga Sơn)
- Mở bài gián tiếp
Đối với nghệ thuật truyện ngắn, tạo ra được một tình huống độc đáo mới lạ để
làm bật nổi vấn đề, bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và
chủ đề của tác phẩm là một điều có ý nghĩa then chốt. Một truyện ngắn đặc sắc
là nhờ được tổ chức chung quanh một tình huống như thế, và Vợ nhặt của Kim
Lân là một trường hợp tiêu biểu.
(Bài viết của học sinh: Mai Thị Linh- lớp 11G Trường THPT Nga Sơn)

10


Ví dụ 4
Đề bài : Phân tích nhân vật “Chí Phèo” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn
Nam Cao ( loại văn NLVH)
- Mở bài trực tiếp
Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Chí Phèo có lẽ là tác
phẩm thành công hơn cả trong việc đem lại cho người đọc những ấn tượng mạnh
mẽ, không thể quên về bức tranh đen tối ngột ngạt, bế tắc của nông thôn Việt
Nam trước Cách mạng tháng Tám, đồng thời thức tỉnh cái phần lương tri tốt đẹp
nhất của con người, khơi dậy lòng căm ghét cái xã hội vạn ác đã chà đạp lên
nhân phẩm con người, thương xót, cảm thông với những thân phận cùng đinh bị
giày vò, tha hóa trong chế độ cũ.
(Bài viết của học sinh: Lê Phương Chi- lớp 12A Trường THPT Nga
Sơn) - Mở bài gián tiếp
Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công
Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc
phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh
Pha. Nhưng khi Chí Phèo bước ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người
ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục
nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Hình ảnh Chí Phèo qua tác phẩm
cùng tên của Nam Cao đã khắc họa một cách đầy ám ảnh hình tượng đó.
( Bài viết của học sinh: Hỏa Ngọc Phương- lớp 12A Trường THPT Nga Sơn)
Ví dụ 5
Đề bài: Phân tích bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử ( loại văn
NLVH)
- Mở bài trực tiếp
Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật
lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Những phút giây

đau xót và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào trong thơ,
những giây phút ông đã chắc lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để
viết lên những bài thơ tuyệt bút. Và bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”đã được ra đời
ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong
sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình
chung hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài
11


thơ tình hay nhất của Hàn Mặc Tử. Một tình yêu thiết tha man mác, đượm vẻ u
buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hoà vào lòng người, cái thực và
mộng, huyền ảo và cụ thể hoà vào nhau.
(Bài viết của học sinh: Vũ Thị Hảo- lớp 11E Trường THPT Nga Sơn)
- Mở bài gián tiếp
Mấy ai đã từng say trăng như Hàn Mặc Tử? "Trăng nằm sõng soài trên cành
liễu - Đợi gió đông về để lả lơi..." ("Bẽn lẽn") - Thi sĩ còn nói đến thuyền trăng,
sông trăng, bến trăng... Cả một trời trăng ảo mộng, huyền diệu. Thơ Hàn Mặc
Tử rợn ngợp ánh trăng, thể hiện tâm hồn "say trăng" với tình yêu tha thiết cuộc
đời, vừa thực vừa mơ. Ông là một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của phong
trào Thơ mới. Với 28 tuổi đời, ông để lại cho nền thơ ca dân tộc hàng trăm bài
thơ và một số kịch thơ. Thơ của ông như trào ra từ máu và nước mắt, có không ít
hình tượng kinh dị. Cũng chưa ai viết thơ hay về mùa xuân và thiếu nữ ("Mùa
xuân chín"), về Huế đẹp và thơ ("Đây thôn Vĩ Dạ") như Hàn Mặc Tử. "Đây thôn
Vĩ Dạ" rút trong tập "Thơ điên" xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ qua đời. Bài
thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con người xứ Huế,
nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu - tình yêu thơ mộng đắm say,
lung linh trong ánh sáng huyền ảo. Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng,
một khao khát về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và
con người Vĩ Dạ.
(Bài viết của học sinh: Mai Thanh Hiếu- lớp 11E Trường THPT Nga Sơn)

3.3. Cách viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận xã hội
Dù ở loại bài nào học sinh cũng cần đọc kĩ đề, quan sát bảng hướng dẫn cách mở bài sau
đây để thấy điểm giống và khác nhau:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Nghị luận về một hiện tượng
đời sống
- Giới thiệu hiện tượng cần bàn luận

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận (trích
dẫn ý kiến)
- Nêu nhận xét khái quát về vấn đề đó. - Nêu nhận xét khái quát về hiện tượng
đó
Như chúng ta đã biết, cấu trúc và dung lượng thời gian, dung lượng bài
làm của môn Ngữ văn trong kì thi THPTQG năm 2017-2018 có sự điều chỉnh.
Hiểu biết xã hội và cách làm bài văn NLXH, nhất là phần mở bài sẽ là tiền đề cơ

12


sở cho học sinh viết. Những khó khăn như: thói quen viết dài, viết tràn lan, viết
ngắn sợ không đủ ý sẽ được người viết chú ý sau đây:
- Thứ nhất: Giữ vững tâm lí, tâm thế bình tĩnh, tự tin và cố gắng nỗ lực hết
mình để hoàn thành bài làm.
- Thứ hai: Đọc, suy nghĩ, nghiên cứu kĩ đề bài.
- Thứ ba: Mở bài phải liền mạch, viết có cảm xúc, tạo “điểm nhấn”.
- Thứ tư: Cấu trúc phải đảm bảo đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
3.4 Một số bài viết của học sinh trường THPT Nga Sơn ( đối tượng: giỏi,
khá, trung bình, yếu)

Đề bài 1: (đối tượng học sinh giỏi)
Bình luận cảnh vượt thác trong “ Người lái đò Sông Đà” và cảnh cho
chữ trong “ Chữ người tử tù”. Qua đó chỉ rõ sự thay đổi về phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng.
(Bài làm của học sinh Nguyễn Khánh Huyền- lớp 12D trường THPT Nga Sơn)
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam
hiện đại.. Trước Cách mạng, ông được biết đến với tư cách là một nhà văn lãng
mạn nổi tiếng với những sáng tác “Vang bóng một thời” “Thiếu quê hương”… ,
sau Cách mạng, cảm hứng nghệ thuật được khơi nguồn từ hiện thực cuộc sống
mới, ông trở thành một nhà văn khãng chiến, một nhà văn Cách mạng, say sưa
tìm kiếm, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp của non sông gấm vóc và vẻ đẹp của con
người Việt Nam trong lao động và chiến đấu: “Tùy bút Sông Đà”, “Hà Nội ta
đánh Mỹ giỏi”…. Dù ở giai đoạn sáng tác nào, văn Nguyễn Tuân cũng đem đến
cho người đọc sự cuốn hút đặc biệt bởi ngòi bút tài hoa uyên bác . Trong văn
nghiệp của Nguyễn Tuân, truyện ngắn Chữ người tử tù ( trong tập Vang bóng
một thời- sáng tác trước Cách mạng) và “Người lái đò Sông Đà”sáng tác trong
chuyến đi thực tế lên Tây Bắc 1958) là hai thành công nổi bật, tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của tác giả ở hai giai đoạn sáng tác. Đặc biệt là cảnh cho
chữ và cảnh vượt thác được xem là những áng văn đẹp nhất trong văn học
VN.Qua đó không những giúp ta cảm nhận được sự tài hoa
13


uyên bác của Nguyễn Tuân mà còn thấy được nét ổn định và nét mới trong
phong cách nghệ thuật của tác giả trước và sau Cách mạng.
Đề bài 2 ( đối tượng học sinh khá)
Gớt- đại thi hào người Đức- viết: “ Một con người làm sao có thể nhận thức
được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn”.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên trong một bài văn
ngắn.

(Bài làm của học sinh Hồ Phương Thảo- lớp 11E trường THPT Nga Sơn)
Người khác đánh giá ta bằng thước đo lao động, bằng hoạt động thực tiễn
và thành quả thực tiễn. Ta cũng vậy, ta nhìn lại chính bản thân rằng ta đã làm
được gì cho cuộc đời, cuộc sống để tự đánh giá về mình. Gớt- đại thi hào người
Đức- viết: “ Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình? Đó
không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn”. Đúng vậy! Thực tiễn là
thước đo chân lí; kết quả thực tiễn của bản thân là căn cứ để mỗi người tự nhận
thức và hoàn thiện mình.
Đề bài 3 (đối tượng học sinh trung bình)
Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về bài thơ “ Cảnh ngày hè” của tác giả
Nguyễn Trãi.
(Bài làm của học sinh Mai Thị Phương Nghiêm- lớp 10H trường THPT Nga
Sơn)
Nhắc đến Nguyễn Trãi, người ta nhớ ngay đến hình ảnh của một nhà quân
sự, chính trị tài ba, người viết nên “ Bình ngô Đại cáo” như một lời tuyên ngôn
độc lập, hào sảng khai sinh ra đất nước, một vị lãnh đạo có tấm lòng yêu nước,
thương dân cao cả. Đọc “Cảnh ngày hè”, thưởng lãm bức tranh thiên nhiên sống
động, ta càng thêm thấm thía nỗi lòng của người, nhàn cư mà chẳng nhàn tâm.
Đề bài 4 ( đối tượng học sinh yếu)
Kể lại đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” ( trích Ô-đi-xê- sử thi Hi Lạp) theo nhân
vật Pê-nê-lốp.
( Bài làm của học sinh Đào Thị Thanh- lớp 10I trường THPT Nga Sơn)
14


Nếu như chiến tranh mang đến cơ hội cho những người đàn ông thể hiện
bản lãnh của mình thì lại khiến phụ nữ chúng tôi phải xa lìa chồng con. Hơn hai
mươi năm đã trôi qua,tôi vẫn chờ đợi chàng trở về. Mặc kệ bố mẹ cứ bắt tôi phải
tái hôn! Bởi vì tôi tin rằng chàng sẽ trở về. Dù mọi người có nói thế nào đi nữa,
thì tôi vẫn tin vào điều ấy!

III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Đề tài này đã được ứng dụng hiệu quả trong thực tế dạy và học của giáo
viên và học sinh nhà trường. Song song với đó là những bài học kinh nghiệm đã
được rút ra.
Làm việc gì cũng cần có hiểu biết cặn kẽ và phương pháp khoa học. Hiểu
biết và phương pháp sẽ chỉ có ý nghĩa khi dược vận dụng trong quá trình thực
hành theo nguyên tắc “học đi đôi với hành”; khi thực hành nhiều sẽ chuyển
thành kĩ năng; khi có kĩ năng việc viết bài sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng.
Chúng ta không có tham vọng mọi học sinh đều sẽ đạt điểm cao ở tất cả
các phần trong bài và các môn thi. Đó là điều phi lí, phi khoa học. Nhưng qua
việc học, ôn thi, luyện đề, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận ra những bài học bổ
ích trong học tập và cuộc sống như: chúng ta luôn phải đấu tranh nỗ lực để vượt
qua chính mình, chiến thắng và khẳng định bản thân; cần có kĩ năng để thích
nghi với sự thay đổi, khác biệt; biết cách chấp nhận.
Dạy và học luôn là quá trình chia sẻ với rất nhiều mối quan hệ: giáo viên
với giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh. Khi có sự chia sẻ,
chúng ta sẽ có sức mạnh chung, niềm vui chung; biến quá trình giáo dục thành
tự giáo dục.
2. Kiến nghị
Mỗi SKKN luôn là kinh nghiệm, là tư duy, là thực tiễn sống động, là bài học quý
mà mỗi người dạy học đã tìm ra, rút ra, “trải nghiệm” sâu sắc với mục đích góp
phần làm cho quá trình dạy và học trở nên thú vị, nhẹ nhàng, khoa học hơn. Do
vậy cần phổ biến rộng rãi hơn những sáng kiến, những sản phẩm trí tuệ 15


và tâm huyết này trong các đợt tập huấn bởi giáo dục chính là sự chia sẻ để biến
quá trình giáo dục thành tự giáo dục với ý thức tiếp thu, học hỏi một cách tự
giác, tự nguyện.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 23 tháng 5 năm 2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của
mình viết, không sao chép nội
dung
của người khác.

Nguyễn Thị Hồng


16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD và ĐT, SGK Ngữ văn 10 tập 1- 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015.
2. Bộ GD và ĐT, SGK Ngữ văn 11,12 tập 1- 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015.
3. Nguyễn Tấn Huy, Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Văn nghị luận xã
hội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2014.
4. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2001

17


PHỤ LỤC
Một số cụm từ viết tắt
* Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN
* Nghị luận xã hội: NLXH
* Nghị luận văn học: NLVH
* Trung học phổ thông quốc gia: THPTQG

* Trung học phổ thông: THPT



×