Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình khoai tây tại xã Bản Ngoại - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 62 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN THỊ HẰNG


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH
KHOAI TÂY TẠI XÃ BẢN NGOẠI - HUYỆN ĐẠI TỪ -
TỈNH THÁI NGUYÊN”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 - 2014







Thái Nguyên – 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN THỊ HẰNG


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH
KHOAI TÂY TẠI XÃ BẢN NGOẠI - HUYỆN ĐẠI TỪ -
TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Mạnh Thắng

Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên





Thái Nguyên – 2014

LỜI CẢM ƠN

Với phương châm "Học đi đôi với hành", "Lý thuyết gắn liền với thực
tiễn", quá trình thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực
tiễn sản xuất, được áp dụng lý thuyết vào trong thực tiễn sản xuất để củng cố,
và hệ thống lại những kiến thức đã được học trong nhà trường, nâng cao trình
độ chuyên môn.
Trong khoảng thời gian từ ngày 20/1/2014 - 15/4/2014 được sự cho
phép của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát Triển Nông
Thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình khoai tây tại xã
Bản Ngoại - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên” và đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện
trong suốt những năm học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn
Mạnh Thắng đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến ban lãnh đạo cùng toàn thể các bác, các cô
chú, các anh chị công tác tại UBND xã Bản Ngoại đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ

bảo và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tôi thực tập để tôi có thể hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Trần Thị Hằng
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới trong 3 năm
2010 - 2012 13

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam 15

Bảng 4.1. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất đến 31/12/2013 23

Bảng 4.2. Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của địa phương giai
đoạn 2011 - 2013 24

Bảng 4.3. Ý kiến của các hộ về tác động của các yếu tố đến quá trình thực
hiện mô hình 32

Bảng 4.4. Khó khăn ảnh hưởng đến các hộ khi tham gia mô hình 33

Bảng 4.5. Chi phí sản xuất cho 1 sào khoai tây Marabel so với 1 sào lúa Syn6
trong 1 vụ 35

Bảng 4.6. Ý kiến nhận xét của các hộ về năng suất của cây khoai tây Marabel

trong năm 2013 38

Bảng 4.7. So sánh hiệu quả khoai tây Marabel so với lúa Syn6
(tính cho 1 sào gieo trồng) 39

Bảng 4.8. Phân loại nông hộ tham gia mô hình khoai tây Marabel
năm 2013 41

Bảng 4.9. Tình hình sâu bệnh và sử dụng thuốc BVTV của các hộ trồng
khoai tây 46

Bảng 4.10. Đánh giá của các hộ tham gia mô hình năm 2013 về hiệu quả của
mô hình 48


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nội dung
BVTV : Bảo vệ thực vật
CLĐ : Công lao động
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Tổ chức nông lương thế giới
GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
TC : Tổng chi phí
UBND : Ủy ban nhân dân
VA : Giá trị gia tăng
MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 3

1.2.1. Mục tiêu chung 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.3. Ý nghĩa của đề tài 3

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.1.1. Một số khái niệm về đánh giá, hiệu quả, mô hình trình diễn, tính
bền vững 5

2.1.2. Một số đặc điểm về cây khoai tây Marabel 11

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 12

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới 12

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại Việt Nam 13

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 17

3.2.2. Thời gian nghiên cứu 17

3.3. Nội dung nghiên cứu 17

3.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến việc thực hiện
mô khoai tây ở Xã Bản Ngoại 17

3.3.2. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ, sử dụng khoai tây tại Xã Bản Ngoại 17

3.3.3. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình 17

3.3.4. Giải pháp để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình 18

3.4. Phương pháp nghiên cứu 18

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 18

3.4.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp 18


3.4.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp 19

3.4.2. Phương pháp so sánh 19

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 19

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến việc thực hiện mô
hình khoai tây Marabel ở Bản Ngoại 20

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20

4.1.2. Kinh tế - xã hội 21

4.1.3. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản các công trình hạ tầng
phục vụ phát triển sản xuất 22

4.2. Đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ, sử dụng khoai tây tại xã Bản
Ngoại - Đại Từ - Thái Nguyên 26

4.2.1. Thực trạng sản xuất khoai tây Marabel tại địa phương 26

4.2.2. Thực trạng tiêu thụ, sử dụng khoai tây Marabel 27

4.2.2.1. Thực trạng tiêu thụ 27

4.2.2.2. Thị trường, giá cả 29

4.2.2.3. Thực trạng sử dụng 30


4.2.3. Công tác khuyến nông 31

4.2.4. Thuận lợi và khó khăn của người dân khi tham gia mô hình 32

4.2.4.1. Thuận lợi 32

4.2.4.2. Khó khăn 33

4.3. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình 34

4.3.1. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình về mặt kinh tế 34

4.3.1.1. So sánh chi phí sản xuất đầu vào của khoai tây Marabel với
lúa Syn6 34

4.3.1.2. So sánh hiệu quả kinh tế khoai tây Marabel với lúa 38

4.3.1.3. Đánh giá tính bền vững về kinh tế 40

4.3.2. Đánh giá tác động và tính bền vững về mặt xã hội 41

4.3.2.1. Tác động của mô hình đến vấn đề xã hội 41

4.3.2.2. Tính bền vững về mặt xã hội 45

4.3.3. Đánh giá tác động và tính bền vững về mặt môi trường 45

4.3.3.1. Tác động của việc thực mô hình đến môi trường 45

4.3.3.2. Tính bền vững về môi trường 47


4.3.4. Đánh giá chung của các hộ về hiệu quả và tính bền vững của mô hình
khoai tây vụ đông năm 2013 tại xã Bản Ngoại. 48

4.3.4.1. Đánh giá chung của các hộ về hiệu quả của mô hình mang lại trong
năm 2013 48

4.3.4.2. Đánh giá chung về tính bền vững của mô hình 49

4.4. Đề xuất và giải pháp phát triển trồng cây khoai tây 49

4.4.1. Giải pháp chung 49

4.4.2. Giải pháp cụ thể 50

4.4.2.1. Giải pháp về đảm bảo quy trình kỹ thuật 50

4.4.2.2. Giải pháp về vốn 50

4.4.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ và cơ sở hạ tầng 51

4.4.2.4. Giải pháp cụ thể với từng hộ trồng khoai tây 51

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1. Kết luận 52

5.2. Kiến nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53


I. Tài liệu tiếng Việt 53

II. Tài liệu từ Internet 53




1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoai tây là cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày, có giá trị dinh
dưỡng cao, có khả năng trồng trọt được ở nhiều vùng tại Việt Nam. Trong
những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào trồng khá phổ biến tại các
vùng trung du và miền núi phía Bắc nhằm tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu,
tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho bà con nông dân, đa dạng hóa cây
trồng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho miền núi. Tuy nhiên,
việc phát triển diện tích trồng khoai tây ở miền núi nói chung còn nhiều hạn
chế về giống, kỹ thuật trồng trọt… chính vì vậy mà trong những năm qua việc
phát triển sản xuất khoai tây còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, năng
suất và sản lượng còn thấp.
Đại Từ là huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên
với trên 80% dân số sống vào nghề sản xuất nông lâm nghiệp. Trong những
năm qua huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng cho nông dân chuyển
đổi cơ cấu giống cây trồng vụ đông để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích
đất trồng trọt góp phần cải thiện đời sống. Mặc dù vậy, việc chuyển dịch cơ cấu
giống, cơ cấu cây trồng chủ yếu vẫn tập trung vào một số giống cây trồng chính
ngô, khoai lang, chè… một số cây lương thực ngắn ngày khác chưa được quan
tâm đầu tư đúng mức như cây khoai tây chủ yếu trồng manh mún nên cho hiệu

quả kinh tế không cao.
Xã Bản Ngoại là một xã nằm ở phía Bắc huyện Đại Từ cách trung tâm
huyện 5km. Trong những năm qua kinh tế xã Bản Ngoại đã đạt những kết quả
đáng khích lệ, kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội có những bước phát triển. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội; chất lượng giáo
dục; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; quốc phòng an ninh; đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy
nhiên bên cạnh đó còn nhiều mặt hạn chế tồn tại đó là: Chưa khai thác và phát
huy hết tiềm năng lợi thế của xã; đời sống vật chất tình thần của nhân dân còn
gặp nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa
2
hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn chậm; công tác quy hoạch chưa được quan tâm. Với địa hình chủ
yếu là đồi núi thấp bao quanh và các dãy núi có độ dốc trung bình và nhỏ, bị
chia cắt bởi nhiều hệ thống sông suối và khe rạch. Độ dốc không lớn và xen
kẽ là những cánh đồng tương đối bằng phẳng, đất đai phù hợp với nhiều loại
cây trồng phát triển trong đó có cây khoai tây đặc biệt là giống khoai tây
Marabel vụ đông, đã có nhiều điển hình đạt năng suất 25 - 30 tấn/ha. Sản
phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hóa. Mặt khác rất phù hợp với
công thức luân canh truyền thống với 2 vụ lúa xuân và vụ lúa mùa. Cây khoai
tây nếu được đầu tư sẽ mang lại lượng hàng hóa lớn, có giá trị xuất khẩu làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần xóa đói giảm nghèo và vươn
lên làm giàu. Xã Bản Ngoại huyện Đại Từ là một trong những địa phương còn
gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống nhân dân xã Bản Ngoại vẫn chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vụ đông nhằm đưa các loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản
xuất năm 2011 Đảng ủy, UBND xã Bản Ngoại đã phối hợp với Phòng nông
nghiệp huyện Đại Từ triển khai mô hình trồng khoai tây vụ đông nhằm tăng
thu nhập cho nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo. Bước đầu triển khai mô
hình do khoai tây là có thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày), ưu thế về mùa

vụ, ít cạnh tranh với các cây trồng khác trong vụ đông, dễ trồng, dễ chăm sóc,
tốn ít công lao động mà lại cho hiệu quả kinh tế cao nên được đông đảo các
hộ dân trong xã đăng ký tham gia. Mô hình đã có tác động mạnh tới nhận
thức của người nông dân trong xã về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân
canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi phương thức sản xuất
cũ ở địa phương tư tưởng sản xuất manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung,
có quy hoạch, sản phẩm trở thành hàng hóa đem lại thu nhập cải thiện đời
sống cho người dân đồng thời khi tham gia mô hình người dân trong xã đã
từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
nói chung và kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông nói riêng nhằm tăng vụ, tăng
năng suất cây trồng, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích cho hộ gia đình và tạo
ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo tại
địa phương.
3
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào để đánh giá hiệu quả,
khả năng mở rộng diện tích cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả và tính
bền vững của loại cây trồng mới này trên địa bàn huyện Đại Từ.
Câu hỏi được đặt ra là: Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội xã Bản Ngoại đến việc thực hiện mô hình như thế nào? Thực trạng sản
xuất, tiêu thụ, sử dụng khoai tây Marabel tại địa phương ra sao? Hiệu quả mà
mô hình đem lại là gì? Mô hình có bền vững không? Giải pháp nào để nâng
cao hiệu quả và tính bền vững cho mô hình tại địa phương trong thời gian tới?
Xuất phát từ yêu cầu đó và từ thực tế của địa bàn nghiên cứu, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình
khoai tây tại xã Bản Ngoại - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá được hiệu quả và tính bền vững của mô hình khoai tây. Trên
cơ sở đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả và tính bền vững cho
mô hình trên.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến
việc thực hiện mô hình.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất, tiêu thụ, sử dụng khoai tây
Marabel tại địa phương.
- Đánh giá được hiệu quả và tính bền vững của mô hình.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây khoai tây
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả và tính bền vững của
mô hình.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường,
ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
- Giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế để nâng cao năng lực, bổ sung,
tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân, ngoài ra sinh viên còn
có cơ hội vận dụng những kiến thức hiểu biết của mình vào thực tế.
- Rèn luyện các kỹ năng thu thập, xử lý số liệu, viết báo cáo.
4
- Là tài liệu tham khảo cho trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn và sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những tài liệu tham khảo
quan trọng cho cán bộ Phòng nông nghiệp, cán bộ khuyến nông huyện Đại
Từ, Đảng ủy, UBND xã Bản Ngoại trong việc xây dựng kế hoạch cho sự phát
triển, nhân rộng mô hình tại địa phương trong thời gian tới và cung cấp tài
liệu cho người dân đang và sẽ trồng khoai tây trong thời gian tới.


5
PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm về đánh giá, hiệu quả, mô hình trình diễn, tính
bền vững
* Khái niệm đánh giá
Đánh giá dự án là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
dự án trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu. Đánh
giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản và những
hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được. Đánh giá để khẳng định
sự thành công hay thất bại của các hoạt động khuyến nông so với kế hoạch
ban đầu.[3]
- Các loại đánh giá:
Đánh giá gồm nhiều dạng khác nhau tùy theo mục đích, chương trình,
ở đây ta có thể xếp thành 3 loại chính sau:
+ Đánh giá tiền khả thi/khả thi: Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính
khả thi của hoạt động hay dự án, để xem xét liệu hoạt động hay dự án có thể
thực hiện được hay không trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này
thường do tổ chức tài trợ thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng
thực hiện của dự án hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem dự án
hay hoạt động đó có được đưa vào thực hiện hay không.
Khi đánh giá phương án khả thi, người thực hiện cần được xem xét ở
cả bốn khía cạnh chính là: Khả thi về mặt kỹ thuật, khả thi về mặt xã hội, khả
thi về mặt kinh tế, khả thi về môi trường.[3]
+ Đánh giá thực hiện
Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh
giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng
công việc ở từng giai đoạn nhất định. Nhìn chung, đánh giá định kỳ thường áp
dụng cho các dự án dài hạn. Tùy theo dự án mà có thể định ra các khoảng thời

gian để đánh giá định kỳ, có thể là ba tháng, đánh giá theo quý, sáu tháng hay
một năm một lần. Mục đính của đánh giá định kỳ là nhằm tìm ra những điểm
6
mạnh, yếu, những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những
thay đổi hay điều chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.[3]
Đánh giá giữa kỳ: Để đánh giá các khía cạnh hoạt động như các hoạt
động quản lý và thực hiện dự án, phạm vi mà mục tiêu đã hoàn thành. Đánh
giá giữa kỳ sẽ tập trung vào các tác nhân chính xác cần thiết đối với dự án để
đạt được một tác động nào đó. Đánh giá giữa kỳ cũng sẽ là đánh giá quan
trọng để quyết định liệu một dự án có thể tiếp tục pha tiếp theo hay không.
Đánh giá giữa kỳ còn có nghĩa khác là đánh giá bên ngoài được thực hiện của
một dự án với mục đích cơ bản là phác thảo những kết luận cho định hướng
chiến lược của dự án.
Đánh giá kết thúc: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc dự án hay hoạt
động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó. Mục
đích của đánh giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện
dự án, những điểm mạnh, điểm yếu những thành công và chưa thành công,
nguyên nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần rút ra kinh nghiệm và
điều chỉnh cho dự án hay hoạt động khác.[3]
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi
trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu. Vì vậy, chúng ta đều phải quan
tâm tới vấn đề môi trường.
+ Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét lại kết quả dự án
có thể áp dụng rộng rãi không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì không.
+ Đánh giá tác động: Là đánh giá các thay đổi trong một tình hình mà
nó phát sinh từ các ảnh hưởng kết hợp của một hoạt động dự án, hoặc phạm vi
mà ở đó mục đích hoặc mục tiêu dự án ở mức cao nhất đã đạt được.
- Tổng kết:
Thông thường sau khi kết thúc một dự án hay hoạt động, người ta tổ chức
hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn nhận lại quá trình thực hiện, đánh giá về

những thành công hay chưa thành công, phân tích các nguyên nhân gây thất
bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các dự án sau này.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Khái niệm: Là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có thể định lượng
được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay một dự án nào đó.
7
+ Các tiêu chí dùng cho đánh giá
Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích và hoạt
động của dự án, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây:
Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động khuyến nông theo mục
tiêu đã đề ra: Diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến
nông: Tổng thu, tổng chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của dự án hay hoạt động khuyến
nông đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đất
(xói mòn, độ phì, độ che phủ), ảnh hưởng đến đời sống.
Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ cho quá trình xem xét, phân tích hoạt
động khuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân.
* Khái niệm hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế:
+ Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của
hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng
cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên
để phục vụ cho lợi ích của con người.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện
những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các
nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng
hao phí bỏ ra.

Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế
không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng
các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền
vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh
tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
8
- Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế:
+ Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo
ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm).
GO =

=
n
i
PiQi
1

Trong đó: P
i
là đơn giá sản phẩm thứ i
Q
i
là khối lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và
dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: Giống, phân bón, thuốc
BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.
IC =

=

n
i
Ci
1

Trong đó: C
i
là khoản chi phí thứ i
+ Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của doanh nghiệp hay
người sản xuất tính theo công thức: VA = GO - IC
Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.
Trong đó: VA là giá trị tăng thêm (gia tăng)
T là thuế nông nghiệp
A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định
+ Lợi nhuận: P
r
= GO - TC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí trong sản xuất
+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: Là tỷ lệ giữa tổng khối
lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha): GO/sào
hoặc GO/ha
+ Công thức tính hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng
hiệu số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất
Hay H = Q - C
[1]
9
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ mô

hình nào thì đó chính là khả năng làm việc thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi
người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập. Không
ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trên cơ sở đó thực hiện
công bằng xã hội.
* Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi
trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện phát triển nông nghiệp,
nông thôn bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý
các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ
tương lai.
* Khái niệm về mô hình trình diễn
Mô hình trình diễn là một hình thức hoạt động cụ thể nào đó được tái
tạo lại hoặc mới được tạo ra tại một điểm trong khu vực nhất định nhằm làm
mẫu để nghiên cứu, rút kinh nghiệm, tham quan học tập, từ đó có thể nhân ra
diện rộng.
Xây dựng các mô hình trình diễn nhằm chứng minh lợi ích và tính khả
thi của một kỹ thuật mới, đồng thời trình bày các bước áp dụng kỹ thuật đó là
một phương pháp được các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông thường áp
dụng trong chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ cho người dân.[4]
* Phát triển bền vững
Theo công bố của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên Quốc tế - IUCN năm 1980: Phát triển bền vững là “Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng đến sự phát triển kinh tế mà còn phải tôn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh
thái học”.
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED năm 1987
(nay là Ủy ban Brundland). Phát triển bền vững là “Sự phát triển có thể đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tồn tại đến những khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…” Nói cách khác, phát triển
bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và

10
môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần
kinh tế, xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội… phải bắt tay nhau thực
hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: Kinh tế - xã hội - môi trường.
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay
đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo
thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa
đáp ứng nhu cầu cho thế hệ mai sau.
- Đặc trưng của nông nghiệp bền vững:
+ Năng suất
+ Hiệu quả: Là nền nông nghiệp đạt hiệu quả về sử dụng nguồn lực.
+ Ổn định: Là nền nông nghiệp đạt được sự ổn định cả về tăng trưởng
và phát triển.
+ Công bằng: Là nền nông nghiệp đạt được sự công bằng trong phân
bố, quản lý, sử dụng tài nguyên nông nghiệp, hưởng thụ lợi ích thu được từ
nông nghiệp.
- Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững:
+ Hệ thống chính trị ổn định
+ Hệ thống kinh tế phù hợp
+ Cơ cấu kinh tế ngành hợp lý và hiện đại
+ Hệ thống công nghệ tiên tiến
+ Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
- Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững:
+ Quy hoạch phát triển nông nghiệp
+ Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hiện đại
+ Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào nông nghiệp
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tái tạo môi trường sinh thái
+ Thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Về kinh tế: Bảo đảm được hiệu quả lâu dài cho cả tương lai

+ Giá cả
+ Chi phí các yếu tố đầu vào
11
- Về xã hội: Không làm gay gắt sự phân hóa giàu nghèo, nhằm bảo hộ một bộ
phận lớn nông dân, không gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
+ Tính bền vững trong xóa đói giảm nghèo.
- Về môi trường: Không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và hủy
hoại môi trường.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về tự nhiên và xã hội, nhằm
mục tiêu:
+ Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành.
+ Cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói
giảm nghèo.
+ Bảo vệ môi trường, sinh thái.
+ Phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, chất
lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ
sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Mục tiêu phát triển ngành được thể hiện trên 3 trụ cột:
+ Duy trì tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua tăng
năng suất, hiệu quả và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng.
+ Nâng cao thu nhập cho nông dân và mức sống của cư dân nông thôn,
giảm tỷ lệ đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực (và an ninh dinh dưỡng).
+ Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà
kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, khai thác tốt các lợi
ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro về thời tiết và thiên tai
trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai chiến lược tăng trưởng xanh.
2.1.2. Một số đặc điểm về cây khoai tây Marabel
Khoai tây Marabel có nguồn gốc từ Đức, thời gian sinh trưởng 90-95
ngày; cây sinh trưởng mạnh; dạng cây đứng, thân cây mập và thấp, lá to, tán

lá xoè, màu sắc lá và thân xanh nhạt, mầm màu tím, vỏ nhẵn, độ dài tia củ
ngắn, ruột củ vàng đậm, dạng củ Oval đến dài, mắt củ nông, có khả năng
chống lại sự va chạm từ bên ngoài. Marabel có năng suất cao và ổn định
trung bình đạt từ 25 - 30 tấn/ha. Cây khoai tây trồng tận dụng đất trong vụ
đông, không ảnh hưởng đến hai vụ chính là vụ xuân và vụ mùa.Vào đầu vụ
12
đông nhiệt độ khá cao (19 - 21
0
C) là điều kiện thích hợp cho quá trình nảy
mầm và phát triển thân lá của khoai tây. Giữa và cuối vụ, nhiệt độ xuống
thấp (12 - 16
0
C) nhưng không ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng
của khoai tây. Sản xuất khoai tây có tác dụng cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh,
giảm phân bón, công lao động và tăng năng suất cho cây trồng vụ sau. Tạo
sự phát triển đa dạng của hệ thông cây trồng, làm nền tảng cho phát triển
nông nghiệp bền vững.
Có thể nói rằng, so với một số cây trồng khác ở vụ đông thì cây khoai
tây có 3 ưu điểm nổi bật, đó là: Không bị cạnh tranh về đất đai trồng vì thời
gian sinh trưởng ngắn, nằm gọn trong vụ đông trên đất lúa nên khả năng mở
rộng diện tích là rất lớn. Cây khoai tây không chịu áp lực về thời vụ như một
số cây trồng vụ đông khác. Sản xuất khoai tây mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới
Cây khoai tây có nguồn gốc ở vùng cao nguyên thuộc núi Andes (Nam
Châu Mỹ) ở độ cao 2000 đến 5000m. Hiện nay, trên thế giới cây khoai tây
được xếp vào hàng thứ 4 trong số những cây lương thực quan trọng nhất của
thế giới và được trồng ở 148 nước kéo dài từ 71 độ vĩ tuyến Bắc đến 40 độ vĩ
tuyến Nam. Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc năm 2008
diện tích khoai tây trên thế giới là 18.380.000 ha với tổng sản lượng 323 triệu

tấn. Trong đó, diện tích trồng khoai tây của Châu âu chiếm 52,6% chiếm
52,3% của thế giới. Châu Á diện tích trồng khoai tây chiếm 30,6% chiếm
28,2% tổng sản lượng của thế giới. Hiện tại khoai tây đứng vào hàng thứ tư về
nguồn lương thực nuôi sống con người, cùng với ngô, lúa mì và gạo. Hiện nay
phần lớn khoai tây của thế giới dùng làm lương thực để ăn tươi chiếm 54%, chế
biến theo kiểm khoai chiên thái vuông, khoai chiên giòn thái mỏng, khoai tây
đông lạnh chiếm 19% và chế biến tinh bột chiếm 8%, ngoài ra còn một lượng
nhất định để làm giống chiếm 19%. Những quốc gia dẫn đầu về diện tích khoai
tây trên thế giới là Trung Quốc, Liên Xô (cũ), Ba Lan và Mỹ. Trong đó, Trung
Quốc có diện tích trồng khoai tây lớn nhất thế giới với diện tích 4,7 triệu ha,
chiếm 25% diện tích trồng khoa tây của thế giới với sản lượng 75 triệu tấn/
năm tương đương với 19% tổng sản lượng khoai tây toàn thế giới.
13
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới trong 3 năm
2010 - 2012
Năm

Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Diện tích (ha) 18697870 19215249 19202082
Năng suất (tạ/ha) 1783480 19215249 1899840
Sản lượng (tấn) 333473412 374198535 364808768
(Nguồn: FAO,2010 - 1012) [7 ]
Hiện nay cây khoai tây đang được trồng ở hơn 100 quốc gia, và đã là
một phần không thể thiếu trong hệ thống lương thực toàn cầu. Khoai tây là
loại lương thực không hạt số một trên thế giới và sản lượng khoai tây của toàn
thế giới năm 2007 đã đạt kỷ lục 320 triệu tấn.
Tiêu dùng khoai tây đang tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Hiện
nay, khoai tây đang chiếm một nửa sản lượng lương thực của toàn thế giới,
khoai tây là một nguồn thu lớn cho hàng triệu nông dân. Hội nghị Cusco, bắt

đầu từ năm 2008, với mục tiêu góp phần vào việc nâng cao vai trò của khoai
tây trong nông nghiệp, trong an ninh lương thực và kinh tế, đặc biệt là đối với
các nước nghèo nhất.
Năm 2010 có 18,6 triệu ha đất trên thế giới được dùng để trồng khoai
tây, sản lượng trung bình là 17,4 tấn/ ha.
Trang trại trồng khoai tây nhiều nhất ở hoa kỳ đạt sản lượng 44,3 tấn/ha
nông dân Newzealand là những người sản xuất khoai tây có sản lượng cao
nhất trên thế giới dao động 60 - 80 tấn/ha, kỷ lục là 88 tấn/ha.[6]
Thị trường tiêu thụ khoai tây ngày càng lớn, chúng ta cần tập trung vào
sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại Việt Nam
Cây khoai tây được du nhập vào Việt Nam từ năm 1890 và chủ yếu
trồng ở đồng bằng sông Hồng. Hiện nay khoai tây được coi là một trong
những loại “thực phẩm sạch”, là một loại nông sản hàng hóa được lưu thông
rộng rãi. Ở nước ta, diện tích đất trồng khoai tây tập trung ở 3 vùng chính:
Đồng băng sông Hồng, Miền núi phía Bắc và Đà Lạt (Lâm Đồng). Trình độ
canh tác khoai tây ở nước ta còn thấp, sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún,
14
sản phẩm hàng hóa chưa mang tính cạnh tranh, cơ sở vật chất kỹ thuật còn
nghèo, chưa áp dụng công nghệ cơ khí vào sản xuất mà vẫn dùng lao động thủ
công là chính. Trong những năm gần đây việc áp dụng các công nghệ mới về
giống và chế biến đang dần được phát triển. Hiện tại, cả nước đã có 4 nhà
máy chế biến củ khoai tây và hệ thống giống khoai tây mới đang được dần
xây dựng.
Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao năng suất, sản lượng và chất
lượng khoai tây thì việc sử dụng những giống tốt, sạch bệnh phù hợp với điều
kiện sinh thái kết hợp với biện pháp kỹ thuật tiên tiến, thị trường tiêu thụ, liên
doanh, liên kết 4 nhà sẽ là những yếu tố quan trọng để tạo ra những bước đột
phá mới cho ngành trồng khoai tây.
Qua khảo sát thị trường tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam cho thấy nhu

cầu tiêu dùng khoai tây là rất cao. Khả năng sản xuất thì chưa đáp ứng được
nhu cầu sản xuất và tiêu thụ còn phải nhập khẩu từ nước ngoài còn nhiều.
Khoai tây có rất nhiều chức năng và tác dụng được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, làm đẹp và các sản phẩm
chế biến từ khoai tây. Các sản phẩm chế biến từ khoai chủ yếu được tiêu thụ
ở các siêu thị, nhà hàng, các khu công nghiệp hầu hết các ngày trong năm
còn các khu nông thôn, khu trồng khoai tây nhu cầu tiêu thụ khoai tây cao
chủ yếu là các mùa vụ và sau mùa vụ 1 vài tháng dùng làm thức ăn trong
bữa ăn. Tuy nhiên diện tích trồng khoai tây và các giống cho năng suất cao
chất lượng tốt thì chưa nhiều, sản xuất còn tốn nhiều chi phí và chưa đáp
ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Do vậy mà giá khoai tây
trên thị trường tự do còn rất cao và luôn biên đổi theo mùa vụ, chịu sự chi
phối từ môi trường bên ngoài còn cao như giá xăng dầu, giá vàng. Vào các
dịp lễ tết nhu câu tăng cao mà giá cả cũng tăng cao lên chính phủ nên đưa ra
các chính sách nhằm bình ổn giá cả thị trường, trợ giúp cho người sản xuất
để tăng nhu cầu sản xuất.
Với điều kiện khí hậu vụ đông ở miền Bắc Việt Nam thì cây khoai tây
được xem là cây trồng lý tưởng. Những năm gần đây tình hình sản xuất khoai
tây ở Việt Nam có xu hướng tăng lên.
15
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
2008 36.000 10.56 380.000
2009 37.000 10.49 388.000

2010 36.683 10.75 394.862
2011 39.000 10.89 425.000
2012 40.000 11.00 440.000
(Nguồn: FAO, 2008 - 2012)[7]
Trong quá trình phát triển của nên kinh tế thị trường ngày càng cao,
nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày nhiều chính vì vậy diện tích trồng
khoai tây của nước ta cũng ngày một mở rộng. Trong năm 2008 - 2009 diện
tích là 36.000 - 37.000 nhưng đến năm 2011 - 2012 diện tích đã tăng lên là
39.000 - 40.000 ha. Năng xuất khoai tây nhìn chung trong những năm gần đây
cũng có xu hướng tăng cao do người dân đã áp dụng các biện pháp canh tác
mới và trồng các giống khoai tây có năng xuất chất lượng cao. Năm 2008
năng xuất là 10.56 tấn/ha đến năm 2009 giảm xuống còn 10.49 tấn/ha nhưng
đến những năm 2011 - 2012 lại có xu hướng tăng là 11.00 tấn/1ha. Sản lượng
khoai tây cũng tăng dần qua các năm. Năm 2008 sản lượng chỉ đạt 380.000
tấn/ha và sau 4 năm sản lượng khoai tây đã tăng lên 440.000 tấn/ha. Trước
nhu cầu của thị trường cũng như người dân nhận thấy trồng khoai tây tạo thu
nhập cho gia đình vì vậy diện tích, năng xuất khoai tây ngày một tăng cao để
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hiện nay khoảng 1% sản lượng khoai tây trong nước được xuất khẩu
hàng năm. Gần đây, với sự hoàn thiện về giống phù hợp cho xuất khẩu, các
nhà xuất khẩu đã mở rộng thị trường sang Singapo, Malaysia và gần đây nhất
sang Lào và Campuchia. Theo đánh giá của các nhà xuất khẩu lượng khoai
tây xuất khẩu chiếm trong sản lượng trong nước sẽ tăng tới 3% vào năm 2005
và 5% vào năm 2010. Nhu cầu khoai tây cho xuất khẩu sẽ tăng từ 4200 tấn
năm 2003 tới 12000 tấn vào năm 2005 và 20000 tấn năm 2010. Hiện nay
khoảng 20 đến 30% sản lượng khoai tây có thể đáp ứng được nhu cầu thị
trường xuất khẩu.Tổng nhu cầu về khoai tây tươi ở Việt Nam bao gồm nhu
16
cầu khoai tây dùng cho ăn tươi, làm giống, chế biến và cho xuất khẩu. Với
điều kiện lạc quan nhu cầu khoai tây tươi đạt 534.740.8 tấn năm 2003, đạt

630.727 tấn năm 2005 và 780.600 tấn vào năm 2010. Mặc dù trong những
năm qua, có sự đầu tư lớn cho khoai tây, năng suất khoai tây và diện tích
khoai tây được mở rộng, sản xuất khoai tây ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ
trong nước, nên Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu khoai tây. Năm 2002, có 36
công ty nhà nước và tư nhân, doanh nghiệp tham gia nhập khẩu giống trong
khi đó các doanh nghiệp tư nhân tham gia nhập khẩu cả giống, khoai tây thịt
và nguyên cho công nghiệp chế biến khoai tây. Khoai tây được nhập khẩu từ
Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Niudilân, Singapo và Mỹ. Hiện nay, giống khoai
tây ở trong nước mới chỉ đáp ứng 20 đến 25% nhu cầu, số còn lại phải nhập
khẩu từ Trung Quốc. Lượng khoai tây nhập từ Trung Quốc chiếm 98,1%
lượng nhập khẩu hàng năm khoảng 100.000 tấn. Trong đó, 30% được dùng
làm giống, 62% được dùng làm khoai tây thịt và 8% dùng cho chế biến.
Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào mùa
đông có nhiệt độ trung bình 15 - 25
o
C, thuận lợi cho khoai tây sinh trưởng và
phát triển. Về năng suất, các nhà nghiên cứu cho rằng năng suất khoai tây
tiềm năng ở Việt Nam có thể đạt 40 tấn/ha. Kết quả thực tế cho thấy, năng
suất có thể đạt 30 tấn/ha nếu có giống tốt. Song năng suất bình quân hiện nay
mới đạt khoảng 11 - 12 tấn/ha, mà nguyên nhân là do chất lượng củ giống.
Tuy nhiên so với các loại cây trồng khác, cây khoai tây có ưu thế hơn hẳn về
thời vụ, năng suất, và giá trị sử dụng cho nên việc sản xuất khoai tây của nước
ta trong những năm gần đây có xu hướng tăng, mang lại nguồn thu nhập khá
cho các hộ nông dân cũng như góp phần cho sản xuất nông nghiệp đa dạng và
bền vững.


17
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình khoai tây Marabel xã Bản Ngoại - Đại Từ - Thái Nguyên
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi xã Bản Ngoại - Đại Từ - Thái Nguyên
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Xã Bản Ngoại - Đại Từ - Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ ngày 14/10/2013 - 3/5/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến việc thực hiện
mô khoai tây ở Xã Bản Ngoại
- Điều kiện tự nhiên
- Kinh tế - xã hội
- Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản các công trình hạ tầng
phục vụ phát triển sản xuất.
3.3.2. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ, sử dụng khoai tây tại Xã Bản Ngoại
- Thực trạng sản xuất
- Thực trạng tiêu thụ, sử dụng
- Thị trường, giá cả
- Công tác khuyến nông
- Thuận lợi và khó khăn của người dân khi tham gia mô hình
3.3.3. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình
- Đánh giá hiệu quả và tính bền vững về mặt kinh tế
- Đánh giá hiệu quả và tính bền vững về mặt xã hội
- Đánh giá tác động và tính bền vững của mô hình về mặt môi trường
- Đánh giá chung về hiệu quả và tính bền vững của mô hình

×