Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học, kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề cân bằng và chuyển động của vật rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.66 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY
HỌC, KIỂM TRA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH CHỦ ĐỀ: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA
VẬT RẮN”

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HIỀN
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Văn Hưu
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lý

Năm học: 2018 - 2019


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................2
2. Mục đích của đề tài.........................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................3
6. Kế hoạch nghiên cứu.......................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận ..................................................................................4
1.1. Khái niệm bài tập thực tiễn .....................................................4
1.2. Tác dụng của bài tập thực tiễn trong dạy học và kiểm tra đánh giá
của môn vật lý ............................................................................................ 4
1.3. Phân loại ..................................................................................4


2. Thực trạng của đề tài.......................................................................4
3.Giải quyết vấn đề.............................................................................5
3.1. Hệ thống bài tập thực tiễn để kiểm tra, đánh giá .....................5
3.2. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Mô men lực.
Ngẫu lực..........................................................................................11
3.3. Hệ thống câu hỏi/bài tập thực tiễn kiểm tra đánh giá ..............13
3.4. Thực nghiệm sư phạm và kết quả...........................................16
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................19
TÀI LIỆU THAM KHÁO ........................................................................ 21

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vật lý là môn khoa học gắn liền với thực tiễn. Vật lý có vai trò quan trọng
trong kĩ thuật và có nhiều ứng dụng trong đời sống của con người. Nó giúp con
người hiểu biết về những bí ẩn của vũ trụ, giúp giải thích nhiều hiện tượng trong
tự nhiên. Trong quá trình dạy học vật lý giáo viên phải dùng hệ thống bài tập để
học sinh tiếp cận và vận dụng những kiến thức, định luật vào giải thích hiện
tượng trong đời sống. Bài tập vật lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình nhận thức của người học phát triển năng lực tư duy của người học, giúp
người học ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo… Bài
tập vật lý có nhiều dạng trong đó dạng bài tập mà giúp cho người học dễ dàng
nắm vững lý thuyết, định luật, định lý… và liên hệ với thực tế nhiều nhất đó là
bài tập thực tiễn. Vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng bài tập
thực tiễn trong dạy học, kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh
chủ đề “cân bằng và chuyển động của vật rắn”. Tôi hi vọng đây là tài liệu
tham khảo và với những kết quả bước đầu sẽ có nhiều giáo viên tích cực tham
gia vào việc biên soạn các chủ đề và phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

2. Mục đích của đề tài
- Đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành và các nhiệm vụ trọng tâm của
năm học mà nhà trường và tổ nhóm chuyên môn đề ra.
- Giới thiệu một số giáo án, tài liệu kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
năng lực của học sinh mà cá nhân tôi đã triển khai trong thời gian qua. Với một
số kết quả đã đạt được của đề tài, tôi hi vọng đây cũng là nguồn cổ vũ đồng
nghiệp cùng chung tay nghiên cứu, biên soạn nhiều giáo án đạt kết quả cao hơn.
- Giúp giáo viên sử dụng xây dựng lập luận để giải các dạng bài tập một
cách hợp lý, khoa học hơn trong quá trình dạy học.
- Từ bài tập thực tiễn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết
để giải thích các hiện tượng vật lý thường gặp trong tự nhiên phát triển năng lực
tư duy, sáng tạo… cho học sinh.
- Chia sẻ đề tài này tôi mong được thêm nhiều ý kiến đóng góp quý báu của
đồng nghiệp giúp tôi tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình giảng dạy.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn vật lý,
phương pháp đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh.
- Nghiên cứu tổng quan tài liệu liên quan trong chương: “Cân bằng và
chuyển động của vật rắn”.
- Xây dựng giáo án theo đầy đủ các bước và hệ thống bài tập thực tiễn phát
huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học
tập bộ môn và phát triển năng lực chung và năng lực cần đạt được của bộ môn
vật lý.
- Lựa chọn những bài tập có tính thực tiễn, phù hợp với nội dung và đối
tượng dạy học.

- Thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Lấy ý kiến đóng góp, trao đổi, chia sẻ của đồng nghiệp.
- Thực nghiệm sư phạm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các học sinh lớp 10 được phân công giảng dạy (10A5,10A6) tại trường
Trung học phổ thông Lê Văn Hưu -Huyện Thiệu Hóa -Tỉnh Thanh Hóa
- Chương trình vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản.
6. Kế hoạch nghiên cứu
- Kế hoạch thực hiện của đề tài: Đề tài được thử nghiệm, tổng kết, rút kinh
nghiệm từ học kỳ I năm học 2018-2019của tổ nhóm chuyên môn khi thực hiện
tại các lớp 10 trường THPT Lê Văn Hưu-Huyện Thiệu Hóa-Tỉnh Thanh Hóa Đề tài được tự tổng kết, rút kinh nghiệm vào tháng 4

3


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm bài tập thực tiễn
Bài tập thực tiễn là loại bài tập được đưa ra với nhiều hình thức khác nhau:
“Câu hỏi thực hành, câu hỏi để lĩnh hội, bài tập logic, bài tập miệng, câu hỏi
định tính, câu hỏi kiểm tra…”. Đặc điểm của bài tập thực tiễn là nhấn mạnh về
mặt bản chất của các hiện tượng đang khảo sát, hiện tượng quen thuộc tồn tại
xung quanh con người.
1.2. Tác dụng của bài tập thực tiễn trong dạy học và kiểm tra đánh giá của
môn vật lý
Thông qua bài tập thực tiễn giúp cho học sinh rèn luyện khả năng tư duy
logic, tiếp cận thực tiễn, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tạo điều kiện cho học sinh

đào sâu và củng cố các kiến thức, phân tích hiện tượng, làm phát triển khả năng
phán đoán, mơ ước sáng tạo, kỹ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết để
giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống, trong kĩ thuật, mở rộng
tầm mắt kĩ thuật của học sinh.
Bài tập thực tiễn rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức của học sinh
vào thực tiễn .
1.3. Phân loại
a. Bài tập thực tiễn định tính
Bài tập thực tiễn định tính là những bài tập mà khi giải, học sinh không cần
thực hiện các phép tính phức tạp hay chỉ sử dụng vài phép tính đơn giản có thể
nhẩm được. Để giải được bài tập định tính học sinh phải thực hiện những phép
suy luận logic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật lý và
nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể.
b. Bài tập thực tiễn định lượng
Bài tập thực tiễn định lượng là những bài tập muốn giải được yêu cầu học
sinh phải thực hiện một loạt các phép tính để tìm quy luật mối liên hệ giữa các
đại lượng vật lý.
2. Thực trạng của đề tài
Bài tập thực tiễn vẫn không được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học
vật lý ở phổ thông. Đa số các giáo viên dạy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ
những lý thuyết, công thức cơ bản áp dụng vào tính toán, giải bài tập giúp học
sinh trong quá trình thi cử. Hầu hết các giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng
4


mức thường xuyên tới việc làm rõ mối liên hệ giữa vật lý học với thực tiễn cuộc
sống . Hoặc nếu có liên hệ với thực tiễn thì chỉ đơn giản ở các phương pháp dạy
học diễn giải thuyết trình truyền thống, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc
các em học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống lao động, sản xuất,
phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện.

Vấn đề dạy học trong các nhà trường hiện nay cần phải có sự đổi mới theo
hướng, gắn lý thuyết sách vở với thực tiễn đời sống, hướng cho học sinh biết
quan tâm đến xã hội, để các em có những đồng cảm, chia sẻ và bày tỏ cảm xúc
của mình. Việc học sinh tiếp thu tốt các kiến thức trong nhà trường thôi cũng
chưa đủ mà phải giúp các em cập nhật thường xuyên những vấn đề, sự việc, hiện
tượng đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay. Giáo viên phải là người trung tâm
trong việc cung cấp thông tin và định hướng thông tin khi đứng trên bục giảng
để học sinh nắm bắt chuyển hóa những thông tin trong xã hội thành nhận thức,
tình cảm và hành động của mình.
Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên ngoài việc bồi dưỡng nâng
cao năng lực soạn giảng, kỹ năng đứng lớp, cần phải thường xuyên nghe đài,
xem tivi, đọc sách báo gần gũi với đời sống của nhân dân để am hiểu, nắm bắt
tình hình mới tích lũy được vốn kiến thức và một số hiện tượng, sự kiện ngoài
sách vở.
Với thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học, kiểm tra theo hướng phát
triển năng lực học sinh chủ đề “cân bằng và chuyển động của vật rắn”
3. Giải quyết vấn đề
3.1. Hệ thống bài tập thực tiễn để kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực được sử dụng trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá
của chuyên đề “Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực và ba lực
không song song. Các dạng cân bằng”.
3.1.1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Hình ảnh bên chụp một chiếc đèn treo nằm
yên trên một sợi dây, trong trường hợp nào dưới
đây. Chọn đáp án đúng cho ý a), b) a) Các lực tác
dụng vào đèn:
A. Trọng lực do trái đất và lực căng của dây treo.
B. Lực đẩy do tường và trọng lực của trái đất.
5



C. Lực căng của dây treo và lực ma sát do mặt
đất. D. Lực đẩy của tường và lực căng của dây
treo. b) Hai lực tác dụng vào đèn là hai lực:
A. được đặt vào cùng cái đèn, cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
B. cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
C. đặt vào cùng cái đèn, ngược chiều và có cùng độ lớn.
D. được đặt vào cùng cái đèn, cùng giá, cùng chiều và có cùng độ lớn.
Câu 2. Quả bóng được treo trên tường nhờ sợi dây như hình
bên chịu tác dụng của những lực nào? Bỏ qua ma sát. Nêu
đặc điểm của hệ các lực đó khi quả bóng cân bằng? Nêu
cách tổng hợp các lực đó.
Hướng dẫn: Quả bóng chịu tác dụng của ba lực: Trọng lực
trọng lực

do Trái đất hút vật và phản lực

do tường tác

dụng lên vật, lực căng của dây treo. Ba lực này có điểm đặt khác nhau nhưng
có giá đồng quy. Để tổng hợp 3 lực tác dụng lên quả bóng, ta trượt chúng đến
điểm đồng quy O rối áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
- Đặc điểm của hệ 3 lực :
+ Ba lực có giá đồng phẳng và đồng quy.
+ Hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ 3.
Câu 3: Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng
của viên bi khi đó là:
A. cân bằng không bền.
B. lúc đầu cân bằng bền, sau đó là cân bằng phiếm định

C. cân bằng phiếm định.
D. cân bằng bền.
Câu 4: Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang
đứng trên dây là :
A. Cân bằng bền.
B. Cân bằng không bền.
C. Cân bằng phiến định.
D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.

6


Câu 5: Chọn đáp án đúng. Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe
dễ bị lật vì:
A. Vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế.
B. Giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế.
C. Mặt chân đế của xe quá nhỏ.
D. Xe chở quá nặng.
3.1.2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai khi nói: Vị trí trọng tâm của
một vật:
A. phải là một điểm của vật.
B. có thể trùng với tâm đối xứng của vật.
C. có thể ở trên trục đối xứng của vật.
D. phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.
Câu 2: Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.
A. Mặt bàn học. B. Cái tivi. C. Chiếc nhẫn trơn. D. Viên gạch. Câu 3: Để tăng
mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần
cẩu người ta chế tạo:
A. Xe có khối lượng lớn.

C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp
B. Xe có mặt chân đế rộng.
D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.
Câu 4: Tại sao không lật đổ được con lật đật? A.
Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.

B. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.
C. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cần bằng phiếm định.
D. Ví nó có dạng hình tròn.
Câu 5: Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?
A. Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp.
B. Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bị ngã
C. Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây
nên người không bị ngã.
D. Để tăng mômen trọng lực của hệ (người và gậy) nên dễ điều chỉnh khi người
mất thăng bằng.
3.1.3. Mức độ vận dụng
Câu 1: Cho một chiếc gậy dài, hãy tìm trọng tâm của
gậy mà không dùng bất kì một dụng cụ nào khác?
7


Hướng dẫn: Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên thước. Trọng tâm
của thước đặt nằm trên thước, từ đó có các cách sau:
Cách 1: Đặt cái gậy thăng bằng trên cạnh của bàn tay. Trọng tâm của vật là điểm
tựa của thước lên cạnh bàn tay.
Cách 2: Ta đặt chiếc gậy nằm ngang trên hai cạnh bàn tay đặt thẳng đứng rồi
cho hai bàn tay tiến lại gần nhau, hai bàn tay bao giờ cũng chạm đúng ở trọng
tâm của gậy và chiếc gậy sẽ không rơi bất kể vận tốc hai bàn tay tiến lại gần
nhau bằng bao nhiêu.

Câu 2: Một hộp sữa nằm trên mặt phẳng nghiêng, tìm hợp lực tác dụng lên hộp
sữa ở trạng thái cân bằng?
Hướng dẫn: Hộp sữa trên mặt phẳng
nghiêng chịu tác dụng bởi : Trọng lực
Trái đất lên hộp sữa, phản lực

của

của mặt

phẳng nghiêng lên hộp sữa, lực ma sát giữa
mặt phẳng nghiêng và hộp sữa

. Vì hộp

ms

sữa cân bằng nên hợp lực tác dụng lên hộp sữa
Câu 3: Trong xây dựng người ta dùng dây dọi
để làm gì? Tại sao phải làm như vậy?

+

+

ms

=

Hướng dẫn: Người ta dùng dây dọi để xác

định phương thẳng đứng giúp cho việc xây
dựng được chính xác. Làm như vậy vì khi treo
cho quả dọi đứng yên, lực căng của dây và
trọng lực của quả dọi cân bằng nhau, phương
của dây treo là phương thẳng đứng.
Câu 4: Các chồng sách được được đặt trên kệ
đỡ hình chữ V? Hãy xác định các lực tác dụng
lên mỗi chồng sách? Bỏ qua ma sát?
Hướng dẫn: Mỗi chồng sách chịu tác dụng
của 3 lực: Trọng lực do Trái đất tác dụng lên chồng sách và phản lực của hai mặt
phẳng đỡ.
Câu 5: Trong trò chơi kéo co, tại sao nên
đứng dang rộng chân ra, cúi người xuống
thấp?
8


Hướng dẫn: Khi đứng rang rộng chân ra, ta đã làm cho diện tích mặt chân đế
của người tăng lên. Khi cúi người xuống thấp, ta đã làm cho trọng tâm được hạ
thấp. Cả hai điều đó đã làm tăng mức vững vàng của người, do vậy đội bên kia
khó làm cho đội mình ngã.
Câu 6: Những người công nhân khi vác những bao hàng nặng thường chúi
người về phía trước một chút? Hãy giải thích vì sao?
Hướng dẫn: Người công nhân đang vác nặng có một lực đáng kể tác dụng lên
vai. Khi đó khối tâm ở vị trí cao( cân bằng không bền, dễ ngã) và hơi lệch về
phía sau so với mặt chân đế nên bao hàng dễ rơi ra. Để tăng mức vững vàng,
người này phải hạ thập trọng tâm. Bao hàng có khối tâm tương đói cao. Vì vậy
họ thường chúi người vê phía trước để hạ thấp trọng tâm và đưa trọng tâm của
bao hàng rơi vào mặt chân đế.
Câu 7: Đang ngối ghế muốn đứng lên ta phải nghiêng người về phía trước, hãy

giải thích tại sao?
Hướng dẫn: Ngồi thật thẳng lưng và không kéo lui chân phía dưới gầm ghế ta
không thể đứng lên mà cứ để yên chân như thế nếu không nghiêng người về
phía trước. Trọng tâm của phần thân trên một người đang ngồi thì ở bên trong cơ
thể. Kẻ đường dây dọi từ điểm ấy xuống dưới thì nó sẽ đi qua mặt ghế xuống
dưới phía sau bàn chân. Mà người muốn đứng dậy được thì đường thẳng đứng
đó lại phải qua giữa hai chân. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là
giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế. Vậy muốn đứng lên được ta phải
khom lưng về đằng trước để chuyển trọng tâm đi cho thích hợp hoặc kéo chân
về phía sau để đưa chân đến phía dưới trọng tâm. Nếu không dùng một trong hai
cách trên, việc đi lại sẽ gặp khó khăn.
Câu 8: Quan sát các võ sĩ thi đấu thấy họ thường đứng ở tư thế hơi khụy gối
xuống một chút và hai chân dang rộng hơn so với mức bình thường. Tư thế này
có tác dụng gì?
Hướng dẫn: Tư thế này giúp cho võ sĩ đứng vững vàng hơn rất nhiều và khó đổ
ngã. Vì tư thế hai chân dang rộng sẽ có mặt chân đế lớn và đầu gối hơi khụy để
trọng tâm hạ thấp hơn nên mức vững vàng của tư thế sẽ nâng cao rất nhiều.
3.1.4. Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Một chiếc thang PQ đặt dựa vào tường và
đang có khuynh hướng bị trượt ra. Do nền và
9


tường đều có ma sát nên thang vẫn đứng cân bằng. Biết trọng lượng của thang là
, Các lực do tường và nền tác dụng lên thang lần lượt là
diễn
đúng
hướng
của
các


, . Hình nào biểu
lực
đó?

A. Đồ thị hình A B. Đồ thị hình B C. Đồ thị hình C D. Đồ thị hình D
Câu 2: Một ngọn đèn khối lượng m=1kg được treo dưới trần
nhà bằng một sợi dây. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất



8N. a) Có thể treo ngọn đèn này vào một đầu dây được
không?
b) Người ta đã treo đèn này bằng cách luồn sợi dây qua một
cái móc trên trần nhà và hai đầu dây được gắn chặt vào đèn.
Hai nửa sợi dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 600. Hỏi
lực căng của mỗi nửa sợi dây là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
a) Nếu treo đèn vào một đầu dây thì để đèn cân bằng ta phải có lực căng của dây
phải bằng với trọng lực tác dụng lên đèn.
Khi đó: P=mg= 1x9,8=9,8 N
P> lực căng lớn nhất của dây. Do đó không thể treo vào một đầu dây.
b) Khi hệ cân bằng ta có: + 1+ 2=
( Ba lực

,

,

1


2

đồng quy); T1=T2=T

=> T= (Cos300). P/2. = 4,24N

10


3.2. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Mô men lực. Ngẫu lực.
Thiết kế dạy học chuyên đề: “Cân bằng của một vật có trục quay cố định.
Momen lực. Ngẫu lực” sử dụng bài tập thực tiễn.
Câu 1: Momen lực đối với một trục quay là gì? Biểu thức? Cánh tay đòn của
lực là gì? Đơn vị của momen lực?
Câu 2: Khi nào thì lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định không làm
cho vật quay? Chỉ ra các trường hợp sau, trường hợp nào không có tác dụng làm
quay cánh cửa, trường hợp nào có tác dụng làm quay cánh cửa?

Câu 3: Khoảng cách từ trục quay tới giá của lực và khoảng cách từ điểm đặt của
lực tới trục quay có phải là một không? Vẽ hình minh họa?
Câu 4: Trong hình bên, chú bé yếu hơn bố nhưng tại sao vẫn giữ được cánh cửa
không đóng lại?

Câu 5: Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là gì?
Câu 6: Tại sao dùng quốc chim ta có thể bẩy được tảng đá lớn hơn một cách dễ
dàng?

11



Câu 7: Ngẫu lực là gì? Ngẫu lực có tác dụng gì đối với một vật rắn? Nêu ví dụ
về ngẫu lực và tác dụng của nó?
Câu 8: Momen ngẫu lực được tính bằng công thức nào? Momen của ngẫu lực
có đặc điểm gì?
Câu 9: Trên một vòi nước, người ta tác dụng một
ngẫu lực có độ lớn F1=F2=F=15N. Cánh tay đòn của
ngẫu lực là d=10cm. Tính momen của ngẫu lực?

Câu 10: Tại sao khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô... người ta phải cho
trục quay đi qua trọng tâm?

.
b. Nghiên cứu hoạt động của một số dụng cụ trong thực tế (vòi nước hoặc
tuốc nơ vít hoặc cờ lê vặn đinh ốc, vô lăng ô tô...)
Dùng tay vặn vòi nước hay dùng tuốc nơ vít để vặn đinh ốc, nhận xét đặc
điểm của hệ lực mà tay ta đã tác dụng vào vòi nước hoặc tuốc nơ vít, vô lăng ô
tô.

12


+ Tay ta tác dụng vào tuốc nơ vít, vô lăng, vòi nước mấy lực? Nhận xét về
phương, chiều của các lực này?
+ Hệ lực này có tác dụng như nào đối với chuyển động của vòi nước, vô
lăng, tuốc nơ vít?
3.3. Hệ thống câu hỏi/bài tập thực tiễn kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực được sử dụng trong quá trình dạy học và kiểm tra, đánh
giá chuyển đề“ Cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. Momen lực. Ngẫu
lực”.

3.3.1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Chọn đáp án đúng.
Mô men của lực do tay người tác dụng lên cán một chiếc búa đối với một trục quay qua điểm tựa của
búa với mặt đất có tác dụng :

A. kéo búa dài ra.
C. làm búa bị uốn .

B. làm búa quay quanh trục .
D. làm búa bị nén

Câu 2: Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống.
“Muốn cho một chiếc cân có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì
tổng ... có xu hướng làm cán cân quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng
các ... có xu hướng làm cán cân quay ngược chiều kim đồng hồ.
A. mômen lực.
B. hợp lực.
C. trọng lực.
D. phản lực.
3.3.2. Mức độ thông hiểu.
Câu 1: Trong các dụng cụ nào sau đây, khi sử dụng người ta không có ứng dụng
momen của lực:
A. Cánh cửa có bản lề. B. Xà beng. C. Cuốc chim. D. Cánh quạt máy bay
Câu 2: Một xương trần thạch cao,
một đầu gắn vào tường nhờ một bản
lề, một đầu treo vào một thanh treo.
Xét momen lực đối với bản lề. Hãy
chọn câu đúng:
13



A. Momen của lực căng lớn hơn momen của trọng lực.
B. Momen của lực căng nhỏ hơn momen của trọng lực.
C. Momen của lực căng bằng momen của trọng lực.
D. Lực căng của dây bằng trọng lượng của thanh.
Hướng dẫn: Thanh cân bằng dưới tác dụng của momen lực căng

và trọng lực

. Vậy momen của lực căng bằng momen của trọng
lực.
Câu 3: Một chiếc cân đòn làm bằng kim loại đang
nằm ở trạng thái cân bằng. Nếu nung nóng một bên
đòn cân, trạng thái cân bằng đó có bị phá vỡ không?
Hướng dẫn: Có. Trạng thái cân bằng bị phá vỡ vì
cánh tay đòn bị nở ra và dài hơn khi nung nóng.
Câu 4: Khi hai bố con cùng đẩy cánh cửa như hình
vẽ, chú bé yếu hơn bố nhưng tại sao vẫn giữ được
cánh của không đóng lại?
Hướng dẫn: Lực
nhỏ hơn lực

2

1

do chú bé tác dụng lên cánh cửa

do bố chú tác dụng lên cánh cửa,


nhưng cánh tay đòn d1 của lực

1

lại lớn hơn cánh tay đòn d2 của lực

;

2

momen của lực 1 bằng momen của lực 2, do đó cánh cửa vẫn đứng yên không
bị đóng lại.
3.3.3. Mức độ vận dụng:
Câu 1:
Vận dụng quy tắc momen lực vào các trường hợp sau:
a) Một người dùng xà beng để bẩy một hòn đá.

b) Một người cầm càng xe cút kít nâng lên
14


c) Một người cầm hòn gạch trên tay.

Câu 2: Dùng những hiểu biết của em đưa ra những điều chú ý để một người
dùng xe cút cít để chở vật liệu trong xây dựng cần chú ý để dùng loại xe này dễ
dàng và đỡ tốn sức hơn.
Hướng dẫn: Xe cút cít coi là vật rắn có trục quay nằm ở bánh trước xe. Vật liệu
xếp về phía đầu xe để khoảng cách từ giá của trọng lực ( tác dụng lên phần vật
liệu đầu xe) giảm, mô men trọng lực giảm. Để xe ở trạng thái cân bằng, mômen
trọng lực của phần đầu xe cân bằng với mômen của lực do tay tác dụng nâng cán

xe lên. Cần đặt tay ở phía đầu cán xe để tăng chiều dài cánh tay đòn của lực do
tay nâng cán xe, khi đó lực do tay tác dụng vào cán xe giảm, đỡ tốn sức cho
người lao động.
Câu 3 : Một người dùng búa để nhổ một chiếc
đinh, khi người ấy tác dụng một lực 100N lên đầu
búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Hãy tính lực cản
của gỗ tác dụng vào đinh.

Câu 4: Giải thích nguyên tắc hoạt động của chiếc cân?( hình sau)
1
5


Câu 5: Khi gập khuỷu tay ta có thể nâng được một vật nặng hơn so với trường
hợp duỗi thẳng tay theo phương ngang. Tại sao?
Hướng dẫn: Khi gập khuỷu tay, cánh tay đòn được thu ngắn lại nên có thể giữ
được với lực lớn hơn.
3.4. Thực nghiệm sư phạm và kết quả
3.4.1. Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành qua quá trình giảng dạy bộ môn vật
lý khối lớp 10 khi học các nội dung kiến thức trên lớp buổi sáng chính khóa theo
thời khóa biểu và một số buổi học thử nghiệm theo chủ đề buổi chiều và bài
kiểm tra thường xuyên trên các học sinh khối 10 mà tôi trực tiếp giảng dạy tại
trường THPT Lê Văn Hưu-Huyện Thiệu Hóa-Tỉnh Thanh Hóa
Năm học 2018-2019. Đối tượng học sinh lớp 10 mà tôi được phân công
giảng dạy có trình độ, kết quả thu được rất khả quan.
3.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
a. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
Sau các chuyên đề, học sinh có nền kiến thức chung về cân bằng của vật
rắn chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song, các dạng cân bằng của

vật rắn, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, momen lực, ngẫu
lực.
Đối với học sinh có lực học và khả năng phân tích tổng hợp tốt như lớp 10 A5 tôi sử dụng bài
tập thực tiễn trong phương pháp dạy học dự án, và được đặt ra nhiệm vụ với các yêu cầu cao hơn lớp
còn lại.

Lớp

Nhiệm vụ chung của giáo viên

Nhiệm vụ chung
của học sinh

10A6

- Dạy trên lớp các tiết học về nội dung kiến thức
liên quan.
- Từ các câu hỏi thực tiễn, tổ chức cho học sinh
làm các thí nghiệm kiểm chứng, chứng minh tính
chất đã học.

- Các nhóm trao
đổi kết quả
học
tập dưới hình thức
trả lời câu hỏi của
giáo viên.
16



Lớp

Nhiệm vụ chung của giáo viên

Nhiệm vụ chung
của học sinh

- Luyện tập củng cố bài bằng các câu hỏi, bài tập
kết hợp với câu hỏi và bài tập thực tiễn cho phù
hợp theo hướng phát triển năng lực, tạo động lực
cho học sinh hứng thú cho việc tìm tòi các kiến
thức có liên quan sau giờ học.
- Tổ chức cho học sinh các nhóm thảo luận để
giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua các
phiếu học tập sau khi học sinh đã tự lực tìm hiểu
kiến thức trước khi đến lớp.
- Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm học
sinh để kịp thời giúp đỡ hoặc chấn chỉnh nội
dung cho phù hợp.

- Tìm tòi các kiến
thức thực tế có
liên quan đến kiến
thức đã học.
- Tìm tòi, vận
dụng các
kiến
thức đã học, giải
thích, giải quyết
các vấn đề trong

thực tiễn có liên
quan tới kiến thức
đã học.

10 A5 - Dạy trên lớp các tiết học về nội dung kiến thức
liên quan, yêu cầu học sinh tìm tòi các kiến thức
thực tế có liên quan đến kiến thức đã học, tự tìm
các hiện tượng vật lý liên quan và giải thích.
- Từ các câu hỏi thực tiễn, tổ chức cho học sinh
làm các thí nghiệm kiểm chứng, chứng minh tính
chất đã học.
- Luyện tập củng cố bài bằng các câu hỏi, bài tập
kết hợp với câu hỏi và bài tập thực tiễn cho phù
hợp theo hướng phát triển năng lực, tạo động lực
cho học sinh hứng thú cho việc tìm tòi các kiến
thức có liên quan sau giờ học.
- Tổ chức cho học sinh các nhóm thảo luận để
giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua các
phiếu học tập sau khi học sinh đã tự lực tìm hiểu
kiến thức trước khi đến lớp.

- Các nhóm trao
đổi kết quả học
tập dưới hình thức
trả lời câu hỏi của
giáo viên.
- Tìm tòi các kiến
thức thực tế có
liên quan đến kiến
thức đã học.

- Thuyết
trình,
trình bày vấn đề
thực tiễn liên quan
đến bài học.
- Tìm tòi, vận
dụng các
kiến
thức đã học, giải

- Tổ chức cho các nhóm thảo luận tự trình bày, thích, giải quyết
thuyết trình, giải thích các hiện tượng vật lý và các vấn đề trong
tính toán các bài tập trong phiếu học tập.
thực tiễn có liên
- Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm học quan tới kiến thức
17


Lớp

Nhiệm vụ chung của giáo viên

Nhiệm vụ chung
của học sinh

sinh để kịp thời giúp đỡ hoặc chấn chỉnh nội đã học.
dung cho phù hợp.
b. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
Với việc sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn kết hợp trong các phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, học sinh có cơ

sở và cái nhìn bao quát kiến thức của từng chuyên đề, học sinh tự tìm hiểu để
chiếm lính kiến thức của bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên nên trong quá
trình học, học sinh học tập tích cực hơn, mạnh dạn phát biểu ý kiến, xây dựng
kiến thức cũng như trình bày các ý kiến riêng của mình. Bên cạnh đó, những
khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình chuẩn bị được học sinh trao đổi
với các bạn trong nhóm cũng như giáo viên trong quá trình học tập.
Khi tiếp cận với hệ thống bài tập mang tính thực tiễn và các vấn đề thực
tiễn, học sinh đã biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng xảy ra
quanh mình. Khi giải quyết các vấn đề thực tiễn, học sinh được rèn luyện kỹ
năng tìm kiếm, thu thập cũng như xử lý thông tin. Đa số học sinh hứng thú với
môn học, tích cực tìm hiểu thông tin bài học và các kiến thức tích hợp liên quan.
+ Đối với học sinh có lực học tốt, các em có thể tự tóm tắt tổng hợp kiến
thức tìm kiếm những hiện tượng liên quan đến kiến thức và tự giải thích được
những hiện tượng đó, biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đó vào cuộc sống.
Giáo viên chỉ giảng giải lý thuyết học sinh sẽ nhàm chán.
+ Đối với học sinh có lực học trung bình thì cũng dựa vào nền tảng kiến
thức đã học hiểu được mối liên hệ giữa kiên thức đã học với thực tế, kết hợp với
sự hướng dẫn của giáo viên từ đó có động lực các em học tập, yêu thích môn
học.
+ Kết quả các bài kiểm tra thường xuyên của học sinh được đánh giá bằng
kết quả các dự án, tiểu luận mà học sinh đã tiến hành và các câu hỏi vấn đáp trực
tiếp cá nhân học sinh về các nội dung vận dụng kiến thức đã học vào các vấn đề
thực tiễn đã nêu trong từng câu hỏi bài tập theo hướng phát triển năng lực học
sinh trong từng chuyên đề.
+ Kết quả bài kiểm tra học kỳ được nâng cao. Cụ thể, khi so sánh kết quả
bài kiểm tra học kỳ I lớp 10 với bài kiểm tra định kỳ số 1 trong năm học 20182019 thì tỉ lệ điểm giỏi và xuất sắc tăng lên. Trong khi đó, tỉ lệ điểm trung bình
18


và dưới trung bình giảm đi đáng kể so với khi chỉ áp dụng dạy học lý thuyết

theo phương pháp truyền thống thông thường do học sinh được chủ động tiếp
nhận kiến thức và được vận dụng kiến thức vào các vấn đề thực tiễn gần gũi với
cuộc sống xung quanh nên các kiến thức được các em nhớ lâu và hiểu sâu hơn,
vận dụng thành thạo hơn.
+ Hạn chế của đề tài này là chưa xây dựng được hệ thống bài kiểm tra sử
dụng bài tập thực tiễn theo hướng phát triển năng lực học sinh do phân phối
chương trình các bài kiểm tra định kỳ không nằm trong chương này. Mặt khác,
phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới chỉ áp dụng thử nghiệm ở
một số chuyển đề và thực hiện đơn lẻ trong từng giáo viên mà chưa áp dụng
đồng bộ ở mức độ đại trà. Mặt hạn chế nữa là đề tài mới chỉ dừng lại ở một số
nội dung kiến thức trong chương theo chuyên đề, chưa đi suốt được toàn bộ
chương. Chính vì lẽ đó, các bài kiểm tra định kỳ mới chỉ được một số ít các câu
hỏi bài tập thực tiễn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Sau hơn một năm biên soạn, áp dụng vào giảng dạy hướng đổi mới theo
định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở một số chuyên đề và tiến hành
một số bài kiểm tra nghiên cứu đối tượng học sinh các lớp 10 tôi đã nhận được
rất nhều sự góp ý và hoàn thiện bước đầu việc xây dựng và biên soạn được các
nội dung dạy học và kiểm tra đánh giá của chủ đề phù hợp phần nào với tiêu chí
đổi mới đề ra.
Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên các lớp 10 mà tôi được phân công
giảng dạy tại trường THPT Lê Văn Hưu-Huyện Thiệu Hóa-Tỉnh Thanh Hóa

Kết quả thu được rất khả quan:
+ Đa số học sinh rất thích thú, tích cực với các giờ học. Các em tích cực,
tăng niềm đam mê ham thích tìm hiểu kiến thức thực tiễn, chủ động tiêp nhận
thêm nhưng điều lí thú xung quanh sau mỗi giờ học.
+ Kích thích sự tìm tòi ham mê khám phá từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng và
tìm hiểu nhiều hơn về mỗi bài học trước khi tới lớp.

+ Kết quả kiểm tra thường xuyên và học kỳ tăng lên rõ rệt khi có sự vận
dụng kiến thức liên môn giúp học sinh khắc sâu kiến thức của bài học.
+ Học sinh được phát triển thêm về nhiều kỹ năng bổ trợ như khả năng làm
việc hợp tác theo nhóm; các em được tập làm việc ở các vị trí khác nhau trong
nhóm; trưởng nhóm, thành viên của nhóm tùy theo sự phân công ở các chủ
19


đề học tập; khả năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng tìm kiếm, xử lý và sử
dụng thông tin khai thác được; kỹ năng sử dụng tin học, kỹ năng thực hành vật
lý….Dù đã rất nhiều cố gắng, làm việc với tinh thần hăng say , thời gian trình
bày có hạn nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhiều ý kiến còn
mang tính cá nhân, chưa nhận được nhiều góp ý xây dựng của đồng nghiệp và
chưa được áp dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng học sinh ở các trường khác
nhau.
Kính mong các thầy cô chia sẻ, góp ý để tôi tiếp tục xây dựng các chủ đề
tiếp theo ngày một hoàn thiện hơn. Hi vọng những bài tập mà tôi sưu tầm, xây
dựng và biên soạn có thể trở thành tài liệu tham khảo, giúp ích cho các đồng
nghiệp, phụ huynh học sinh và học sinh.
Thiệu Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan nội dung trong SKKN trên
là do tôi tự nghiên cứu và đánh máy, không
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ sao chép từ tài liệu khác. Tôi xin chịu trách
nhiệm trước lời cam đoan của mình.
Người viết

Nguyễn Thị Hiền

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa phổ thông hiện hành, vật lý 10 ban cơ bản.
[2] Dạy học gắn với thực tiễn | Bạn đọc| Báo Tin Tức. Vn
[3] Đặng Thị Minh Phúc. Một số ứng dụng của vật lý vào đời sống trong
chương trình THCS.
[4 ] Nguyên Quang Đông. Tuyển tập câu hỏi định tính vật lý.
[5] Các hiện tượng vật lý trong cuộc sống.
[6] Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực – VLOS.
[7] Các Website: vatly einstein/ vat - ly .../mot-sohien -tuong- vat-ly vatly einstein/ vat - ly .../120giai-thich-ve- hien -tuong-vat-ly
[8] Dương Quốc Anh, Nguyễn Mộng Hưng. Sách bổ trợ kiến thức. Chìa
khóa vàng. Vật lý. Nhà xuất bản ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI-1997
[ 9] Bộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh môn
vật lý cấp trung học phổ thông. Vụ giáo dục trung học. Chương trình phát
triển giáo dục trung học.
[10]Nguyễn Văn Thuận- Phùng Thanh Huyền- Vũ Thị Thanh Mai- Phạm
Thị Ngọc Thắng. Hỏi đáp vật lý 10. Nhà xuất bản giáo dục.
[11] Lương Duyên Bình- Nguyễn Xuân Chi- Tô Giang- Vũ Quang- Bùi Gia
Thịnh. Bài tập vật lý 10. Nhà xuất bản giáo dục.
[12] Bùi Trọng Tuân- Lương Tất Đạt- Lê Chấn Hùng- Lê Trọng Tường. Tài
liệu chủ để tự chọn bám sát chương trình nâng cao vật lý 10. Nhà xuất bản
giáo dục.

21




×