Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.31 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Bài tập thực hành thí nghiệm trao đổi nước và ion
khoáng....
2.3.2 Bài tập thực hành thí nghiệm quang hợp....
2.3.3 Bài tập thực hành thí nghiệm hô hấp....
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
2
2
3
3
3
3


3
4
4
7
13
16
16
16
16
18

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI [7]
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, được ứng dụng rộng rãi trong
thực tế. Vì vậy dạy học sinh học không chỉ trang bị cho học sinh những kiến
thức cơ bản mà còn rèn luyện cho các em các kỹ năng làm thí nghiệm cũng như
phân tích, giải thích được các thí nghiệm đồng thời các em có thể vận dụng các
thí nghiệm đó vào thực tiễn. Thông qua các bài tập thí nghiệm học sinh vừa lĩnh
hội sâu sắc kiến thức vừa rèn luyện được các kĩ năng tư duy, có hứng thú, niềm
tin trong quá trình học tập, kích thích được tính tò mò khám phá của học sinh
trong quá trình học tập.
Trong những năm gần đây các câu hỏi bài tập thực hành thí nghiệm được
đưa nhiều vào đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia. Tuy nhiên thực tế day học
ở nhiều trường đặc biệt là các trường miền núi mới chỉ chú trọng đến việc truyền
thụ kiến thức cho học sinh mà chưa chú ý đến rèn luyện kĩ năng thực hành thí
nghiệm cho học sinh, các bài thực hành chỉ mang tính chất mô tả hoặc do giáo
viên biểu diễn là chính, học sinh chưa thực sự chủ động thực hành nên hiệu quả

còn thấp, các em chỉ giải thích các thí nghiệm dựa trên hướng dẫn của thầy cô,
hoặc từ lý thuyết đã học vì vậy không tạo được tính tò mò, sự ham muốn khám
phá ở các em.
Với suy nghĩ khi dạy học không chỉ dạy kiến thức cho các em mà còn dạy
cả phương pháp suy luận, khả năng vận dụng, khả năng kết nối các môn khoa
học và cả hướng tư duy khái quát hóa kiến thức để giải bài tập liên quan đến nội
dung lí thuyết mà các em được lĩnh hội. Là một GV trực tiếp giảng dạy HSG
trong một vài năm gần đây tôi nhận thấy rằng việc giải quyết các bài tập thực
hành thí nghiệm của học sinh là rất khó khăn, đặc biệt trong môn Sinh Học 11.
Đây là một vấn đề rất mới mẻ đối với cả giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy
ôn thi học sinh giỏi và đối với cả học sinh.
Những lý do đó đã thôi thúc tôi quan tâm trăn trở, đi sâu nghiên cứu đề tài
“Sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm phần chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở thực vật trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 11” để các em có biện
pháp rèn kỹ năng giải một số dạng bài tập trong môn sinh học 11 nhằm nâng cao
chất lượng học tập đặc biệt đối với đội tuyển học sinh giỏi, đồng thời cũng làm
tài liệu để các thầy cô tham khảo thêm.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa các bài thực hành thí nghiệm phần chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở thực vật trong sinh học 11.
- Giới thiệu một số bài tập thực hành thí nghiệm thường gặp trong các đề
thi học sinh giỏi các cấp.
- Từ hệ thống kiến thức đó học sinh sẽ vận dụng vào để giải thích một số
hiện tượng thực tiễn cũng như biết cách giải các bài tập liên quan qua đó nâng
hiệu quả học tập, giúp các em hứng thú hơn với môn sinh học.
- Cung cấp tài liệu một cách có hệ thống để giáo viên sử dụng trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2



Các bài tập thực hành thí nghiệm phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
thực vật bao gồm:
- Thí nghiệm trao đổi nước, trao đổi ion khoáng.
- Thí nghiệm quang hợp.
- Thí nghiệm hô hấp ở thực vật.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu sách giáo khoa
sinh học 11, sách bồi dưỡng học sinh giỏi 11, các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh,
quốc gia sinh học trên các wed side...
- Phương pháp thực nghiệm: Giảng dạy trực tiếp đội tuyển học sinh giỏi ở
lớp 11 B3.
- Phương pháp phân tích và đánh giá kết quả: Kiểm tra đánh giá kết quả
học sinh từng tháng, dựa trên kết quả kiểm tra phân tích, đánh giá kết quả.
- Phương pháp viết báo cáo khoa học.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN
- Trong SKKN “Vận dụng kiến thức phần chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở thực vật để giải quyết một số bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11”
lần trước tôi chỉ đề cập đến các bài tập số hóa các quá trình sinh lí thực vật.
- Để có thêm tài liệu tham khảo cũng như hệ thống câu hỏi bài tập chuyển
hóa vật chất và năng lượng ở thực vật trong đề tài này tôi đưa thêm phần bài tập
thực hành, thí nghiệm về các quá trình sinh lí thực vật để phát triển khả năng tư
duy lôgic, kĩ năng quan sát, mô tả và phán đoán ở học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỀ TÀI.
Theo chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỷ năng vận dụng vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hững thú học tập
cho học sinh”.[6]

Chất lượng học sinh giỏi cũng là một thước đo để đánh giá chất lượng
chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên. Và như vậy, việc bồi dưỡng học sinh
giỏi vừa là nhiệm vụ chuyên môn của mỗi giáo viên đồng thời vừa là thời gian
để mỗi giáo viên được tích lũy nghiệp vụ chuyên môn của mình. Trong quá trình
bồi dưỡng học sinh giỏi, phần kiến thức về bài tập trong môn sinh học 11 là một
lượng kiến thức không nhỏ và rất khó và mới mẻ đối với cả giáo viên và học
sinh, đặc biệt là các bài tập thực hành thí nghiệm. Trong những năm đầu mới ôn
đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học 11 bản thân tôi rất bỡ ngỡ khi gặp phải các
bài tập trong các đề thi học sinh giỏi ở các cấp, cũng như chưa hệ thống được hết
tất cả các dạng bài tập thực hành thí nghiệm mà học sinh hay gặp trong các đề
thi. Nhưng khi đã tìm hiểu và nghiên cứu kĩ tôi đã biết cách phân loại và cách
giải đối với từng loại dạng bài tập đó.Vì vậy tôi đã phải hướng dẫn cho học sinh
cụ thể từng bước cũng như làm các bài tập cụ thể để khắc sâu kiến thức đó.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay bản thân tôi nhận thấy khi ôn đội tuyển học sinh giỏi 11 các em
nắm rất vững toàn bộ nội dung lí thuyết trong chương trình Sinh Học 11, nhưng
3


khả năng để các em vận dụng vào giải quyết tất cả các dạng bài tập thực hành thí
nghiệm lại gặp nhiều khó khăn. Đối với các bài thực hành trong sách giáo khoa
các em có thể tự thực hiện cũng như giải thích được, tuy nhiên khi gặp các bài
toán đòi hỏi các em tự bố trí thí nghiệm để chứng minh một quá trình sinh lí nào
đó hay những bài tập thí nghiệm đòi hỏi học sinh dự đoán kết quả và giải thích
kết quả thì các em còn lúng túng hoặc chưa biết cách giải quyết.
Từ thực trạng đó, tôi mạnh dạn xây dựng cách hướng dẫn học sinh các
bước từ nhận dạng, cách giải các dạng bài tập thực hành thí nghiệm trong sinh
học 11 để từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi của trường. Do thời
gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu các dạng bài tập thực
hành thí nghiệm ở thực vật.

2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Khi tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi liên quan đến kiến thức phần này,
tôi đã hướng dẫn học sinh các nội dung theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu thí nghiệm, chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật cần cho
thí nghiệm.
Bước 2: Xác định các kiến thức có liên quan đến thí nghiệm.
Bước 3: Cách tiến hành thí nghiệm.
Bước 4: Thu hoạch: Học sinh có thể xác định kết quả thí nghiệm, giải
thích cách tiến hành, giải thích kết quả thí nghiệm...
Tuy nhiên tùy theo yêu cầu của bài toán mà học sinh có thể giải quyết một
hoặc một số bước trong các bước trên.
Sau đây tôi xin đưa ra một số bài tập thực hành thí nghiệm mà trong qúa
trình ôn học sinh giỏi phần sinh lí Thực vật:
2.3.1 Bài tập thực hành thí nghiệm trao đổi nước và ion
khoáng. A, Cơ sở lí thuyết [1],[2],[4]
- Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miêng lông hút.
Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế
thẩm thấu), nước di chuyển từ môi trường nhược trương trong đất vào tế bào
lông hút (nơi có dịch bào ưu trương).
- Nước được vận chuyển từ rễ lên thân đến lá theo dòng mạch gỗ nhờ 3
động lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa
các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
- Quá trình thoát hơi nước ở lá qua hai con đường:
+ Qua lỗ khí khổng: Nước chủ yếu thoát ra bằng con đường khí khổng và
được điều chỉnh qua sự đóng mở khí khổng.
+ Qua lớp cutin: Lượng nước thoát ra ít, không được điều chỉnh, lớp cu
tin càng dày lượng nước thoát ra càng ít.
- Rễ cây hấp thụ các ion khoang theo hai cơ chế: thụ động (cùng chiều
gadien nong độ) và chủ động (ngược chiều gadien nồng độ).
B, Một số bài tập thực hành thí nghiệm: [3], [4], [5]

Bài tập 1: Bố trí thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất rễ? Tại sao
áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp?
Hướng dẫn:
Bố trí thí nghiệm:
4


Thí nghiệm 1: cắt phần thân cây ở gần gốc, sau vài phút sẽ có giọt nhựa rỉ
ra. Do các giọt nhựa được đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân. (Rỉ
nhựa)
Thí nghiệm 2: Úp cây trong chuông thủy tinh kín sau một đêm sẽ thấy
hiện tượng ứ giọt ở các mép lá. Do không khí trong chuông thủy tinh đã bão hòa
hơi nước, nước được đẩy lên từ mạch gỗ ở rễ lên thân rồi lên lá, nước không bốc
hơi được nên ứ động lại trên mép lá tạo thành giọt.
Giải thích: Áp suất rễ thường gặp ở cây thân bụi vì:
- Áp suất rễ không lớn.
- Những cây này thấp, mọc gần mặt đất không khí dễ bị tình trạng bão hòa
hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nuớc từ rễ lên lá nên gây ra hiện
tượng ứ giọt.
Bài tập 2:
Cho thí nghiệm sau: dùng một cây nhỏ còn nguyên rễ, thân, lá cắm vào
một chai nước. Bịt kín miệng chai quanh gốc cây bằng bông không thấm nước,
đánh dấu mực nước trong chai, để vào chỗ râm mát, thoáng gió trong hai giờ.
a. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra? Giải thích cơ chế dẫn đến hiện tượng
đó?
b. Nếu ta để cây vào nơi có ánh sáng trong cùng thời gian thì kết quả như
thế nào?
c. Nếu ta ức chế khâu cuối cùng trong quá trình trên (cắt bỏ lá) sẽ gây hậu
quả gì cho cây?
Hướng dẫn:

a. hiện tượng xảy ra: mực nước trong chai giảm.
- Giải thích cơ chế dẫn đến hiện tượng đó: do 3 cơ chế chủ yếu là sự hút
nước ở rễ, sự vận chuyển nước trong thân và sự thoát hơi nước ở lá.
b. Nếu ta để cây vào nơi có ánh sáng trong cùng thời gian thì kết quả:
lượng nước giảm đi nhiều hơn do ngoài sáng sự thoát hơi nước diễn ra mạnh
hơn và hước được dùng để quang hợp.
c. Nếu ta ức chế khâu cuối cùng trong quá trình trên ( cắt bỏ lá) sẽ gây
hậu quả: Nước không thoát ra được qua lá gây nên hiện tượng rỉ nhựa.
Bài tập 3: Năm 1859, Garô (Gareau) đã thiết kế một dụng cụ đo được lượng hơi
nước thoát ra qua hai mặt lá. Sử dụng dụng cụ đó, ông đã đo được lượng hơi
nước thoát ra qua hai mặt lá như bảng dưới đây.
Bảng kết quả thí nghiệm của Garô:
Tên cây
Mặt lá
Số lượng khí khổng/ Thoát hơi nước (mg/
mm2
24 giờ)
Cây thược dược Mặt trên
22
500
(Dahliava
Mặt dưới
30
600
riabilis)
Cây đoạn
Mặt trên
0
200
(Tilia sp.)

Mặt dưới
60
490
Cây thường xuân Mặt trên
0
0
5


{Hedera helix)
Mặt dưới 80
180
a) Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định, sô lượng khí
khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây ?
b) Số liệu về số lượng khí khổng và cường độ thoát hơi nước ở mặt trên
của lá cây đoạn nói lên điều gì ? Hãy giải thích.
Hướng dẫn:
a) Số liệu về số lượng khí khổng/mm2 ở mặt trên và mặt dưới với cường
độ thoát hơi nước mg/24giờ của mỗi mặt lá : mặt dưới có nhiều khí khổng hơn
mặt trên và luôn có cường độ thoát hơi nước cao hơn mặt trên ở cả 3 loài cây.
b) Mặt trên của cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có thoát hơi
nước chứng tỏ rằng quá trình thoát hơi nước có thể xảy ra không qua con đường
khí khổng. Bởi vì, hơi nước có thể khuếch tán qua lớp biểu bì của lá khi nó chưa
bị lớp cutin dày che phủ gọi là thoát hơi nước qua cutin.
Bài tập 4
1, Nêu các bước tiến hành thí nghiệm đo cường độ thoát hơi nước bằng phương
pháp cân nhanh?
2, Môt manh la băp 10 cm2, cân sau khi căt đươc 1,5 g. Đê manh la nơi thoang
15 min rôi cân lai thây con 1,495 g. Nêu 1 cây băp trương thanh co tông diên
tich la trung binh la 6000 cm2 thi no thoat bao nhiêu g nươc môi ngay? (1 cm 2 =

100 dm2)
Hướng dẫn:
1, Các bước tiến hành thí nghiệm đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp
cân nhanh:
- Bước 1: Lấy 2 lá cây thuộc 2 loài khác nhau và cân ta được khối lượng P1 (g).
- Bước 2: Để lá thoát hơi nước trong 15 phút, cân lại được khối lượng P2 (g).
- Bước 3: Dùng kéo cắt tờ giấy thành hình vuông có diện tích 100cm2. và cân có
khối lượng A (g)
- Bước 4: Đặt lá cây lên và cắt tờ giấy và cắt vòng theo chu vi lá. Sau đó cân tờ
giấy ta được khối lượng B (g)
S=

Bx 1 2
A dm

- Bước 5: Tính cường độ thoát hơi nước:
I= ( P1−P2) x 60 g /dm 2 /h .
15 xS

P1: khối lượng lá lúc đầu.
P2: khối lượng lá lúc sau.
S: diên tích lá.
2, Đôi 10 cm2 = 0,1 dm2 va 6000 cm2 = 60 dm2
Lương nươc thoat ra trong 1h = (1,5 - 1,495) . 0,1 . 4 = 0,02 g/dm2/h
Trong 1 ngay đêm cây băp trung binh thoat môt lương nươc =0,02 . 60 . 24 =
288g
Bài tập 5: Trình bày thí nghiệm chứng minh nước và Ca2+ là thành phần của tế
bào thực vật.
Hướng dẫn:
6



* Xác định sự có mặt của nước:
- Sấy lá cây khối ---> lượng của lá giảm so với ban đầu
- Đun nhẹ ống nghiệm đựng các mảnh lá trên ngọn lửa đèn cồn --->trên thành
ống nghiệm có nước ngưng tụ.
- Cho lá cây vào ống nghiệm ---> đun nhẹ đun nhẹ, sau đó cho môt vài tinh thể
sunfat đồng không màu ---> CuSO4 chuyển sang màu xanh khi có nước.
* Xác định sự có mặt của Ca2+
- Dùng cối sứ giã nhỏ ít lá cây ---> thêm vào một ít nước ---> ép và lọc lấy dịch
chiết.
- Cho dịch ép vào ống nghiệm ---> cho thêm vào ống nghiệm 3-5 giọt thuốc thử
oxalat-amon
- Nếu thành phần dịch lọc có Ca2+ sẽ tạo thành kết tủa trắng là oxalat canxi
Bài tập 6: Thí nghiệm:lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ. nhúng bộ rễ đã rửa
sạch vào dung dịch xanh metilen. một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại
nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Hãy quan sát hiện tượng, giải thích?
Hướng dẫn:
- Hiện tượng: chúng ta sẽ thấy dung dịch CaCl2 từ không màu chuyển dần
sang màu xanh.
- Giải thích: do tế bào có tính thấm chọn lọc, xanhmetilen là chất độc đối
với tế bào, nên ko đc tế bào cho đi qua, chỉ bị hấp phụ ở bề mặt rễ hoặc vào sâu
hơn 1 chút qua con đường thành tế bào, gian bào nhưng bị chặn lại ở tế bào nội
bì.
Khi nhúng vào dung dịch CaCl 2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ thế chỗ của xanh
mêtilen, được tế bào hấp thụ, xanhmetilen bị đẩy ra khỏi rễ làm dung dịch
chuyển sang màu xanh của mêtilen.
=> Thi nghiêm: minh hoa vê cơ chê hut bam trao đôi đông thơi chưng minh tinh
thâm chon loc cua mang sinh chât.
2.3.2 Bài tập thực hành thí nghiệm quang

hợp. A, Cơ sở lí thuyết [1], [2],[4]
- Khái niệm quang hợp ở thực vật: Quang hợp là quá trình trong đó năng
lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbonhidrat và oxy từ khí
CO2 và H2O.
- Phương trình quang hợp: 6 CO2 + 12 H2O NLAS ,DL


C6H12O6 + 6

O2+ 6 H2O
- Sắc tố quang hợp: Bao gồm 2 nhóm chính:
+ Diệp lục (diệp lục a, diệp lục b) có vai trò hấp thụ năng lượng ánh sáng và
chuyển năng lượng ánh sáng đã được hấp thụ thành năng lượng ATP và
NADPH.
+ Sắc tố phụ (carotenoit, xanthophyll) hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền
cho diệp lục.
- Pha sáng của quang hợp: biến đổi năng lượng lượng lượng tử ánh sáng
thành năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất giàu năng lượng là ATP và
NADP
7


- Phương trình tổng quát pha sáng :
Hv , E
H2O+ADP+ 2NADP+ + Pv → ATP + 2 NADPH+ 1/2O2
- Pha tối của quang hợp: Là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được
hình thành trong pha sáng để tỏng hợp các chất hữu cơ. Pha tối được thực hiện
theo ba chu trình tương ứng với ba nhóm thực vật C 3, C4, CAM, các nhóm thực
vật được phân biệt bằng các tiêu chí sau:
Chỉ tiêu

C3
C4
CAM
Tế bào quang hợp Tế bào mô dậu
Tế bào mô dậu
Tế bào mô dậu
và tế bào bao bó
mạch
Điểm bù ánh sáng Thấp bằng 1/3 ánh Cao khó
xác Cao khó xác định
sáng toàn phần
định
Điểm bù CO 2
30 -70 ppm
0-10ppm
Thấp như C4
Thời gian cố định Chỉ có 1 giai đoạn Cả 2 giai đoạn Giai đoạn 1 vào
vào ban ngày
vào ban ngày.
ban đêm,
giai
đoạn 2 vào ban
ngày.
Nhu cầu nước
Cao
Thấp bằng ½ C3 Thấp
Hô hấp sáng

Không
không

Năng suất sinh
Trung bình
Cao gấp đôi C3 Thấp
học
B, Một số bài tập thực hành thí nghiệm quang hợp:[2],[4],[5]
Bài tập 1:
1. Trình bày thí nghiệm chứng minh ôxi giải phóng trong quang hợp có nguồn
gốc từ nước.
2. Trình bày thí nghiệm chứng minh quang hợp thải oxi.
Hướng dẫn:
1. Sử dụng đồng vị phóng xạ của ôxi (18O).
- TN1: Sử dụng H2O có 18O -> ôxi thải ra là 18O.
- TN2: Sử dụng CO2 có 18O -> ôxi thải ra không phải là 18O.
=>KL: Ôxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O.
2. Nguyên liệu: Cây rong đuôi chó, cốc thủy tinh, phễu thủy tinh, ống nghiệm.
- Tiến hành:
+ Lấy cốc thủy tinh đựng nước.
+ Cho một ít cành rong đuôi chó vào phễu (gốc ở miệng phễu), úp phễu vào cốc.
+ Lắp trên cuống phễu một ống nghiệm chứa đầy nước.
+ Đưa thí nghiệm ra ngoài ánh sáng.
- Kết quả:
Trên cành rong xuất hiện bọt khí, bọt khí nổi lên trong phễu, tập trung vào
ống nghiệm, đẩy nước trong ống nghiệm xuống dần.
Sau 3-4h, lấy ngón tay bịt kín miệng ống nghiệm, nhấc ra ngoài, dùng que diêm
còn tàn đỏ, hé ngón tay đưa que diêm vào ống nghiệm, que diêm bùng cháy.
- Kết luận: ngoài sáng cây xanh quang hợp thải oxi.
Bài tập 2:
8



Có một thí nghiệm được tiến hành như sau: cho 2 cành rong đuôi chó tươi
có kích thước tương tự nhau vào 2 ống nghiệm A, B đổ đầy nước đã đun sôi để
nguội. Trên mặt nước có phủ một lớp dầu thực vật cho thêm vào ống A một ít
NaCO3 , sau đó tiến hành quan sát 2 ống nghiệm dưới trời nắng một thời gian. a,
Mục đích của thí nghiệm trên.
b, Tại sao phải dùng nước đun sôi để nguội.
c, Tác dụng của lớp dầu thực vật.
d, Tại sao cho muối NaCO3 vào ống A mà không cho vào cả 2 ống?
e, Sẽ quan sát được hiện tượng gì?
f, Rút ra kết luận về thí nghiệm.
Hướng dẫn:
a, Mục đích của thí nghiệm trên chứng minh quang hợp cần CO2.
b, Vì nước đun sôi đã loại bỏ CO2.
c, Tác dụng của lớp dầu thực vật: Ngăn nước với không khí không cho CO2 từ
không khí đi vào nước.
d, Ở ống A chứa muối NaCO3 sẽ cho ra CO2, còn ống B không có CO2 làm đối
chứng.
e, Quá trình quang hợp sẽ diễn ra ở ống A và xuất hiện bọt khí O2, còn ống B
không xảy ra quang hợp vì không có CO2.
Phương trình phản ứng ở ống A: 6 CO2 + 12H2O

NLAS ,DL


C6H12O6 +

6O2 + 6H2O
f, Kết luận CO2 cần cho quá trình quang hợp.
Bài tập 3 : Khi chiếu ánh sáng mặt trời qua một lăng kính vào một sợi tảo dài
trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi nhận thấy

vi khuẩn tập trung nhiều ở 2 đầu, số lượng vi khuẩn tập trung ở 2 đầu sợi tảo
khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Hướng dẫn:
- Khi chiếu ánh sáng mặt trời qua một lăng kính, các tia sáng sẽ phân thành 7
màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các tia đơn sắc này sẽ rơi trên sợi
tảo theo thứ tự từ đỏ-> tím từ đầu này đến đầu kia. Như vậy một đầu sợi tảo
được chiếu tia đỏ và một đầu được chiếu tia tím. Đây là 2 vùng quang phổ được
diệp lục hấp thụ nhiều và QH xảy ra mạnh nhất -> thải nhiều ôxi nhất -> vi
khuẩn hiếu khí tập trung ở 2 đầu của sợi tảo.
- Số lượng vi khuẩn tập trung ở 2 đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt, cụ thể là đầu
sợi tảo được chiếu tia sáng đỏ, SL vi khuẩn nhiều hơn là do tia đỏ có hiệu quả
quang hợp cao hơn tia xanh tím. Cường độ quang hợp chỉ phụ thuộc vào số
lượng photon không phụ thuộc vào Q photon. Tia đỏ có mức Q thấp hơn ->cùng
một cường độ chiếu sáng thì số lượng photon của tia đỏ nhiều gấp đôi tia tím ->
Cường độ quang hợp cao hơn -> giải phóng nhiều ôxi hơn.
Bài tập 4: Thiết kế thí nghiệm chứng minh là cây chế tạo tinh bột ở ngoài sáng
Hướng
dẫn:
Thí
nghiệm:
Bước 1: Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày.
9


Bước 2: Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt.
Bước 3: Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt)
Bước 4: Ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để
tẩy hết chất diệp lục ở lá.
Bước 5: Rửa sạch lá trong cốc nước ấm. rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh
bột (dung dịch iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen (không thu nhận

ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh
sáng.
Bài tập 5: Một nhà sinh lý học TV đã làm một thí nghiệm (TN) như sau: Đặt 2
cây A và B vào một phòng trồng cây có chiếu sáng và có thể thay đổi nồng độ
O2 từ 21% đến 0%. KQ TN được ghi ở bảng sau:
Thí nghiệm
Cường độ quang hợp (mgCO2/dm2.giờ)
Cây A
Cây B
Trường hợp 1
20
40
Trường hợp 2
35
41
Hãy cho biết:
a) Mục đích của TN.
b) Nguyên lý của TN.
c) Mô tả điều kiện của TN.
d) Giải thích kết quả TN.
Hướng dẫn:
a) Mục đích của TN: Xác định cây C3 và cây C4.
b) Nguyên lý của TN: Cây C3 phân biệt với cây C4 ở một đặc điểm sinh
lý quan trọng là: Cây C3 có HHS còn C4không có quá trình này.
- Hô hấp sáng lại phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ O2 trong không khí.
Nồng độ O2 giảm -> Hô hấp sáng giảm rõ rệt và dẫn đến tăng cường độ quang
hợp.
c) Mô tả ĐK của TN:
Trường hợp 1: Nồng độ O2 là 21%, các yếu tố ngoại cảnh khác bình thường và
giống nhau ở 2 trường hợp.

Trường hợp 2: Nồng độ O2 là 0%, các yếu tố ngoại cảnh khác bình thường.
d) Giải thích KQTN:
+ Cây A: Ở 2 điều kiện TN cường độ QH khác nhau nhiều và đều thấp
hơn cây B. Ở ĐK nồng độ O2 khác nhau đã ảnh hưởng đến IQH. Tại nồng độ O2 =
0% đã làm HHS giảm đến tối thiểu ->IQH tăng cao.
+ Cây B: Ở 2 điều kiện TN cường độ QH khác nhau không đáng kể =>
Nồng độ O2 không ảnh hưởng đến IQH => Cây B không có HHS.
=> Cây A là cây C3, cây B là cây C4.
Bài tập 6: Thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp:
1. Nêu các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.
2. Vì sao phải chiết tách hỗn hợp bằng dung môi hữu cơ.
3. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp.
Hướng dẫn:
1. Cách tiến hành:
10


a. Chiết rút sắc tố:
- Lấy 2 - 3g lá tươi ,cắt nhỏ cho vào cối sứ ,nghiền nát với 1 ít Axetôn 8o% cho
thật nhuyễn ,thêm axetôn, khuấy đều , lọc qua phễu lọc vào bình chiết , ta được
1 hỗn hợp sắc tố màu xanh lục.
b. Tách các sắc tố thành phần:
- Lấy 1 lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều,
rồi để yên.
- Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân thành 2 lớp:
+ Lớp dưới có màu vàng.
+ Lớp trên có màu xanh lục.
2. Vì sao phải chiết tách hỗn hợp bằng dung môi hữu cơ.
Vì diệp lục và carotenoit là chất hữu cơ nên chỉ tan trong dung môi hữu cơ ( hay
dung môi không phân cực) nước là chất phân cực=> không tan

3. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp:
- Sắc tố quang hợp không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ.
- Mỗi sắc tố tan trong một dung môi nhất định.
+ Lớp dưới có màu vàng là màu của carotenôit hòa tan trong benzen.
+ Lớp trên có màu xanh lục là màu của diệp lục hòa tan trong axetôn.
Bài tập 7: Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau:
TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.
TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2.
TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao.
(mgCO2/dm2lá.giờ). Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.
Hướng dẫn:
Thí nghiệm 1: Dựa vào nguyên tắc điểm bù CO 2 của cây C3 luôn cao hơn
cây C4. Do đó, khi cả 2 cây cùng quang hợp liên tục thì nồng độ CO 2 trong bình
giảm nhanh, cây nào ngừng quang hợp trước là cây C3.
Thí nghiệm 2: Dựa vào nguyên tắc hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3. Hô
hấp sáng xảy ra trong điều kiện ánh sánh mạnh, nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2
cao. Do đó khi tăng nồng độ O2 cây nào có hô hấp sáng là cây C3.
Thí nghiệm 3 Dựa vào nguyên tắc về sự khác nhau rất lớn (thường gấp
đôi nhau) về cường độ quang hợp ở hai nhóm thực vật này, đặc biệt là trong điều
kiện nhiệt độ cao, ánh sáng cao.
Bài tập 8: Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp người ta làm
thí nghiệm sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy
và đậy kín, tiếp đó lồng một lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch
KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5h
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá (bằng thuốc thử iot)
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước hai ngày?

- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả nư thế
nào? Giải thích.
11


- Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp.
Hướng dẫn:
- Để làm tiêu hết lượng tinh bột trong lá.
- Kết quả và giải thích:
+ Lá trong bình A chuyển màu xanh đen do lá cây sử dụng CO 2 trong bình để
thực hiện quang hợp. Do dó khi thử tinh bột bằng iot đã xảy ra phản ứng màu
đặc trưng với thuốc thử.
+ Lá trong bình B không chuyển màu do khí CO2 trong bình bị KOH hấp thụ
tạo thành muối, nên lá trong bình không tiến hành quang hợp được.
- Nhận xét vai trò CO2: CO2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang
hợp, đó là nguyên liệu của quá trình quang hợp. CO 2 quyết định cường độ quang
hợp.
Bài tập 9: Người ta đã khẳng định ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh
sáng xanh tím. Hãy thiết kế các thí nghiệm chứng minh và giải thích cơ sở khoa
học của các thí nghiệm này.
Hướng dẫn:
- Thí nghiệm 1: Chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ và màu xanh tím vào các lá
cây rồi so sánh số lượng tinh bột hình thành bằng cách nhuộm màu với Iôt.
- Thí nghiệm 2: Chiếu ánh sáng qua lăng kính vào sợi tảo trong môi trường
có vi khuẩn hiếu khí. VK sẽ tập trung ở hai đầu sợi tảo nhưng tập trung nhiều
hơn ở đầu chiếu ánh sáng đỏ
Giải thích:
- Hiệu quả quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng phôtôn ánh sáng mà không
phụ thuộc vào năng lượng phôtôn, cứ 48 phôtôn → tổng hợp được 1 glucôzơ
- Trên cùng một mức năng lượng thì số phôtôn ánh sáng đỏ nhiều gấp đôi số

phôtôn ánh sáng xanh tím.
Bài tập 10
Trong một TN về TVC3, người ta thấy: Khi tắt AS hoặc giảm CO2 đến 0% thì
có một chất tăng, một chất giảm. Hãy cho biết: Tên 2 chất đó và giải thích.
Hướng dẫn:
Dựa vào chu trình Canvin:

- Khi tắt ánh sáng: Chất tăng APG, chất giảm RiDP
12


Giải thích: pha sáng không diễn ra ->không có ATP và NADPH -> pha khử và
pha tái sinh chất nhận không xảy ra, trong khi pha cố định CO2vẫn diễn ra =>
APG được tạo ra mà không bị chuyển thành AlPG => APG tăng. RiDP không
được tái tạo lại nhưng vẫn chuyển thành APG -> RiDP giảm. - Khi giảm CO2
đến 0%: Chất tăng RiDP, chất giảm APG:
Giải thích: không có CO2 -> pha cố định CO 2 không xảy ra trong khi pha khử và
pha tái sinh chất nhận vẫn diễn ra => APG không được tạo ra mà vẫn bị chuyển
thành AlPG => APG giảm. RiDP vẫn được tái tạo lại nhưng không bị chuyển
thành APG -> RiDP tăng.
2.3.3 Bài tập thực hành thí nghiệm hô hấp.
A, Cơ sở lí thuyết [1], [2],[6]
- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống,
trong đó các phân tử carbonhidrat bị phân giải thành CO2 và nước, đồng thời giải
phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP.
- Phương trình tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 => 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
- Các giai đoạn của hô hấp hiếu khí:
+ Giai đoạn đường phân: sảy ra ở tế bào chất:
C6H12O6 + 2NAD+ + 2ADP +2 Pi => 2C3H6O3 + 2ATP +2 NADH +

Giai đoạn chu trình Krebs (khi môi trường nội bào có oxi)
Giai đoạn chu trình Krebs diễn ra chất nền của ti thể,. Bản chất là hệ thống các
phản ứng thủy phân và oxi hóa nguyên liệu đầu tiên là axit pyruvic để hình
thành nên sản phẩm cuối cùng là CO2, ATP, NADH, FADH2. Chu trình Krebs
trải qua nhiều phản ứng tạo ra nhiều phản ứng trung gian.
- Phương trình tổng quát của chu trình Krebs:
2 axit pyruvic + 8NAD+ + 2FAD+ + 2ADP +2Pi + 6H2O
=> 6CO2 + 2ATP +8NADH + 2FADH2
Nếu trong môi trường nội bào không có oxi thì chu trình Krebs không
diễn ra mà diễn ra quá trình lên men.
+ Giai đoạn chuỗi truyền e
Chuỗi truyền e và quá trình photphorin hóa tạo ra ATP và nước. Chuỗi
truyền e diễn ra màng trong của ti thể cà cần oxi phân tử.
Trong chuỗi truyền e NADH và FADH 2 đóng vai trò là chất cho điện tử
(H+ và e). Điện tử e cung cấp cho chất nhận điện tử qua các nhận trung gian sẽ
kết hợp với oxi, H+ tạo ra H2O theo phương trình
H+ + e + O2 => H2O
H+ khuếch tán qua kênh ATPaza để tổng hợp ATP theo phương trình:
ADP + pi => ATP
- Hô hấp sáng: là quá trình hô hấp xảy ra ngoài ánh sáng. Hô hấp sáng không tạo
ra ATP, nhưng lại tiêu hao 30-50% sản phẩm quang hợp, hô hấp sáng chỉ xảy ra
ở thực vật C3.
B, Một số bài tập thực hành thí nghiệm hô hấp.[4],[5]
Bài tập 1
Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm như sau :

13


1 tủ ấm, 1 lọ glucozo, 1 lọ axit pyruvic 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa

dịch nghiền tế bào không có các bào quan, 1 lọ chứa ti thể .
a. Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp và nêu các giai đoạn hô
hấp trong mỗi thí nghiệm ?
b. Có mấy thí nghiệm có CO2 bay ra
Hướng dẫn:
a) Có 2 nguyên liệu tham gia hô hấp : Glucoz , axit pyruvic
- Có 3 môi trường hô hấp : 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa dịch nghiền
tế bào không có các bào quan, 1 lọ chứa ti thể .
=> có 6 thí nghiệm.
(1): Glucoz + dịch nghiền tế bào -> xảy ra toàn bộ quá trình hô hấp, có CO2 bay
ra.
(2): Glucoz + dịch nghiền tế bào không có các bào quan-> dừng lại ở đường
phân, không có CO2 bay ra.
(3): Glucoz + Ti thể -> không xảy ra quá trình nào, không có CO2 bay ra.
(4): axit pyruvic + dịch nghiền tế bào -> xảy ra chu trình crep và chuỗi truyền
elêctron, có CO2 bay ra.
(5): axit pyruvic + dịch nghiền tế bào không có các bào quan->không xảy ra quá
trình nào , không có CO2 bay ra.
(6): axit pyruvic + Ti thể -> xảy ra chu trình crep và chuỗi truyền elêctron, có
CO2 bay ra.
b) Có 3 thí nghiêm có có CO2 bay ra (1,4,6)
Bài tập 2:
Quan sát hình sau đây và trả lời câu hỏi:

1, Thí nghiệm hình A, B, C chứng minh điều gì?
2, Kết quả của các thí nghiệm trên, giải thích?
Hướng dẫn:
1, Mục đích thí nghiệm:
14



A- phát hiện hô hấp thải CO2,
B- Phát hiện sự hấp thụ O2
C- Phát hiệ hô hấp tỏa nhiệt
2, Kết quả, giải thích:
Thí nghiệm A: Khi bơm hoạt động thì ở ống nghiệm chứa nước vôi trong bên
phải bị vẩn đục.
CO2 được tạo ra nặng hơn không khí nên lắng xuống đáy bình. Khi bơm hút hoạt
động thì cột khí được hút ra và thoát được ra qua ống chữ U, vào ống nghiệm chứa
nước vôi trong và tác dụng với nước vôi trong hình thành CaCO 3 kết tủa.
Thí nghiệm B: Giọt nước mầu trong ống mao dẫn dịch chuyển về phía bên trái.
Do hạt nảy mầm hô hấp hút khí O2.
Thí nghiệm C: Nhiệt kế trong bình chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí.
Do quá trình hô hấp chỉ tích lũy được 50% năng lượng trong ATP, một nữa còn
lại của nguyên liệu hô hấp được thải ra dưới dạng nhiệt. Chính vì vậy hô hấp tỏa
nhiệt.
Bài tập 3
Lấy hai lọ thủy tinh gắn nhiệt kế vào nút lọ. Cho hạt nảy mầm vào lọ 1 và hạt
khô vào lọ 2 rồi đặt chặt nút, đặt 2 lọ vào thùng có chứa mùn cưa, để vào chỗ ấm
đo nhiệt độ ban đầu. Xác định nhiệt độ 2 bình sau khoảng thời gian 10h thấy có
sự tỏa nhiệt.
Hãy cho biết nguyên nhân sự tỏa nhiệt? Lọ 1 hay lọ 2 tỏa nhiệt mạnh hơn, giải
thích?
Hướng dẫn:
- Nguyên nhân sự tỏa nhiệt:
Hô hấp ở hạt giải phóng năng lượng, năng lượng này đã làm tăng nhiệt độ trong
bình thí nghiệm do bị bịt kín.
- Lọ 1 tỏa nhiệt mạnh hơn do: nhu cầu năng lượng cần thiết cho hạt nảy mầm có
cường độ hô hấp cao hơn nhiều so với hạt khô.
Bài tập 4

Nêu các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2 và lấy O2.
Kết quả thí nghiệm. Giải thích.
Hướng dẫn:
1.Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.
- Cách tiến hành: Cho 50g hạt đậu sống và 50g hạt đậu đã luộc chín vào 2
ống nghiệm có nước vôi trong ở phía đáy. Đậy chặt nắp và để yên trong 30phút.
Quan sát độ trọng của nước vôi.
- Kết quả:
+ Bình chưa hạt nảy mầm nước vôi trong bị vẩn đục: do hô hấp của hạt,
CO2 tích lũy lại trong bình, CO 2 nặng hơn không khí nên nó tương tác với nước
vôi trong tạo kết tủa CaCO3.
+ Bình chứa hạt luộc chin không có hiện tượng gì, nước vôi không bị đục
do hạt chín không hô hấp nên không thải CO2.
2. Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự hút O2.
- Cách tiến hành: Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần: 50 g). Đổ
nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần
1
5


hạt vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác này phải được tiến hành trước từ 1,5 - 2
giờ. Mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang cháy
vào bình. Sau đó, mở nút bình chứa hạt đã bị giết chết đưa nến (que diêm) đang
cháy vào bình quan sát hiện tượng.
- Kết quả: Mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa nến (que diêm)
đang cháy vào bình => Nến (que diêm) tắt. Bình chứa hạt đã bị giết chết đưa
nến (que diêm) đang cháy vào=> Nến (que diêm) tiếp tục cháy.
- Giải thích: Do hạt sống hô hấp nên hấp thụ hết O 2 trong bình, không có
O2 nên không duy trì sự cháy. Còn bình chứa hạt chết không hô hấp nên O 2 vẫn
còn nên nến tiếp tục cháy.

2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Khi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi khối
11 (Lớp 11B3), năm học 2018 – 2019 tôi nhận thấy học sinh nắm bắt và vận
dụng phương pháp nhanh hơn, bài tập trở nên đơn giản hơn, học sinh đã biết
cách vận dụng và làm tốt số bài toán thường gặp. Không những kĩ năng giải toán
tốt hơn mà lí thuyết các em nắm cũng vững hơn từ đó số học sinh ham thích làm
các bài tập thực hành thí nghiệm và có hứng thú học nhiều hơn.
Kết quả đạt được trong kỳ thi học sinh giỏi: 100% học sinh làm đạt điểm
tối đa các bài tập thực hành thí nghiệm. Cụ thể kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh
năm học 2018 – 2019 của học sinh như sau:
Stt Họ và tên
Điểm
Đạt giải
1
Lê Thị Diệp
13,5
Ba
2
Quách Hương Ly
13
Ba
3
Nguyễn Hữu Vinh
10
Không
4
Lê Thị Tố Uyên
9.5
không
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. KẾT LUẬN :
Thông qua việc giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi văn hóa năm 2018 2019, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với các bài tập thực hành thí nghiệm
từ đó các em hiểu hơn về những kiến thức cơ bản. Do đó đã góp phần nâng cao
chất lượng của học sinh.
Khi nghiên cứu đề tài này, ngoài việc phục vụ cho công tác ôn thi học
sinh giỏi, giúp học sinh đạt những kết quả cao hơn trong các kì thi thì chính bản
thân tôi cũng có thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao hơn nữa năng lực chuyên
môn.
Với đề tài này, tôi cũng hi vọng có thể giúp ích cho các em học sinh cũng
như các đồng nghiệp trong việc giải quyết các khúc mắc khi giải quyết các bài
tập thực hành thí nghiệm có liên quan đến hoạt động trao đổi vật chất và năng
lượng của thực vật.
3.2. KIẾN NGHỊ
- Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo:
Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa có thể phổ biến kinh nghiệm này về các
trường để các giáo viên có một tài liệu dạy học đạt chất lượng và hiệu qủa cao
hơn.
16


- Về phía nhà trường:
Nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề báo cáo sáng kiến kinh nghiệm
của các giáo viên để phổ biến rộng rãi những phương pháp, kiến thức mới cho
giáo viên.
Vì thời gian hạn hẹp nên đề tài này chắc chắn có những hạn chế, chưa
hoàn thiện, còn có những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
xây dựng của các đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện đề tài này tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Như Xuân, ngày 24 tháng 05 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép.
Tác Giả

Mai Công Liêm

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa sinh học 11 ban cơ bản - Bộ giáo dục và đào tạo – Nhà xuất
bản giáo dục năm 2006.
[2]. Sách giáo khoa sinh học 11 ban nâng cao - Bộ giáo dục và đào tạo – Nhà
xuất bản giáo dục năm 2006.
[3]. Sách Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11 – Phan Khắc Nghệ, Trần Mạnh
Hùng – Nhà xuất bản quốc gia Hà Nội năm 2017.
[4]. Sách tư duy sáng tạo bồi dưỡng học sinh giỏi THPT chuyên đề sinh học Phạm Thị Tâm - Nhà xuất bản quốc gia Hà Nội năm 2015.
[5]. Sách Tuyển tập đề thi Olymphic 30 tháng 4. NXB ĐHQG Hà Nội.
[6]. Tài liệu tham khảo trên trang Wed https:// www.sinhhocvietnam.com
[7]. Tạp chí giáo dục số đặc biệt 269

18



×