Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp tích cực để dạy môn Tự
nhiên và xã hội lớp 3 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho học
sinh
A : MỞ ĐẦU
I - Đặt vấn đề :
1 – Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết :
Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết
bản ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên , xã hội với mối quan hệ
trong đời sống thực tế của con người. Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tiểu
học, cùng với Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội trang bị cho các em học sinh
những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn
diện của con người.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình giáo
dục bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới Sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy
học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 nói riêng.
Chương trình đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Quan điểm này hoàn toàn
phù hợp với quy luật nhận thức của con người. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng.
Thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của môn Tự nhiên và xã hội, người giáo viên
phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động,
nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành
phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài
học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học của chúng ta hiện nay đang được thực hiện
theo hướng tích cực: Lấy học sinh làm trung tâm, dạy học phải phát huy tính tích cực
chủ động, sáng tạo cho học sinh. Bởi vì : Dạy học bằng phương pháp này sẽ giúp học
sinh có thói quen suy nghĩ độc lập, mạnh dạn và sáng tạo. Với phương pháp dạy học
mới này, học sinh được tiếp thu bài không bằng cách thụ động chỉ nghe giáo viên
giảng mà tham gia học một cách tích cực bằng hoạt động của chính mình Từ đó chiếm
lĩnh nội dung mới của bài học, môn học.
2 - Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới :
Làm thế nào để có những phương pháp dạy và học môn Tự nhiên và xã hội đạt
hiệu quả ? và : Làm sao để việc dạy Tự nhiên và xã hội của chúng ta đạt được những
mục tiêu trên ? Theo tôi, không còn cách nào khác là chúng ta phải thay đổi phương
pháp dạy Tự nhiên và xã hội vì nếu duy trì lối dạy theo phương pháp truyền thống đối
với môn học này thì chắc chắn chúng ta sẽ thất bại trong việc giảng dạy cũng như
việc tiếp thu bài của học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung chương trình môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3
(chương trình Tiểu học mới) và xuất phát từ mong muốn có được những giờ dạy Tự
nhiên và xã hội có hiệu quả . Trong năm học qua, khi dạy Tự nhiên và xã hội, tôi đã
thường xuyên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động
dạy học cho học sinh. Tuy mới vận dụng trong năm học này Trường Tiểu học Số 1
Phöôùc Hòa (Lớp do tôi chủ nhiệm) và nhân rộng cả khối năm học này ( Năm học :
2012 – 2013 ) kết quả đạt được của việc làm này rất khả quan. Chính từ cơ sở đó, tôi
đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp tích cực
để dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập
cho học sinh ” và xem đây như là một kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy của bản
thân.
3 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
- Sách giáo khoa và Sách giáo viên Tự nhiên và xã hội lớp 3.
- Giáo dục kĩ năng sống môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng và Điều chỉnh nội dung dạy học môn Tự nhiên và xã
hội lớp 3.
- Tham khảo một số tư liệu khác.
- Rút kinh nghiệm thực tế dạy trên lớp .
- Dự giờ đồng nghiệp.
II - Phương pháp tiến hành :
1 - Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm
giải pháp của đề tài :
a) Cơ sở lí luận
Môn Tự nhiên và Xã hội là một môn học mang tính tích hợp cao. Tính hợp ấy
được thể hiện ở 3 điểm sau:
+ Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội xem xét Tự nhiên - Con người - Xã hội
trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau.
+ Các kiến thức trong chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội là kết quả của
việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, hóa học, Vật lí và
Dân số.
+ Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc phù hợp với nhận thức của
học sinh.
Vì thế trong năm học 2012- 2013, khi dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 tôi đã
nghiên cứu kĩ nội dung chương SGK và luôn luôn cố gằng áp dụng các phương pháp
dạy học tích cực mới một cách triệt để, để làm thay đổi hình thực học tập của học sinh.
Tạo cho các em có lòng say mê học tập. Vì vậy với kinh nghiệm của bản thân qua
nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp, trang
bị cho học sinh những kiến thức về Tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hằng ngày xảy
ra xung quanh các em. Các em là chủ thể nhận thức, vậy nên khi giảng dạy giáo viên
tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa
tuổi học sinh, để có những hoạt động đến quá trình lĩnh hội tri thức của các em. Người
giáo viên phải thường xuyên có biện pháp tâm lí, kích thích học sinh học tập như:
khen ngợi, tuyên dương,…tạo hứng thú cho học sinh phát triển ghi nhớ các biểu
tượng, khái niệm kiến thức đến từ cả 5 giác quan nghe, nhìn, sờ mó, nếm, ngửi.Vì thế
giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức hoạt động làm phong phú các hoạt động học
tập, tăng cường phương pháp phát triển khả năng quan sát tri giác của học sinh để giúp
các em chủ động tiếp thu tri thức, hiểu bài nhanh, khắc sâu và nhớ kiến thức bài học
tốt.
b) Cơ sở thực tiễn:
Qua quá trình dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 tôi thấy có những thuận lợi và
khó khăn sau:
a) Thuận lợi:
- Với chương trình thay sách, giáo viên được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế
bài học theo hướng mới có phân chia từng hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các
phương pháp theo từng chủ đề.
- Giáo viên được tham dự các chuyên đề của Ngành tổ chức.
- Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình lớp 3, môn Tự nhiên và Xã hội
là một môn học được thay đổi nhiều về nội dung chương trình và cấu trúc sách giáo
khoa. Vì nó được xây dựng theo hướng tích hợp cả môn giáo dục sức khỏe trước đây.
Nội dung kiến thức tích hợp đã tránh được sự trùng lặp về hình thức, giảm thời lượng
học tập của học sinh.
- Học sinh có hứng thú say mê học tập, luôn tìm tòi, tìm hiểu những kiến thức
xoay quanh con người của các em.
b) Khó khăn:
- Môn Tự nhiên và xã hội được quy định là một môn học độc lập cũng như các
môn Toán, Tiếng Việt,… với lượng thời gian nhất định . Nhưng nhiều khi dạy, tôi coi
đó là môn phụ nên trong quá trình giảng dạy ít chú trọng lượng kiến thức và thời gian,
chỉ dành cho các môn chính Toán, Tiếng Việt.
- Việc tổ chức các hoạt động thích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức còn thiếu
kinh nghiệm, lúng túng, mất thời gian, còn qua loa đại khái. Học sinh còn bỡ ngỡ, rụt
rè chưa quen với các hoạt động mới, gây mất trật tự trong lớp học.
- Khi giảng dạy việc chuẩn bị đồ dùng dạy học chưa thật sự đầy đủ nên không
minh họa hết tất cả các phần trong bài dạy. Hoặc có sử dụng song thao tác còn lúng
túng, vụng về. Do vậy các em không có hứng thú học tập nên hiệu quả giờ. dạy không
cao.
Trong những năm học trước, khi tôi giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, tôi
đã nghiên cứu kĩ nội dung chương trình SGK và đã áp dụng một số phương pháp dạy
học tích cực mới nhưng còn bỡ ngỡ, lúng túng nên khi truyền thụ kiến thức cho học
chưa được nhịp nhàng làm cho học sinh không có hứng thú học tập, tiếp thu bài chưa
sâu. Học sinh chưa tự giác làm việc, nắm bắt các biểu tượng, khái niệm còn mơ hồ,
chưa thâm nhập vào trí nhớ.
Vì thế trong năm học 2012- 2013, khi dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 tôi đã
nghiên cứu kĩ nội dung chương SGK và luôn luôn cố gằng áp dụng các phương pháp
dạy học tích cực mới một cách triệt để, để làm thay đổi hình thực học tập của học sinh.
Tạo cho các em có lòng say mê học tập. Vì vậy với kinh nghiệm của bản thân qua
nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp, trang
bị cho học sinh những kiến thức về Tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hằng ngày xảy
ra xung quanh các em. Các em là chủ thể nhận thức, vậy nên khi giảng dạy giáo viên
tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa
tuổi học sinh, để có những hoạt động đến quá trình lĩnh hội tri thức của các em. Người
giáo viên phải thường xuyên có biện pháp tâm lí, kích thích học sinh học tập như:
khen ngợi, tuyên dương,…tạo hứng thú cho học sinh phát triển ghi nhớ các biểu
tượng, khái niệm kiến thức đến từ cả 5 giác quan nghe, nhìn, sờ mó, nếm, ngửi.Vì thế
giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức hoạt động làm phong phú các hoạt động học
tập, tăng cường phương pháp phát triển khả năng quan sát tri giác của học sinh để giúp
các em chủ động tiếp thu tri thức, hiểu bài nhanh, khắc sâu và nhớ kiến thức bài học
tốt.
2 - Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
* Các biện pháp tiến hành :
- Cung cấp kiến thức cho học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ
Giáo dục quy định.
- Trong mỗi tiết dạy giáo viên nghiên cứu soạn giảng có chất lượng . Hệ thống
câu hỏi có hệ thống dành cho cả 3 đối tượng học sinh (G – K , TB, Y ).
- Qua mỗi tiết dạy giáo viên lồng ghép Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Dựa vào phần rút kinh nghiệm thực tế dạy trên lớp.
- Điều chỉnh phương pháp dạy học thích hợp cho năm sau.
- Áp dụng các phương pháp và kỉ thuật dạy học tích cực.
- Đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và xã hội của học sinh.
* Thời gian tạo ra giải pháp :
- Năm học : 2012 – 2013
B - NỘI DUNG
I - Mục tiêu:
Trình bày nội dung chương trình môn Tự nhiên và xã hội và một số kinh nghiệm
khi vận dụng các nhóm phương pháp dạy học tích cực để dạy môn Tự nhiên và xã hội
lớp 3.
II - Mô tả giải pháp của đề tài:
1 - Thuyết minh tính mới :
Trên cơ sở xác định được nguyên nhân dẫn đến thực trạng dạy học môn Tự
nhiên và xã hội lớp 3, trong thời gian qua, tôi đã lập nội dung chương trình dạy học và
định hướng các nhóm phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học tập
của học sinh như sau:
1.1: Nội dung chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
Nội dung chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 3 có 3 chủ đề gồm 70 tiết của 35
tuần. Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập được phân phối:
- Con người và sức khỏe: 16 bài mới và 2 bài ôn tập.
- Xã hội: 18 bài mới và 3 bài ôn tập, kiểm tra.
- Tự nhiên: 29 bài mới và 2 bài ôn tập kiểm tra.
Cũng như các sách Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2, nội dung kiến thức trong toàn bộ
sách Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, dẫn dắt
học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học, từ cuộc sống xã
hội xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn, từ những cây cối, con vật thường gặp đến
Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng.
Nội dung kiến thức trong chủ đề đều được tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe
một cách hợp lí nhuần nhuyễn; đi từ sức khỏe cá nhân trong chủ đề Con người và sức
khỏe cộng đồng trong chủ đề Xã hội và sức khỏe môi trường trong chủ đề Tự nhiên.
* Quy trình dạy tiết Tự nhiên và xã hội lớp 3
I- Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức cũ có liên quan kiến thức của bài
mới.
II- Dạy bài mới: (28- 30’)
1- Giới thiệu bài: (1-2’)
- Hình thức tổ chức: Giáo viên nêu mục tiêu tiết học hay tổ chức trò chơi, bài
hát, điệu múa hoặc các động tác khởi động.
- Mục đích: Khơi gợi hứng thú học tập, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, có
mục đích.
- Giáo viên phải hướng dẫn khéo léo để làm xuất hiện những tình huống có vấn
đề, kích thích trí tò mò, ham học hỏi của học sinh.
2- Tổ chức các hoạt động dạy học: (27-28’)
* Hoạt động 1: Quan sát hình thành khái niệm kiến thức.
a) Mục tiêu: Học sinh biết được mục đích quan sát, được quan sat trực tiếp có
kế hoạch. Trên cơ sở quan sát học sinh tự rút ra kết luận hoặc kiến thức cần có.
b) Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng phương pháp
+ Quan sát
+ Thảo luận nhóm
+ Hỏi đáp
+ Đỗng não.
* Hoạt động 2: Khai thác vốn sống thực tế- Liên hệ hình thành kĩ năng thái độ.
a) Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét thắc mắc, đặt câu hỏi. Biết cách diễn
đạt những hiểu biết của mình về các sự vật hiện tượng đơn giản trong Tự nhiên và xã
hội.
- Kĩ năng tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lý trong đời sống để
phòng chống một số bệnh tật và tai nạn.
b) Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng phương pháp
+ Quán sát
+ Thảo luận nhóm
+ Hỏi đáp
+ Luyện tập thực hành
+ Điều tra
* Hoạt động 3: Trò chơi học tập hoặc làm phiếu bài tập theo yêu cầu.
a) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, kĩ năng vừa học.
- Gây hứng thú, xua tan mệt mỏi sau các hoạt động quan sát hình thành kiến
thức.
- Tích cực hóa học sinh.
b) Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng phương pháp
+ Quan sát
+ Trò chơi
+ Dóng vai
+ Điểu tra
Sau mỗi hoạt động giáo viên cần chốt kiến thức, kĩ năng trọng tâm đã cung cấp
cho học sinh.
c) Củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Giáo viên nêu 1-2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh đã
nắm được qua giờ học.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
1.2. Các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, tôi có thể chia các
phương pháp dạy học thành các nhóm phương pháp như sau:
Nhóm 1: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp động não và phương pháp
đóng vai.
- Phương pháp thảo luận, giáo viên tổ chức đối thoại giữa giáo viên và học sinh
hoặc giữa học sinh với học sinh, nhằm phối hợp trí tuệ của tập thể giải quyến một vấn
đề do thực tế cuộc sống đòi hỏi để tìm hiểu hoặc đưa ra những giải pháp, kiến nghị,
những quan niệm mới. Học sinh giữ vai trò tích cực và chủ động tham gia thảo luận và
tranh luận. Giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề gợi ý khi cần thiết và tổng kết thảo luận.
Khi tổ chức hoạt động giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận, cần dự kiến thời gian
nhất định, hình thức thảo luận, nội dung thảo luận để học sinh thảo luận hướng vào
mục tiêu bài học, huy động kiến thức thực tế để xây dựng bài học.Giáo viên cần nêu ra
những vấn đề để học sinh tìm cách giải quyết và rút ra kết luận khoa học. Dạy như vậy
chính là tôi đã kết hợp gữa phương pháp thảo luận và phương pháp động não.
- Với học sinh lớp 3 còn nhỏ tư duy của các em còn mang tính khái quát, khi sử
dụng tình huống đóng vai tôi cần lựa chọn và đưa ra những vấn đề đơn giản phù hợp
với nhận thức của các em. Những tình huống đưa ra có nội dung học tập gắn liền với
thực tế cuộc sống để học sinh tham gia giải quyết bằng lời không cần màn kịch.
- Để phát huy được ưu thế của phương pháp này tôi thực hiện các bước sau:
+ Lựa chọn tình huống.
+ Chọn học sinh tham gia.
+ Chuẩn bị diễn xuất.
Đánh giá kết quả.
Đây là nhóm phương pháp đặc trưng, sử dụng chính trong chủ đề “ Xã hội”. Nó
tập cho học sinh kĩ năng nghiên cứu giải quyết vấn đề về kiến thức do bài học đặt ra.
Ví dụ: Bài 36 “ Vệ sinh môi trường”
* Hoạt động 1: Tôi chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1,2 trang 68
SGK thảo luận nhóm nội dung các câu hỏi trong phiếu bài tập như sau:
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe
con người?
Ví dụ: Bài 23 “Phòng cháy khi ở nhà
Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai
Tôi nêu câu hỏi để học sinh động não: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà
bạn? Sau đó tôi cho học sinh quan sát, thảo luận rồi tự rút ra kết luận: Những vật có
thể gây cháy bất ngờ ở nhà là: bếp ga; điện; can dầu hỏa, xăng để gần bếp lửa; rơm củi
gần bếp, bếp lửa nấu xong chưa được gọn gàng,…. chúng không chỉ gây nguy hiểm
cháy nhà mà còn nguy hiểm đến tài sản và tính mạng con người.
Từ các ý kiến nêu lên ở hoạt động trên. Tôi tổ chức cho học sinh đóng vai theo
các tình huống sau:
Nhóm1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà mình.
Nhóm 2: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa,…nên được cất giữ
ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng
được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình.
Nhóm 3: Bếp ở nhà bạn còn chứ thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc
làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những
thứ dễ cháy có trong bếp?
Nhóm 4: Trong khi đun nấu, bạn và những người lớn trong gia đình cần chú ý
điều gì để phòng cháy?
- Các nhóm thảo luận xong, tôi yêu cầu học sinh từng nhóm diễn xuất theo nội
dung của nhóm mình, học sinh nhóm khác nhận xét đánh giá cách ứng xử của nhóm
bạn.
Nhóm 2: Phương pháp trò chơi và phương pháp luyện tập thực hành.
Ở phương pháp trò chơi giáo viên tổ chức học sinh tham gia trò chơi một cách
có chủ định mà không cần luyện tập trước. Đây là một dạng hoạt động mang tính sáng
tạo. Khi tổ chức giáo viên cần đóng vai trò là trọng tài điều khiển cuộc chơi, học sinh
là người thực hiện. Còn phương pháp Luyện tập- thực hành thì giáo viên tổ chức cho
học sinh thực hành luyện tập để củng cố lại những kiến thức mà bài dạy hoặc chủ
điểm đã đặt ra. Để thực hành luyện tập giáo viên có thể tổ chức nhiều hình thức như:
làm phiếu bài tập, triển lãm hoặc tham quan.
Nhóm phương pháp này là nhóm phương pháp đặc trưng kết hợp thành một
nhóm sử dụng chính trong chủ đề” Con người và sức khỏe”. Nó giúp học sinh luyện
tập theo hiểu biết kiến thức đã học.
Ví dụ: Bài 4: Phòng bệnh đường hô hấp.
Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ” Bác sĩ”. Một học sinh đóng vai bệnh
nhân kể được một số biểu hiện của bệnh viêm dường hô hấp. Một học sinh đóng vai
bác sĩ nêu được tên bệnh.
Qua đó giúp học sinh biết được dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp và tên
bệnh để khi bản thân các em có những dấu hiệu trên thì các em dễ phát hiện mình đã
mắc bệnh viêm đường hô hấp.
Ví dụ: Bài 17: Ôn tập: Con người và sức khỏe.
Tôi tổ chức cho học sinh thực hành vẽ tranh vận động mọi người sống lành
mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy.
Tôi chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm vẽ một đề tài. Nhóm 1 đề tài vận động
không hút thuốc lá. Nhóm 2 đề tài vận động không uống rượu. Nhóm 3 đề tài vận
động không sử dụng ma túy. Các nhóm vẽ xong treo sản phẩm của nhóm mình lên
bảng và cử đại diện nêu ý tưởng bức tranh vận động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có
thểt bình luận, góp ý.
Nhóm 3: Phương pháp điều tra và phương pháp hỏi đáp
Phương pháp điều tra giúp tổ chức và hướng dẫn học sinh tìm hiểu vấn đề, sau
đó dựa trên thông tin thu thập tiến hành phân tích so sánh, khái quát hóa để rút ra kết
luận. Còn phương pháp hỏi đáp yêu cầu giáo viên tổ chức đối thoại với học sinh, nhằm
dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận khoa học, hoặc vận dụng kiến thức vào thực tế.
Phương pháp này được coi là công cụ tốt nhất đến việc lĩnh hội kiến thức của học
sinh, giúp giáo viên đánh giá kết quả thu nhận kiến thức đó và nhờ vậy giáo viên điều
chỉnh nội dung, phương pháp dạy cho phù hợp.
Nhóm phương pháp này sử dụng chủ yếu trong chủ đề: “ Tự nhiên”, nhằm kích
thích học sinh tích cực nghiên cứu tìm hiểu kiến thức ở chủ đề này, học sinh có rất
nhiều vốn sống, vốn hiểu biết để tham gia vào bài học. Những loài cây, loài động vật
sống trong nhà và trong rừng,. Mặt trăng, Mặt trời, Trái đất đều là những loài vật, sự
vật trong thiên nhiên gần gũi với các em hàng ngày. Vì vậy giáo viên nên chú ý tổ
chức các hình thức học tập như: ở ngoài thiên nhiên, hoạt động triển lãm, trưng bày
các vật thật, tranh ảnh, để giờ học thêm sinh động, học sinh học tập hăng hái, tích cực,
kiến thức của bài học sẽ được học sinh nhớ lâu và khắc sâu hơn.
Ví dụ: Bài:41: Thân cây
Sau khi tổ chức cho học sinh quan sát, tôi hướng dẫn cho học sinh đánh dấu vào
phiếu điều tra, để nhận diện và thấy được ích lợi của một số thân cây.
Ví dụ: Bài 27: Chim
Tôi tổ chức triễn lãm theo nhóm. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm đưa
ra các tranh ảnh các loại chim đã sưu tầm cho cả nhoam xem. Thành viên trong các
nhóm cùng phân loại chúng thành 3 nhóm: nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm có
giọng hót hay. Sau đó giáo viên tổ chức các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình
và đánh gí lẫn nhau. Học sinh tự rút ra kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài chim.
Chúng có thể sống ở khắp nơi. Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng.
Khi sử dụng nhóm phương pháp này tôi nhận thấy cần lưu ý những điểm sau:
+ Phiếu điều tra phát ra cho học sinh cần rõ ràng, cụ thể để học sinh tiện lợi trả
lời hoặc điền vào phiếu. Người giáo viên phải khéo léo nêu câu hỏi để gây cho học
sinh cảm giác chính học sinh là người tìm ra kiến thức mới.
+ Câu hỏi phải thể hiện tính vừa sức, gần gũi giúp học sinh huy động tối đa vốn
sống và kiến thức thực tế của mình để xây dựng bài học.
Ngoài 3 nhóm phương pháp trên phương pháp quan sát là phương pháp đặc
trưng nhất của môn Tự nhiên và Xã hội. Phương pháp này có thể kết hợp với tất cả các
phương pháp dạy học khác trong quá trình giảng dạy. Quan sát là nguồn gốc và
phương tiện nhận thức và trí lực của con người. Cho nên, khi sử dụng phương pháp
này tôi hướng dẫn học sinh biết cách quan sát để tìm tòi và phát hiện ra kiến thức mới.
Khi tổ chức cho học sinh quan sát tôi cần xây dựng cho học sinh trình tự quan sát như
sau:
- Mục đích quan sát
- Lựa chọn đối tượng quan sát.
- Hình thức quan sát.
- Trình tự quan sát.
Ví dụ: Bài: 47: Hoa
Tôi tổ chức cho học sinh quan sát các bông hoa trong các hình ở trang 90,91
SGK và vật thật để nhận biết những bông hoa nào có hương thơm, những bông hoa
nào không có hương thơm. Đồng thời các em nêu được ích lợi của nhóm hoa đó.
Trên đây là các nhóm phương pháp đã được tôi nghiên cứu để sử dụng trong
từng chủ đề học tập của môn Tự nhiên và Xã hôi lớp 3. Mặc dù mỗi chủ đề có
những phương pháp đặc trưng riêng nhưng khi dạy người giáo viên cần phối hợp
sử dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Qua
kinh nghiệm giảng dạy tôi thấy rằng, trong một giờ học không bao giờ chỉ dùng
một phương pháp dạy học mà thành công. Một bài giảng tốt là kết quả của việc
phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt, hợp lý thì giờ
học mới đạt kết quả cao.
3. Một số biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng đổi mới phương
pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.
3.1. Tổ chức tốt các hoạt động dạy học.
- Mục tiêu đổi mới của môn học là nhằm tăng cường hoạt động học tập của cá
nhân học sinh nên tổ chức dạy học theo hướng sáng tạo chính là trọng tâm của việc
đổi mới. Vì vậy, để đưa học sinh trở thành chủ thể của nhận thức, chủ động tích cực
tiếp thu kiến thức mới. Tôi cần khéo léo tổ chức các hoạt động dẫn dắt học sinh chiếm
lĩnh kiến thức mới theo hướng hoạt động tích cực hóa. Tôi cần xác định đúng tầm
quan trọng của môn học, ý nghĩa của môn học để đảm bảo các yêu cầu:
+ Dạy đủ số tiết, số bài quy định.
+ Dạy đủ thời gian, đi đúng quy trình thống nhất của một tiết dạy.
+ Dạy đúng theo hướng đổi mới các phương pháp tổ chức, các hoạt động học
tập để học sinh tham gia xây dựng bài học.
3.2. Lựa chọn các phương pháp phù hợp với bài học.
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, do vậy tôi phải có sự lựa chọn
kết hợp giữa các phương pháp cho phù hợp với dặ trưng của môn học. Bên cạch đó tôi
cần căn cứ vào hoàn cảnh, tình hình cụ thể của lớp học và đặc điểm tâm sinh lí của học
sinh để thay đổi hình thức học tập, tạo hứng thú cho học sinh. Nhằm giúp học tìm ra
kiến thức bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất. Vì thế, tôi cần nắm vững và sử dụng
thành thạo các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới kế thừa được những ưu điểm
của các phương pháp truyền thống, sử dụng đa dạng các hình thức học tập như thảo
luận nhóm (theo kĩ thuật khăn phủ bàn), đàm thoại, trực quan, luyện tập thực hành, trò
chơi,… để tiết dạy diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và có hiệu quả.
3.3. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
Khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học là
cực kì quan trọn với tất cá các môn học. Đồ dùng dạy học quyết định sự thành công
của một tiết dạy. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy tôi cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục
vụ cho tiết dạy của mình. Tôi phải có phương pháp sử dụng thích hợp đối với mỗi loại
thiết bị dạy học. Tôi cần sử dụng thiết bị dạy học như một nguồn cung cấp kiến thức
chứ không phải để minh họa cho bài học, làm đẹp cho giờ học. Ngày nay công nghệ
thông tin được đưa vào giảng dạy phổ biến hơn nên những tiết dạy giáo án điện tử tôi
cần tìm tòi, sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh thực tế để đưa vào bài giảng những hình ảnh
đẹp làm tăng hiệu quả giờ học.
Khi sử dụng đồ dung dạy học, giáo viên cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học.
- Cần nghiên cứu, sử dụng thành thạo các loại đồ dùng.
- Lựa chọn đúng thời điểm phù hợp để đưa ra đồ dùng.
- Cần huy động tối đa những đồ dùng học tập học sinh có thể chuẩn bị được để
phục vụ cho các hoạt động tập thể, tranh ảnh, vật thật.
Đối với học sinh cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập đã được giáo
viên giao, tham gia xây dựng bàid học một cách hiệu quả.
3.4. Phối hợp Tự nhiên và xã hội với các môn học khác.
Trong trường Tiểu học các môn học có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, môn nọ là nền
tảng để học tốt môn kia. Vì vậy môn Tự nhiên và xã hội là tư liệu phục vụ cho bài học,
chúng là thực tế Tự nhiên và xã hội, con người quanh các em. Vì vậy trong quá trình
giảng dạy, tôi cần phải tích hợp kiến thức các môn học có liên quan như: Tiếng Việt,
Đạo đức,… để giúp học sinh có thêm kiến thứ thu nhập thực tế vận dụng vào bài học.
3.5. Tăng cường bồi dưỡng vốn kiến thức cho giáo viên và học sinh.
2 – Khả năng áp dụng:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng nhưng là khâu
quan trọng nhất trong quá trình giảng dạy của một môn học. Sau gần hai năm vận
dụng các biện pháp tích cực vào dạy Đạo đức cho học sinh lớp 4A3 (Năm học 2010 –
2011 ) và lớp 4A1 (Năm học 2011 – 2012 ) do tôi chủ nhiệm và được nhân rộng ra cả
khối trong năm học 2011 - 2012. Đến nay chất lượng học tập của các em đã có những
tiến bộ rõ rệt . Đặc biệt hiện nay, học sinh lớp tôi cũng như cả khối đã biết vận dụng
một cách linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống như : Các em biết lễ phép
chào hỏi thầy cô giáo và những người lớn tuổi; biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết
cư xử đúng mực với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh; biết yêu lao động; biết
giữ gìn vệ sinh trường lớp; biết bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng; biết tích
cực tự giác trong hoạt động học tập cũng như các hoạt động xã hội … Cũng chính nhờ
vận dụng tốt các phương pháp tích cực để dạy Đạo đức mà học sinh lớp tôi cũng như
cả khối đã có thái độ học tập nghiêm túc tự giác. Đối với các em, bây giờ, môn Đạo
đức là môn học hấp dẫn, lôi cuốn và có hiệu quả thiết thực.
Nhờ vận dụng các phương pháp dạy học tích cực khi dạy Đạo đức mà kết quả
học tập và việc rèn luyện đạo đức của học sinh lớp tôi trong 2 năm và cả khối 4 trong
năm học 2011 – 2012 đạt kết quả như sau :
Năm học : 2010 - 2011 - Cuối năm ( Lớp 4A3 )
TSHS Hoàn thành tốt (A
+
) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành(B)
Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%)
12 42,9 16 57,1 / /
Năm học 2011-2012 – Học kì I ( Lớp 4A1 )
TSHS Hoàn thành tốt (A
+
) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành(B)
24
Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%)
16 66,7 8 33,3 / /
Năm học 2011-2012 - Học kì I ( Cả khối )
TSHS Hoàn thành tốt (A
+
) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành(B)
92 Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%)
59 64,1 33 35.9 / /
3. L ợi ích kinh tế - xã hội :
Qua những bài học Đạo Đức giúp HS :
- Biết tiết kiệm thời giờ, tiền của, biết giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp,
- Hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em ứng xử đúng đắn
qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày; có thái độ cư xử đúng đắn đối với những
người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè,…Bước đầu hình thành nhân cách của học
sinh Tiểu học và làm nền tảng về đạo đức cho HS ở các lớp sau.
C : KEÁT LUAÄN
I - Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp:
Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tế tôi đã
rút ra một số kinh nghiệm như sau :
- Dạy học môn Đạo đức là quá trình chuyển tải những giá trị, chuẩn mực đạo
đức của xã hội thành niềm tin, tình cảm và hành vi đạo đức của học sinh. Điều đó chỉ
có kết quả tốt khi học sinh hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy
học. Như lời của một nhà tâm lý học đã nói: “Con người sẽ ghi nhớ rất lâu bền những
gì do chính họ tự muốn tìm hiểu và tự mình tìm hiểu”. Do đó, giáo viên cần tận dụng
mọi phương pháp, hình thức dạy học để tạo cơ hội cho học sinh được suy ngẫm, bày
tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với các hành vi, việc làm, các hiện tượng, đối với
các chuẩn mực đạo đức ; tạo cơ hội cho học sinh thực hành các chuẩn mực hành vi.
- Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các bài dạy
Đạo đức, khi dạy, giáo viên phải gắn kieán thức bài với thực tiễn cuộc sống của học
sinh . Giáo viên cần thường xuyên tổ chức cho học sinh liên hệ, tự liên hệ ; thảo luận,
phân tích các tình huống, các hiện tượng , sự kiện trong đời sống đạo đức ở lớp học ,
nhà trường , địa phương ; hướng dẫn , giúp đỡ các em thực hiện những việc làm phù
hợp với lứa tuổi và cuộc sống xã hội xung quanh các em.
- Phương pháp và hình thức dạy Đạo đức Lớp 4 rất phong phú, đa dạng. Mỗi
phương pháp đều có những mặt mạnh và hạn chế riêng. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn
và sử dụng kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung, tính chất từng bài và
điều kiện thực tế của học sinh mình dạy.
II - Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp:
- Tạo sự hứng thú học tập cho các em mà giáo viên không cần giảng giải nhiều .
- Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức qua nội dung bài dạy và vận dụng vào thực
tiễn.
- Đề tài mang tính khả thi khắc phục những học sinh nghịch ngợm , vô lễ , trở
thành một học sinh ngoan. Kinh nghiệm dễ thực hiện có thể triển khai rộng rãi cả
trường.
III - Đề xuất , kiến nghị :
Có thể nói rằng, trên một vùng nông thôn thuộc xã bãi ngang , học sinh đa số là
con em lao động nghèo, cha mẹ đi làm ăn xa, tình hình kinh tế gia đình còn nhiều khó
khăn thì việc giáo dục đạo đức của lớp tôi cũng như cả khối là một kết quả hết sức lớn.
Những con số biết nói ấy minh chứng cho sự cố gắng không mệt mỏi vì lòng yêu
nghề, mến trẻ của tôi.
Trong phạm vi một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã trình bày lại những biện
pháp kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình vận dụng các phương pháp
dạy học tích cực khi dạy Đạo đức cho học sinh Lớp 4 Trường Tiểu học số 1 Phước
Thắng . Với khả năng của bản thân, có thể những nội dung được trình bày trong đề tài
còn có ít nhiều hạn chế nhưng đây là tất cả những biện pháp tôi đã vận dụng và đạt
hiệu quả. Tôi rất mong các cấp lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp ghi nhận và góp
thêm ý kiến.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Phước Thắng, ngày 01 tháng 3 năm 2012
Người viết
TRẦN THỊ THÌN
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CẤP TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CẤP PHÒNG
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………