Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tiểu luận đầu tư quốc tế đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành công nghiệp dệt may việt nam trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.87 KB, 36 trang )

3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NGÀNH
DỆT MAY
1.1.

Tổng quan chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1 Khái niệm về FDI
Có nhiều quan niệm về FDI, nhưng nhìn chung đều thống nhất cho rằng, FDI là hình thức
đầu tư quốc tế mà chủ ĐTNN (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vào nước tiếp nhận một số vốn đủ
lớn để thực hiện các hoạt động SXKD, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đạt được những
hiệu quả KTXH; là hình thức đầu tư quốc tế mà nước tiếp nhận đầu tư không chỉ kỳ vọng
vào lượng vốn đầu tư lớn, mà còn kỳ vọng vào tác động tràn tích cực do sự xuất hiện của
FDI đó mang lại. Đây là loại hình di chuyển vốn quốc tế mà người chủ sở hữu vốn đồng thời
là người trực tiếp quản lý và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư. Điều đó phản ánh bản chất
của FDI là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư, hay tìm kiếm lợi nhuận

ở nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời, trong quá trình tối đa hóa lợi ích hoặc lợi nhuận của
nhà đầu tư, FDI cũng có những tác động tràn tới nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.2 Đặc điểm của FDI
(1) FDI là một khoản đầu tư mang tính lâu dài và được thực hiện thông qua nhiều hình
thức đầu tư khác nhau có tính đặc thù riêng; mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận;
(2) Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có
những ràng buộc về chính trị. Các bên tham gia vào dự án FDI phải có quốc tịch khác
nhau với nhiều ngôn ngữ được sử dụng với có sự cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau
trong quá trình thực hiện dự án FDI;
(3) Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định
hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc


tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giống
nhau về vấn đề này. Ví dụ, Campuchia quyết định là 40% trong khi ở Mỹ lại quyết định


4
10% và một số nước khác lại là 20%. Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quyết định quy
định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia
dựa vào tỷ lệ này.
(4) FDI là hình thức kéo dài “chu kì tuổi thọ sản xuất”, “chu kì tuổi thọ kĩ thuật” và “nội
bộ hoá di chuyển kĩ thuật”, đi kèm là ba yếu tố: hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển giao
công nghệ và di cư lao động quốc tế.
(5) Các dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, sử dụng nguyên tắc
và phương châm “cùng có lợi”.
1.1.3 Các hình thức đầu tư FDI
Xét trên góc độ toàn cầu, thì hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường được sử
dụng là:
1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Co – Operation)
Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước
ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằng
các văn bản ký kết, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng, mà không
tạo nên một pháp nhân mới.
1.1.3.2 Doanh nghiệp Liên doanh (Joint Venture Enterprise)
Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác
nhau, trên cơ sở cùng sở hữu cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi
nhuận. cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch
vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu triển khai theo các điều khoản
cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia phù hợp với các quy
định luật pháp của nước sở tại.



5
1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ( 100% Foreign Capital Enterprise).
Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, do đó hoàn hảo
thuộc sở hữu của nhà đầu tư nươc ngoài, chịu sự điều hành, quản lý của nhà tư nước
ngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm soát của luật pháp nước sở tại.
Ngoài các hình thức trên đây đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn được thực hiện
dưới các hình thức BOT, BTO, BT, công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước
ngoài, cổ phần hóa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI đa mục
tiêu, doanh nghiệp hợp danh, v.v.
▪ Hình thức BOT (Building Operate Transfer, Xây dựng – kinh doanh – Chuyển giao)
Đây là doanh nghiệp 100% vốn nươc ngoài được thành lập trên cơ sở văn bản ký kết giữa
một bên là nhà đầu tư nước ngoài và một bên là Chính phủ nước sở tại để thành một pháp
nhân mới của nước sở tại, nhằm thực hiện trách nhiệm của từng bên theo văn bản đã ký.
Hình thức BOT thường chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinh
doanh trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Khi hết thời
hạn kinh doanh, công trình sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho nước sở tại.
▪ Hình thức BTO (Building Transfer Operate, Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh):

Hình thức này giống BOT, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT công trình sau khi
xây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới chuyển giao cho nhà nước sở
tại, còn BTO thì sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển nhượng cho nhà nước sở
tại rồi chủ yếu đầu tư mới được khai thác.
▪ Hình thức BT (Building Transfer, Xây dựng – Chuyển giao):
Hình thức này giống BTO ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở hạ tầng được
chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BTO Chính phủ
cho phép nhà đầu tư nước ngoài được khai thác tại chính công trình đó, còn trong hình
thức BT, Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện một dự
án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.



6
1.2.

Tổng quan chung về ngành dệt may ở Việt Nam

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, môi trường kinh tế chính trị thế giới ổn định, các hoạt
động thương mại và đầu tư quốc tế gia tăng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực kinh
tế, từ sản xuất, chế tạo, lắp ráp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ bảo hiểm, tài
chính, ngân hàng, vận tải, tư vấn... cho đến các lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Quy mô
các dự án cũng rất đa dạng từ hàng trăm ngàn USD đến hàng tỷ USD.
Ngành Dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động và trình độ kỹ thuật không yêu cầu
quá cao, đặc biệt là trong ngành may. Và không giống các ngành công nghiệp khác như điện
tử, luyện kim, chế tạo ô tô yêu cầu người công nhân phải một trình độ kỹ thuật nhất định,
ngành Dệt may chủ yếu cần sự thạo việc, lành nghề. Chính vì vậy, Dệt may chính là ngành
cho phép các nước tận dụng được lợi thế so sánh về nguồn lực dồi dào, giá rẻ, độ cần cù
chăm chỉ của nhân công, v.v. đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Theo tính toán của các nhà kinh tế, để sản xuất triệu sản phẩm may mặc trong 1 năm cần 700
- 800 lao động trực tiếp và một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động gián tiếp.

Theo Tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành
đạt 30.4 tỷ USD ,trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau là
xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%)


7
1.2.1. Thuận lợi của ngành dệt may Việt Nam đối với FDI
1.2.1.1.


Giá công nhân của ngành Dệt may Việt Nam rẻ hơn so với các nước trong khu
vực và thế giới.

Tiền lương công nhân trong ngành hiện nay chỉ cao gấp 2 lần tiền lương tối thiểu. Giá
nhân công rẻ cùng với chi phí thấp cộng thêm giá thành sản phẩm rẻ.
=> Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm may mặcvới nhiều quốc gia trong khu vực.
Lại là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp có
vồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vốn vào môi trường đầu tư có thuận lợi về nhân công
như ở Việt Nam.
1.2.1.2.

Ngành dệt may Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm dệt kim

Đây là chủng loại mà người tiêu dùng Mỹ, EU rất ưa chuộng. Dệt kim có trang bị linh
kiện điện tử, nên năng suất cao chất lượng tốt, tính năng sử dụng rộng. Ngành Dệt kim
Việt Nam đã tiến bộ nhanh sản xuất được nhiều mặt hàng mới: Polo shirt, Tshirt, quần áo
thể thao, màn tuyn, vải valide, v.v. Năng lực sản xuất đạt 32000 tấn vải dệt kim tròn,
4000 tấn màn tuyn.


8
=> Với một thị trường tiêu thụ rộng lớn là Mỹ và EU, công nghệ dệt kim của Việt Nam
đã góp phần thu hút các doanh nghiệp FDI đến với thị trường tiềm năng này.
Công nghệ ngành dệt may phát triển đến nay đã hoàn thành việc đầu tư công nghệ,
trang thiết bị phục vụ sản xuất, trong đó nhiều công đọan đã thực hiện tự động hóa hoặc bán
tự động nên có thể tăng đuợc sản luợng theo nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó ngành cũng có
đội ngũ công nhân lành nghề 100.000 người có thể tạo được sản lượng hàng năm từ 400-500
triệu sản phẩm. Đây là một lợi thế mà các nhà đầu tư không phải e ngại khi chuyển giao công
nghệ tới nước nhận đầu tư nữa, một đội ngũ nhân công lành nghề, thành thạo là tiêu chuẩn
cao nhất để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI vào ngành Dệt


– May.
1.2.1.3.

Cơ sở vật chất có sẵn

Cơ sở vật chất có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành dệt may xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, Bắc
Mỹ sau khi ký hiệp định thương mại với các nước này. Hiện nay, việc hình hành các khu
vực công nghiệp và khu chế xuất với quy mô lớn cũng tạo điều kiện để nâng cấp cơ sở hạ
tầng, hệ thống giao thông liên lạc nhằm thu hút vốn FDI, tạo điều kiện tốt cho các chủ
đầu tư có thêm niềm tin khi chọn Việt Nam
1.2.1.4.

Cơ hội dịch chuyển đơn hàng nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Theo Hiệp hội dệt may Mỹ (OTEXA), Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 tại
Mỹ với thị phần chiếm 13.2% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ, chỉ đứng sau Trung Quốc (thị
phần 36%). Từ năm 2014 đến năm 2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường
Mỹ có dấu hiệu giảm dần, trong khi đó, thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên
13%. Không chỉ vậy, Việt Nam còn duy trì tốc độ tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu sang thị
trường này cao và ổn định. Do đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn ra kì vọng sẽ
tạo cơ hội tốt cho các thị trường khác như Việt Nam, Bangladesh, Mexico tiếp tục gia tăng
thị phần tại Mỹ nhờ có sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên,
dự đoán Việt Nam, Bangladesh sẽ có lợi thế lớn nhờ chi phí nhân công


9
giá rẻ và năng lực sản xuất mạnh. Tuy nhiên, vấn đề của Bangladesh nằm ở kỹ thuật do
đơn hàng của Bangladesh phần lớn là các đơn hàng có khối lượng lớn và yêu cầu kỹ thuật

đơn giản. Đồng thời, điều kiện lao động tại Bangladesh ở mức thấp cũng là yếu tố để nhà
nhập khẩu cân nhắc.
1.2.1.5.

Việc gia nhập WTO

Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đồng thời mở rộng thị
trường tiêu thụ và thu hút đầu tư nước ngoài từ những thành viên của WTO, mang lại cho
Việt Nam nhiều cơ hội hơn nữa trong việc đón nhận các chủ đầu tư có tiềm lực kinh tế
phát triển mạnh.
1.2.1.6.

Việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) và
ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Ngày 14/1/2019, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam mở ra nhiều cơ
hội cho xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt khi thị phần của các nước trong Hiệp định
chiếm ~16% trong tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó, Nhật, Canada là 2 quốc gia trong
hiệp định nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất. Là cơ hội lớn cho ngành thương
mại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước sẽ có điều kiện
thúc đẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế, vốn rất nặng nề như hiện nay.
Ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam đã ký kết FTA với Liên minh châu Âu (EU).
Thuế suất đối với hàng vải sợi, da giày... của Việt Nam sang EU hiện ở mức 8% và sẽ
giảm về 0% sau 6 năm kể từ ngày thực thi.
Hiện trạng

Tác động

VJEPA


Có hiệu lực từ 2009

CAGR xuất khẩu 2009 – 2017: 15%/năm

VKFTA

Có hiệu lực từ 2015

CAGR xuất khẩu 2015 – 2017: 5%/năm

Có hiệu lực từ 2016

Xuất khẩu tăng 13% trong năm 2017

VN-EAEU
FTA


10
CPTPP

Có hiệu lực từ 1/2019

Dự báo XK tăng 8%/năm

EVFTA

Kết thúc đàm phán nhưng
chưa ký


Dự báo XK tăng 17%/năm

RCEP

Đang đàm phán

Cơ hội cho nhập khẩu nguyên liệu

1.2.1.7. Kỳ vọng tiếp theo vào RCEP
Sau khi CPTPP thông qua, Việt Nam tiếp tục hướng đến Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP) kỳ vọng sẽ kết thúc đàm phán trong năm 2019. Đây là hiệp định
với sự tham gia của 6 quốc gia mà ASEAN có thỏa thuận thương mại tự do bao gồm Úc,
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc và New Zealand, với tổng đóng góp từ 6 quốc gia
này đến tổng xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2017 là 57%. Nếu hiệp
định được thông qua sẽ không chỉ hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu, mà còn là cơ hội để các
doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu giá rẻ (Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 nước xuất
khẩu nguyên vật liệu dệt may nhiều nhất cho Việt Nam).
1.2.2. Khó khăn của ngành dệt may Việt Nam đối với FDI
1.2.2.1.

Đối với nước nhận đầu tư (Việt Nam)

▪ Về vấn đề chuyển giao công nghệ kỹ thuật
Thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể dẫn đến một nguy cơ là Việt Nam sẽ
nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những
công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ, và cũng rất khó tính được giá trị thực
của những máy móc chuyển giao đó. Do đó nước đầu tư góp vốn trong nước thường bị
thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt
hại trong việc phân chia lợi nhuận. Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó
sản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

▪ Gây tổn hại môi trường sinh thái:
Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải bảo vệ môi trường theo các quy định rất chặt
chẽ ở các nước công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất


11
khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không
hữu hiệu.
▪ Chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia với nhau
Chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia dẫn đến tình trạng thất thu thuế, sản phẩm
không cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp dệt may trong nước.
▪ Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu chưa được cải thiện

Bài toán nguồn nguyên liệu đầu vào
Rủi ro đến từ nguồn nguyên liệu đầu vào: Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu phụ thuộc
vào nhập khẩu nguyên vật liệu (chiếm 38% giá trị XNK dệt may). Trong khi đó, hiệp
định CPTPP yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, vì vậy, các doanh nghiệp
dệt may vẫn chưa thể vội mừng với CPTPP.


12

Ngành dệt may Việt Nam chưa thể vội mừng với CPTPP do những yêu cầu khắt khe hơn
về quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, thay vì từ vải trở đi như các hiệp định trước. Tức là
doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may phải tự chủ nguyên liệu đầu vào hoặc nhập khẩu
nguyên liệu từ các nước thành viên trong Hiệp định, trong khi đó, thị trường nhập khẩu
nguyên liệu dệt may chính của Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc. Điều này có thể
gây áp lực đáng kể cho ngành dệt may Việt Nam, tuy nhiên sẽ là lợi thế cho các doanh
nghiệp có khả năng tự chủ được nguyên liệu đầu vào như Dệt may Thành Công (TCM),
các công ty thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) như Dệt may Phong Phú, Dệt may

Huế, Dệt may Nam Định,… Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt
may, lợi thế cạnh tranh sẽ dành cho các doanh nghiệp sản xuất theo phương thức có giá
trị gia tăng cao (FOB/ ODM/ OBM) như Dệt may TNG (TNG), May Sài Gòn (GMC),
May Việt Tiến (VGG), v.v.
▪ Ngành may đang dừng ở khâu giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi cung ứng


13
Ngành may Việt Nam vẫn còn khá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (nhập
khẩu nguyên phụ liệu dệt may chiếm 38% tổng giá trị xuất nhập khẩu, theo Tổng cục Hải
quan). Trong đó, nhập khẩu vải nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm gần 60% giá
trị nhập khẩu). Ngành sản xuất hàng may mặc của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị
hàng may mặc toàn cầu chủ yếu ở công đoạn gia công (CMT), chiếm 65% thị phần.
▪ Ngành vải: “Nút thắt cổ chai” của chuỗi cung ứng dệt may
Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, trong khi ngành sợi phát triển với 2/3 sản lượng
dùng để xuất khẩu, thì nguồn cung vải lại đến phần lớn từ nhập khẩu (chiếm 66% sản
lượng tiêu thụ). Khó khăn lớn nhất của ngành vải đến từ khâu nhuộm hoàn tất, do thiếu
máy móc, công nghệ và đòi hỏi chi phí cao trong việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước.
1.2.2.2.

Đối với nước đầu tư

▪ Thuế suất doanh nghiệp cao
Các doanh nghiệp FDI mong đợi giảm thuế hàng rào hải quan cùng với những chính sách
ưu đãi hơn.
▪ Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may còn đang dừng ở ý
tưởng và dự án
Việc tiếp tục nhập khẩu phụ tùng, cơ kiện, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may với khối
lượng lớn vẫn phải triển khai. Doanh nghiệp FDI sẽ gặp khó khăn trong vấn đề nhập
nguyên phụ liệu và tốn chi phítrong quá trình chuyển dịch.



14

2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VỐN FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1.

Về nhịp độ đầu tư

Từ khi Việt Nam mở cửa đón nhận các nhà đầu tư và việc kí kết các Hiệp định thương mại tự
do (FTA) nói chung, đặc biệt là các hiệp định có phạm vi điều chỉnh lớn như Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam-EU (EVFTA) chính là động lực tạo ra sức hút đầu tư rất lớn cho ngành dệt may
Việt Nam. Đầu tư FDI vào ngành dệt may tính đến hết năm 2017 có gần 2.080 dự án của 57
quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15,75 tỷ USD.

Nếu như trước đây, các nhà mua hàng của Canada, Australia và New Zeland hầu
như không quan tâm tới sản phẩm dệt may Việt Nam mà chỉ tập trung mua của Trung
Quốc, hiện tại, có rất nhiều khách hàng từ các quốc gia này vào Việt Nam tìm hiểu sản
phẩm và có những đơn hàng cụ thể được ký kết. Sự chuyển dịch đơn hàng của các doanh
nghiệp nước ngoài chính là động lực để củng cố xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất
nguyên phụ liệu dệt may tại Việt Nam. Cụ thể:


Năm 2014-2015 : Để đón đầu hiệp TPP được ký kết năm 2016, rất nhiều nhà đầu

tư nước ngoài đã thành lập nhà máy tại Việt Nam trong giai đoạn 2014-2015. Căn cứ số
liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2014 số lượng dự án
là 83 dự án với tổng mức đầu tư 1,64 tỷ USD; năm 2015 là 110 dự án với tổng mức đầu

tư là 2,03 tỷ USD. Về cơ cấu, số dự án nhà máy sợi là 20 dự án, dự án dệt nhuộm là 30
dự án, dự án nhà máy may là 125 dự án.


Năm 2016-2017: Với diễn biến bất lợi của Hiệp định Đối tác xuyên

Thái Bình Dương (TPP), năm 2016 dòng dịch chuyển giao dịch mua bán và đầu tư
trong ngành dệt may thế giới vào Việt Nam đã có dấu hiệu chậm lại.Ngoài Dự án Nhà máy
sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam, tổng vốn đầu tư 220 triệu USD, do


15
doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh được cấp mới, thì dòng vốn bổ sung chủ
yếu do các doanh nghiệp tăng vốn.Tuy nhiên tính đến hết 2017, đầu tư FDI vào ngành dệt
may có 2.079 dự án, tăng 10% cùng kỳ.Các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 25% về số
lượng nhưng đóng góp 62% vào kim ngạch xuất khẩu may mặc. Nguồn vốn đầu tư FDI
đổ vào lĩnh vực dệt may liên tục gia tăng, không những do tiềm năng tăng trưởng của thị
trường, mà còn do tác động của một loạt hiệp định thương mại.


Năm 2018, Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương (CPTPP), tạo nhiều lợi cơ hội để thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu đối với các
thị trường thuộc CPTPP.6 tháng đầu năm 2018, dệt may Việt Nam thu hút 2,8 tỷ USD từ
nguồn vốn FDI, đưa lũy kế đầu tư nước ngoài vào ngành đạt 17,5 tỷ USD.
Đáng lưu ý, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào ngành dệt may những năm
gần đây đã có sự cải thiện về chất. Một số dự án có quy mô vốn lớn đầu tư vào khâu dệt
nhuộm hoàn tất như: Dự án Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định của
Công ty TNHH Herberton (Singapore) với tổng giá trị 80 triệu USD; dự án Nhà máy
YKK Hà Nam chuyên sản xuất các loại khóa kéo, các sản phẩm có liên quan trong ngành

may mặc với công suất 420 triệu sản phẩm/năm…


Năm 2019: 5 tháng đầu năm có 63 dự án với số vốn khoảng 700 triệu USD, trong

đó có 17 dự án của Trung Quốc với vốn đăng ký đạt 205 triệu USD, Hàn Quốc có 12 dự
án vốn đăng ký 22 triệu USD. Tổng số vốn FDI đầu tư vào dệt may đến tháng 5.2019 lên
18,6 tỷ USD.
2.2.

Các đối tác / TNCs thu hút đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây

Hiện có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam; trong đó, một
số quốc gia và vùng lãnh thổ có số vốn đăng ký lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Nga, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan. Trong đó, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với
trên 4,4 tỷ USD, tiếp đến là Đài Loan 2,5 tỷ USD, Hong Kong 2,1 tỷ USD, Nhật Bản 789
triệu USD (năm 2017).


16


Hàn Quốc

Cuối tháng 2 -2019, Hàn Quốc đã đầu tư thêm 2 dự án lớn vào dệt may tại Đồng Nai và
Bình Dương. Cụ thể, Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Hàn Quốc) đã khởi công nhà
máy sản xuất giày tại Khu công nghiệp Tân Phú (Đồng Nai). Theo đó, dự án của
Changshin Việt Nam có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, xây dựng trên diện tích 14,3 ha,
có công suất hơn 27 triệu đôi giày/năm. Thông tin từ chủ đầu tư cho biết, dự kiến hoàn
thành việc xây dựng nhà máy vào năm 2020. Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ thu hút

khoảng 12.000 lao động. Đây là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại
Đồng Nai tính từ đầu năm đến nay.
Cũng vào thời điểm này,tỉnh Bình Dương đã cấp phép cho Dự án đầu tư mở rộng của
Công ty TNHH Kyung Bang Việt Nam (cũng của nhà đầu tư Hàn Quốc), có vốn đầu tư tăng
thêm 40 triệu USD, với mục tiêu đưa năng lực sản xuất sợi cotton lên 9.000 tấn/năm, sợi
blended lên 11.000 tấn/năm... Được biết, dự án này có mục tiêu sản xuất vải dệt thoi, vải dệt
kim, vải đan móc, hoàn thiện sản phẩm dệt… Với vốn đầu tư tăng thêm này, Dự án của
Kyung Bang Việt Nam đến nay có tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 219 triệu USD.



Nhật Bản

Đầu năm 2018, Tập đoàn Itochu Nhật Bản đã chi 47 triệu USD để mua gần 10% cổ phần
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Trước đó Itochu đã sở hữu gần 5% cổ phần
Vinatex, tương đương hơn 9 triệu USD. Vinatex là một doanh nghiệp dệt may lớn với 200
doanh nghiệp thành viên đang sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng có hàm lượng giá trị
gia tăng cao. Việc Itochu tiếp tục rót vốn vào tập đoàn này không chỉ dừng ở vai trò
khách hàng mà còn tham gia sâu hơn vào định hướng phát triển sản xuất, công tác quản
trị. Điều này sẽ là nhân tố thúc đẩy Vinatex gia tăng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Một doanh nghiệp Nhật Bản khác là Tập đoàn Matsuoka Corporation (vào Việt Nam
từ năm 2014) cũng đã nhanh chóng mở rộng đầu tư, nâng công suất lên gấp 6-7 lần thông


17
qua Nhà máy May Matsuoka Phú Thọ, chủ yếu sản xuất các sản phẩm may mặc cho
thương hiệu Uniqlo để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.Sau khi nhà máy 1 vận hành
từ tháng 5/2016, nhà máy 2 của Matsuoka Corporatio đã đi vào hoạt động từ tháng
8/2017, sản xuất khoảng 2 triệu sản phẩm/năm. Cùng với việc duy trì ổn định hoạt động

sản xuất, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng, hình thành tổ hợp nhà máy may với giá trị đầu
tư hơn 16 triệu USD, công suất 7 triệu sản phẩm/năm, dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ thu
hút, tạo việc làm cho hơn 2.500 lao động địa phương.


Đài Loan

Các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư trực tiếp từ Đài Loan đã xuất hiện tại Việt Nam
từ rất nhiều năm về trước, có thể kể đến như công ty Tainan Spinning, công ty Đài Loan
hoạt động 23 năm ở Việt Nam, chuyên cung cấp sợi để sản xuất cho Uniqlo, Victoria
Secret, Lululemon, Under Armor, v.v.
Một trong những dự án đáng chú ý khác của Đài Loan vào dệt may Việt Nam là dự
án Nhà máy Dệt công nghệ cao tại Khu công đnghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên (Hà
Nam) với tổng vốn đầu tư 150 triệu USD của Tập đoàn YunLon vào năm 2014.
Tháng 3-2019, tại Bình Phước, có 3 doanh nghiệp đến từ Đài Loan ký kết đầu tư
vào KCN Minh Hưng - Sikico với diện tích 5 ha chuyên về dệt - nhuộm, tổng trị giá đăng
ký đầu tư khoảng 30 triệu USD.
Ngoài ra, một số dự án có quy mô vốn lớn đầu tư vào khâu dệt nhuộm hoàn tất
như: Dự án Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định của Công ty TNHH
Herberton (Singapore) với tổng giá trị 80 triệu USD; dự án Nhà máy YKK Hà Nam
chuyên sản xuất các loại khóa kéo, các sản phẩm có liên quan trong ngành may mặc với
công suất 420 triệu sản phẩm/năm…
2.2.1. Các loại hình đầu tư FDI vào ngành dệt may
Cho đến nay thì, trong số các loại hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì hình thức 100%
vốn nước ngoài đang là hình thức đang phổ biến nhất trong môi trường dệt may ở Việt


18
Nam. Bên cạnh đó các công ty liên doanh, doanh nghiệp theo hình thức hợp đồng… cũng
chiếm một phần trong ngành dệt may ở Việt Nam. Ngoài ra, FDI vào các KCN- KCX sản

xuất hàng dệt may xuất khẩu cũng ngày càng gia tăng.
2.2.2. Tác động của doanh nghiệp đầu tư FDI tới môi trường đầu tư ngành công nghiệp

Dệt may Việt Nam
2.2.2.1.

Tác động tích cực

▪ Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Nguồn: Báo cáo ngành dệt may – Theo Chứng khoán quốc tế VISecurities
Ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh từ 2002 đến nay với mức tăng trưởng trung bình
mỗi năm đến 20%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, xuất khẩu dệt may chựng lại 1 năm
nhưng sau đó hồi phục và duy trì tăng trưởng trung bình 15% đến nay. Dệt may là một trong
những ngành xuất siêu kỷ lục của VN khi năm 2017 đạt thặng dư đến 15.5 tỷ USD.

Trong đó, các doanh nghiệp FDI chiếm một phần rất lớn trong tỉ trọng xuất khẩu.
Tính đến năm 2017, các doanh nghiệp FDI tuy chỉ chiếm 25% về số lượng nhưng đóng


19
góp đến 62% vào kim ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam, trong đó xơ, sợi chiếm
72%, vải và may mặc chiếm hơn 60%.
Nguồn vốn đầu tư FDI đổ vào lĩnh vực dệt may vẫn không ngừng tăng lên trong
những năm gần đây, chủ yếu nhờ vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường, đặc biệt sau
một loạt các hiệp định thương mại được ký kết. Thống kê cho thấy, đầu tư FDI vào dệt
may tính đến hết năm 2017 là 2,091 dự án, với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15.89 tỷ
USD. Có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, trong đó một
số quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông… Riêng 6 tháng đầu năm 2018, dệt may Việt Nam đã thu hút được 2.8 tỷ USD từ

nguồn vốn FDI, đưa lũy kế đầu tư nước ngoài vào ngành đạt 17.5 tỷ USD.
Nhờ sự đóng góp của các
DOANH NGHIỆP FDI, Việt Nam
hiện là một trong 10 nước xuất khẩu
dệt may lớn nhất thế giới với kim
ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt ~31 tỷ
USD (Tổng cục Thống kê). Thêm vào
đó, ngành dệt may cũng có kim ngạch
xuất khẩu lớn thứ 2 với giá trị xuất
khẩu đóng góp từ 10%-15% vào GDP.
(Theo số liệu 9 tháng đầu năm 2018)

▪ Giải quyết vấn đề thiếu hụt nguyên phụ liệu sản xuất hàng dệt may
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Dệt may Việt Nam cho thấy, trình độ công nghệ trong
ngành dệt may chậm hơn các nước trong khu vực từ 15 - 20 năm. Nhiều nguyên phụ liệu
đơn giản như kim, chỉ, dây néo, móc áo, bao bì, nhãn mác... cũng cần nhập khẩu từ nước
ngoài. Số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt
may còn khiêm tốn.


20
Theo Hiệp hội Dệt may, 9 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may, xơ sợi... đạt 26,87 tỷ USD, tăng 16,57% với cùng kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch
nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu cũng tăng
mạnh, đạt 16,36 tỷ USD, tăng 16,49% với cùng kỳ.
Hầu hết doanh nghiệp Việt chỉ thực hiện gia công sản phẩm, chưa chủ động được
nguồn nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện. Điều này tác động không nhỏ đến
tình hình sản xuất, kinh doanh của các công ty dệt may. Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu
từ nước ngoài khiến chi phí sản xuất, phí vận chuyển hàng tăng cao, sụt giảm lợi nhuận
đáng kể.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy điểm nghẽn này là cơ hội để nhảy vào
thị trường. Trong số các doanh nghiệp ngoại chuyên cung cấp phụ kiện, nguyên vật liệu
cho ngành may đã xuất hiện tại Việt Nam có thể kể đến nhà máy của Tập đoàn Amann
(Đức), Công ty TNHH Sản xuất sợi chỉ Rio (Hàn Quốc) tại Quảng Nam, Nhà máy Velcro
tại Bình Dương, v.v.
Các dự án sản xuất phụ liệu, mảng phụ trợ phục vụ ngành may xuất khẩu được kì
vọng làm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khuy, cúc, khóa
kéo..., chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, giảm chi phí đầu vào của các DOANH
NGHIỆP may mặc Việt Nam khi có thể mua các nguyên phụ liệu trực tiếp từ trong nước,
không tốn chi phí vận chuyển như khi nhập khẩu từ các quốc gia khác.
▪ Là động lực để các DOANH NGHIỆP dệt may VN tham gia chuỗi cung ứng toàn
cầu
Chuỗi cung ứng là hệ thống tổ chức, con người, hoạt động thông tin và nguồn lực liên
quan tới chu chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung ứng đến khách hàng.
Mặc dù ngành Dệt may Việt Nam đã cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá
cả cạnh tranh, là nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ; một số
công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, DOANH NGHIỆP trong nước ít được hưởng lợi từ
hiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp dệt may FDI thông qua chuyển giao công nghệ, kiến


21
thức và nâng cao năng suất. Chủ tịch Hiệp hội dệt may Vũ Đức Giang cho rằng, do thiếu
liên kết giữa các DOANH NGHIỆP trong ngành với nhau đã làm cho năng lực cạnh tranh
của ngành dệt may bị hạn chế. Để đảm bảo xuất khẩu bền vững cần hình thành các chuỗi
liên kết sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; đồng
thời coi trọng thị trường nội địa, phát triển các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng trong nước, xây dựng thương hiệu mới và các kênh tiêu thụ.
Trong khi đó, doanh nghiệp FDI không tự tạo ra sự kết nối với doanh nghiệp trong
nước bởi vì khi đến đầu tư tại nước ta họ mang theo các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu; trong

khi doanh nghiệp trong nước chưa đắp ứng tiêu chuẩn và thiếu kinh nghiệm kết nối với
doanh nghiệp FDI.
Trong điều kiện Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế, với
những định hướng và chính sách thu hút FDI trong ngành dệt may, chắc chắn sẽ có thêm
nhiều TNCs hoạt động đầu tư và kinh doanh tại nước ta; đó là cơ hội lớn để doanh nghiệp
dệt may Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu. Biến cơ hội đó thành
hiện thực phụ thuộc chính vào năng lực của đội ngũ cán bộ quản trị, nhất là người đứng
đầu doanh nghiệp. Tự tin và chủ dộng trong tiếp cận với doanh nghiệp lớn, TNCs để tạo
mối quan hệ hợp tác trong ký kết và thực hiện hợp đồng, từng bước tạo chỗ đứng trong
chuỗi cung ứng sản phẩm của từng tập đoàn là con đường dẫn tới thành công của các
doanh nghiệp.
2.2.2.2.

Tác động tiêu cực

▪ Tạo hình ảnh xấu trong vấn đề xử lí chất thải cho cho môi trường đầu tư của các
doanh nghiệp FDI dệt may
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) ước tính, tổng lượng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực dệt
may và CNHT ngành này đến nay đạt khoảng 18,6 tỷ USD, kéo theo hàng chục tỷ USD vốn
đầu tư này là hàng ngàn dự án FDI có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Năm 2015, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đã quyết định niêm phong xưởng dệt, nhuộm của Công ty Mei


22
Sheng vì hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường. Trước đó, tỉnh Tây Ninh đã yêu cầu nhà
đầu tư dự án Nhà máy sợi, vải màu Lu Thai chỉ được phép nhuộm các sản phẩm do nhà máy
trực tiếp sản xuất, không được nhuộm các sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài để hạn chế nguy
cơ xả thải, gây ô nhiễm môi trường thượng nguồn các dòng sông trên địa bàn. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cũng đã quyết định dừng cấp phép 2 dự án dệt may tại các tỉnh phía Bắc vì lo ngại
nguy cơ gây ô nhiễm. Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 300 khu công nghiệp nhưng số khu

công nghiệp có xử lý nước thải chuyên biệt cho dệt may là rất ít.

Chính sự thiếu trách nhiệm trong việc xử lí các chất thải trong quá trình sản xuất
này đã tạo một hình ảnh xấu cho các FDI dệt may tại Việt Nam, khiến cho nhiều tỉnh
thành trở nên “nhạy cảm” với các dự án đầu tư nước ngoài này. Kết quả là nhiều doanh
nghiệp dệt may FDI đầu tư vào Việt Nam nhưng đã bị từ chối. Lý do là các doanh nghiệp
này đã chọn khu công nghiệp không phù hợp: không có hệ thống xử lý nước thải chuyên
biệt dành cho dệt, nhuộm, v.v.
▪ Khiến ngành công nghiệp dệt may trong nước phụ thuộc vào các doanh nghiệp
FDI
Mặc dù việc đầu tư của các doanh nghiệp FDI mang đến nguồn thu ngân sách cho nhà
nước và đưa vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới, tuy nhiên nó lại kéo theo hệ lụy
là sự phụ thuộc của ngành công nghiệp dệt may trong nước nói chung. Hiện nay, các sản
phẩm dệt may đã được xuất khẩu sang 180 quốc gia, chủ yếu tập trung vào 5 thị trường
chủ lực là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, tại những thị
trường lớn, đang có trào lưu đóng cửa hoặc hạn chế việc mở cửa thị trường đối với sản
phẩm dệt may, điều này sẽ ảnh hưởng tới dệt may Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của
Việt Nam phải vươn lên mới có thể thoát khỏi sức ép này. Cùng với đó, các DOANH
NGHIỆP dệt may có công nghệ chưa bắt nhịp được với xu thế của thời đại rất cần phải
thay đổi. Bên cạnh đó, theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, trong tương lai, 86% lao
động chân tay của ngành dệt may sẽ bị thay thế bằng robot; những đơn hàng sản xuất
hàng loạt theo kiểu số đo truyền thống sẽ không còn; chi phí giao dịch, bán hàng sẽ giảm
từ 30-80% so với hiện nay, nhiều nhà máy thông minh, nhà máy số sẽ ra đời.


23
Như vậy, nếu các doanh nghiệp dệt may trong nước không chịu thay đổi và cải
tiến thì khả năng cao sẽ không có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
▪ Gây mất cân bằng giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam

Các doanh nghiệp dệt may phải đào tạo nhân sự mất nhiều công sức và chi phí, nhưng khi
doanh nghiệp FDI nhảy vào, họ không phải chi phí đầu tư đào tạo nguồn lao động, mà
với chiêu thức trả lương cao hơn, họ “hớt” luôn lớp lao động có tay nghề tốt của doanh
nghiệp Việt Nam. Sự mất công bằng giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI
còn thể hiện ở khía cạnh: các doanh nghiệp FDI luôn có thể báo lỗ tại Việt Nam, chuyển
lãi về công ty mẹ ở nước họ, còn doanh nghiệp Việt buộc phải luôn có lãi. Vì vậy, để lập
lại sự công bằng, các cơ quan kiểm toán cần hết sức nghiêm khắc, kiểm toán chặt chẽ các
doanh nghiệp FDI để họ không trốn tránh được việc lãi thật lỗ giả.


24

3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THU
HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
3.1.

Định hướng phát triển ngành Dệt may đến năm 2030

3.1.1. Quan điểm phát triển
▪ Phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; chuyển mạnh
sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất
lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu;
▪ Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối
đa nhu cầu thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành;

▪ Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao
động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập
trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng
nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt

may tại các đô thị và thành phố lớn;
▪ Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của
ngành dệt may, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân
lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên
sâu;
▪ Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu
kinh nghiệm.


25
3.1.2. Định hướng phát triển
3.1.2.1.


Tổng quát:

Phát triển ngành Dệt may trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về
xuất khẩu; có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo
nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào
nền kinh tế khu vực và thế giới;



Đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ
hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo
các chuẩn mực quốc tế; hướng tới sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt may có
giá trị gia tăng cao;




Phân bố dệt may ở các vùng phù hợp: thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao
thông, cảng biển;



Đến năm 2020, ngành dệt may xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng.

3.1.2.2.


Cụ thể:

Năm 2020

Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm,
trong đó ngành dệt tăng 13% đến 14%/năm, ngành may tăng 12% đến 13%/năm. Tăng
trưởng xuất khẩu đạt 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 10% đến
12%/năm;


Giai đoạn 2021 đến 2030

Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 9% đến 10%/năm. Trong
đó ngành dệt tăng 10% đến 11%/năm, ngành may tăng 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng xuất
khẩu đạt 6% đến 7%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 8% đến 9%/năm;

Cơ cấu ngành dệt, ngành may trong cơ cấu toàn ngành dệt may: năm 2020, tỷ
trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%; năm 2030, ngành dệt tăng lên
49%, ngành may còn 51% trong toàn bộ cơ cấu ngành dệt may.



26
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2020

Năm 2030

1. Kim ngạch XK

Tỷ USD

36-38

64-67

2. Tỷ lệ XK so cả nước

%

13-14

9-10

3. Sử dụng lao động

1.000 ng


3.300

4.400

Bông xơ

1000 Tấn

15

30

Xơ, sợi tổng hợp

1000 Tấn

700

1.500

Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn)

1000 Tấn

1.300

2.200

Vải các loại


Tr. m

2

2.000

4.500

Sản phẩm may

Tr. SP

6.000

9.000

%

65

70

4. Sản phẩm chủ yếu:

5. Tỷ lệ nội địa hóa

Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030
3.2.


Giải pháp khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực
của FDI đến các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam

3.2.1. Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực
3.2.1.1.

Tiếp nhận và đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực dệt may

Nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định để tận dụng và khai thác tác động tràn tích
cực của FDI đối với các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam. Chính vì vậy, nâng cao chất
lượng Nguồn nhân lực về cả thể lực, trí lực và kỹ năng là một yêu cầu mang tính cấp
bách đối với các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
gay gắt trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Để làm được việc này, cần
thực hiện các giải pháp sau:

(i)

Xác định rõ nội dung đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may như:
Đào tạo chuyên môn kỹ thuật;


27
(ii)

Đào tạo chuyên môn quản trị, quản lý;

(iii)

Đào tạo nghề và tổ chức đào tạo quản trị viên tập sự nhằm đào tạo cán bộ
nguồn trong cả lĩnh vực quản lý và kỹ thuật cho các doanh nghiệp ngay tại khu

vực nông thôn.



Xác định hình thức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại
chỗ, giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.


Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực dệt may phù hợp với đặc
điểm của ngành.

Đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, lấy trọng tâm là các môn học phù hợp với chuyên
ngành đào tạo; lấy kỹ năng thực hành là trọng tâm. Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ
cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của
ngành. Cần có cơ chế giám sát chất lượng giảng dạy ở tất cả các cấp, các bậc giáo dục.



Củng cố và phát triển hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực
cho ngành dệt may

Tiếp tục củng cố các trường dạy nghề trong hệ thống, phối hợp với các trường đại học có đào
tạo ngành dệt may để đào tạo chuyên sâu về công nghệ ; Củng cố các viện nghiên cứu, bổ
sung lực lượng cho các viện hoạt động hiệu quả ; Hình thành các trung tâm thiết kế, xây
dựng các thương hiệu thời trang cao cấp; Tăng cường đầu tư trang bị kỹ thuật cho các
trường, các trung tâm đào tạo, xây dựng Trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở
vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo; Với ngành thiết kế mẫu thời trang, có thể mời
các chuyên gia nước ngoài làm việc định kỳ ở các trường và các trung tâm đào tạo.




Mở rộng quan hệ liên kết đào tạo giữa các doanh nghiệp Dệt may với các
trường, các trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành dệt may

Các doanh nghiệp Dệt may chủ động đề xuất nhu cầu, cung cấp địa điểm thực hành và có
một phần trách nhiệm về tài chính cho quá trình đào tạo; Các trường, các trung tâm đào tạo


×