Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm giảng dạy các kiến thức phần di truyền học trong chương trình sinh học 9 THCS bằng việc sử dụng bài toán nhận thức và tình huống có vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.78 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU:………………………………………………………………………..1
2. NỘI DUNG:……………………………………………………………………..3
2.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………....2
2.2. Thực trạng:……………………………………………………………………..5
2.3. Các giải pháp thực hiện:………………………………………………………..7
2.4. Hiệu quả: : ……………………………………………………………………17
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: …………………………………………………...19
1.Kết luận: …………………………………………………………………….......19
2.Kiến nghị: ……………………………………………………………………….20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập là
nhiệm vụ quan trong hàng đầu mà toàn ngành giáo dục đang hướng tới.Trên khắp
mọi miền của đất nước từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi cho đến miền núi,
hầu hết ở các trường, từ tiểu học, THCS, cho đến THPT đã ý thức được nhiệm vụ
trọng tâm nhất trong quá trình dạy học của trường mình là phải đổi mới được
phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực mà Bộ GD&ĐT đã đề ra. Tuy nhiên sự
chuyển biến về đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường phổ thông diễn
ra đang còn chậm. Phổ biến hiện nay vẫn là phương pháp thầy đọc trò chép, thuyết
trình giảng giải. Một vài giáo viên cũng đã áp dụng thành công phương pháp giảng
dạy theo hướng tích cực nhưng chủ yếu đó là các tiết thao giảng, hoặc thi giáo viên
giỏi các cấp, nên kết quả thu được không cao. Tình trạng trên có nhiều nguyên
nhân nhưng một nguyên nhân căn bản hạn chế sự phát triển của phương pháp tích
cực là thiếu động lực học tập từ phía học sinh. Sự cứng nhắc từ hệ thống nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong các trưòng phổ thông. Hậu quả là
học sinh ngày càng thụ động mặc dù các nhà trường kêu gọi phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh.


Bước vào thời kỳ đổi mới, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị
trường nhiều thành phần. Trong một xã hội đang phát triển nhanh chóng về nhiều
mặt, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, thì việc phát hiện sớm và giải quyết
hợp lí các tình huống có vấn đề nảy sinh trong cuộc sống là một năng lực đảm bảo
sự thành đạt của học sinh. Vì vậy tập dượt cho học sinh biết, đặt và giải quyết các
tình huống có vấn đề gặp phải trong học tập và trong cuộc sống không chỉ thể hiện
ở phương pháp giảng dạy mà được đặt ra như một mục tiêu giáo dục.
Trong một vài năm gần đây phương pháp dạy học tích cực bằng việc sử dụng
Bài toán nhận thức (BTNT) và tình huống có vấn đề (THCVĐ) đã được áp dụng
giảng dạy ở nhiều môn học trong đó có môn Sinh học. Với việc giải các bài toán
dựa trên các tình huống có vấn đề học sinh từng bước lĩnh hội tri thức, trên cơ sở
đó khám phá ra các kiến thức mới mà giáo viên cần truyền đạt.


Cũng giống như các phần khác trong chương trình Sinh học THCS. Di
truyền học là phần mang tính khái quát hoá và trừu tượng cao, đặc biệt là các kiến
thức mang tính chất khái niệm và quy luật. Do đó khi dạy các kiến thức phần di
truyền học giáo viên thường rất lúng túng và phân vân trong việc lựa chọn các
phương pháp giảng dạy cho phù hợp, làm sao đó vừa phát huy được tính tự học, tự
nghiên cứu của học sinh, vừa phù hợp với mục đích đổi mới phương pháp giảng
dạy theo hướng tích cực. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy môn Sinh học lớp 9 tại
trường THCS Yên Lâm -Yên Định - Thanh Hoá trong năm học 2017-2018 bằng
phương pháp kết hợp BTNT và THCVĐ với các phương pháp dạy học tích cực
khác. Tôi nhận thấy khả năng lĩnh hội kiến thức mới của học sinh là rất cao. Chính
vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến:
“ Một vài kinh nghiệm giảng dạy các kiến thức phần“ Di truyền học”
trong chương trình Sinh học 9 THCS bằng việc sử dụng bài toán nhận thức và
tình huống có vấn đề kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực”.
1.2. Mục đích của SKKN:
- Đưa ra các phương pháp có hiệu quả để giảng dạy các kiến thức di truyền. Hình thành cho học sinh phát hiện và giải quyết các tình huống có vấn đề

trong cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi áp dụng – thời gian thực hiện.
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng bài toán nhận thức và tình huống có vấn đề.
- Phạm vi ứng dụng: Dùng cho giảng dạy phần “Di truyền học” Sinh học 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thu nhập .
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý thông tin.


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Lịch sử phát triển của BTNT - THCVĐ trong giảng dạy môn Sinh học.
Theo GS.TS Đinh Quang Báo(Lí luận giảng dạy sinh học-NXB GD năm
2002) thì:
Từ khi có dạy dỗ của người già đối với người trẻ, từ khi có trường học đã tồn
tại 2 phương pháp dạy học vẫn chiếm ưu thế cho tới ngày hôm nay:
+ Một là: Phương pháp người thầy truyền đạt cho học sinh các tri thức, học
sinh tiếp thu các tri thức. Phương pháp này gọi là phương pháp thông tin, tiếp thu.
+ Phương pháp thứ 2 là phương pháp giáo viên đưa ra những bài làm đặc
biệt để học sinh nhớ lại, phương pháp này gọi là phương pháp tái hiện.
Song nhịp độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng cao đòi hỏi xã hội
phải sản sinh ra những con người có năng lực để giải quyết những vấn đề mới. Các
phương pháp đã nêu ở trên không còn phù hợp nữa. Trong bối cảnh đó chỉ có dạy
học bằng các THCVĐ (Proplem solving) mới đáp ứng được và được nhiều nước áp
dụng trong dạy học ở mọi cấp học.
2.1.2. Sơ lược về BTNT và tình huống có vấn đề trong dạy học.
a. Bài toán nhận thức.
* Khái niệm

BTNT là bài toán được giáo viên sử dụng để hình thành kiến thức mới cho
học sinh. Bài toán chỉ trở thành nhận thức khi mâu thuẫn khách quan trong bài tập
được học sinh ý thức như là một vấn đề, từ đó dựa vào kiến thức đã biết học sinh tự
lực giải bài toán qua đó lĩnh hội kiến thức.
* Phân loại bài toán nhận thức: Theo TS. Phan Đức Duy (ĐHSP Huế)
Dựa vào mục đích của lí luận dạy học người ta chia bài toán thành 2 dạng:
+ Bài toán để dạy bài mới
+ Bài toán để củng cố kiến thức bài học:
b. Tình huống có vấn đề (THCVĐ)
* Khái niệm:
Theo MI Macmutôp “Tình huống có vấn đề là trở ngại về trí tuệ của con
người, xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện, quá


trình thực tại, khi chưa thể đạt được mục đích bằng cách thức hành động quen
thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm cách giải thích hay xuất hiện hành
động mới. THCVĐ là quy luật hành động sáng tạo có hiệu qủa”.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành (Lí luận dạy học Sinh học- NXB GD) và
TS Phan Đức Duy (Dạy học GQVĐ - ĐHSP Huế; 2002) THCVĐ được xác định
bởi 3 đại lượng:
- Kiến thức đã có ở chủ thể (W)
- Nhu cầu nhận thức (A)
- Đối tượng nhận thức (G)
*Các kiểu tình huống có vấn đề.
Theo TS. Phan Đức Duy- ĐHSP Huế, trong dạy học Sinh học có thể có các kiểu
THCVĐ như sau:
- Tạo THCVĐ bằng cách nêu các sự kiện mâu thuẫn với bản thân sự kịên khoa học.
- Mâu thuẫn giữa kinh nghiệm sống với cách giải thích một cách khoa học sự kiện.
- THCVĐ có thể xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa kiến thức đã có với các sự
kiện mới thoạt đầu chưa thể giải thích được.

* Kỹ thuật xây dựng tình huống có vấn đề.
Bước 1: Tái hiện tri thức liên quan đến tình huống sắp giải quyết.
Trong các tiết lên lớp công việc này có thể thực hiện bằng các kỹ thuật khác
nhau như: ra câu hỏi kiểm tra bài cũ, tổ chức ôn tập trước những vấn đề liên quan
đến điều sắp học.
Bước 2: Nêu ra sự kiện hiện tượng mâu thuẫn với tri thức đã có.
Mâu thuẫn có thể là sự không phù hợp với cái đã biết và cái chưa biết, giữa
tri thức khoa học đã có với thực tiễn đa dạng. Mâu thuẫn có thể là một nghịch lí
một bất ngờ một cái gì đó không bình thường so với nhận thức của học sinh. Cũng
có thể là một sự kiện, một hiện tượng mà học sinh không thể giải thích được.
2.1.3. Điều kiện cần thiết để sử dụng bài toán nhận thức và tình huống có vấn
đề trong dạy học môn Sinh học ở trường THCS.
- Giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích nghi với nhiệm vụ đa dạng,
vừa có tri thức bộ môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử
tinh tế, sử dụng các phương pháp thành thạo.


- Chương trình và SGK phải giảm bớt thông tin bắt buộc học sinh phải thừa
nhận, ghi nhớ. Tăng cường các BTNT để học sinh tập giải.
- Khối lượng thông tin trong một chương, một bài, một tiết học phải vừa mức
độ để thầy trò có thời gian tổ chức công tác độc lập, tìm tòi, kiểm tra đánh giá.
- Yêu cầu về phương tiện, thiết bị dạy học hỗ trợ cho công tác độc lập. Hình
thức tổ chức thay đổi linh hoạt.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
- Chương trình SGK môn Sinh học 9 THCS đã có sự đổi mới cơ bản, với
mục tiêu hình thành cho học sinh kỹ năng tư duy phân tích, tự tìm hiểu khám phá
và giải quyết vấn đề. Mỗi bài học đều được trình bày dưới dạng kênh chữ và kênh
hình. Điều đó đòi hỏi giáo viên không ngừng đổi mới dạy học theo hướng tích cực
với nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp sử dụng BTNT THCVĐ.

- Các kiến thức di truyền trong chương trình Sinh học 9 THCS là những kiến
thức liên quan đến các thí nghiệm và thực nghiệm. Do đó giáo viên có thể dễ dàng
vận dụng các BTNT - THCVĐ trong quá trình giảng dạy của mình.
- Sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của các cấp, ngành có liên quan trong việc đổi
mới phương pháp giảng dạy đã thôi thúc giáo viên không ngừng đổi mới phương
pháp giảng dạy để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
- Trong những năm gần đây Phòng GD&ĐT huyện Yên Định -Thanh Hoá đã
không ngừng mở các lớp bồi dưỡng giáo viên trong việc đổi mới phương pháp
giảng dạy. Chính vì lẽ đó mà giáo viên đã sử dụng thành thạo, có hiệu quả các
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, trong đó có phương pháp sử dụng
BTNT - THCVĐ.
2.2.2. Khó khăn
Việc sử dụng BTNT - THCVĐ trong quá trình giảng dạy chưa được vận
dụng phổ biến trong các trường THCS là do gặp phải những khó khăn sau:
- Lối dạy truyền thống, thầy đọc trò chép, thông báo giải thích, lối học thụ
động sách vở đang là thói quen thống trị trong các nhà trường ở nước ta hiện nay.


- Việc xây dựng BTNT - THCVĐ nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo
viên là không dễ thực hiện do giáo viên chưa có mẫu cụ thể để học tập và vận dụng.

- Có nhiều GV muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, muốn sử dụng BTNT
- THCVĐ để giảng dạy nhưng lại thiếu kinh nghiệm, hoặc do dung lượng các bài
trong SGK quá nặng, thiếu thời gian áp dụng, do lớp học quá đông, tâm lý nặng nề
trong thi cử…… nên hiệu quả giảng dạy chưa cao, chưa phát huy tính chủ động
sáng tạo của học sinh.
2.2.3. Tình hình sử dụng BTNT và THCVĐ trong giảng dạy các kiến thức môn
Sinh học ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định - Thanh Hoá.
Tôi đã tiến hành khảo sát tình hình giảng dạy môn Sinh học 9 (đặc biệt là các
kiến thức phần Di truyền học) ở một số trường THCS thuộc cụm Yên Lâm - Quý

Lộc - Yên Thọ - Yên Trung trong địa bàn huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hoá bằng
các phiếu khảo sát đối với các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học 9. Tổng
hợp được kết quả và ghi vào bảng sau:
Bảng 1: Điều tra tình hình sử dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Trường

Tổng số GV
dạy môn
sinh

GV dạy
lớp 9

Các phương pháp dạy học
Thuyết
trình

Diễn
giải nêu
vấn đề

Hỏi đáp
thông
báo

Hỏi đáp
tìm tòi

Làm
việc

SGK

BTNT+
THCVĐ

Yên Lâm
1
1
0
0
0
1
1
1
Quý Lộc
2
1
0
0
1
2
1
0
Yên Thọ
1
1
0
0
1
1

1
0
Yên Trung
1
1
0
0
1
1
1
0
Tổng
5
4
0
0
4
5
4
1
Qua bảng trên tôi nhận thấy ở tất cả các trường trong cụm; giáo viên đã bước
đầu áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Tuy nhiên đa số các giáo
viên chưa áp dụng BTNT - THCVĐ trong dạy học.
2.3. Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Sử dụng BTNT – THCVĐ kết hợp với câu hỏi tự lực.
- Câu hỏi tự lực là các câu hỏi yêu cầu phân tích, giải thích, chứng minh hay
khái quát hoá tổng hợp nội dung SGK và từ đó tìm ra lời giải cho những tình huống
đặt ra trong BTNT.



- Câu hỏi tự lực giúp định hướng cho quá trình tự lực nghiên cứu SGK của
học sinh. Sau khi đưa ra BTNT để giúp học sinh giải quyết được vấn đề, GV đưa ra
hệ thống câu hỏi tự lực định hướng cho HS nghiên cứu SGK. Trên cơ sở nghiên
cứu SGK học sinh sẽ giải quyết được BTNT và THCVĐ đã đưa ra,thông qua đó
học sinh sẽ chiếm lĩnh được các kiến thức mới.
2.3.2. Sử dụng BTNT-THCVĐ kết hợp với đàm thoại orixtic.
- Đàm thoại orixtic là phương pháp mà trong đó học sinh độc lập giải quyết
từng phần nhỏ hàng loạt các câu hỏi do giáo viên nêu ra trên lớp. GV tổ chức sự
trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận giữa thầy với trò, giữa trò với trò. Thông qua đó
nắm được kiến thức mới.
- Sau khi đưa BTNT tạo THCVĐ. GV tổ chức việc dạy học bằng sự xen kẽ
tuần tự thông báo ngắn của GV với các câu hỏi và câu trả lời của học sinh.
2.3.3. Sử dụng BTNT - THCVĐ kết hợp với phiếu học tập.
Phiếu học tập (PHT) là những tờ giấy rời in sẵn những công tác độc lập,
được phát cho học sinh tự lực hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. GV
lập ra phiếu học tập dưới dạng những bài tập, hệ thống câu hỏi theo nội dung SGK.
Những yêu cầu trong phiếu học tập sau khi được trả lời sẽ giúp học sinh định
hướng việc giải BTNT để dễ dàng tiếp thu các tri thức mới.
Sau khi trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập (PHT) học sinh có thể chiếm
lĩnh được kiến thức mới.
2.3.4. Vận dụng BTNT - THCVĐ để giảng dạy một số kiến thức phần “Di
truyền học” trong chương trình Sinh học 9 THCS.
1. Hình thành kiến thức về khái nhiệm phép lai phân tích ( Bài 3- Lai một
cặp tính trạng).
GV đưa vấn đề: Trong bài trước chúng ta đã biết kiểu hình hoa đỏ F2 có 2
kiểu gen là AA và Aa. Menđen làm thế nào để biết được đậu hoa đỏ là thuần chủng
AA hay không thuần chủng Aa.
+ Nếu F3 toàn hoa đỏ thì F2 thuần chủng (AA)
+ Nếu F3 xuất hiện hoa đỏ và hoa trắng thì F2 không thuần chủng.



GV: Menđen đã tìm ra một phương pháp khoa học hơn đó là phương pháp
lai phân tích. Vậy lai phân tích là gì?
GV: Đưa BTNT để tạo THCVĐ sau:
Phép lai 1: P:

Hoa đỏ x Hoa trắng

F1:
Phép lai 2: P:
F1:

100% Hoa đỏ

Hoa đỏ

x Hoa trắng

50% Hoa đỏ: 50% Hoa trắng

Xác định kiểu gen của P, F1? ( Biết hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng)
GV: Gọi 2 học sinh lên bảng làm
Do đã học về phép lai 1 cặp tính trạng học sinh có thể giải như sau:
Quy ước A: đỏ, a: trắng
Phép lai 1:

Phép lai 2:

P: Hoa trắng có KG: aa


P: Hoa trắng có KG: aa

F1: 100% Hoa đỏ có KG: Aa

F1: có tỉ lệ 1:1; vậy Hoa đỏ(P) có KG: Aa

Hoa đỏ (P) có KG: AA
Sơ đồ lai:
P:. Hoa đỏ
AA
G/P A
F1:

Sơ đồ lai:
x Hoa trắng

P: Hoa đỏ x Hoa trắng

aa

Aa

a
Aa (100% Hoa đỏ)

G/P: A,a

aa
a


F1: Aa (50% Hoa đỏ): aa (50% hoa trắng)

GV: nhận xét kết quả kiểu hình của hai phép lai trên?
HS: F1 ở phép lai 1 đồng tính, phép lai 2 phân tính.
GV: tại sao lại có sự khác nhau đó?
HS: vì hoa đỏ (AA) ở phép lai 1 chỉ cho ra một loại giao tử duy nhất là A.
Hoa trắng(aa) cho ra một loại giao tử duy nhất là a.
F1 cho ra một hợp tử duy nhất Aa (đồng tính): Có KH hoa đỏ.
Hoa đỏ Aa ở phép lai 2 cho ra hai loại giao tử A,a với tỉ lệ ngang nhau và
hoa trắng aa cho ra một loại giao tử a; F1 cho ra hợp tử Aa (Hoa đỏ) và aa( Hoa
trắng) nên có sự phân tính.


GV: như vậy muốn kiểm tra cơ thể trội là đồng hợp hay không đồng hợp ta
cho cơ thể trội lai với cơ thể đồng hợp lặn và kiểm tra sự di truyền của đời con. Đó
là nội dung của phép lai phân tích. Vậy phép lai phân tích là gì?
HS: Trả lời. GV: Tổng kết và rút ra khái niệm phép lai phân tích.
2. Dạy Quy luật phân li độc lập (PLĐL) (Bài 4 – Lai 2 cặp tính trạng)
GV đưa BTNT – THCVĐ như sau: Biết A: Hạt vàng; a: Hạt xanh; B: Vỏ
trơn, b : vỏ nhăn
Bài toán 1:
Phép lai 1:

Phép lai 2

Ptc: Hạt vàng

x Hạt xanh

Ptc.: Hạt trơn


x

Hạt nhăn

F1:

100% Hạt vàng

F1:

100% Hạt trơn

F2:

3 Hạt vàng: 1 Hạt xanh

F2:

3 Hạt trơn: 1 Hạt nhăn

Bái toán 2:
Ptc:
F1:

Hạt vàng, trơn

x
Hạt xanh nhăn, nhăn
100 % Hạt vàng, trơn


F2:

9 hạt vàng trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh trơn: 1 xanh, nhăn

Giải thích 2 bài toán trên?
Dựa vào quy luật phân li học sinh sẽ giải thích được bài toán 1:
Quy ước: A: Hạt vàng, a: Hạt xanh; B: Vỏ trơn; b: Vỏ nhăn
Phép lai 1:

Phép lai 2

Ptc: AA x
Hạt vàng
F1:

aa

Ptc:

Hạt xanh

Aa ( 100% Hạt vàng)

F2: 1AA: 2A a: 1aa
3 Hạt vàng: 1Hạt xanh

BB

x


Vỏ trơn
F1:
F2:

bb
Vỏ nhăn

Bb(100% Vỏ trơn)
1BB: 2Bb: 1bb
3 Vỏ trơn: 1vỏ nhăn

Bài toán 2: Học sinh không giải thích được. (Đây chính là tình huống có vấn đề)
GV: Xác định số kiểu tổ hợp ở F2? HS: 16 kiểu tổ hợp (= 4x 4)
GV: Bố mẹ cho tối đa bao nhiêu loại giao tử ? HS: 4 loại giao tử.
GV: Để tạo ra 4 loại giao tử bố mẹ có kiểu gen như thế nào?
HS: Dị hợp 2 cặp gen (AaBb)
GV: Yêu cầu học sinh viết sơ đồ lai:


F1:

AaBb

x

Vàng, trơn
G/P
F2:


AaBb
Vàng, trơn

AB, Ab , aB, ab
9 (A-B):

3 (A –bb):

3 aaB- :

1aabb

9 Vàng, trơn 3: Vàng, nhăn: 1 Xanh, trơn: 1 Xanh, nhăn.
Giáo viên yêu cầu học sinh tính tích kết quả của 2 phép lai ở bài tập 1.
(1AA: 2Aa: 1aa)(1BB: 2Bb: 1bb) = ? (3vàng: 1 xanh) (3 trơn: 1 nhăn)
=?
HS: (1AA: 2Aa: 1aa)(1BB: 2Bb: 1bb) = 1AABB: 2AABb:1AAbb: 2AaBB:
4AaBb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb = 9(A – B): 3A-bb: 3aaB-: 1aabb (KQBT2)
(3 vàng: 1xanh)(3 trơn: 1 nhăn) = 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 trơn, nhăn:
1 xanh, nhăn = Kết quả bài toán 2
GV: Như vậy ta thấy tích KG và KH trong 2 phép lai của bài tập 1 = kết quả
của bài tập 2. Chứng tỏ các tính trạng ở bài tập 2 đã phân li độc lập với nhau.
GV: Kết quả của BT2 chính là thí nghiệm của Menđen về quy luật PLĐL
3. Dạy kiến thức bài Di truyền liên kết. (Bài 13 – Sinh học
9) a. Hình thành kiến thức khái niệm Di truyền liên kết.
Bài toán 1 : Ptc: Đậu Hà lan hạt vàng, trơn
F1:

x


Đậu Hà lan hạt xanh, nhăn

100% Hạt vàng, trơn

Cho F1 lai phân tích, hãy xác định tỉ lệ KH ở FB
Bài toán 2:

Ptc: Ruồi giấm thân xám, dài
F1:

x

Ruồi giấm đen, cụt

100% Thân xám, dài

Cho con đực F1 lai phân tích xác định kết quả
FB Do đã học quy luật phân li độc lập HS giải như sau:
Bài toán 1: Quy ước:

A: Hạt vàng; a: Hạt xanh; B: Vỏ trơn ; b: Vỏ nhăn

Ptc: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn AABB aabb
F1:
Lai phân tích:

AaBb (100% Vàng, trơn)
AaBb(Vàng, trơn) x

aabb (Xanh, nhăn)



FB :

1AaBb :

1Aabb:

1aaBb:

1aabb

Vàng, trơn: Vàng, nhăn: Xanh, trơn: Xanh nhăn
Bài toán 2: HS cũng giải tương tự thu được kết quả như sau:
Quy ước: B: Xám, b: Đen; V: Dài, v: Cụt.
FB :

1BbVv:

1Bbvv:

Xám, dài:

Xám, cụt:

1bbVv:

1bbvv

đen, dài:


đen, cụt

GV: Bài toán 2 chính là thí nghiệm của MoocGan về ruồi giấm
GV thông báo kết quả trong thí nghiệm, FB: 1 xám, dài: 1 đen cụt. Kết quả
này khác với sự tính toán của học sinh.
GV : Vì sao FB lại phân li theo tỉ lệ 1:1?
GV gợi ý: Ruồi đen, cụt khi giảm phân cho mấy loại giao tử ?
HS: Cho 1 loại giao tử vì đồng hợp tử lặn
GV: FB Xuất hiện 2 tổ hợp với tỉ lệ 1:1. Vậy ruồi đực F1 cho mấy loại giao tử.
HS: 2 Loại, vì 2=2 (đực) x 1 (cái)
GV :Vậy tại sao ở thí nghiệm của Mooc Gan ruồi đực F 1 chỉ cho 2 loại giao
tử mà không cho 4 loại? Tại sao trong kết quả phép lai phân tích không xuất hiện
kiểu hình xám, ngắn và đen, dài ?
Lúc này học sinh sẽ rơi vào tình huống có vấn đề mới. Và lúng túng.
GV: Dẫn dắt học sinh để đi đến hình thành giả thuyết mới
GV: 2 cặp NST di truyền PLÐL lai phân tích có 4 loại kiểu hình, không
phù hợp với kết quả thí nghiệm  loại bỏ giả thuyết này.
GV: Vậy 2 cặp gen phải cùng nằm trên 1 cặp NST. FB thân xám thể hiện
cùng cánh dài và thân đen biểu hiện cùng cánh cụt giả thuyết : gen B và V, b và
v cùng nằm trên 1 NST và di truyền cùng nhau. Kí hiệu :
B

b
V

v

GV sữa chữa lại cách kí hiệu:
b


Ruồi đực: Xám, dài B
V

v

Ruồi cái: Đen,cụt

b

b
v

v

GV: Hiện tượng các gen (B,V) và (b,v) cùng nằm trên 1 NST phân li cùng
nhau trong quá trình phân bào được gọi là hiện tượng Di truyền liên kết.
GV: Vậy hiện tượng Di truyền liên kết là gì? HS: trả lời, GV rút ra khái niệm.


b. Hình thành kiến thức về ý nghĩa của di truyền liên kết.
GV nêu tình huống có vấn đề: ở ruồi giấm 2n=8 (Có 8 NST trong tế bào)
nhưng tế bào có khoảng 4000 gen. Tỉ lệ KH ở di truyền liên kết 1: 1 còn tỉ lệ kiểu
hình ở phân li độc lập: 1: 1: 1: 1? Tại sao lại có các hiện tượng này? HS:??
GV hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống này: Bằng phương pháp đàm
thoại ơrixtic :
GV: Nhận xét số lượng của gen và NST?
HS: Số lượng gen nhiều hơn rất nhiều so với NST.
GV: Sự phân bố các gen trên NST sẽ như thế nào?
HS: mỗi NST sẽ mang nhiều gen. Hình thành nên nhóm gen liên kết.

GV: So sánh kiểu hình F2 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết?
HS: Di truyền liên kết cho 2 kiểu hình giống với bố mẹ. Phân li độc lập xuất
hiện kiểu hình giống và khác bố mẹ.
GV: Sự khác nhau đó chứng tỏ điều gì?
HS : Nếu F2 phân li độc lập sẽ làm xuất hiện biến dị tổ hợp, di truyền liên kết
thì không?
GV: Có nhận xét gì về sự di truyền của các tính trạng?
HS: Luôn di truyền cùng nhau.
GV: Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì?
HS: Trao đổi và trả lời.
GV củng cố bài học bằng cách giao Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP:
Tìm điểm khác nhau giữa Quy luật phân li độc lập và di
truyền liên kết

.

QLDT
Tiêu chí
Đặc điểm di truyền
của các gen
Giao tử F1
Tỉ lệ phân li kiểu
hình F2
Biến dị tổ hợp

Phân li độc lập

Liên kết gen



4. Hỡnh thnh kin thc bi Nguyờn Phõn (Bi 9- Sinh hc 9)
Khi dy bi nguyờn phõn (NP). GV a ra THCV nh sau:
NP

(2n)
Hp t
Tr s sinh
(2n) Liờn tip (3 4 Kg)

NP liờn tip

C th trng thnh (50 60 Kg)
2n

GV nờu cõu hi: Nh õu m c th a bo cú th ln lờn?
HS: Nh qua trỡnh Nguyờn phõn
GV: Nguyờn phõn cú ý ngha gỡ?
HS: Giỳp c th a bo ln lờn
GV: Cú nhn xột gỡ v b NST ca hp t v c th trng thnh?
HS: luụn n nh 2n. GV: Vy nguyờn phõn cú ý ngha gỡ?
HS: Duy trỡ tớnh n nh ca b NST(2n).
GV: Trờn c s tr li ca HS rỳt ra ý ngha ca quỏ trỡnh nguyờn phõn.
5. Hỡnh thnh kin thc khỏi nim v bn cht ca gen (Bi 16- AND v bn
cht ca gen).
GV to tỡnh hung cú vn bng bi toỏn nhn thc sau:
Bi tp: Dùng các từ: Gen, NST, ADN, TTDT, Protein histon, điền vào sơ đồ
sau:

HS: Lờn bng lm

GV: sa cha v thụng qua ỏp ỏn ỳng.
Protein Histon
NST

AD

Gen


TTDT
Để hình thành kiến thức cho HS,GV sử dụng hệ thống câu hỏi tự lực để gợi ý:
GV: Nhận xét mối quan hệ giữa gen và ADN? HS: Gen là 1 đoạn của ADN
GV: Gen là gì?
HS: Dựa vào kết quả của bài tập rút ra khái niệm: Gen là một đoạn trên
phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
GV: Phân tử ADN có chứa rất nhiều gen. Bản chất hoá học của gen là gì?
Gen có chức năng gì?
HS dựa vào kiến thức đã biết để trả lời: Bản chất hoá học của gen là ADN.
Chức năng: gen là cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin.
6. Hình thành kiến thức khái niệm đột biến gen (Bài 21 – Đột biến gen)
GV: Đưa BTNT để tạo THCVĐ sau:
Quan sát H 21.1, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sau. GV kẻ nhanh phiếu học tập lên bảng.

Đoạn
ADN

Số cặp Nu Điểm khác so với đoạn a Đặt tên dạng đột biến

GV: Gọi học sinh lên bảng hoàn thành
GV: Chỉnh sửa thông qua đáp án đúng

Đoạn ADN Số cặp Nu Điểm khác so với đoạn a
b

4

Mất cặp G – X

c

6

Thêm cặp G – X

d

5

Thay cặp

Đặt tên dạng đột biến
Mất 1 cặp nu
Thêm 1 cặp nu

Thay cặp nu này bằng
cặp nu khác
Từ bài tập trên giáo viên hình thành kiến thức thông qua các câu hỏi tự lực:
Gv: Có nhận xét về sự biến đổi của các đoạn b,c,d?
HS: Đều là những biến đổi trong cấu trúc của gen (ADN) liên quan đến 1
hoặc một vài cặp nu?



GV: Những biến đổi trong cấu trúc của gen như vậy được gọi là đột biến
gen? Vậy đột biến gen là gì?Gồm những dạng nào?
HS: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1
hoặc một số cặp nucleotit xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử AND.
GV: Nhận xét và đưa ra khái niệm đột biến gen chính xác.
7.Hình thành kiến thức (Bài thường biến – Sinh học 9).
a. Hình thành kiến thức khái niệm thường biến.
Khi dạy khái niệm thường biến (Bài 25 - Sinh học 9). Giáo viên đưa ra
THCVĐ như sau:
Cũng giống lợn Đại Bạch nếu chăm sóc tốt đạt 185 kg. Nếu chăm sóc kém
chỉ đạt 40 – 50 kg. Giải thích sự khác nhau đó?
Để giúp học sinh giải quyết tình huống GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi:
H1: - Xác định kiểu gen(KG), kiểu hình(KH) trong trường hợp trên?
H2: - KG thay đổi hay KH thay đổi?
H3: - Nguyên nhân của sự thay đổi trên?
H4: - Sự thay đổi này diễn trong 1 đời cá thể hay trong quá trình phát
triển lịch sử?
HS lần lượt trả lời các ý. Trên cơ sở đó giáo viên yêu cầu HS nêu khái niệm
thường biến. Từ đó GV rút ra khái niệm thường biến.
b. Hình thành kiến thức mối quan hệ giữa kiểu gen – môi trường – kiểu hình.
GV: Đưa BTNT để tạo THCVĐ sau:
Cho phép lai:

Ptc:

Hoa anh thảo màu đỏ

x


Hoa anh thảo màu trắng

F1:

100% Hoa màu đỏ

F2:

3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên? Viết sơ đồ từ P – F2 ?
Do đã học quy luật phân li nên học sinh có thể giải như sau:
Vì F1: 100% hoa đỏ nên hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng
Quy ước: A: Đỏ; a: Hoa trắng
Ptc: Hoa đỏ: AA; Hoa trắng: aa
Ptc:
AA (Hoa đỏ)
x
aa (Hoa trắng)
F1
F2

Aa (100% Hoa trắng)
1AA : 2 Aa :1aa (3 Hoa đỏ:1 Hoa trắng)


Sau đó GV đưa tình huống: Khi chuyển hoa anh thảo có màu đỏ (AA) từ môi
trường nhiệt độ 200C trồng ở 350C nó lại nở ra hoa trắng. Vậy màu sắc hoa phụ
thuộc yếu tố nào? Giải thích?
Giáo viên định hướng cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi tự lực:

GV: Màu sắc hoa phụ thuộc vào yếu tố nào? HS: Nhiệt độ
GV: Phải chăng nhiệt độ làm biến đổi gen A thành a?HS: Lúng túng.
GV gợi ý: Hoa đỏ gieo ở 350C nở ra hoa trắng, khi gieo lại ở 200C cho ra hoa đỏ.
HS: Gen A không biến đổi thành gen a.
GV: Như vậy không có hoa trắng trong thực tế?
HS: Không trả lời được. Giáo viên gợi ý: hoa trắng (aa) dù trồng ở nhiệt độ
200C và 350C vẫn cho hoa trắng.
HS: Giống hoa trắng vẫn có trong thực tế.
GV: Hoa trắng khác hoa đỏ ở điểm nào? HS: Cách phản ứng với môi trường
để hình thành kiểu hình cụ thể.
GV: Bố mẹ truyền đạt cho con tính trạng hay kiểu gen? HS: kiểu gen
GV: Màu sắc hoa anh thảo phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS: Kiểu gen và môi trường
GV: Yêu cầu học sinh phát biểu mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trường kiểu hình.
Trên cơ sở trả lời các câu hỏi tự lực ở trên HS rút ra kết luận:
- Bố mẹ không truyền đạt cho con tính trạng mà truyền đạt cho con kiểu gen.
- Kiểu gen quy định khả năng phản ứng trước những điều kiện cụ thể của
môi trường.
- Kiểu hình là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường.
8. Hình thành kiến thức khái niệm và nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
(Bài 35 – Sinh học 9)
Giáo viên đưa ra bài toán nhận thức sau:
Bài toán: Ở lúa các tính trạng: Thân cao (A), Chín sớm (B), Hạt gạo trong (C) là
trội hoàn toàn so với các tính trạng: Thân thấp (a), Chín muộn (b), hạt gạo đục (c).
Tiến hành phép lai:
Ptc: Thân cao, chín muộn, hạt gạo trong x Thân thấp,chín sớm, hạt gạo đục.


F1:


?

Xác định kiểu gen, kiểu hình ở F1 ?
Do học sinh đã học bài các quy luật di truyền nên học sinh giải như sau:
Ptc:

AAbbCC

x

aaBBcc

(Thân cao, chín muộn, hạt trong) (Thân thấp,chín sớm, hạt đục)
G/P
F1

AbC

aBc

AaBbCc (100% Thân cao, chín sớm, hạt trong)

Từ bài giải của học sinh, để hình thành khái niệm Ưu thế lai, giáo viên định
hướng cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi tự lực:
GV: Ta đã biết theo tương quan trội lặn các tính trạng trội thường là các
tính trạng tốt. Nhận xét sự xuất hiện các tính trạng của F1 so với bố mẹ ?
HS: F1 xuất hiện nhiều tính trạng tốt hơn so với bố mẹ.
Gv: Như vậy F1 xuất hiện nhiều tính trạng vượt trội hơn so với thế hệ bố,
mẹ. Hiện tượng con cái sinh ra xuất hiện những đặc tính hơn hẳn so với bố
mẹ được gọi là hiện tượng ưu thế lai? Vậy ưu thế lai là gì?

Học sinh: trả lời.
Trên cơ sở trả lời của học sinh giáo viên rút ra khái niệm của hiện tượng ưu thế lai.
Để hình thành kiến thức nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai giáo viên định
hướng cho học sinh như sau:
GV: Nguyên nhân (Cơ sở di truyền của ưu thế lai). Lúc này học sinh lúng
túng và rơi vào tình huống có vấn đề. GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi:
GV: Có nhận xét gì về số lượng gen trội ở F1 so với bố mẹ?
HS dựa vào kết quả bài tập trên bảng trả lời: Số lượng gen trội ở F1 nhiều
hơn (3 gen trội) so với bố (2 gen trội) và mẹ ( 1 gen trội).
Gv: Như vậy F1 có nhiều gen trội hơn nên xuất hiện nhiều nhiều tính trạng
tốt hơn so với bố mẹ. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng ưu thế lai?
HS: Do sự tập trung của các gen trội có lợi vào cơ thề F1.
Gv: Rút ra kiến thức cho học sinh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
1. Đối tượng đánh giá:


Để đánh giá hiệu quả của SKKN, Tôi đã tiến hành chọn 2 lớp 9A và 9B
trường THCS Yên Lâm – huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hoá làm đối tượng nghiên
cứu cụ thể:
+ Lớp 9A: Tôi chọn làm lớp Thí nghiệm (TN): được giảng dạy bằng phương
pháp đã nêu trong SKKN.
+ Lớp 9B: Lớp đối chứng (ĐC): Được giảng dạy bằng phương pháp truyền
thống, giảng giải, thuyết trình.
2. Kết quả cụ thể:
2.1. Chất lượng học lực môn Sinh học của 2 lớp 9A và 9B tại trường THCS
Yên Lâm năm 2017 – 2018 (Khảo sát đầu tháng 10 năm 2017)
Bảng 2: Điểm kiểm tra chất lượng đầu năm môn Sinh học tại lớp 9A và 9B
Lớp

9A
9B

Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém Ghi chú
34
1
8
21
4
0
37
0
6
26
5
0
* Nhận xét: Qua bảng 2 ta thấy tỉ lệ học lực môn sinh ở 2 lớp 9A và 9B là

tương đương nhau.
2.2. Kết quả nghiên cứu khi vận dụng BTNT – THCVĐ vào thực tiễn giảng
dạy ở trường THCS Yên Lâm – Yên Định – Thanh Hoá.
* Với lớp TN: Tôi đã giảng dạy trực tiếp trong 8 bài bằng phương pháp tích
cực đã nêu trong nội dung của SKKN này. Sau đó kiểm chứng bằng các bài kiểm
tra chất lượng. Phân tích kết quả ở các bài kiểm tra thu được kết quả ở bảng sau
(Bảng 3)

* Lớp đối chứng: Tôi tiến hành giảng dạy trực tiếp 8 bài bằng phương pháp
diễn giải truyền thống. Sau đó kiểm chứng bằng các bài kiểm tra chất lượng. Phân
tích kết quả trong các bài kiểm tra thu được kết quả cụ thể ở bảng sau.
(Bảng 3: Kết quả khảo sát của 2 lớp 9A và 9B)
Lớp

Sĩ số

Giỏi

9A
9B

34
37

7
1

Khá
21
6

TB
6
26

Yếu

Kém


0
6

0
0

Ghi
chú


Kết quả khảo sát của 2 lớp 9A và 9B được thể hiện qua biểu đồ sau:
30
25
20
15

Lớp 9A(TN)

10

Lớp 9B (ĐC)

5
0
Giỏi

Khá

TB


Yếu

Kém

Biểu đồ biểu thị điểm khảo sát của lớp 9A và 9B
* Nhận xét:
Qua biểu đồ trên ta thấy:
Số điểm khá giỏi ở lớp TN (7), và lớp ĐC (1) có sự chênh lệch nhau rất lớn:
Chứng tỏ với việc sử dụng BTNT – THCVĐ kết hợp với các phương pháp dạy học
tích cực khác học sinh đã lĩnh hội và tiếp thu được nhiều kiến thức mới với hiệu
quả tương đối cao.
Số điểm trung bình ở lớp ĐC (26) lớn hơn rất nhiều so với lớp TN (6):
Chứng tỏ với phương pháp truyền thống học sinh mới chỉ tiếp thu kiến thức ở mức
độ nhận biết, chưa khắc sâu cũng như vận dụng được nhiều kiến thức Sinh học vào
thực tiễn.
Ở lớp ĐC vẫn còn học sinh yếu (6): Chứng tỏ sự tiếp thu kiến thức của học
sinh là chưa đồng nhất ở phương pháp dạy học truyền thống.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
1. Để phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá
trình lĩnh hội tri thức mới trong quá trình giảng dạy giáo viên phải xây dựng được
các bài toán nhận thức và tình huống có vấn đề. Khi giải quyết được các bài toán
nhận thức và THCVĐ đó thì học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu được nội dung kiến thức
của bài học.
2. Với hệ thống BTNT - THCVĐ kết hợp với các phương pháp dạy học tích
cực khác giáo viên có thể giải quyết được bài toán “bế tắc” lâu nay trong việc lựa


chọn phương pháp phù hợp khi giảng dạy các kiến thức phần “Di truyền học” trong

chương trình Sinh học 9 THCS.
3. Việc áp dụng BTN -THCVĐ trong giảng dạy môn Sinh học ở trường
THCS là một hướng đi mới, bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực, cần được mở
rộng ở nhiều môn và nhiều trường.
4. Để xây dựng BTN-THCVĐ trở thành một phương tiện dạy học hữu ích
giáo viên phải căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường,
từng miền, phải kết hợp với nhiều phương pháp dạy học tích cực như: dùng câu hỏi
tự lực, phiếu học tập, thuyết trình Orixtric.
5. Để sử dụng BTNT - THCVĐ khi giảng dạy các kiến thức phần “Di truyền
học” giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích nghi với nhiệm vụ đa dạng, vừa
có tri thức bộ môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế,
sử dụng các phương pháp thành thạo?
6. Ở 2 lớp tiến hành khảo sát, khi đối chiếu số liệu ban đầu và số liệu sau khi
áp dụng SKKN tôi thấy có sự thay đổi tích cực ở lớp TN, chứng tỏ hiệu quả bước
đầu của phương pháp giảng dạy tích cực đã nêu ở trên.
3.2. Kiến nghị:
- Lãnh đạo các cấp nên quan tâm và tạo điều kiện để sáng kiến được ứng
dụng rộng rãi.
- Đây là đề tài có nhiều ứng dụng với nhiều hiệu quả cao, đề nghị giáo viên
nên vận dụng đề tài này vào giảng dạy ở các phần, các môn khác trong chương
trình THCS và THPT.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Yên Định, ngày 05 tháng 04 năm 2018
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Phạm

Quốc Huy


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Quốc Huy.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THCS Yên Lâm,

TT

1.

Tên đề tài SKKN
Kinh nghiệm tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường trong

Cấp đánh Kết quả
giá xếp loại đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Phòng


C

2012 - 2013

Phòng

B

2013 - 2014

Phòng

A

2014 - 2015

Tỉnh

C

2015 - 2016

chương trình sinh học 6 tại
trường THCS Yên Lâm
2.

Xây dựng hệ thống tư liệu
điện tử phần” “ Di truyền
học” Sinh học 9 THCS

Sử dụng bài toán nhận thức
và tình huống có vấn đề để

3.

giảng dạy bài “ Di truyền liên
kết” trong chương trình Sinh
học 9 THCS
Sử dụng bài toán nhận thức
và tình huống có vấn đề để

4.

giảng dạy bài “ Di truyền liên
kết” trong chương trình Sinh
học 9 THCS

5

Một vài kinh nghiệm hướng
dẫn học sinh giỏi giải bài tập

Phòng

A

2016 - 2017


xác suất phần các quy luật di

truyền đạt kết quả cao

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH
GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS


Đánh dáu (X) nếu anh, chị lựa chọn
Phiếu số 1: Trong dạy học anh, chị sử dụng phương pháp dạy học sau ở mức độ
nào?
Mức độ sử dụng
Thường xuyên ít sử dụng

Phương pháp dạy học

Không sử
dụng

1.Thuyết trình tái hiện thông báo
2. Diễn giải nêu vấn đề
3. Hỏi đáp thông báo
4. Hỏi đáp tìm tòi
5. làm việc SGK
6. Sử dụng BTNT – THCVĐ
Phiếu số 2:
1. Khi giảng dạy kiến thức Quy luật di truyền anh, chị thường sử dụng phương
pháp dạy học tích cực nào?
a. Hỏi đáp tìm tòi
c. Hỏi đáp thông báo

b. Làm việc với SGK

d. Sử dụng BTNT + THCVĐ

2. Trong hệ thống các phương pháp giảng dạy môn Sinh học anh, chị đã từng nghe,
và sử dụng tới phương pháp áp dụng BTNT – THCVĐ chưa?
a. Có

b. Thỉnh thoảng

c. Chưa bao giờ

3. Nếu có vận dụng BTNT – THCVĐ trong giảng dạy anh, chị thường vận dụng để:
a. Dạy kiến thức mới b. Củng cố, hoàn thiện nâng cao kiến thức c.
Kiểm tra đánh giá.
4. Nếu sử dụng BTNT – THCVĐ là phương tiện dẫn dắt học sinh tìm đến tri thức
mới anh, chị sử dụng:
a. Thường xuyên

b. ít sử dụng

c. Không sử dụn

PHỤ LỤC 2: CÁC ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC LỚP 9
(Thời gian làm bài của mỗi đề 15 phút)
Đề 1:


1. Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay
dị hợp ta làm thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
2. Nói F1 đồng tính P thuần chủng có hoàn toàn đúng không? Giải thích?
Đề 2: Ở chuột, màu sắc và chiều dài lông di truyền độc lập với nhau, mỗi tính trạng

do một gen quy định. Khi cho giao phối hai dòng chuột thuần chủng lông đen, dài
với chuột lông trắng, ngắn được F1 toàn chuột lông đen ngắn .
a. Viết kiểu gen của chuột bố mẹ và F1?
b. Chuột lông đen, ngắn có thể có những kiểu gen nào?
c. Viết sơ đồ từ P F2
d. Cho chuột F1 lai phân tích kết quả đời FB
Đề 3:
1. Điểm khác nhau cơ bản giữa di truyền độc lập với liên kết gen?
2. Khi cho ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh cụt lai với thân đen, cánh
dài thu được F1 thân xám cánh dài. Cho F1 tạp giao kết quả F2 như thế nào? Biết các
gen liên kết hoàn toàn.
Đề 4: Khi lai giữa 2 cơ thể thuần chủng của một loài thực vật thu được kết quả:
Ptc:
F1:

Cây hoa đỏ, cánh xẻ thuỳ
x Cây hoa trắng, cánh không xẻ thuỳ
100% hoa trắng, cánh xẻ thuỳ

1. Xác định các quy luật di truyền có thể chi phối phép lai trên?
2. Hãy viết sơ đồ lai tương ứng từ P

F2?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Lí luận dạy học sinh học - Đinh Quang Báo - Nguyễn Đức Thành, NXBGD
2002



×