Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phân tích lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.33 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1

2.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 1

3.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 2

5.

Kết cấu của Tiểu luận .................................................................................................... 2

PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................................... 2
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
CỔ ĐIỂN ANH ....................................................................................................................... 2
1.1. Hoàn cảnh xuất hiện trường phái kinh tế chính trị cổ điển Anh .................................. 2
1.2. Những đặc điểm của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ........................................... 3
1.3. Đánh giá chung về trường phái kinh tế chính trị cổ điển Anh ..................................... 3
1.3.1. Ưu điểm: .............................................................................................................. 3
1.3.2. Hạn chế ................................................................................................................ 4
Chương 2: PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI VÀ LỢI THẾ SO SÁNH


TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ
ĐIỂN ANH ............................................................................................................................. 5
2.1. Phân tích Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ................................................ 5
2.1.1. Sơ lược về tác giả và lịch sử ra đời của Lý thuyết lợi thế tuyệt đối .................... 5
2.1.2. Nội dung Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith........................................ 6
2.1.2.1.Quan điểm kinh tế cơ bản của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối................... 6
2.1.2.2.Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối .............................. 7
2.1.2.3.Ưu và nhược điểm của lý thuyết Lợi thế tuyệt đối ........................................ 8
2.2. Phân tích Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo ............................................... 9
2.2.1. Sơ lược về tác giả và sự ra đời của Lý thuyết lợi thế so sánh ............................. 9
2.2.2. Nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế so sánh ................................................... 10
2.2.2.1.Quan điểm của David Ricardo về Lý thuyết lợi thế so sánh ....................... 10
2.2.2.2.Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh .............................. 12
2.2.2.3.Ưu điểm và nhược điểm của lý thuyết lợi thế so sánh ................................ 15
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI VÀ LỢI THẾ
SO SÁNH, LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM .......................................................... 16
3.1. Đánh giá chung về Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ............................... 16
3.2. Đánh giá chung về Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo .............................. 17
3.3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam ........................................................................................ 18
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 19


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển, đã tạo ra sự đột biến về
khả năng sản xuất hàng hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Việc ứng dụng thành tựu khoa

học kỹ thuật vào sản xuất, cũng như sự xuất hiện của các chủng loại hàng hóa mới, đã
xóa nhòa ưu thế tuyệt đối trước đây giữa các nước. Trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, lãnh thổ, làm thúc đẩy
quá trình giao lưu kinh tế giữa các nước, các châu lục và các khu vực kinh tế trên toàn
thế giới. Ngoại thương trở thành nhân tố quan trọng, quyết định đến tăng trưởng kinh tế
của mỗi nước, do vậy các nước cần có chính sách về thương mại quốc tế phù hợp với
thực tiễn nền kinh tế đất nước và xu thế của thời cuộc để nâng cao hiệu quả kinh tế trong
thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế. Lý luận về lợi thế trong quan hệ kinh tế quốc tế
ra đời với tư cách là hệ thống, giữ vai trò chủ đạo, chi phối đến chủ trương, chính sách
phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia, dân tộc. Lý luận đó ngày càng được
phát triển và hoàn thiện cùng với sự vận động và phát triển không ngừng nền sản xuất
hàng hóa. Các lý thuyết thương mại quốc tế là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, phát
triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Lý thuyết sau bao giờ cũng có sự kế thừa
và phát triển của lý thuyết trước và mang tính khoa học ngày càng cao, ngày càng sát
với thực tiễn. Trải qua nhiều thế kỷ, thực tiễn thường xuyên biến đổi, xã hội ngày càng
hiện đại và văn minh, nhưng các tư tưởng của các nhà kinh tế vẫn luôn có giá trị áp dụng
cho đến hiện tại, đặc biệt là lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lý thuyết lợi
thế so sánh của David Ricardo hiện nay vẫn được các nước tiếp tục nghiên cứu và vận
dụng vào đời sống thực tiễn của mỗi quốc gia. Vậy lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế
so sánh là gì? Ý nghĩa của việc vận dụng các lý thuyết này trong điều kiện hiện nay?
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu em chọn đề tài “Phân tích lý thuyết lợi thế tuyệt đối
và lợi thế so sánh trong Thương mại quốc tế của trường phái kinh tế chính trị tư
sản cổ điển Anh. Ý nghĩa của các lý thuyết này trong điều kiện hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu để kết thúc học phần này.
2.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong Thương mại
quốc tế của trường phái chính trị tư sản cổ điển Anh



2
3.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích để hiểu được lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong Thương mại
quốc tế của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Trong điều kiện hiện nay
thì các lý thuyết này được vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: bài tiểu luận này đã sử dụng một số phương pháp luận biện
chứng duy vật, phương pháp phân tích, tổng hợp, khát quát hóa và hệ thống hóa.
5.

Kết cấu của Tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì Nội dung của tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
Chương 2: Phân tích Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong thương mại quốc
tế của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
Chương 3: Đánh giá chung Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, liên hệ thực
tiễn tại Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH
1.1.


Hoàn cảnh xuất hiện trường phái kinh tế chính trị cổ điển Anh

Chủ nghĩa trọng thương đã trở thành lỗi thời và bắt đầu tan rã ngay từ thế kỷ XVII, trước
hết là Anh, một nước phát triển nhất về mặt kinh tế. Tiền đề của việc đó được tạo ra chủ
yếu là do sự phát triển các công trường thủ công ở Anh, đặc biệt là trong ngành dệt, sau
đó là công nghiệp khai thác. Giai cấp tư sản đã nhận thức được rằng, muốn làm giàu
phải bóc lột lao động, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu
vô tận cho những người giàu.
Cuộc cách mạng tư sản Anh tạo ra một tình hình chính trị mới. Những thành tựu khoa
học: triết học, toán học... đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những tư
tưởng tiến bộ. Tóm lại, tất cả những điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học của cuối thế kỷ
XVII đã chứng tỏ thời kỳ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu. Tính chất phiến diện của


3
học thuyết trọng thương trở nên quá rõ ràng, đòi hỏi phải có lý luận để đáp ứng sự vận
động và phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó kinh tế chính trị học cổ
điển Anh ra đời.
Theo K. Marx, kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh bắt đầu từ William Petty và kết
thúc ở David Ricardo.
1.2.

Những đặc điểm của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

+Về đối tượng nghiên cứu: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển chuyển đối tượng nghiên cứu
từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá
trình tái sản xuất, trình bày có hệ thống các phạm trù kinh tế trong nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa: hàng hoá, giá trị, tiền tệ, giá cả, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô… để rút
ra các quy luật vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Về mục tiêu nghiên cứu: Luận chứng cương lĩnh kinh tế và các chính sách kinh tế của
giai cấp tư sản, cơ chế thực hiện lợi ích kinh tế trong xã hội tư bản nhằm phục vụ lợi ích
của giai cấp tư sản trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất.
+Về nội dung nghiên cứu: Lần đầu tiên đã xây dựng được một hệ thống phạm trù, quy
luật của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa đặc biệt là lý luận Giá trị - Lao động.
Tư tưởng bao trùm là ủng hộ tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước, nghiên
cứu sự vận động của nền kinh tế đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết.
+ Về phương pháp nghiên cứu: Thể hiện tính chất hai mặt:
Một là, sử dụng phương pháp trừu tượng hoá để tìm hiểu các mối liên hệ bản chất bên
trong các hiện tượng và các quá trình kinh tế, nên đã rút ra những kết luận có giá trị khoa
học.
Hai là, do những hạn chế về mặt thế giới quan, phương pháp luận và điều kiện lịch sử
cho nên khi gặp phải những vấn đề phức tạp, họ chỉ mô tả một cách hời hợt và rút ra
một số kết luận sai lầm.
+ Các đại biểu: Wiliam Petty: (1623 - 1687), Adam Smith: (1723 - 1790), David
Ricardo: (1772 – 1823).
1.3.

Đánh giá chung về trường phái kinh tế chính trị cổ điển Anh

1.3.1. Ưu điểm:


4
+ Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là một trường phái khoa học có nhiều đóng góp to lớn
cho lịch sử tư tưởng kinh tế chung của loài người. Trong những thành tự nổi bật của
trường phái này, phải kể tới đó là phương pháp nghiên cứu khoa học, dựa vào phương
pháp nghiên cứu, những đại biểu của trường phái cổ điển đã phát hiện và đi sâu nghiên
cứu, vạch rõ nhiều vấn đề có tính quy luật nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.

+ Lý luận kinh tế cổ điển được phân tích trên cơ sở một hệ thống các phạm trù và khái
niệm kinh tế và còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
+ Những đóng góp lớn nhất về trường phái tư sản cổ điển bao gồm lý luận giá trị lao
động, lý luận về tiền công, lợi nhuận, địa tô.
+ Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển là người đầu tiên đặt cơ sở khoa học cho sự phân
tích các phạm trù và quy luật kinh tế của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản.
+ Những đại biểu nổi tiếng nhất của trường phái tư sản cổ điển có thể được coi là người
đã thực hiện những bước cách mạng quan trọng nhất trong việc phân tích nền kinh tế thị
trường nói chung và cơ chế thị trường nói riêng trong chủ nghĩa tư bản. Điều đó có ý
nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế học hiện đại ở tất cả các nước đang thực hiện
nền kinh tế thị trường.
1.3.2. Hạn chế
Trường phái kinh tế học tư sản cổ điển vẫn có những hạn chế nhất định:
+ Kinh tế học tư sản cổ điển mang tính chất hai mặt trong phương pháp nghiên cứu khoa
học, khách quan để phân tích bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, lại
vừa bị sự ràng buộc bởi tính chất phi lịch sử trong việc đánh giá phương thức sản xuất
này.
+ Kinh tế học tư sản cổ điển cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triển tự do của kinh tế thị trường
và tuyệt đối hoá vai trò tự điều tiết của thị trường, những người cổ điển cũng chưa có
thái độ khách quan và thực tế đối với vai trò của nhà nước, điều mà chính thực tế phát
triển của chủ nghĩa tư bản không thể phủ nhận được.
+ Trong khi cống hiến cho kinh tế học nhiều quan điểm xuất sắc, các nhà kinh tế học tư
sản cổ điển cũng để lại nhiều quan điểm tầm thường mà những người kế tục họ đã biến


5
thành một trào lưu tầm thường hoá và làm giảm giá trị của học thuyết kinh tế học tư sản
cổ điển nói chung.
Chương 2: PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI VÀ LỢI THẾ SO
SÁNH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH TRỊ

TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH
2.1. Phân tích Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
2.1.1. Sơ lược về tác giả và lịch sử ra đời của Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Adam Smith (1723 – 1790) là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học người
Scotland, ông sinh ra và lớn lên trong giai đoạn phát triển công trường thủ công của chủ
nghĩa tư bản, là người có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực như: chính trị, văn học,
vật lý học, thiên văn học,.. ông là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh
tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Mác.
Về thế giới quan và phương pháp luận của A.Smith cơ bản là thế giới quan duy vật
nhưng còn mang tính tự phát và máy móc, trong phương pháp còn song song tồn tại cả
hai phương pháp khoa học và tầm thường. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến các học
thuyết kinh tế tư sản sau này.
Học thuyết của A.Smith là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn, nó trình bày
một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ kinh tế khách quan.
Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai
cấp tư sản trong nhiều năm.
Chủ nghĩa trọng thương tồn tại khá nhiều hạn chế và dần trở nên lỗi thời. Đặc biệt là sau
khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào giữa thế kỷ 18 kéo theo sự phát triển của
kinh tế hàng hóa và hệ thống ngân hàng, tại thời điểm này, đòi hỏi những quan điểm
mới và tiến bộ hơn về thương mại quốc tế thay thế quan điểm trọng thương, từ bối cảnh
này, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ra đời.
Trong cuốn sách nổi tiếng của mình xuất bản năm 1776 với nhan đề “Sự giàu có của các
quốc gia”, Adam Smith đã đưa ra quan điểm phản bác lại nhìn nhận của chủ nghĩa trọng
thương cho rằng thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không. Ông lập luận
rằng các quốc gia khác nhau chính là về khả năng sản xuất các hàng hóa một cách có
hiệu quả và theo ông, một nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một sản phẩm khi mà


6
nước đó sản xuất sản phẩm đó một cách hiệu quả hơn so với nước khác. Vào thời kỳ của

Adam Smith, người Anh là những nhà sản xuất hàng dệt hiệu quả nhất trên thế giới với
sự ưu việt hơn hẳn về các quy trình chế tạo. Trong khi đó, nhờ sự kết hợp của khí hậu
thuận lợi, đất đai phì nhiêu, và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ, người Pháp lại là
những người sản xuất rượu vang hiệu quả nhất. Như vậy, có thể nói rằng người Anh có
được lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng dệt, trong khi người Pháp lại có lợi thế
tuyệt đối về sản xuất rượu vang.
Theo Adam Smith, các nước nên chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm mà
nước đó có lợi thế so sánh và sau đó trao đổi những hàng hóa đó lấy những hàng hóa
sản xuất bởi những nước khác. Lập luận cơ bản của Adam Smith là một quốc gia không
bao giờ nên tự sản xuất những hàng hóa mà thực tế có thể mua được từ các nước khác
với chi phí thấp hơn. Và bằng cách chuyên môn hóa sản xuất những hàng hóa mà một
nước có lợi thế tuyệt đối, cả hai nước sẽ thu được lợi ích khi tham gia vào thương mại
quốc tế.
2.1.2. Nội dung Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
2.1.2.1.

Quan điểm kinh tế cơ bản của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối

Adam Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại
thương. Quan điểm kinh tế cơ bản của ông trong lý thuyết này là:
Khẳng định vai trò của cá nhân và hệ thống kinh tế tư doanh. Ngược lại với quan điểm
của phái trọng thương, ông cho rằng Chính phủ không cần can thiệp vào các hoạt động
mậu dịch quốc tế mà hãy để các cá nhân và doanh nghiệp tự do hoạt động. Như vậy sẽ
có một “Bàn tay vô hình” dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung.
Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận là cơ sở cho sự ra
đời của lí thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo Adam Smith, hai quốc gia tham gia mậu dịch
với nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng phải có lợi. (Quan điểm này khác hẳn trường
phái trọng thương khi cho rằng trong mậu dịch quốc tế, một quốc gia chỉ có thể có lợi
trên sự hi sinh của một quốc gia khác).
Những lợi ích mậu dịch đó do đâu mà có? Theo ông, cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia

chính là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế tuyệt đối ở đây là chi phí sản xuất thấp hơn (nhưng chỉ
có chi phí lao động mà thôi). Theo A.Smith, chẳng hạn, quốc gia I có lợi thế tuyệt đối


7
về một sản phẩm A nào đó và không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B. Trong khi đó
quốc gia II có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B và không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm
A. Khi đó, cả hai quốc gia đều có thể có lợi nếu quốc gia I chuyên môn hóa sản xuất sản
phẩm A, quốc gia II chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm B và tự nguyện trao đổi cùng
nhau. Bằng cách đó, tài nguyên của mỗi nước sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn và sản
phẩm sản xuất của hai nước sẽ tăng lên. Phần tăng lên này chính là lợi ích thu được từ
chuyên môn hóa.
Để xây dựng lý thuyết lợi thế tuyệt đối, A.Smith đã đưa ra một số giả thiết lợi thế tuyệt
đối như sau:
- Chỉ có 1 yếu tố Chi phí sản xuất là không đổi.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Lao động (yếu tố sản xuất) có thể tự do di chuyển trong khuôn khổ một quốc gia
- Yếu tố sản xuất không di chuyển giữa các quốc gia
- Tất cả các nguồn lực sản xuất được sử dụng hoàn toàn
- Có 2 quốc gia tham gia thương mại quốc tế và trao đổi 2 mặt hàng
- Thương mại quốc tế hoàn toàn tự do
- Chi phí vận tải bằng 0.
- Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất
Quy luật lợi thế tuyệt đối mà ông rút ra là: Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao
đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao
đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và
thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
2.1.2.2.

Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối


Giả sử 1 giờ lao động ở Mỹ sản xuất được 6m vải, 1 giờ lao động ở Việt Nam chỉ sản
xuất được 1m vải. Trong khi đó 1 giờ lao động ở Mỹ thì chỉ sản xuất được 4kg gạo, còn
ở Việt Nam thì sản xuất được 5kg gạo. Các số liệu được biểu thị ở bảng như sau:


8
Bảng 1: Ví dụ minh họa về lý thuyết lợi thế tuyệt đối giữa hai nước Việt Nam và Mỹ
Sản phẩm

Mỹ

Việt Nam

Vải( mét/người/giờ)

6

1

Gạo( kg/người/giờ)

4

5

Nếu theo quy luật lợi thế tuyệt đối (so sánh cùng 1 sản phẩm về năng suất lao động ở 2
quốc gia Mỹ và Việt Nam) thì Mỹ có năng suất lao động cao hơn về sản xuất vải so với
Việt Nam và ngược lại Việt Nam có năng suất lao động cao hơn về sản xuất gạo so với
Mỹ. Do đó, Mỹ sẽ tập trung sản xuất vải để đem trao đổi lấy gạo của Việt Nam (xuất

khẩu vải và nhập khẩu gạo). Còn Việt Nam sẽ tập trung sản xuất gạo và xuất khẩu để
nhập khẩu vải.
Nếu Mỹ đổi 6m vải lấy 6kg gạo của Việt Nam thì Mỹ được lợi 2kg gạo vì nếu 1 giờ sản
xuất trong nước thì Mỹ chỉ sản xuất được 4kg gạo mà thôi. Như vậy, Mỹ sẽ có lợi
2:4=1/2 giờ lao động
Việt Nam sản xuất trong 1 giờ lao động chỉ được 1m vải, với 6m vải trao đổi
được Việt Nam phải mất 6 giờ đồng hồ. Nếu Việt Nam tập trung 6 giờ đó vào sản xuất
gạo sẽ được 6 giờ x 5kg/giờ = 30 kg gạo. Mang 6kg đem trao đổi lấy 6m vải, còn lại
24kg. Như vậy Việt Nam sẽ tiết kiệm được 24:5kg/h tương đương gần 5 giờ lao động.
Qua ví dụ trên ta thấy thực tế là Việt Nam có lợi nhiều hơn so với Mỹ. Tuy nhiên điều
này không quan trọng, mà quan trọng hơn là cả hai bên đều có lợi khi chuyên môn hoá
sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh và mang đi trao đổi.
2.1.2.3.

Ưu và nhược điểm của lý thuyết Lợi thế tuyệt đối

+ Ưu điểm:
- Bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, ông chứng minh rằng mậu dịch quốc
tế đem lại lợi ích cho cả hai nước tham gia thông qua việc thực thi một nguyên tắc cơ
bản là phân công lao động. Chứng minh được lợi ích của tất cả các quốc gia khi tham
gia mậu dịch quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi.


9
- Về chính sách ngoại thương của Chính phủ, Adam Smith khẳng định rằng thương mại
tự do có lợi cho tất cả các quốc gia và Chính phủ không nên can thiệp vào hoạt động
thương mại quốc tế nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung.
+ Nhược điểm:
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith không giải thích được các trường hợp sau:
Nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất ra tất cả các mặt hàng thì quốc

gia đó có cần thiết phải tham gia vào thương mại quốc tế hay không?
Nếu một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào thì liệu quốc gia đó
có thể tham gia vào thương mại quốc tế được không?
Nếu diễn ra thì lợi ích của các quốc gia sẽ như thế nào?
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối có thể giúp giải thích được một phần nhỏ của mậu dịch quốc
tế, đó là sự trao đổi giữa các quốc gia có điều kiện sản xuất khác nhau. Còn giữa các
quốc gia có điều kiện sản xuất khá giống nhau, cùng có lợi thế về một sản phẩm hoặc
một số sản phẩm nào đó, họ có thể trao đổi với nhau được hay không thì học thuyết này
không giải thích được.
2.2.

Phân tích Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

2.2.1. Sơ lược về tác giả và sự ra đời của Lý thuyết lợi thế so sánh
David Ricardo (1772 – 1823) xuất thân từ gia đình tư sản, năm 12 tuổi vào trường trung
học thương nghiệp hai năm. Ông có địa vị quan trọng trong sở Giao dịch châu Âu, là
một trong những người giàu có nhất nước Anh lúc bấy giờ. Thế giới quan của D.Ricardo
là thế giới quan duy vật tự phát và máy móc, trong phương pháp cũng song song tồn tại
cả phương pháp khoa học và phương pháp tầm thường. Ông rất ham mê nghiên cứu
khoa học, đặc biệt là môn kinh tế chính trị. David Ricardo là đại biểu xuất sắc của kinh
tế chính trị tư sản cổ điển. Phần lớn các tài sản vô giá ông để lại xuất phát từ kiến thức
kinh tế thực tế, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Lý thuyết lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế Thương mại quốc tế xuất hiện từ rất
lâu và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Để giải thích cơ sở kinh tế của thương
mại quốc tế đã có nhiều trường phái đưa ra những quan niệm khác nhau. Trong thời kỳ
tích luỹ nguyên thuỷ, các nhà trọng thương chủ trương Nhà nước phải tích cực tác động


10
vào nền kinh tế thông qua chính sách thuế quan bảo hộ, chính sách xuất nhập khẩu tiền

tệ, tỷ giá hối đoái để bảo vệ các ngành sản xuất non trẻ, kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy
xuất khẩu. Tuy vậy, ở thế kỷ XV - XVII, các nhà trọng thương coi trao đổi thương mại
là hành vi tước đoạt lẫn nhau giữa các quốc gia cũng như các thành viên trong một nước.
Tư tưởng trao đổi quốc tế cũng được các nhà kinh tế học trọng nông ở Pháp đề cập như
tư tưởng của F. Quesnay, Colbert, A. Turgd...Tuy nhiên, học thuyết trao đổi quốc tế của
các nhà trọng thương và trọng nông còn rất sơ sài. Đến cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ
XVIII, những nhà kinh tế học tư sản cổ điển đã đưa ra quan niệm dựa trên sự chuyên
môn hoá sản xuất giữa các quốc gia làm cơ sở để giải thích quan hệ thương mại quốc tế.
Theo quan điểm này, nước nào có đất tốt trồng lúa mì thì cần chuyên môn hoá vào ngành
trồng trọt và mua hàng hoá công nghiệp của các nước khác. Ngược lại, nước nào có
nhiều tài nguyên khoáng sản thì nên phát triển công nghiệp và mua lúa mì ở nước khác.
Quan điểm đó được gọi là lợi thế tuyệt đối trong trao đổi quốc tế. Khi mỗi nước có lợi
thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hoá, thì lợi ích của thương mại là rõ
ràng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nước A có thể sản xuất hiệu quả hơn nước B cả hai
mặt hàng đem trao đổi?
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy một nước có lợi thế tuyệt đối so
với nước khác về một loại hàng hoá, nước đó sẽ thu được lợi ích từ ngoại thương, nếu
chuyên môn hoá sản xuất theo lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên chỉ dựa vào lý thuyết lợi thế
tuyệt đối thì không giải thích được vì sao một nước có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn so với
nước khác, hoặc một nước không có một lợi thế tuyệt đối nào vẫn có thể tham gia và
thu lợi trong quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế để phát triển mạnh các
hoạt động thương mại quốc tế. Để khắc phục những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt
đối và cũng để trả lời cho câu hỏi trên, năm 1817, trong tác phẩm nổi tiếng của mình
“Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khóa”, nhà kinh tế học cổ điển người Anh
David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh nhằm giải thích tổng quát, chính xác
hơn về sự xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế.
2.2.2. Nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế so sánh
2.2.2.1.

Quan điểm của David Ricardo về Lý thuyết lợi thế so sánh



11
David Ricardo đã đưa lý thuyết của Adam Smith tiến xa thêm một bước nữa bằng cách
khám phá ra xem điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất
tất cả các mặt hàng. Lý thuyết của Smith về lợi thế tuyệt đối gợi ý rằng một nước như
vậy sẽ không thu được lợi ích gì từ thương mại quốc tế. Trong cuốn sách “Những nguyên
lý kinh tế chính trị và thuế khóa” viết năm 1817 của mình, Ricardo đã chứng minh rằng
trường hợp đó sẽ không diễn ra. Theo lý thuyết của D.Ricardo về lợi thế so sánh, hoàn
toàn hợp lý khi một nước chuyên môn hóa vào sản xuất những hàng hóa mà nước đó
sản xuất một cách hiệu quả hơn và mua về những hàng hóa mà nước đó sản xuất kém
hiệu quả hơn so với các nước khác, ngay cả khi điều đó có nghĩa là mua hàng hóa
từ những nước khác mà mình có thể tự sản xuất hiệu quả hơn.
Để giải thích thực chất của lợi thế so sánh, D. Ricardo cho rằng một đất nước có lợi thế
so sánh trong việc sản xuất một mặt hàng nào đó nếu nước đó có chi phí sản xuất tương
đối về mặt hàng đó thấp hơn so với nước khác.
Cơ sở của lý thuyết này chính là luận điểm của D.Ricardo về sự khác biệt giữa các nước
về điều kiện tự nhiên, chất lượng nguồn nhân lực và điều kiện sản xuất, bất kỳ quốc gia
nào cũng có thể tìm thấy sự khác biệt này và chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm
nhất định dù có hay không lợi thế về tự nhiên, khí hậu, tay nghề. D.Ricardo cho rằng,
trên thực tế lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia không nhiều, hơn nữa thực tế cho thấy là
phần lớn các quốc gia tiến hành buôn bán với nhau không chỉ ở những mặt hàng có lợi
thế tuyệt đối mà còn đối với cả những mặt hàng dựa trên lợi thế so sánh. Bằng cách
chuyên môn hoá sản xuất một số loại sản phẩm nhất định của mình để trao đổi lấy hàng
nhập khẩu thông qua con đường ngoại thương, mỗi quốc gia không chỉ thu được những
nguồn lợi nhất định mà còn cho phép người dân của một nước tiêu dùng ngoài giới hạn
khả năng sản xuất của nước đó. Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh của mình, Ricardo
đã đưa ra một số giả thiết như sau:
+ Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định
+ Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia, không được dịch chuyển

ra bên ngoài
+ Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động
+ Công nghệ của hai quốc gia như nhau


12
+ Chi phí sản xuất là cố định
+ Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ)
+ Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo
+ Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế
+ Chi phí vận chuyển bằng không
+ Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá.
Quy luật lợi thế so sánh mà D.Ricardo rút ra là: mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa vào
sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản
phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh.
Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia là “kém nhất” (tức là không có lợi thế tuyệt
đối để sản xuất cả hai sản phẩm) vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác được
coi là “tốt nhất” (tức là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm). Và quốc gia
thứ hai lại càng có lợi hơn so với trước khi họ giao thương.
D.Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước
khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm,
thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế
bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém
lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản
xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng
trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi
thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công
lao động quốc tế.
2.2.2.2.


Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh

David Ricardo đã chứng minh được thương mại quốc tế có thể mang lại lợi ích cho các
bên tham gia, ngay cả khi một bên có ưu thế sản xuất rẻ hơn bên kia trong tất cả các mặt
hàng. Điều quan trọng ở đây không phải là chi phí sản xuất tuyệt đối mà là chi phí cơ
hội để sản xuất mặt hàng này tính bằng mặt hàng kia.
Có thể minh hoạ lý thuyết lợi thế so sánh bằng ví dụ sau đây:


13
Bảng 1: Chi phí về lao động để sản xuất
Sản phẩm

Tại Anh (giờ công) Tại Bồ Đào Nha (giờ công)

1 đơn vị lúa mỳ

15

10

1 đơn vị rượu vang 30

15

Trong ví dụ này Anh có lợi thế tuyệt đối so với Bồ Đào Nha trong sản xuất cả lúa
mỳ lẫn rượu vang: năng suất lao động của Anh gấp hai lần Bồ Đào Nha trong sản
xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong
trường hợp này Anh sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Bồ Đào Nha cả. Thế
nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác:

1 đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản
xuất 2 đơn vị lúa mì (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu
vang là 2 đơn vị lúa mì); trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, để sản xuất 1 đơn vị rượu vang
chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mì (hay chi phí cơ
hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mì). Vì thế ở Bồ Đào Nha sản xuất
rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Anh.
Tương tự như vậy, ở Anh, sản xuất lúa mì rẻ hơn tương đối so với Bồ Đào Nha (vì chi
phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi ở Bồ Đào Nha phải mất 2/3 đơn vị rượu
vang). Hay nói một cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang
còn Anh có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mì. Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi
nếu chỉ tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ
sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mì rồi trao đổi thương mại với nhau,
Ricardo đã làm như sau:
Ông giả định nguồn lực lao động của Anh là 270 giờ công lao động, còn của Bồ Đào
Nha là 180 giờ công lao động.
Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và theo chi phí
tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra như sau:


14
Bảng 2: Trước khi có thương mại
Quốc gia

Số đơn vị lúa mì Số đơn vị rượu vang

Anh

8

5


Bồ Đào Nha 9

6

Tổng cộng

11

17

Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mì rồi trao đổi thương
mại với nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ là:
Bảng 3: Sau khi có thương mại
Đất nước

Số đơn vị lúa mì Số đơn vị rượu vang

Anh

18

0

Bồ Đào Nha 0

12

Tổng cộng


12

18

Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà
mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mì và rượu vang của cả hai
nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ
nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm).
Trên cơ sở đó, Ricardo đã mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều
quốc gia như sau:
Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì lợi thế so
sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so


15
sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào
sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng. Ranh
giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng sẽ do cung cầu trên thị
trường quốc tế quyết định.
Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước
gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn
của nó. Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà
còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự.
Dựa vào sự khác nhau về nền tảng công nghệ của các nước dẫn đến sự khác nhau về
năng suất lao động và số đơn vị tiêu hao khi cùng sản xuất một loại sản phẩm giữa các
nước, Ricardo đã phân tích lợi thế so sánh về giá yếu tố đầu vào như sau:
Các nước phát triển có cung yếu tố đầu vào về tư bản nhiều hơn các nước đang phát
triển dẫn đến số lượng tư bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngược lại số nhân công trên
một đơn vị tư bản của các nước đang phát triển lại lớn hơn các nước phát triển. Như vậy
giá thuê tư bản ở các nước phát triển rẻ hơn tương đối so với giá thuê nhân công, ngược

lại ở các nước đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ hơn tương đối so với giá thuê tư
bản. Nói một cách khác, các nước phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn
các nước đang phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công.
Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so
sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi
thế so sánh về những hàng hóa này.
Như vậy, so với A.Smith thì D.Ricardo đã có những bước tiến vượt bậc và đã giải quyết
được những vấn đề về lý luận của thực tiễn trao đổi thương mại quốc tế đặt ra, cũng như
khắc phục được những hạn chế của A.Smith để phát triển lý luận về lợi thế so sánh.
2.2.2.3.

Ưu điểm và nhược điểm của lý thuyết lợi thế so sánh

+ Ưu điểm: David Ricardo đã khắc phục được những hạn chế của Adam Smith, khẳng
định mọi quốc gia đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế, dù cho quốc gia đó
không có lợi thế tuyệt đối về bất kỳ mặt hàng nào.
+ Nhược điểm:


16
Các phân tích của David Ricardo không đề cập đến chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa
và hàng rào bảo hộ mậu dịch mà các nước dựng lên, trong khi các yếu tố này lại có tính
chất quyết định đến hiệu quả thương mại quốc tế.
Khi nghiên cứu lợi thế so sánh, trong chi phí sản xuất, David Ricardo mới chỉ tính đến
yếu tố duy nhất là lao động và đồng nhất lao động trong tất cả các ngành sản xuất. Chính
vì vậy mà ông chưa thể tìm ra nguyên nhân tại sao năng suất lao động của nước này lại
thấp hơn hay cao hơn năng suất lao động của các nước khác.
Trong lý thuyết của David Ricardo đã miêu tả nền kinh tế thế giới ở mức độ chuyên môn
hóa quá mức mà chúng ta thấy không có trong thế giới hiện thực.
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI VÀ

LỢI THẾ SO SÁNH, LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
3.1. Đánh giá chung về Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith có thể tóm tắt trong mấy điểm như sau:
+ Đề cao vai trò của cá nhân và các doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do,
không có sự can thiệp của Chính phủ. Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài
nguyên có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn.
+ Thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa. Tuy nhiên, lí thuyết này lại đồng nhất
hóa sự phân công lao động quốc tế với sự phân công lao động trong nước mà không tính
đến sự khác biệt giữa các quốc gia là rất lớn về thể chế chính trị, về phong tục, tập quán..
+ Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch thế
giới ngày nay, ví dụ như giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển.
Ngày nay, đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối vẫn có ý
nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệu
sản xuất với chi phí chấp nhận được. Ví dụ, việc không đủ khả năng sản xuất ra máy
móc thiết bị là khó khăn lớn đối với các nước đang phát triển, và là nguyên nhân dẫn tới
đầu tư thấp. Như chúng ta đã biết, các khoản tiết kiệm chưa thể trở thành vốn đầu tư
chừng nào tư liệu sản xuất các doanh nghiệp cần đến chưa có. Bởi vì các tư liệu sản xuất
chưa sản xuất được trong nước mà phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khi tiến hành nhập
những tư liệu sản xuất này, công nhân trong nước bắt đầu học cách sử dụng máy móc


17
thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó họ học cách sản xuất ra chúng. Về mặt này,
vai trò đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước
đang phát triển thông qua bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư liệu sản xuất và
yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước đang phát triển cũng được đánh giá là lợi
thế tuyệt đối.
3.2. Đánh giá chung về Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Từ lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo có thể kết luận:
+ Khi các quốc gia tập trung chuyên môn hóa sản xuất để trao đổi các mặt hàng có bất

lợi nhỏ nhất hoặc có lợi nhất thì tất cả các quốc gia đều thu được lợi ngay cả khi không
có các lợi thế tuyệt đối. Do đó, trong trao đổi quốc tế, cơ sở quan trọng nhất, cần quan
tâm đầu tiên là sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất
+ Lợi thế so sánh là điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của các thành phần kinh tế trong
Thương mại Quốc tế, là cơ sở để thực hiện việc phân công lao động quốc tế. Lợi thế
tuyệt đối có thể coi là một trường hợp đặc biệt của lợi thế so sánh. Về cơ bản, lý thuyết
của D.Ricardo không có gì khác với A.Smith: ủng hộ tự do hoá xuất nhập khẩu, khuyến
cáo các chính phủ tích cực thúc đẩy, khuyến khích tự do hoá thương mại quốc tế.
Thông điệp cơ bản của lý thuyết về lợi thế so sánh là sản lượng tiềm năng của thế giới
sẽ lớn hơn nhiều trong điều kiện thương mại tự do không bị hạn chế (so với trong điều
kiện hạn chế về thương mại). Lý thuyết của Ricardo gợi ý rằng người tiêu dùng ở tất cả
các quốc gia sẽ được tiêu dùng nhiều hơn nếu như không có hạn chế trong thương mại
giữa các nước. Điều này diễn ra ngay cả khi các quốc gia không có lợi thế tuyệt đối
trong sản xuất bất kỳ hàng hóa nào. Nói một cách khác, so với lý thuyết về lợi thế tuyệt
đối thì lý thuyết về lợi thế so sánh khẳng định một cách chắc chắn hơn nhiều rằng thương
mại là một trò chơi có tổng lợi ích là một số dương trong đó tất cả các nước tham gia
đều thu được lợi ích kinh tế. Như vậy, lý thuyết này đã cung cấp một cơ sở hợp lý cho
việc khuyến khích tự do hóa thương mại và cho đến nay, lý thuyết của Ricardo vẫn
chứng tỏ sức thuyết phục khi thường được xem là vũ khí lập luận chủ yếu cho những ai
ủng hộ cho thương mại tự do.
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo là lý thuyết cơ sở cơ bản của thương mại
quốc tế. Tuy vẫn còn một số hạn chế, nhưng lý thuyết lợi thế so sánh có một ý nghĩa


18
quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với mọi quốc gia. Những nhà kinh tế đi sau và
theo Ricardo đã bổ sung và hoàn thiện lý thuyết lợi thế so sánh sát với thực tiễn, làm
phong phú lý thuyết lợi thế so sánh.
3.3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh vào tình hình

cụ thể của Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần nhận diện lợi thế của Việt Nam,
trên cơ sở đó có những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát huy và phát triển
lợi thế của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế góp phần đẩy mạnh và nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới.
Từ việc nghiên cứu lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, Việt Nam đã xác định
được lợi thế của mình là trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất những mặt hàng sử
dụng nhiều lao động. Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu những mặt hàng nông sản
như gạo, cà phê, cao su, những mặt hàng thô sơ chưa qua sơ chế (dầu thô, than đá..) và
sau này là những mặt hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy dép… Xuất phát
từ những lợi thế rất rõ mà Việt Nam đang có là vị trí địa lý thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp với trên 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là
vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là những vùng trồng lúa được
xếp vào loại tốt nhất của thế giới, có vùng đất đồi núi bao la có thể phát triển cây công
nghiệp và rừng, có bờ biển dài tới 3.200 km, cùng với diện tích mặt nước lớn khác có
thể phát triển thuỷ sản. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm tài nguyên
đất, nước, biển, rừng, sinh vật, khoáng sản và du lịch. Lợi thế về nguồn lao động dồi
dào. Nhưng với chiến lược đổi mới phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt
Nam sẽ cần có một bước chuyển rất căn bản: mở rộng lợi thế ra nhiều mặt hàng, nhóm
hàng có giá trị cao. Muốn vậy phải kết hợp đồng thời nhiều yếu tố: vị trí địa lý thuận
lợi, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn nhân lực phong phú, trong đó nguồn nhân
lực là một yếu tố rất quan trọng cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước trong bối cảnh phát triển hiện nay, bởi nó tạo ra bước nhảy vọt về năng suất. Hiện
tại lợi thế so sánh cấp thấp (sản xuất ra sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố lao động, giá trị
gia tăng thấp) đang là một nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế này thì Việt Nam khó có khả năng
thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở mức độ cao hơn. Mặt khác,


19
điều kiện tự do của AFTA, cùng với sự phát triển nhiều loại hình công nghệ mới, sẽ

hướng các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào những nước có các điều kiện và lợi thế
sản xuất cấp cao hơn (gọi là lợi thế động bao gồm vốn, công nghệ cao, nhân công trình
độ cao, cơ sở hạ tầng hiện đại…). Hơn nữa, giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ được
sản xuất ra chủ yếu dựa trên lợi thế về điều kiện sản xuất cấp thấp luôn rẻ hơn so với
các mặt hàng chế biến dựa trên lợi thế về các điều kiện sản xuất cấp cao hơn. Vì vậy
Việt Nam nên hướng tới sử dụng công nghệ hiện đại, lao động có trình độ chuyên môn
cao để sản xuất hàng xuất khẩu tránh phải chịu thiệt thòi về giá hàng xuất khẩu (giá trị
gia tăng thấp).
KẾT LUẬN
Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế đã và đang diễn ra ngày càng
sâu rộng, đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc không thể đứng ngoài xu hướng đó. Sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ và tác động của nó đã khiến cho việc phát triển quan
hệ kinh tế đối ngoại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tất cả các quốc gia, nhất là
nhu cầu hợp tác thương mại quốc tế giữa các nước, từ sự phân bố tài nguyên thiên nhiên
và sự phát triển không đồng đều về kinh tế kỹ thuật giữa các nước. Tất cả các quốc gia
dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều tìm cách để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu
quả nhất. Trong quá trình đó mỗi nước đều tìm biện pháp để nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Lợi nhuận kinh tế là động lực cơ bản, thúc
đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phối đến mọi chủ trương, chính sách, mục
tiêu, cách thức, quy mô, cấp độ,..của các quan hệ kinh tế quốc tế. Muốn đạt được hiệu
quả cao nhất cũng như hạn chế tối đa thiệt hại đối với nền kinh tế, đòi hỏi mỗi chủ thể
trong quan hệ kinh tế quốc tế phải biết phát huy có hiệu quả các ưu thế vượt trội của
mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Qua việc nghiên cứu đề tài “Phân tích Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong
thương mại quốc tế của trường phái chính trị tư sản cổ điển Anh và ý nghĩa của các lý
thuyết này trong điều kiện hiện nay”, em thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng
các lý thuyết này vào thực tiễn của mỗi quốc gia, để có thể nắm bắt được các cơ hội
cũng như khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả quá trình hội nhập kinh
tế, cũng như nhận biết được những lợi thế của mình trong quá trình hội nhập kinh tế



20
quốc tế thì mỗi nước cần phải nhận thức được những lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh
đang có để có một chiến lược phát triển kinh tế lâu dài và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân, chủ biên
PGS.TS. Trần Bình Trọng
2. Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, GS.TS. Đỗ Đức Bình &
PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai (đồng chủ biên) ,.
3. Bài giảng Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,
chủ biên GS.TS. Bùi Xuân Phong.
4. tích lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối
trong phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam
5. />6. />7. />8. />9. />


×