Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Luận văn vận động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính cho người khiếm thị​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.85 KB, 73 trang )

QU
TR

N

N

O

V N

NV N

==================

N UYỄN ỒN M N

VẬN

N N UỒN LỰ

N ẰM Ỗ TRỢ
MÁY V TÍN
(N
TRUN ,

ÊN ỨU
ÔN

NT


N

ỒN

O T O Ỹ N N SỬ DỤN
ON
ỆP TR

ẾM T Ị
N

ỢP T ÔN ÔN

Á, UYỆN V N ỒN, TỈN QUẢN N N )

LUẬN V N T

SĨ ÔN TÁ

N

– 2018


QU
TR

N

N


O

V N

NV N

==================

N UYỄN ỒN M N

VẬN

N N UỒN LỰ

N ẰM Ỗ TRỢ
MÁY V TÍN
(N
TRUN ,

ÊN ỨU
ÔN

NT

N

ỒN

O T O Ỹ N N SỬ DỤN

ON
ỆP TR

ẾM T Ị
N

ỢP T ÔN ÔN

Á, UYỆN V N ỒN, TỈN QUẢN N N )

LUẬN V N T

SĨ ÔN TÁ

N

– 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ
của nhiều cá nhân và tổ chức.
Em trân trọng cảm ơn các thầy, các cô đã tham gia giảng dậy chương trình
đào tạo cao học ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Em chân thành cảm ơn PGS.TS. Trịnh Văn Tùng đã tận tình hỗ trợ và định
hướng nghiên cứu trong suốt quá trình em thực hiện đề tài.
Em trân trọng cảm ơn!
Quảng Ninh, tháng 4 năm 2019
Học viên


Nguyễn Hồng Minh

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NVCTXH

Nhân viên Công tác xã hội

Ngân hàng NN và PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NKT

Người khuyết tật

TC

Thân chủ

TYT

Trạm y tế

UBND

Ủy ban Nhân dân

2



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 2
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 5
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................... 7
2.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 7
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 7
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................. 8
3.1. Đối tượng .................................................................................................... 8
3.2. Khách thể .................................................................................................... 8
3.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................... 9
4.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 9
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 9
5. Câu hỏi và giải thuyết nghiên cứu .............................................................. 9
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 9
5.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu, thực hành ......................................................... 10
6.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10
6.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu ........................................................... 10
6.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu .............................................................. 10
6.1.3. Phương pháp quan sát ........................................................................ 10
6.2. Phương pháp thực hành công tác xã hội ................................................... 11
7. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................. 13
8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 20
Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI………………………..………21
1.1. Khái niệm công cụ ................................................................................. 21
1.2. Các lý thuyết áp dụng............................................................................. 24
3



1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước trong việc nâng cao sự tự tin, hòa nhập
cộng đồng cho người khiếm thị ........................................................................... 30
1.4. Một số đặc điểm của người khiếm thị .................................................... 31
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của người khiếm thị ......................................... 31
1.4.2. Khả năng của người khiếm thị ............................................................ 32
1.4.3. Nhu cầu của người khiếm thị .............................................................. 33
1.5. Tổng quan đời sống của người khiếm thị thôn Đông Trung, Xã Đông
Xá, huyện Vân Đồn ............................................................................................. 34
1.6. Một số kỹ năng Công tác xã hội được ứng dụng ................................... 40
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 46
Chương 2: HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TỪ CỘNG ĐỒNG TRỢ GIÚP THÂN
CHỦ KHIẾM THỊ HỌC TẬP SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH ............................... 47
2.1. Các nguồn lực tại cộng đồng trợ giúp người khiếm thị học tập sử dụng
máy vi tính ........................................................................................................... 47
2.1.1. Nguồn lực từ chính bản thân người khiếm thị .................................... 47
2.1.2. Nguồn lực từ gia đình người khiếm thị ............................................... 49
2.1.4. Cộng đồng ........................................................................................... 50
2.1.5. Bạn bè.................................................................................................. 50
2.1.6. Nguồn lực từ chính quyền địa phương ............................................... 51
2.2. Cách thức vận động nguồn lực trợ giúp thân chủ .................................. 53
2.2.1. Lên kế hoạch trợ giúp ......................................................................... 53
2.2.2. Quản lý nguồn lực ............................................................................... 59
2.2.3. Sử dụng nguồn lực .............................................................................. 59
2.2.4. Hỗ trợ sau đào tạo ............................................................................... 60
2.3. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm ............................................. 61
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 63
Kết luận ......................................................................................................... 63

Kiến nghị ....................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 70
4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác xã hội là một lĩnh vực còn mới mẻ trong xã hội Việt Nam. CTXH
đã được Nhà Nước công nhận là một nghề và có những định hướng phát triển
nhất định từ sau Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 20102020. Sau khi Đề án được phê duyệt, các hoạt động công tác xã hội đã được các
cơ quan cũng như các tổ chức xã hội quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, góp một phần hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương giải
quyết khó khăn và hòa nhập với cuộc sống của cộng đồng. Người khuyết tật là
một trong những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, họ luôn cần sự trợ giúp
của gia đình, sự chung tay của xã hội. Người khuyết tật được phân chia thành
nhiều nhóm khuyết tật khác nhau, trong đó có nhóm khuyết tật nhìn, được gọi là
người khiếm thị, họ là những người bị suy giảm hoặc thị giác không hoạt động
được, thị lực của họ chỉ còn một phần hoặc mù hoàn toàn. Từ đó, người khiếm
thị gặp rất nhiều khó khăn, rào cản trong cuộc sống hằng ngày…. Họ là những
người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, tương lai, bản thân họ cần
được quan tâm về các vấn đề: vật chất, tinh thần, tâm lý…họ cần được sự hỗ trợ
và giải quyết các khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề việc làm để có thể
tự nuôi sống bản thân.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách quan tâm cho người
khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng như: Trợ cấp kinh phí hằng
tháng, được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội,
được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm,
trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công
nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với

dạng tật và mức độ khuyết tật… để người khiếm thị được hưởng các chính sách
của nhà nước và việc hòa nhập cộng đồng được hiệu quả thì vai trò của nhân
viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng.
5


Hiện nay, số người khiếm thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là trên 1000
người - Báo cáo Đại hội đại biểu Hội người mù tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII,
nhiệm kỳ 2017-2022, trên địa bàn xã Đông Xá là 15 người - Báo cáo Đại hội đại
biểu Hội người mù huyện Vân Đồn lần thứ I, nhiệm kỳ 2017-2022. Mặc dù Đảng
và Nhà nước đã có nhiều chính sách để giải quyết, trợ giúp nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người khiếm thị nhưng vẫn còn không ít người khiếm thị
vẫn đang rất khó khăn về vật chất cũng như tinh thần cần tới sự trợ giúp, quan
tâm từ xã hội. Những chính sách hiện nay đang thực hiện là rất cần thiết và góp
phần quan trọng vào giải quyết khó khăn cho người khiếm thị. Nhưng để giải
quyết các khó khăn mà người khiếm thị đang gặp phải một các bền vững thì
chính bản thân những người khiếm thị phải tự mình vươn lên, vượt qua các rào
cản về tâm lý để hòa nhập cùng cộng đồng với sự trợ giúp từ cộng đồng để cùng
giải quyết các nhu cầu chính đáng của ban thân.
Thôn Đông Trung, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là thôn có
nhiều người khiếm thị so với các thôn khác trên toàn xã. Được sự quan tâm của
cấp ủy, chính quyền địa phương về mọi mặt, trong đó có công tác đào tạo nghề
cho người khiếm thị, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, chủ yếu mới
chỉ tập trung vào các việc cụ thể như đào tạo nghề cạo phoi tre, massage. Hiện
nay, dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong cuộc sống đã mang lại những thành tựu to lớn. Sự phát triển của công
nghệ thông tin, cụ thể là máy vi tính và mạng internet sẽ mở ra những cơ hội lớn
cho người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung, họ có thể có cơ hội
được thực hiện các chức năng của mình thông qua việc tiếp cận, học hỏi và sử
dụng được các tiến bộ của khoa học – công nghê đó. Tuy nhiên, hiện nay ở

huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh chưa có lớp đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi
tính cho người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng.
Hơn thế nữa, vai trò của nhân viên công tác xã hội ngày càng được chú trọng
trong nhiều vấn đề, nhiều nhóm đối tượng. Một trong những đối tượng mà vai
trò của công tác xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục được đẩy mạnh đó là hỗ trợ và
giải quyết các khó khăn trong cuộc sống cho người khiếm thị.
6


Từ những lý do trên tác giả luận văn đã chọn đề tài: “Vận động nguồn lực
cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính cho người khiếm
thị (Nghiên cứu can thiệp trường hợp Thôn Đông Trung, xã Đông Xá, huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh)”. Với hy vọng có thể vận động các nguồn lực từ
cộng đồng để hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính cho người khiếm thị ở
địa phương.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn làm rõ một số khái niệm công cụ như: vận động nguồn lực cộng
đồng, hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính và vai trò vận động của nhân
viên công tác xã hội.
Trong luận văn, đã áp dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội để vận
động nguồn lực nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng vi tính cho người khiếm
thị. Từ đó, kiểm chứng tính ứng dụng của phương pháp công tác xã hội cá nhân
và một số lý thuyết áp dụng trong phương pháp công tác xã hội bao gồm: lý
thuyết hệ thống sinh thái (Pincus và Minahan), thuyết nhu cầu (Maslow) trong
thực tế, mô hình dựa vào cộng đồng, đồng thời củng cố sâu sắc hơn những lý
thuyết, kỹ năng công tác xã hội đã được học vào thực tiễn cũng như trong công
việc hiện tại.
Thông qua thực hiện luận văn tốt nghiệp theo hướng thực hành trong công
tác xã hội cũng góp phần bổ sung về mặt lý luận cho những nghiên cứu công tác

xã hội về việc nâng cao sự tự tin, hòa nhập cộng đồng và cải thiện thêm cuộc
sống cho người khiếm thị.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trước tiên nghiên cứu giúp có điều kiện tìm hiểu sâu về người khiếm thị,
những khó khăn trở ngại và những nhu cầu thiết yếu của người khuyết tật nói
chung trên địa bàn huyện và người khiếm thị nói riêng trên địa bàn thôn Đông
Trung, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và học
tập máy vi tính, từ đó giúp cho địa phương có những chính sách phù hợp với
7


nhu cầu, đặc điểm của người khiếm thị và huy động tối đa mọi nguồn lực để trợ
giúp cho người khiếm thị.
Đối với người khiếm thị: Nghiên cứu góp phần giúp người khiếm thị có
được những điều kiện tốt nhất để ổn định tâm lý, tự tin, kết nối nguồn lực để hòa
nhập cộng đồng và cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại và tương lai.
Đối với Hội người mù huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh: Nghiên cứu chỉ ra
vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp cho người khiếm thị
hòa nhập cộng đồng. Từ đó, thấy rõ tầm quan trọng của nhân viên công tác xã
hội trong việc phối hợp trợ giúp người khiếm thị.
Gia đình người khiếm thị: gia đình có cơ hội để tạo điều kiện cho người thân
của mình được tham gia học tập kỹ năng sử dụng máy vi tính nói riêng và tham
gia các hoạt động xã hội khác nói chung khi có điều kiện.
Cộng đồng: Giúp người dân ở địa bàn nghiên cứu hiểu, thông cảm và chia sẻ
hơn với người khiếm thị trong cuộc sống hằng ngày từ đó có những hỗ trợ cần
thiết cho người khiếm thị khi có điều kiện.
Công tác đào tạo: Quan tâm hơn nữa việc đào tạo nghề nghiệp, học tập cho
đối tượng là người khiếm thị phù hợp với thực tế và phù hợp với nhu cầu cuộc
sống hiện tại và tương lai.

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Vận động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi
tính cho người khiếm thị.
3.2. Khách thể
Người khiếm thị tại thôn Đông Trung (04 người);
Lãnh đạo Hội nguời mù huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (03 người: 01
Chủ tịch Hội người mù, 01 Phó Chủ tịch Hội người mù, 01 ủy viên Hội người
mù);
Người sáng giúp việc cho Ban lãnh đạo Hội nguời mù huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh (01 người);
Đại diện chính quyền địa phương;
8


Gia đình của người khiếm thị.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: tháng 6/2017-6/2018
Không gian: Thôn Đông Trung, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh.
Giới hạn nội dung: Ứng dụng Công tác xã hội cá nhân để vận động các
nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính: nguồn lực
tài chính, cơ sở vật chất, người hỗ trợ đào tạo, chính sách của địa phương.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhu cầu của cá nhân người khiếm thị trong việc sử dụng máy vi
tính để làm việc và nhu cầu của hội người mù, của xã hội trong việc tìm kiếm
người có thể sử dụng máy vi tính để làm việc. Từ đó vận động nguồn lực để trợ
giúp cá nhân thân chủ trong học tập sử dụng máy vi tính, hỗ trợ công việc.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận, nghiên cứu về vận động nguồn lực cộng đồng nhằm
hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính cho người khiếm thị;
Đánh giá và phân tích đời sống của người khuyết tật nói chung và của người
khiếm thị nói riêng tại thôn Đông Trung;
Đánh giá và phân tích nhu cầu được hỗ trợ của người khiếm thị trong học
tập sử dụng máy vi tính;
Đánh giá và phân tích vận động nguồn lực cộng đồng để hỗ trợ người khiếm
thị ở thôn Đông Trung học tập sử dụng máy vi tính.
5. Câu hỏi và giải thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng đời sống của người khiếm thị tại thôn Đông Trung như thế nào?
Nhu cầu học tập máy vi tính để tìm kiếm việc làm ra sao?
Cộng đồng thôn Đông Trung có những nguồn lực gì để hỗ trợ người khiếm
thị học tập sử dụng máy vi tính và cách thức để vận động nguồn lực từ cộng
đồng để hỗ trợ người khiếm thị sử dụng máy vi tính như thế nào?
9


5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Đời sống của người khiếm thị tại thôn Đông Trung gặp nhiều khó khăn và
họ có nhu cầu học tập máy vi tính để tìm kiếm việc làm nuôi sống bản thân và
đóng góp cho xã hội.
Cộng đồng thôn Đông Trung có nhiều nguồn lực như gia đình, bạn bè, làng
xóm, các tổ chức xã hội… có thể trợ giúp người khiếm thị học tập máy vi tính,
và cần phải huy động toàn diện các nguồn lực để giúp đỡ họ.
6. Phương pháp nghiên cứu, thực hành
6.1. Phương pháp nghiên cứu
6.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến Hội người mù của huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và các tài liệu khác có liên quan.

Những tài liệu này là do Hội cung cấp và thông qua phỏng vấn sâu: Chủ tịch
Hội người mù huyện Vân Đồn và người sáng giúp việc cho Hội người mù huyện
Vân Đồn.
6.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi và trả lời trực tiếp giữa nhân
viên Công tác xã hội với cán bộ quản lý, các hội viên trong Hội, thân chủ, gia
đình thân chủ nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu được đào tạo kỹ năng
sử dụng vi tính từ đó đưa ra được mô hình can thiệp nhằm huy động nguồn lực
hỗ trợ, trợ giúp cho thân chủ.
Tuy nhiên trong nội dung đề tài, tập trung phỏng vấn Chủ tịch Hội người mù
huyện và người sáng giúp việc cho Hội người mù huyện Vân Đồn.
6.1.3. Phương pháp quan sát
Mục đích của quan sát là nhằm thu thập những thông tin cơ bản liên quan
đến đối tượng.
Quan sát người khiếm thị (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội người mù) sử dụng
máy vi tính để khai thác các thông tin phục vụ công việc của Hội người mù. Từ
đó, lựa chọn người để thực hiện phỏng vấn phù hợp, để lấy thông tin về một
cách khách quan và chính xác.
10


6.2. Phương pháp thực hành công tác xã hội
Phương pháp can thiệp được sử dụng là phương pháp công tác xã hội với
cá nhân. Trong tiến trình thực hiện, nhân viên công tác xã hội sẽ sủ dụng các kỹ
năng đánh giá nguồn lực và huy động các nguồn lực để trợ giúp một cá nhân
thân chủ bị khiếm thị tham gia vào học tập sử dụng máy vi tính, nâng cao kỹ
năng lao động để tiếp cận việc làm. Phương pháp công tác xã hội cá nhân được
sử dụng với 7 bước can thiệp. Trong quá trình can thiệp, ở bước kế hoạch, nhân
viên CTXH sử dụng kỹ năng đánh giá nguồn lực và huy động nguồn lực trợ giúp
thành công thân chủ trong việc học tập kỹ năng sử dụng máy vi tính nâng cao cơ

hội việc làm. Mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu làm việc nuôi sống bản
thân của thân chủ và đáp ứng yêu cầu của Hội người mù trong tìm kiếm nhân
viên biết sử dụng máy vi tính để làm công tác cho Hội (Bùi Thị Xuân Mai,
Nguyễn Thị Thái Lan, 2011).
Các bước tiến hành:
1. Tiếp cận thân chủ
7. Đánh giá

2. Xác định vấn đề

6. Trị liệu

3. Thu thập dữ kiện

4.Chẩn đoán

5 . Kế hoạch trị liệu

Các kỹ năng: Giao tiếp, quan sát, lắng nghe, vấn đàm, vãng gia, tham
vấn...
Quá trình sử dụng phương pháp này không chỉ là tương tác giữa
NVCTXH với thân chủ mà còn sử dụng trong tương tác với gia đình, với người
thân, hàng xóm, cán bộ địa phương nơi ở... của thân chủ.
Việc xác định chuẩn xác, đúng về con người thân chủ là một yếu tố quan
trọng giúp cho quá trình thực hiện can thiệp, hỗ trợ thân chủ đúng hướng, đạt kết
11


quả tối ưu. Do vậy, nhân viên CTXH đề ra nhiệm vụ, mục tiêu và xây dựng
phương pháp thực hiện như sau:

Phương pháp, kỹ nãng,
Stt
1

Nhiệm vụ
Tiếp cận TC

Mục tiêu

công cụ

Xây dựng được mối quan hệ - Giao tiếp, lắng nghe, đặt câu
với TC, TC cởi mở khi gặp hỏi; quan sát, thiết lập mối
gỡ, tiếp xúc; TC chấp nhận quan hệ
- Nêu rõ mục đích, nguyên tắc

mình.

của quá trình can thiệp
2

Thu thập thông - Thông tin nhân khẩu

- Trò chuyện, đặt câu hỏi, quan

tin, phân tích và - Trạng thái sức khỏe, tinh sát, lắng nghe, vãng gia, ghi
xử lý thông tin thần, tâm lý, sở thích, thói nhật ký...
quen, công việc... của TC

- Làm việc trực tiếp với TC


- Thông tin về gia đình

- Khai thác qua người thân,

- Các quan hệ xã hội của TC hàng xóm, đồng nghiệp, bạn
- Thông tin về vấn đề gây bè...
tổn thương TC

- Tiếp cận với người chồng
- Kết hợp cung cấp thông tin
về BLGĐ (vừa giúp TC hiểu
thêm về vấn đề, vừa xác định
quan điểm, thái độ... của TC
trước vấn đề)

3

Tổng hợp thông - Đánh giá nhiều chiều vấn - Phân tích, xử lý thông tin
tin, phân tích,

đề của TC

- Thống nhất với TC

đánh giá

- Xác định nhu cầu của TC
(sắp xếp theo thứ tự, bắt đầu
từ nhu cầu cấp thiết nhất)

- Xác định điểm mạnh, điểm
yếu của TC
12


4

Xác định vấn - Gồm những vấn đề gì?

- Làm việc trực tiếp với TC,

đề/bệnh lý của - Vấn đề cấp bách cần giải gia đình, hàng xóm, tổ dân
TC (chẩn đoán) quyết (thống nhất giữa TC phố, tổ chức công đoàn cơ sở...
và NVXH, TC tự khẳng - Liệt kê, phân tích
định vấn đề)?

- Cung cấp kiến thức

- Trong quá khứ, TC đã làm - Thống nhất vấn đề với TC
gì để giải quyết vấn đề đó?
- Những yếu tố nào ảnh
hưởng đến vấn đề của TC và
mức độ ảnh hưởng
5

Xây dựng bản Có bản mô tả chi tiết về TC - Phân tích, xử lý thông tin
mô tả chi tiết về với những thông tin đã thu - Viết báo cáo
TC

thập được


7. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, quyền con người ngày càng được quan
tâm, đi cùng với nó là các nhu cầu của con người và đặc biệt là quyền con người
cần được đảm bảo thực hiện đầy đủ để phù hợp với sự phát triển tiến bộ và công
bằng xã hội. Chính sách phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội
đang được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn bao giờ hết, sự đảm bảo về mức độ
bao phủ của hệ thống an sinh xã hội lên mọi cá nhân trong xã hội luôn được coi
trọng và thể chế hóa trong các văn bản luật pháp cụ thể, đặc biệt là các chính
sách hỗ trợ đối với các nhóm người yếu thế trong xã hội nhằm đảm bảo sự đối
xử công bằng và cơ hội bình đẳng ngang nhau. Tuy nhiên hiện nay hiệu quả của
việc thực hiện các văn bản pháp luật hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới việc một số người khi hưởng các
quyền lợi đã được quy định còn có những hạn chế nhất định. Cộng đồng người
khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng hiện nay gặp vô vàn những
khó khăn trong cuộc sống, họ bị mất đi nhiều cơ hội để hòa nhập phát triển trong
đó có việc họ ít có cơ hội tiếp cận các công trình công cộng do mang trong mình
13


những khiếm khuyết cơ thể, cộng với sự hỗ trợ hạn chế từ cộng đồng và gia
đình, những rào cản mà người khiếm thị gặp phải từ môi trường xã hội là rất
nhiều và chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ. Đã có rất nhiều những nghiên cứu
khoa học xã hội liên quan đến người khuyết tật nói chung như: Nghiên cứu về
tâm sinh lý của người khuyết tật; Nghiên cứu về quy mô sự tăng giảm về số
lượng người khuyết tật qua các giai đoạn các thời kỳ cụ thể; Sự phân bố địa vực
của người khuyết tật; Sự tiếp cận các công trình giao thông, y tế, trường học,
bệnh viện; các nghiên cứu về đánh giá xác định các dạng tật, phân loại khuyết
tật, nghiên cứu về việc thực thi chính sách pháp luật về NKT…nhằm giúp người
khuyết tật có thể hòa nhập xã hội tốt hơn.

7.1. Các nghiên cứu nước ngoài.
Nghiên cứu nước ngoài “Disability and social inclusion in Ireland, Brenda
Gannon and Brian Nolan, 2011” (Khuyết tật và hòa nhập xã hội ở Ireland,
Brenda Gannon and Brian Nolan, 2011). Nghiên cứu xem xét NKT có hoàn
cảnh khó khăn hòa nhập xã hội, trong đó nghiên cứu: thu nhập, trình độ học vấn,
kinh tế, và tham gia xã hội...và đồng thời chỉ ra rằng yếu tố mặc cảm tự ti là một
trong những yếu tố cản trợ NKT tham gia hòa nhập xã hội và 6 cuộc sống hàng
ngày. Báo cáo này nêu lên sự khác biệt giữa NKT và không khuyết tật trong việc
tham gia hòa nhập cộng đồng. Thông qua việc thống kê các số liệu thu thập
được để đánh giá mức độ đói nghèo, sự tham gia giáo dục... của NKT. Đồng
thời tìm hiểu thêm mức độ ảnh hưởng của NKT đến cuộc sống hàng ngày và tới
những người khác. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến yếu tố khuyết tật có ảnh hưởng
lớn đến đời sống của NKT, thiết kế nơi làm việc không phù hợp với các dạng
tật, sự kỳ thị của cộng đồng và việc tiếp cận giao thông đi lại còn khó khăn.
Nghiên cứu nước ngoài “The National Disability Strategy report, Council of
Australian Gorvement 2012” (Báo cáo chiến lược Quốc Gia về NKT, Hội đồng
chính phủ Úc, 2012). Chiến lược NKT quốc gia đã đưa ra bản kế hoạch mười
năm để cải thiện cuộc sống cho NKT Úc. Kế hoạch này sử dụng sự đồng bộ và
thống nhất của tất cả các ban ngành địa phương về chính sách và chương trình
qua đó cho phép NKT thực hiện đầy đủ các chức năng, tiềm năng của họ như
14


những công dân khác. Chiến lược này đóng góp một vai trò không nhỏ trong
việc bảo vệ, thúc đẩy quyền lợi cho NKT, từ đó đảm bảo các chính sách mà
NKT và gia đình họ được hưởng. Một trong sáu khía cạnh ưu tiên hành động
giành cho NKT, gia đình và người chăm sóc họ có khía cạnh liên quan đến hỗ
trợ cho NKT, đó là “NKT có thể được tiếp cận các công trình giao thông, công
viên, các tòa nhà và nhà ở, thông tin kĩ thuật số và công nghệ truyền thông, đời
sống dân sự , thể thao, giải trí văn hóa… “Thứ hai là Quan tâm đến hệ thống

giáo dục dành cho NKT và khả năng tham gia học tập của NKT”. Chiến lược
này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện
các quyền con người của người khuyết tật. Nó sẽ giúp đảm bảo rằng các nguyên
tắc làm cơ sở Công ước được kết hợp vào các chính sách và chương trình ảnh
hưởng tới người khuyết tật, gia đình và người chăm sóc họ. Vì lợi ích của tất cả
mọi người, các rào cản đối với những đóng góp có thể được thực hiện bởi những
người có khuyết tật, gia đình và người chăm sóc cần được loại bỏ. Chiến lược
vượt ra ngoài hệ thống 7 chuyên gia hỗ trợ người khuyết tật được cung cấp bởi
khối thịnh vượng chung, các quốc gia và vùng lãnh thổ theo Hiệp định người
khuyết tật quốc gia (NDA). Dựa vào những luận điểm của hai công trình nghiên
cứu báo cáo trên để phục vụ cho nghiên cứu khoa học của mình. Hai công trình
nghiên cứu khoa học nên trên đã tập trung rất nhiều vào khả năng hòa nhập xã
hội của người khuyết tật, đưa ra những luận điểm về sự khó khăn mà NKT phải
đối mặt trong cuộc sống. Nhưng việc đưa ra các hướng hỗ trợ cụ thể cho người
khuyết tật vận động tiếp cận các công trình cơ quan trụ sở làm việc công cộng
như UBND và TYT thì chưa được đề cập mà chỉ nói về thực trạng khó khăn mà
NKT gặp phải mà thôi.
7.2. Các nghiên cứu trong nước
Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế
kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II. Báo cáo này được soạn thảo theo hướng
dẫn tại Nghị quyết số 60/251 ngày 15/3/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc,
Nghị quyết số 5/1 ngày 18/06/2007 và Quyết định số 17/119 ngày 19/6/2011 của
Hội đồng Nhân quyền nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các quyền con người
15


trên lãnh thổ Việt Nam. Tại mục Người khuyết tật số thứ tự 66 ghi Việt Nam đã
ký Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2008 và dự kiến hoàn thành thủ
tục phê chuẩn trong năm 2014, cũng như đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện
luật pháp, chính sách nhằm thúc đẩy quyền của người khuyết tật. Trong lộ trình

phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tất, Việt Nam đã ban hành Luật
về người khuyết tật năm 2010 và xây dựng các văn bản thi hành. Trong giai
đoạn 2010-2013, đã có 13 văn bản dưới Luật được ban hành có liên quan tới
người khuyết tật trong các lĩnh vực truyền thông, thể thao, du lịch, tiếp cận an
sinh xã hội và thúc đẩy thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Số 67 ghi chính sách
chung của Nhà nước là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết
tật thực hiện bình đẳng về các quyền về 8 chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và
phát huy khả năng của họ để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia
các hoạt động xã hội. Người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm
sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các
quyền khác theo quy định của pháp luật. Số 68 ghi Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đẩy mạnh
thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật theo quy định của Luật Người
khuyết tật, đồng thời thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về 7 lĩnh vực
ưu tiên trong Thập kỷ thứ II Thiên niên kỷ Biwako về người khuyết tật khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Đề án chia làm 2 giai đoạn với những chỉ tiêu cụ thể
nhằm thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật trong các lĩnh vực y tế, giáo
dục, lao động, xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin, văn hóa, thể thao,
pháp lý… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng triển khai một loạt các chính sách trợ
giúp người khuyết tật như đề án trợ giúp phục hồi chức năng cho người tâm
thần; tham gia và thực hiện các sáng kiến của quốc tế và khu vực; tăng cường sự
tham gia của người khuyết tật và bảo vệ quyền của người khuyết tật; hỗ trợ
thành lập các tổ chức tự lực của người khuyết tật; trợ giúp đào tạo nghề và tạo
việc làm; cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các công trình văn hoá, công
cộng và các dịch vụ xã hội cơ bản khác của người khuyết tật. Trong báo cáo này
có quy định và luận điểm liên quan đến việc hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận
16


và sử dụng các công trình văn hoá, công cộng và các dịch vụ xã hội cơ bản khác

của người khuyết tật nói chung, sự hỗ trợ người khuyết tật vận động tiếp cận các
công trình trụ sở làm việc có nằm trong hạng mục người khuyết tật. Nghiên cứu
này sẽ cụ thể hơn những cách hỗ trợ NKT VĐ tiếp cận các công trình công cộng
là UBND và TYT. Nghiên cứu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với đề
tài: “Vai trò của tổ chức người tàn tật trong việc xây dựng các chính sách,
chương trình quốc gia về về dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật của bộ
thương binh lao động và xã hội”. Nghiên cứu này cũng nói đến việc xây dựng và
thực hiện 9 các chính sách cho người khuyết tật để họ được đáp ứng nhu cầu
việc làm của mình, họ được tư vấn hỗ trợ dạy nghề, qua đây người khuyết tật
biết được những nơi có thể nhận mình vào làm việc, để có thể có một công việc
phù hợp với bản thân, tuy nhiên hai đề tài nêu trên nội dung chủ yếu là định
hướng và giải quyết nhu cầu việc làm cho NKT, mà chưa hề đề cập đến nhu cầu
tiếp cận của NKT vận động với các công trình công cộng. Nghiên cứu hòa nhập
xã hội: “Giảm thiểu sự kì thị và phân biệt đối sử với NKT Việt Nam” - Viện
ngiên cứu phát triển xã hội, Ban Tuyên Giáo Trung ương và Mặt Trận Tổ Quốc
Việt Nam, 2010. Nghiên cứu này chỉ ra rằng có 14 khó khăn mà NKT đang gặp
phải trong đó có khó khăn trong việc tiếp cận các công trình công cộng. Nghiên
cứu khoa học: “Mặc cảm tự ti của NKT trong quá trình hòa nhập xã hội” - Đinh
Thị Thủy, 2013. Nghiên cứu đánh giá những yếu tố tác động ảnh hưởng của mặc
cảm tự ti đến cuộc sống của NKT VĐ và làm rõ vai trò hoạt động hỗ trợ can
thiệp của cán bộ địa phương đối với NKT VĐ có mặc cảm tự ti. Nghiên cứu
khoa học: “Biện hộ thực hiện chính sách xây dựng công trình công cộng phù
hợp với người khuyết tật vận động dựa vào cộng đồng, nghiên cứu tại hai trường
đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trường đại học Khoa học tự nhiên –
Đại học Quốc gia Hà Nội” 2014. Công trình đẩy mạnh các hoạt động biện hộ
thực hiện chính sách xây dựng công trình công cộng phù hợp với người khuyết
tật vận động dựa vào cộng đồng và được nghiên cứu tại trường học, đối tượng
người khuyết tật chủ yếu là sinh viên, đề tài này có nhiều luận điểm phù hợp để
áp dụng vào công trình nghiên cứu đi sau là hỗ trợ người khuyết tật vận động
17



tiếp cận sử dụng các công trình công cộng cụ thể là cơ quan, công trình trụ sở
làm việc, công trình cũng bổ sung và làm rõ sự hỗ trợ về biện hộ thực hiện chính
sách xây dựng công trình công cộng phù hợp với người khuyết tật vận động. 10
Theo Dantri.com về chương trình người khuyết tật tiếp cận các công trình công
cộng thì phần lớn các công trình đang xây dựng và sử dụng đều thiếu phương
tiện và trang thiết bị cũng như các giải pháp thiết kế tiếp cận sử dụng đối với
người khuyết tật, là rào cản hạn chế người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, phát
huy năng lực, đóng góp cho xã hội. Hiện nay các công trình công cộng ở nước ta
mới chỉ đáp ứng một phần nào các công cụ để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận,
nói chung người khuyết tật còn rất nhiều khó khăn rào cản để tiếp cận sử dụng
các công trình công cộng một cách đầy đủ và đúng nghĩa hòa nhập xã hội. Hoạt
động hỗ trợ trong công tác xã hội được ví là xương sống trong công tác xã hội
đối với tất cả mọi hoạt động trợ giúp đối tượng, đối với đối tượng người khuyết
tật vận động và sự hỗ trợ tiếp cận sử dụng các công trình công cộng liên quan lại
ít được nghiên cứu và đề cập. Nghiên cứu xin được chỉ ra thực trạng các công
trình công cộng UBND, TYT tại địa bàn đáp ứng việc sử dụng cho NKT VĐ
như thế nào cũng như thực trạng và nhu cầu tiếp cận sử dụng của người khuyết
tật vận động tại đây đối với các hạng mục công trình công cộng này, các cơ quan
tổ chức liên quan đến hỗ trợ vận động chính sách, hỗ trợ tư vấn pháp lý để người
khuyết tật có cơ hội nói lên nguyện vọng sử dụng và được đáp ứng phù hợp với
quyền lợi tiếp cận sử dụng ngang bằng với những người không khuyết tật. Đề tài
cũng nghiên cứu cách hỗ trợ phù hợp, đánh giá thực tiễn tại địa vực nghiên cứu
và các chính sách pháp luật liên quan đến người khuyết tật.
Người khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm từ Đảng, Nhà nước và toàn xã
hội. Đã có những nghiên cứu khoa học, những công trình, dự án dành cho người
khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng ngày càng nhiều như: Việc
làm, hội nhập xã hội, hôn nhân gia đình…. Một trong những đối tượng, dạng tật
được xã hội quan tâm hiện nay đó là người khiếm thị (người mù).

- “Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm
thị” của Bốn sinh viên đang học năm 4 Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư
18


phạm TP HCM), trong đó có 3 khiếm thị, được tặng giải thưởng “Tài năng khoa
học trẻ Việt Nam” và xứng đáng đoạt giải nhất (Bùi Văn Lâm, 2016)
Cả nhóm đã nghiên cứu, thăm dò thông tin từ các trường khiếm thị như
Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Trung tâm Bảo trợ khiếm thị
Nhật Hồng và nhận được yêu cầu cần một cây gậy có khả năng phát ra âm thanh
để cảnh báo mọi người xung quanh, đồng thời phải có khả năng phát ra ánh đèn
để cảnh báo khi đi trong đêm tối.
Mục đích của nghiên cứu này là giúp người khiếm thị tự tin, an tâm khi đi
đường.
- Đề tài nghiên cứu khoa học mang đầy tính nhân văn: Căn hộ cho người
khiếm thị: “Căn hộ hòa nhập” do ba Sinh viên Trần Thị Minh Tâm, Nguyễn
Thị Bích Ngọc và Lê Nguyễn Bảo Trọng thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng
viên Trần Đình Nam vừa đoạt giải nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học năm
2004 của Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM.
Nhóm Sinh viên đã thiết kế căn hộ hòa nhập dựa trên các nghiên cứu tỉ mỉ
về mặt bằng, ánh sáng, màu sắc và vật liệu để tạo dựng một căn hộ thuận tiện
cho người khiếm thị khi sử dụng sinh hoạt, giao tiếp với cộng đồng, phù hợp với
việc phát triển của các chung cư trong tình hình hiện nay.
Báo cáo “Một vài suy nghĩ về công tác xã hội người khuyết tật” của Th.s
Phạm Thị Xuân - Trường Đại học Lao động xã hội tại ngày hội công tác xã hội
Quốc tế lần thứ XI. Báo cáo tập trung vào những vấn đề:
Một số vấn đề chung về người khuyết tật (cách gọi về người khuyết tật, số
lượng người khuyết tật, nguyên nhân khuyết tật).
Những khó khăn/thách thức với người khuyết tật và gia đình người khuyết
tật (sự kỳ thị và phân biệt đối xử, người khuyết tật ít có cơ hội tiếp cận học hành,

học nghề; trong tình yêu đôi lứa và hôn nhân gia đình; khó khăn với gia đình có
người khuyết tật).
Công tác chăm sóc và cung cấp các dịch vụ cho người khuyết tật và gia đình
có người khuyết tật (hỗ trợ về tinh thần, tâm lý cho người khuyết tật; phục hồi
19


thể chất, giải quyết vấn đề việc làm, dạy nghề, nâng cao năng lực cho người
khuyết tật; phát huy khả năng của người khuyết tật; tổ chức hoạt động giao lưu)
Nghiên cứu “Mô hình người khuyết tật Việt Nam và kết quả bước đầu
của công trình phục hồi chức năng dựa vào gia đình và cộng đồng” của Bác
sỹ Trần Trọng Hải.
Nhìn chung, các báo cáo, nghiên cứu phần lớn tập trung nghiên cứu vào
những vấn đề chung của người khiếm thị, chủ yếu là tập trung vào các nghiên
cứu về việc phục vụ cho sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày cho người khiếm thị
nhằm mục đích giúp người khiếm thị tự tin hòa nhập cộng đồng và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho họ.
8. Cấu trúc của luận văn
- Phần mở đầu
- Phần nội dung nghiên cứu gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Huy động nguồn lực từ cộng đồng trợ giúp thân chủ khiếm thị
học tập sử dụng máy vi tính
- Phần kết luận và kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo.

20


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm công cụ
Người mù
Trước hết, người mù hay chính xác hơn là người mù mắt là người do tổn
thương thị giác không còn nhìn thấy ánh sáng đối với cả hai mắt (thị lực bằng
không). Miền nam gọi là đui đây là những người mù hoàn toàn hay còn gọi là
mù tuyệt đối. Tuy nhiên ở nhiều nước, theo định nghĩa pháp lý chính thức,
người ta cũng coi như là mù những người mù thị lực trung tâm (nhìn thẳng giữa
mắt) đối với con mắt nhìn rõ trong hai con sau khi đã tu chỉnh (correction) dưới
1/20 với thị lực này, người mù không thể phân biệt các ngón tay đối với một bàn
tay để trước mắt cách khoảng 50 cm. Người mù chỉ phân biệt được một cách lờ
mờ ánh sáng lọt qua các cửa sổ một gian phòng. Muốn đi lại người mù không
thể dùng mắt mà phải quờ quạng, muốn tìm các đồ vật trong phòng phải sờ
soạng tất nhiên không thể nhìn rõ nét mặt của người, không đọc được chữ
thường trong sách. Cũng có nước như nước Ý chẳng hạn, người ta còn mở rộng
định nghĩa mù ra đến những người có thị lực khá hơn trong hai mắt là 1/10
nhưng phần lớn đều theo tiêu chuẩn trên.
Ở nước ta, chưa có định nghĩa chính thức về tiêu chuẩn mù. Nhưng bản thân
tiêu chuẩn giám định y khoa về các di chứng vết thương dẫn đến tổn thương cơ
quan thị giác, có quy định xếp loại như sau:
- Chấn thương khoét bỏ hai nhãn cầu không lắp được mắt giả…….. 97%
- Mù tuyệt đối hai mắt ( thị lực sáng tối âm tính)

………..…

91%

- Mù hai mắt thị lực từ sáng tối đến đếm ngón tay 3 cm ….81% đến 85%
- Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mù


……………. ….. 87%

- Thị lực của mắt tốt hơn trong hai mắt từ đếm ngón tay 3cm đến dưới
1/20…………76 đến 80%.
Có thể đây là những người thuộc đối tượng mù mà quốc tế quy định.
21


Quốc tế còn quy định những người kém mắt (người loà) là những người có thị
lực đối với con mắt nhìn rõ hơn trong hai mắt dưới 4/20. Đối với những người
này, với thị lực còn lại khó sử dụng trong học hành và hoạt động nghề nghiệp
(tức là khó đọc và viết chữ thường mà không có dụng cụ trợ giúp)
Đối chiếu với bảng giám định y khoa của nước ta, những người kém mắt thuộc
vào hai loại sau đây:
- Thị lực của mắt tốt hơn trong hai mắt từ 1/20 đến 1/10…….71 đến 75%
- Thị lực của mắt tốt hơn trong hai mắt từ 1/10 đến 2/10….....61 đến 70%
Tiêu chuẩn mù trên đây không chỉ làm căn cứ cho các quốc gia thi hành các
chính sách trợ giúp như: Giáo dục, việc làm, trợ cấp bù đắp….mà còn làm căn
cứ cho các Hội kết nạp hội viên. Thông thường các Hội người mù chỉ kết nạp
những người có thị lực dưới 1/20 ( tức 0,5 phần 10), còn các Hội người mù và
Người kém mắt thì kết nạp những người có thị lực dưới 4/20 ( tức là dưới 2
phần 10) .
Trung gian giữa hai loại mù và kém mắt nói trên, còn nhiều loại tổn thương
hay rối loạn khác về mắt như: chột, lác (lé hiếng), thông manh ( hay quáng gà),
loạn thị, cận thị, viễn thị….họ đều là những người hỏng mắt hay tàn tật về thị
lực.
Một điều cần nói là những người bị mù và kém mắt đều chỉ bị tổn thương ở
mắt, tức là chỉ bị tổn thương về giác quan thị giác mà thôi, còn các giác quan
khác như: Thính giác, súc giác, vị giác, khứu giác, thần kinh, trí tuệ, thể lực vẫn
trong tình trạng bình thường.

Đây là điểm quan trọng để nhận xét, đánh giá chính xác các ảnh hưởng của
thiếu khả năng nhìn đối với người mù.
Trong thực tế, tật mù có khi còn kèm theo những tàn tật khác. Ví như: tổn
thương về não, về nghe, về tay, chân……Cũng có khi do tổn thương về các bộ
phận khác dẫn đến mù, thực chất mắt lại không bị tổn thương ở não dẫn đến bị
mù.

22


Trong các trường hợp này, khi nhận xét, đánh giá, ta phải coi những người này
như là những người đa tật (nhiều loại tàn tật khác nhau) trong đó có tật mù, có
khi phải nhìn nguyên nhân tàn tật khác là chính, còn nguyên nhân mù là thứ yếu.
Mù mắt là cái dễ nhìn thấy nhất, do đó, các khó khăn, trở ngại do các nguyên
nhân tàn tật khác gây ra, người ta cũng dễ cho là tại tật mù, dẫn đến nhận xét,
đánh giá thiếu khách quan, khoa học [23]
Người khiếm thị
Người khiếm thị là người sau khi được điều trị và /hoặc điều chỉnh khúc xạ
mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được
sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và
thực thi các hoạt động hàng ngày.Trong ngôn ngữ thường ngày để nói tránh
người ta gọi người mù là người khiếm thị nhưng thực ra hai khái niệm này khác
nhau,người mù hoàn toàn không có khả năng nhận thức sáng tối. Để chỉ chung
người khiếm thị và người mù người ta dùng thuật ngữ người mù lòa (visually
impaired) mà đôi khi còn có tên khác là người suy giảm thị lực.
Thống kê trên thế giới vào năm 2002 cho thấy ước tính hiện nay có khoảng
161 triệu người mù lòa, trong đó có 124 triệu người khiếm thị và 37 triệu người
mù[2], 90% trong số đó đang sống ở các nước đang phát triển (11,6 triệu người ở
khu vực Đông Nam Á, 9,3 triệu người ở khu vực Tây Thái Bình Dương, 6,8
triệu người ở Châu Phi), 1,4 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị mù.... Ngoài ra trên thế

giới còn có hàng triệu người khác bị mù chức năng vì tật khúc xạ(cận thị,viễn
thị,loạn thị),80% người mù trên 50 tuổi.Cứ 5 giây trôi qua lại có thêm một người
bị mù và cứ một phút trôi qua lại có một đứa trẻ vĩnh viễn không nhìn thấy ánh
sáng.Hàng năm cả thế giới phải tiêu tốn hơn 42 tỷ đôla Mỹ cho việc chữa trị các
bệnh về mắt.Khoảng 75% trong số các bệnh gây mù có thể tránh được bằng các
phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa[4].Thống kê riêng ở Anh về tuổi khởi phát
bệnh mù lòa cho thấy 31% người trả lời nói rằng bắt đầu mắc bệnh khi còn ở độ
tuổi lao động (từ 17 đến 59 tuổi), nhưng 56% cho rằng bệnh khởi phát từ khi 60
tuổi trở về sau. Chỉ có 8% bắt đầu bị bệnh khi mới dưới 16 tuổi [24]
23


×