Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN sử dụng các câu chuyện kể về bác hồ trong các buổi chào cờ đầu tuần nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT thọ xuân 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.89 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG CÁC CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC HỒ
TRONG CÁC BUỔI CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN NHẰM
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngoài giờ lên lớp.

THANH HÓA, NĂM 2018
1


MỤC LỤC

Trang

1. MỞ ĐẦU

3

1.1. Lý do chọn đề tài

3

1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


6

1.3. Đối tượng nghiên cứu

6

1.4. Phương pháp nghiên cứu

6

1.5. Thời gian nghiên cứu

7

1.6. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

7

1.7. Tính sáng tạo về khoa học thực tiễn của vấn đề:

7

2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

8

2.1. Cơ sở lí luận của đề tài

8


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

9

2.3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề nêu trên

10

2.3.1. Xây dựng kế hoạch kể chuyện

10

2.3.2. Phân công kể chuyện

13

2.3.3. Rút ra những bài học về đạo đức trong mỗi câu chuyện

13

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường

14

2.4.1. Những kết quả đạt được:

15

2.4.2. Những kinh nghiệm được rút ra:


16

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17

3.1. Kết luận

17

3.2. Đề xuất

18

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” do Bộ Chính trị và Ban thường vụ tỉnh ủy phát động, nhằm tiếp tục nâng
cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách
của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây
dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc. Theo đó, mọi cơ quan, ban ngành đoàn thể trong cả nước nói
chung và Thanh Hóa nói riêng đã và đang tích cực thi đua thực hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau. Sau hơn 10 năm cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” đã được tổ chức sâu rộng trên phạm vi cả nước và gặt hái được

nhiều kết quả to lớn.
Tuy nhiên, như chúng ta cũng thấy trong bối cảnh xã hội hiện nay, với mặt trái
của cơ chế thị trường và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến
những sai phạm đáng tiếc như: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, trốn học,
nghỉ học không rõ lý do, nói tục, chửi thề, ý thức phấn đấu kém, thiếu ước mơ, hoài
bão, lập thân, lập nghiệp … Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi trụy thông
qua các phương tiện như phim ảnh, game, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến
những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh,
nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này. Vì vậy, nếu
không có biện pháp giáo dục đúng đắn và kịp thời thì số học sinh này sẽ tăng nhanh,
gây hậu quả lớn cho gia đình và xã hội.
Do đó, từ nhiều năm nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT
nói chung và Trường THPT Thọ xuân 4 nói riêng luôn được Cấp ủy chi bộ, Ban giám
hiệu nhà trường sát sao chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên làm tốt công tác này. Vì
vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh đã được thực hiện ngay từ khi các em bước
vào trường.
3


Tuy nhiên, trong nhiều biện pháp giáo dục, bản thân tôi nhận thấy biện pháp
mang lại hiệu quả thiết thực nhất có lẽ là thông qua tiết chào cờ đầu tuần. Bởi việc
chào cờ đầu tuần vô cùng thiêng liêng đối với người dân mỗi nước. Đối với học sinh,
tiết chào cờ đầu tuần góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyện nhân
cách, từ những việc nhỏ như: Ham học, ham làm, siêng năng, cần kiệm... đến những
việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi người. Nếu tiết chào cờ
mỗi sáng thứ hai trở thành những tiết học thú vị thì chúng sẽ là động lực giúp học
sinh hào hứng bước vào tuần học mới. Vì vậy mà giờ chào cờ, hát Quốc ca, giáo dục
các giá trị đạo đức vào sáng thứ hai hàng tuần vô cùng quan trọng và ý nghĩa.
Để có được những buổi chào cờ thành công, trước hết phải luôn có ý tưởng
mới, thay đổi hình thức và nội dung các buổi sinh hoạt mang tính giáo dục. Cải tiến,

đổi mới nội dung và hình thức buổi chào cờ là một công việc thường xuyên và mới
mẻ trong tình hình hiện nay.

4


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến công tác giáo
dục và đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng, của nhân
dân ta. Trong thư gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp
hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em”. Và theo Người, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, của các
nhà trường là phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức cho người học, nhất là thế hệ
trẻ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục thế hệ trẻ, nhất là giáo dục
cho có "cái nền" đạo đức cách mạng để họ trở thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên".
Bác Hồ đã từng nói "thanh niên là mùa xuân của xã hội", "là người chủ
tương lai của nước nhà", là người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng; là lực
lượng to lớn, đội quân xung kích của cách mạng; nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh, một phần lớn là do các thanh niên". Người căn dặn "Đảng cần phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa" và" các
cấp ủy cần phải lãnh đạo chặt chẽ và ra sức giúp đỡ đoàn phát triển cho tốt".
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và Đảng ta luôn khẳng định vai trò, vị trí quan
trọng của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, coi lực lượng thanh niên là “trụ cột
của nước nhà”. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đặc biệt quan tâm
bồi dưỡng, giáo dục và đào tạo thanh niên để các thế hệ trẻ thực sự là đội quân chủ
lực cách mạng. Đặt niềm tin yêu vào thế hệ trẻ nước nhà, trong Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhiều lần Người viết về thanh niên với tấm lòng thương yêu vô hạn
của vị cha già dân tộc. Người căn dặn Đảng ta với trách nhiệm là Đảng cầm quyền

cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Chính vì thế, bản thân tôi thiết nghĩ là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục
Công dân - Báo cáo viên của chi bộ mình phải làm gì đó để tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh đến với các em học sinh một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Vì lý do đó,
5


bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong
các buổi chào cờ đầu tuần nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức
cho học sinh trường THPT Thọ xuân 4” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Qua việc học tập và nghiên cứu các chuyên đề về cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đối chiếu với những vấn đề cấp bách
trong thực trạng giáo dục mà Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nêu: “Đặc biệt
đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức,
mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì
tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục
tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh…tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể
thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Thực hiện đề tài: “Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong các buổi
chào cờ đầu tuần nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học
sinh trường THPT” với mục đích:
- Góp phần cùng nhà trường đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh với
mong muốn chuyển tải tư tưởng, đạo đức của Người in dấu trong tư tưởng và cuộc
sống học sinh. Qua đó học sinh có ý thức từ những việc làm, việc học tập và ứng xử
với mọi người xung quanh các em thể hiện tính văn hóa của người chủ tương lai của
đất nước.
- Từ việc giới thiệu những đức tính giản dị, mẫu mực cũng như nhân cách, lối

sống của Bác đến gần với lứa tuổi học sinh, từ đó các em tự soi rọi lại bản thân mình,
với phương châm “Mưa dầm, thấm sâu” góp phần khắc phục sự xuống cấp về đạo
đức, lối sống của một bộ phận học sinh nhà trường
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh Trường THPT Thọ xuân 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
6


- Phân tích, tổng hợp, theo dõi, quan sát về công tác giáo dục đạo đức học sinh
nói chung, của trường THPT Thọ xuân 4 nói riêng trong các năm học.
- Nghiên cứu thực tiễn các hoạt động giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà
trường; phỏng vấn; thống kê, xử lý số liệu…
1.5. Thời gian nghiên cứu:
Thực hiện trong 2 năm: 2016 – 2017 và 2017 – 2018.
1.6. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Là một chuyên đề mới mang tính nhân văn sâu sắc, ý tưởng được hình thành
ngay sau khi bản thân được tiếp thu các chuyên đề về cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được vận dụng một cách linh hoạt, khoa
học lồng ghép trong tiết chào cờ đầu tuần từ năm học 2016 đến năm 2018 để góp
phần giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Qua việc đăng ký kể chuyện “với những câu chuyện ngắn về Bác Hồ”, giúp
học sinh có thể tự sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, những câu chuyện kể về Bác Hồ để đưa
vào chỉ tiêu về học tập, lao động, học tập thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo
gương Bác Hồ một cách cụ thể, từ đó giúp các em hoàn thiện đạo đức của mình.
1.7. Tính sáng tạo về khoa học thực tiễn của vấn đề:
- Chuyên đề sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong tiết chào cờ đầu tuần
là sự vận dụng sáng tạo của bản thân qua việc được bồi dưỡng học tập các chuyên đề
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Sau giờ chào cờ đầu tuần, giúp học sinh kỹ năng kể những câu chuyện về Bác

trước thầy cô, tập thể bạn bè và hơn hết là trước cờ Tổ quốc các em có ý thức học tập
tốt, trau dồi đạo đức nhân cách, lối sống tốt.

7


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng
thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc
giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh
đạo và các thành viên xã hội.
Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông
tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực
dụng, trong mọi gia đình, cha mẹ phải bươn chải để mưu sinh trong cuộc sống, bỏ
quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa của gia đình đối với các
em không còn nữa.
Trong công tác giáo dục ở nhà trường, đã có thời gian dài chúng ta chỉ coi
trọng việc dạy “Chữ”, nghĩa là làm sao cho học sinh học thật giỏi là được mà quên đi
một điều quan trọng dạy cho học sinh “Học làm người”, quên đi việc tạo cho các em
có một sân chơi bổ ích với các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc,
các em không được nhà trường cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập
cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi
vô bổ, bạo lực, số còn lại thì tỏ ra thờ ơ không quan tâm đến mọi việc chung quanh,
lạnh lùng, vô cảm, ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình. Đã có rất nhiều lời cảnh
báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các
em sẵn sàng ấu đả nhau chỉ vì một cái nhìn không thiện cảm, nhạo báng xem thường
bạn, chỉ vì ăn mặc không đúng mốt,…tệ hại hơn là nhạo báng thầy, cô giáo… Tất cả
những hành động ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác

giáo dục.

8


Chỉ thị số 06, 03, 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT của Bộ
Giáo dục & Đào tạo về triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” như một làn gió mới mang đến sự lạc quan giúp tôi thực hiện ý tưởng
“ Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong các buổi chào cờ đầu tuần nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi:
- Có các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh hóa, của Ban chỉ
đạo thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” của huyện. Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch thực hiện cuộc
vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên nói chung, học sinh trường
THPT Thọ xuân 4 nói riêng luôn nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ đắc lực của Cấp
ủy, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm các lớp trong việc tổ
chức thực hiện các mẩu chuyện về Bác Hồ theo kế hoạch được giao.
9


- Đội ngũ thầy cô giáo đều là những người trẻ, có tri thức, năng động, sáng tạo,
giàu lòng tâm huyết, luôn coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
- Được sự đồng thuận và nhất trí cao của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà
trường.
2.2.2. Khó khăn:
- Trường THPT Thọ Xuân 4 là một trường có chất lượng học sinh đầu vào

thấp. Số học sinh cá biệt, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, chưa có quyết tâm, lười học,
thường hay bỏ tiết đi chơi, không làm bài tập, tự ý viết giấy nghỉ học, nghỉ học không
phép, lười lao động… có xu hướng ngày càng tăng.
- Điều đáng lo ngại một bộ phận học sinh ý thức đạo đức đi xuống, có lối sống
thực dụng, thiếu ước mơ, thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp…. Động cơ học tập vì
dân giàu, nước mạnh, vì lý tưởng còn mờ nhạt nên khi thực hiện chuyên đề phải xây
dựng kế hoạch cho phù hợp khả năng nhận thức của các em.
- Là chuyên đề mới nên việc thực hiện chuyên đề cần phải có kế hoạch cụ thể
cho từng tháng và từng năm học. Việc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư
tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh ở một số học sinh chưa cụ thể, còn mang tính chiếu
lệ.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề nêu
trên 2.3.1. Xây dựng kế hoạch kể chuyện
Trong 2 năm học vừa qua, bản thân đã tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện
chuyên đề và triển khai cho toàn thể học sinh nhà trường dưới phương châm“Mỗi
tuần một câu chuyện đạo đức Bác Hồ” vào tiết chào cờ thứ hai hàng tuần với thời
lượng tối đa là 10 phút.
Các lớp tự chọn hoặc căn cứ vào kế hoạch những câu chuyện kể có thật về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chủ đề hàng tháng đăng ký với Đoàn thanh
niên để phân công và giới thiệu kể chuyện.
* Tháng 9 với chủ đề giáo dục: “Truyền thống nhà trường”
Các câu chuyện được kể xoay quanh “Đạo đức Bác Hồ, Bác Hồ với nhà
trường” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như sau:
10


1. Những lời Bác dạy về đạo đức
2. Thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường
3. Ấn tượng những lần Bác Hồ đến thăm trường
4. Thời gian qúy báu lắm

5. Điều Bác Hồ, yêu nhất, ghét nhất…
* Tháng 10 với chủ đề giáo dục: “Chăm ngoan học giỏi”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Nhân cách Bác Hồ, Bác Hồ với
học sinh” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như sau:
1. Bác dạy: “Phải chăm chỉ học tập”
2. Bác Hồ với Trung thu độc lập đầu tiên
3. Các em sạch và ngoan thật
4. Nhân cách Bác Hồ
5. Cách sử dụng tiền bạc của Bác Hồ…
* Tháng 11 với chủ đề giáo dục: “Tôn sư trọng đạo”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục
và truyền thống tôn sư trọng đạo” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác
như sau:
1. Bác Hồ với sự nghiệp trồng người
2. Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục của dân tộc
3. Bác dặn: Thầy giáo thì phải hiểu học trò, phải thực sự thương yêu, chăm
sóc học trò. Dạy học, không phải dạy trên lớp mà còn phải liên hệ với gia đình, đoàn
thể.
4. Bác Hồ với việc sử dụng nhân tài
5. Điều lo của Bác cách đây 35 năm…
* Tháng 12 với chủ đề giáo dục: “Uống nước nhớ nguồn”
Các câu chuyện được kể xoay quanh “Truyền thống uống nước nhớ nguồn
của dân tộc Việt Nam ta”; vì: "Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống đạo lý nhân ái
có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này đã và đang được
nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà 11


Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu nhất. Được định hướng cho các em kể bằng
những câu chuyện về Bác như sau:
1. Tấm lòng Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ:

2. Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sỹ
3. Miền Nam trong trái tim tôi
4. Câu chuyện về 3 chiếc balô
5. Bác Hồ về quê hương
6. Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước…
* Tháng 01 và tháng 02 với chủ đề giáo dục: “Mừng Đảng, mừng xuân”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Trách nhiệm của Đảng và Bác
Hồ đối với Dân, với nước” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như sau:
1. Bác Hồ nói chuyện “Tết” và “Xuân”
2. Trường học của Bác
3. Bác có phải là vua đâu
4. Bác Với miền Nam
5. Đời sống của dân quan trọng hơn
6. Dân chủ mà thành “Quan chủ”
7. Phải bảo vệ từng cành cây…
* Tháng 3 với chủ đề giáo dục: “Tiến bước lên đoàn”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Bác Hồ với tuổi trẻ của đất
nước” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như sau:
1. Con đường tuổi trẻ
2. Thời gian qúy báu lắm
3. Những vị khách tí hon
4. Bác Hồ rất quan tâm đến con trẻ…
* Tháng 4 với chủ đề giáo dục: “Hòa bình hữu nghị”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Bác Hồ với nhân dân và thanh
thiếu nhi các nước” được định hướng bằng những câu chuyện về Bác như sau:
12


1. Bác tặng khăn quàng

2. Bức tranh thêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng đại tá StephenL.Nodlinger
3. Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ
4. Mênh mông quá…
* Tháng 5 với chủ đề: “Bác Hồ kính yêu”
Các câu chuyện được kể được xoay quanh “Tấm gương đạo đức sáng ngời,
tấm lòng cao cả, vĩ đại của Bác Hồ đối với dân tộc” được định hướng bằng những
câu chuyện về Bác như sau:
1. Phải quan tâm đến mọi người hơn
2. Bài học dựa vào dân
3. Cuộc sống giản dị của Bác ở Phủ Chủ Tịch
4. Chú ngã có đau không
5. Tấm lòng của Bác…
2.3.2. Phân công kể chuyện
- Tháng 9: (4 tuần - 4 lớp). Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn (gồm 12A1,
12A2, 12A3, 12A4)
- Tháng 10: (4 tuần - 4 lớp). Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn (gồm12A5,
12A6, 12A7, 11A1)
- Tháng 11: (4 tuần - 4 lớp). Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn (gồm 11A2,
11A3, 11A4, 11A5)
- Tháng 12: (4 tuần - 4 lớp). Mỗi lớp chuẩn bị 2 câu chuyện ngắn (gồm 11A6,
11A7, 10A1, 10A2)
Và được lặp lại theo thứ tự cho các tháng 01, 02, 3, 4 và 5 của năm sau (các
lớp tiếp theo)
2.3.3: Rút ra những bài học về đạo đức trong mỗi câu chuyện
Sau mỗi câu chuyện kể phải giúp học sinh rút ra những bài học về đạo đức, ví
dụ: các em học được ở Bác lòng yêu thương và sự đồng cảm, chia sẻ nỗi đau buồn
của đồng bào, đồng chí như qua câu chuyện “Chú ngã có đau không?”. Hay học được
ở Bác tính tiết kiệm- tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của từ việc lớn đến việc nhỏ
13



qua câu chuyện: “Thời gian quý báu lắm”; câu chuyện “Bác Hồ về thăm quê hương”
các em sẽ thấy được nỗi đau của một vị lãnh tụ khi trở về thăm quê hương sau nhiều
năm xa cách; hay câu chuyện “Bác Hồ rất quan tâm đến con trẻ” bởi Bác Hồ yêu các
cháu, hiểu các cháu, tin tưởng các cháu; vì đó là tương lai của dân tộc; đó là những
mầm, những búp trên cành …Tình yêu đó thấm đậm tình người…vv…Qua đó các
em sẽ học được tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào… và sẽ xúc động
hơn, ý nghĩa hơn khi các em thấy được hình ảnh một vị lãnh tụ khi đến thăm các em
bé trong trại mồ côi Kim đồng, hay trong đêm giao thừa lạnh buốt, Bác đến thăm gia
đình chị gánh nước thuê rất nghèo ở ngoại thành Hà Nội… tất cả hình ảnh ấy là bài
học quý báu mang ý nghĩa giáo dục và tính nhân văn sâu sắc để các em tự hoàn thiện
mình.

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Sau 2 năm, từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2017-2018 chất lượng đạo
đức của học sinh được nâng lên đáng kể, kéo theo chất lượng học lực của học sinh
được nâng lên; tỷ lệ học sinh vô ý thức kỷ luật, bỏ học, nói tục, chửi thề, đánh 14


nhau… giảm đáng kể. Đặc biệt, qua tiếp thu các câu chuyện kể về Đạo đức Bác Hồ
thì sức đề kháng trong mỗi học sinh đối với văn hóa phẩm có nội dung không lành
mạnh được tăng lên.
2.4.1. Những kết quả đạt được:
- Ý thức chấp hành nội quy và các quy định của nhà trường được nâng lên,
nhân cách, lý tưởng sống được hình thành.
- Đa số học sinh đã tạo được thói quen trong ý thức đi thưa, về trình, giúp đỡ
bạn, giúp đỡ người khó khăn, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi; chấp hành
nghiêm túc nội quy và các qui định của địa phương, của trường, lớp học. Văn hóa
ứng xử trong nhà trường đã phát huy được nhân cách, lý tưởng sống cho mỗi học

sinh.
- Chất lượng hạnh kiểm và học lực tăng lên đáng kể.
Sau đây là bảng so sánh chất lượng hạnh kiểm và học lực của năm học 2016 2017 với năm học 2017-2018:
Lớp

Tỷ lệ xếp loại Hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Yếu

Tỷ lệ xếp loại Học lực
Giỏi
Khá
TB
Yếu

kém
0,1

Năm học:
2016 – 2017

65,2

24,2

10,50

Năm học:

2017 – 2018

81,5

14,78

3,63

0

3,2

50,09

45,19

kém
1,52

5,58

61,09

33,05

0,28

So sánh hai bảng thống kê ở trên ta thấy kết quả thu được qua 2 năm thực hiện
chuyên đề: “ Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong các buổi chào cờ đầu tuần
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT”, tỷ

lệ hạnh kiểm tốt, khá ở các lớp tăng lên đáng kể; hàng ngày đến trường các em đã
ngoan hơn nhiều, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, hiện tượng bè phái, gây gổ đánh nhau
ít xảy ra, các em đã sống với nhau trong tình đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Rõ ràng, chất lượng đạo đức có chuyển biến tốt kéo theo chất lượng học lực ngày
càng chuyển biến tốt, tỷ lệ lên lớp và tốt nghiệp tăng.
15


- Ý thức tham gia lao động và bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao.
Hầu hết các em đã tích cực tham gia lao động, bảo vệ và gìn giữ cảnh quan môi
trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Ý thức thực hành tiết kiệm chống lãng phí của nhiều học được nâng cao.
Trong sử dụng điện, nước các em đã biết mở đèn, quạt khi cần thiết; trước khi ra về
đều ngắt cầu dao điện, cài chốt cửa sổ và khóa cửa phòng học…
- Biết sử dụng và phân bố hợp lý thời gian cho việc học tập và vui chơi;
không lãng phí thời gian vào các trò chơi vô bổ; biết cách xây dựng kế hoạch chi tiêu
cho bản thân.
2.4.2. Những kinh nghiệm được rút ra:
- Kể chuyện đạo đức Bác Hồ trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần là dịp để
giáo dục học sinh cách nhìn nhận, nhìn diện những điều hay, điều tốt đẹp và cả
những cái xấu trong cuộc sống, giúp học sinh thấy được công đức của Bác Hồ, công
ơn cha mẹ, thầy cô để sống tốt hơn, có niềm tin, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- Khi thực hiện đề tài cần nghiên cứu kỹ các mẩu chuyện làm sao vừa ngắn,
vừa hay, mang đến sự truyền cảm cho học sinh. Đồng thời phải xây dựng kế hoạch cụ
thể, chọn người kể chuyện có giọng nói diễn cảm, có sức thuyết phục học sinh.
- Khi tổ chức kể chuyện cần linh hoạt, không cứng nhắc với kế hoạch; các câu
chuyện kể cần được gắn với thực tiễn hiện tại của đời sống văn hóa nhà trường.
- Khi thực hiện chuyên đề phải nghiêm túc, xuyên suốt, có chiều sâu.
- Cần theo sát học sinh để động viên hỗ trợ, hướng dẫn học sinh cách thể hiện
đề tài, cách trình bày, cách kể chuyện. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm

lớp; từng giai đoạn cần có khen thưởng cá nhân, tập thể làm tốt, cần đánh gia rút kinh
nghiệm qua từng tháng thực hiện.

16


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Bác Hồ đã từng nói:
"Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có
đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Vì vật, giáo dục
đạo đức cho học sinh giữ vai trò hết sức quan trọng trong các nhà trường THPT hiện
nay nhằm hình thành cho các em thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiên tiến,
góp phần hình thành kỹ năng sống, làm việc phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội. Sinh
thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người” “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó...”.

17


Sáng kiến “Sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ trong các buổi chào cờ đầu
tuần nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường
THPT” hiện nay có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và rất cần thiết để thực hiện có
hiệu quả việc đẩy mạnh “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” Bởi: Đạo đức Hồ Chí Minh chính là tinh hoa của dân tộc, được xây dựng trên
tầm nhìn chính trị và văn hoá. Qua những câu chuyện kể về Bác, các em được học ở
Bác những đức tính tốt đẹp của một con Người: có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, cần
kiệm, liêm chính, chí công vô tư…với tấm lòng nhân hậu, tình thương yêu, giúp đỡ

đồng bào, đồng chí. Luôn mong muốn cho đồng bào ai cũng được học hành, ấm no,
hạnh phúc.
Chính vì vậy, để thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân
thiện- học sinh tích cực” thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh là một việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua đó, giúp các em nhìn lại
những việc làm của mình trong suy nghĩ, trong từng hành động, để các em hoàn thiện
hơn về nhân cách, lối sống của mình, các em sẽ tích cực tham gia các hoạt động cộng
đồng, hòa đồng, thân ái, đồng cảm sẻ chia với mọi người chung quanh và hơn hết là
lối sống tốt, sống đẹp, sống có lý tưởng, có thêm nghị lực và một niềm tin thiết tha
hơn về cuộc sống hiện tại. Từ đó, góp phần giáo dục cho các em về lòng yêu nước,
tinh thần tự hào dân tộc, giúp các em có những hành vi ứng xử đúng mực trong các
mối quan hệ của cá nhân với người xung quanh, với gia đình, với tập thể, với quê
hương đất nước và cộng đồng xã hội.
3.2. Đề xuất
3.2.1. Đối với các trường THPT:
- Mỗi trường nên xây dựng một tủ sách “Bác Hồ” với đầy đủ các đầu sách, tư
liệu về Bác để cán bộ giáo viên và học sinh có thêm tư liệu tham khảo, học tập.
- Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kết hợp hài hoà giữa: "
Học mà chơi, Chơi mà học " theo đúng định hướng giáo dục giúp cho học sinh nâng
cao nhận thức, lớn khôn thêm cả thể xác lẫn tâm hồn để vững tin bước vào đời.
18


- Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Khen thưởng, kỷ luật, động viên kịp thời để vừa khuyến khích, vừa răn đe
đối với học sinh nhằm giúp học sinh cố gắng vươn lên.
3.2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích

cực”, “Mỗi Thầy giáo Cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” bằng
những nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của
nhà trường nhằm tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục.
- Cần tổ chức nhiều hơn các cuộc thi, Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh cho giáo viên và học sinh tham gia, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời
gian tới.
Như vậy, trên đây là đánh giá thực trạng và các giải pháp đề xuất giáo dục đạo
đức học sinh trong các buổi chào cờ đầu tuần thông qua sử dụng các câu chuyện kể
Bác Hồ để các đồng chí giáo viên, tổ chức và cá nhân có liên quan tham khảo nhằm
làm tốt hơn nữa công tác giáo dục đạo đức học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức học sinh đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nếu mọi thành viên trong
nhà trường và tất cả các bậc phụ huynh cũng như các cơ quan chức năng, các tổ chức
đoàn thể trong xã hội đều thấy rõ được tầm quan trọng và lợi ích của công tác giáo
dục đạo đức học sinh trong sự nghiệp trồng người, biết đề cao trách nhiệm, biết đồng
lòng, đồng sức phối hợp hành động vì mục tiêu chung sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn
nữa trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, sẽ có nhiều con ngoan trò giỏi, xã hội
cũng bớt đi những con người hư hỏng, cuộc sống sẽ tốt đẹp và lành mạnh.
Trên thực tế, việc nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến này chỉ trong một phạm
vi hẹp và thời gian không dài, vì thế chưa thể đánh giá được một cách toàn diện và
chính xác nhất những ưu điểm cũng như hạn chế của đề tài. Vì vậy, tôi rất mong nhận
19


được sự động viên, ủng hộ cùng những lời góp ý chân thành từ các thầy cô đồng
nghiệp để đề tài của tôi ngày một hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá, ngày 18 tháng 5 năm 2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Thị Hoa

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ Chính trị về tổ
chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
2. Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục &ĐT về thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”;
3. Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ chính trị về tiếp tục
đẩy mạnh cuộc vận động; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh”;
4. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về Giáo dục &ĐT, KH&CN;
5. Các chuyên đề về thực hiện cuộc vận động:
- Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay;
- Giới thiệu tác phẩm: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân”;
- Giới thiệu tác phẩm: “Di chúc” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh;
6. Một số lời dạy và mẩu chuyện về Tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí
- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hà Nội năm 2007;
7. Bác là Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản thanh niên - năm 2005;
8. Hồ Chí Minh với Giáo dục - Đào tạo- Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa –
năm 2003;

9. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ- Nhà xuất bản từ điển Bách khoa - Hà
Nội - năm 2007;
10. Đạo đức học…

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn - Trường THPT Thọ Xuân 4.
Cấp đánh
TT

1

Tên đề tài SKKN

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

B


2008-2009

B

2009-2010

Sở GD&ĐT

C

2010-2011

Sở GD&ĐT

C

2011-2012

Sở GD&ĐT

C

2013-2014

giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

- Một số biện pháp góp phân

dạy và học môn GDCD ở trường Sở GD&ĐT
THPT

2

- Thực trạng và một số biện
pháp góp phần giáo dục đạo đức Sở GD&ĐT
cho học sinh ở trường THPT

3

- Sử dùng đồ dùng trực quan
trong dạy học môn GDCD ở
trường THPT phần pháp luật và
đạo đức
- Dạy lồng ghép kỹ năng sống
cho học sinh qua môn GDCD -

4

Thực trạng và giải pháp
- Áp dụng một số phương pháp
dạy học tích cực góp phần nâng

5

cao hứng thú học tập môn
GDCD cho học sinh lớp 12
THPT
- Một số biện pháp góp phần

giáo dục đạo đức học sinh qua
môn GDCD lớp 10 - phần công

22


6

dân với đạo đức
Sở GD&ĐT
- Nâng cao hiệu quả dạy học bài
15: “Công dân với một số vấn đề

B

2014-2015

Sở GD&ĐT

B

2015-2016

Sở GD&ĐT

C

2016-2017

cấp thiết của nhân loại” môn

GDCD lớp 10 thông qua việc sử
7

dụng phương tiện, thiết bị dạy
học.
Nâng cao hiệu quả dạy học tiết 2
bài 7: Thực tiễn và vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức môn GDCD lớp 10 thông qua

8

dạy học tích hợp liên môn

----------------------------------------------------

23



×