Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

phạm vi xét xử phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.56 KB, 82 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ĐỨC KIÊN

PHẠM VI XÉT XỬ PHÚC THẨM THEO LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN
NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

ĐÀ NẴNG - 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ĐỨC KIÊN

PHẠM VI XÉT XỬ PHÚC THẨM THEO LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN
NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN VĂN ĐỘ


ĐÀ NẴNG - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
TÁC GIẢ

Trần Đức Kiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHẠM VI
XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ........................................................................... 7
1.1. Lý luận về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự...................................................... 7
1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án
hình sự.................................................................................................................................................... 19
1.3. Pháp luật tố tụng hình sự một số nước về phạm vi xét xử phúc thẩm...................29
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHẠM VI XÉT XỬ PHÚC
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ
NẴNG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2019............................................................................... 34
2.1. Khái quát về Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng..................................................... 34
2.2. Kết quả thụ lý giải quyết phúc thẩm các vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân
cấp cao tại Đà Nẵng từ 2015 - 2019............................................................................................ 35
2.3. Đánh giá thực tiễn thực hiện phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tại
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng........................................................................................ 39

CHƯƠNG 3. YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
ĐÚNG PHẠM VI XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ................................. 56
3.1. Yêu cầu bảo đảm thực hiện đúng phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.......56
3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện đúng phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình
sự.............................................................................................................................................................. 61
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BA, QĐ

: Bản án, quyết định

BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự

CTTP

: Cấu thành tội phạm


ĐCS

: Đảng cộng sản

KC

: Kháng cáo

KN

: Kháng nghị

LTTHS

: Luật tố tụng hình sự

NCTN

: Người chưa thành niên

NN

: Nhà nước

PL

: Pháp luật

PVXXPT


: Phạm vi xét xử phúc thẩm

TAND

: Toà án nhân dân

TACPT

: Tòa án cấp phúc thẩm

TANDCC

: Tòa án nhân dân cấp cao

TANDCT

: Tòa án nhân dân cấp tỉnh

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

THQCT

: Thực hành quyền công tố

TNHS

: Trách nhiệm hình sự


TP

: Thẩm phán

TKTA

: Thư ký tòa án

TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội

VAHS

: Vụ án hình sự

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


XXPT

: Xét xử phúc thẩm

UBTVQH


: Ủy ban thường vụ Quốc hội


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.

Tên bảng
Thống kê tổng số thụ lý, giải quyết xét xử phúc thẩm vụ án
hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng giai đoạn

Trang

35

2015 - 2019
2.2.

2.3.

Thống kê kết quả xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Tòa án
nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2015-2019
Thống kê số lượng kháng cáo, kháng nghị, kết quả xét xử
phúc thẩm VAHS của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
giai đoạn từ năm 2015-2019

36


38


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như đã biết, để giải quyết đúng vụ án hình sự và bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người của những người tham gia tố tụng, pháp luật tố tụng hình sự hiện
hành quy định một VAHS được xét xử qua cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm (nguyên
tắc hai cấp xét xử); ngoài ra, còn có thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm.
Vì có sự phân cấp xét xử nên thẩm quyền, phạm vi của từng cấp xét xử cũng được
quy định một cách khá cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Với việc pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định về hai cấp xét xử
VAHS cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực nghiên cứu và đẩy mạnh công
tác cải cách tư pháp, lấy trọng tâm là ngành Tòa án, trong đó tại Nghị quyết Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2000) của Đảng đã chỉ rõ: “Cải cách tổ chức,
nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần
trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp... Sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân
dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Toà án các cấp” [4].
Ngày 28 tháng 5 năm 2015, sau khi Luật tổ chức TAND năm 2014 có hiệu
lực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban
hành Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13, về việc thành lập 03 Tòa án nhân dân cấp
cao, bao gồm: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (TANDCC 1), Tòa án nhân dân
cấp cao tại Đà Nẵng (TANDCC 2), Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh (TANDCC 3) và theo quy định Tòa án nhân dân cấp cao là cơ quan xét xử cấp
thứ 3 từ dưới lên trong hệ thống xét xử 4 cấp của ngành Tòa án Việt Nam.
TANDCC có thẩm quyền dưới TANDTC và trên TANDCT... Tòa án nhân dân cấp
cao chính thức được thành lập và hoạt động từ ngày 01 tháng 6 năm 2015 [32].
Từ những phân tích nêu trên, học viên nhận thấy việc nghiên cứu phạm vi xét
xử sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án nhân dân các cấp không chỉ đối với các vụ án
hình sự, dân sự … có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Vì trong các

Bộ luật tố tụng hiện nay nhà làm luật chỉ quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm,
nhưng lại chưa có Điều luật nào quy định về phạm vi xét xử sơ thẩm, cụ thể

1


như tại Điều 345 BLTTHS Việt Nam năm 2015 quy định “Toà án cấp phúc thẩm
xem xét phần nội dung của BA, QĐ bị KC, KN. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem
xét các phần khác của BA, QĐ không bị KC, KN” [27]. Tại sao những quy định về
phạm vi xét xử phúc thẩm hình sự lại được luật hóa trong Điều 345 BLTTHS Việt
Nam 2015 còn những quy định về phạm vi xét xử sơ thẩm lại không được luật hóa
trong một Điều luật cụ thể, cũng giống như việc tại sao Tòa án nhân dân cấp quận,
huyện, thành phố thuộc tỉnh lại chỉ được luật hình sự và luật tố tụng hình sự quy
định xét xử sơ thẩm hình sự; Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương được xét xử sơ thẩm và phúc thẩm VAHS; Còn Tòa án nhân dân cấp cao lại
chỉ được giới hạn phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS theo quy định tại Điều 345
BLTTHS Việt Nam.
Việc BLTTHS Việt Nam năm 2015 quy định như vậy thì trong quá trình thụ
lý giải quyết các VAHS phúc thẩm của ngành Tòa án nói chung và của Tòa án nhân
dân cấp cao trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về phạm vi xét xử phúc
thẩm VAHS đã và đang có những thuận lợi và khó khăn vướng mắc gì hay không?
Chính vì vậy học viên lựa chọn Đề tài “Phạm vi xét xử phúc thẩm theo pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng”
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xét xử phúc thẩm hình sự là hoạt động xét xử của ngành Tòa án nhân dân nói
chung, PVXXPT theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam luôn là đề tài nóng hổi,
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, do các Tòa án nhân
dân cấp cao mới được thành lập chưa lâu (năm 2015), nên trên thực tế có rất ít
những đề tài khoa học nghiên cứu về Phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS của Tòa án

nhân dân cấp cao. Hoặc cũng có thể một phần do kiến thức và tầm hiểu biết còn hạn
chế của học viên, nên khi viết đề tài này, học viên đã và mới chỉ nghiên cứu, tìm
hiểu một số công trình đã được công bố như sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về: "Thực trạng hoạt động XXPT và
giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động XXPT của Tòa phúc thẩm

2


TANDTC" của TANDTC, năm 2006 [35].
- Luận án tiến sĩ luật: “Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự Việt
Nam” của Vũ Gia Lâm, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2008 [18].
- Luận văn thạc sĩ luật học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về THQCT và
kiểm sát XXPT VAHS của VKSND”, của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Khoa luật năm 2012 [16].
- Luận văn thạc sĩ luật học “Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự”, của tác giả Nguyễn Thị Hồng Phương, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Khoa luật năm 2012 [20].
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định”, của tác giả Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Khoa luật năm 2014 [42].
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền
con người trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn
tỉnh Đắk Lắk”, của tác giả Nguyễn Anh Thư, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa luật
năm 2015 [40].
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối
với bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác giả Vũ Thị Uyên, Học
viện Khoa học xã hội năm 2016 [43].
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo luật

tố tụng hình sự, trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang”, của tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa luật năm 2016 [15].
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án xâm phạm
tính mạng, sức khỏe của con người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Đồng Nai”, của tác giả Nguyễn Xuân Quang, Học viện Khoa học xã hội
năm 2017 [21].
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Thẩm quyền XXPT VAHS theo PLTTHS Việt
Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, của tác giả Ngô Hà Nam, Học viện Khoa

3


học xã hội 2017 [19].
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng
hình sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng”, của tác giả Nguyễn
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Thủ tục phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại thành
phố Hồ Chí Minh”, của tác giả Trương Phạm Huyền Châu, Học viện Khoa học xã
hội năm 2018 [10].
Tuy các công trình và bài viết đã nghiên cứu việc áp dụng pháp luật pháp luật
hình sự và TTHS trong xét xử nói chung và trong phiên tòa xét xử án hình sự nói
riêng ở một số địa phương. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về phạm
vi xét xử phúc thẩm VAHS. Vì vậy, học viên chọn đề tài “Phạm vi xét xử phúc thẩm
theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại
Đà Nẵng”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn việc thụ lý giải quyết (xét
xử) phúc thẩm các VAHS tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, luận văn đưa ra
quan điểm lý luận về phạm vi, giới hạn xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; đưa ra

một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về PVXXPT và thực
hiện đúng đắn các quy định đó trong thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất: Phân tích khái niệm, đặc điểm xét xử phúc thẩm VAHS của Tòa
án nhân dân cấp cao;
- Thứ hai: Phân tích được khái quát sự hình thành và phát triển của quy định
pháp luật về PVXXPT các VAHS của Tòa án nhân dân cấp cao;
- Thứ ba: Đánh giá thực tiễn thực hiện PVXXPT của Tòa án nhân dân cấp
cao tại Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, bao gồm những ưu
điểm, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế;

4


- Thứ tư: Đưa ra yêu cầu và các giải pháp bảo đảm thực hiện quy định về
PVXXPT trong tố tụng hình sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các quy định về PVXXPT và thực tiễn xét xử phúc thẩm
VAHS của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng từ năm 2015 đến năm 2019.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật quy định về phạm
vi xét xử phúc thẩm VAHS của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
- Về thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng HCM về NN và PL, các quan điểm của ĐCS Việt Nam về xây dựng NN pháp
quyền, cải cách tư pháp, bảo vệ QCN...
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, phân
tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn và vụ việc điển hình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần trong việc làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hình sự
và tố tụng hình sự về phạm vi xét xử VAHS nói chung và phạm vi xét xử phúc thẩm
VAHS tại Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trình độ lý luận, hiểu biết,
các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của cán bộ tư pháp nói chung
và của Thẩm phán nói riêng về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS trong thực tiễn xét
xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Luận văn có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo,

5


nghiên cứu khoa học pháp lý. Các Tòa án nhân dân cấp cao có thể khai thác kết quả
nghiên cứu để áp dụng pháp luật quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS tại
Tòa án nhân dân cấp cao.
7. Cơ cấu của luận văn
Gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày
thành ba chương, tám tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về phạm vi xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự.
Chương 2: Thực tiễn thực hiện phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng từ năm 2015 đến năm 2019.
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm thực hiện đúng phạm vi xét xử
phúc thẩm vụ án hình sự.


6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHẠM VI
XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Lý luận về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
1.1.1.1. Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Theo Từ điển Hán - Việt thì phúc thẩm không có nguyên nghĩa, mà phải
ghép nghĩa của hai từ: “phúc” có nghĩa là “lật lại, úp lại, xét kỹ”; còn “thẩm” có
nghĩa là “xử đoán” [2, tr. 136].
Còn từ điển Tiếng Việt thì “phúc thẩm” nghĩa là: TAND cấp trên xét xử lại
một vụ án do cấp dưới đã XXST mà có chống án [45, tr.790].
Theo từ điển Thuật ngữ Luật học của Trường đại học Luật Hà Nội thì “phúc
thẩm” là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo hoặc kháng nghị, nhằm kiểm tra lại tính
hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm, sửa lại những sai lầm và vi
phạm của Tòa án sơ thẩm, bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất pháp luật [44, tr.
378].
Theo Khoản 1 Điều 330 BLTTHS Việt Nam năm 2015 (có hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2018) thì “Xét xử phúc thẩm hình sự là việc Tòa án cấp trên trực tiếp
xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối
với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị” [27].
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm xét xử phúc thẩm trong tố tụng
hình sự được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là, phúc thẩm là một giai
đoạn trong quá trình Tố tụng hình sự, phúc thẩm là một thủ tục tố tụng và phúc
thẩm là một cấp xét xử.
Dưới góc độ là giai đoạn tố tụng, phúc thẩm được hiểu là giai đoạn của quá
trình TTHS, trong đó Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại VAHS mà bản án, quyết định

sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của
7


pháp luật nhằm mục đích kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của các bản án,
quyết định sơ thẩm, khắc phục kịp thời vi phạm, sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm,
bảo đảm việc xét xử đúng đắn, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của Nhà nước.
Dưới góc độ là thủ tục xét xử, thì thủ tục xét xử phúc thẩm trong TTHS là
cách thức tiến hành hoạt động TTHS để Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại VAHS mà
một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực
bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm khắc phục kịp thời sai
lầm của Tòa án cấp dưới, bảo đảm xét xử đúng đắn, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng và lợi ích Nhà nước.
Dưới góc độ là cấp xét xử thì phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, theo đó Tòa án
có thẩm quyền xét xử lại VAHS mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm khắc phục kịp
thời sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm, đảm bảo việc xét xử đúng đắn, thống nhất, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng và lợi
ích NN.
Như vậy, xét xử phúc thẩm hình sự là việc TAPT xét xử lại VAHS đã được
TAST thẩm giải quyết bằng bản án, quyết định chưa có hiệu lực PL nhưng bị kháng
cáo, kháng nghị nhằm xác định tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết
định đó theo những nguyên tắc và thủ tục nhất định. Sau khi bản án, quyết định sơ
thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực ngay mà còn một
thời gian để các đương sự (bị cáo, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ...)
kháng cáo, VKSND xem xét kháng nghị. Khi có KC, KN đối với BA, QĐ sơ thẩm
thì TACPT trực tiếp tiến hành xét xử lại VAHS. Thủ tục xét xử lại VAHS được gọi
là thủ tục PTHS, thủ tục này được bắt đầu khi có kháng cáo của các đương sự hoặc
kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm trong thời hạn luật

định. Về bản chất phúc thẩm không phải là lần xét xử đầu tiên đối với một VAHS
mà là lần xét xử thứ hai. Thủ tục xét xử phúc thẩm được tiến hành sau thủ tục sơ
thẩm, mục đích của phúc thẩm hình sự là kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ

8


của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp bị kháng cáo, kháng nghị.
Thông qua đó, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân,
đảm bảo cho bản án, quyết định đưa ra thi hành là những bản án, quyết định đúng
pháp luật và có căn cứ. Căn cứ tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm là
kháng cáo, kháng nghị hợp pháp.
Như vậy, TTHS là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, trong
đó có giai đoạn xét xử, cụ thể như sau: Khi phân nhỏ giai đoạn xét xử thành các giai
đoạn nhỏ hơn thì XXPT có thể được hiểu là một giai đoạn trong TTHS; Còn dựa
vào cách thức tổ chức hệ thống TAND Việt Nam, thì TAND cấp trên có thẩm quyền
xét xử lại VAHS sau khi đã có BA, QĐ của TAND cấp dưới chưa có hiệu lực pháp
luật nhưng bị KC, KN thì phúc thẩm có thể được xem xét như một cấp xét xử thứ 2
trên cấp XXST.
Từ những phân tích, đánh giá nêu trên, theo học viên thì: “Xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Tòa án cấp trên trực
tiếp xét xử lại vụ án hình sự mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp, bị đương sự (bị cáo, bị hại, người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan …) kháng cáo hoặc bị Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị nhằm kiểm
tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân
cấp sơ thẩm,giúp khắc phục kịp thời các sai lầm của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm,
bảo vệ công lý, quyền con người,lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, pháp nhân”.
1.1.1.2. Đặc điểm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Trong PTXXPT – VAHS thì Hội đồng XXPT đồng thời thực hiện cả hai chức

năng vừa xét xử lại VAHS về nội dung, vừa xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ
của BA, QĐ sơ thẩm. Do đó, XXPT - VAHS có 7 đặc điểm, gồm:
Một là: Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm không chỉ kiểm tra việc tuân theo
pháp luật khi xét xử của Tòa án nhân dân cấp dưới mà còn kiểm tra tính đúng đắn
của các tình tiết thực tế, tính hợp pháp và tính có căn cứ của các chứng cứ thu thập
trong hồ sơ VAHS, được cơ quan tố tụng (Cơ quan điều tra và VKSND) và cụ thể là

9


được Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm dùng làm căn cứ để ban hành bản án, quyết định
đối với VAHS ở cấp sơ thẩm. Có nghĩa là Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm sẽ kiểm
tra tính đúng đắn để xác định rõ nội dung VAHS, sự việc liên quan, kiểm tra, xác
minh chứng cứ có đầy đủ, chính xác không, thẩm tra xem pháp luật liên quan được
áp dụng có đúng không?
Từ các KC, KN đúng luật, Hội đồng XXPT sẽ tiến hành xét lại và xét xử lại
đối với những BA, QĐ của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm bị KC, KN. Theo đó thì
Hội đồng XXPT tiến hành xét lại tính hợp pháp của BA, QĐ và tính có căn cứ về sự
phù hợp giữa kết luận trong BA, QĐ với những sự kiện xảy ra trên thực tế khách
quan của VAHS. Hội đồng XXPT tiến hành xét xử lại VAHS để giải quyết VAHS
một cách chính xác dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét
toàn diện, khách quan tài liệu trong hồ sơ VAHS.
- Hai là: Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm không bị ràng buộc, hạn chế bởi
những nội dung kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của VKSND. Vì nếu xét
thấy cần thiết thì cấp phúc thẩm mới có thể xem xét các phần khác của bản án,
quyết định không bị đương sự kháng cáo, VKSND kháng nghị trong giới hạn do
- Ba là: Những người tham gia tố tụng hình sự có quyền, nghĩa vụ cơ bản
như ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Khi bảo vệ nội dung KC, KN thì chủ thể KN, cơ
quan KN có quyền xuất trình các nguồn chứng cứ mới chưa được công bố tại TAND
cấp sơ thẩm.

- Bốn là: Đối tượng của xét xử phúc thẩm là những bản án, quyết định của
Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm do bị kháng cáo, kháng nghị hợp pháp nên chưa có
hiệu lực pháp luật. Khi XXPT - VAHS cũng là một cách để TAND cấp trên có thể
kiểm tra chất lượng xét xử và hướng dẫn TAND cấp dưới xét xử đúng PL, xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xét xử. Tuy nhiên, không phải tất
cả các VAHS xét xử ở TAND ở cấp sơ thẩm đều được XXPT. Mà chỉ có những BA,
QĐ sơ thẩm chưa có hiệu PL bị KC, KN đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự mới là đối tượng của XXPT. Vì BA, QĐ sơ thẩm mặc dù có vi phạm,

10


thiếu sót nhưng không có KC, KN thì BA, QĐ đó cũng không bị XXPT. Và khi BA,
QĐ sơ thẩm đã có hiệu lực PL mới phát hiện thấy sai lầm thì cũng không phải là đối
tượng của XXPT. Vì trong trường hợp này BA, QĐ sơ thẩm đó sẽ được xem xét
theo thủ tục GĐT, tái thẩm theo quy định của PLTTHS.
Như vậy XXPT chỉ được áp dụng khi có KC, KN đúng luật định. Vì chỉ các
KC, KN đúng quy định của pháp luật mới là căn cứ để BA, QĐ chưa có hiệu lực PL
trở thành đối tượng cần được XXPT. Hay nói cách khác, kháng cáo, kháng nghị hợp
pháp là cơ sở pháp lý làm phát sinh giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Như vậy quyền KC là nét đặc trưng của XXPT - VAHS. Vì sau khi Tòa án
nhân dân xét xử sơ thẩm thì bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật ngay, bị
cáo, bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, vẫn còn có quyền
kháng cáo yêu cầu xét xử lại một lần nữa ở Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp. Do
vậy khi căn cứ để tiến hành XXPT là Cáo trạng truy tố của VKSND; căn cứ để tiến
hành GĐT, TT là KN của những người có thẩm quyền là những căn cứ mang tính
quyền lực NN, thì XXPT có thể được phát sinh bởi KC của các chủ thể tham gia
TTHS. Với việc KC các chủ thể tham gia TTHS đã bày tỏ được sự chưa đồng ý đối
với BA, QĐ sơ thẩm và trình bày các ý kiến của bản thân đối với BA, QĐ sơ thẩm.
Và nêu ra các ý kiến, đề nghị của bản thân trong giai đoạn XXPT.

- Năm là: Chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng trong XXPT là TAND,
VKSND cấp phúc thẩm và những chủ thể tham gia giai đoạn XXST được tuyên
quyền kháng cáo trong BA, QĐ sơ thẩm hoặc các chủ thể có liên quan đến KC, KN
hoặc các chủ thể khác tham gia ở giai đoạn XXPT được TAPT mời đến để tham gia
giai đoạn XXPT.
- Sáu là: Phiên tòa xét xử phúc thẩm VAHS có một số đặc thù (khác biệt với
phiên tòa xét xử sơ thẩm) như: Mặc dù theo Điều 354 BLTTHS 2015 quy định:
“Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm tiến hành
như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi tiến hành xét hỏi một thành viên của Hội
đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội
dung kháng cáo, kháng nghị”. Nghĩa là việc công bố Cáo trạng của Kiểm sát viên (ở

11


cấp sơ thẩm) là chức năng và quyền hạn của Viện kiểm sát. Nhưng trong XXPT lại
được thay thế bằng việc một thành viên Hội đồng XXPT tóm tắt nội dung VAHS,
quyết định của BA sơ thẩm, nội dung KC, KN; Và việc luận tội của KSV ở phần
tranh luận (ở cấp sơ thẩm) đã được thay thế bằng việc trình bày kết luận của đại
diện VKSND.
- Bảy là: Khi tham gia phiên tòa XXPT - VAHS, các chủ thể tham gia giai
đoạn XXST có liên quan đến KC, KN có quyền bổ sung thêm nguồn chứng cứ.
Những người KC và chủ thể KN ngoài việc viện dẫn những tài liệu được thu thập
trong giai đoạn XXST ở hồ sơ VAHS mà còn được xuất trình những nguồn chứng
cứ mới chưa được xem xét tại phiên tòa XXST. BA, QĐ của TAPT phải căn cứ vào
kết quả tranh tụng khi XXPT. Khi XXPT các chủ thể tham gia XXPT đều được bảo
đảm được thực hiện những quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy định, ... Như vậy
XXPT ngoài việc kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của BA, QĐ sơ thảm còn
được quyền xét xử lại VAHS về mặt nội dung, nghĩa là xem xét tính đúng đắn của
VAHS về mặt thực chất.

Nên TTHS mới quy định các chủ thể tham gia XXST được quyền cung cấp
thêm tài liệu, chứng cứ mới để bảo vệ quyền lợi cho mình, không phải phụ thuộc
vào những tài liệu đã cung cấp trong giai đoạn XXST. Các chủ thể này đều được
quyền thay đổi lời khai, và yêu cầu mời thêm người làm chứng mới hoặc cung cấp
thâm các tài liệu, đồ vật mới. VKSND cấp phúc thẩm cũng có thể tự mình hoặc theo
yêu cầu của Hội đồng XXPT tiến hành ĐTBS, thu thập thêm những tài liệu mới để
làm sáng tỏ những vấn đề về nội dung VAHS. Tất cả các chứng cứ mới và chứng cứ
cũ đều được đưa ra xem xét trực tiếp tại phiên tòa XXPT và là căn cứ để HĐXX
phúc thẩm VAHS ban hành BA, QĐ phúc thẩm.
Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì khi xét xử phúc thẩm VAHS cũng cần
quan tâm đến các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng như: giữa Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm với Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm
(trong việc thông báo kháng cáo, kháng nghị, xác minh lý do kháng cáo quá hạn...);
giữa VKSND cấp sơ thẩm và VKSND cấp phúc thẩm (trong việc kháng nghị bản

12


án, quyết định sơ thẩm); Và mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm với
VKSND cấp phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án...
1.1.2. Khái niệm phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Điều 345 BLHS Việt Nam năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018)
quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS, như sau: Tòa án nhân dân cấp phúc
thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu
xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của BA, QĐ không bị KC, KN
[27].
Theo học viên, việc BLTTHS 2015 quy định như trên thì phạm vi xét xử
phúc VAHS, là giới hạn nội dung những vấn đề mà Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm
có thể xem xét, quyết định. Việc quy định phạm vi xét xử phúc VAHS có ý nghĩa rất
quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân

cấp sơ thẩm.
Từ quy định trên, có thể thấy, khi tiến hành giai đoạn thụ lý xét xử phúc thẩm
VAHS, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm cần phải xem xét nội dung kháng cáo,
kháng nghị trước, nếu thấy cần thiết thì mới xem xét đến phần không bị kháng cáo,
kháng nghị. Tuy nhiên, việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị của Tòa án
cấp phúc thẩm không bị hạn chế bởi việc quyết định theo hướng có lợi cho người bị
kháng cáo (chấp nhận kháng cáo) hoặc theo hướng kháng nghị của Viện kiểm sát
(chấp nhận kháng nghị) mà có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản của BLHS
về tội nhẹ hơn, giảm bồi thường, miễn hình phạt…, thậm chí tuyên bố bị cáo không
phạm tội hoặc cũng có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản của BLHS về tội
nặng hơn, tăng mức bồi thường…, nếu có kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó.
Nhưng Bộ luật tố tụng hình sự lại chưa quy định thế nào là trường hợp “cần thiết”
cho nên có thể vận dụng hướng dẫn tại mục 4 phần VI Thông tư liên ngành số
01/TTLN ngày 08 tháng 12 năm 1988 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát
nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự:
Trường hợp cần thiết là trường hợp ở phần không bị KC, KN có điểm cần được
giảm nhẹ TNHS cho bị cáo [38]

13


Mặc dù, được xem xét hầu như toàn bộ nội dung VAHS nhưng khi quyết định
thì HĐXX phúc thẩm VAHS chỉ được quyết định theo hướng không làm xấu đi tình
trạng của người kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng xấu đi
đó. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm chỉ xem xét những phần bản án, quyết định sơ
thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự
quy định. Riêng các phần không bị KC, KN thì, TAPT chỉ xem xét đối với những
nội dung có thể dẫn đến việc giảm nhẹ TNHS cho bị cáo. Còn việc BTTH thì TAPT
không được xem xét nếu không có KC, KN mặc dù có cơ sở để giảm mức BTTH.
Bên cạnh đó thì Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm cũng được quyền xem xét về phần

thủ tục tố tụng trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ngay cả
khi không có KC, KN.
Tóm lại PVXXPT - VAHS rất quan trọng vì chúng là cơ sở để HĐXX phúc
thẩm VAHS giải quyết các nội dung liên quan đến VAHS. Theo một cách tổng quát
thì PVXXPT - VAHS sẽ chỉ bị giới hạn bởi quy định của PL tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, tại phiên xét xử phúc thẩm VAHS, khi phát hiện có hành vi vi
phạm pháp luật và tội phạm mới, HĐXX phúc thẩm có quyền ra quyết định khởi tố
vụ án, hoặc ra các quyết định xử lý hành chính như cảnh cáo, phạt tiền đối với
những người vi phạm trật tự phiên tòa.
1.1.3. Mối quan hệ giữa phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm quyền xét xử
của Tòa án cấp phúc thẩm
Như đã biết thì: Thẩm quyền xét xử của TAND là tổng hợp các quyền theo
quy định của PL để TAND giải quyết các tranh chấp trong xã hội thông qua việc
xem xét, đánh giá, phán quyết có tính cưỡng chế của NN. Nên có thể hiểu việc pháp
luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền xét xử phúc thẩm chính là sự thể hiện
của việc Tòa án cấp phúc thẩm dùng các quyền được pháp luật quy định để áp dụng
khi thụ lý giải quyết một VAHS ở giai đoạn xét xử phúc thẩm. Nói như vậy để thấy
rằng, giữa phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS và thẩm quyền xét xử phúc thẩm VAHS
có mối quan hệ biện chứng qua lại chính là việc xác định giới hạn của việc xét xử
phúc thẩm một VAHS, cụ thể như sau:

14


Theo quy định của pháp luật về TTHS thì, thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp phúc thẩm sẽ được chia thành hai mặt, đó là: Thẩm quyền về mặt nội dung và
thẩm quyền về mặt hình thức, trong đó:
Thẩm quyền về mặt hình thức (hay còn gọi là thẩm quyền xem xét) là việc:
TAPT xác định các VAHS, các BA, QĐ của TAST nào thuộc thẩm quyền xem xét
của TAPT và giới hạn, phạm vi, mức độ xem xét của TAPT đối với VAHS đó. Tóm

lại thẩm quyền về mặt hình thức xác định TAPT có quyền xem xét cái gì, ở mức độ,
giới hạn nào;
Còn thẩm quyền về nội dung là việc: Xác định các quyền của Tòa án nhân
dân cấp phúc thẩm trong việc quyết định các vấn đề cụ thể của vụ án trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm nhưng bị xem xét và xét xử lại ở giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Từ những phân tích nêu trên, học viên nhận thấy: Thẩm quyền về hình thức
của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm bao gồm thẩm quyền xét xử phúc thẩm và
phạm vi xét xử phúc thẩm; Còn thẩm quyền về nội dung (hay còn gọi là thẩm quyền
quyết định) của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm là việc thể hiện ở các quyền hạn
của Tòa án phúc thẩm khi xét xử theo thủ tục phúc thẩm các VAHS bị kháng cáo
hoặc kháng nghị.
Có thể thấy, phạm vi xét xử (thẩm quyền về hình thức) và quyền hạn của Toà
án cấp phúc thẩm (thẩm quyền nội dung) có quan hệ qua lại biện chứng. Về phạm
vi xét xử, Toà án cấp phúc thẩm không chỉ xem xét phần bản án bị kháng cáo,
kháng nghị, mà còn có thể xem xét toàn bộ vụ án. Tuy nhiên, về thẩm quyền nội
dung thì Toà án cấp phúc thẩm chỉ có quyền:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định
sơ thẩm;
b) Sửa bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo (kể cả có
kháng cáo hay không có kháng cáo);
c) Sửa bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo nếu
có kháng cáo của bị hại, kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng đó;

15


d) Sửa quyết định bồi thường dân sự nếu có kháng cáo, kháng nghị về vấn đề
đó...
Việc quy định hạn chế thẩm quyền quyết định nêu trên là bảo đảm quan trọng
quyền kháng cáo của người tham gia tố tụng, nhất là đối với bị cáo.

1.1.4. Ý nghĩa của phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
1.1.4.1. Về mặt chính trị - xã hội
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hình sự nói riêng,
trong đó có quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS là góp phần vào việc thực
hiện những nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, xác định Tòa án có vị trí trung
tâm, xét xử là trọng tâm theo tinh thần Nghị Quyết số 49/NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cụ thể như sau: Đổi mới việc tổ
chức phiên tòa xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể tiến
hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo công khai, dân chủ,
văn minh ... [3].
Theo đó, phải đổi mới toàn bộ hệ thống Tòa án nhân dân cũng như hoạt động
thực tiễn và đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tòa án nhân dân nói riêng và các
ngành tư pháp nói chung, trong đó có các quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm
VAHS, nhằm đạt được kết quả cuối cùng là bản án, quyết định của Tòa án nhân dân
nói chung và của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm luôn đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật.
Việc quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS thể hiện rõ sự phân định
nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước đối với mỗi cấp xét xử đã được quy định trong
BLTTHS qua các thời kỳ (mới nhất là Điều 345 BLTTHS Việt Nam 2015). Việc quy
định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS đã đảm bảo cho bị cáo, người bị hại và
những người có quyền lời, nghĩa vụ liên quan đến VAHS bị xét xử ở cấp sơ thẩm có
quyền kháng cáo lên cấp phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm thì những người này
vẫn còn nguyên quyền bào chữa, quyền đưa ra tài liệu chứng cứ, tạo điều kiện được
tranh tụng bình đẳng giữa người bị cáo, người bào chữa và với những người tham
gia tố tụng khác; còn VKSND được quyền bảo vệ nội dung kháng nghị. Tóm

16


lại, với việc quy định về PVXXPT - VAHS chính là cơ sở đảm bảo cho TAND xét

xử đúng người, đúng tội, đúng PL, góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân
đối với các cơ quan tư pháp, với Đảng và NN trong gian đoạn hiện nay.
1.1.4.2. Về mặt xây dựng pháp luật tố tụng hình sự
Việc quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS, đảm bảo cho hoạt động
tố tụng hình sự được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định. Giai đoạn
XXPT-VAHS nối tiếp giai đoạn XXST-VAHS. Tòa án cấp trên (cấp phúc thẩm) chỉ
được xét xử phúc thẩm VAHS khi bản án, quyết định trong VAHS của Tòa án nhân
dân cấp sơ thẩm bị bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
kháng cáo hợp pháp hoặc bị VKSND cùng cấp (hoặc cấp trên) kháng nghị hợp
pháp.
Phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS còn định hướng cho hoạt động tố tụng của
các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng, đặc biệt là đối với HĐXX
phúc thẩm VAHS trong việc thực hiện các quyền hạn của mình trong việc xem xét
và quyết định các vấn đề trong bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sở thẩm
bị kháng cáo, kháng nghị, hoặc cả các nội dung khác không bị kháng cáo, kháng
nghị. Từ đó, các chủ thể tham gia vào quá trình xét xử phúc thẩm VAHS, nhất là đối
với các thành viên trong HĐXX phúc thẩm VAHS có điều kiện thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của mình một cách triệt để, hiệu quả hơn, hạn chế hoặc ngăn chặn
được sự tùy tiện cũng như lạm quyền của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cũng có thể là
Luật sư (người bào chữa cho các đương sự) trong việc xét xử phúc thẩm VAHS và
tham gia xét xử phúc thẩm VAHS. Qua đó đảm bảo cho bản án, quyết định của
HĐXX phúc thẩm VAHS luôn phù hợp với sự thật khách quan của VAHS và các
quy định của pháp luật.
Từ thực tiễn quy định tại Điều 345 BLTTHS Việt Nam 2015 (chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/01/2018) và từ những quy định khác của pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS, học viên thấy rất dễ dàng nhận
thấy thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm và nhận thức được Tòa án cấp

17



nào thì được xét xử phúc thẩm VAHS của các Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, vì với
nội dung quy định tại Điều 345 BLTTHS 2015, TAPT xem xét phần nội dung của
BA, QĐ bị KC, KN. Khi xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của BA,
QĐ không bị KC, KN, thì:
Về thẩm quyền, TANDCT có thẩm quyền XXPT các BA, QĐ của TAND cấp
huyện trực thuộc bị KC, KN.
TANDCC có thẩm quyền XXPT BA, QĐ của TANDCT thuộc phạm vi thẩm
quyền theo lãnh thổ bị KC, KN…
1.1.4.3. Về mặt thực tiễn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Thứ nhất, phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS là quy định về giới hạn quá trình
xét xử lại VAHS có kháng cáo, kháng nghị, TAPT kiểm tra tính hợp pháp, tính có
căn cứ của bản án nhằm phát hiện có hay không những sai lầm, những vi phạm PL
trong quá trình giải quyết VAHS ở TAST, nếu có thì khắc phục và sửa chữa những
sai lầm, thiếu sót đó trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Tóm lại, bằng nhiệm vụ và thẩm quyền của mình TAPT ngăn chặn việc đưa
ra thi hành các BA, QĐ có vi phạm PL, góp phần bảo vệ lợi ích của NN, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Thứ 2, XXPT là một trong những quy định thể hiện rõ bản chất dân chủ và
tiến bộ của BTTHS Việt Nam. Quy định này buộc các TAND sơ thẩm phải thận
trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu về tính hợp pháp và có căn cứ khi ra
BA, QĐ về VAHS. Nó không cho phép chủ thể đã KC, VKSND đã KN được bổ
sung, thay đổi KC theo hướng làm xấu đi tình trạng của bị cáo; không cho phép
TAPT sửa BA, QĐ sơ thẩm theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, nếu
không có KC của người bị hại hoặc KN của VKSND theo hướng đó.
Thứ 3, khi có KC, KN đối với BA, QĐ sơ thẩm chưa có hiệu lực PL, TAPT
đưa vụ án ra XXPT trong thời hạn luật định. Cho nên XXPT còn là một trong các
phương tiện hữu ích để bảo vệ kịp thời và có hiệu quả lợi ích của NN, của xã hội,
các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là của các chủ thể tham gia

giai đoạn XXST.

18


×