Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch tại xã tả phìn, huyện sa pa, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

LÊ QUỐC HỒNG

NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG CỦA SINH KẾ DU LỊCH
TẠI XÃ TẢ PHÌN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI-2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

LÊ QUỐC HỒNG

NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG CỦA SINH KẾ DU LỊCH
TẠI XÃ TẢ PHÌN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã ngành: 8900201.03QTD
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sửu
(Chữ ký của GVHD)

HÀ NỘI-2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, không sao chép
các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa
từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả
(Kí tên)

Lê Quốc Hồng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu tính bền vững
của sinh kế du lịch tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (theo Quyết định số
250/QĐ-KHLN ngày 23/4/2019 của Khoa các Khoa học Liên ngành, Đại học Quốc
gia Hà Nội), tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan và người dân tại địa bàn nghiên cứu.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cám ơn Khoa các khoa học liên ngành- Đại học
Quốc gia Hà nội, các nhà giáo, nhà khoa học đã đã tạo điều kiện cho tôi cơ hội
được học tập, tiếp cận và lĩnh hội tri thức của Khoa học bền vững với kỳ vọng nâng
cao hiểu biết và trình độ của bản thân để có thể đóng góp thêm vào mục tiêu phát
triển bền vững ở địa phương và cơ quan công tác.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu, người thầy đã hướng
dẫn, chỉ dạy và góp ý tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Sa
Pa, Chi cục Thống kê huyện Sa Pa, Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã cung cấp tài liệu, chia sẻ và trao đổi nhiều thông tin

hữu ích để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi muốn dành lời cảm ơn đặc biệt tới các hộ gia đình, doanh nghiệp và cán
bộ xã Tả Phìn đã dành thời gian trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin giúp tôi hiểu
rõ hơn về sinh kế du lịch và tính bền vững của sinh kế du lịch ở địa bàn nghiên cứu.

Học viên

Lê Quốc Hồng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
2.1.Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 4
5.1.Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 4
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 4
6. Cấu trúc của Luận văn.......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch bền vững .................................... 6
1.1.1. Nghiên cứu về du lịch bền vững ở trên thế giới ............................................... 6
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam ................................ 10
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .................................................. 12
1.2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 12
1.2.2. Phương pháp nghiên ...................................................................................... 19
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 22
CHƢƠNG 2. LỊCH SỬ VÀ THỰC TRẠNG SINH KẾ DU LỊCH Ở XÃ TẢ
PHÌN, HUYỆN SA PA ........................................................................................... 24
2.1. Lịch sử sinh kế du lịch ở xã Tả Phìn huyện Sa Pa ........................................ 24
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về xã Tả Phìn ................................................................. 24
2.1.2. Sinh kế du lịch ở Sa Pa và Tả Phìn trước Đổi Mới (1986) ............................ 27
2.1.3. Sinh kế du lịch ở Sa Pa và Tả Phìn trong bối cảnh Đổi Mới ........................ 28
2.2. Các chính sách của nhà nước về phát triển du lịch ở Tả Phìn ..................... 30
2.3. Thực trạng sinh kế du lịch ở Tả Phìn ............................................................. 33
2.3.1. Các nguồn vốn sinh kế du lịch ....................................................................... 33
2.3.2. Các chiến lược của sinh kế du lịch ................................................................. 46
2.3.3. Kết quả sinh kế du lịch ................................................................................... 53
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 58


CHƢƠNG 3. TÍNH BỀN VỮNG ĐỐI VỚI SINH KẾ DU LỊCH Ở TẢ PHÌN
3.1. Tính bền vững của các nguồn vốn .................................................................. 59
3.1.1. Các yếu tố nguồn vốn thúc đẩy sinh kế du lịch.............................................. 59
3.1.2. Các yếu tố nguồn vốn gây trở ngại cho sinh kế du lịch ................................. 61
3.1.3. Đánh giá xếp hạng tính bền vững của các nguồn vốn .................................... 62
3.2. Tính bền vững của các chiến lược .................................................................. 63
3.2.1.Tính bền vững của chiến lược kinh doanh Homestay .................................... 64
3.2.2. Tính bền vững của chiến lược sản xuất, kinh doanh nghề thủ công truyền
thống ......................................................................................................................... 64

3.2.3. Tính bền vững của chiến lược sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bản địa .. 64
3.2.4. Tính bền vững của chiến lược dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn du khách, trình
diễn văn nghệ dân gian ............................................................................................. 65
3.3. Tính bền vững của kết quả sinh kế.................................................................. 65
3.3.1. Về kinh tế ....................................................................................................... 65
3.3.2. Về văn hóa - xã hội......................................................................................... 67
3.3.3 Về môi trường ................................................................................................. 68
3.4. Một số thách thức đối với sinh kế du lịch ở Tả Phìn..................................... 69
3.5. Một số gợi ý cho phát triển sinh kế du lịch bền vững ở Tả Phìn ................... 72
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 76
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 81


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế du lịch ................................... 19
Bảng 2. Số hộ và nhóm thực hành sinh kế du lịch ở Tả Phìn .................................. 20
Bảng 3.Tình hình nhân khẩu và tộc người ở xã Tả Phìn .......................................... 25
Bảng 4. Đặc điểm nhân khẩu của hộ có hoạt động sinh kế du lịch .......................... 33
Bảng 5. Trình độ học vấn và kỹ năng kinh nghiệm ................................................. 35
Bảng 6. Tình trạng sức khỏe và bảo hiểm y tế ......................................................... 35
Bảng 7. Hiện trạng sử dụng đât phân theo loại đất ở xã Tả Phìn ............................. 36
Bảng 8. Nguồn gốc ở và đất canh tác của các hộ có hoạt động sinh kế du lịch....... 36
Bảng 9. Thực trạng và nhu cầu sử dụng đất của các hộ làm homestay ................... 37
Bảng 10. Diện tích đất ở (đất thổ cư) và hiện trạng nhà ở ....................................... 40
Bảng 11. Tài sản sinh hoạt và phục vụ du khách của hộ ......................................... 41
Bảng 12. Năng lượng sử dụng và tiêu chí vệ sinh môi trường của hộ ..................... 41
Bảng 13. Nguồn thu bình quân và xếp loại mức sống hộ ........................................ 42
Bảng 14. Mức chi tiêu và khả năng tiết kiệm từ nguồn thu ..................................... 42

Bảng 15. Tình hình vay nợ và nguồn vay của các hộ .............................................. 43
Bảng 16. Đánh giá của hộ về khả năng tiếp cận và hạn mức vay vốn ..................... 43
Bảng 17. Thang đo niềm tin và mức độ mối quan hệ của các hộ ............................ 44
Bảng 18. Đặc điểm chia sẻ, trao đổi thông tin ......................................................... 45
Bảng 19. Tình hình tham gia các tổ chức hội của các hộ......................................... 45
Bảng 20. Các chiến lược sinh kế du lịch của hộ ..................................................... 46
Bảng 21. Số lượng, đặc điểm về hoạt động dịch vụ lưu trú homestay ................... 47
Bảng 22. Số lượng, đặc điểm của chiến lược dịch vụ chăm sóc sức khỏe............... 49
Bảng 23. Đặc điểm của nghề thêu, buôn bán thổ cẩm ở Tả Phìn ............................ 50
Bảng 24. Đặc điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bản địa ...... 51
Bảng 25. Mục tiêu của các hộ thực hành sinh kế du lịch ......................................... 53
Bảng 26. Thay đổi thu nhập của các hộ thực hành sinh kế du lịch .......................... 54
Bảng 27. Mức tích lũy tài chính bình quân/năm của các hộ .................................... 54
Bảng 28. Nhận thức về tác động của sinh kế du lịch đến kinh tế ............................ 56
Bảng 29. Nhận thức về tác động của sinh kế du lịch đến xã hội ............................. 56
Bảng 30. Nhận thức về tác động của sinh kế du lịch đến môi trường ..................... 57
Bảng 31. Mức độ thỏa mãn của các hộ về kết quả thực hành sinh kế du lịch ......... 57
Bảng 32. Tiêu chí đánh giá xếp hạng tính bền vững của các nguồn vốn ................. 62
Bảng 33. Kết quả đánh giá tính bền vững của các nguồn vốn sinh kế..................... 63
Bảng 34. Kết quả thu phí tham quan của huyện Sa Pa ở Tả Phìn ............................ 65
Bảng 35. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động có việc làm .......................... 67
Bảng 36. Tổng hợp lượt khách tham quan điểm du lịch Tả Phìn ............................ 70


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ Khung sinh kế bền vững của DFID .................................................. 14
Hình 2: Bản đồ hành chính xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ........................ 26
Hình 3: Lượt khách tham quan điểm du lich Tả Phìn từ 2015 - 2018 ..................... 70

TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BIDV

Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển

DFID

Cơ quan phát triển Quốc tế- Vương quốc Anh

EU

Liên minh Châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

GSTC

Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu

KHCN


Khoa học công nghệ

PTBV

Phát triển bền vững

SAPANAPRO

Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa

SLF

Khung sinh kế bền vững

SET

Lý thuyết trao đổi xã hội

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

WCED
WB

Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (nay là Ủy ban Brundtland)
Ngân hàng thế giới




1


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển du lịch bền vững (PTDLBV) là khía cạnh quan trọng của mục tiêu
chiến lược phát triển bền vững (PTBV). Hoạt động du lịch được coi là một trong
những sinh kế tạo lợi tức hấp dẫn và trở thành một trong những ngành xuất khẩu
lớn trên thế giới, chỉ đứng sau các ngành hóa chất và nhiên liệu. Năm 2016, du lịch
và lữ hành thế giới đóng góp trực tiếp vào GDP hơn 2,3 nghìn tỷ USD (tương
đương 3,1%), và trực tiếp tạo ra gần 109 triệu việc làm (chiếm 3,6%) tổng việc làm
toàn cầu. Năm 2018, du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng đạt mốc 1,4 tỷ lượt khách
tăng 6% (Tổ chức du lịch thế giới- UNWTO, 2018).
Ở Việt Nam, du lịch đã và đang trải qua giai đoạn “bùng phát” đưa Việt
Nam trở thành một trong những điểm đến mới nổi hàng đầu ở Đông Nam Á. Số
lượt khách nước ngoài đến với Việt Nam mỗi năm đạt trên 15 triệu, so với chỉ 4
triệu ở thập kỷ trước. Bên cạnh đó là khoảng 80 triệu lượt khách du lịch trong nước,
con số tăng gấp bốn lần trong 10 năm qua. Đến năm 2017, ngành du lịch trực tiếp
đóng góp đến 8% GDP của Việt Nam (chưa kể đóng góp bổ sung nhờ hiệu ứng lan
tỏa gián tiếp) và là nguồn xuất khẩu dịch vụ đơn lẻ lớn nhất của quốc gia. Với xu
hướng sử dụng nhiều lao động trẻ và có kỹ năng thấp ở nông thôn, ngành du lịch
cũng đem lại tác động lan tỏa mạnh về giảm nghèo ở Việt Nam. Chính vì vậy, duy
trì tăng trưởng của ngành này được Chính phủ coi là ưu tiên chiến lược và là yếu tố
quan trọng đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam (Ngân
hàng Thế giới, 2019).
Tỉnh Lào Cai, trong những năm 2010-2015, hoạt động du lịch đã đóng góp
11,5% vào GRDP của tỉnh trong khi chính quyền địa phương kỳ vọng con số này sẽ
đạt 20% vào năm 2020 và 30% vào năm 2030 (UBND tỉnh Lào Cai, 2015). Là một
huyện có nhiều lợi thế phát triển du lịch, sau hơn một thế kỷ phát triển du lịch và
nghĩ dưỡng (1903-2019), Sa Pa đã vươn lên trở thành địa bàn du lịch trọng điểm

của tỉnh, thu hút nhiều du khách trong nước và nước ngoài. Tính đến nay, Sa Pa là
một trung tâm du lịch Quốc gia, với một loạt dự án cơ sở hạ tầng du lịch đã được
hoàn thiện, như đường cao tốc kết nối Hà Nội với Lào Cai, Dự án cáp treo lên đỉnh
Fansipan (được mệnh danh là “Nóc nhà của Đông Dương”, cao 3.143m) và sân bay
Sa Pa được xây dựng. Số lượng khách du lịch đến Sa Pa sẽ có xu hướng tăng đột
biến, đem lại nhiều cơ hội sinh kế và phát triển mới, mang lại doanh thu lớn cho
chính quyền địa phương, các doanh nghiệp/hộ làm du lịch và cho người dân địa
phương nói chung.
Về mặt chính sách, một dấu mốc có tác động quan trọng đến phát triển du
lịch Sa Pa là việc công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa
1


Pa tỉnh Lào Cai đến năm 2030 theo Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016
của Thủ tướng Chính phủ, tiếp theo đó huyện Sa Pa chính thức được công nhận là
Khu du lịch Quốc gia theo Quyết định số 1927/QĐ-TTg ngày 01/12/2017, với kỳ
vọng đến“năm 2030, Khu du lịch quốc gia Sa Pa trở thành trung tâm du lịch nghỉ
dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện
đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu, và khả
năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế”. Khu du lịch Sa Pa phấn
đấu năm 2020 đón khoảng 2,0 triệu lượt khách; đến năm 2030 đón khoảng 5,2 triệu
lượt khách trong đó 1,4 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch, năm 2020 đạt
trên 2.600 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt 11.000 tỷ đồng. Chỉ tiêu việc làm đến 2030
tạo việc làm cho trên 13.000lao động.
Theo đó, xã Tả Phìn được quy hoạch là 1 trong 4 phân khu du lịch chính của
Khu du lịch Quốc gia Sa Pa. Giai đoạn 2015-2020, xã Tả Phìn được lựa chọn đầu
tư là mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu gắn với văn hóa dân tộc Dao Đỏ.
Như vậy, phát triển du lịch đã trở thành một định hướng quan trọng của xã
Tả Phìn, huyện Sa Pa hiện nay và trong những năm tiếp theo. Tham gia vào tiến
trình phát triển du lịch ở địa bàn này không chỉ có chính quyền, các doanh nghiệp

du lịch, mà còn có những hộ người dân tộc thiểu số (những chủ thể văn hóa của
vùng đất này) cũng “làm du lịch” như một cách để mưu sinh (Trần Hữu Sơn, 2016).
Khảo sát thực tế của tôi ở địa bàn nghiên cứu cho thấy số lượng hộ người dân tộc
thiểu số làm du lịch như một trong những hoạt động sinh kế đã, đang và sẽ tiếp tục
gia tăng. Thực tế này đặt ra một số câu hỏi về phát triển du lịch và làm du lịch mà
trong luận văn này được gọi là “sinh kế du lịch” và nhất là tính bền vững của sinh
kế du lịch ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa. Người dân địa phương và các doanh nghiệp
làm du lịch để mưu sinh bằng cách nào, dựa trên cái gì? Chiến lược và kết quả ra
sao? Sinh kế du lịch của những hộ người dân tộc thiểu số ở cộng đồng có bền vững
không?
Những câu hỏi này xuất phát từ chính thực tiễn phát triển du lịch ở địa bàn
nghiên cứu, đồng thời cũng xuất hiện phần nào trong các tài liệu nghiên cứu ở các
địa bàn khác được tổng luận sơ bộ ở phần sau. Là một người sống và đã làm việc
22 năm ở địa phương tỉnh Lào Cai, việc thực hiện luận văn thạc sĩ Khoa học bền
vững với đề tài: “Nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch ở xã Tả Phìn, huyện
Sa Pa, tỉnh Lào Cai”, là muốn trả lời các câu hỏi nêu trên thông qua nghiên cứu
một trường hợp cụ thể là xã Tả Phìn, 1 trong 4 phân khu chính của Khu du lịch
quốc gia Sa Pa đến năm 2030.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

2


Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá tính bền vững của
sinh kế du lịch của các hộ ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai dưới lăng kính
khung sinh kế bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể gồm:
- Nhận diện bối cảnh, chính sách phát triển du lịch, và thực trạng sinh kế du

lịch ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa.
- Phân tích các nguồn vốn, các chiến lược và kết quả sinh kế du lịch của các
hộ.
- Đánh giá tính bền vững của sinh kế du lịch từ các nguồn vốn, chiến lược và
kết quả sinh kế du lịch của các hộ và gợi ý một số chính sách cho phát triển sinh kế
du lịch bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính bền vững của sinh kế du lịch của các hộ ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:
Địa bàn xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai gồm 06 thôn: Sả Xéng, Can
Ngài, Suối Thầu, Tà Chải, Giàng Tra, Lủ Khấu đã được quy hoạch là 1 trong 4
phân khu chính của Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đến năm 2030 của Chính phủ.
Về thời gian:
Luận văn nghiên cứu đánh giá tính bền vững của sinh kế du lịch của hộ trong
khoảng thời gian 05 năm qua, nhất là thực trạng được khảo sát vào năm 2019. Trên
cơ sở đó, ngoài dữ liệu thứ cấp ở địa phương trong những năm 2015-2019, luận văn
quan tâm đến những dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2019 thu được thông
qua khảo sát thực địa tại địa bàn nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 6/2019.
Nội dung nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các hoạt động sinh kế du lịch, các nguồn vốn mà người
dân và cộng đồng sử dụng cho sinh kế du lịch, các chiến lược và kết quả sinh kế du
lịch, qua đó thấy được tính bền vững của sinh kế du lịch của các hộ ở xã Tả Phìn,
huyện Sa Pa.
Sinh kế du lịch được xác định là các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch, bao
gồm cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ tắm lá thuốc người Dao, dịch vụ
3



buôn bán thổ cẩm, đồ lưu niệm và các sản phẩm bản địa, dịch vụ hướng dẫn du
lịch, trình diễn nghề truyền thống, văn nghệ dân gian.
Sinh kế du lịch được phân tích dưới lăng kính của Khung sinh kế bền vững,
với 5 nhóm yếu tố: (i) nguồn vốn sinh kế, (ii) hoạt động/chiến lược sinh kế, (iii) kết
quả sinh kế, và (iv) có chú ý đến thể chế, chính sách tại địa phương; cũng như (v)
bối cảnh vĩ mô và vi mô. Theo đó, các nguồn vốn mà các hộ và cộng đồng sử dụng
cho hoạt động sinh kế du lịch, bao gồm 5 loại: vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài
chính, vốn con người, vốn xã hội. Việc đánh giá tính bền vững của sinh kế du lịch
là xem xét tính bền vững của các nguồn vốn, các chiến lược, các kết quả sinh kế
trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và các nội dung nêu trên, luận văn tập
trung trả lời một số câu hỏi dưới đây:
- Lịch sử và thực trạng hoạt động sinh kế du lịch của người dân ở xã Tả
Phìn, huyện Sa Pa như thế nào?
- Người dân có những nguồn vốn, các chiến lược và kết quả sinh kế du lịch
gì?
- Tính bền vững của sinh kế du lịch từ góc độ nguồn vốn, các chiến lược và
kết quả sinh kế du lịch là gì?
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
5.1.Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu, phân tích và lý giải về sinh kế du lịch và tính bền vững của nó
từ góc nhìn tiếp cận sinh kế bền vững ở Tả Phìn giúp chúng ta hiểu thêm về phát
triển du lịch ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Thực hiện nghiên cứu này còn giúp
chúng ta thấy được lịch sử, hiện trạng của sinh kế du lịch ở Tả Phìn và đánh giá
được tính bền vững của sinh kế du lịch như một phần trong chiến lược mưu sinh
của các cộng đồng người thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và tình hình thực tiễn về

phát triển du lịch bền vững cho các cơ quan và tổ chức ở địa phương xem xét bổ
sung các giải pháp, chính sách cần thiết để tăng cường tính bền vững cho phát triển
du lịch ở địa bàn nghiên cứu và các địa bàn khác có bối cảnh và hiện trạng tương
tự.
6. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục
hình vẽ, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn có cấu trúc gồm 3 chương. Trong
4


đó, Chương 1 tổng quan tài liệu nghiên cứu về du lịch và du lịch bền vững, xác
định cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 phác họa lịch sử, làm
rõ thực trạng sinh kế du lịch ở xã Tả Phìn của huyện Sa Pa. Trên cơ sở đó, Chương
3 xem xét tính bền vững và thách thức của sinh kế du lịch, từ đó và đề xuất một số
gợi ý chính sách cho phát triển sinh kế du lịch bền vững ở Tả Phìn.

5


CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch bền vững
1.1.1. Nghiên cứu về du lịch bền vững ở trên thế giới
Thứ nhất, chủ đề nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững đã có một số
lượng đáng kể các công trình nghiên cứu. Theo thống kê tài liệu nghiên cứu của tôi
cho thấy đã có nhiều cuốn sách và bài báo về nghiên cứu về chủ đề du lịch bền
vững.
Một trong số các nghiên cứu đáng chú ý là của các tác giả Ruth McAreavey
và John McDonagh (2011): “Sustainable Rural Tourism: Lessons for Rural
Development” (Du lịch nông thôn bền vững: Bài học cho phát triển nông thôn).

Công trình nghiên cứu xem xét một số trường hợp điển hình du lịch nông thôn ở
vùng Bắc Ireland, tập trung vào một hình thức du lịch cụ thể, với đặc thù của các
hoạt động du lịch gắn với điểm đến là vùng nông thôn; đánh giá các yếu tố bền
vững từ góc độ văn hóa, xã hội của hình thức du lịch này. Bốn chủ đề được phân
tích trong bài viết là (i) năng lực thể chế, (ii) tính hợp pháp của cộng đồng địa
phương trong hoạt động du lịch, (iii) sự điều hướng quan hệ lợi ích giữa các bên
liên quan, (iv) du lịch nông thôn bền vững trong thực tế nhằm trả lời cho các câu
hỏi: Những khả năng mà du lịch nông thôn bền vững có thể đem lại cho phát triển
nông thôn? Ngược lại, khu vực nông thôn phát triển hỗ trợ gì cho phát triển du lịch
bền vững ở điểm đến của khu vực nông thôn đó? Kết quả nghiên cứu của công
trình này đãn góp phần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa du lịch nông thôn bền
vững và phát triển nông thôn, ý nghĩa của phát triển du lịch nông thôn bền vững đối
với phát triển nông thôn, và của phát triển nông thôn với du lịch nông thôn bền
vững.
Một nghiên cứu khác là của các tác giả Valeriu và Elena-Manuela (2007):
“Cultural tourism and sustainable development”(Du lịch văn hóa và phát triển bền
vững). Các tác giả tập trung phân tích những tác động ảnh hưởng của các loại hình
du lịch văn hóa đối với sự phát triển của một vùng, miền, khu vực kinh tế, xã hội.
Những tác động, ảnh hưởng đó theo hướng tích cực hay hạn chế, đóng góp ở mức
độ nào cho sự phát triển bền vững của một vùng còn tùy thuộc vào việc loại hình
du lịch văn hóa cụ thể có được tổ chức tốt và được quản lý khoa học, cân đối giữa
khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa, phát huy được yếu tố tích cực của giá trị văn
hóa và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du
lịch hay không. Khi các khía cạnh bền vững được thể hiện trong du lịch văn hóa thì
sự đóng góp của du lịch văn hóa đó cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
mang tính bền vững.
6


Thứ hai, một số công trình nghiên cứu nhấn mạnh đến du lịch ở nông thôn

như một phần quan trọng trong chiến lược sinh kế của hộ.
Tác giả Monica Ioriom Andrea Corse, 2010. “Rural tourism and livelihood
strategies in Romania”, đã xem xét những biến đổi mạnh mẽ ở nông thôn Rumani
đi kèm với với nhu cầu tăng cường các hoạt động kinh tế từ đó dẫn tới một số hộ
tham gia vào các hoạt động du lịch như một hình thức đa dạng chiến lược sinh kế
của họ. Nghiên cứu có tính định lượng của họ về một số doanh nghiệp du lịch nông
thôn cho thấy những trải nghiệm tích cực về kinh tế và những khía cạnh khác của
cuộc sống. Tuy nhiên, phát triển du lịch trong trường hợp này còn chứa đựng sự
phát triển không đồng đều về không gian và đề xuất rằng chính phủ nên có những
hành động mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ các hộ xây dựng nhà trọ.
Thứ ba, bên cạnh các công trình nghiên cứu hàn lâm còn có một số lượng
đáng kể tài liệu hướng dẫn thực hành du lịch bền vững hoặc đánh giá tính bền
vững của phát triển du lịch.
Công trình “The handbook on sustainable tourism development” (Cẩm nang
phát triển du lịch bền vững) của UNWTO và UNEP được phát hành năm 2005 đã
hệ thống một số nội dung lý thuyết về du lịch và phát triển bền vững của UNWTO
và UNEP, đồng thời tổng kết thực tiễn từ các cuộc khảo sát và nghiên cứu ở các
quốc gia thành viên của UNWTO. Từ đó, cuốn Cẩm nang đã cung cấp các chỉ dẫn
cho các Chính phủ và giới thiệu một khuân khổ để xây dựng các chính sách hướng
tới tăng cường bền vững du lịch. Cuốn Cẩm nang cũng đưa ra khái niệm về phát
triển bền vững trong du lịch; các nguyên tắc chỉ đạo và phương pháp tiếp cận hiệu
quả để xây dựng các định hướng, chiến lược và chính sách nhằm tăng cường bền
vững du lịch; đánh giá tác động chính sách của chương trình du lịch bền vững;
phân tích vai trò của Chính phủ, doanh nghiệp, du khách, cộng đồng, các tổ chức
phi chính phủ, sự tác động của thị trường và các yếu tố văn hóa, xã hội, môi trường
liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Đồng thời cuốn Cẩm nang cũng đề xuất
một bộ công cụ khá chi tiết với các nhóm công cụ đo lường bao gồm các chỉ số bền
vững, giám sát bền vững và xác định giới hạn; công cụ chỉ đạo và kiểm soát bao
gồm pháp luật, quy định, quy hoạch; công cụ kinh tế bao gồm thuế, phí, các chính
sách khuyến khích và thỏa thuận tài chính, các công cụ hỗ trợ khác…, để thực thi

chiến lược và chính sách, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Một nghiên cứu khác nhấn mạnh đến sinh kế trong hoạt động du lịch là của
Teresa C.H. Tao, Geoffrey Wall, 2009. “Tourism as a sustainable livelihood
strategy”. Theo nghiên cứu này, phát triển bền vững và phát sinh của nó là du lịch
bền vững đều có những thiếu hụt cả về khái niệm và thực tiễn làm cho tính ứng
dụng trở nên khó khăn. Cách tiếp cận sinh kế bền vững cho thấy trong những tình
huống thông thường các cá nhân và cộng đồng sẽ đa dạng các hoạt động sinh kế
hơn là chỉ bám lấy một nghề nào đó. Khi du lịch được du nhập vào một cộng đồng
7


thì điều quan trọng là nó bổ sung hơn là thay thế các hoạt động sinh kế hiện có.
Nghiên cứu trường hợp ở một cộng đồng bản địa ở Đài Loan đã làm sáng tỏ mối
quan hệ giữa du lịch và các chiến lược sinh kế khác.
Một ấn phẩm khác là “Indicators of Sustainable Development for Tourism
Destinations” (Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch) do
UNWTO ấn hành năm 2004. Đây là kết quả của một nghiên cứu sâu rộng về các
sáng kiến chỉ số du lịch toàn thế giới, tài liệu được UNWTO xác định là chìa khóa
cho sự phát triển du lịch và quản lý một điểm đến nhất định đồng thời khuyến nghị
các quốc gia thành viên lựa chọn thường xuyên như một công cụ cần thiết cho quá
trình lập kế hoạch và quản lý hoạch định chính sách phát triển bền vững tại các
điểm đến du lịch. Nội dung tài liệu phân tích về sự cần thiết xây dựng và ứng dụng
chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch; hướng dẫn một quy trình để có
thể xác định các chỉ số đáp ứng tốt nhất các vấn đề của điểm du lịch cụ thể; đề xuất
một bộ 13 nhóm với trên 40 chỉ số cụ thể phát triển bền vững tại các điểm đến du
lịch, bao gồm các nhóm chỉ số liên quan đến an sinh, duy trì bản sắc văn hóa, sự hài
lòng và tham gia của cộng đồng bản địa trong du lịch, yếu tố sức khỏe và an toàn,
khả năng nắm bắt lợi ích kinh tế từ du lịch, công tác giám sát sử dụng tài nguyên và
quản lý năng lượng, việc hạn chế tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch, trình độ
kiểm soát và quản lý, việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ,tính bền vững của các hoạt

động và dịch vụ du lịch. Nghiên cứu này đã hướng dẫn việc sử dụng các chỉ số cho
việc lập kế hoạch, quản lý và các mục đích khác nhằm hỗ trợ việc hình thành và
thực hiện chính sách du lịch bền vững; đưa ra các ví dụ tham chiếu cụ thể về ứng
dụng bộ chỉ số ở các mức độ và cấp độ khác nhau, tương ứng với đó là những kết
quả phát triển bền vững điểm đến khác nhau, từ đó khuyến nghị các vấn đề cần
thiết cho việc áp dụng bộ chỉ số. Bộ tài liệu rất có ý nghĩa tham khảo thiết thực cả
về lý thuyết cũng như cho công tác hoạch định chính sách và thực hành phát triển
bền vững du lịch của các quốc gia, khu vực, địa phương.
Công trình “Sustainable Tourism for Development Guidebook” (Sách hướng
dẫn du lịch bền vững cho sự phát triển) được UNWTO phát hành năm 2013, có
mục đích nâng cao sự hiểu biết chung và cam kết của EU về phát triển du lịch bền
vững, khuyến nghị các giải pháp vận dụng để du lịch thực sự là một phương tiện
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội,
văn hóa và môi trường. Nội dung tài liệu khái quát, hệ thống các vấn đề lý luận
chung về phát triển du lịch bền vững như quan niệm, định nghĩa, nguyên tắc chung
liên quan đến du lịch bền vững; cung cấp một khuân khổ có tính chất phương pháp
luận cho việc đánh giá về sự phát triển của du lịch ở các quốc gia và mức độ hiệu
quả mà du lịch đó cần đạt được với ý nghĩa như một công cụ để phát triển bền
vững, với 5 nhóm nội dung đánh giá: Chính sách du lịch và quản trị; trách nhiệm
kinh tế, sự đầu tư và năng lực cạnh tranh; việc làm và nguồn lực con người; giảm
8


nghèo và hội nhập xã hội; tính bền vững của môi trường tự nhiên và văn hóa. Trên
cơ sở khuân khổ này và các thông tin, số liệu về du lịch và phát triển được cung cấp
từ 9 các quốc gia thuộc dự án, tài liệu cũng đã phân tích thực trạng phát triển du
lịch bền vững trên thế giới; đưa ra các nhận định, kết luận và khuyến nghị liên
quan. Các nội dung của bộ sách hướng dẫn đã được thử nghiệm tại sáu quốc gia
đang phát triển (Botswana, Ấn Độ, Kenya, Việt Nam, Senegal và Timor-Leste) và
hướng tới hai nhóm đối tượng chính là EU và các cơ quan hỗ trợ phát triển khác, để

giúp họ hiểu và xác định các cơ hội hỗ trợ ngành du lịch trong phát triển bền vững.
Thứ tư, một số tài liệu có định hướng chính sách cũng được ban hành để
đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch.
Cụ thể như: Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu (GSTC-Global sustainable
Tourism Council) đã ban hành Tiêu chuẩn du lịch bền vững GSTC 2016, Phiên bản
lần thứ 3, ngày 21/12/2016. Tiêu chuẩn của GSTC được thiết lập nhằm cung cấp
kiến thức chung về “du lịch bền vững” và là chuẩn mực tối thiểu mà các doanh
nghiệp du lịch cần phải đạt được. Các tiêu chuẩn được xây dựng theo 4 chủ đề
chính gồm có: Kế hoạch cho bền vững hiệu quả; Tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã
hội cho cộng đồng; Phát triển các di sản văn hóa; Giảm thiểu các tác động có hại
tới môi trường. Các tiêu chuẩn này được áp dụng toàn bộ cho ngành công nghiệp
du lịch. Chúng là kết quả của một nỗ lực toàn cầu để phát triển một ngôn ngữ
chung về tính bền vững trong du lịch trước những thách thức toàn cầu hướng đến
thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững chấm dứt đói nghèo và bảo vệ môi
trường bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu là những vấn đề chính được đề cập
trong bộ tiêu chuẩn này.
Trên cơ sở định nghĩa về phát triển bền vững đã được nêu trong báo cáo
Tương lai chung của chúng ta của WCED năm 1987 và bổ sung tại Hội nghị về môi
trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, thì Tổ chức
Du lịch Thế giới (UNWTO, 1992) đưa ra khái niệm: “Du lịch bền vững là sự phát
triển của hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu bảo tồn và tôn tạo các tài
nguyên cho sự phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch
quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, văn hóa,
thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa
dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và cả hệ thống hỗ trợ của con người”.
(Phạm Trung Lương và nnk, 2002)
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cũng khẳng định du lịch bền vững khi
đáp đứng ba chiều cạnh sau (Phạm Trung Lương và nnk, 2002):
(1) Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò
chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì

di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
9


(2)Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của
các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã
được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn
hóa.
(3)Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những
lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách
công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các
dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm
nghèo.
1.1.2.Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững bắt đầu được đề
cập từ những năm 1990 có sự tiếp thu những kết quả nghiên cứu lý luận và thực
tiễn của quốc tế về phát triển bền vững nói chung, phát triển du lịch bền vững nói
riêng, đồng thời gắn với yêu cầu phát triển thực tế của đất nước và các địa bàn cụ
thể. Qua tra cứu chủ đề Phát triển du lịch bền vững tỉnh/thành phố trong Mục Luận
án tiến sĩ của Thư viện Quốc gia Việt Nam cho thấy kết quả có 63 luận án tiến sĩ
tương ứng với 63 tỉnh/thành phố. Kết quả này cho thấy sự phong phú của hướng
nghiên cứu.
Theo Luật Du lịch 2017 thì:“Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du
lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài
hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai” (khoản 14, Điều 3, Luật Du lịch
2017).
Thứ nhất là các nghiên cứu về du lịch ở cấp độ quốc gia. Ấn phẩm của Tổng
cục Du lịch Việt Nam (1997). Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo quốc tế phát triển du
lịch bền vững ở Việt Nam là tập hợp các bài nghiên cứu về phát triển du lịch bền

vững. Các tác giả đã đề cập, phân tích các khía cạnh của phát triển du lịch bền
vững. Nhiều nghiên cứu đã tóm lược một số nội dung lý luận về phát triển du lịch
như nội hàm khái niệm du lịch, quan niệm về du lịch bền vững, các dấu hiệu, yếu
tố tác động, đánh giá tính bền vững trong một số loại hình hoặc hướng phát triển du
lịch cụ thể (du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng…); nhìn nhận,
đánh giá thực tế mối quan hệ giữa sự phát triển của du lịch với duy trì đa dạng sinh
học, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn văn hóa và phát triển cộng đồng, phát
triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ; phân tích trường hợp điển
hình về phát triển du lịch bền vững hoặc không bền vững tại một số quốc gia, vùng
du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam và rút ra những kinh nghiệm cụ thể. Trên
cơ sở thảo luận, nghiên cứu, 16 phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn, các tác
giả đã đưa ra khuyến nghị chính sách cho sự phát triển và quản lý phát triển du lịch
10


Việt Nam theo hướng bền vững hơn. Tuy nhiên, trong giới hạn các bài viết, bài
nghiên cứu ngắn của một hội thảo, các nội dung lý luận về phát triển du lịch bền
vững chưa được phân tích sâu; nhiều khía cạnh của du lịch bền vững chưa được đề
cập cụ thể.
Một công trình khác là đề tài nghiên cứu của tác giả Phạm Trung Lương
(2002). “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam” nghiên cứu
một cách có hệ thống về phát triển du lịch bền vững. Công trình đã tiếp cận khoa
học các vấn đề về phát triển du lịch bền vững; tổng quan và hệ thống hóa một số
nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững như khái niệm, những nguyên tắc
cơ bản, dấu hiệu nhận biết, mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững; phân
tích một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế; phân tích thực trạng phát triển du lịch
Việt Nam với các số liệu nghiên cứu từ năm 1992 đến 2002; xác định một số vấn
đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững đối với Việt Nam; đề xuất một
số giải pháp chính sách và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
Thứ hai, là các nghiên cứu về du lịch ở Tây Bắc và tỉnh Lào Cai. Tác giả

Phạm Ngọc Thắng (2010): “Phát triển du lịch gắn với xóa đỏi giảm nghèo ở Lào
Cai”, Luận án tiến sĩ đi sâu tập trung nghiên cứu mô hình phát triển du lịch cộng
động đồng gắn với xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2008. Kết quả nghiên cứu
đã đề xuất hệ thống giải pháp phát triển, chính sách nhà nước để kỳ vọng đạt được
hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Tác giả Tô Ngọc Thanh và cộng sự (2017):“Nghiên cứu xây dựng mô hình
phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững vùng Tây Bắc” thuộc
Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 20132018, “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” mang
mã số: KHCN-TB/2013-2018, do Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì. Đề tài tập trung
nghiên cứu trọng điểm ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La xây dựng hệ
thống các giải pháp mang tính đặc thù cho phát triển khu du lịch sinh thái theo
hướng phát triển bền vững vùng Tây Bắc, bao gồm: Giải pháp về cơ chế chính sách
ưu đãi thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái; Giải pháp về quy hoạch du lịch
sinh thái; Giải pháp về liên kết phát triển du lịch vùng và các tiểu vùng du lịch ở
Tây Bắc; Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; Các giải pháp về tổ chức
xây dựng bộ máy quản lý, đào tạo nguồn nhân lực cho các khu, điểm du lịch sinh
thái; Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016): "Sự tham gia của cộng đồng địa
phương trong phát triển du lịch miền núi: Nghiên cứu điển hình tại Sa Pa, Lào
Cai". Luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu có hướng tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở
nền tảng Lý thuyết trao đổi xã hội (Social Exchange Theory-SET) từ đó phân tích
ảnh hưởng của nhận thức về các tác động của du lịch, kinh nghiệm tham gia du
11


lịch, các đặc điểm nhân khẩu của cộng đồng địa phương đến dự định tham gia du
lịch của họ trong tương lai.
Đặc biệt, công trình nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Sơn và Trần Thùy
Dương (2015), “Phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc” và kế tiếp Trần Hữu
Sơn (2016),“Người Dao Sa Pa làm du lịch” các nghiên cứu đã chỉ ra muốn phát

triển du lịch theo hướng bền vững đòi hỏi cộng đồng người Dao ở Tả Phìn hay các
điểm du lịch cộng đồng khác phải bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc. Vì bản sắc
văn hóa không chỉ là tài nguyên mà còn là tài sản-sản xuất ra các sản phẩm du lịch.
Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc thì điểm du lịch đó sẽ lụi tàn không còn sức hấp
dẫn du khách. Nhưng muốn giữ gìn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc đòi hỏi
phải có hệ thống chính sách đồng bộ như chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của
người dân, chính sách tôn vinh các nghệ nhân và các di sản văn hóa độc đáo, chính
sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm du lịch phát triển,
chính sách đào tạo trao truyền di sản văn hóa dân tộc qua các thế hệ đặc biệt đưa
việc thực hành vốn dân ca dân vũ, trò chơi trở thành môn học ngoại khoá ở các
trường học
Tác giả Lã Thị Bích Quang (2018): “Sự bền vững trong phát triển du lịch tại
Sa Pa” đã tập trung nghiên cứu đánh giá sự bền vững trong phát triển du lịch Sa Pa
(Lào Cai) trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường để chỉ ra sự sự khác biệt và
tư duy hành động của mỗi bên, những khó khăn trong quá trình đạt sự bền vững.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về du lịch ở Việt Nam và các địa phương
Tây Bắc nhấn mạnh nhiều đến phát triển du lịch bền vững trong đó ít nhiều xem xét
du lịch như một phương thức mưu sinh. Tiếp nối hướng này, luận văn của tôi khảo
sát sinh kế du lịch và xem xét tính bền vững của sinh kế du lịch từ góc độ tiếp cận
sinh kế bền vững tại một địa bàn cụ thể là xã Tả Phìn.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
Kể từ những năm 1980 đến nay, cách tiếp cận sinh kế bền vững đã trở thành
phổ biến trong nghiên cứu phát triển theo hướng chủ đạo là tập trung vào tính bền
vững và phúc lợi của con người hơn là mục tiêu tăng trưởng chỉ số về kinh tế. Cách
tiếp cận sinh kế bền vững được khởi nguồn từ lý luận phát triển bền vững trong
Báo cáo Brundtland (1987), còn gọi là Báo cáo Our Common Future của Ủy ban
Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) nay là Ủy ban Brundtland - và tiếp theo
là Báo cáo phát triển con người (1990) của UNDP. Cho đến nay cách tiếp cận sinh
kế bền vững đã trở nên phổ biến và được vận dụng trong công tác hoạch định và

thực thi chính sách phát triển và trong nghiên cứu khoa học hàm lâm.
Khái niệm sinh kế, sinh kế bền vững và tiêu chí đánh giá
12


Sinh kế (livelihood) là một khái niệm công cụ quan trọng đã trở nên khá phổ
biến trong tài liệu nghiên cứu và thực hành chính sách phát triển. Theo Chambers
và Conway (1992), thì “sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần
thiết làm phương tiện kiếm sống của con người”. Một sinh kế bền vững
(sustainable livehood) “khi nó có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ
những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo
ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho
các sinh kế khác ở cả cấp địa phương và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn”
(Chambers và Conway, 1992). Như vậy, sinh kế bền vững là khái niệm lồng ghép 3
yếu tố gồm: khả năng, công bằng, bền vững. Sinh kế được tiếp cận nghiên cứu ở
nhiều cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ, cộng đồng trong đó hướng tiếp cận phổ
biến là ở cấp hộ.
Trên cơ sở khái niệm của Chambers và Conway (1992), tác giả Scooner
(1998) đã đưa ra định nghĩa: “sinh kế bao gồm khả năng, nguồn vốn và các hoạt
động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Một sinh kế bền vững là khi nó
có thể giải quyết được hoặc có khả năng hồi phục từ những căng thẳng; duy trì và
tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến tài nguyên
thiên nhiên”.
Năm 2001, Cơ quan phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID-Department
for International Development) định nghĩa:“Sinh kế bao gồm các năng lực, tài sản
và các hoạt động cần thiết để tạo nên cách kiếm sống. Một sinh kế bền vững khi nó
có thể ứng phó với những căng thẳng, những cú sốc; cũng như phục hồi được từ
những căng thẳng, những cú sốc này, và duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài
sản trong hiện tại và trong tương lai, trong khi không gây xói mòn nguồn lực tự
nhiên”.

Từ khái niệm sinh kế bền vững với định nghĩa như trên cho thấy tính bền
vững của sinh kế được thể hiện trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường, thể
chế (Sinh kế bền vững về kinh tế: khi nó đạt và duy trì được một mức phúc lợi kinh
tế cơ bản. Sinh kế bền vững về xã hội: đạt được khi công bằng, dân chủ xã hội
được phổ biến. Sinh kế bền vững về môi trường: tức là đề cập đến việc duy trì, tăng
cường bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ tương lai.
Sinh kế bền vững về thể chế: khi các cấu trúc, quy trình hiện hành thực hiện chức
năng một cách liên tục ổn định, đảm bảo hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động
sinh kế).
Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế được phản ảnh trên 4 khía cạnh
cơ bản là:
- Bền vững về kinh tế: đánh giá bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập của hộ.

13


- Bền vững về xã hội: đánh giá qua các chỉ tiêu như việc làm, giảm nghèo, an
ninh lương thực….
- Bền vững về môi trường: đánh giá chính qua chỉ tiêu sử dụng hợp lý, hiệu
quả các nguồn lực tự nhiên, không gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường.
- Bền vững về thể chế: đánh giá qua các chỉ tiêu chính như chính sách, luật
pháp, sự tham gia của người dân và các bên liên quan trong việc tạo dựng môi
trường để đạt được các sinh kế.
Khung sinh kế bền vững
Đến nay đã có một số khung sinh kế bền vững được các tổ chức, cá nhà khoa
học công bố, điểm chung cơ bản của các khung sinh kế bền vững là đều tập trung
phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế: (i) nguồn
lực sinh kế; (ii) hoạt động sinh kế; (iii) kết quả sinh kế; (iv) thể chế, chính sách; và
(v) bối cảnh bên ngoài. Ý tưởng chung nhất của các khung sinh kế bền vững là: các
cá nhân, hộ, cộng đồng dựa vào các nguồn lực sinh kế hiện có trong bối cảnh thể

chế, chính sách cụ thể của từng địa phương để thực hiện các chiến lược sinh kế
(như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ…) nhằm đạt
kết quả sinh kế (như tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, giảm rủi ro, đảm bảo an
ninh lương thực, sử dụng bền vững hơn tài nguyên tự nhiên…).
Khung sinh kế bền vững của DFID
Luận văn này vận dụng khung sinh kế bền vững (sau đây viết tắt là SLF) của
DFID để nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch ở xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào
Cai. SLF là một bộ công cụ xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của con
người, nổi bật trong đó là 5 yếu tố: (i) Bối cảnh; (ii) Nguồn lực sinh kế (hay vốn
sinh kế); (iii) Thể chế và chính sách; (iv) Chiến lược sinh kế; và (v) Kết quả sinh
kế.
Hình 1:

14


Theo sơ đồ trên, SFL của DFID bao quát 5 yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế và
mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Phần sau đây là diễn giải về nội hàm của từng yếu
tố này.
Thứ nhất là bối cảnh:
- Là các yếu tố làm nên bối cảnh gây tổn thương gồm có các cú sốc, các xu
hướng và tính mùa vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tài sản của hộ, cá nhân
cũng như làm phương hại các lựa chọn sinh kế của người dân.
- Các cú sốc bao gồm: sốc về tự nhiên (do thiên tai làm hủy hoại tài sản có
thể kể đến như các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán hoặc giá
rét), sốc về sức khỏe (do bệnh dịch), sốc về kinh tế (do khủng hoảng kinh tế, thay
đổi chính sách).
- Các xu hướng gồm, dù có thể dự báo được, nhưng có thể mang đến tác
động tích cực hoặc tiêu cực. Các xu hướng gồm: xu hướng về dân số, dân cư (ví dụ
dịch chuyển lao động nông thôn ra thành thị để đáp ứng nhu cầu lao động của quá

trình công nghiệp hóa ở các đô thị); xu hướng về nguồn tài nguyên, xu hướng kinh
tế trong nước và quốc tế; và xu hướng về công nghệ. Các xu hướng này đều có tác
động quan trọng đến tỷ suất đầu tư, do đó ảnh đến các chiến lược sinh kế được cực
này.
- Tính mùa vụ được thể hiện ở: (i) thay đổi giá cả; (ii) cơ hội nghề nghiệp
cao ở thời gian đình điểm; (iii) nguồn cung ứng cao sau thời gian thu hoạch cây
lương thực và thấp ở thời gian “giáp hạt”; chi phí sản xuất thay đổi theo mùa. Yếu
tố mùa vụ đều ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người nghèo, người nông dân.
Bối cảnh nằm ngoài khả năng kiểm soát của người dân. Trong ngắn hạn đến trung
hạn, một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ người dân hầu như không thể làm gì để trực
tiếp thay đổi các yếu tố thuộc bối cảnh này. Bảng 1: Ý nghĩa của 5 yếu tố chủ đạo
trong SLF của DFID.
Thứ hai là 5 loại vốn sinh kế: vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn
con người, vốn xã hội:
- Vốn tự nhiên: Được hiểu bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi
trường tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế
như đất đai, rừng, nguồn nước, không khí, đa dạng sinh học…
- Vốn vật chất: Được hiểu bao gồm có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt
động sinh kế như đường giao thông, công trình cấp thoát nước, mạng lưới điện,
mạng viễn thông, truyền hình, internet.
- Vốn tài chính: Bao gồm tiền, vàng, bạc tiết kiệm, các khoản tín dụng và
vay nợ (chính thức và không chính thức), các khoản thu.
15


×