Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận sở hữu trí tuệ vai trò của SHTT trong phát triển du lịch tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.77 KB, 36 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Sở hữu trí tuệ đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng
đầu hiện nay tại Việt Nam, khi chúng ta hội nhập ngày một sâu rộng hơn với nền
kinh tế quốc tế. Trong một thế giới “phẳng”, khi mà mọi quốc gia, mọi dân tộc
có xu hướng xích lại ngày một gần nhau hơn, thì vấn đề về sở hữu trí tuệ, khai
thác các tài sản trí tuệ sao cho hợp lý càng trở nên cấp thiết và vô cùng quan
trọng. Trong khi các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng và nghiên cứu sở
hữu trí tuệ từ rất lâu, và đã có những quy định tiến bộ, thì tại Việt Nam, ngành
này còn khá non trẻ và ít được mọi người chú ý đến. Khi đất nước hội nhập, thì
yêu cầu của các nước phát triển đối với Việt Nam về các vấn đề của sở hữu trí
tuệ càng cao hơn, buộc chúng ta phải chú ý hơn nữa cho lĩnh vực này.
Từ lâu nay, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng
của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều
không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản
phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá
thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến
thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…Trên bình diện chung,
hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du
khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm
nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối
với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một
quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng
hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát
triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…Du lịch
Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp hai
lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Tóm lại, du lịch đóng góp một
1



phần rất quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nói riêng và bản
thân quốc gia đó nói chung.
Việc hiểu và áp dụng tốt các vấn đề của sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy ngành du
lịch tăng trưởng và phát triển một cách mạnh mẽ. Nhận biết được vấn đề đó,
nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: Vai trò của SHTT trong phát triển
du lịch tại Việt Nam. Dù đã có nhiều cố gắng trong tìm hiểu và nghiên cứu
nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, mong cô và các bạn cùng góp ý để bài tiểu
luận của nhóm chúng em hoàn thiện hơn.

2


I. Tổng quan về Sở hữu trí tuệ:
1.1 Khái quát các lĩnh vực của quyền SHTT:
+Khái niệm SHTT, TSTT:
-"Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi
âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng
tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn
hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự
cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của
hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công
nghiệp".
(Theo Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO))
-Sở hữu trí tuệ (hay tài sản trí tuệ) nhằm chỉ những sáng tạo của trí tuệ: sáng
chế, tác phẩm văn học và nghệ thuật và những biểu tượng, tên gọi và hình ảnh
được sử dụng trong thương mại.
(Theo WIPO-What is Intellectual Property-trang 1)
+Khái niệm quyền SHTT:

Quyền SHTT là quyền của các tổ chức và cá nhân đối với các tài sản trí tuệ,
bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền SHCN và quyền đối với giống
cây trồng.
(Theo điều 4, luật SHTT Việt Nam).
+Các loại hình của quyền SHTT:
-Dưới đây là các lĩnh vực của quyền SHTT:

3


Sở hữu công nghiệp
(Industrial Property)
►Quyền đối với sáng chế (Patents)

Bản quyền
(Copyright)
►Bản quyền (Copyrights)

►Quyền đối với kiểu dáng (Designs)

►Các quyền
(Related Rights)

liên

quan

►Quyền đối với nhãn hiệu (Trademarks)
►Quyền đối với tên và chỉ dẫn thương
mại (Commercial names and designations)

►Quyền đối với bí mật thương mại
(Trade secrets)
►Quyền liên quan đến Luật hạn chế cạnh
tranh không lành mạnh
(Protection against Unfair Competition)
►Quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn (Layout/designs of integrated
circuits)
►Quyền đối với giống cây trồng
(New variety of plants)

Chúng ta cũng cần hiểu bản chất của quyền SHTT để tránh những nhầm lẫn.
Thứ nhất, đó là quyền đối với các đối tượng SHTT chứ không phải các đối
tượng đó. Thứ hai, sáng tạo trí tuệ là vô hình nhưng hình thức thể hiện là hữu
hình. Và cuối cùng, các đối tượng SHTT chỉ là hình thức thể hiện của sáng tạo
trí tuệ chứ không phải là sáng tạo.

1.2 Sự cần thiết bảo hộ quyền SHTT :
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc
đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết
trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, tiếp tục nâng cao nhận thức

4


cho người dân, các tổ chức và cá nhân có liên quan, nhằm đưa Luật Sở hữu trí
tuệ vào cuộc sống là điều cần thiết...

Chúng ta có thể đặt câu hỏi, tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?


Lý do thứ nhất vừa thoả đáng vừa thích hợp là người tạo ra sản phẩm (sáng
tạo) và có nỗ lực trong hoạt động sáng tạo trí tuệ phải có lợi ích nào đó từ những
nỗ lực này. Lý do thứ hai là bằng việc dành sự bảo hộ cho các tài sản trí tuệ,
những nỗ lực sáng tạo trí tuệ như vậy sẽ được khuyến khích và các ngành công
nghiệp dựa trên các sản phẩm sáng tạo như vậy có thể phát triển vì mọi người
thấy rằng các sản phẩm như vậy mang lại sự đền bù về mặt tài chính.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có các vai trò như:
-Khuyến khích hoạt động sáng tạo, nghiên cứu triển khai, thúc đẩy hoạt
động thương mại, đầu tư và hoạt động cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế
quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.
- Tạo động lực cho các hoạt động sáng tạo trí tuệ khác nhau thông qua việc
dành sự bảo hộ cho các thành quả sáng tạo;
- Dành cho các nhà sáng tạo trí tuệ sự công nhận chính thức;
- Xây dựng cơ sở thông tin có ý nghĩa quan trọng;
- Tạo điều kiện để phát triển cả nền công nghiệp hoặc văn hoá nội địa và
thương mại quốc tế thông qua các điều ước quốc tế quy định về chế độ bảo hộ
đa phương.

5


Việc bảo hộ quyền SHTT là một nhiệm vụ đầy quan trọng, cấp thiết, và có
thể nói mang tính sống còn, nếu nền kinh tế Việt Nam thật sự muốn cất cánh bay
cao để sánh vai cùng với các cường quốc trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh
hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu đậm như hiện nay.

1.3 Hệ thống pháp luật về SHTT:
1.3.1 Bảo hộ quyền SHTT theo các công ước quốc tế:
Hệ thống pháp luật SHTT đã bắt nguồn từ thế kỷ 19 với sự ra đời của 2 điều

ước nền tảng về quyền SHTT là Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công
nghiệp và công ước Bern 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
Tiếp đó hàng loạt các công ước quốc tế về các vấn đề khác liên quan đến quyền
SHTT đã được ký kết như Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn
hiệu năm 1891, Công ước Rome năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm và các tổ chức phát song, Công ước Brussel về việc phổ biến
các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh, Công ước về bảo hộ
giống cây trồng mới năm 1961, và Hiệp định hợp tác về bằng phát mình sáng
chế năm 1970…Có thể thấy rằng, các công ước quốc tế đã đóng vai trò rất quan
trọng vào việc bảo hộ quyền SHTT, qua đó thúc đẩy các hoạt động sáng tạo
khoa học và nghệ thuật. Sự ra đời của các điều ước quốc tế nói trên đã khẳng
định vai trò ngày càng tăng của quyền SHTT đối với các hoạt động đầu tư, sản
xuất và thương mại ở từng quốc gia cũng như trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Một số công ước quốc tế tiêu biểu về SHTT
-Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: (ký năm 1883 và
được sửa đổi năm 1979): tạo lập cơ sở chung nhất cho các thỏa thuận đa
phương và song phương khác về bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp. Công ước
đề ra nguyên tắc “đối xử quốc gia” (Điều 2) mà theo đó, công dân Việt Nam có
quyền được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của bất kỳ một nước
6


thành viên nào khác trong việc bảo hộ nhãn hiệu (NH) tại nước đó, miễn là tuân
thủ các điều kiện và thủ tục quy định đối với công dân của nước tương ứng.
-Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký
tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác
giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận
động của Victor Hugo. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền
suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ
công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng

Châu Âu đã làm năm 1993. Hoa Kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong Đạo luật
Kéo dài Bản quyền Sonny Bono năm 1998.
Một số nước tuân thủ phiên bản cũ của công ước Bern cho phép tác giả được
hưởng suốt đời cộng 70 năm. Thời hạn này có thể giảm đối với một số loại tác
phẩm nghệ thuật (như điện ảnh) hoặc đối với các tác phẩm là công trình của một
cơ quan thì thời hạn tác quyền là 95 năm sau lần xuất bản đầu tiên.
-Công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức
phát sóng được kí kết ngày 26-10-1961 tại Rome, vì vậy còn được gọi là
Công ước Rome: Công ước để mở cho tất cả quốc gia thành viên của Công
ước Berne hoặc Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC). Công ước gồm 34
điều với các quy định bảo đảm sự bảo hộ tại các quốc gia thành viên, đối với
các cuộc biểu diễn của người biểu diễn, các bản ghi âm của các nhà sản xuất
bản ghi âm các các chương trình phát sóng của các tổ chức phát sóng. Đến
ngày 15-7-2009 Công ước Rome có 88 quốc gia thành viên. Công ước Rome
có hiệu lực tại Việt Nam ngày 1-3-2007.
Với độ bao trùm ngày càng rộng của các vấn đề về SHTT, các công ước
quốc tế, ở một chừng mực nhất định, đã có sự đóng góp đáng kể vào việc đặt
nền tảng và phát triển hệ thống bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu. Song
do đặc thù của các Công ước là tính cưỡng chế yếu, nên trên thực tế, các công
ước đã được phê chuẩn vẫn chưa thực hiện được có hiệu quả mục tiêu bảo hộ
quyền SHTT. Những hạn chế này của công ước đã ảnh hưởng không nhỏ đến
7


hiệu quả thực thi quyền SHTT và là một trong những tiền đề dẫn đến sự hình
thành Hiệp định Trips của WTO.
1.3.2 Bảo hộ quyền SHTT theo hiệp định TRIPS:
-Nội dung cơ bản của hiệp định TRIPS:
Hiệp định TRIPS bao gồm những nội dung chính sau đây: (i) tiêu chuẩn liên
quan đến khả năng đạt được, phạm vi và sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với

bảy đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế (bao gồm giống cây trồng),
thiết kế bố trí mạch tích hợp và thông tin bí mật; (ii) quy định về kiểm soát thực
tế chống cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; (iii) quy định chi tiết về
thực thi quyền sở hữu trí tuệ; (iv) quy định về giải quyết tranh chấp liên quan
đến sở hữu trí tuệ theo Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.[1]

- Các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi và sử dụng quyền
sở hữu trí tuệ trong hiệp định TRIPS là:

(a) Quyền tác giả và quyền liên quan
i) Quyền tác giả
ii) Quyền liên quan

(b) Nhãn hiệu
(c) Chỉ dẫn địa lý

8


(d) Kiểu dáng công nghiệp
(e) Sáng chế
(f) Thiết kế bố trí mạch tích hợp
(g) Thông tin bí mật

- Kiểm soát thực tế chống cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định TRIPS bao gồm một số quy định về thực tế chống cạnh tranh liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là Điều 8(2), Điều 31(k) và Điều 40.
[9] Vấn đề thoả thuận giới hạn trong hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ chỉ được hiểu thông qua quy định tại Điều 8(2) và Điều 40.[10] Theo những

quy định này, sự lạm dụng nhất định quyền sở hữu trí tuệ và những thực tế
chống cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có thể hạn chế cạnh tranh,
do đó một mặt Hiệp định TRIPS dành quyền cho các nước thành viên WTO điều
chỉnh thực tế và mặt khác yêu cầu các nước thành viên WTO tuân thủ những
nghĩa vụ nhất định.

-Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
(a) Các nghĩa vụ chung
(b) Các chế tài, thủ tục dân sự và hành chính
(c) Các biện pháp tạm thời

9


(d) Những yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên
giới
(e) Các biện pháp hình sự

-Giải quyết tranh chấp
Giải quyết các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ theo Cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO là một trong những nội dung quan trọng nhất của
Hiệp định TRIPS. “Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là yếu tố chính
trong việc cung cấp sự an toàn và tính dự đoán cho hệ thống thương mại đa
phương...bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên chứa đựng trong
các thỏa thuận, và làm rõ các quy định hiện hành trong những thỏa thuận này
phù hợp với các quy tắc tập quán của giải thích luật quốc tế công.”[20] Hoạt
động của hệ thống giải quyết tranh chấp liên quan đến Ban hội thẩm, Cơ quan
phúc thẩm, thư ký WTO, các trọng tài viên, các chuyên gia độc lập và một số bộ
phận chuyên trách.


Hiệp định TRIPS viện dẫn các quy định của Điều XXII và Điều XXIII
GATT 1994 -đã được chi tiết hóa trong Hiệp định của WTO về các Nguyên tắc
và Thủ tục giải quyết tranh chấp - để áp dụng đối với việc thương lượng và giải
quyết tranh chấp theo Hiệp định TRIPS (Điều 64). Kết quả là, các tranh chấp sở
hữu trí tuệ quy định trong Hiệp định TRIPS được giải quyết theo Cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO. Sau thời hạn 05 năm kể từ ngày Thỏa thuận Thiết
lập WTO có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2000), cơ chế giải quyết tranh chấp
này cũng được áp dụng để giải quyết những tranh chấp “phi bạo lực” (Điều
64.2).

10


1.3.3 Hệ thống pháp luật Việt Nam về SHTT:
HIẾN PHÁP 1992: Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát
minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa, sản xuất, sáng tác, phê
bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo
hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
(Đ.60) BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 PHẦN 6: QUYỀN SHTT VÀ CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ (Chương 34, 35 và 36); PHẦN 7: QUAN HỆ DÂN SỰ
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI; LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005, 2009
Các nghị định của Chính phủ Thông tư của Bộ, quy định của UBND tỉnh,
thành phố:
• NĐ 100/2006/ND-CP ngày 21/9/2006, chi tiết và hướng dẫn thi hành các
điều khoản của Luật Dân Sự và Luật SHTT liên quan đến bản quyền và quyền
liên quan - NĐ 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 100/2006/NĐ-CP
• NĐ 103/2006/ND-CP ngày 22/9/2006, chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
SHTT liên quan đến quyền SHCN
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành NĐ 103/2006/NĐ-CP
• NĐ 104/2006/ND-CP ngày 22/9/2006, hướng dẫn thi hành Luật SHTT liên

quan đến giống cây trồng
• NĐ 105/2006/ND-CP ngày 22/9/2006, chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
SHTT về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước quyền SHTT
• NĐ 106/2006/ND-CP ngày 22/9/2006, xử phạt vi phạm hành chính về sở
hữu công nghiệp
Luật SHTT được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, là luật

11


quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Nguyên tắc áp dụng
1. Trong trường hợp có những vấn đề dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ
không được quy định trong Luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của
Luật này với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật này.
3. Trong trường hợp điều uớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó. (Điều 5, Luật SHTT)

1.5 Khai thác, thương mại hóa bản quyền SHTT:
Quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội
và hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Theo nhà kinh tế học Paul Romer
coi sự tích lũy về tri thức chính là lực lượng điều khiển đứng đằng sau tăng
trưởng kinh tế, muốn thúc đẩy tăng trưởng, chính sách kinh tế phải khuyến
khích đầu tư vào nghiên cứu và triển khai những nhân tố mới. Hệ thống thể chế
và pháp luật của mỗi quốc gia phải khuyến khích và tạo động lực cho hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ trên thực tiễn,

trong hoạt động kinh doanh. Tài sản trí tuệ là một phương tiện đầu tư, kinh
doanh quan trọng trong nền kinh tế thị trường và là công cụ để phát triển doanh
nghiệp. Thực tế cho thấy, không chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài mà ngày
càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nhận ra giá trị hiện thực của
loại tài sản trí tuệ và mong muốn sử dụng những lợi thế của nó trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình để phát triển kinh tế – xã hội
“Thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ” là việc tạo ra lợi nhuận từ chính việc
khai thác giá trị của quyền sở hữu và quyền sử dụng các đối tượng của quyền
12


SHTT đang được bảo hộ. Thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ là một đòi hỏi tất
yếu của việc phát triển kinh tế và hội nhập của các quốc gia.

Các hình thức thương mại hoá quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

-Khai thác quyền Sở hữu trí tuệ

-Chuyển nhượng quyền sở hữu: Là việc chuyển quyền sở hữu tài sản trí
tuệ sang cho một cá nhân hay tổ chức khác. Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật
Dân sự năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì quyền sở hữu trí tuệ là
quyền tài sản. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ (quyền tài sản) được
pháp luật cho phép. Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ được thể
hiện trong Chương IV, Chương X, Chương XV của Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005 (sửa đổi năm 2009). Theo đó: Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ
phải được thực hiện dưới hình thức văn bản, được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
Việt Nam (đối với trường hợp chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan và
quyền sở hữu công nghiệp), và tại Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (đối với trường hợp chuyển nhượng quyền đối với giống cây
trồng). Trong đó việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền

liên quan là không bắt buộc.

- Chuyển quyền sử dụng: chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (Lixăng): là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu
công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng - thường được gọi là bên giao) cho
phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng - thường được gọi
13


là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Đối tượng sở hữu công
nghiệp: có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn. Người có độc quyền sử dụng đối tượng SNCN là chủ sở
hữu công nghiệp ( tức là chủ văn bằng bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công
nghiệp đó); hoặc là bên nhận li-xăng độc quyền .“Văn bằng bảo hộ”có thể là
Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền
kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

- Góp vốn đầu tư, liên doanh liên kết: Góp vốn là việc đưa tài sản vào
công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản
góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền
sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản
khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

- Nhượng quyền thương mại: Trên thế giới, hoạt động nhượng quyền
thương mại đã xuất hiện rất sớm và đến nay đã phát triển rộng khắp trên phạm vi
toàn cầu.Nhượng quyền thương mại đang được các tập đoàn kinh doanh lớn trên
thế giới sử dụng với tính chất là một trong những phương thức kinh doanh chủ
yếu và có hiệu quả đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối và dịch vụ. Nhượng
quyền thương mại đã tạo ra một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới.
Về bản chất, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại đặc biệt trong

nền kinh tế. Đó là hoạt động được xây dựng nên bởi ít nhất hai bên, bên nhượng
quyền và bên nhận nhượng quyền. Trong đó, bên nhượng quyền thương mại cho
phép bên nhận quyền sử dụng một tập hợp các quyền thương mại của mình mà
chủ yếu là quyền liên quan đến đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành kinh
doanh. Đổi lại bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng
quyền. Bao gồm phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền định kỳ.
14


Ngoài ra bên nhượng quyền có thể rằng buộc bên nhận quyền bởi các thỏa thuận
nhằm duy trì tính hệ thống hoặc để kiểm soát hoạt động của bên nhận quyền trên
cơ sở hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân lực cũng như một số cơ sở vật chất kỹ
thuật cần thiết. Luật thương mại năm 2005 là văn bản pháp lý quan trọng điều
chỉnh vấn đề này.

- Chuyển giao công nghệ: Ví dụ như trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu
tại Việt Nam: Nhãn hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc doanh
nghiệp xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây
dựng được một thương hiệu được nhiều người biết đến thì cần mất rất nhiều thời
gian. Từ thực tế này, nhiều doanh nghiệp muốn rút ngắn thời gian xây dựng
thương hiệu của mình có thể chọn phương án nhận chuyển nhượng quyền sở
hữu nhãn hiệu của các doanh nghiệp khác đã có thương hiệu trên thị trường.
Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở
hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu
nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Việc thương mại hóa quyền SHTT có rất nhiều ý nghĩa, thúc đẩy sự sáng tạo
của các cá nhân, tổ chức trong việc tạo ra các tài sản trí tuệ hữu ích. Qua đó
nâng cao vai trò của sở hữu trí tuệ, đóng góp một cách tích cực và bền vững vào
việc phát triển kinh tế nói riêng và các mặt khác của đời sống xã hội nói chung.


II. Vai trò của SHTT trong phát triển du lịch tại Việt Nam:
2.1 Vài nét về ngành du lịch tại Việt Nam:
2.1.1 Thực trạng và các xu hướng phát triển du lịch Việt Nam

15


-Các kết quả đạt được
Du lịch Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc,
tạo ra nhiều kết quả quan trọng cũng như tác động tích cực về kinh tế, văn hóa
và xã hội.
a.

Thu hút và phục vụ các thị trường khách du lịch

Trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, số lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam
tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm
do dịch SARS 2003 (-8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009 (-11%). Nếu lấy
dấu mốc lần đầu tiên phát động Năm Du lịch Việt Nam 1990 (khởi đầu thời kỳ
đổi mới) với 250.000 lượt khách quốc tế thì đến nay với 7,57 triệu lượt năm
2013, số khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trên 30 lần trong 23 năm và tăng
gấp 2 lần sau 4 năm phục hồi khủng hoảng năm 2009. Khách du lịch nội địa
cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn vừa qua, từ 1 triệu lượt năm 1990
đến 2013 đạt con số 35 triệu lượt. Sự tăng trưởng không ngừng về khách đã thúc
đẩy mở rộng quy mô hoạt động của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực.
Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không
ngừng tăng lên. Từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á, 1,7% thị
phần khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và 0,2% thị phần toàn cầu vào năm
1995 đến 2013 Du lịch Việt Nam đã chiếm 8,2% thị phần khu vực ASEAN;

2,4% khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và 0,68% thị phần toàn cầu. Vị trí của
Du lịch Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trên bản đồ du lịch thế giới. Việt
Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút mạnh dòng khách du lịch.
Trong cơ cấu thị trường nguồn của du lịch Việt Nam, 72% đến từ khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương, tiếp theo là Châu Âu (14%) và Bắc Mỹ (7%). Các thị
trường nguồn lớn nhất của Việt Nam thuộc các nước có GDP lớn nhất thế giới
(Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga), thuộc các nước có dân số lớn nhất thế
giới (Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản), thuộc các nước có tổng chi tiêu du
lịch ra nước ngoài nhiều nhất thế giới (Trung Quốc, Đức, Mỹ, Anh, Nga, Pháp,
16


Nhật, Úc). Cơ cấu nguồn khách trên cho thấy điểm đến du lịch Việt Nam đã
được các thị trường lớn quan tâm và đang trong quá trình tìm chỗ đứng và khẳng
định vị trí tại các thị trường quan trọng này.
b.

Gia tăng nhanh tổng thu từ du lịch và đóng góp vào GDP

Sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế nước ta giai đoạn vừa qua rất đáng
khích lệ. Tổng thu trực tiếp từ khách du lịch năm 2013 đạt 200 nghìn tỷ đồng
(tương đương 9,7 tỷ USD), chiếm khoảng 6% GDP. Tăng trưởng về tổng thu từ
du lịch nhanh hơn tăng trưởng về số lượng khách, tăng trung bình hơn 2 con số
(đạt bình quân 18,7%/năm).
Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hội đồng Lữ
hành Du lịch Thế giới (WTTC) tiếp cận theo tài khoản vệ tinh du lịch thì năm
2012 tổng thể ngành du lịch Việt Nam đóng góp vào nền kinh tế 13 tỷ USD
chiếm khoảng 9,4% GDP gồm: đóng góp trực tiếp, đóng góp gián tiếp và đóng
góp phát sinh (bao gồm cả đầu tư và chi tiêu của Chính phủ cho du lịch; khấu
trừ nhập khẩu và du lịch ra nước ngoài). Hoạt động kinh tế du lịch trực tiếp được

tính đến qua việc cung cấp dịch vụ ăn, ở, đi lại, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng...
trực tiếp phục vụ khách du lịch. Các hoạt động kinh tế gián tiếp tham gia vào
chuỗi cung ứng dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng được tính toán trong đóng
góp của du lịch trong nền kinh tế. Ở khía cạnh này, ngành du lịch liên quan và
có hiệu ứng lan tỏa đến tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội và
đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân.
Xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ, doanh thu của
ngành du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nước, đứng đầu về
doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ “xuất khẩu”, đồng thời có
doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành vận tải, bưu chính viễn thông và
dịch vụ tài chính. So sánh với xuất khẩu hàng hoá, doanh thu ngoại tệ từ xuất
khẩu dịch vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hoá là xuất khẩu dầu
thô, dệt may, giầy dép và thuỷ sản. Thêm nữa, với tư cách là hoạt động “xuất
17


khẩu tại chỗ”, du lịch lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo ra nhiều việc
làm có thu nhập cho xã hội mà hiện nay chưa tính toán hết được. Kim ngạch
xuất khẩu du lịch đạt 5.620 triệu USD năm 2011 tăng trưởng 26,3% so với 2010.
c.

Đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Kết cầu hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng đã được cải thiện
đáng kể, hệ thống giao thông đường không, thủy, bộ... liên tục được đầu tư mở
rộng, nâng cấp; hệ thống hạ tầng năng lượng, thông tin, viễn thông và hạ tầng
kinh tế-xã hội khác đổi mới căn bản, phục vụ đắc lực cho du lịch tăng trưởng.
Đến nay cả nước có 8 cảng hàng không quốc tế, trong đó sân bay quốc tế Nội 5
Bài và Tân Sơn Nhất với công suất sử dụng cao; hệ thống cảng biển nhà ga, bến
xe đang từng bước cải thiện nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay có trên 14.200 cơ sở lưu
trú với 320.000 buồng lưu trú, trong đó số buồng khách sạn 3-5 sao đạt 21%;
trên 1.250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành
nội địa; các cơ cở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội
nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo nâng cấp phục vụ
khách du lịch ở hầu hết các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Đặc biệt, trong
năm 2013 với sự ra đời của hàng loạt cơ sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort)
cao cấp 4-5 sao với quy mô lớn như: Grand Plaza Hà Nội, Novotel, Havana,
Intercontinental, The Grand Hồ Tràm Strip,... đã góp phần làm cho diện mạo
ngành du lịch Việt Nam thay đổi căn bản với những tín hiệu tích cực.
Sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, khách sạn,
vận chuyển và các khu du lịch, tổ hợp dịch vụ đã hình thành và khẳng định quy
mô và năng lực cung cấp dịch vụ của ngành du lịch. Đặc biệt là vai trò của các
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần và liên doanh đã tạo ra sức năng
động của ngành Du lịch.
d.

Hình thành các điểm đến, sản phẩm du lịch

18


Quá trình phát triển, các sản phẩm du lịch đã dần được hình thành như du
lịch tham quan cảnh quan, di sản, di tích; du lịch nghỉ dưỡng biển, núi; du lịch
tâm linh, lễ hội. Các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực Việt Nam cũng được thị
trường nhìn nhận. Một số loại sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao-mạo
hiểm, du lịch sinh thái, du lịch MICE...gần đây được chú trọng phát triển.
Hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp
gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút
khách du lịch. Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham

quan di sản văn hoá Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm
khám phá hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú
Quốc, du lịch sự kiện Nha Trang... thu hút được sự quan tâm lớn của khách du
lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành các
sản phẩm du lịch quan trọng như lễ hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Xứ, festival
Huế, carnaval Hạ Long,...
Các khu, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch là những điểm nhấn
quan trọng hình thành sản phẩm du lịch được định hướng phát triển tại Chiến
lược. Tuy nhiên, hầu như chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, đến nay mới
chỉ có Hạ Long - Cát Bà, Hội An, Mỹ Sơn là phát huy được. Một số khu du lịch,
công trình nhân tạo khác cũng có sức hút tạo sản phẩm như thủy điện Sơn La,
chùa Bái Đính, hầm đèo Hải Vân, khu vui chơi tổng hợp Đại Nam... Một số sản
phẩm du lịch đã được hình thành theo các tuyến du lịch chuyên đề như “Con
đường 6 huyền thoại theo đường Hồ Chí Minh”, “Con đường di sản miền
Trung”, "Con đường xanh Tây Nguyên", tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc”.
Trên 7 vùng du lịch, hệ thống khu, điểm du lịch đ ã được đưa vào quy hoạch
tổng thể cả nước giai đoạn này với 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch
quốc gia, 12 đô thị du lịch và hệ thống khu, điểm du lịch địa phương quan trọng
khác.
e.

Hình thành nguồn nhân lực du lịch
19


Lực lượng nhân lực ngành du lịch ngày càng lớn mạnh, từ chỗ có 12.000
lao động năm 1990, đến nay toàn ngành có trên 570.000 lao động trực tiếp trong
tổng số 1,8 triệu lao động du lịch, chưa tính đến lao động liên quan và lao động
không chính thức.
Tỷ lệ lao động du lịch đã qua đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo tại chỗ ngày

càng cao và đang trong quá trình chuẩn bị tích cực để hội nhập toàn diện với du
lịch khu vực và thế giới. Hơn 40% tổng số lao động được đào tạo hoặc bồi
dưỡng nghiệp vụ du lịch.
- Những hạn chế hiện hữu
a. Liên kết liên ngành, liên vùng còn lỏng lẻo, kém hiệu quả
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hóa cao. Sản phẩm du lịch sử dụng các yếu tố đầu vào từ nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên ngành du lịch hoạt động trong bối cảnh chưa có
sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ bởi các ngành liên quan. Sự phối kết hợp liên
ngành, địa phương chưa đồng bộ, không thường xuyên cả trong nhận thức và
hành động. Sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương chưa thật chặt
chẽ trong xây dựng chính sách.
Mặc dù Luật Du lịch đã quy định “Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên
du lịch”, tuy nhiên trên thực tế ngành Du lịch không quản lý trực tiếp dạng tài
nguyên du lịch nào. Điều này dẫn tới nguy cơ tài nguyên du lịch bị khai thác bừa
bãi, xuống cấp nhanh chóng do tầm nhìn ngắn hạn trong quản lý. Công tác bảo
tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững.
b. Quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều khó khăn
Nhận thức xã hội về du lịch nói chung và trong quản lý nói riêng đã cải thiện
đáng kể nhưng còn khoảng cách xa với tầm nhìn phát triển; xã hội chưa thực sự
ứng xử với du lịch như một ngành kinh tế cho dù trong Chỉ thị số 46/CT-BCH
20


đã chỉ rõ: “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, có
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” và trong mục tiêu của Chiến lược
chỉ rõ “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch còn thấp. Tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về du lịch thiếu ổn định; chưa chú trọng hoàn thiện hệ thống chính sách

phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết thi
hành Luật Du lịch. Việc tách ra và sáp nhập ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
đồng bộ hóa văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà nước của ngành.
Vai trò của Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương
trong phối hợp giữa các cấp, các ngành thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ 10
chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch và hợp tác quốc tế chưa được phát huy
đầy đủ.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành, chiến
lược, quy hoạch, các chương trình, đề án, dự án được xây dựng khá nhiều nhưng
việc triển khai còn thiếu tính khả thi do thiếu nguồn lực và cơ chế phù hợp.
Bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước từ Trung ương đến
địa phương còn mỏng và hạn chế về nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu quản
lý ngành trước xu thế phát triển nhanh và sự cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực
và đòi hỏi kiểm soát quá trình phát triển du lịch bền vững.
c. Chất lượng sản phẩm, khai thác phát triển sản phẩm và điểm
đến du lịch còn yếu
Đến nay, Việt Nam chưa có được những sản phẩm du lịch chủ lực đặc thù,
mang đậm bản sắc dân tộc; chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, khả năng
cạnh tranh hạn chế; nhiều khu du lịch, điểm du lịch phát triển tự phát, chưa được
đầu tư đúng tầm; thiếu các khu vui chơi giải trí có quy mô lớn và sức hấp dẫn
đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của du khách; nhiều chương trình du
lịch còn đơn điệu, trùng lặp; dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chất lượng thấp, ít
hấp dẫn; chưa có được thương hiệu du lịch quốc gia. Mặc dù nhiều điểm du lịch
21


có lợi thế so sánh như vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, phố
cổ Hội An...song có nhiều vấn đề đặt ra với việc quy hoạch và quản lý quy
hoạch phát triển du lịch; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch...hệ thống nhà hàng,
khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, các dịch vụ, hệ thống bán hàng lưu niệm du

lịch đặc trưng các vùng, miền trên phạm vi cả nước còn nghèo nàn, thiếu đồng
bộ, chất lượng thấp và không trúng nhu cầu từng thị trường.
Mặc dù có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, hệ thống sản phẩm du
lịch dần hình thành nhưng Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm và đang lúng
túng trong trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù nổi bật cho từng phân
đoạn thị trường khách du lịch. Kinh phí đầu tư chưa đầy đủ, cơ chế thu hút
nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chưa thực sự khuyến khích.
Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư nhưng sự thiếu đồng bộ, còn
chắp vá trong phát triển hạ tầng làm cho du lịch chưa thực sự được phát huy,
chưa thuận tiện tiếp cận các điểm đến, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển,
đặc biệt là các khu du lịch vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo.
Lao động du lịch tuy có sự tăng trưởng lớn về số lượng và chất lượng nhưng
so với yêu cầu cạnh tranh trong khu vực thì vẫn đang yếu kém nhiều mặt về
nhận thức và phong cách phục vụ, về tính phối hợp theo nhóm, trình độ quản trị
và kỹ năng hội nhập toàn cầu.
d. Việc kiểm soát chất lượng, an ninh an toàn chưa đáp ứng yêu
cầu
Việc quản lý điểm đến chưa thống nhất giữa chính quyền địa phương và các
cơ quan chức năng chuyên ngành về du lịch, môi trường, văn hóa, xã hội, an
ninh, trật tự...dẫn tới sự thiếu trách nhiệm và bỏ trống trách nhiệm giữa các bên
trong giải quyết, ứng phó và kiểm soát môi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự, văn
minh trong kinh doanh và ứng xử du lịch. Hậu quả dẫn tới hình ảnh điểm đến du
lịch bị phương hại.

22


Nhiều dịch vụ phục vụ du lịch như điểm mua sắm, điểm dừng chân, nhà
hàng ăn uống, vận chuyển tham gia tích cực phục vụ khách du lịch, tạo ra chất
lượng sản phẩm du lịch chung nhưng nằm trong hệ thống quản lý đa ngành và

chưa có cơ chế phối hợp kiểm soát chặt chẽ, do vậy còn nhiều hoạt động kinh
doanh dịch vụ thiếu chất lượng.

2.1.2 Vai trò ngành du lịch trong phát triển kinh tế Việt Nam
Du lịch là một trong những ngành tạo ra nhiều việc làm nhất trên thế giới, ở
tất cả các địa bàn từ các vùng đô thị, nông thôn và đặc biệt là ở cả vùng xâu,
vùng xa. Năm 2012 với trên 1,8 triệu việc làm (trong đó 570.000 việc làm trực
tiếp), quy mô lao động ngành du lịch chiếm 3,6% tổng lao động toàn quốc. Theo
cách tính của WTTC thì hiệu quả việc làm do du lịch và lữ hành tạo ra là trên 3
triệu lao động chiếm 8,1% tổng số lao động toàn quốc (WTTC 2013). Cách tính
này bao quát được cả số lao động liên quan và lao động không chính thức, lao
động gia đình trong du lịch cộng đồng, du lịch tại nhà dân, lực lượng dịch vụ
đường phố, khu du lịch (xe ôm, bán bưu thiếp, hàng lưu niệm, hàng rong...).
Du lịch góp phần vào xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn. Các hoạt động du lịch phát triển ở các vùng nông thôn tạo ra nhiều 8
cơ hội cho cộng đồng địa phương. Các hoạt động gắn với du lịch cộng đồng tạo
thu nhập trực tiếp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ
và phát triển bền vững. Thông qua du lịch, văn hóa địa phương, các vùng miền
được tôn trọng, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị và được giới thiệu, quảng bá
rộng rãi. Du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả rõ ràng trong quá trình “hiện đại
hóa” nông thôn thông qua việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm, gìn giữ và phát
huy các làng nghề truyền thống, bảo vệ các giá trị cộng đồng.
Du lịch phát triển làm thay đổi diện mạo đô thị. Tại các địa phương là trọng
điểm phát triển du lịch, đô thị được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng và các điều kiện
dịch vụ công cộng được quan tâm phát triển. Du lịch tại các vùng miền làm thay
23


đổi mức sống của người dân địa phương, thay đổi nhận thức và từng bước thu
hẹp sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức

ép về di dân tự do từ các vùng nông thôn tới đô thị, góp phần ổn định trật tự xã
hội.
Với tính chất là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng
cao, hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự phát triển của các ngành, lĩnh
vực liên quan như vận chuyển, thương mại, dịch vụ, truyền thông, bưu chính
viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, y tế… điều này có thể nhìn nhận thấy rõ rệt ở
các địa phương có hoạt động du lịch phát triển cũng như các địa phương mới
phát triển du lịch. Du lịch là ngành xuất khẩu tại chỗ, thu ngoại tệ trực tiếp, đóng
góp to lớn vào nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và
thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường bảo vệ môi trường. Du lịch cũng giúp
khôi phục, bảo tồn và tiêu thụ các sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền
thống, giúp phục hồi các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống và và đẩy
mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật đương đại.
Thông qua sự phát triển du lịch, hình ảnh quốc gia và các điểm đến được
quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước, tạo sự nhìn nhận tích cực về hình ảnh đất
nước và con người Việt Nam, tạo dựng uy tín trên trường quốc tế. Những tiềm
năng to lớn về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học đến các giá trị văn hóa
lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc anh em, tập tục và lối sống…đến các giá
trị văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền trên cả nước đều được giới
thiệu và quảng bá thông qua hoạt động du lịch.

2.2 Vai trò của SHTT trong phát triển du lịch tại Việt Nam
2.2.1 Các tài sản trí tuệ nên được đầu tư để phát triển du lịch:

24


Công cụ của hệ thống sở hữu trí tuệ cũng được áp dụng một cách đầy đủ cho
lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, do tính đặc trưng của đối tượng, các yếu tố mang

tính sáng tạo thường được ứng dụng nhiều hơn trong hoạt động sản xuất, đối với
các ngành dịch vụ và thương mại, các đối tượng mang ý nghĩa chỉ dẫn thương
mại được ứng dụng rộng rãi hơn. Du lịch là một ngành như vậy, các tài sản trí
tuệ nên được đầu tư để phát triển du lịch là nhãn hiệu (bao gồm cả nhãn hiệu
chứng nhận, nhãn hiệu tập thể), chỉ dẫn địa lý, các yếu tố phân biệt khác như hệ
thống các thiết kế mỹ thuật, quyền tác giả cho tác phẩm kiến trúc, mỹ thuật ứng
dụng, …

Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt sản phẩm dịch vụ
của một doanh nghiệp với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khác. Các dấu
hiệu đó có thể là chữ cái, chữ số, hình ảnh có khả năng phân biệt. Ngày nay,
thậm chí những dấu hiệu không có khả năng được nhận biết bằng mắt thường
như âm thanh hoặc mùi vị nếu có khả năng phân biệt cũng được coi là một nhãn
hiệu. Nếu được cấp độc quyền, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm người
khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của mình cho sản
phẩm/dịch vụ trùng hoặc tương tự với sản phẩm/dịch vụ đã đăng ký. Trong
trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng, sự độc quyền được rộng hơn, họ có thể ngăn
cấm việc sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho bất kỳ sản phẩm/dịch vụ
nào.

Tại Việt Nam, có thể lấy ví dụ “Bà Nà Hills Mountain resort” là một trong
những nhãn hiệu du lịch được đăng ký và sử dụng thành công. Nhãn hiệu này
được đăng ký và sở hữu bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (SunGroup)
năm 2009. Ngay sau khi nộp đơn xác lập quyền, SunGroup đã tiến hành một
25


×