Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN sử 7 (hoàn toàn mới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.81 KB, 12 trang )

TÔI CHỈ MỚI THỰC HIỆN
PHẦN NỘI DUNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
MONG ĐƯỢC QUÝ THẦY CÔ
GÓP Ý THÊM
1. Giải thích nghĩa của từ ngữ
Hiện nay, tại nhiều trường vùng sâu, vùng xa có một đặc điểm chung
là nhìn chung học sinh tương đối nghèo vố từ, từ đó dẫn đến không hiểu
hoặc hiểu sai nghĩa của từ.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan (thứ yếu) là do tiếp xúc xã hội ít,
do ảnh hưởng của vấn đề dân tộc – các em học sinh người dân tộc khmer về
nhaf thường ít nói tiếng Việt thì chủ yếu là do yếu tố chủ quan – học sinh
không chịu chủ động làm giàu vốn từ vựng cho mình.
Việc nghèo vốn từ, không hiểu nghĩa của từ là một trong những
nguyên nhân làm cho việc tiếp thu và nghi nhận tri thức bị hạn chế (đặc biệt
là trong việc học các môn xã hội). Để giải quyết vấn đề này trong quá trình
dạy học môn lịch sử giào viên cần cho học sinh hiểu các khái niệm trong quá
trình hướng dẫn học sinh khám phá và tiếp nhận tri thức.
Khái niệm ở đây không phải là tất cả các khái niệm mà chỉ là những
khái niệm liên quan đến chương trình lịch sử lớp 7 mà thôi.
Cách thứ nhất: đầu năm giáo viên cung cấp cho học sinh những khái
niệm trong chương trình lớp 7 thông qua một bản in, từ đó học sinh có thể tự
photo cho mình một bản (chỉ mất 300 VND):
- Phong kiến(phong là phong tước, phong vị; kiến là ban phát
ruộng đất): là quá trình phong tước, phong vị và ban phát
ruộng đất cho nhau của giai cấp thống trị).
- Lãnh địa phong kiến: là vùng đất riêng của lãnh chúa phong
kiến.
- Giai cấp: là tập hợp người đông đảo có địa vị như nhau trong
hệ thống sản xuất, có quyền lợi chung, phân biệt với tập hợp
người khác.


- Tầng lớp: tập hợp người thuộc một hoặc nhiều giai cấp trong
xã hội có địa vị xã hội và những lợi ích như nhau.
- Văn hóa: là những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tọa trong quá trình lịch sử.
- Văn hiến: truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp.
- Ngụ binh ư nông: cho quân lính luân phiên nhau về quê làm
ruộng ở làng xã trong thời bình. Lúc chiến tranh tất cả đều ra
trận.
- Niên hiệu: danh hiệu của vua được đặt khi lên ngôi để thần
dân trong nước gọi, đồng thời để tính năm trị vì.
- Quân chủ(quân là vua, chủ là làm chủ): là vua đứng đầu một
quốc gia.
Cách thú hai: giáo viên giúp học sinh hiểu khái niệm ở từng đơn vị
bài học.
Ví dụ 1: dạy bài 1 – SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
PHONG KIẾN CHÂU ÂU, ở mục 1 – Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu
Âu, sau khi đọc xong giáo viên có thể đặt câu hỏi: Theo em thế nào là phong
kiến?
Với câu hỏi này, nếu học sinh trả lời được thì tốt còn không giáo viên
giải thích cho học sinh hiểu: Phong kiến(phong là phong tước, phong vị; kiến
là ban phát ruộng đất): là quá trình phong tước, phong vị và ban phát ruộng
đất cho nhau của giai cấp thống trị).
Ví dụ 2: Dạy bài 7 – NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG
KIẾN, mục 3 – Nhà nước phong kiến, sau khi học sinh tìm ra kiểu nhà nước
là quân chủ giáo viên có thể hỏi: Quân chủ là gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm: Quân chủ(quân là
vua, chủ là làm chủ): là vua đứng đầu một quốc gia.
Các khái niệm này có thể có hoặc không có trong SGK, nhưng dù có
hay không giáo viên cần cho học sinh khắc sâu, ghi nhớ các khái niệm
(nhưng cần tránh gây áp lực cho học sinh). Khái niệm cung cấp cho học sinh

cần ngắn gọn, không dài dòng, dễ hiểu, tránh mơ hồ. Nếu không đáp ứng
được yêu cầu này rất dễ phản tác dụng: học sinh khó nhớ, tăng dung lượng
kiến thức bài học, học sinh sợ môn sử, …
Để học sinh nhớ tốt, trong dạy học lịch sử, cần tìm hiểu khái niêm,
giáo viên nên đặt câu hỏi để học sinh tự tìm hiểu trước. Nếu học sinh tra lời
đúng thì cần tuyên dương và khuyến khích bằng điểm số. Làm như vậy sẽ để
lại ấn tượng sâu sắc hơn là giáo viên tự cung cấp cho học sinh.
Cách thứ ba: Kết hợp cách thứ nhất và cách thứ hai. Có nghĩa là đầu
năm giáo viên cung cấp cho học sinh một hệ thống các khái niệm nhưng đến
mỗi dơn vị bài học giáo viên vẫn yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm liên
quan đén bài học. và đây chính là cách hiệu quả nhất.
Giải thích nghĩa của khái niệm tưởng chừng không có ý nghĩa đối vói
lịch sử 7 nhưng thực chất lại rất quan trọng. Ta thử hình dung, nếu học sinh
không nắm được khái niệm tầng lớp và giai cấp thì điều gì sẽ xảy ra? Chắc
chắn sẽ có nhiều học sinh lẫn lộn giữa hai khái niệm này và đưa ra câu trả
lời sai. Bên cạnh đó, khi khắc sâu được khái niệm, học sinh sẽ nhớ được lâu
và như vậy các em có thể sử dụng nó bất cứ lúc nào, ở đâu, và dù ai hơi đến
cung trả lời được.
Có lẽ trong cuộc đời giáo viên không gì hạnh phúc hơn khi học sinh
của mình có thể vận dụng kiến thức do mình hướng dẫn vào cuộc sống.
2. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau
Nhận ra sự giống nhau và khác nhau, trong thực tế được xem là cốt lõi
của tất cả các nhận thức.
Thực chất nhận ra sự giống nhau và khác nhau là cách gọi khác của
quá trình so sánh. Chìa khóa giúp cho so sánh có hiệu quả là nhận ra những
đặc tính quan trọng của sự việc hiện tượng. Những đặc tính quan trọng này
đuợc dùng như cơ sở cho việc nhận ra sự giống nhau và khác nhau.
Vận dụng phuơng pháp so sánh trong dạy học lịch sử, giáo viên phải
chỉ ra cho học sinh những đối tuợng để so sánh và những tiêu chí làm cơ sở
so sánh.

Ví dụ:
- Đối tuợng so sánh: văn hoá, quân đội, luật pháp, …
- Tiêu chí so sánh: nội dung của các bộ luật (luật pháp), các bộ
phận quân (trong quân đội), …
Những bài tập loại này huớng học sinh vào những kết luận mà giáo
viên muốn đạt tới. Do đó loại bài tập này thuờng được dùng khi mục tiêu
của giáo viên là muốn học sinh đạt đến một nhận thức chung về những sự
giống nhau và khác nhau của các đối tượng được đưa ra.
Ví dụ: có thể so sánh nội dung của các bộ luật thời Lý (Hình thư),
Trần(Quốc triều hình luật), Lê Sơ (Hồng Đức) về nội dung để thấy sự tiến
bộ qua từng triều đại – vấn đề cần đạt tới.
Để sử dụng so sánh có hiệu quả, cần kèm theo việc trao đổi và thảo
luận của học sinh. Để học sinh tập trung ghi nhớ những điểm giống nhau và
khác nhau nào đó, sau khi học sinh tìm hiểu xong, giáo viên cần kết luận và
khái quát. Nếu mục tiêu bài hocj là khuyến khích những ý kiến phong phú
của học sinh thì giáo viên cần để cho học sinh tự khái quát.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng phương pháp so sánh
sao cho phù hợp mới mang lại hiệu quả cao:
Thứ nhất: Nếu đó là một đơn vị bài học cụ thể, nội dung đơn giản thì
các tiêu chí so sánh cũng phải đơn giản(ít tiêu chí), đó có thể là một hoặc hai
tiêu chí, so sánh giữa bài này với bài khác hoặc trong một bài, …
Ví dụ 1: dạy bài 4 – TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN, mục 1 –
Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc, giáo viên có thể đặt câu
hỏi: Theo em xã hội phong kiến ở Trung Quốc hay ở châu Âu hình thành
sớm hơn? Cụ thể?
Học sinh dễ dàng trả lời: XHPK ở Trung Quốc hình thành sớm hơn,
vào thế kỉ III TCN, còn ở châu Âu mãi đến thế kỉ V mới hình thành.
Từ đó giáo viên kết luận.
Tương tự như vậy, giáo viên có thể cho học sinh so sánh thời gian
hình thành xã hội phong kiến của châu Âu, Trung Quốc, các nước Đông

Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam ở các bài tiếp theo. Theo đà đó các em sẽ không
cần cố ý ghi nhớ cũng sẽ nhớ vì thông tin được lặp lại nhiều lần.
Sau mỗi câu hỏi giáo viên phải đưa ra kết luận cuối cùng cho học
sinh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×