Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.36 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..1
1.3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài………………………….……2
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...3
1.5. Những điểm mới của SKKN……………………………………………….4
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………4
2.2. Thực trạng vấn đề……………………………………………………..……5
2.2.1. Thuận lợi………………………………………………………………….5
2.2.2. Khó khăn………………………………………………………………….6
2.3. Những sáng kiến, giải pháp để giải quyết vấn đề………………………....10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………...10
3. Kết luận và kiến nghị……………………………………………………... 13
3.1. Kết luận……………. …..……………………… ………………...............16
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………………..16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, đầy
những khó khăn, bởi vì học sinh giỏi là những học sinh có tố chất đặc biệt khả
năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết. Người giáo viên phải có
quá trình tích lũy kinh nghiệm, sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn để có thể đạt
hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng.
Lâu nay, phương pháp dạy và học Văn đã được nói và bàn luận rất nhiều
trong nhiều cuộc hội thảo, nhiều bản tham luận và sáng kiến kinh nghiệm.


Nhưng hầu hết đều tập trung cho các tiết học bình thường, cho kì thi tốt nghiệp
hoặc bồi dưỡng học sinh yếu kém. Nhưng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải
có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Đó là một nhiệm vụ nặng nề, làm thế nào để đạt
kết quả tốt nhất trong khoảng thời gian ngắn ngủi? Làm sao để chọn được đội
học sinh giỏi và chương trình, phương pháp bồi dưỡng thế nào để các em phát
huy hết năng lực của mình và có một bài làm tốt nhất trong một thời gian làm
bài hạn hẹp đã được ấn định ?... Đó là những điều băn khoăn trăn trở của tôi khi
đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình
trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp trong trường,
trong tỉnh và các đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục cả nước cùng với việc
cọ xát thực sự trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn
ở khối THPT qua nhiều năm học, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến, suy nghĩ
của mình qua thực tiễn giảng dạy bồi dưỡng, qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “
Một số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Ngữ văn THPT”
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn THPT, mỗi giáo viên đều có
những phương pháp để học sinh tiếp cận một cách tốt nhất, tiếp thu hiệu quả
nhất về bộ môn mình dạy. Riêng bộ môn Ngữ văn hiện nay, giáo viên rất trăn trở
làm sao để học sinh yêu thích môn học, nhận thức được sự cần thiết của bộ môn
này trong quá trình làm bài và áp dụng vào cuộc sống. Mục đích của
2


SKKN này nhằm mục đích đóng góp 1 số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Ngữ văn Khối THPT, cụ thể cho đối tượng học sinh lớp 11. Khơi gợi học
sinh yêu thích bộ môn, phát triển năng lực và đẩy mạnh phong trào học tập của
nhà trường.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh giỏi Lớp 11

1. 4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài với khả năng có hạn, tôi sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp thống kê, miêu tả
- Phương pháp tổng hợp khái quát, hệ thống hoá kết hợp với phương pháp phân
tích ngôn ngữ văn học.
1. 5. Những điểm mới của SKKN
- Những năm trước đây, Tỉnh Thanh Hóa thường áp dụng đối tượng thi học sinh
giỏi khối 12. Song do thực tế không phù hợp nên đã thay đổi cho học sinh khối
11, Vì vậy sẽ có những lúng túng trong việc thay đổi cấu trúc đề, nội dung
chương trình.
- Với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong nghề, được nhà trường tin tưởng
giao việc bồi dưỡng đội tuyển và đã có 1 số thành tích nhất định. Hy vọng
những kinh nghiệm của tôi sẽ giúp các đồng nghiệp hoàn thiện hơn trong quá
trình bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
2. Nội dung
2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Trong trường học ngoài môn Giáo dục công dân thì Ngữ Văn cũng là môn học
rất quan trọng vì là môn học góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện
nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương
trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh. Môn Ngữ văn,
không chỉ là bộ môn khoa học mà nó còn là bộ môn được xây dựng bằng nghệ
3


thuật ngôn từ. Đọc một tác phẩm văn chương là các em đang được tiếp cận với
những tinh túy được chắt lọc từ trong cuộc sống. Nếu không học môn Văn thì
làm sao thế hệ trẻ ngày nay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường

của những chiến sĩ cách mạng, những người đã hy sinh xương máu nhằm giành
lại độc lập, tự do để bao thế hệ ngày sau được sống yên vui, hạnh phúc? Nếu
không học môn Văn thì làm sao HS hiểu rõ cuộc đời hoạt động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, một bậc vĩ nhân tài đức vẹn toàn được cả thế giới kính
phục? Học Văn chính là cách học làm người “ Văn học là nhân học” . Mỗi tác
phẩm văn chương đem lại cho các em nhận thức, những bài học cuộc đời. Từ
đó, các em biết trân trọng, hướng đến cái đẹp, cái thiện, tránh xa cái xấu, cái
ác… Môn Văn thật sự là môn học quan trọng giúp cho học sinh học tốt các môn
học khác.
- Ông cha ta đã đúc kết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bồi dưỡng học
sinh giỏi là bước đi học sinh giỏi là công việc khó khăn, vất vả, nhưng cũng đầy
vinh quang, trách nhiệm và niềm tự hào, đòi hỏi giáo viên thường xuyên tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, phương pháp mới phù hợp với xu
thế thời đại; đồng thời cần được các cấp quản lý ngành giáo dục và cấp ủy, chính
quyền các cấp thường xuyên quan tâm, đầu tư, đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn
diện và căn bản nền giáo dục đã đề ra. Vì vậy, việc bồi dưỡng Học sinh giỏi
ở lớp 11 cũng là để tạo tiền đề cho các em trong kì thi THPT Quốc gia tiếp
theo.đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước, là nhiệm vụ quan trọng của mỗi
nhà trường. Bồi dưỡng
2. 2. Tình trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2. 2. 1. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có
những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy, cô có kinh
nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG và đặc biệt là có nhiệt huyết lớn trong
công tác bồi dưỡng HSG.

4



- Nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đặc biệt là Hội cha mẹ học
sinh. Đa số em học sinh ngoan, chăm học; Học sinh trong đội tuyển yêu thích bộ
môn.
2. 2. 2. Khó khăn
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải
hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường
độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị
hạn chế.
- Chất lượng đầu vào của trường bị chi phối bởi các trường lân cận trong thành
phố. Đặc biệt những học sinh có năng khiếu về môn văn ở cấp 2 thường đăng kí
dự thi vào trường THPT chuyên Lam Sơn
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học
thêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế
về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG,
do đó kết quả không cao là điều tất yếu.
- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi
học sinh giỏi ở một số môn chưa cao.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh
nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- Nguồn tài chính để chi trả cho giáo viên BDHSG còn hạn hẹp, chưa huy động
được các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân.
- Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học
để thi ĐH, các em không yên tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến
kết quả học tập ôn thi ĐH sau khi thi HSG.
- Một số ít phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con
em mình, khi nhà trường chọn vào đội tuyển lại chưa quan tâm cho đi bồi
dưỡng.
2. 3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
- Trước đây, vì chọn học sinh giỏi khối 12 nên giáo viên được phân công


bồi dưỡng đội tuyển đã có kinh nghiệm, định lượng được kiến thức. Tuy nhiên,
5


chọn học sinh giỏi khối 11 toàn tỉnh là một sự lựa chọn phù hợp. Học sinh chưa
bị phân tán tư tưởng lo lắng, áp lực cho kì thi Tốt nghiệp và Đại học ( THPT
Quốc gia).
- Học sinh nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của bộ môn trong cuộc sống
mà chỉ học để thi cử nên rất khó truyền lửa cho các em có được niềm đam mê bộ
môn. Chọn học sinh giỏi đối với bộ môn văn là khó như vậy nên việc học tập có
phần miễn cưỡng. Dù nhiều năm được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng
với sự thay đổi đối tượng và cấu trúc đề thi, rất cần có những kinh nghiệm của
những gióa viên tập huyết. Với thực tiễn giảng dạy và đã có được một số thành
công đáng kể, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này
cần thực hiện tốt những công việc sau đây:
Bước 1: Thành lập đội tuyển :
- Chuẩn bị : Ngay từ đầu năm học, việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã được đề ra
như một công tác trọng tâm của Tổ Văn, được ghi cụ thể trong bản kế hoạch
năm học của Tổ. Vì vậy, đây không là nhiệm vụ của riêng giáo viên được phân
công bồi dưỡng, mà là nhiệm vụ của cả Tổ đã được quán triệt đến mỗi giáo viên
trong Tổ. Ngay từ đầu năm học, các giáo viên dạy Văn khối lớp 10 có nhiệm vụ
điều tra (học sinh giỏi Văn ở cấp THCS chuyển lên) và theo dõi (tìm ra những
học sinh có năng khiếu về môn Văn) trong những lớp mình dạy để tìm ra
“những học sinh khá - giỏi Văn” giới thiệu cho giáo viên bồi dưỡng làm cơ sở
thành lập đội tuyển.
- Tìm hiểu: Giáo viên bồi dưỡng tìm đọc những bài kiểm tra và bài thi của
những học sinh mà giáo viên bộ môn đã giới thiệu để thẩm định năng lực, đồng
thời căn cứ vào xếp loại học tập của Học kì I (loại Khá trở lên) để chọn ra những
học sinh có đủ điều kiện theo tiêu chuẩn riêng mang tính chất chủ quan của giáo
viên bồi dưỡng (chữ đẹp, văn viết khá...).

- Gặp gỡ: Giáo viên bồi dưỡng chủ động sắp xếp thời gian gặp gỡ các em được
chọn :
+ Tìm hiểu quan điểm cũng như cách học, cách tiếp nhận bộ môn Văn
trong quá trình học tập. Từ đó chỉ thu nhận những em học sinh có niềm đam mê,
6


thích thú với bộ môn Văn. Kiên quyết không đưa vào đội tuyển những em học
sinh có cái nhìn lệch lạc về môn Văn hoặc chán học Văn, cho dù đôi khi cái
chán của học sinh bắt nguồn từ Giáo viên dạy ở lớp.
+ Tìm hiểu hướng đi tương lai của các em, nhất là việc chọn khối thi vào
trường Đại học sau này. Không chọn những học sinh chỉ thi vào khối A, B mà
chỉ chọn những học sinh có nguyện vọng thi vào khối C, D
+ Trao đổi với các em được chọn về việc thành lập đội tuyển học sinh giỏi
Văn để các em biết, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tham gia đội
tuyển để các em có cái nhìn trước. Chỉ những em tự nguyện tham gia mới được
đưa vào danh sách đội tuyển chính thức của trường.
- Chốt danh sách đội tuyển: Tùy đặc trưng từng môn học mà có những yêu cầu
khác nhau, tuy nhiên đối với môn học Ngữ văn một số yêu tố học sinh cần có là:
- Phải có là lòng yêu thích môn học.
- Chữ nghĩa rõ ràng, sạch đẹp
- Có tư duy tốt, chuyên cần trong học tập
- Tự giác trong học tập ( yếu tố này có thể ban đầu học sinh chưa có thì giáo
viên sẽ hình thành cho học sinh trong quá trình giảng dạy).
* Bước 2: Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu của học sinh:
Đây là công việc tiếp theo của giáo viên dạy bồi dưỡng. Mỗi giáo viên
cần phải nắm được năng lực của của học sinh trong đội tuyển: năng lực diễn đạt,
năng lực cảm nhận, năng lực sáng tạo…Công việc này được tiến hành bằng cách
giáo viên cho học sinh kiểm tra ngay tại lớp. Sau khi có bài giáo viên chấm,
chữa bài cho học sinh lấy kết quả, phân loại kết quả học sinh để có kế hoạc bồi

dưỡng.
* Bước 3 : Kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh:
Sở dĩ phải có bước này bởi một yêu cầu bắt buộc đối với học sinh giỏi là
phải nắm vững kiến thức cơ bản- kiến thức nền rồi mới khơi gợi, nuôi dưỡng,
phát triển cảm xúc, lòng yêu mến văn chương nhu cầu sáng tạo nghệ thuật cho
các em. Đây là biện pháp có tính phương pháp, thậm chí gần như một nguyên
tắc trong dạy học sinh giỏi.
7


* Bước 4: Tiến hành bồi dưỡng:
- Giai đoạn I:
+ Cung cấp những kiến thức lí luận văn học cơ bản: Văn học là gì? Chức năng
của văn học; nội dung và hình thức của văn bản văn học; Ngôn ngữ văn học;
Sáng tạo văn học; Phong cách văn học; Giá trị văn học và tiếp nhận văn học;
Các thể loại văn học: thơ, truyện, kịch… Trong quá trình giảng bài, giáo viên
minh họa bằng các tác phẩm học sinh đã học và chú ý phân tích đặc biệt làm nổi
bật cái hay cái đẹp trong các tác phẩm ấy nhằm kích thích sự hứng thú cho học
sinh.
+ Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm bài.
+ Thực hành các dạng bài Làm văn quen thuộc về Nghị luận văn học và nghị
luận xã hôi. Chú ý tập cách trình bày bài Luận sáng đẹp, kết cấu rõ. Tập làm
phần mở bài và kết luận hấp dẫn và sáng tạo.
- Giai đoạn II:
+ Học và ôn tập kiến thức về các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 10,
11. Số lượng các tác phẩm tương đối nhiều nên cần sự làm việc tích cực của học
sinh như đọc tác phẩm, đọc tài liệu (tự tìm hiểu hoặc do Giáo viên cung cấp),
soạn bài và làm bài tập ... Cố gắng hoàn thành chương trình
+ Thực hành các dạng bài phân tích tác phẩm thơ và văn xuôi. Chú ý rèn luyện
các thao tác liên hệ, mở rộng đến các tác phẩm văn học khác, đặc biệt là văn học

dân gian và văn học nước ngoài, các tác phẩm văn học có cùng chung chủ đề.
- Giai đoạn III:
+ Dạy theo các chuyên đề. Sau mỗi chuyên đề kiểm tra, đánh giá học sinh để
biết được học sinh học ở mức độ nào, biết đến đâu.
+ Thực hành các bài làm văn tổng hợp, so sánh. Chú ý rèn luyện cách vận dụng
kiến thức lý luận văn học vào bài, tạo chiều sâu cho bài văn. Một số kĩ năng tạo
nên sự độc đáo cho bài văn.
+ Trong 2 tuần cuối trước khi thi, Giáo viên cho học sinh làm bài thi thử đúng
với cấu trúc đề thi học sinh giỏi và thời gian làm bài để học sinh làm quen với
áp lực của phòng thi.
8


MỘT SỐ ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Đề số 1
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói:
“Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?”
Nhà hiền triết bảo:
“Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình
nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”.
Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên
bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi:
“Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau
khổ, có phải nơi này không?”
Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với
gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ.
Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng,
bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. Bà trở

nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên
đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà
tìm kiếm.
Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với
những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình
cũng được tan biến đi. Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé!
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? (0.5 điểm).
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạt trong câu
văn Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào
chưa từng bao giờ biết đến đau khổ.(0.75 điểm).

9


Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu: bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở
những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau
buồn này đến chuyện bất hạnh khác. (0,75 điểm).
Câu 4: Thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh (chị) nhiều suy nghĩ
nhất? (1,0 điểm).
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Anh (chị) hãy viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của
bản thân về câu: cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ
với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính
mình cũng được tan biến đi.
Câu 2: (5 điểm)
Nhận định về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có ý kiến cho rằng: đó là
nỗi sầu vạn kỉ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: đó là nỗi sầu của một con người
giàu sức lực. Anh/chị hiểu những ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ những ý
kiến đó qua việc phân tích thi phẩm. Liên hệ với nỗi sầu của Trương Hán Siêu
qua các câu thơ sau:

“Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
(Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu, Ngữ văn 10, tập 2).

10


Đề số 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ


Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình.
(Theo Internet, Đỗ Trung Quân)
11


Câu 1 (1,0 điểm) Nêu và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được dùng
trong bài thơ.
Câu 2 (1,0 điểm) Hiểu thế nào về 2 câu thơ:
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ
Câu 3 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy nhận xét về quan niệm của tác giả thể hiện trong
bài thơ.
Câu 4 (2,0 điểm) Bài học mà em tâm đắc nhất rút ra từ văn bản trên là gì? Vì
sao?
II. LÀM VĂN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm)
Suy nghĩ của anh chị về câu nói sau: Nếu anh muốn pha một tách trà
nóng, trước hết anh phải đổ đi trà nguội trong chiếc tách ấy.
(Dẫn theo Spencer Johnson, Yes or No – Những quyết định thay đổi cuộc sống,
NXB Tổng hợp TP. HCM, 2005)
Câu 2. (10,0 điểm)
“ Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng

của mình. Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng
không thể vượt ra ngoài
- Hết --- Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
*Yêu cầu:
- Đối với giáo viên:
+ Thường xuyên sưu tập đề của đồng nghiệp, internet. Chuẩn bị nội dung chu
đáo trước khi lên lớp bồi dưỡng.
+ Hình thành cho HS tính tự giác trong học tập: theo quan điểm “Từ một người
chăm chỉ làm việc và biết nhìn vào ưu điểm của người khác, không săm soi
điểm yếu của họ sẽ tỏa ra một thứ năng lượng hấp dẫn những người xung
quanh”


12


Vì thế người GV ngay từ những buổi đầu lên lớp phải thể hiện sự nghiêm túc,
nhiệt tình trong công việc, giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho HS tạo thói quen
đúng giờ giấc, giáo dục động cơ học tập. Duy trì việc học tập thường xuyên
tránh học bập bõm, tuần nào theo lịch chung mất buổi dạy thì phải lên kế hoạch
dạy bù. Từ đó HS sẽ có thái độ nghiêm túc và tự giác trong học tập.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và phân loại đúng đối tượng HS để lựa chọn
chính xác HS đi thi.
+ Khi đến giai đến giai đoạn nước rút phải động viên HS chuẩn bị cả về tâm lý
và sức khỏe cho HS để đi thi tốt nhất.
+ Chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sức khỏe.
+ Dạy HS một vài kinh nghiệm lấy hơi, giữ bình tĩnh khi thi, tránh tình trạng HS
lo lắng, hồi hộp và run khi viết bài không tốt ảnh hưởng hiệu quả bài làm
- Về phía học sinh:

+ Rèn kỹ năng viết, trình bày khoa học, logic.
+ Tự lên mạng sưu tầm tài liệu, tham khảo
+ Lập sổ tay ghi chép cá nhân.
+ Mạnh dạn trao đổi, hỏi bài GV
+ Không giới hạn không gian học tập: Ở trường học, ở trong lớp
học, học ngoài ghế đá ngoài sân trường, có khi lại kết hợp thể dục
(đi bộ quanh sân trường- học bài)
+ Không giới hạn hình thức học bài: Học một mình (kết hợp đọc, viết để nhớ
lâu); Học cặp đôi; Ôn bài vào sáng sớm (hoặc có khi vừa nghe nhạc vừa học
thuộc bài tùy vào từng học sinh...)
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Về thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường đã mang lại
một kết quả khả quan rõ rệt. Phía giáo viên tham gia bồi dưỡng có được sự chủ
động mạnh dạn, ít gặp những lúng túng và vướng mắc như trước đây khi chưa
áp dụng sáng kiến.

13


- Riêng phần các em học sinh thì có hứng thú, tích cực học tập trong những giờ
lên lớp với thầy cô và cũng như việc chủ động, tìm tòi học tập, làm việc theo
hướng dẫn của giáo viên với niềm lạc quan say mê. Và kết quả đội tuyển của các
năm về cơ bản có sự ổn định và tiến bộ.
*Số liệu thống kê:
STT

Năm học

Số học sinh

tham gia

Số học sinh
đạt giaỉ

Giải HSG

1

2013-2014

5

3

2 Ba

Ghi chú

1 KK
2

2014-2015

4

2

2 KK


3

2016-2017

4

1

1 Nhì

4

2017-2018

4

1

1 Ba

5

2018-2019

3

2

2 KK


Kết quả này cho thấy số học sinh đạt giải chưa cao nhưng cũng duy trì
được chất lượng học sinh giỏi hàng năm. Điều này đã phản ánh được tác dụng
của phương pháp và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi nói trên.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận

Sáng kiến được áp dụng trong nhà trường đã thu được những kết quả khả
quan. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi có thể khẳng định sáng kiến: “Một số
kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Ngữ văn THPT” có thể áp dụng hiệu quả trong trường cũng như trong các
trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Về phía nhà trường
- Phải vận dụng linh hoạt các chủ trương, đổi mới của Đảng, nhà nước,
của nghành GD& ĐT về việc bồi dưỡng học sinh giỏi duy trì thường xuyên liên
tục để bồi dưỡng nhân tài.

14


- Nhà trường phải rà soát, lên kế hoạch cụ thể , huy động nguồn lực và sử
dụng hiệu quả nguồn lực đấy cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.2.2. Về phía giáo viên
- Luôn có tâm huyết với nghề, trách nhiệm với công tác phát hiện, bồi
dưỡng nhân tài.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp có học
sinh được phát hiện, đặt mục tiêu cao cả cho nhà trường.
- Được phân công dạy đội tuyển, cần phải có sự đầu tư thời gian, công
sức, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức để có những phương pháp, những lượng
kiến thức phù hợp.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Đông Sơn, ngày 06 tháng 4 năm 2019

ĐƠN VỊ
Tôi xin cam doan đây là SKKN của
mình không sao chép nội dung của
người khác
Người viết

Lê Thị Hợp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo dục NXB

2 Sách Bài tập Ngữ văn 10 - Tập 2
3 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - Tập 1
4 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - Tập 2

Giáo dục NXB
Giáo dục NXB
Giáo dục NXB
1
5



5
6

Sách bài tập Ngữ văn 11 - Tập 1, 2
NXB Giáo dục
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,11 - Tập 1, 2 (TSNXB Hà Nội, 2006

7

Nguyễn Văn Đường chủ biên)
Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chươngNXB Giáo dục, 2006

8
9

trình SGK lớp 11 THPT môn Ngữ văn
Tài liệu Chủ đề tự chọn nâng cao
NXB Giáo dục, 2006
Hướng dẫn Thiết kế bài giảng trên máy tính (ThạcNXB Giáo dục, 2005

10
11
12
13

sĩ Trương Ngọc Châu)
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT
Chuyên đề chuyên sâu Bồi dưỡng Ngữ văn 10
Chuyên đề chuyên sâu Bồi dưỡng Ngữ vă 11
Tham khảo tư liệu từ Internet


NXB Giáo dục, 2007
NXB ĐH QG Hà Nội
NXB ĐH QG Hà Nội

16



×